Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Họ và tên dương hoàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 6 trang )

HỌ VÀ TÊN : DƯƠNG HỒNG HẢI

TÌM HIỂU VỀ CỘNG HỊA NAM PHI
1. Tự nhiên :
Vị trí: Cộng hịa Nam Phi nằm ở cực
Nam của Châu Phi lục địa, tiếp giáp
với các nước Namibia, Botswana,
Zimbabwe, Mozambique, Swaziland và
Lesotho. Phía tây nam giáp Đại Tây
Dương và phía đơng nam giáp Ấn Độ
Dương.
Nam Phi cũng có một quần đảo cận
Nam Cực là Quần đảo Hoàng tử
Edward gồm đảo Marion và đảo Hoàng
tử Edward.
-

Diện tích: 1.219.912 km2.
- Khí hậu: Bán khơ hạn, cận nhiệt
đới dọc theo bờ biển phía đơng, ngày nắng, đêm lạnh. Nhiệt độ trung bình
20-25 độ C.Thường gặp thiên tai là các vụ hạn hán kéo dài.
Địa hình: Đồi núi hiểm trở và đồng bằng duyên hải hẹp.

- Diện tích đất có thể canh tác: 12,1%.
- Tài ngun khống sản: Phong phú và đa dạng, gồm vàng, crom, than,
mangan, nicken, photphat, thiếc, uranium, kim cương, đá quý, platin, đồng,
khí thiên nhiên, muối…
2. Dân cư :

- Dân số hiện tại của Nam Phi là
61.211.007 người vào ngày 24/02/2023


theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp
Quốc.
- Dân số Nam Phi hiện chiếm 0,76%
dân số thế giới.
- Nam Phi đang đứng thứ 25 trên thế
giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ.
-

Mật độ dân số của Nam Phi là 50 người/km2.
Với tổng diện tích đất là 1.213.662 km2.
68,32% dân số sống ở thành thị (41.509.563 người vào năm 2019).


- Độ tuổi trung bình ở Nam Phi là 28,3 tuổi.
3. Kinh tế :
● Công nghiệp
Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất
thế giới các mặt hàng khoáng sản:
bạch kim, vàng và crôm. Các ngành
công nghiệp mũi nhọn khác của
quốc gia này là lắp ráp ô tô, luyện
kim, chế tạo máy móc, dệt may, sắt
thép, sản xuất hóa chất, phân bón,
thực phẩm, sữa chữa tàu thương
mại.

● Nơng nghiệp

Cộng hồ Nam Phi là nước có nền nơng

nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao, biểu hiện ở
việc giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 1/3
tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi
nhưng chủ yếu là hoa quả nhiệt đới và ngô.

4. Lịch sử :
● Tổng thống
Tổng thống Cộng hòa Nam Phi là
nguyên thủ quốc gia và là lãnh đạo
chính phủ theo Hiến pháp Nam Phi.
Từ năm 1961 đến năm 1994, nguyên
thủ quốc gia được gọi là Tổng thống
Nhà nước.
Tổng thống được Quốc hội, là Hạ
viện bầu và thường là lãnh đạo của
đảng đa số, Đảng Đại hội Dân tộc
Phi đã nằm quyền liên tục từ sau khi
chế độ Apacthai bị xóa bỏ ngày
27/4/1994. Trước đó chức danh lãnh
đạo chính phủ là Thủ tướng, chức vụ tồn tại tới năm 1983 sau đó hợp nhất với chức


vụ Tổng thống Nhà nước với nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ năm 1993 và sau đó là Hiến
pháp quy định nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm với 2 nhiệm kỳ. Tổng thống đầu tiên
được bầu theo hiến pháp mới là Nelson Mandela và Tổng thống đương nhiệm là
Cyril Ramaphosa được Quốc hội bầu khi Jacob Zuma từ chức.
Theo Hiến pháp tạm thời (trong thời gian 1994-1996), để có một chính phủ quốc gia
thống nhất, trong đó nghị sĩ đảng đối lập đa số sẽ là Phó Tổng thống. Cùng với
Thabo Mbeki, Tổng thống Nhà nước cuối cùng, FW De Klerk cũng từng là Phó Tổng
thống, đồng thời với vai trò là lãnh đạo Đảng Quốc gia một đảng lớn thứ 2 trong

Quốc hội mới. Nhưng sau đó, De Klerk đã từ chức và trở về lãnh đạo đảng của
mình. Theo hiến pháp mới (ban hành năm 1996) chính phủ liên minh tự nguyện tiếp
tục tồn tại, Tổng thống sẽ khơng bổ nhiệm các chính trị gia đối lập làm Phó Tổng
thống nữa.
Tổng thống phải là thành viên của Quốc hội trong thời gian bầu cử. Sau khi đắc cử
buộc phải từ chức là thành viên Quốc hội.
● Chủ nghĩa A-pác-thai
- Xét về mặt chính trị, chế độ
a-pac-thai ở Nam Phi được chính
thức hình thành từ thời điểm
diễn ra cuộc bầu cử năm 1948.
Đảng Dân tộc lên cầm quyền với
chương trình chính trị được tóm
tắt trong khái niệm apartheid .
Chính sách phân lập đã loại tất
cả những người không phải là da
trắng ra khỏi các cơ quan quyền
lực, trừ một số rất ít người da
màu. Các cá nhân trong xã hội bị
phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được
xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.
- Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng
Nam Phi nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi
các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu
đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
- Chính quyền Nam Phi đã thơng qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ
apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người ban hành năm
1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm
chủng tợc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi năm 1953 đưa ra hàng loạt
những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt,

bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da
đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu


nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không
được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu
khơng có giấy phép đặc biệt. Ngồi ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp năm 1949 và
Luật Trái Luân lý năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ
lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.
- Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử.
- Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở
hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số
chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm , trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn
360.000 Rand/năm . Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người
da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay
người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da
màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.
- Ngày 30 tháng 11 năm 1973 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về
ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai. Việc thông qua Công ước quốc tế này là
minh chứng hùng hồn về sự đóng góp to lớn của nhân loại tiến bộ vào cuộc đấu
tranh chung vì quyền con người thông qua tổ chức Liên hợp quốc.
- Điều 1 Công ước chỉ rõ Apacthai là tội ác chống lồi người, là sự tiếp nối của chính
sách diệt chủng, giết người hàng loạt, vi phạm thô bạo các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế và đe dọa nghiêm trọng hồ bình, an ninh thế giới.
- Các đồn chuyên gia cao cấp của Liên hợp quốc sau khi điều tra ở Nam Phi đã báo
cáo Đại hội đồng về tình hình phát triển của chủ nghĩa Apacthai ở nước này. Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc đã nhiều lần thảo luận về sự vi phạm quyền con người ỏ Nam
Phi. Liên hợp quốc cũng đã thành lập uỷ ban chuyên trách về Apacthai để báo cáo
Đại hội đồng về thực chất của tội ác này tại Nam Phi.
- Qua quá trình điều tra uỷ ban đã báo cáo Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đã áp

dụng các biện pháp, kể cả biện pháp trừng phạt đối với Nam Phi.
- Tháng 6 năm 1980 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết cực lực
lên án chính quyền Nam Phi vì tội khủng bố" các chiến sĩ chống chủ nghĩa Apacthai,
vì việc giết hại các tù nhân chính trị.
- Chính sách của chủ nghĩa Apacthai là thể hiện chính sách tội phạm chống danh dự
và nhân phẩm của con người, đe dọa nghiêm trọng hịa bình và an ninh thế giới. Hội
đồng Bảo an thông qua nghị quyết kêu gọi cộng đồng thế giới trừng phạt Nam Phi
bằng cách cắt đứt quan hệ kinh tế vối Nam Phi, đồng thời yêu cầu chính quyền Nam
Phi đình chỉ việc vi phạm quyền con người ở nước này, đình chỉ các hoạt động xâm
lược chống các quốc gia láng giềng châu Phi.


- Như vậy, bằng nỗ lực của mình Liên hợp quốc đã phát huy vai trò một cách cao nhất
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai và biểu hiện của nó, bảo vệ có hiệu
quả nhất các quyền và tự do cơ bản của con người.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức
"Đại hội dân tộc Phi" đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân
biệt chủng tộc.
- Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử
nước Cộng hoà Nam Phi.
5. Văn hóa
● Ngơn ngữ
Theo Hiến pháp, Nam Phi có mười một ngơn ngữ chính thức: Tiếng Afrikaans, Tiếng
Anh, Ndebele, Bắc Sotho, Nam Sotho, Swati, Tsonga, Tswana, Venda, Xhosa và Zulu.
Về số lượng nước này chỉ đứng sau Ấn Độ. Tuy trên lý thuyết các ngôn ngữ đều
tương đương nhau, một số ngơn ngữ có số người sử dụng đông hơn.
Theo cuộc điều tra dân số quốc gia năm 1996, ba ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất
tại gia đình là Zulu (9.2 triệu), Xhosa (7.2 triệu) và Tiếng Afrikaans (5.8 triệu). Ba
ngơn ngữ được dùng tại gia đình như ngôn ngữ thứ hai là tiếng Anh (2.2 triệu), tiếng

Hà Lan Nam Phi (1.1 triệu) và Zulu (0.5 triệu). Bốn ngơn ngữ được dùng nhiều nhất
tại gia đình là Zulu (9.8 triệu), Xhosa (7.5 triệu), tiếng Hà Lan Nam Phi (6.9 triệu) và
tiếng Anh (5.7 triệu). Cuộc điều tra dân số năm 1996 không lấy thông tin về các ngơn
ngữ được sử dụng bên ngồi gia đình.Có mười một tên chính thức để gọi Nam Phi,
mỗi tên theo một ngơn ngữ chính thức quốc gia.
Nước này cũng cơng nhận tám ngơn ngữ khơng chính thức: Fanagalo, Khoe, Lobedu,
Nama, Miền Bắc Ndebele, Phuthi, San và Ngôn ngữ Ký hiệu Nam Phi. Những ngơn
ngữ khơng chính thức này có thể được sử dụng chính thức trong một số thời điểm ở
một số vùng hạn chế nơi đã được xác nhận rằng chúng chiếm ưu thế. Tuy thế, số dân
sử dụng ngôn ngữ này chưa đủ lớn để được công nhận là ngơn ngữ chính thức quốc
gia.
Nhiều trong số "ngơn ngữ khơng chính thức" của người San và Khoikhoi chứa những
thổ ngữ vùng kéo dài tới tận Namibia và Botswana, và nước khác. Những sắc tộc đó,
về mặt thể chất có khác biệt với người châu Phi, có nền văn hóa riêng dựa trên các
cơ cấu xã hội săn bắn hái lượm. Họ sống khá cách biệt, và nhiều ngôn ngữ đang gặp
nguy cơ tuyệt chủng.
Nhiều người da trắng Nam Phi cũng sử dụng các ngôn ngữ Châu Âu khác, như tiếng
Bồ Đào Nha (cũng được người da đen Angola và Mozambique sử dụng), tiếng Đức,


và tiếng Hy Lạp, tuy nhiều người châu Á và Ấn Độ tại Nam Phi sử dụng các ngôn ngữ
Nam Á, như Telugu, Hindi, Gujarat và Tamil.
● Tôn giáo
Theo cuộc điều tra dân số mới nhất
năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo
chiếm 79.7% dân số. Con số này
gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%,
Trào lưu chính thống (Charismatic)
8.2%, Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý
6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo

phái Anh 3.8%, và nhánh Thiên
chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi
chiếm 1.5% dân số, 15.1% không
theo tôn giáo nào, 2.3% khác và
1.4% không được xếp hạng.
Nhà thờ Bản xứ Nam Phi là những nhóm Thiên chúa giáo lớn nhất. Mọi người cho
rằng nhiều người trong số những người tự cho là khơng theo tơn giáo nào có tham
gia các tơn giáo bản xứ truyền thống. Nhiều người theo cả Thiên chúa giáo và các
tôn giáo bản xứ truyền thống.
Hồi giáo tại Nam Phi có thể xuất hiện từ trước thời thuộc địa, và khơng có liên quan
với những thương nhân Ả Rập và Đông Phi. Nhiều người Hồi giáo Nam Phi được miêu
tả là người da màu, chủ yếu tập trung tại Tây Cape, gồm cả những người có tổ tiên là
những nô lệ tới từ quần đảo Indonesia (Cape Malays). Những người khác được cho
là người Ấn Độ, chủ yếu tại Kwazulu-Natal, gồm cả những người có tổ tiên là những
thương nhân tới từ Nam Á; nhóm này cịn gồm những người khác từ khắp nơi trên lục
địa Châu Phi cũng như những người da trắng, da đen cải đạo. Có một vài ngơi chùa
Phật giáo tại Nam Phi, đa số là các ngôi chùa Trung Hoa, mà nổi tiếng nhất là Fo
Guang Shang Nan Hoa Temple, nằm trong khu phố của những người Hoa định cư tại
đó



×