Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Những vấn đề chính sách và pháp luật cạnh tranh mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.79 KB, 22 trang )

Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội

Môn: Luật Cạnh Tranh

ĐỀ 9: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH MÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)


NỘI DUNG
Cùng với cơng cuộc Đổi mới, hội nhập tồn cầu là một trong những động
lực chính tạo nên những thành tựu nổi bật về tăng trưởng và giảm nghèo của Việt
Nam trong ba thập kỷ qua. Việt Nam đã được hưởng lợi không chỉ từ tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng, đa dạng hóa trong xuất khẩu, mà cịn từ hàm lượng công nghệ
trong thương mại. Mở cửa thương mại tiếp tục được xem là mang lại nhiều lợi ích
cho Việt Nam, cho dù xu hướng tồn cầu hóa đảo ngược và căng thẳng thương mại
đang gia tăng. Tiếp theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Việt Nam đang chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
lớn nhất trong lịch sử của đất nước về mặt lợi ích trực tiếp đối với Việt Nam. Liên
minh châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại ổn định và quan trọng
nhất của Việt Nam. Việc thực hiện EVFTA sẽ giúp cải thiện thương mại song
phương với EU, duy trì kết quả thương mại tích cực và hỗ trợ củng cố các chuỗi
giá trị toàn cầu quan trọng của Việt Nam,... Quan trọng hơn cả là những thay đổi
quan trọng về cơ cấu và thể chế kinh tế nhờ việc thực hiện EVFTA và CPTPP sẽ
giúp tăng cường các cải cách trong nước và giúp Việt Nam trở thành một nền kinh
tế có khả năng cạnh tranh và đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ hơn

Giới thiệu chung về hiệp định EVFTA


Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ
song phương Việt Nam – EU ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của
Việt Nam. EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng và bảo đảm cân bằng lợi
ích cho cả Việt Nam và EU
Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt
Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng
nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh
tranh. Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an tồn và đầy đủ
cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp
phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó
Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác.
Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi Hiệp định này cũng gửi đi một thơng
điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng


vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều
diễn biến phức tạp và khó đốn định.

Những dấu mốc quan trọng của Hiệp định EVFTA
♣ Tháng 10/2010: Thủ tướng của Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm
phán Hiệp định EVFTA.
♣ Tháng 6/2012: Bộ trưởng Công Thương của Việt Nam và Cao ủy Thương mại
EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.
♣ Tháng 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết
Hiệp định.
♣ Tháng 7/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.
♣ Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu
tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi
Hiệp định EVFTA. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định
riêng biệt, bao gồm (a) Hiệp định Thương mại tự do, bao gồm toàn bộ nội dung

EVFTA hiện nay; và (b) Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) bao gồm nội dung bảo hộ
đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn
của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên trước khi được
phép thực thi.
♣ Tháng 6/2018: Việt Nam và EU chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA
thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và
Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA)
♣ Tháng 8/2018: Hồn thành rà sốt pháp lý của Hiệp định EVIPA.
♣ Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu chính thức thơng qua EVFTA và
IPA.
♣ Ngày 25 tháng 6 năm, 2019: Hội đồng châu Âu cho phép ký Hiệp định.
♣ Ngày 30 tháng 6 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA tại
Hà Nội.
♣ Ngày 21 tháng 01 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu
Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.


♣ Ngày 12 tháng 02 2020: Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA và
EVIPA.
♣ Hiệp định EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn
vào tháng 5/2020.
♣ EVTFA sẽ có hiệu lực sau một tháng kể từ khi EU và Việt Nam chính thức phê
chuẩn, còn EVIPA cần Nghị viện tất cả các quốc gia thành viên EU phê chuẩn bổ
sung.

I. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH CỦA EVFTA
1. Cam kết về pháp luật cạnh tranh
EVFTA yêu cầu Việt Nam và EU duy trì hệ thống pháp luật cạnh tranh nhằm xử lý
các hành vi hạn chế cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng và thị trường đáp ứng các
yêu cầu sau đây:

- Pháp luật cạnh tranh cần điều chỉnh hiệu quả ít nhất là các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và tập trung hạn chế gây hệ
quả hạn chế cạnh tranh.
- Các chủ thể thực thi pháp luật cạnh tranh phải có đủ cơng cụ và thẩm quyền để
xử lý hậu quả các hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Tất cả các doanh nghiệp đều là đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
- Pháp luật cạnh tranh phải được áp dụng một cách minh bạch và không phân
biệt đối xử.
EVFTA vẫn ghi nhận quyền tự chủ của mỗi bên trong việc xây dựng và thi
hành pháp luật về cạnh tranh.
Đồng thời, EVFTA cũng ghi nhận ngoại lệ khơng áp dụng các chính sách, pháp
luật cạnh tranh đối với các hoạt động cơng ích doanh nghiệp thực hiện, miễn là
hoạt động này không vượt quá mục tiêu cơng ích đặt ra và được thực hiện một
cách minh bạch.
Với những cam kết về cạnh tranh toàn diện như trên, Hiệp định EVFTA đã tạo ra
khuôn khổ pháp lý, cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động kinh
doanh, thương mại, đầu tư tại các nước thành viên trong môi trường kinh doanh
lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử
2. Cam kết về trợ cấp


Cam kết về trợ cấp được nêu trong Mục B - Chương 10.
a. Các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh của EVFTA.
Theo EVFTA, các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh phải là các trợ cấp
riêng biệt.
Tuy nhiên, EVFTA cũng dự kiến một số trường hợp ngoại lệ được loại trừ
khỏi diện điều chỉnh của các cam kết về trợ cấp trong Hiệp định, gồm:
- Tất cả các khoản trợ cấp cho người tiêu dùng hoặc cho các chủ thể kinh
doanh nói chung.
- Các nhiệm vụ cơng ích, bao gồm cả dịch vụ công mà doanh nghiệp được

giao thực hiện.
- Các trợ cấp cho các hoạt động phi kinh tế.
- Các trợ cấp có mức dưới 300.000 SDR (=9,44 tỷ VNĐ)/ mỗi đơn vị thụ
hưởng trong vòng 3 năm.
- Các khoản trợ cấp đối với cca ngành, phân ngành chưa cam kết trong Phụ
lục mở cửa của Chương 8 - Đầu tư và Dịch vụ xuyên biên giới của
EVFTA.
b. Các nguyên tắc áp dụng đối với các khoản trợ cấp riêng biệt thuộc phạm vi
điều chỉnh của EVFTA.
Đối với các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh, Việt Nam và EU cam kết:
● Mich bạch
Mỗi bên cam kết thông báo cho bên kia mỗi 4 năm 1 lần về các khoản trợ
cấp thuộc phạm vi điều chỉnh đã thực hiện (bao gồm căn cứ pháp lý, mức
trợ cấp, hình thức trợ cấp và danh tính các đối tượng thụ hưởng, nếu có
thể) trừ trường hợp các thơng tin này đã được công bố công khai trên
website kể từ ngày 31/12 năm liền sau năm có khoản trợ cấp.
Ngoại lệ: Yêu cầu về minh bạch này không áp dụng đối với các trợ cấp
riêng dành cho doanh nghiệp dịch vụ như dịch vụ viễn thông, bảo hiểm,
ngân hàng, giao thơng, năng lượng, máy tính, kiến trúc và kỹ sư, xây
dựng, môi trường (phù hợp với bảo lưu cho các dịch vụ này tại Chương
8)


● Các trường hợp được phép trợ cấp riêng biệt.
EVFTA ghi nhận quyền được trợ cấp nếu là cần thiết nhằm thực hiện một
mục tiêu chính sách cơng cộng nhất định, ví dụ:
- Khắc phục thiệt hại do thiên tai hoặc các tình huống bất thường gây ra;
- Phát triển kinh tế các khu vực có tiêu chuẩn sống bất thường hoặc có tình
trạng thiếu việc làm trầm trọng;
- Khắc phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng;

- Nhằm thúc đẩy sự phát triển của một số hoạt động kinh tế hoặc khu vực
kinh tế như trợ cấp cho các nghiên cứu phát triển và sáng tạo cụ thể, trợ
cấp vì mục tiêu mơi trường, trợ cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…;
- Bảo tồn di sản, phát triển văn hóa.
● Các trợ cấp riêng biệt có điều kiện
- Đối với các khoản trợ cấp riêng biệt dưới dạng 1 CQNN hoặc đơn vị sự
nghiệp trả nợ /thực hiện nghĩa vụ thay cho 1/1 số doanh nghiệp. Chỉ được
thực hiện hình thức trợ cấp này nếu mức trợ cấp và thời hạn trợ cấp được
xác định rõ ràng.
- Đối với các khoản trợ cấp riêng biệt nhằm hỗ trợ các chủ thể đang bị xem
xét phá sản hoặc khó khăn về tài chính. Có thể thực hiện trợ cấp này với
thời hạn trên 1 năm, với các điều kiện: (i) phải có kế hoạch tái cấu trúc
doanh nghiệp dựa trên các giả thuyết thực tế nhằm đưa doanh nghiệp đó
trơlại tình trạng an tồn trong dài hạn và (ii) doanh nghiệp phải chịu chi
phí tái cấu trúc.
Trong cả 2 trường hợp này, các điều kiện nêu trên sẽ không áp dụng nếu
(i) Theo yêu cầu của Bên kia, Bên trợ cấp đã chứng minh được với Bên
kia rằng khoản trợ cấp liên quan không/sẽ không gây ra ảnh hưởng nào
tới thương mại và đầu tư của Bên kia hoặc (ii) Các trợ cấp nhằm khắc
phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng của Bên trợ cấp.

Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
Với những cam kết về cạnh tranh tồn diện, Hiệp định EVFTA đã tạo ra khn khổ
pháp lý, cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh,
thương mại, đầu tư tại các nước thành viên trong môi trường kinh doanh lành
mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử.


Ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu chính
thức có hiệu lực, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ đối tác và hợp

tác song phương.
Theo Bộ Công Thương, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân
bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Cụ thể, với mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, các
quốc gia cam kết:
- Áp dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh gồm:
Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và
các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai
lệch cạnh tranh; Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc nhiều doanh
nghiệp; Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh
tranh hiệu quả.
- Duy trì cơ quan cạnh tranh, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi đầy đủ và hiệu quả
pháp luật cạnh tranh, đảm bảo rằng các cơ quan này có đầy đủ chức năng, quyền
hạn cần thiết để thực thi trách nhiệm của mình.
- Thực thi pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch, trên nguyên tắc không phân
biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Tôn trọng nguyên tắc công bằng trong thủ tục tố tụng và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các doanh nghiệp liên quan.
- Hợp tác nhằm tăng cường thực thi pháp luật cạnh tranh có hiệu quả.
Hơn nữa, cam kết về cạnh tranh trong EVFTA tạo lập môi trường cạnh tranh hiệu
quả cho tất cả các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường,
thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng.
Các cam kết này áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp bao gồm cả
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi. Do đó, các chủ thể trên thị trường sẽ có cơ hội được gia nhập thị trường,
phát triển kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.



Mặt khác, các cam kết về chính sách và luật cạnh tranh trong EVFTA là những
công cụ pháp lý hữu hiệu bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham
gia kinh doanh trên phạm vi lãnh thổ các nước thành viên.
Hiệp định EVFTA mang lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đặc biệt trên hai
phương diện chính yếu như sau:
Thứ nhất, trên phương diện chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại:
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và bản thân nội bộ EU gặp
nhiều khó khăn như sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy và bảo hộ mậu dịch, Hiệp
định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan
hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng
và thực chất hơn, có lợi cho cả đơi bên.
Với việc Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Hiệp định
EVFTA sẽ làm gia tăng vai trò, vị thế của Việt Nam trong quan hệ EU-ASEAN
cũng như tạo hình mẫu cho một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN
với EU trong tương lai.
Thứ hai, trên phương diện phát triển kinh tế, Hiệp định EVFTA được coi là đòn
bẩy cho tăng trưởng. EU sau sự kiện Brexit rất cần những cú hích mới về thị
trường. Với việc ký kết EVFTA, EU sẽ có cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường Việt
Nam, từ đó làm cửa ngõ để tiến sâu vào thị trường ASEAN. Khi Hiệp định
EVFTA có hiệu lực, thương mại hai chiều và đầu tư Việt Nam-EU được dự báo sẽ
tăng trưởng ở mức cao hơn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của cả hai
bên, giải quyết việc làm cho người lao động. Hiệp định thương mại tự do với EU
giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó tốt hơn với các diễn biến
bất lợi trong khu vực và trên trường quốc tế, đặc biệt là khi căng thẳng thương mại
Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt và tác động bất lợi của dịch Covid-19 đối với
kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu mỗi năm sang EU hơn 40 tỷ USD,
trong đó xuất siêu gần 30 tỷ USD. Do vậy, hiệp định này sẽ tạo điều kiện để thúc
đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và thu được giá trị gia tăng cao hơn thông
qua việc thiết lập các chuỗi cung ứng mới.
Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường EU với thuế suất

ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh. Kết hợp với các cam kết cao về mở cửa đầu tư
và cải thiện môi trường kinh doanh, EVFTA chắc chắn sẽ là cú hích lớn cho cả đầu
tư nước ngồi lẫn đầu tư trong nước, từ đó tạo ra năng lực sản xuất mới, giúp GDP
tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn.


II. PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA EVFTA
Hệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với:
Các nội dung chính bao gồm: thương mại hàng hóa ( gồm các quy định chung và
cam kết mở cửa thị trường ), thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và
thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm ( SPS) và kiểm
dịch động thực vật, hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT), đầu tư, phòng vệ
thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu
trí tuệ , thương mại và Phát triển bền vững, các vấn đề pháp lí – thể chế, hợp tác và
xây dựng năng lực
Chương 10 EVFTA có tên là Chính sách cạnh tranh nhưng bao gồm các cam kết
liên quan tới 02 nhóm vấn đề riêng rẻ là: pháp luật cạnh tranh và trợ cấp
1. Pháp luật cạnh tranh
Trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đã đưa các cam kết, nghĩa vụ nhằm
đảm bảo môi trường (Chương 10 về Chính sách cạnh tranh). Theo đó, với mục tiêu
thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, các quốc gia cam kết:
- Áp dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh gồm:
- Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và
các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai
lệch cạnh tranh;
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc nhiều doanh nghiệp; và
-Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu
quả.
- Duy trì cơ quan cạnh tranh, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi đầy đủ và hiệu quả
pháp luật cạnh tranh, đảm bảo rằng các cơ quan này có đầy đủ chức năng, quyền

hạn cần thiết để thực thi trách nhiệm của mình.
- Thực thi pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch, trên nguyên tắc không phân
biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Tôn trọng nguyên tắc công bằng trong thủ tục tố tụng và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các doanh nghiệp liên quan.


- Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối tượng áp
dụng của luật cạnh tranh các Bên.
Với những cam kết về cạnh tranh tồn diện như trên, Hiệp định EVFTA đã tạo
ra khn khổ pháp lý, cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động
kinh doanh, thương mại, đầu tư tại các nước thành viên trong môi trường kinh
doanh lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu, nắm rõ các cam kết về cạnh
tranh trong EVFTA để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong quá
trình tham gia hoạt động thương mại, đầu tư tại các nước thành viên Hiệp định
Thương mại tự do EVFTA.
Tuy nhiên, EVFTA vẫn ghi nhận quyền tự chủ của môi Bên trong việc xây dựng
và thi hành pháp luật về cạnh tranh. Đồng thời, EVFTA cũng ghi nhận ngoại lệ
không áp dụng các chính sách, pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động vì lợi ích
cơng của doanh nghiệp, miễn là các hoạt động này không vượt quá mục tiêu công
cộng đặt ra và thực hiện một cách minh bạch .
Trên thực tế pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành về nguyên tắc đã thoả mãn
tất cả các cam kết về cạnh tranh nói trên của EVFTA ( tất nhiên hiệu quả thực thi
pháp luật này thì lại là câu chuyện khác). Luật cạnh tranh Việt Nam thậm chí
khơng ghi nhận ngoại lệ nào.
Tranh chấp giữa EU và Việt Nam liên quan tới pháp luật cạnh tranh này, nếu có, sẽ
khơng thể kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp cấp Chính phủ trong EVFTA
2. Trợ cấp

Các cam kết về trợ cấp trong Chương 10 của EVFTA khá đặc thù, khác với tất cả
các FTA mà Việt Nam đã đàm phán ký kết. Nếu như trong các FTA khác các vấn
đề về trợ cấp, nếu có, gần như chỉ áp dụng theo nguyên tắc của WTO và gắn với
các cam kết về kiện phòng về thương mại ( kiện chống trợ cấp ) thì trong EVFTA
đây là cam kết tương đối độc lập, chỉ tập trung vào các vấn đề trợ cấp theo thoả
thuận của hai Bên, bao gồm các cam kết về nguyên tắc và các cam kết về cụ thể về
những vấn đề liên quan. Các cam kết này sẽ được rà soát lại sau 05 năm kể từ ngày
EVFTA có hiệu lực.
Các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương 10 EVFTA Theo
EVFTA, các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh phải là các trợ cấp riêng biệt


(theo định nghĩa tại Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO –
tức là các khoản trợ cấp dành cho một hoặc một nhóm chủ thể kinh doanh cụ thể).
Ngoại lệ: Các khoản trợ cấp sau đây được loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của
Chương này:
- Tất cả các khoản trợ cấp cho người tiêu dùng hoặc cho các chủ thể kinh
doanh nói chung;
- Các trợ cấp cho các hoạt động phi kinh tế
- Các trợ cấp có mức dưới 300.000 SDR (tương 9,44 tỷ VND)/mỗi doanh
nghiệp thụ hưởng/3 năm
- Các trợ cấp nghề cá và trợ cấp đối với nông sản liệt kê trong Phụ lục 1 Hiệp
định Nông nghiệp của WTO
- Các khoản trợ cấp đối với các ngành, phân ngành chưa cam kết trong Phụ
lục mở cửa của Chương về Đầu tư và Dịch vụ xuyên biên giới của EVFTA;
- Riêng với các cam kết về trợ cấp có điều kiện, các khoản trợ cấp được cấp
hoặc chấp thuận chính thức trong vịng 05 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu
lực
- Riêng với các cam kết về minh bạch và trợ cấp có điều kiện, tất cả các hàng
hóa dịch vụ ngoại trừ dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, giao thơng,

năng lượng, máy tính, kiến trúc và kỹ sư, xây dựng, môi trường (ngay cả với
các dịch vụ được liệt kê này, nếu Chương Đầu tư và Dịch vụ xun biên giới
của EVFTA có bảo lưu khác thì cũng được loại trừ).
(ii) Các nguyên tắc áp dụng đối với các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh
của Chương 10 EVFTA Đối với các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh, Việt
Nam và EU cam kết:
- Các trường hợp được phép trợ cấp: Ghi nhận quyền được trợ cấp nếu là cần
thiết nhằm thực hiện một mục tiêu chính sách cơng cộng nhất định, ví dụ:
● khắc phục thiệt hại do thiên tai hoặc các tình huống bất thường gây ra
● phát triển kinh tế các khu vực đặc biệt khó khăn hoặc có thiếu việc làm trầm
trọng
● khắc phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng;
● nhằm thúc đẩy sự phát triển của một số hoạt động kinh tế hoặc khu vực kinh
tế như trợ cấp cho các nghiên cứu phát triển và sáng tạo cụ thể, trợ cấp vì
các mục tiêu mơi trường, trợ cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…
● bảo tồn di sản, phát triển văn hóa


- Các trường hợp cấm trợ cấp: Cấm trợ cấp trong các trường hợp có thể dẫn
tới bóp méo thị trường, gây phương hại đến thương mại, cạnh tranh.
- Minh bạch: Mỗi Bên cam kết thông báo cho Bên kia mỗi 4 năm một lần về
các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh đã thực hiện (bao gồm căn cứ
pháp lý, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp và danh tính các đối tượng thụ
hưởng, nếu có thể) trừ trường hợp các thông tin này đã được công bố cơng
khai;
- Các trợ cấp có điều kiện: EVFTA nêu 02 nhóm trợ cấp có điều kiện, và quy
định rõ điều kiện kèm theo, bao gồm:
● Trợ cấp dưới dạng một cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp trả nợ/thực
hiện nghĩa vụ thay cho một/một số doanh nghiệp: Chỉ được thực hiện hình
thức trợ cấp này nếu mức trợ cấp và thời hạn trợ cấp được xác định rõ ràng;

● Trợ cấp nhằm hỗ trợ các chủ thể đang bị xem xét phá sản hoặc khó khăn về
tài chính (dưới các hình thức khác nhau như cho vay, bảo lãnh, rót vốn…):
Có thể thực hiện trợ cấp loại này với thời hạn trên 1 năm với các điều kiện:
phải có kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên các giả thiết thực tế
nhằm đưa doanh nghiệp đó trở lại tình trạng an tồn trong dài hạn và doanh
nghiệp phải chịu các chi phí tái cấu trúc.
Trong cả hai trường hợp này, các điều kiện nêu trên sẽ không áp dụng nếu (i) Bên
trợ cấp đã chứng minh được với Bên kia rằng khoản trợ cấp liên quan không/sẽ
không gây ra ảnh hưởng nào tới thương mại và đầu tư của Bên kia hoặc (ii) các trợ
cấp nhằm khắc phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng của Bên trợ cấp (phải
là xáo trộn bất thường, tạm thời, đáng kể, và ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của
Bên trợ cấp).
EVFTA cũng quy định về quy trình tham vấn riêng cho trường hợp các Bên có ý
kiến khác nhau về các trợ cấp có điều kiện này
Hệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với:
Các nội dung chính bao gồm: thương mại hàng hóa ( gồm các quy định chung và
cam kết mở cửa thị trường ), thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và
thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm ( SPS) và kiểm
dịch động thực vật, hàng rào kĩ thuật trong thương mại (TBT), đầu tư, phòng vệ
thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu
trí tuệ , thương mại và Phát triển bền vững, các vấn đề pháp lí – thể chế, hợp tác và
xây dựng năng lực


Chương 10 EVFTA có tên là Chính sách cạnh tranh nhưng bao gồm các cam kết
liên quan tới 02 nhóm vấn đề riêng rẻ là: pháp luật cạnh tranh và trợ cấp
3. Pháp luật cạnh tranh
Trong Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU đã đưa các cam kết, nghĩa vụ nhằm
đảm bảo mơi trường (Chương 10 về Chính sách cạnh tranh). Theo đó, với mục tiêu
thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, các quốc gia cam kết:

- Áp dụng pháp luật cạnh tranh để xử lý hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh gồm:
- Các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và
các hành vi phối hợp có mục đích hoặc tác động ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai
lệch cạnh tranh;
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một hoặc nhiều doanh nghiệp; và
-Tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp gây cản trở đáng kể đến cạnh tranh hiệu
quả.
- Duy trì cơ quan cạnh tranh, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi đầy đủ và hiệu quả
pháp luật cạnh tranh, đảm bảo rằng các cơ quan này có đầy đủ chức năng, quyền
hạn cần thiết để thực thi trách nhiệm của mình.
- Thực thi pháp luật cạnh tranh một cách minh bạch, trên nguyên tắc không phân
biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Tôn trọng nguyên tắc công bằng trong thủ tục tố tụng và bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các doanh nghiệp liên quan.
- Tất cả các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đều là đối tượng áp
dụng của luật cạnh tranh các Bên.
Với những cam kết về cạnh tranh toàn diện như trên, Hiệp định EVFTA đã tạo
ra khuôn khổ pháp lý, cơ chế để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hoạt động
kinh doanh, thương mại, đầu tư tại các nước thành viên trong môi trường kinh
doanh lành mạnh, công bằng, không phân biệt đối xử.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tìm hiểu, nắm rõ các cam kết về cạnh
tranh trong EVFTA để có thể bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong quá
trình tham gia hoạt động thương mại, đầu tư tại các nước thành viên Hiệp định
Thương mại tự do EVFTA.


Tuy nhiên, EVFTA vẫn ghi nhận quyền tự chủ của môi Bên trong việc xây dựng
và thi hành pháp luật về cạnh tranh. Đồng thời, EVFTA cũng ghi nhận ngoại lệ
khơng áp dụng các chính sách, pháp luật cạnh tranh đối với các hoạt động vì lợi ích

cơng của doanh nghiệp, miễn là các hoạt động này không vượt quá mục tiêu công
cộng đặt ra và thực hiện một cách minh bạch .
Trên thực tế pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành về nguyên tắc đã thoả mãn
tất cả các cam kết về cạnh tranh nói trên của EVFTA ( tất nhiên hiệu quả thực thi
pháp luật này thì lại là câu chuyện khác). Luật cạnh tranh Việt Nam thậm chí
khơng ghi nhận ngoại lệ nào.
Tranh chấp giữa EU và Việt Nam liên quan tới pháp luật cạnh tranh này, nếu có, sẽ
khơng thể kiện ra cơ chế giải quyết tranh chấp cấp Chính phủ trong EVFTA
4. Trợ cấp
Các cam kết về trợ cấp trong Chương 10 của EVFTA khá đặc thù, khác với tất cả
các FTA mà Việt Nam đã đàm phán ký kết. Nếu như trong các FTA khác các vấn
đề về trợ cấp, nếu có, gần như chỉ áp dụng theo nguyên tắc của WTO và gắn với
các cam kết về kiện phòng về thương mại ( kiện chống trợ cấp ) thì trong EVFTA
đây là cam kết tương đối độc lập, chỉ tập trung vào các vấn đề trợ cấp theo thoả
thuận của hai Bên, bao gồm các cam kết về nguyên tắc và các cam kết về cụ thể về
những vấn đề liên quan. Các cam kết này sẽ được rà soát lại sau 05 năm kể từ ngày
EVFTA có hiệu lực.
Các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Chương 10 EVFTA Theo
EVFTA, các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh phải là các trợ cấp riêng biệt
(theo định nghĩa tại Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO –
tức là các khoản trợ cấp dành cho một hoặc một nhóm chủ thể kinh doanh cụ thể).
Ngoại lệ: Các khoản trợ cấp sau đây được loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của
Chương này:
- Tất cả các khoản trợ cấp cho người tiêu dùng hoặc cho các chủ thể kinh
doanh nói chung;
- Các trợ cấp cho các hoạt động phi kinh tế
- Các trợ cấp có mức dưới 300.000 SDR (tương 9,44 tỷ VND)/mỗi doanh
nghiệp thụ hưởng/3 năm
- Các trợ cấp nghề cá và trợ cấp đối với nông sản liệt kê trong Phụ lục 1 Hiệp
định Nông nghiệp của WTO



- Các khoản trợ cấp đối với các ngành, phân ngành chưa cam kết trong Phụ
lục mở cửa của Chương về Đầu tư và Dịch vụ xuyên biên giới của EVFTA;
- Riêng với các cam kết về trợ cấp có điều kiện, các khoản trợ cấp được cấp
hoặc chấp thuận chính thức trong vịng 05 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu
lực
- Riêng với các cam kết về minh bạch và trợ cấp có điều kiện, tất cả các hàng
hóa dịch vụ ngoại trừ dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, giao thơng,
năng lượng, máy tính, kiến trúc và kỹ sư, xây dựng, môi trường (ngay cả với
các dịch vụ được liệt kê này, nếu Chương Đầu tư và Dịch vụ xuyên biên giới
của EVFTA có bảo lưu khác thì cũng được loại trừ).
(ii) Các nguyên tắc áp dụng đối với các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh
của Chương 10 EVFTA Đối với các khoản trợ cấp thuộc diện điều chỉnh, Việt
Nam và EU cam kết:
- Các trường hợp được phép trợ cấp: Ghi nhận quyền được trợ cấp nếu là cần
thiết nhằm thực hiện một mục tiêu chính sách cơng cộng nhất định, ví dụ:
● khắc phục thiệt hại do thiên tai hoặc các tình huống bất thường gây ra
● phát triển kinh tế các khu vực đặc biệt khó khăn hoặc có thiếu việc làm trầm
trọng
● khắc phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng;
● nhằm thúc đẩy sự phát triển của một số hoạt động kinh tế hoặc khu vực kinh
tế như trợ cấp cho các nghiên cứu phát triển và sáng tạo cụ thể, trợ cấp vì
các mục tiêu mơi trường, trợ cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…
● bảo tồn di sản, phát triển văn hóa
- Các trường hợp cấm trợ cấp: Cấm trợ cấp trong các trường hợp có thể dẫn
tới bóp méo thị trường, gây phương hại đến thương mại, cạnh tranh.
- Minh bạch: Mỗi Bên cam kết thông báo cho Bên kia mỗi 4 năm một lần về
các khoản trợ cấp thuộc phạm vi điều chỉnh đã thực hiện (bao gồm căn cứ
pháp lý, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp và danh tính các đối tượng thụ

hưởng, nếu có thể) trừ trường hợp các thơng tin này đã được cơng bố cơng
khai;
- Các trợ cấp có điều kiện: EVFTA nêu 02 nhóm trợ cấp có điều kiện, và quy
định rõ điều kiện kèm theo, bao gồm:
● Trợ cấp dưới dạng một cơ quan Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp trả nợ/thực
hiện nghĩa vụ thay cho một/một số doanh nghiệp: Chỉ được thực hiện hình
thức trợ cấp này nếu mức trợ cấp và thời hạn trợ cấp được xác định rõ ràng;


● Trợ cấp nhằm hỗ trợ các chủ thể đang bị xem xét phá sản hoặc khó khăn về
tài chính (dưới các hình thức khác nhau như cho vay, bảo lãnh, rót vốn…):
Có thể thực hiện trợ cấp loại này với thời hạn trên 1 năm với các điều kiện:
phải có kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên các giả thiết thực tế
nhằm đưa doanh nghiệp đó trở lại tình trạng an tồn trong dài hạn và doanh
nghiệp phải chịu các chi phí tái cấu trúc.
Trong cả hai trường hợp này, các điều kiện nêu trên sẽ không áp dụng nếu (i) Bên
trợ cấp đã chứng minh được với Bên kia rằng khoản trợ cấp liên quan không/sẽ
không gây ra ảnh hưởng nào tới thương mại và đầu tư của Bên kia hoặc (ii) các trợ
cấp nhằm khắc phục tình trạng xáo trộn kinh tế nghiêm trọng của Bên trợ cấp (phải
là xáo trộn bất thường, tạm thời, đáng kể, và ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của
Bên trợ cấp).
EVFTA cũng quy định về quy trình tham vấn riêng cho trường hợp các Bên có ý
kiến khác nhau về các trợ cấp có điều kiện này

III. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
CẠNH TRANH MÀ EVFTA ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM
1, Tác động tích cực
Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả Việt Nam và EU trong việc
thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa 2 bên phát triển sâu

rộng và thực chất hơn. Việc ký kết và phê chuẩn EVFTA là phù hợp với chủ
trương, chính sách đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam đi vào chiều sâu.
Việc tham gia Hiệp định EVFTA khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hệ
thống thương mại tự do quốc tế, thúc đẩy đàm phán FTA của Việt Nam với các đối
tác quan trọng khác, đánh dấu giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của
Việt Nam.
Thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA có
hiệu lực được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng
kinh tế, giải quyết công việc làm cho người lao động. Riêng thu ngân sách nhà
nước sẽ được cải thiện và tăng trong trung hạn, dài hạn.
Bên cạnh các tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế (các chỉ
số kinh tế vĩ mơ), Hiệp định EVFTA có tác động khác nhau đối với các ngành do
mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài


ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng sẽ mang lại những
ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế. Cụ thể:
● Thứ nhất, tác động tới tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về tác động của EVFTA, nếu các cam kết về cắt giảm thuế
quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, kết hợp với một số yếu tố từ
chiến tranh thương mại, Anh rời khỏi EU (Brexit), sự thay đổi chính sách
của các nước… tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm
GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm
đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72%
(cho giai đoạn 05 năm sau đó).
● Thứ hai, tác động đến thương mại. Tham gia Hiệp định EVFTA dự kiến
giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7%
vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với khơng có Hiệp định. Xét về
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của

Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực
hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 17,98-21,95% (cho
giai đoạn 05 năm sau đó).
Xuất khẩu của một số ngành sang thị trường EU được dự báo tăng mạnh như:
Nhóm hàng nơng sản: gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt lợn
(4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%); nhóm
ngành sản xuất: dệt (67%), may mặc (81%), da giày (99%); Nhóm ngành dịch vụ
tăng: vận tải thủy (100%), vận tải hàng khơng (141%), tài chính và bảo hiểm
(21%), các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác (80%)… Bên cạnh đó, nhập khẩu của
Việt Nam từ thị trường EU cũng tăng mạnh, khoảng 33,06% vào năm 2025 và
36,7% vào năm 2030.
Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới, dự kiến kim ngạch của
Việt Nam tăng trung bình 4,36-7,27% (cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện),
10,63-15,4% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 16,41-21,66% (cho giai đoạn 05
năm sau đó). Nhóm hàng được dự báo tăng nhập khẩu nhiều nhất từ EU là phương
tiện và thiết bị vận tải, chiếm khoảng 12% tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm, nhóm
hàng máy móc thiết bị (10%), dệt may và điện thoại và linh kiện điện tử (6-7%),
nông, lâm, thủy sản (5%). Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa
thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó
giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam.


● Thứ ba, tác động đến ngân sách nhà nước (NSNN). Cắt giảm thuế quan theo
Hiệp định EVFTA sẽ có tác động hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể:
Giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu; Tăng thu
NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích cực của thương mại,
đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, tổng mức giảm thu NSNN từ giảm
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA là
2.537,3 tỷ đồng.
Mặt khác, thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của EVFTA

là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Số thu sẽ tăng dần theo mức độ tác
động của Hiệp định tới tăng trưởng. Như vậy, lợi ích của Hiệp định EVFTA về thu
ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.
● Thứ tư, tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, khi EVFTA thực thi, Việt Nam kỳ vọng có nhiều đổi mới và thể chế, cải
thiện môi trường đầu tư do thực hiện Hiệp định sẽ tạo ra sức hấp dẫn lớn đối
với các nhà đầu tư. Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của Hiệp định sẽ giúp
Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường
kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại
Việt Nam.
Mặt khác, các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức độ tự do hóa các
ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU tăng lên,
đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu chính, ngân hàng,
bảo hiểm, vận tải biển. Điều này sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam
tăng trong thời gian tới.
Hiệp định EVFTA cũng mở ra kỳ vọng nâng cao chất lượng đầu tư vào Việt Nam
từ các đối tác có nguồn gốc là các nước phát triển do Việt Nam tăng cường mở cửa
thị trường hàng hóa, dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra những động lực mới cho dịng vốn
FDI vào Việt Nam. Theo đó, cơ cấu lĩnh vực đầu tư cũng có thể thay đổi khi Việt
Nam thu hút được các đối tác đầu tư mới và các lĩnh vực thu hút đầu tư được mở
rộng. Dòng vốn FDI vào những lĩnh vực đầu tư còn dư địa lớn tại Việt Nam và EU
cũng có thế mạnh như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
● Thứ năm, tác động thay đổi pháp luật, thể chế, cải thiện môi trường kinh
doanh. Hiệp định EVFTA là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chếpháp luật theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hồn thiện mơi
trường kinh doanh theo hướng thơng thống, minh bạch và dễ dự đốn hơn,
từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt


động kinh doanh khác, bao gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình
dịch vụ cung cấp qua biên giới.

Những điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật để phù hợp với Hiệp định EVFTA
trong một số lĩnh vực như sở hữu trí tuệ cũng sẽ góp phần giúp các DN được
hưởng sự bảo hộ cao hơn đối với thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo. Đây là
động lực để các DN tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sáng tạo nhằm đổi
mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao cơng nghệ của
nước ngồi để nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam.
2, Thách thức đặt ra
Một trong những thách thức lớn đặt đối với Việt Nam trong môi trường Hiệp định
EVFTA là việc tuân thủ, thực thi cam kết và việc tham gia vào hệ thống giải quyết
tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư vốn ngày càng hoàn thiện theo quy định
của các Hiệp định. Tính đến thời điểm hiện tại, EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu
tư (EVIPA) được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế những bất cập hiện có của hệ thống cơ
chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư (ISDS) và hạn chế đáng kể việc lạm dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bởi
các nhà đầu tư thiếu thiện chí thơng qua việc quy định chặt chẽ hơn yêu cầu khởi
kiện và khoanh vùng các ngoại lệ mà Chính phủ được tự do áp dụng biện pháp mà
không dẫn tới nguy cơ tranh chấp.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức đến từ chính cơ chế giải quyết tranh chấp
của Hiệp định. Đó là những quan ngại về năng lực và trình độ chun mơn của các
ứng viên trọng tài được đề cử bởi Chính phủ, cũng như sự độc lập và khách quan
của những ứng viên không mang quốc tịch Việt Nam; áp lực lớn hơn của thời gian
tố tụng và rủi ro của việc cơ chế trọng tài thường trực sẽ hấp dẫn hơn và thúc đẩy
các nhà đầu tư trong việc sử dụng cơ chế này.
Với việc chính thức tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam và các nước thành viên
EU đã tăng cường phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số
dịng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hố xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh ưu đãi về thuế quan, Hiệp định EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt
chẽ mà nếu khơng có sự chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
khó có thể hưởng được mức thuế ưu đãi 0%.
Để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc

xuất xứ. Đây có thể là một lực cản đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, bởi nguồn
nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập
khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng


xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc,
chứ không phải là mức thuế suất 0% trong Hiệp định EVFTA.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, phần lớn DN Việt Nam hiện nay
còn thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu đặt ra hàng đầu của
EU đối với bất kỳ hàng hóa tham gia vào thị trường này. Do vậy, để có thể khai
thác được lợi ích từ Hiệp định EVFTA, Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy
tắc về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA.
Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị
trường EU vẫn cịn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh
an toàn thực phẩm của thị trường EU. Điển hình là mặt hàng nơng sản, dù Hiệp
định EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng
nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế, do tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch
bảo quản chưa tốt.
3, Giải pháp thực thi
Để tận dụng được tối đa những lợi ích mà EVFTA có thể mang lại, Việt Nam nói
chung và các DN Việt Nam nói riêng cần chú trọng những vấn đề sau:
Về phía Nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, cải thiện mô trường kinh doanh,
đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, hồn thiện thể chế
kinh tế thị trường nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết tâm của nước ta
khi chấp nhận các “luật chơi” quốc tế, nhất là thị trường các nước phát triển như
EU.
- Xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn và quy hoạch phát triển các ngành, nơng
nghiệp, cơng nghiệp phụ trợ. Với nguồn lực có hạn, Việt Nam cần phải tập trung

phát triển các ngành Nông nghiệp và cơng nghiệp phụ trợ mũi nhọn mà mình có
khả năng như: sản phẩm nơng nghiệp nhiệt đới, thủy hải sản; dệt may, giày dép và
lắp ráp...
- Có chiến lược để chủ động tiếp cận, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thời
đại. Đặc biệt nắm bắt các loại sản phẩm đặc trưng như: trí tuệ nhân tạo robot thơng
minh, cơng nghệ 5G… Trong số đó, ngành may mặc – thế mạnh của Việt Nam,
phải đối mặt với nhu cầu cá biệt hóa sản phẩm và nguy cơ bị robot thơng minh
thay thế. Theo đó, cần xây dựng những giải pháp tổng thể nhằm phát triển nguồn



×