Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 130 trang )



1




Luận văn
Hoàn thiện pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam
hiện nay


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua một thế kỷ, dân tộc ta chìm trong chế độ nô lệ. Nhân dân ta
sống trong cuộc đời lầm than khổ nhục bởi áp bức, đè nén và bóc lột của thực
dân và nữa phong kiến. Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân
tộc. Con đường cách mạng mà Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn dẫn đến Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền
lập nên Nhà nước dân chủ kiểu mới. Ngay những ngày đầu khó khăn ấy, bản
luận cương chính trị của Đảng đã nêu khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” cùng
với “ nam nữ bình đẳng”. Người phụ nữ Việt Nam đổi đời toàn diện cả về vật
chất và tinh thần. Vị thế xã hội và chính trị của người phụ nữ từng bước được
nâng lên. Tài năng và nhân phẩm được tôn trọng và phát huy.
Ở thời kỳ hòa bình, xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo di huấn của Bác
Hồ, Đảng ta khởi xướng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập
quốc tế. Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào lực lượng sản xuất nói
chung và nền kinh tế tri thức nói riêng, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và


thay đổi diện mạo đất nước.
Từ đó đến nay, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm trong các văn kiện
qua các kỳ Đại hội. Nghị quyết đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
chỉ rõ:
Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật
chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ
thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ,
người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ
tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan
lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ,
trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh


3

chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân
phẩm phụ nữ [16, tr.120].
Nam nữ bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của con người.
Trong xã hội dân chủ, quyền này luôn đựơc coi trọng. Ở Việt Nam, chủ
trương bình đẳng giới được đề ra ngay từ khi Đảng Cộng sản ra đời. Chính
sách bình đẳng giới thật sự là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của chính sách phụ vận
qua các thời kỳ phát triển của nhà nước ta. Quyền bình đẳng giới đã được
Hiến định ngay từ Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước (1946). Vị trí, vai trò của
nữ giới được xã hội tôn trọng và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi để nữ
giới phát triển tài năng và tham gia hoạt động chính trị, hoạt động xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện và bảo vệ quyền bình đẳng giới bằng pháp
luật bên cạnh những ưu điểm và tiến bộ còn bộc lộ những tồn tại cần được
khắc phục nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Nhà
nước với vai trò quản lý và nắm quyền lực chung, Nhà nước có nhiệm vụ ban

hành, bổ sung nhằm hoàn chỉnh và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật bảo vệ
quyền bình đẳng giới của phụ nữ đối với nam giới về kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội trong gia đình và ngoài cộng đồng.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều qui định trong các văn bản qui
phạm pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, phòng chống
hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật Bình
đẳng giới, một số luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan. Tuy vậy,
việc hoàn thiện pháp luật đòi hỏi cần bổ sung một số điều luật mới đáp ứng
yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội đã phát sinh như: vấn đề quấy rối tình
dục, ngược đãi, ức hiếp vợ, lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình…Đồng
thời rà soát lại các văn bản dưới luật về chống văn hóa phẩm đồi trụy, về việc
sử dụng công nghệ cao nhằm trục lợi bất chính như games online đưa trẻ em
vào thế giới ảo. Tình hình bạo lực gia đình gia tăng và rất nghiêm trọng, mỗi
năm nạn nhân chết do bạo hành gia đình lên đến hàng trăm. Ngoài ra, còn có


4

cả những qui phạm pháp luật được ban hành với mục đích ban đầu nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ nhưng thực tế tác động của nó
mang lại cho phụ nữ không ít bất công, thiệt thòi như chế độ học phí, chế độ
nghỉ thai sản… Bên cạnh đó, một số chế tài pháp luật chưa nghiêm đối với
những hành vi vi phạm quyền, nhân phẩm phụ nữ, quyền trẻ em… Do đó,
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới là rất cần thiết.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất quan trọng, nhằm đưa ra những
quan điểm, giải pháp về vấn đề này góp phần giúp các cơ quan, tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước quan tâm hơn đối với việc hoàn thiện pháp luật về
bình đẳng giới, khắc phục những bất cập, tồn tại trong việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về bình đẳng giới trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng nhất của mục
tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi đây không chỉ là vấn đề nhận được sự
quan tâm chung của cộng đồng thế giới mà còn xuất phát từ đặc điểm Việt
Nam là một nước Châu Á, những hậu quả nặng nề của “trọng nam khinh nữ”
của chế độ phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống xã hội.
Ngày nay, phụ nữ chiếm hơn một nữa dân số cả nước, đang ngày càng
khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Vì vậy, bình đẳng giới luôn là nguyên tắc Hiến định trong pháp
luật nước ta: Điều 63 Hiến pháp 1992 qui định “công dân nữ và nam có quyền
ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình",
“nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ. Xúc phạm nhân phẩm
phụ nữ…”. Vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa quan trọng khi nước ta
đang bước vào giai đoạn mới của tiến trình đổi mới, khi chúng ta thực hiện
mục tiêu mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc
nghiên cứu về bình đẳng giới tiếp tục là đề taì được nhiều nhà khoa học quan
tâm, đi sâu nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị của người phụ nữ và tạo cơ
hội cho phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp cho sự nghiệp


5

đổi mới đất nước. Nhiều công trình, đề tài được công bố là cơ sở cho việc xây
dựng và hoàn thiện pháp lụât, chính sách dành cho phụ nữ, vì sự tiến bộ của
phụ nữ, phòng, chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ…
Một số công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu là: Lê Ngọc Hùng: “Xã
hội học về giới và phát triển”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000; TS
Ngô Bá Thành: “Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật
và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam”, xuất bản năm 2001; “Đưa vấn
đề giới vào phát triển: thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và

tiếng nói”, Nxb Văn hóa - Thông tin, năm 2001; Lương Phan Cừ: “Bình đẳng
giới- hiện trạng chính sách và pháp luật về bình đẳng giới”, xuất bản năm
2004; GS Lê Thi - Viện khoa học xã hội Việt Nam: “Gia đình, phụ nữ Việt
Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững”, Nxb Khoa học xã hội,
năm 2004; TS Đỗ Thị Thạch: “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2005;
Lê Ngọc Văn (chủ biên) - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình và
giới: “Nghiên cứu gia đình lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới”, Nxb Khoa
học xã hội, năm 2006; Viện Khoa học xã hội Việt Nam,Viện Khoa học xã hội
vùng Nam Bộ, Trung tâm Nghiên cứu giới và gia đình: “Giới, việc làm và đời
sống gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 2007; LS Trịnh Đình Thể: “Suy
nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật”, Nxb Tư pháp, năm 2007;
Dương Thị Ngọc Lan: “Hoàn thiện pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt
Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã
số: 60.38.01, năm 2000; Chu Thị Thoa: “Bình đẳng giới trong gia đình ở
nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay”, chuyên ngành Chủ nghĩa cộng
sản khoa học, mã số: 5.01.03, năm 2002; Đổ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp
luật về quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử
Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2004; Đặng Thị Ánh Tuyết:
“Bình đẳng giới ở nông thôn miền núi phía Bắc hiện nay”, Chuyên ngành Xã
hội học, mã số: 60.31.30; Hoàng Mai Hương: “Hoàn thiện pháp luật về quyền


6

chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên ngành Lý luận và lịch sử
Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01; Cao Quốc Việt: “Hoàn thiện pháp
luật phòng chống mua, bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay”, Chuyên
ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số: 60.38.01, năm 2006;
Nguyễn Thanh Sơn: “Hoàn thiện pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt

Nam hiện nay”, chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, mã số:
60.38.01, năm 2006; và nhiều bài viết đăng trên các tạp chí có liên quan.
Những công trình nêu trên chỉ mới đề cập một số khía cạnh này hoặc
khía cạnh khác liên quan đến bình đẳng giới và pháp luật về quyền của phụ
nữ. Trong đó đáng chú ý là công trình của Lương Phan Cừ mới chỉ nghiên
cứu chủ yếu về hiện trạng chính sách và pháp luật về bình đẳng giới. Công
trình này xuất bản năm 2004, đến nay thực trạng pháp luật về bình đẳng
giới đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu có hệ
thống về thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
bình đẳng giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất quan điểm và giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bình đẳng giới, hoàn thiện pháp luật về
bình đẳng giới.
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới; vì sự tiến
bộ của phụ nữ; nhận xét, đánh giá những thành tựu; những hạn chế trong xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới và nguyên nhân của những hạn
chế đó.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình
đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.


7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về bình đẳng

giới, một số khái niệm về bình đẳng giới, pháp luật về bình đẳng giới, nghiên
cứu thực trạng của quyền bình đẳng nam, nữ trong pháp luật Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình
đẳng giới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam
qua các giai đoạn và thực trạng pháp luật về bình đẳng giới hiện nay nhằm đề
xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới theo tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các Công ứơc
quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết về quyền bình đẳng nam, nữ; bình đẳng
giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ.
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học
Mác-Lênin;
Đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp;
Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Từ trước đến nay đã có một số tác giả bước bước đầu đã nghiên cứu
về pháp luật về bình đẳng giới, song những tác giả này chỉ mới đề cập một số
khía cạnh này hoặc khía cạnh khác. Vì vậy, đây là công trình mới nghiên cứu


8

có hệ thống lý luận thực trạng và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện

pháp luật về bình đẳng giới. Những đóng góp của luận văn thể hiện tập trung
ở các nội dung sau đây:
- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các quan điểm, tác giả đưa ra quan
điểm của mình về khái niệm giới, bình đẳng giới, khái niệm pháp luật về bình
đẳng giới, tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.
- Phân tích, nhận xét, đánh gía khái quát thực trạng pháp lụât về bình
đẳng giới.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo, vận dụng trong quá
trình xây dựng và hòan thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện
nay. Ngoài ra, những kết quả của luận văn có thể được vận dụng làm tài liệu
nghiên cứu về bình đẳng giới và xây dựng pháp luật về bình đẳng giới trong
giai đoạn hội nhập quốc tế. Đồng thời luận văn góp phần hệ thống hóa pháp
lụât về bình đẳng giới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu làm 3 chương, 7 tiết.









9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1.1.1. Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới, có nghĩa là muốn nói đến địa vị thấp kém của phụ
nữ so với nam giới đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã hội loài người. Do đó,
cuộc đấu tranh của phụ nữ giành quyền bình đẳng đối với nam giới, phong trào
vận động ủng hộ phụ nữ trong cuộc đấu tranh đó đã xuất hiện và phát triển cũng
đã rất lâu. Thực tiễn đó làm nảy sinh các lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới.
Các lý thuyết đó đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới chỉ
mới xuất hiện những năm gần đây. Khoa học về phụ nữ và giới chính là sản
phẩm của phong trào đấu tranh của phụ nữ. Nó ra đời từ chính phong trào,
thừa kế những di sản văn hoá, tinh thần tiến bộ của loài người và đến lượt
mình nó lại tạo cơ sở lý lụân, làm phong phú thêm cho chính phong trào phụ
nữ cũng như cho chính kho tàng kiến thức của nhân loại. Nó đã gây được ảnh
hưởng lớn, thậm chí làm đảo lộn nhiều nhận thức và quan niệm của một số
ngành khoa học. Ngành khoa học nghiên cứu về phụ nữ mới được hình thành
từ những năm 80. Mặc dù là một ngành khoa học còn rất non trẻ nhưng nó đã
trưởng thành nhanh chống, đạt được nhiếu thành tựu trong lĩnh vực nghiên
cứu phụ nữ học và triển khai các đề tài nghiên cứu ứng dụng về người phụ nữ
ở Việt Nam cũng như vấn đề về bình đẳng nam nữ, góp phần quan trọng vào
công việc quản lý xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước ta. Thời gian gần đây,
vấn đề giới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các cấp, các
ngành và các lĩnh vực khác nhau. Nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết về
giới cũng như việc vận dụng lý thuyết giới vào thực tiễn đang tăng lên không



10
chỉ ở những nơi triển khai các dự án về giới, xây dựng luận chứng, lập kế
hoạch và soạn thảo chính sách kinh tế - xã hội liên quan tới giới mà còn cả
những cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo về giới trên toàn quốc.
Khái niệm giới, tuy mới được nói tới từ những năm 80 của thế kỷ XX,
nhưng bản chất vấn đề giới và nội dung các quan điểm về giới thực ra đã
được nói đến từ lâu trong lịch sử thế giới mà chủ yếu liên quan tới vấn đề phụ
nữ và sự bình đẳng nam - nữ. Mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, sự giống
nhau và khác nhau giữa hai giới, sự bình đẳng giữa hai giới… là vấn đề có từ
xưa, từ khi loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất. Tuy nhiên, cho đến ngày
nay đó vẫn còn là vấn đề thời sự đang được bàn luận sôi nổi và nghiêm túc.
1.1.1.1. Khái niệm giới
Theo quan niệm của nhiều nhà khoa học, Giới và giới tính là hai khái
niệm cặp đôi, liên quan chặt chẽ nhau. Trong đó tiếng Anh giới là GENDER
và giới tính là SEX. Do đó, để hiểu khái niệm giới, trước hết cần hiểu khái
niệm giới tính.
Giới tính là một khaí niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học chỉ sự
khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. sự khác biệt này chủ yếu liên quan
đến quá trình tái sản xuất con người, di truyền nòi giống. Con người sinh ra
đã có những đặc điểm về giới tính. Ví dụ: chỉ phụ nữ mới có khả năng mang
thai và sinh con, hoặc chỉ nam giới mới có khả năng sản xuất tinh trùng cho
quá trình thụ thai.
Giới là khái niệm ra đời từ môn xã hội học, chỉ sự khác biệt giữa nam
và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi
mà xã hội quan niệm hay qui định cho nam giới và phụ nữ. Vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi đó thể hiện trước hết ở sự phân công lao động, phân chia
các nguồn của cải vật chất, tinh thần, tức là cách đáp ứng nhu cầu của nam và nữ
trong xã hội. Ví dụ: Theo quan niệm và thói quen đã có từ lâu đời ở nhiều nước,
nhiều khu vực thì phụ nữ thì phải làm hầu hết các công việc trong nhà như chăm

sóc con, nấu ăn, phục vụ chồng… Còn nam giới thì có trách nhiệm lao động sản


11
xuất để nuôi gia đình và làm các công việc xã hội. Khi sinh ra, con người chưa
có trong bản thân sự phân biệt giới mà họ dần dần tiếp thu và chấp nhận từ nề
nếp của gia đình, qui ước của xã hội và chuẩn mực của nền văn hoá.
Như vậy, khi nói giới tính là nói đặc điểm của con người do tự nhiên
qui định. Nó ổn định, thậm chí, hầu như bất biến đối với cả nam và nữ, xét cả về
mặt không gian và thời gian. Chẳng hạn phụ nữ trong mọi thời đại, mọi chế độ
chính trị, mọi nền văn hoá đều giống nhau ở khả năng mang thai và sinh con;
nam giới ở mọi nơi, mọi thời đại đều giống nhau ở chức năng sinh sản là làm
cho phụ nữ mang thai. Còn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành
vi ứng xử giữa nam giới và phụ nữ do hoàn cảnh, điều kiện xã hội, văn hoá…
tạo nên. Địa vị thái độ và hành vi đó không bất biến mà thay đổi do sự thay đổi
của hoàn cảnh, điều kiện xã hội, văn hoá. Ví dụ: so với cách đây 50 năm về
trước, đặc điểm về giới tính của phụ nữ nước ta hiện nay không có sự thay đổi,
thế nhưng đặc điểm về giới-tức là địa vị xã hội, tương quan về mặt xã hội so với
nam giới-đã có sự thay đổi căn bản, bởi vì kể từ cách mạng tháng tám 1945,
hoàn cảnh, điều kiện xã hội, văn hoá nước ta đã thay đổi toàn diện và sâu sắc.
Từ những phân tích trên đây ta có khái niệm: giới là thuật ngữ dùng để
chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, mối quan hệ này
được quyết định và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bối cảnh xã hội và văn hoá.
1.1.1.2. Vai trò giới
Vai trò giới là những hành vi ứng xử được dạy dỗ về mặt xã hội mà xã
hội mong đợi ở nữ giới và nam giới trong xã hội hay một nền văn hoá cụ thể.
Đó là mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới: ai làm gì, ai là người ra quyết
định, tiếp cận nguồn lực và các lợi ích.
Vai trò giới được chia làm ba nhóm cơ bản: vai trò sản xuất; vai trò tái
sản xuất và vai trò cộng đồng.

Vai trò sản xuất, thực hiện những hoạt động bao gồm sản xuất hàng
hoá và dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại như làm ruộng, đánh cá,
thuê mướng hoặc tự sử dụng lao động. những hoạt động này được trả công và


12
tạo ra thu nhập, cả nam và nữ có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất,
nhưng nhìn chung các chức năng và trách nhiệm của họ cũng khác nhau do sự
phân công lao động theo giới truyền thống. Những việc do phụ nữ làm thường
được đánh giá thấp hơn nam giới.
Vai trò tái sản xuất, là thực hiện các hoạt động tái sản xuất ra con
người và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình
như nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, chuẩn bị thức ăn, giữ gìn nhà cửa, dọn dẹp,
giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… những công việc này được gọi là công
việc tái sản xuất là thiết yếu đối với đời sống con người, đảm bảo sự bền vững
của dân số và lực lượng lao động. Công việc này tiêu tốn nhiều thời gian
nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy ít khi được coi là công việc thật sự, được
làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Đại đa số,
công việc tái sản xuất là trách nhiệm của phụ nữ và trẻ em gái.
Vai trò cộng đồng, thực hiện những hoạt động bao gồm một tổ hợp các
sự kiện xã hội và dịch vụ như hoà giải mâu thuẩn, các nghi lễ (đám tang, đám
cuới, liên hoan, cúng đình …), các hoạt động thúc đẩy cộng đồng, các hoạt
động chính trị ở địa phương… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự
tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc
nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được như làm trưởng ban của một
ban nào đó. Công việc này thường do nam giới nắm giữ.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và chiếm khoản 50,6% lực
lượng lao động xã hội [1].
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam có vai trò và những

đóng góp to lớn vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, trong công cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc phát triển của đất
nước, đặc biệt từ sau quá trình đổi mới. Ngày nay phụ nữ tham gia vào các
hoạt động sản xuất, trong các ngành như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ (may
mặt, giầy dép và chế biến thuỷ sản…), giáo dục, y tế, thương mại… và đã đạt


13
được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực, đóng góp đáng kể vào
tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam. Bên cạnh đó, vai trò quan
trọng của phụ nữ đã được ghi nhận trong gia đình, công việc và ngoài xã hội.
Như trong Nghị quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi
mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, đã xác
định: “ Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có những tiềm năng to lớn,
là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển, kinh tế, xã
hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người
thầy đầu tiên của con người. Mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết
thực cải thiện đời sống vật chất tinh thần của chị em, nâng cao vị trí xã hội
của phụ nữ, thực hiện tốt nam nữ bình đẳng… Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là
công tác của phụ nữ, là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân
dân, của toàn xã hội và của từng gia đình”.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những định kiến từ chế độ phong kiến
cùng với phong tục tập quán lạc hậu lâu đời còn tồn tại, cũng như nhiều quốc
gia khác, ở Việt Nam vẫn còn tồn taị những bất bình giới, phụ nữ và trẻ em có vị
thế thấp hơn nam giới; ở nhiều nơi phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với nhiều vấn đề
bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử liên quan đến giới và bạo hành về giới…Trên
thực tế, phụ nữ Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn sau:
Về mặt xã hội, quan niệm “trọng nam khinh nữ” tồn tại ở nhiều nơi trên
cả nước, đặc biệt là vùng nông thôn, tác động mạnh đến chất lượng cuộc sống
bởi tình trạng đói nghèo và phát triển kinh tế chậm ở nông thôn. Đây là những

định kiến về giới và sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ và phần nào dẫn đến
tình trạng thiếu cơ hội cho phụ nữ, địa vị thấp kém của phụ nữ và thậm chí cả
bạo lực đối với phụ nữ. Đây là sự thách thức trong cuộc chiến của toàn xã hội
để cải thiện mối quan hệ về giới, đảm bảo công bằng giới và thực hiện việc
trao quyền cho phụ nữ.
Trong lĩnh vực giáo dục, theo Luật Giáo dục Việt Nam, phụ nữ và trẻ
em gái được tiếp cận công bằng với các cơ hội học tập và thực tế là hiện nay


14
số lượng trẻ em gái theo học bậc tiểu học, trung học cơ sở đã bằng và gần
bằng số trẻ em trai. Tuy nhiên, vẫn còn có sự cách biệt về sồ lượng học sinh
nữ và nam ở bậc học đại học. Bậc học càng cao, càng có ít học sinh nữ. Trẻ
em gái và phụ nữ thường có ít thời gian cho việc học hơn là trẻ em trai và
nam giới, vì họ phải dành nhiều thời gian cho việc nội trợ và một phần vì các
quan niệm truyền thống, họ có ít cơ hội đi học hơn các anh em trai của mình.
Đặc biệt, nếu gia đình phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, trẻ em
gái và phụ nữ phải bỏ học trước để kiếm tiền hổ trợ gia đình. Trong các hoạt
động kinh tế, hiện nay phụ nữ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức
mới như khả năng cạnh tranh thấp kém của lao động nữ, ít sơ hội việc làm
hơn (đặc biệt là những công việc có thu nhập cao), nguy cơ mất việc cao hơn
so với nam giới.
Trong lĩnh vực gia đình, nam giới thường đưa ra quyết định cuối cùng
về sản xuất, đầu tư, kinh doanh, phân bổ nguồn lực gia đình, hướng phát triển
của gia đình và định hướng cho con cái…Vai trò của phụ nữ trong việc đưa ra
quyết định là rất thấp, đặc biệt là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Phụ nữ,
trong khi vừa phải cáng đáng việc ở cơ quan vừa phải tiếp tục gánh vác công
việc nội trợ nặng nhọc mà không nhận được đồng thù lao nào. Phụ nữ nông
thôn Việt Nam làm việc trung bình 12,5 đến 14 giờ/ngày [37]. Nói cách khác,
phụ nữ phải dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn nam giới. Họ có xu hướng

gánh vác cả ba vai trò cùng một lúc: công việc gia đình (nội trợ và chăm sóc
con cái) công việc sản xuất và công việc ngoài xã hội. Đây là sự phân công
lao động thiếu công bằng điển hình đang tồn tại ở Việt Nam. Kết quả họ có
rất ít thời gian dành cho nghỉ ngơi, học tập và đào tạo, các hoạt động xã hội,
văn hoá và vui chơi giải trí.
Vì vậy, như phân tích trên vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã
hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới, vai trò giới đa dạng giữa cộng đồng và
các nơi trên thế giới, các vai trò giới thay đổi theo thời gian tương ứng với các
điều kiện, hoàn cảnh thay đổi của cộng đồng và các vai trò giới cũng thay đổi


15
tương ứng với quan niệm luôn thay đổi với việc chấp nhận hành vi ứng xử.
Các vai trò và đặc điểm giới có ảnh hưởng đến mối quan hệ quyền lực giữa
phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ, có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng về
cơ hội và hưởng thụ thành quả đối với một số nhóm người.
Khi phân tích mối quan hệ giữa vai trò giới với tình trạng bất bình đẳng
giới và công cuộc phát triển thấy rằng: vai trò giới và những mong đợi xã hội
đã ăn sâu vào tiềm thức và trong nhiều trường hợp, còn được gia đình, nhà
trường và các tổ chức tôn giáo, đoàn thể xã hội và các cơ quan nhà nước khắc
sâu thêm. Trong khi đó vai trò giới và những mong đợi về mặt xã hội có thể
mang lại những cơ hội, địa vị và chất luợng cuộc sống khác nhau cho trẻ em
trai và trẻ em gái, phụ nữ và nam giới. Nhìn chung, bất bình đẳng giới làm
cho trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bất bình đẳng, phụ thuộc hoặc yếu thế so
với trẻ em trai và nam giới, cản trở họ được hưởng thụ đầy đủ các quyền con
người cơ bản của mình và bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân của nạn đói
nghèo, cản trở công cuộc giảm nghèo cũng như quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế-xã hội bền vững.
1.1.1.3. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm

giống và khác nhau giữa nam giới và nữ giới, biểu đạt sự đối xử như nhau
của xã hội đối với nam giới và nữ giới, là trạng thái xã hội trong đó nam giới
và nữ giới có vị trí như nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ
tiềm năng của mình, sử dụng nó cho sự phát triển của xã hội và được hưởng
lợi từ kết quả của sự phát triển đó.
Thực chất bình đẳng giới chính là nữ giới và nam giới cùng có điều
kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của
mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn
lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống
bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội.


16
Bình đẳng giới không chỉ đơn giản là nam giới và phụ nữ hay em trai
và em gái có số lượng tham gia như nhau trong mọi hoạt động mà bình đẳng
giới có nghĩa là nam giới và nữ giới được hưởng các vị thế xã hội ngang nhau.
Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và nữ giới là giống nhau mà có
nghĩa là sự tương đồng và khác biệt của họ được thừa nhận và được coi trọng
như nhau; có nghĩa là nam giới và nữ giới được tạo những điều kiện ngang nhau
để phát huy đầy đủ các tiềm năng của bản thân và có cơ hội để tham gia đóng
góp và hưởng lợi như nhau từ các hoạt động phát triển của cộng đồng trên mọi
mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội; điều quan trọng, bình đẳng giới có
nghĩa là nam giới và nữ giới được thụ hưởng các thành quả một cách bình đẳng.
Cần phân tích rõ vị trí, vai trò và tác dụng của bình đẳng giới trong xây
dựng con người và phát triển kinh tế-xã hội, để ngày càng quan tâm hơn, nhận
thức rõ hơn những nội dung về bình đẳng giới, mọi người dù là nam giới hay
phụ nữ, với tư cách cá nhân đều có quyền bình đẳng và cần được tạo cơ hội
để phát huy tiềm năng sẳn có của mình, có quyền thụ hưởng bình đẳng trong
quá trình phát triển chung như:
- Tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, đất đai, thời gian, cơ hội…)

- Tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến việc sử dụng nguồn lực
- Tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
- Thụ hưởng những thành tựu của sự phát triển.
Vấn đề đặt ra là gỡ bỏ những rào cản về pháp lý, chính trị, kinh tế, văn
hoá và xã hội, khiến cho một trong hai giới (nam hoặc nữ) không được thực
hiện quyền, hưởng lợi ích nói trên, trong đó các định kiến truyền thống về vai
trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của nam giới và phụ nữ là nguyên nhân cội rễ
dẫn đến những rào cản này [59].
1.1.1.4. Khái niệm pháp luật về bình đẳng giới
Bình đẳng nói chung là nhu cầu của mọi thành viên trong đời sồng xã
hội. Song nhu cầu không phải là một “cái” luôn luôn được đáp ứng và con


17
người có thể đạt được mà chỉ có những nhu cầu nào được nâng lên thành
“quyền” thì con người mới có thể yêu cầu đáp ứng và đạt được điều mình mong
muốn. Công cụ, phương tiện để biến nhu cầu thành quyền chính là pháp luật do
nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện theo một trình tự luật định nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ bình đẳng giới nói riêng. Nói
cách khác, quyền bình đẳng của nam giới và nữ giới sẽ được hiện thực hoá khi
chúng được thể chế hoá trong pháp luật và bảo đảm cho các qui định của pháp
luật về quyền bình đẳng của nam giới và nữ giới được thực hiện trong thực tế.
Bình đẳng giới là một dạng của bình đẳng xã hội nói chung, nó cũng
cần có sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm thiết lập quyền bình đẳng giữa nam
giới và phụ nữ, cũng như điều chỉnh những những lĩnh vực, những nơi mà
phụ nữ đang thiệt thòi, đang có vị trí thấp kém so với nam giới do nhiều
nguyên nhân khác nhau bắt nguồn từ đời sống xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới ở Việt Nam và góp phần thúc đẩy
công cuộc đầu tranh cho bình đẳng giới trên thế giới.
Phụ nữ với tư cách là công dân cũng có đầy đủ những quyền như công

dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân lịch sử, xã hội và văn hoá, trên thực tế,
những định kiến coi thường phụ nữ vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong đời
sống xã hội. Hiến pháp và pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ và phụ
nữ cũng có những quyền như nam giới, nhưng do những định kiến của xã hội
nên phụ nữ còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi tham gia vào các hoạt động
chính trị, hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động xã hội. Chính vì vậy,
ngoài những qui định chung về quyền con người, quyền công dân, pháp luật
còn có quy định riêng dành cho phụ nữ, đảm bảo cho phụ nữ có đủ điều kiện
phát triển bắt kịp nam giới (xuất phát điểm của phụ nữ rất thấp so với nam giới)
Như vậy, phụ nữ hoàn toàn có quyền tự do thực hiện quyền bình đẳng
của mình cùng với nam giới. Nhưng việc thực hiện quyền đó chỉ có hiệu lực
và hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật và phù hợp với pháp
luật. Do định kiến coi thường phụ nữ còn nặng nề nên để bảo đảm cho phụ nữ


18
thực hiện được quyền bình đẳng của mình trong thực tế, Nhà nước phải ban
hành nhiều qui định trong pháp luật, trong đó có cả những chế tài nghiêm
khắc xử lý những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của phụ nữ. Như vậy,
pháp luật không chỉ ghi nhận, cụ thể hoá quyền bình đẳng của phụ nữ mà còn
qui định những thiết chế bảo đảm thực hiện những quyền đó trên thực tế.
Từ những phân tích trên, có thể khái niệm pháp luật về bình đẳng giới
như sau:
Pháp luật về bình đẳng giới là hệ thống các qui phạm pháp luật do nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về quyền bình đẳng của
phụ nữ và nam giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về bình đẳng giới
Bình đẳng giới hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề toàn
cầu và được mọi cộng đồng quốc gia trên thế giới quan tâm. Thực tiễn cho
thấy, phụ nữ được bình đẳng cùng với nam giới tham gia vào mọi hoạt động

của đời sống, đồng thời cùng được thừa hưởng mọi thành quả của tiến bộ xã
hội, đó chính là biểu hiện sinh động năng lực làm chủ xã hội của một lực
lượng lao động quan trọng, chiếm hơn nữa nhân loại toàn cầu. Chỉ trên cơ sở
bình đẳng mới đảm bảo cho mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội được thực
hiện. Trên thực tế, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là một nhiệm vụ khó
khăn và phức tạp không chỉ riêng một lĩnh vực nào mà nó đi liền với nhiều
bức xúc của xã hội.
Xem xét vấn đề bình đẳng giới giữa nam và nữ trong mối tương quan
với các vấn đề chính trị-xã hội khác, chúng ta có thể rút ra các đặc điểm của
pháp luật về bình đẳng giới như sau:
- Thứ nhất, pháp luật bình đẳng giới bao gồm các qui định của pháp
luật về quyền công dân nói chung và các qui định trực tiếp quyền bình đẳng
của phụ nữ và nam giới.
Ở Việt Nam, quyền bình đẳng của phụ nữ được pháp luật ghi nhận và
bảo vệ với tư cách là quyền công dân, phụ nữ cũng là công dân và phụ nữ có


19
những quyền của một công dân, được thừa nhận và tham gia vào mọi hoạt
động trong đời sống cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, để khẳng định quyền
bình đẳng của phụ nữ, Hiến pháp và những văn bản qui phạm pháp luật liên
quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ còn có những qui định riêng về quyền
bình đẳng của phụ nữ. Hiến pháp 1959 qui định:
Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng
với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
gia đình.
Cùng làm việc như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với
nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên
chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương [39].
Những qui định như vậy, đã hình thành nên một hệ thống các qui phạm pháp

luật qui định trực tiếp quyền bình đẳng nói chung và các quyền khác của phụ nữ.
- Thứ hai, pháp luật về quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới là
tổng hợp nhiều qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Nhiệm vụ của pháp luật là xác lập cơ sở pháp lý và tạo cơ sở để bảo vệ
quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới. Vịêc xác lập và bảo vệ quyền bình
đẳng của phụ nữ không chỉ được qui định tại Hiến pháp mà còn được qui định
trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác nhau như: Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Bộ luật Lao động, Luật
Bình đẳng giới…Đặc biệt, trong những văn bản pháp luật này đều có những qui
định riêng về quyền của phụ nữ nhằm mục đích bảo vệ và bảo đảm việc thực
hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Ngoài hệ thống quyền con người thống nhất,
việc thực hiện quyền này là cơ sở là tiền đề cho việc bảo đảm thực hiện các
quyền khác. Chính vì vậy, việc bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ
không chỉ căn cứ vào những qui phạm pháp luật riêng qui định về quyền bình
đẳng của phụ nữ, mà còn liên quan đến nhiều qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Nói cách khác, pháp luật về bình đẳng giới là tổng hợp của nhiều


20
qui phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm bảo vệ và bảo đảm quyền
bình đẳng của phụ nữ với nam giới được thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
- Thứ ba, pháp luật về bình đẳng giới là sự kết hợp hài hoà giữa các
qui phạm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Thúc đẫy và bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới không
chỉ là mối quan tâm và trách nhiệm của riêng một quốc gia nào, mà nó đã trở
thành nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả cộng đồng quốc tế. Cộng đồng
quốc tế đã thông qua nhiều văn kiện pháp lý qui định về quyền bình đẳng của
phụ nữ. Những văn kiện đó thể hiện tư tưởng tiến bộ của nhân loại về giải
phóng phụ nữ, bảo đảm sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.

Trong các văn kiện pháp lý quốc tế qui định trực tiếp hoặc gián tiếp về
quyền bình đẳng của phụ nữ, Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn hai công
ước quan trọng nhất có liên quan là: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
(UDHR) năm 1948 và Công ước Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979. Trong quá trình xây dựng pháp
luật, Nhà nước luôn xem xét khả năng thể chế hoá những qui định tiến bộ của
pháp luật quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia. Đây cũng là một phần
trong trách nhiệm lập pháp của quốc gia khi gia nhập và phê chuẩn các công
ước này. Bên cạnh đó, Khi xây dựng pháp luật, chúng ta cũng dựa trên truyền
thống văn hoá và hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam để điều chỉnh và thông qua
những qui phạm pháp luật phù hợp. Chính vì thế, pháp luật Việt Nam thể hiện
tư tưởng tiến bộ, có tính thuyết phục, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Các qui phạm pháp luật về bình đẳng giới
trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện rõ tư tưởng trên, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử.
1.1.3. Nội dung của pháp luật về bình đẳng giới
Bình đẳng giới là một trong những nội dung quan trọng nhất của mục
tiêu tiến bộ, công bằng xã hội. Bởi đây không chỉ là vấn đề nhận đươc sự


21
quan tâm chung của cộng đồng thế giới mà còn xuất phát từ đặc điểm Việt
Nam là một nước châu Á, những hậu quả nặng nề của tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” của chế độ phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong đời sống xã
hội. Ngày nay, phụ nữ chiếm phân nữa dân số cả nước, đang ngày càng khẳng
định vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa
đất nước. Vì vậy, bình đẳng giới ở Việt nam hiện nay đã trở thành một chế
định quan trọng và là nguyên tắc Hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta,
là cơ sở để thể chế hoá trong các văn bản pháp luật, từ cao nhất là Hiến pháp,
đến các luật chuyên ngành. Trong các bản Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ

lịch sử, nội dung bình đẳng giới đã được mở rộng một cách toàn diện hơn
đồng thời nhiều nội dung được cụ thể hoá trong các văn bản qui phạm pháp
luật dưới Hiến pháp như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Bộ luật Lao động năm
1994 sửa đổi, bổ sung 2002; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997; Luật
giáo dục năm 1998; Bộ luật Hình sự năm 1999; Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 và hàng trăm văn bản khác. Vấn đề bình đẳng giới, càng có ý nghĩa
quan trọng khi nước ta đang bước vào giai đoạn mới của tiến trình đổi mới,
khi chúng ta thực hiện mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực.
Nói đến nội dung của pháp luật về bình đẳng giới là đề cập đến các qui
phạm pháp luật cụ thể hướng đến mục tiêu xác lập và bảo vệ năng lực và tư
cách pháp lý bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội cụ thể gồm những lĩnh vực cơ bản sau:
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và
y tế
- Bình đẳng giới trong gia đình [21].


22
Nhìn từ hệ thống pháp luật quốc tế, những nội dung liên quan trực tiếp,
gián tiếp đến bình đẳng giới có thể thấy trong nhiều văn bản, trong đó tiêu
biểu là Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) năm 1948, Công
ước Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(CEDAW) năm 1979. Công ước CEDAW có ý nghĩa quan trọng đối với việc
hiện thực hoá các quyền con người của phụ nữ, công ước này xác định cách
thức, biện pháp nhằm loại trừ những sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong

hưởng thụ các quyền con người. Mục đích của công ước CEDAW là trao cho
phụ nữ những quyền con người đã được thừa nhận nhưng trên thực tế họ chưa
được hưởng bởi những phân biệt đối xử trong thực tế [63].
Ở Việt Nam, quyền bình đẳng của phụ nữ với tính cách là quyền công
dân sớm được xác lập bằng pháp luật cùng với sự ra đời của Hiến pháp đầu
tiên, Hiến pháp 1946, ngay từ lần đầu tiên đó, phụ nữ đã được công nhận có
địa vị công dân bình đẳng so với đàn ông:
“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
không phân biệt giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”(Điều 1)
“Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị,
kinh tế, văn hoá” (Điều 6).
“Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được
tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh
của mình” (Điều 7).
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9).
Quyền bình đẳng nam nữ trong bầu cử, ứng cử đã trở thành qui tắc
xuyên suốt trong các bản Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay: Công dân,
không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,
trình độ văn hoá, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ
21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,
trừ những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tuớc các quyền đó.


23
Phù hợp với tinh thần chung của các Công ước quốc tế Việt Nam tham
gia ký kết, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có những qui định xác lập quyền
bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong việc tham gia xây dựng và thực hiện
các chính sách của Nhà nước, tham gia các chức vụ của nhà nước và thực
hiện chức năng công cộng ở mọi cấp. Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi nêu rõ:

“ công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà
nước…” (Điều 53).
Như vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới có một cơ sở pháp
lý khá đầy đủ và toàn diện, từ việc xác lập đến bảo vệ bằng pháp luật. Pháp
luật Việt Nam có những qui định riêng, nhưng đồng thời cũng rất hài hòa với
pháp luật quốc tế trong việc khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ, đây là
quyền quan trọng cần được bảo vệ trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối
xử cùng với trách nhiệm quốc gia và cả cộng đồng quốc tế, vì dân chủ và sự
tiến bộ của phụ nữ.
Nhìn tổng thể, nhiều nội dung bình đẳng giới đã được qui định khá chi
tiết, phong phú trong các văn bản qui phạm pháp luật ở nước ta, đồng thời
Việt Nam được đánh gía là một trong những quốc gia có chính sách bình đẳng
giới tiến bộ so với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ vươn lên, vừa đòi hỏi
phụ nữ phải năng động, linh hoạt hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên
môn, làm chủ kỹ thuật hiện đại tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất và
xây dựng xã hội, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các nội dung của pháp luật về
bình đẳng giới đưa ra chủ yếu còn mang tính cục bộ, rải rác thiếu tính hệ
thống theo một nguyên tắc chung. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra
chưa được rà soát kỹ, như việc đánh giá lại các văn bản pháp luật hiện hành,
trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ những chính sách liên quan về giới để có
những dự báo có tính khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về
bình đẳng giới.


24
1.1.4. Vai trò của pháp luật về bình đẳng giới
Vai trò của pháp luật về bình đẳng giới thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, pháp lụât bình đẳng giới ở Việt Nam là phương tiện thể chế

hoá chính sách bình đẳng giới của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong lịch sử xã hội loài người từ khi nhà nước xuất hiện, pháp luật
chính là công cụ thể chế hoá đường lối, chủ trương và chính sách của giai cấp
cầm quyền. Ở Việt Nam, nền tảng của giai cấp cầm quyền xã hội là liên minh
giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, Đảng luôn dành sự quan tâm
cho phụ nữ, bảo vệ các lợi ích chính đáng của phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong luận cương chính trị đầu tiên của Đảng, tư tưởng
giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền của phụ nữ đã được ghi nhận, trở thành
tuyên ngôn đầu tiên về quyền bình đẳng nam nữ, phụ nữ được công nhận
ngang quyền với nam giới. Tiếp đó, Đảng còn ban hành nhiều chỉ thị và nghị
quyết có tính chất định hướng và chỉ đạo nhằm bảo đảm cho phụ nữ ngang
quyền với nam giới như: Nghị quyết số 153/NQ-TW, 10/01/1967 về “công
tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 44/CT-TW, 07/6/1984, về “ một số vấn đề cấp
bách trong công tác cán bộ nữ”; Nghị quyết 04/NQ-TW của bộ chính trị về “
tăng cường và đổi mới công tác vận động nữ trong tình hình mới”; Nghị
quyết 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “ đổi mới và tăng
cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 28-CT/TW
ngày 29/9/1993 củ Ban Bí thư Trung ương Đảng về “thực hiện nghị quyết của
Bộ Chính trị về đổi mới, tăng cườngcông tác vận động phụ nữ trong tình hình
mới”; Chỉ thỉ 37/CT-TW16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương về “một số
vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”; tiếp theo là nghị quyết Đại
hội IX của Đảng công sản Việt Nam v.v…Mọi văn bản đều nhất quán một
quan điểm “thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, bồi dưỡng
đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, có cơ chế chính sách để phụ


25
nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các
cấp…” [15, tr.126].

Tư tưởng trên đã trở thành nguyên tắc chung và được thể chế hoá trong
Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Hay nói cách khác, pháp luật làm cho
các chính sách có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên qui mô toàn xã hội.
Pháp luật bình đẳng giới còn là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối chính
sách của mình về bình đẳng giới và về quyền của phụ nữ trong thực tiễn đời
sống xã hội. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam
Châu Á đã ghi nhận trong pháp luật quyền của phụ nữ và nam giới. Tuy
nhiên, một thực tế không thể không thừa nhận là pháp luật của chúng ta chưa
thể chế đầy đủ, cụ thể và thiếu những thiết chế đảm bảo thực hiện trên thực tế
đường lối chủ trương chính sách của Đảng về bình đẳng giới nói chung về
quyền phụ nữ nói riêng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực
hiện bình đẳng giới trên thực tế.
- Thứ hai, pháp lụât bình đẳng giới ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lý đấu
tranh thực hiện bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Với chức năng là công cụ để nhà nước quản lý, bảo vệ các gía trị xã hội
và bảo đảm công bằng xã hội, pháp luật có vai trò đặt biệt quan trọng trong
việc xác lập và bảo vệ các quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới. Pháp
luật là hệ thống các qui định trong đó nêu ra các qui tắc xử sự chung cho phép
hoặc bắt buộc tất cả các chủ thể pháp luật. Hay nói cách khác, tất cả các chủ
thể pháp luật gồm các cơ quan nhà nước; mọi cán bộ, công chức, viên chức;
các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội; các tổ chức xã hội; các tổ
chức xã hội-nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế; đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân và mọi công dân có trách nhiệm thực hiện các qui định của pháp luật.
Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “
Công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt, không ngừng phát huy
vai trò của mình trong xã hội”. Luật Dân sự Việt Nam 2005 tại điều 5 qui

×