Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

những vấn đề chính sách ưu đãi đối với người có công tại tp.hcm- thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.45 KB, 148 trang )


1


SỞ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
__________ __________





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2004
(KHOA HỌC – XÃ HỘI – NHÂN VĂN)




TÊN ĐỀ TÀI:


NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP














Tháng 9-2007

2











































NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
__________________________________________________

1. NGUYỄN VĂN XÊ, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội – Chủ nhiệm đề tài.
2. VÕ THỊ BẠCH TUYẾT, Nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội.
3. Ths. HOÀNG VĂN LỄ, Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay xây dựng
Đảng.

4. Ths. NGUYỄN THỊ VIỆT THÙY, Phó Chủ tòch Ủy ban nhân dân
huyện Bình Chánh.
5. Ths. LÊ THỊ NGỌC SƯƠNG, Phó Chủ tòch Hội đồng nhân dân
quận 10.
6. ĐẶNG VĂN MINH, Nguyên Trưởng phòng Chính sách cho người
có công – Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
7. Ths. VÕ TRUNG TÂM, Chánh Văn phòng Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội.
8. HUỲNH THANH KHIẾT, Trưởng phòng Chính sách cho người có
công – Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
9. TRẦN HIẾU LIÊM, Giám đốc Trung tâm Dòch vụ việc làm thành
phố.
10. TRẦN NGỌC SƠN, Phó Trưởng phòng Tổ chức-Cán bộ – Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội.
11. TRẦN THANH HOÀNG, Phó Trưởng phòng Chính sách cho người
có công – Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
12. HỒ THỊ HỒNG, Giám đốc Trung tâm Dưỡng lão Thò Nghè – Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội.
13. HUỲNH THỊ ĐÔNG THỦY, Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tài
chính – Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
14. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ, Chuyên viên Văn phòng Ban chỉ đạo
Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG .…
4
1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với
người có công ……………………………………………………………………………………………………


5
2. Xác đònh đối tượng và phạm vi nghiên cứu ….……………………………………… 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ
CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………………………………… ……

13
I. THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG ……………………….………….……… 14
1. Phân tích thực trạng (qua điều tra) …………………………………………….……….…… 14
2. Sự chung sức giúp đỡ của cộng đồng cho người có công ….……………. 24
II. THỰC TRẠNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG ……….…… 28
1. Thực trạng đời sống vật chất của hộ chính sách ….………………….………… 28
2. Sự quan tâm của gia đình đối với người hưởng chính sách có
công ………………………………………………………………………………………………………………………

36
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CỦA
NHÀ NƯỚC VÀ SỰ HỖ TR CỦA TOÀN XÃ HỘI ……………….….……….

42
I. CÁC CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC ……………………………………………………………………………………………………………….…
42
1. Những chủ trương của Đảng ………………………………………………………………………. 42
2. Những chính sách, qui đònh của Nhà nước …………………………………….…… 44
3. Những bất cập trong việc thực hiện các chính sách ưu đãi của
Nhà nước đối với người có công ……………………………………………………………….

49
II. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ………. 50

1. Hoạt động, chỉ đạo của cấp sở, ban, ngành có liên quan ……………… 50

4
2. Hoạt động thực thi của phòng Lao động-Thương binh và Xã hội
quận-huyện, phường-xã …………………………………………………………….…………………

52
III. CÁC GIẢI PHÁP MANG TÍNH XÃ HỘI HÓA ……………………………… 53
1. Chương trình vận động xây dựng nhà tình nghóa …………………….………… 54
2. Chương trình ổn đònh đời sống thương binh, bệnh binh có tỉ lệ
mất sức lao động từ 81% trở lên (thương binh, bệnh binh nặng) ở
gia đình ……………………………………………………………………………………………………………….


58
3. Chương trình xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghóa ………………….………………. 59
4. Chương trình tặng sổ tiết kiệm tình nghóa ………………………….………………… 60
5. Chương trình chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt só già yếu cô đơn, phụng
dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, đỡ đầu con liệt só mồ côi ……….

60
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG HIỆN NAY ……….……

61
1. Những mặt tích cực ………………………………………………………………………….……………. 61
2. Những mặt khó khăn tồn tại …………………………………………………….……….…….… 62
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ BỔ SUNG, ĐIỀU
CHỈNH NHỮNG CHÍNH SÁCH CHĂM LO CHO NGƯỜI CÓ
CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY …………



65
I. CÁC QUAN ĐIỂM CHUNG VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ………….……… 65
A- Các quan điểm chung …………………………………………………………………………….……… 65
B- Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………….……………………………… 66
II. ĐỀ XUẤT VIỆC CHỈNH SỬA NHỮNG ĐIỀU CHƯA HP LÝ
HOẶC CHƯA PHÙ HP VỚI HOÀN CẢNH CỤ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH …………………………………………………………………….


68
1. Mở rộng diện hưởng trợ cấp hàng tháng ………………………………….…………… 68
2. Về chế độ nhà ở, đất ở …………………………………………………………………….…………… 69

5
3. Điều chỉnh kòp thời mức trợ cấp ……………………………………………………………… 69
4. Có chương trình đào tạo, sử dụng nhân tài, thực hiện việc nâng
trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và tạo việc làm ………….…….

70
III. ĐỀ XUẤT BỔ SUNG MỚI TRONG CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ
CÔNG ………………………………………………………………………………………………………………….

71
1. Sửa đổi chính sách “ưu đãi” thành chính sách “tôn vinh người có
công” ……………………………………………………………………………………………………………………

71
2. Đề xuất bổ sung một số chính sách cơ bản ……….………………….……………… 71

3. Thực hiện chủ trương xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghóa” …………….… 75
4. Kinh tế phát triển hỗ trợ tạo điều kiện cụ thể và tích cực hơn
thực hiện chính sách người có công …………………………………………………………

75
5. Nghiên cứu hệ thống chính sách đối với người có công trong xây
dựng đất nước ……………………………………………………………………………………………………

77
6. Từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện chính
sách người có công ……….………………….……………………………………………………………

77
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………….………….
79
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………………………. 83
NHỮNG Ý KIẾN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐÃ
ĐƯC THÀNH PHỐ VÀ TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN …………………………

84
BẢNG TỔNG HP XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
HƯỞNG CHÍNH SÁCH CÓ CÔNG ………………………………….………………………………

86
TỔNG HP Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA VỀ CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG …………………………………………………………………….

91
BÁO CÁO TỔNG HP CÁC MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI CÓ
CÔNG CÁCH MẠNG …………………………………….………………………………………………………


97
BIÊN BẢN HỘI THẢO ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO ĐỀ TÀI …………….… 105
CÁC SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ MINH HỌA ……………………………………….……….… 110

6
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO …………………………………………………… ……………………………… 122

7
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG

Trong lòch sử cận đại của dân tộc ta, cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc là một cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài,
gian khổ, ác liệt… do kẻ thù gây ra. Đã có biết bao đồng bào, đồng chí
anh dũng hy sinh trong chiến đấu, công tác, trong đấu tranh chính trò trực
diện với quân thù, hoặc bò đòch bắt tra tấn tù đày dẫn đến tàn phế tật
nguyền. Hậu quả của cuộc chiến đối với dân tộc ta hết sức nặng nề.
Chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần cho thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt só và những người có công với cách mạng là một trong
những chính sách đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, ngay
từ những ngày đầu thành lập nước, trong điều kiện đất nước còn nhiều
khó khăn, Chủ tòch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 20/SL ngày 16 tháng 2
năm 1947 ban hành chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử só, mở đầu
cho sự ra đời hệ thống chính sách đối với người có công với cách mạng.
Trong 60 năm qua, hệ thống chính sách ấy đã nhiều lần được bổ
sung, sửa đổi qua từng thời kỳ cách mạng cho phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội và đời sống chung của nhân dân. Ngày 29/8/1994 Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa IX thông qua và ngày 11/9/1994, Chủ tòch
nước đã ký Lệnh số 36/L-CTN công bố: “Pháp lệnh qui đònh danh hiệu

vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và ‘Pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt só và gia đình liệt só, thương binh, bệnh
binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng”.
Các Pháp lệnh này và những văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính
phủ, của các ngành chức năng thể hiện sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta trong việc thực hiện truyền thống “uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc ta. Các đối tượng có công được chăm sóc đầy đủ và
toàn diện trên các lónh vực từ nhà ở, đất đai đến nuôi dưỡng, điều dưỡng,
giáo dục, y tế… Những chính sách ấy thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với hàng triệu đồng bào, chiến só đã

8
hy sinh xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên
của nhân dân.
Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975, tuy còn gặp muôn vàn khó khăn
thử thách, nhưng Đảng bộ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã
khơi dậy và phát huy truyền thống dân tộc với đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, vận dụng sáng tạo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, cố gắng thực hiện đầy đủ và kòp thời các chế độ ưu đãi đối với
người có công với cách mạng; phát động sâu rộng phong trào “đền ơn
đáp nghóa” trong nhân dân nhằm giúp đỡ các gia đình chính sách từng
bước khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống về vật chất cũng như về tinh
thần.
Tính đến tháng 8 năm 2007, thành phố có 171.111 người hưởng chế
độ ưu đãi đối với người có công, gồm 16.745 thương binh, 2.436 bệnh
binh, 14.486 người hưởng tuất liệt só, 61.876 người tham gia hoạt động
kháng chiến, 12.347 người có công giúp đỡ cách mạng, 2.051 Bà mẹ Việt
Nam anh hùng (trong đó có 274 mẹ còn sống), 307 cán bộ lão thành cách
mạng, 672 cán bộ tiền khởi nghóa…
Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của Đảng, Nhà nước và cộng

đồng, đến nay Thành phố đã cấp trên 12.000 căn nhà cho đối tượng là
người có công, xây tặng 15.579 căn nhà tình nghóa cho gia đình diện
chính sách. Toàn bộ số thương binh nặng được phường-xã, gia đình đón
về nhà sinh sống; được ưu tiên cấp đất, cấp nhà, hỗ trợ vốn để kinh
doanh, hỗ trợ học tập văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm… Các đơn vò
kinh tế, đoàn thể nhận phụng dưỡng suốt đời cho 274 Bà mẹ Việt Nam
anh hùng, nhận đỡ đầu chăm sóc thương binh nặng và cha mẹ liệt só già
yếu neo đơn.
Những nỗ lực trong quá trình triển khai và thực hiện các chính sách
ưu đãi đối với người có công đã mang lại cho đối tượng hưởng chính sách
cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng ổn đònh, tăng thêm niềm tin đối
với Đảng và Nhà nước.

9
1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với
người có công
1.1- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công
với cách mạng
- Thương binh, bệnh binh, liệt só là những người con ưu tú đã vì Tổ
quốc, vì nhân dân, vì cuộc sống hạnh phúc của mỗi chúng ta mà hy sinh
xương máu. Sự hy sinh này là vô giá, nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
Đảng, Nhà nước và nhân dân cũng phải biết ơn, phải báo đáp, phải chăm
sóc với chính sách ưu đãi, đảm bảo cho họ được “yên ổn về vật chất, vui
vẻ về tinh thần”.
- Chính sách ưu đãi đối với người có công phải phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước và hài hòa với các mối quan hệ xã hội
khác. Nhưng trước hết, phải đảm bảo được những nhu cầu thiết yếu của
những người mất hầu như hoàn toàn khả năng lao động, những người có
nhiều cống hiến; đảm bảo việc phục hồi chức năng sinh hoạt, lao động và
nghề nghiệp; đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người hưởng chính

sách và gia đình họ; tạo điều kiện để thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
só có việc làm phù hợp và làm việc có kết quả (qua những ưu đãi của Nhà
nước về ruộng đất, vốn, thuế, về giáo dục và đào tạo, về việc làm, bao
tiêu sản phẩm…).
- Chính sách đối với người có công phải được thực hiện trên cơ sở
phát huy, vận dụng phương châm “Nhà nước, nhân dân và đối tượng cùng
làm”. Trong đó chính sách của Nhà nước (gồm chính sách của Trung
ương và những ưu đãi của đòa phương) đóng vai trò chủ đạo, vai trò đòn
bẩy; phong trào “đền ơn đáp nghóa” của nhân dân có vai trò quan trọng,
thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Bản thân người hưởng chính sách có vai trò quyết đònh trong việc nâng
cao đời sống của mình và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội từ chính
sách ưu đãi của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng đem lại. Thiếu sự
nỗ lực này thì chính sách của Nhà nước có ưu việt, sự tiếp sức của cộng
đồng dù có kòp thời cũng không đem lại kết quả mong muốn.

10
1.2- Quan điểm chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh bổ sung các chính
sách ưu đãi đối với người có công với đất nước qua các thời kỳ cách
mạng
1.2.1- Từ những chính sách đối với thương binh, gia đình liệt só
được ban hành trong những ngày đầu Kháng chiến chống thực dân Pháp,
sau năm 1954, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt só
đã được bổ sung, sửa đổi nhiều điểm hết sức cơ bản… (bằng các Nghò đònh
số 18/NĐ và 19/NĐ ngày 17/11/1954 của Liên Bộ Thương binh - Y tế -
Quốc phòng -Tài chính và Điều lệ ưu đãi thương binh, dân quân, du kích,
thanh niên xung phong bò thương tật, Điều lệ ưu đãi bệnh binh, Điều lệ ưu
đãi liệt só ban hành kèm theo Nghò đònh 980/TTg ngày 27/7/1956 của Thủ
tướng Chính phủ) mà các nội dung chủ yếu là:
- Chế độ phụ cấp thương tật 6 hạng (thay thế chế độ hưu bổng

thương tật) qui đònh điều kiện, tiêu chuẩn và chế độ phụ cấp thương tật
đối với thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bò thương
tật.
- Đònh nghóa liệt só thay cho qui đònh về tử só, theo đó bằng “Tổ
quốc ghi công” do Thủ tướng Chính phủ cấp thay vì bằng “Tổ quốc ghi
ơn” do Bộ Thương binh - Cựu binh hoặc bằng “Tổ quốc ghi công” do Bộ
Quốc phòng cấp.
- Qui đònh tiền tuất một lần và trợ cấp khó khăn cho gia đình liệt só.
- Qui đònh bổ sung chế độ ưu đãi thương binh, gia đình liệt só về
việc làm, khám chữa bệnh, cung cấp phương tiện chuyên dùng, miễn
giảm vé tàu xe…
- Qui đònh về cất bốc, qui tập mộ liệt só, xây dựng nghóa trang.
- Qui đònh ưu đãi thương binh, gia đình liệt só.
1.2.2- Ngày 30 tháng 10 năm 1964, Nghò đònh số 161/CP của Hội
đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời “Về các chế độ đãi ngộ quân
nhân, quân nhân dự bò, dân quân tự vệ ốm đau, bò thương hoặc chết, trong
khi làm nhiệm vu”ï đánh dấu sự ra đời của chính sách thương binh liệt só
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với những nội dung chủ yếu là:

11
- Qui đònh chế độ trợ cấp thương tật 8 hạng đối với quân nhân,
quân nhân dự bò, dân quân tự vệ và công nhân viên chức bò thương trong
chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ và được chia làm 2
loại: loại A (bò thương vì chiến đấu với đòch hoặc anh dũng làm nhiệm vụ
xứng đáng nêu gương cho đơn vò học tập) loại B (bò thương trong luyện
tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và
sản xuất).
- Qui đònh chế độ tiền tuất liệt só (gồm trợ cấp một lần và trợ cấp
hàng tháng).
Các nội dung ưu đãi về hưởng thụ văn hóa, giáo dục và đào tạo,

dạy nghề, việc làm, y tế, tàu xe vẫn được thực hiện.
Khi cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở rộng ra cả nước,
chính sách thương binh liệt só được bổ sung, sửa đổi gồm những nội dung
chính sau:
- Bổ sung đối tượng là thương binh, liệt só (thanh niên xung phong,
dân công hỏa tuyến, lực lượng vận tải, cán bộ chủ chốt xã, y tế xã, …) bò
thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Qui đònh giải quyết việc làm cho thương binh: đào tạo, tuyển
dụng, quy đònh các cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận thương
binh vào làm việc theo tỷ lệ 5% biên chế của mình.
- Sửa đổi một số điểm trong chính sách đãi ngộ thương binh, gia
đình liệt só cho phù hợp với hoàn cảnh và tính chất toàn dân, toàn diện
với cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Xác đònh và cụ thể hóa phương châm “Nhà nước, nhân dân và đối
tượng cùng làm” công tác thương binh liệt só và trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân đối với công tác thương binh liệt só.
- Phát động phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình
liệt só.
Như vậy trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở miền Bắc đồng thời
tồn tại hai hệ thống trợ cấp:

12
 Thương binh, liệt só thời kỳ Kháng chiến chống Pháp vối chế độ
phụ cấp thương tật 6 hạng đối với thương binh, dân quân, du kích, thanh
niên xung phong bò thương tật và chế độ trợ cấp khó khăn đối với thân
nhân liệt só.
 Thương binh, liệt só thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ với chế độ
trợ cấp thương tật 8 hạng đối với quân nhân, quân nhân dự bò, dân quân
tự vệ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, lực lượng vận tải, cán
bộ chủ chốt xã, y tế xã… bò thương và chế độ trợ cấp tiền tuất đối với thân

nhân liệt só (trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng).
1.2.3- Sau ngày 30/4/1975, cùng với các chính sách xã hội khác,
chính sách thương binh liệt só đã có sự kế thừa, phát triển và thành hệ
thống hoàn chỉnh được thực hiện trong cả nước:
- Ở các tỉnh phía Nam thực hiện chính sách thương binh, liệt só theo
Nghò đònh số 08/NĐ-76 ngày 17/6/1976 của Hội đồng Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, trong đó qui đònh đối
tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh liệt só, chế độ trợ cấp và các chế
độ ưu đãi đối với những người tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến
đãø bò thương hoặc hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
- Ở các tỉnh phía Bắc, Nhà nước chủ trương tiếp tục giải quyết một
số vấn đề chưa hợp lý về chính sách thương binh liệt só do lòch sử để lại,
như điều chỉnh một số trường hợp là thương binh, thân nhân liệt só thuộc
diện hưởng trợ cấp một lần trước đây sang hưởng trợ cấp hàng tháng,
thống nhất chế độ tiền tuất liệt só đối với thân nhân liệt só các thời kỳ
(Thông tư số 24/TBXH ngày 19/3/1984 của Bộ Thương binh và Xã hội),
thực hiện chế độ trợ cấp đối với thân nhân của nhiều liệt só (Thông tư số
17/TBXH ngày 7/11/1983 của Bộ Thương binh và Xã hội).
- Ban hành Quyết đònh bổ sung đối với người có công giúp đỡ cách
mạng (Quyết đònh số 208/CP ngày 20/7/1977 của Hội đồng Chính phủ,
chế độ đối với bệnh binh; Quyết đònh số 78/CP ngày 13/4/1978 của Hội
đồng Chính phủ).

13
- Qui đònh đối tượng, tiêu chuẩn xác nhận thương binh, liệt só trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghóa vụ quốc tế (Quyết
đònh số 301/CP ngày 20/9/1980 của Hội đồng Chính phủ).
- Bổ sung, sửa đổi về xác đònh đối tượng, căn cứ hưởng trợ cấp, …
và thực hiện thống nhất chính sách thương binh liệt só trong cả nước (Nghò

đònh số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Chính phủ).
1.2.4- Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với những giải pháp tình thế
để tháo gỡ khó khăn, ổn đònh đời sống thương binh, gia đình liệt só, xử lý
những phát sinh và trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học,
Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh qui đònh danh hiệu vinh dự Nhà nước
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách
mạng, liệt só và gia đình liệt só, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (goi chung là Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng). Ngày 29/4/1995 Chính phủ đã ban
hành Nghò đònh số 28/CP hướng dẫn thi hành hai Pháp lệnh.
Mặc dù một số vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết,
nhưng với việc ban hành hai Pháp lệnh nêu trên, lần đầu tiên nội dung ưu
đãi thương binh, liệt só và người có công đã được pháp luật hóa, đời sống
thương binh và gia đình liệt só được cải thiện và tạo tiền đề để đẩy mạnh
công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt só và người có công với cách
mạng. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thể hiện đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với người có công
trong thời kỳ đổi mới. Pháp lệnh đã kế thừa những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, những điểm ưu việt trong các chính sách đối với người có
công trong thời kỳ trước và khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý để
phát triển thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh, hiệu lực pháp lý cao, tạo
ra cơ sở luật pháp để tổ chức thực hiện. Hai Pháp lệnh này đã nhanh
chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, đối tượng chính sách
phấn khởi, tăng thêm niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.
1.2.5- Ngoài những chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần cho các gia đình chính sách, Đảng và Nhà nước ta luôn

14
thể hiện lòng biết ơn của đất nước đối với những người đã anh dũng hy
sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Để ghi nhớ công ơn của những người con quê hương hy sinh vì độc
lập, thống nhất của Tổ quốc, vì tự do và cuộc sống yên bình của mọi
người, nhiều xã-phường đã lập nhà bia ghi tên liệt só. Nhà bia ghi tên liệt
só được đặt tại các trung tâm văn hóa của xã-phường hoặc trong khuôn
viên di tích… Nhiều đòa phương xây dựng bia, tượng, phù điêu ghi nhớ
những sự kiện lòch sử oai hùng.
Vào các ngày lễ-tết, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân
dân đòa phương tới đây để thắp hương tưởng niệm các liệt só. Nguồn kinh
phí xây dựng nhà bia là do ngân sách và nhân dân trong xã-phường đóng
góp.
Do đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân và nguyện vọng chính
đáng của các gia đình liệt só, nên việc xây dựng nhà bia ghi tên liệt só đã
nhanh chóng phát triển ở các đòa phương và trở thành công trình văn hóa
lòch sử của đất nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước đã có
2.108 nhà bia được xây dựng ở cấp xã-phường, trong đó một số tỉnh xây
dựng được nhiều nhà bia như: Thanh Hóa (350 nhà bia), Hà Tónh (174
nhà bia), Hà Tây (158 nhà bia), Nghệ An (117 nhà bia), Thái Nguyên
(107 nhà bia)…
Thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 6 năm 2006, đã có 57 nhà
bia ghi danh liệt só. Đây là một trong những công trình trọng điểm của
thành phố để chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Đặc biệt, thành phố Hồ
Chí Minh đã xây dựng Đền Bến Dược tại huyện Củ Chi (là một trong
những vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng trong thời Kháng chiến chống
Mỹ), nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức uống nước nhớ
nguồn cho thế hệ mai sau. Đây thực sự đãø trở thành một đòa điểm thiêng
liêng và nổi tiếng, là điểm đến của nhiều đoàn khách tham quan trong và
ngoài nước khi đến thành phố.
1.3- Trách nhiệm xã hội đối với người có công

15

Đảng và nhà nước ta luôn đònh hướng, động viên, khuyến khích,
ủng hộ phát động các phong trào quần chúng cùng tham gia chăm sóc
người có công, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp ở cộng đồng dân cư. Sự
giúp đỡ chăm lo này là nguồn động viên tiếp sức cho các đối tượng chính
sách vươn lên làm chủ bản thân mình, làm chủ cuộc sống, tiếp tục đóng
góp cho xã hội. Phương châm: “Nhà nước, nhân dân và đối tượng cùng
làm” (Nhà nước có vai trò chủ đạo, cộng với sự hỗ trợ vô cùng quan trọng
của nhân dân và nhất là sự nỗ lực của chính bản thân đối tượng chính
sách mang tính quyết đònh) là phương thức tổ chức vững chắc trong thực
hiện chính sách ưu đãi người có công vừa qua.
Các tổ chức đoàn thể quần chúng phải đóng vai trò quan trọng
trong các phong trào đền ơn đáp nghóa. Người Việt Nam luôn sống với
đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, và có truyền thống “lá lành đùm lá
rách”, luôn ghi nhớ sự hy sinh to lớn của các liệt só, gia đình có công, do
vậy các đoàn thể và nhân dân đã và tiếp tục là lực lượng tiên phong đóng
góp vật chất và tinh thần cho phong trào này. Sự quan tâm hỗ trợ chăm lo
của cộng đồng dân cư cũng rất đa dạng, trong từng khu phố, xóm ấp, bà
con luôn thể hiện tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn;
những gia đình chính sách, thương binh, liệt só, Bà Mẹ Việt Nam anh
hùng luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ đầy nghóa tình này.
Tuy nhiên, ngoài sự giúp đỡ, quan tâm của Nhà nước, đoàn thể và
cộng đồng dân cư, chính bản thân đối tượng và gia đình chính sách phải
có những cố gắng, nỗ lực vượt khó – đây là nhân tố quyết đònh nhất. Dân
tộc ta luôn có quan niệm gia đình đóng vai trò quan trọng bậc nhất, là cái
nôi để từng thành viên trong gia đình cùng chung sống, lớn lên, phát
triển. Sự nỗ lực phấn đấu, giúp đỡ giữa các thành viên trong gia đình luôn
là nguồn động viên lớn nhất đối với những người hưởng chính sách, tạo
môi trường sinh hoạt, lao động tiếp tục đóng góp cho xã hội.
2. Xác đònh đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1- Đối tượng nghiên cứu


16
Hiện nay, thành phố có 172.696 người hưởng chế độ ưu đãi đối với
người có công, trong đó có 47.132 người hưởng trợ cấp hàng tháng. Trong
chuyên đề nghiên cứu này chỉ tập trung vào 5 đối tượng chính sách có
công mang tính tiêu biểu phổ biến (số người chiếm tỷ lệ lớn) bao gồm:
- Thân nhân liệt só đang hưởng trợ cấp hàng tháng : 10,15%.
- Người có công giúp đỡ cách mạng : 7,06%.
- Người hoạt động kháng chiến đã hưởng trợ cấp : 37,42%.
- Thương binh : 10,42%.
- Bệnh binh : 1,25%.
Đây là 5 diện lớn mang tính tiêu biểu, đại diện cho các diện chính
sách khác trên đòa bàn Thành phố.

17
2.2- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trên một số phường-xã có tính
tiêu biểu: là vùng căn cứ kháng chiến cũ, có nhiều diện chính sách; là
vùng sâu, vùng xa nơi mà đời sống diện chính sách còn gặp khó khăn.
Nhóm tác giả thực hiện việc điều tra sâu tại 11 phường-xã của 7 quận-
huyện với tổng số 600 hộ diện chính sách, chia ra như sau:
- Phường Phú Hữu, quận 9 : 50 phiếu.
- Phường Long Trường, quận 9 : 50 phiếu.
- Phường Long Phước, quận 9 : 50 phiếu.
- Phường An Phú Đông, quận 12 : 50 phiếu.
- Xã Vónh Lộc A, huyện Bình Chánh : 100 phiếu.
- Xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi : 100 phiếu.
- Xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè : 50 phiếu.
- Xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè : 50 phiếu.
- Phường 11, quận 6 : 25 phiếu.

- Phường 12, quận 6 : 25 phiếu.
- Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn : 50 phiếu.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu tiếp xúc ghi nhận các phản ánh từ thực
tiễn, qua theo dõi việc thực hiện chính sách ở các cơ quan thi hành chính
sách như Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh, các quận-huyện trên đòa bàn nghiên cứu; các phản ánh từ báo
chí, hội nghò tổng kết và dư luận xã hội.

18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hơn 30 năm qua kể từ ngày Thành phố được giải phóng, trong điều
kiện đất nước sau chiến tranh, đời sống của đa số cán bộ nhân dân thành
phố không tránh khỏi khó khăn thiếu thốn. Trong đó, số thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt só, người hoạt động kháng chiến, người có công
giúp đỡ cách mạng, mặc dù được Nhà nước và xã hội chăm lo, song có
lúc gặp nhiều khó khăn bức xúc, ngay cả những vấn đề cơ bản như việc
làm, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, học hành Công tác thực hiện chính sách
đối với người có công luôn đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kòp
thời. Phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ta “uống nước nhớ
nguồn”, “ăên quả nhớ người trồng cây”, Đảng bộ và Chính quyền thành
phố đã vận dụng tích cực phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, “Trung ương và đòa phương cùng lo”. Thành phố và quận-huyện
đều có quỹ dự phòng để đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách do nhà
nước quy đònh cấp phát cho các đối tượng có công. Đồng thời, các đoàn
thể quần chúng liên tục phát động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức
kinh tế - xã hội tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghóa chăm
sóc thương binh, gia đình liệt só, gia đình có công với cách mạng. Pháp

lệnh ưu đãi người có công đã khắc phục được một số bất hợp lý về tương
quan giữa các mức trợ cấp hàng tháng, như sự khác biệt giữa mức trợ cấp
thương binh hưởng lương và thương binh hưởng sinh hoạt phí, giữa thương
binh đang công tác và thương binh về gia đình.
Tuy nhiên, phong trào chăm sóc người có công với cách mạng còn
chưa đồng đều do phụ thuộc chủ yếu vào sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan
tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể của mỗi đòa phương.
Nguồn hỗ trợ huy động từ cộng đồng xã hội, tuy đã rất cố gắng nhưng
không thể đảm bảo về vật chất cho số lượng lớn người có công, đặc biệt
là ở các đòa phương có đông đối tượng chính sách, các vùng sâu vùng xa,

19
vùng căn cứ cách mạng. Mặt khác, chế độ trợ cấp chính sách ở mức thấp
không thực sự là nguồn hỗ trợ cơ bản của những người có công (hầu hết
bò hạn chế về sức khỏe, kiến thức làm ăn, về việc làm và học hành cho
con em mình). Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng vẫn chưa theo kòp những
thay đổi với mức chung của xã hội.
I. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Phân tích thực trạng (qua điều tra)
Để có cơ sở phân tích hiện trạng đời sống thực tế của những người
có công đang hưởng chính sách có công trên đòa bàn thành phố, nhóm
nghiên cứu đề tài khoa học đã tổ chức thực hiện cuộc điều tra ở 600 hộ
gia đình có công, mà đại diện là:
- Gia đình liệt sỹ : 211 hộ.
- Gia đình có công cách mạng : 142 hộ.
- Gia đình có người hoạt động kháng chiến : 67 hộ.
- Gia đình có người là thương binh : 108 hộ.
- Gia đình có người là bệnh binh : 48 hộ.
- Gia đình có công khác : 24 hộ.
Cụ thể ở khu vực nội thành là 50 hộ thuộc hai phường 11 và 12

quận 6; 200 hộ ở khu vực đô thò mới là bốn phường Phú Hữu, Long
Phước, Long Trường của quận 9 và phường An Phú Đông - quận 12; 350
hộ thuộc khu vực ngoại thành: xã Vónh Lộc A - huyện Bình Chánh, xã An
Nhơn Tây - huyện Củ Chi, xã Bà Điểm - huyện Hóc Môn, xã Hiệp
Phước, Phước Kiển - huyện Nhà Bè. Đây là những đòa phương mà số
lượng gia đình có công chiếm tỷ lệ cao so với những đòa phương khác.
Các tiêu chí khảo sát bao gồm: tình trạng nhà ở, các loại tiện nghi
sinh hoạt, điều kiện sản xuất kinh doanh và thu nhập đời sống của các gia
đình chính sách này. Tuy mẫu nghiên cứu nhỏ, chỉ chiếm tỷ lệ 0,34% so
tổng số người diện có công, nhưng phần nào thể hiện được thực trạng đời
sống của những người có công đang hưởng chính sách ưu đãi của nhà
nước.

20
Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:
1.1- Về tình trạng nhà ở của người có công
1.1.1- Về cấu trúc nhà ở
Đơn vò tính: %
Cấu trúc nhà ở Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Nhà kiên cố 32 36,5 7,71
- Nhà bán kiên cố 48 55 79,14
- Nhà cấp 4 12 5 6,57
- Nhà tạm bợ 8 3,5 2,85
1.1.2- Tình trạng sở hữu nhà ở
Đơn vò tính: %
Tình trạng sở hữu Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Sở hữu tư nhân 90 57,5 76,28
- Nhà ở thuê 02
- Nhà ở nhờ 08 0,5
- Nhà tình nghóa 38 22,57

- Nhà tình thương 04 1,14
1.2.3- Chất lượng nhà ở
Đơn vò tính: %
Chất lượng nhà ở Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Nhà bò dột 24 3,5 5,42
- Nhà hư hỏng 12 20 8,28
- Nhà trong diện giải tỏa 08 0,5 0,28
1.1.4- Diện tích sử dụng của các căn hộ gia đình có công
Đơn vò tính: %
Diện tích nhà ở Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Dưới 30 m
2
18 5,5 10,57
- Dưới 50 m
2
28 32,5 27,14

21
- Dưới 100 m
2
40 37 42,18
- Trên 100 m
2
14 25 20
Số liệu trên cho chúng ta có nhận đònh rằng: Đại bộ phận người có
công đều có nhà cửa ổn đònh, trong khu vực nội thành và khu đô thò mới
tỷ lệ nhà kiên cố trên 30%, riêng khu vực ngoại thành số nhà bán kiên cố
chiếm tỷ lệ cao 79,14% so với tổng số hộ điều tra ở khu vực ngoại thành.
Số nhà tạm bợ tuy chiếm tỷ lệ thấp, ở nội thành chiếm tỷ lệ 8%, khu vực
đô thò mới chiếm tỷ lệ 3,5%, ngoại thành chiếm tỷ lệ 2,85% trong tổng số

hộ được điều tra trong khu vực. Tuy nhiên, một số bộ phận người có công
chưa đủ điều kiện để xây dựng cho mình một căn nhà bán kiên cố, nếu
không có sự trợ giúp của nhà nước và các hoạt động tích cực của các
đoàn thể quần chúng.
Về tình trạng sở hữu nhà, đa số diện chính sách có công đều sở hữu
căn nhà của mình, số ở nhà thuê hoặc ở nhờ nhà bà con chiếm tỷ lệ rất
thấp, ở nội thành chiếm 10%, ở khu đô thò mới chỉ có 0,5%, riêng ở ngoại
thành thì không có hộ nào phải thuê nhà hoặc ở nhờ. Khu vực nội thành
hầu như không có nhà tình nghóa hoặc nhà tình thương do không có đất để
xây dựng. Khu đô thò mới và ngoại thành, số được cấp nhà tình nghóa, nhà
tình thương chiếm tỷ lệ cao, khu đô thò mới có đến 38% được cấp nhà tình
nghóa và 4% được xây nhà tình thương, khu vực ngoại thành có 22,57%
được cấp nhà tình nghóa và 1,14% được cấp nhà tình thương.
Qua kết quả trên và theo dõi chung, chúng tôi nhận đònh rằng khu
vực nội thành khó cấp nhà tình nghóa, nhiều đòa phương lúng túng khi có
nguồn quỹ để xây dựng nhà tình nghóa cho gia đình có công nhưng không
có đất để xây dựng nhà. Cần phải có chính sách riêng cho khu vực nội
thành trong vấn đề cấp nhà tình nghóa cũng như xây dựng nhà tình
thương.
Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy số hộ gia đình có công có diện
tích sử dụng dưới 30 m
2
chiếm tỷ lệ cao, khu vực nội thành có đến 18%,
khu đô thò mới chiếm 5,5%, khu vực ngoại thành chiếm 10,57%. Điều này

22
cho thấy một bộ phận không nhỏ gia đình có công chưa có khả năng cải
thiện nhà ở của mình.
Tình trạng nhà ở của phần đông gia đình chính sách cũng như các
hộ dân nghèo khác bò xuống cấp trầm trọng do không được duy tu, bảo

dưỡng, nhất là đối với những nhà tình nghóa, nhà tình thương do chất
lượng xây dựng kém vì kinh phí có hạn. Theo kết quả điều tra, ở nội
thành có đến 35%, khu đô thò mới chiếm 23,5% và ngoại thành có trên
13% nhà diện có công được điều tra bò hư hỏng cần phải có sự giúp đỡ
của nhà nước để sửa chữa lại. Trong nhiều năm qua, phong trào vận động
xây dựng quỹ đền ơn đáp nghóa đã được các tổ chức, cá nhân trên đòa bàn
thành phố tích cực hưởng ứng. Từ nguồn quỹ này, các quận-huyện đã
dành một phần lớn cho việc sửa chữa, chống dột nhà ở của các gia đình
có công. Tuy nhiên, việc sửa chữa chống dột được tổ chức làm đại trà cho
các gia đình chính sách có công, neo đơn, nên hiệu quả không cao. (Nhân
kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, lãnh đạo thành phố đã chỉ
đạo rà soát nhà tình nghóa hư hỏng và đã sửa chữa toàn bộ nhà hư hỏng
do quận-huyện đề nghò với kinh phí: 8.513.395.000 đồng).
Trong thời gian tới, cần có giải pháp cụ thể hơn, nên điều tra khảo
sát cụ thể về tình trạng nhà ở của các diện chính sách người có công; tập
trung nguồn lực giúp đỡ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chưa
có chỗ ở ổn đònh hoặc nhà bò hư hỏng nặng, nhất là những gia đình chính
sách neo đơn, có khó khăn về tài chính…
1.2- Tiện nghi sinh hoạt
1.2.1- Điện sinh hoạt
Đơn vò tính: %
Điện sinh hoạt Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Đường điện riêng 92 94 86,28
- Câu nhờ 8 5,5 13,42
- Không có điện 0,5 0,28

23
Ngành điện chưa có chính sách riêng trong việc cung cấp điện sinh
hoạt cho các gia đình có công cách mạng, một số hôï vẫn còn câu nhờ
điện qua hộ khác, từ đó họ phải trả tiền điện với giá cao, một số hộ

không có điện để sinh hoạt.
1.2.2- Nước sinh hoạt
Đơn vò tính: %
Nước sinh hoạt Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Sử dụng nước máy 82 24 4,85
- Nước giếng 10 63 91,42
- Nước đổi 8 0,5 1,14
- Nước sông, hồ 18,5 2,57
Nước sinh hoạt cũng là nhu cầu cấp thiết của người dân, người
trong diện có công vẫn còn ở khu vực không được cung cấp nước sạch
hoặc phải sử dụng nước ao hồ tự nhiên. Vấn đề này cần phải được các
cấp chính quyền xem xét và giúp đỡ cho các hộ chính sách.
1.2.3- Tiện nghi sinh hoạt
Đơn vò tính: %
Tiện nghi sinh hoạt Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Radio 28 26,5 30,28
- Tivi 98 80,5 87,42
- Xe đạp 80 64,5 70,57
- Xe máy 100 91,5 100
- Tủ lạnh 46 27,5 29,42
- Máy giặt 26 8 9,14
Về tiện nghi sinh hoạt gia đình, đa số người trong diện có công đều
có những tiện nghò tối thiểu như bao hộ dân khác, ở nội thành điều kiện
thuận lợi hơn ở ngoại thành và khu đô thò mới.
1.3- Điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh

24
Đơn vò tính: m
2


Điều kiện SXKD Nội thành Khu đô thò mới Ngoại thành
- Diện tích đất bình
quân
90,61 89,33
- Diện tích ruộng b/q 1.231 2.290
- Diện tích vườn b/q 475,59 471,6
- Diện tích ao, hồ b/q 774 65,71
Khu vực nội thành, đại bộ phận các gia đình có công đều không có
điều kiện để cho các hộ tự tổ chức sản xuất kinh doanh vì không có đất,
chỉ có một số ít diện chính sách có nhà ở mặt tiền cho thuê nhà để kinh
doanh, có thêm thu nhập cho gia đình.
Đối với các hộ gia đình có công ở khu vực đô thò mới và ngoại
thành, một số hộ có đất, có ruộng-vườn nên có điều kiện để cải thiện
thêm cuộc sống, như tổ chức sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng
trọt. Tuy nhiên, với số diện tích đất, ruộng, vườn, ao hồ bình quân cho
mỗi hộ gia đình ở khu đô thò mới và ngoại thành thì người lao động chỉ
trồng trọt là chính, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất
thấp; thống kê ở 500 hộ ngoại thành và khu đô thò mới, các gia đình có
công chỉ có 37 trâu, đàn bò thòt chỉ có 125 con, 60 con bò sữa. Về phương
tiện sản xuất tiểu thủ công nghiệp chỉ có 30 máy may, 3 máy vắt sổ. Điều
này cho thấy các hộ gia đình có công phần đông tham gia làm việc trong
khu vực nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp.
1.4- Về lao động, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ
Căn cứ số liệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố
đến cuối tháng 12/2005, các đối tượng chính sách người có công do
Thành phố quản lý có 172.696 người chiếm tỷ lệ khoảng 3% dân số thành
phố. Phân tích các số liệu cho thấy những đặc điểm về lao động, trình độ
văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ của những người có công tại thành
phố như sau:


25
1.4.1- Đa số người có công có độ tuổi cao và người ngoài tuổi lao
động như cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghóa, anh hùng
lực lượng vũ trang, nhân só trí thức, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng
chí tử tù, người hoạt động kháng chiến. Trong tổng số thương binh thì
thương binh chống Pháp và Mỹ chiếm tỷ lệ 76,67% (15.145/19.754), số
này phần lớn tuổi đã cao.
- Số người có công trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60 tuổi, nữ
từ 15 - 55 tuổi) chiếm tỷ lệ khoảng 52% (88.520 người) thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ số người trong tuổi lao động của dân số thành phố hiện nay là
66,18%.
Trong tổng số người có công tại Thành phố ở độ tuổi lao động có
17% (khoảng 15.000 người) thuộc đối tượng mất sức lao động, bệnh tật
do thương binh, tai nạn lao động đang hưởng chính sách.
Như vậy, trong tổng số người có công tại Thành phố, số người trong
tuổi lao động có khả năng tham gia được việc làm có thu nhập chỉ khoảng
58.000 – 60.000 người, trong đó các đối tượng là con, em trong độ tuổi
thanh niên thuộc đối tượng có công có 19.000 – 20.000 người.
1.4.2- Người có công tại thành phố trên 70% cư trú tại các quận ven
và ngoại thành có trình độ học vấn thấp (chỉ tính đối với những người có
công trong trong tuổi lao động); bao gồm tốt nghiệp cấp III: 20,67%; tốt
nghiệp cấp II: 21,23%; tốt nghiệp cấp I: 34,27% và chưa tốt nghiệp cấp I:
23,83%. Trình độ văn hóa bình quân của người có công, đặc biệt nhóm
người trong độ tuổi lao động hiện nay có tăng so với các năm trước,
nhưng vẫn còn khoảng 60% văn hóa trình độ dưới cấp II. Trình độ học
vấp thấp cùng với đặc điểm về tình trạng sức khỏe, thương tật là hạn chế
rất lớn đối với người có công trong việc học nghề và có việc làm thu
nhập ổn đònh hoặc có việc làm tại các doanh nghiệp trên đòa bàn thành
phố.
1.4.3- Theo số liệu chưa được đầy đủ về trình độ chuyên môn

nghiệp vụ của những người có công trong tuổi lao động, chỉ có khoảng
20% đã qua đào tạo (tỷ lệ này thấp so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

×