Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đà năng.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.82 KB, 65 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là kết quả của quá trình học tập và nghiên
cứu của bản thân, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào khác ngoài
những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
LỜI MỞ ĐẦU
 
gày nay, với xu thế hội nhập và phát triển nền kinh tế toàn cầu, quan hệ giao
thương buôn bán giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong những
năm qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều bước tiến trong các lĩnh vực trong đó xuất
nhập khẩu là lĩnh vực được chú trọng đẩy mạnh . Chính vì vậy mà hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu ngày càng diễn ra sôi động, mang lại ngày càng nhiều lợi ích
và cơ hội cho các doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hội nhập
tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
N
Để đứng vững và ngày càng phát triển, nền kinh tế Việt Nam từ những nỗ lực
trong hoạt động xuất nhập khẩu cần phải có sự hỗ trợ về mặt tài chính và thanh toán
của ngân hàng. Những kết quả đạt được trong những năm qua đã khẳng định vai trò
to lớn của ngân hàng đối với hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế lớn nhất của miền Trung, là đầu mối quan
trọng trong sự liên kết hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế, hoạt động xuất nhập
khẩu từ đó phát triển mạnh mẽ với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, ngân
hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đà Nẵng trong những năm qua đã rất chú ý
đến công tác tài trợ xuất nhập khẩu nhằm giúp cho các doanh nghiệp không ngừng
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất phát từ thực tế khách quan trên và với tầm quan trọng của công tác tài
trợ xuất nhập khẩu, với chuyên ngành được đào tạo tại trường và qua thời gian thực
tập tại ngân hàng, em quyết định đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài “Biện pháp đẩy


mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Luận văn của em gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề lý luận chung về NHTM và hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu của NHTM.
Phần II: Phân tích tình hình tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh BIDV Đà
Nẵng năm 2003.
Phần III: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu tại chi nhánh BIDV Đà Nẵng.
Mặc dù đã được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng
các anh chị tại cơ quan thực tập, đặc biệt là các anh chị phòng Tín Dụng II nhưng do
hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực tập nên luận văn của em khó tránh khỏi
sai sót trong nội dung và cách trình bày, vì vậy kính mong thầy cô, các anh chị và
các bạn tận tình chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện kiến thức của
mình.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trần Minh Hiển
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
I. TỔNG QUAN VỀ NHTM
1. Khái niệm NHTM
Theo luật các tổ chức tín dụng 1998: “Ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực
hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Hoạt động
ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận
tiền gởi và sử dụng để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
Trong thị trường tài chính có những kênh dẫn vốn trực tiếp và các kênh dẫn

vốn gián tiếp qua các trung gian tài chính. Những trung gian tài chính có thể làm lợi
cho phần lớn những người có món tiền tiết kiệm nhỏ bằng việc đem lại cho họ thu
nhập tiền lãi cao và có thể giúp những người vay các món tiền nhỏ có thể vay được
tiền vốn mà họ không có cách nào khác để có được.
NHTM là một trong những trung gian tài chính được nêu trên. Sự ra đời và
hoạt động của NHTM đánh dấu một bước ngoặt lịch sử phát triển và tiến bộ của con
người. Ngân hàng có hoạt động hết sức đặc thù, khác xa với các doanh nghiệp kinh tế
khác, điều này xuất phát từ chức năng kinh doanh tiền tệ với tư cách là tổ chức tài
chính trung gian. Các ngân hàng nắm giữ phần lớn tài sản của mình dưới dạng các tài
sản tài chính và để có các tài sản này, ngân hàng phải huy động từ các thị trường bán
lẻ và các thị trường bán buôn, thông qua tiền gởi của khách hàng và dưới các hình
thức vay lại các tổ chức quốc tế khác.
Ngân hàng có ba hoạt động chủ yếu:
a. Huy động nguồn vốn
Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân bao
gồm các khoản tiền gởi tiết kiệm của dân chúng. Bên cạnh đó, khi cần vốn cho nhu
cầu thanh khoản hay đầu tư, cho vay; các ngân hàng có thể đi vay từ các tổ chức tín
dụng, các công ty khác, các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính.
Hoạt động tập trung huy động vốn là hoạt động mà ngân hàng phải bỏ những
chi phí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gởi, tiền ngân hàng đi vay, các chi phí khác có
liên quan. Những chi phí này đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng vốn như thế nào
để bù đắp các chi phí và đem lại thu nhập cho ngân hàng.
b. Hoạt động cho vay và đầu tư
Vốn ngân hàng huy động được do khách hàng gởi hay do các hình thức khác
được ngân hàng sử dụng cho vay hay đầu tư tạo thu nhập cho ngân hàng. Hoạt động
sử dụng vốn của ngân hàng tập trung vào các hình thức sau:
- Hoạt động cho vay: đại bộ phận số tiền mà ngân hàng tập trung huy động
được ngân hàng cho vay theo hai loại chính: cho vay ngắn hạn và cho vay trung- dài
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh

hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống.
- Hoạt động đầu tư: chủ yếu là đầu tư trên thị trường tài chính thông qua việc
mua bán chứng khoán, mua cổ phần hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các doanh
nghiệp và trong quá trình đó thì ngân hàng sẽ được chia lợi nhuận trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp.
c. Hoạt động dịch vụ khác
Ngân hàng thực hiện các dịch vụ như mua bán hộ khách hàng trái phiếu, cổ
phiếu và những chứng từ có giá khác; quản lý trái phiếu, cổ phiếu, chứng từ cho
khách; tư vấn và thông tin. Ngoài ra, ngân hàng làm dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ
trong lĩnh vực bảo hiểm và các dịch vụ khác khách hàng yêu cầu.
II.MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK
1. Tín dụng
a. Khái niệm
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị thực hiện dưới
hình thái tiền tệ hoặc tài sản, hiện vật từ người cho vay sang người đi vay với những
điều kiện nhất định để sau một khoảng thời gian nhất định, người cho vay thu lại một
lương giá trị danh nghĩa lớn hơn ban đầu.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng – các tổ
chức tín dụng với bên kia là các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế quốc dân
dưới hình thức cung ứng vốn tín dụng bằng tiền.
b. Phân loại tín dụng
b.1. Căn cứ vào mục đích: có các loại:
- Cho vay bất động sản: là việc cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay để bổ sung vốn lưu
động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu…

- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, trang trải
chi phí thông thường của đời sống (thông qua phát hành thẻ tín dụng).
b.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay: có các loại:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng để bù đắp thiếu
hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
- Cho vay trung hạn: từ 1 đến 5 năm, được các doanh nghiệp sử dụng để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị…
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
- Cho vay dài hạn: trên 5 năm để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng
nhà ở, xây dựng các xí nghiệp mới.
b.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có
sự bảo lãnh của người thứ ba.
b.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: có 2 loại:
- Cho vay bằng tiền: đây là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung ứng bằng tiền.
- Cho vay bằng tài sản: được áp dụng phổ biến là tài trợ thuê mua.
b.5. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ.
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã
thỏa thuận.
b.6. Căn cứ vào nguồn gốc: có hai loại:
- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng
thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại

các chứng từ nợ hoặc khế ước đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
2.1.Ngoại thương và các đặc điểm của ngoại thương
a. Ngoại thương
Ngoại thương được hiểu là những quan hệ trao đổi dựa trên hành vi mua bán
các loại hàng hóa hay dịch vụ giữa các chủ thể của một quốc gia này với các chủ thể
của các quốc gia khác . Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản
ánh sự lệ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt
thuộc các quốc gia khác nhau trên thị trường thế giới. Trong hoạt động ngoại thương,
xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, nhập khẩu chính là việc
mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài.
b. Các đặc điểm của ngoại thương
- Hoạt động ngoại thương là sự mua bán giữa các thương nhân đại diện các
đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các quốc gia khác nhau.
- Hàng hóa - đối tượng của hoạt động trao đổi mua bán phải được di chuyển ra
khỏi biên giới quốc gia nhất định.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
- Đồng tiền – phương tiện thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một
trong hai bên tham gia.
- Thường phức tạp trong giao dịch.
2.2. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong
nước mà còn quan hệ giao dịch với nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên
như: tài nguyên, khí hậu… nên nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không thể
cung cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền
kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc
thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất
được nhưng giá cả cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi
thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo

nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho
đất nước để nhập khẩu cho các thức còn thiếu và để trả nợ.
Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hóa
giữa các nước với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu
khách quan trong nền kinh tế.
2.3. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
a. Khái niệm
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn
với thời gian thực hiện nghiệp vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. Đây là hình thức
cho vay mang lại hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, thời gian thu
hồi vốn nhanh.
Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, đổi
mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu với công
nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, hạ giá thành qua đó
giúp các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng đúng thời hạn, kinh doanh có lãi và nâng
cao uy tín trên thị trường thế giới.
Thông qua tài trợ XNK, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp
để mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tiểu thủ công
nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng hàng hóa, đa dạng mặt hàng xuất
khẩu, góp phần giải quyết công ăn việc làm, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước.
Tín dụng tài trợ XNK cũng góp phần thực hiện chương trình, mục tiêu phát
triển kinh tế của đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
b. Cơ sở khách quan cho sự ra đời của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM
Khi nền kinh tế càng phát triển , giao thương giữa các nước càng được mở
rộng , hoạt động xuất nhập khẩu trở thành một vấn đề quan trọng. Nhu cầu về thị
trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách đối với các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Từ đó phát sinh ra hai vấn đề
cơ bản:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải khi nào cũng đủ khả
năng về tài chính để có thể tự thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thứ hai, giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề hết sức phức tạp mà một
mình doanh nghiệp khó có thể giải quyết được.
Trong điều kiện như vậy, sự tham gia của NHTM là rất cần thiết, đem lại cho
các nhà hoạt động ngoại thương hiểu biết về kỹ thuật và đồng thời là chỗ dựa về mặt
tài chính cho các doanh nghiệp. Như vậy, sự ra đời của hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu của NHTM là một tất yếu khách quan.
c. Các hình thức cho vay tài trợ XNK
c.1. Cho vay trong khuôn khổ tín dụng chứng từ (L/C)
* Đối với L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu.
- Mở L/C: đối với nhà nhập khẩu, mở L/C được coi là hình thức tài trợ của
ngân hàng. Mọi thư tín dụng đều mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu. Khi ngân hàng
đồng ý mở L/C nghĩa là ngân hàng đã cam kết thanh toán cho người hưởng lợi L/C
nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lý. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu như
nhà xuất khẩu không có khả năng thanh toán, trong trường hợp này để đảm bảo uy tín
của mình ngân hàng sẽ thanh toán cho phía nước ngoài, điều này nghĩa là ngân hàng
mở L/C cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu.
- Cho vay ký quỹ L/C: ký quỹ là quyết định của ngân hàng phát sinh trong
trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh. Tùy thuộc vào uy tín, tình hình tài chính,
khả năng thanh toán của khách hàng mà ngân hàng sẽ yêu cầu mức ký quỹ cao hay
thấp. Việc ký quỹ sẽ giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện bảo
lãnh cho khách hàng.
- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán toàn bộ chứng từ
giao hàng: nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi hàng hóa, bộ
chứng từ về đến nơi thông qua hình thức vay thanh toán L/C trong trưòng hợp L/C trả
ngay, hoặc ngân hàng thay mặt ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trong trường
hợp L/C trả chậm.

- Cho vay bắt buộc: tình trạng cho vay bắt buộc phát sinh khi người nhập khẩu
không thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ giao hàng.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Ngân hàng sẽ cho vay trên cơ sở giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn
cho ngân hàng ở nước ngoài.
* Đối với L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu: được thể hiện trong các hình thức
sau:
- Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: khi nhận được L/C do
ngân hàng mở L/C phát hành theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu có thể
dựa vào đó để nhờ ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng để thực hiện
xuất hàng theo L/C qui định. Trên cơ sở L/C đã được chấp nhận ngân hàng có thể cấp
một khoản tín dụng cho nhà xuất khẩu để tiếp tục sản xuất.
- Cho vay ứng trước hoặc chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu: để đáp ứng nhu
cầu vốn, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng,
thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hoặc ứng trước tiền khi bộ chứng từ được thanh
toán. Có hai hình thức chiết khấu:
+ Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): là hình thức người xuất khẩu
bán hẳn bộ chứng từ cho ngân hàng, nhận tiền và không có trách nhiệm hoàn trả. Đây
là hình thức tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
+ Chiết khấu được phép truy đòi (chiết khấu mở): là hình thức ngân hàng
thực hiện cho vay trên cơ sở người nhập khẩu trình bộ chứng từ hoàn hảo. Trong thời
gian vay trách nhiệm của nhà xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền
từ người nhập khẩu. Hình thức này chứa đựng ít rủi ro hơn so với hình thức trên.
c.2. Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thường áp dụng khi hai bên quan hệ mua
bán tin tưởng nhau vì phương thức này có lợi cho người mua. Tài trợ của ngân hàng
trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ được thể hiện như sau:
- Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng tiếp cận chứng từ
từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu nhà nhập

khẩu không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của ngân hàng cho vay
thanh toán hàng nhập khẩu.
- Nhờ thu đi trong thanh toán hàng xuất khẩu: tương tự như phương thức tín
dụng chứng từ, ngân hàng có thể cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết
khấu được ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
c.3. Cho vay trên cơ sở hối phiếu
- Chiết khấu hối phiếu: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng
bằng cách mua lại các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán. Với hình thức này khách
hàng sẽ nhận được một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu
và hoa hồng phí chiết khấu. Hình thức tín dụng này tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu
tiếp tục quá trình tái sản xuất.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
- Chấp nhận hối phiếu: là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận hối
phiếu. Người vay khoản này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là một hình
thức, một sự bảo đảm về tài chính. Khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không có đủ khả
năng thanh toán thì người cho vay (ngân hàng) đứng ra chấp nhận hối phiếu phải trả
nợ thay. Thực chất của hình thức này là hình thức cho vay qua chữ ký của ngân hàng
hay còn gọi là tín dụng chấp nhận và được sử dụng khi bên bán thiếu tin tưởng khả
năng thanh toán của bên mua.
c.4. Hình thức tài trợ xuất nhập khẩu khác
Tín dụng bao thanh toán (factoring): là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho nhà
xuất khẩu, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ mua lại các chứng từ thanh toán,
các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ
nhà nhập khẩu ở nước ngoài.
A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH BIDV ĐÀ NẴNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Để đảm bảo nhiệm vụ quản lý cho vay và thanh toán vốn đầu tư xây dựng co
bản nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tư xây dựng quê hương mới, ngày
15/11/1976 Ngân hàng kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập. Nhiệm vụ
của Ngân hàng kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng là việc cấp tín dụng thanh toán và
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được thành lập thì
Ngân hàng kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng cũng được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 20/11/1994 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng
hoạt động như một NHTM khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tư và Phát
triển.
Ngày 1/1/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng
Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung Ương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Quảng Nam – Đà Nẵng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Đà
Nẵng cho đến nay.
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận vốn, huy động vốn , cho vay trong khuôn
khổ, điều lệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển theo chính sách, chế độ Nhà nước.
- Tổ chức hạch toán, kiểm soát và quyết toán trong và ngoài hệ thống Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển.
- Chấp hành chế độ kho quỹ, bảo đảm an toàn tiền mặt, vàng bạc, kim khí quý,
đá quý, chứng từ có giá trị, ấn chỉ quan trọng.
- Đại diện cho Ngân hang Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những vấn đề
có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành tại địa phương.
3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
* Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.
- Phòng tín dụng 1 và phòng tín dụng 2: cho vay ngắn, trung, dài hạn, thực
hiện bảo lãnh, huy động vốn kỳ hạn và không kỳ hạn, tiếp thị.

- Phòng tài chính - kế toán: thanh toán bù trừ, liên hàng, công tác kế toán.
- Phòng ngân quỹ: thu nhận tiền mặt vào quỹ ngân hàng và chi ra theo yêu cầu
của khách hàng xin vay vốn được xét duyệt.
- Phòng giao dịch 1 và phòng giao dịch 2: huy động vốn bằng VND và USD
đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
- Phòng thanh toán quốc tế: tổ chức dịch vụ thanh toán quốc tế đối với đơn vị
kinh tế có nhu cầu: mở L/C nhập khẩu, thông báo và thanh toán L/C nhập khẩu, nhờ
thu, chuyển tiền…
- Phòng điện toán: chịu trách nhiệm về quản lý mạng máy tính trong chi
nhánh, viết các phần mềm ứng dụng về kế toán, tín dụng, quản lý… theo yêu cầu của
Ban Giám Đốc và các phòng ban.
- Phòng nguồn vốn – QLKD và tiếp thị: tổ chức công tác huy động vốn, phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu, nghiệp vụ thị trường mở, tiếp thị…
- Phòng thẩm định: thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư trước khi cho vay,
xét duyệt hạn mức cũng như tính hiệu quả của các khoản vay ngắn hạn.
- Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: giúp ban giám đốc kiểm soát các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
- Phòng tổ chức - hành chính: tổ chức hoạt động nhân sự trong ngân hàng.
Thực hiện các hoạt động phụ trợ về mặt tài chính, tạo điều kiện để các phòng nghiệp
vụ thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Chi nhánh Liên Chiểu: trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TP Đà Nẵng, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Giám Đốc chi nhánh TP Đà
Nẵng giao, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo đúng luật, chính sách, chế
độ nhà Nhà nước.
* Sơ đồ tổ chức (xem trang sau)









I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH BIDV ĐÀ
NẴNG QUA 3 NĂM 2001-2003
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Mặc dù trong năm qua tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, cạnh tranh
giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt nhưng vượt trên những khó khăn đó,
ngân hàng vẫn đạt được những kết quả khả quan và đáng khích lệ. Đạt được kết quả
này là do sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cả một tập thể cán bộ chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TPĐN trong suốt một năm qua.
Có thể nhận thấy những điều kể trên thông qua kết quả một số hoạt động sau
đây của ngân hàng:
1. Về công tác huy động vốn
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn huy động tại BIDV Đà Nẵng (2001-2003).
Đvt: Triệu đồng.
Mặc dù luôn có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa
bàn TP về công tác huy động vốn bằng nhiều phương thức khác nhau như lãi suất,
chương trình khuyến mãi… nhưng chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPĐN
đã phấn đấu nỗ lực tăng trưởng nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2003, tổng nguồn
vốn huy động của chi nhánh đã đạt 1.187.079 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối so với
năm 2002 (1.124.791 triệu đồng) là 62.288 triệu đồng, tức tăng 5,54%, tăng 16,89%
so với năm 2001, trong đó huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm 37,59%, huy động
từ các dân cư chiếm 59,07%. Còn lại là huy động từ các nguồn khác năm 2003 giảm
86,88% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 3,34%, điều này được giải thích là do trong
nguồn vốn huy động khác có tiền gởi từ trái phiếu nên trong năm 2003 khi trái phiếu
các năm trước đáo hạn, người sở hữu sẽ đến rút vốn làm cho tiền gởi trái phiếu giảm

xuống.
Đối với các tổ chức kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền gởi là tiền gởi
không kỳ hạn do họ có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt lớn, việc gởi không
kỳ hạn sẽ giúp họ chủ động hơn trong thanh toán. Năm 2003, con số này là 341.621
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 13
CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002
1.Tiền gởi các TCKT. 406.954 40,07 413.885 36,80 446.247 37,59 1,70 7,82
- Không kỳ hạn. 238.591 58,63 302.750 73,15 341.621 76,55 26,89 12,84
- Có kỳ hạn. 168.363 41,37 111.135 26,85 104.626 23,45 -33,99 -5,86
2. Tiền gởi tiết kiệm. 381.859 37,60 409.250 36,28 701.254 59,07 7,17 71,35
- Không kỳ hạn. 2.813 0,74 3.950 0,97 4.872 0,69 40,42 23,34
- Có kỳ hạn. 379.046 99,26 405.300 99,03 696.382 99,21 6,93 71,82
3. Vốn huy động khác. 226.702 22,33 301.656 28,82 39.578 3,34 33,06 -86,88
CỘNG 1.015.515 100 1.124.791 100 1.187.079 100 10,76 5,54
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
triệu đồng, tăng 12,84% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 76,55%. Ngược lại, đối với
dân cư, mục đích gởi tiền chủ yếu là nhằm sinh lợi, nhu cầu thanh toán không dùng
tiền mặt ít nên nguồn này chiếm tỷ trọng không cao lắm. Tuy vậy, qua 3 năm vẫn có
sự phát triển. Cụ thể, năm 2002, nguồn tiền gởi không kỳ hạn của dân cư đạt 3.950
triệu đồng, tăng 40,42% so với năm 2001, đến năm 2003, con số này là 4.872 triệu
đồng, tăng 23,34% so với năm 2002.
2. Về hoạt động tín dụng
Bảng 2: Tình hình tín dụng chung tại BIDV Đà Nẵng (2001-2003).
Đvt: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002
1. Doanh số cho vay. 2.796.285 100 3.105.426 100 3.798.705 100 11,05 22,32

- Ngắn hạn. 2.190.870 78,35 2.324.525 74,85 2.944.019 77,50 6,10 26,65
- Trung- dài hạn. 605.415 21,65 780.901 25,15 854.686 22,50 28,99 9,45
2. Doanh số thu nợ. 2.273.402 100 2.799.239 100 3.396.733 100 23,13 21,34
- Ngắn hạn. 1.693.088 74,47 2.173.598 77,65 2.676.671 78,80 28,38 23,14
- Trung- dài hạn. 580.314 25,53 625.641 22,35 720.062 21,20 7,81 15,09
3. Dư nợ bình quân. 1.790.860 100 2.097.047 100 2.499.019 100 17,10 19,17
- Ngắn hạn. 1.437.029 80,24 1.587.956 75,72 1.855.304 74,24 10,50 16,84
- Trung- dài hạn. 353.831 19,76 509.091 24,28 643.715 25,76 43,88 26,44
4. Nợ quá hạn bình quân. 7.714 100 8.807 100 5.819 100 14,17 -33,93
- Ngắn hạn. 5.029 65,19 3.812 43,28 2.968 51,01 -24,20 -22,14
- Trung- dài hạn. 2.685 34,81 4.995 56,72 2.851 48,99 86,03 -48,33
5. Tỷ lệ nợ quá hạn bình quân. 0,43 0,42 0,23 -2,33 -45,24
Không ngừng tăng trưởng cả về số lượng lẫn chất lượng. Doanh số cho vay
trong năm 2003 đạt 3.798.705 triệu đồng, tăng 22,32% so với năm 2002 và tăng
35,85% so với năm 2001 trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.944.019 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 77,5%, tăng 26,65% so với năm 2002, cho vay trung – dài hạn đạt 854.686
triệu đồng, tăng 9,45% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 22,5%.
Về doanh số thu nợ năm 2003 đạt 3.396.733 triệu đồng, tăng 21,34% so với
năm 2002 trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 2.676.671 triệu đồng và thu nợ trung - dài
hạn đạt 720.062 triệu đồng, tức tăng lần lượt là 23,14% và 15,09% so với năm trước.
Như vậy tình hình thu nợ trong năm 2003 nhìn chung cũng tương đối tốt, tuy nhiên
tốc độ tăng của công tác thu nợ vẫn thấp hơn tốc độ tăng của cho vay đối với cho vay
ngắn hạn nên ngân hàng cũng cần quan tâm hơn nữa công tác thu nợ.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Dư nợ tín dụng đến cuối tháng 12/2003 là 2.499.019 triệu đồng, tăng 11,17%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.855.304 triệu đồng, tăng
16,1% so với năm trước, dư nợ trung – dài hạn là 509.091 triệu đồng, tăng 26,44%.
Sở dĩ dư nợ tăng nhanh là do trong năm 2003 doanh số cho vay tăng nhanh trong đó
tốc độ cho vay ngắn hạn tăng có phần nhanh hơn cho vay trung- dài hạn, tốc độ thu

nợ cũng tăng nhưng tăng thấp hơn.
Nợ quá hạn bình quân bị đẩy lùi trong năm 2003 từ 8.807 triệu đồng xuống
còn 5.819 triệu đồng, giảm 33,93% so với năm 2002 trong đó dư nợ quá hạn bình
quân ngắn hạn đạt 2.968 triệu đồng, giảm về số tuyệt đối là 844 triệu đồng tức là
giảm 22,14% so với năm 2002 còn nợ quá hạn bình quân trung- dài hạn là 2.851 triệu
đồng, giảm 48,33% so với năm 2002. Đạt được kết quả này là do cán bộ tín dụng
thường xuyên xuống đơn vị kiểm tra, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả
và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Do nợ quá hạn bình quân trong năm 2003 giảm xuống mạnh, mặt khác dư nợ
bình quân trong năm 2003 lại tăng lên nên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn bình quân
giảm xuống nhanh, năm 2002 là 0,42 và đến năm 2003 là 0,23.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đà Nẵng (2001-2003).
Đvt: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002
1. Thu nhập. 100.792 100 103.174 100 104.072 100 2,36 0,10
- Thu lãi cho vay. 84.195 83,53 85.234 82,61 86.304 82,93 1,23 1,26
- Thu lãi tiền gởi. 10.712 10,63 10.350 10,03 7.914 7,60 -3,38 -23,54
- Thu về kinh doanh ngoại tệ. 647 0,64 1.068 1,04 1.760 1,69 65,07 64,79
- Thu về dịch vụ. 4.968 4,93 6.028 5,84 7.723 7,42 21,34 28,12
+ Thu từ thanh toán quốc tế. 3.718 74,84 4.614 76,54 6.372 82,51 24,10 38,10
+ Thu từ dịch vụ khác. 1.250 25,16 1.414 23,46 1.351 17,49 13,12 -4,46
- Thu khác. 270 0,27 494 0,48 371 0,36 82,96 -24,90
2. Chi phí. 82.234 100 83.396 100 82.406 100 1,41 -1,19
- Chi trả lãi. 72.253 87,86 72.216 86,59 71.142 86,33 0,05 -1,49
- Chi khác. 9.981 12,14 11.180 13,41 11.264 13,67 12,01 0,75
3. Lợi nhuận 18.558 100 19.778 100 21.666 100 6,57 9,46
- Tổng thu nhập ngân hàng năm 2003 đạt 104.072 triệu đồng, tăng 898 triệu

đồng về số tuyệt đối, tức tăng 0,1% so với năm 2002. Phải kể đến trong đó là thu lãi
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
từ hoạt động tín dụng đạt 86.304 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,93% trong tổng thu
nhập, tăng 1,26% so với năm 2002. Doanh thu từ lãi tiền gởi đạt 7.914 triệu đồng,
giảm 23,54% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 7,6%. Thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt
1.760 triệu đồng, tăng 64,79% so với năm 2002. Thu từ dịch vụ đạt 7.723 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 7,8%, tăng 28,12% so với năm 2002, trong đó thu từ dịch vụ thanh
toán quốc tế đạt 6.372 triệu đồng, tăng 38,1% còn thu từ dịch vụ ngân hàng khác là
1.351 triệu đồng, giảm 4,46% so với năm 2002. Cuối cùng là thu từ các khoản thu
khác đạt 371 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 0,36%, giảm 24,9%. Nhìn
chung đa số các chỉ tiêu trên đều giảm nhẹ trong năm 2003.
- Về mặt chi phí, trong năm 2003 tổng chi phí của ngân hàng là 82.406 triệu
đồng, giảm 1,19% so với năm 2002. Trong đó, chi phí trả lãi là 72.142 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 86,33%, giảm 1,49% so với năm trước, còn lại 11.264 triệu đồng là
các khoản chi phí khác, chiếm tỷ trọng 13,67%, tăng 0,75% so với năm 2002.
- Từ những khoản mục thu nhập và chi phí kể trên, chúng ta có thể thấy được
lợi nhuận của ngân hàng có được trong năm 2003 là 21.666 triệu đồng, so với lợi
nhuận ngân hàng đạt được ở năm 2002 là 19.778 triệu đồng thì tăng về số tuyệt đối là
1.888 triệu đồng, tức là tăng 9,46%, còn nếu so với năm 2001 thì tăng 3.108 triệu
đồng tức là tăng 16,75%. Từ đó có thể thấy sự phát triển liên tục qua các năm của chi
nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPĐN trong quá trình hoạt động.
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÀ
NẴNG QUA 3 NĂM 2001-2003
I. THỦ TỤC CHO VAY TÀI TRỢ XNK
1. Điều kiện cho vay
Các doanh nghiệp muốn vay phải thỏa mãn các điều kiện sau:
* Đối với cho vay ngắn hạn:
+ Có tư cách pháp lý đầy đủ và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định
của pháp luật.

+ Mục đích của việc sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn đã cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
qui định của pháp luật và được ngân hàng chấp nhận.
+ Có hợp đồng ngoại thương.
+ Thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng Đầu tư.
+ Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ
và hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
* Đối với cho vay trung – dài hạn: ngoài những đều kiện trên còn có: dự án
khả thi có hiệu quả được duyệt và thực hiện đầu tư theo đúng qui chế về quản lý đầu
tư xây dựng của nhà nước.
2. Thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: dưới 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: từ 1 đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn: trên 5 năm
3. Lãi suất
Lãi suất cho vay cụ thể từng thời kỳ trong phạm vi khung lãi suất cho vay do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước qui định. Lãi vay được tính theo lãi suất khi ký hợp
đồng tín dụng và được áp dụng suốt thời hạn hợp đồng đó.
4. Hồ sơ vay vốn
* Đối với cho vay ngắn hạn:
- Hồ sơ pháp lý: (Chứng minh tư cách pháp lý)
+ Quyết định thành lập, điều lệ hoạt động (nếu có).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT (nếu có), Tổng Giám đốc (Giám
đốc), Kế toán trưởng.
+ Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

+ Biên bản của hội đồng thành viên đồng ý dùng tài sản thế chấp, cầm cố tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển để được vay vốn và ủy nhiệm Tổng Giám đốc (Giám
đốc) trong quan hệ vay vốn, thế chấp (nếu là công ty cổ phần, công ty TNHH).
+ Giấy phép đầu tư, hợp đồng liên doanh, giấy chứng nhận góp vốn đủ pháp
định, giấy chứng nhận thành viên Hội Đồng Quản Trị của cơ quan có thẩm quyền
(nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
+ Văn bản ủy quyền của Tổng Công ty (Công ty) trong quan hệ giao dịch và
vay vốn (nếu là đơn vị hạch toán phụ thuộc).
- Hồ sơ về tài chính:
+ Các báo cáo tài chính trong 3 năm gần nhất (được kiểm toán).
+ Bảng kê công nợ các khoản phải thu, phải trả các loại.
+ Quy chế phân cấp quản lý tài chính (nếu có).
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quý, năm kế hoạch.
- Hồ sơ về khoản vay:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
+ Các hợp đồng (đầu vào - đầu ra): thi công xây lắp, hàng hóa, XNK, cung
ứng dịch vụ…
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
+ Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay: hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự
toán chi phí hoạt động được duyệt…
- Hồ sơ bảo đảm tiền vay:
+ Giấy tờ có giá: trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…
+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng của tài sản thế chấp, cầm
cố.
+ Hợp đồng, văn bản bảo lãnh của bên thứ ba.
* Đối với cho vay trung – dài hạn.
Ngoài các hồ sơ như cho vay ngắn hạn cần có thêm hồ sơ dự án:
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc

báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư.
+ Quyết định duyệt dự án của các công ty có thẩm quyền.
+ Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (việc cấp tùy theo tính chất, đặc điểm
của từng dự án cụ thể).
5. Quy trình xét duyệt cho vay tại chi nhánh.
Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
(1) (2) (3)
(4)
Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay vốn cho cán bộ tín dụng.
Bước 2: Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay
vốn, nghiên cứu, thẩm định hố sơ vay vốn sau đó lập tờ trình kèm hồ sơ vay vốn gởi
cho trưởng phòng tín dụng.
Bước 3: Trưởng phòng tín dụng trên cơ sở tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ
sơ vay vốn, xem xét, kiểm tra, thẩm định lại rồi ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh
đạo.
Bước 4: Lãnh đạo xem xét rồi duyệt đồng y cho vay hay không
- Nếu đồng ý lãnh đạo sẽ gởi quyết định cho trưởng phòng tín dụng để tiến
hành ký hợp đồng tín dụng, làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền
vay.
- Nếu không đồng ý sẽ chuyển lại hồ sơ vay vốn cho cán bộ tín dụng để cán
bộ tín dụng soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay
hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung về các điều
còn thiếu.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 18
Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Lãnh đạo
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Thời hạn thẩm định, xét duyệt cho vay: trong vòng 10 ngày làm việc (đối với
cho vay ngắn hạn), không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 18 ngày làm
việc đối với dự án nhóm B và 12 ngày làm việc đối với các dự án còn lại (đối với cho
vay trung – dài hạn) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy

định, chi nhánh phải có ý kiến trả lời khách hàng về quyết định của mình.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÀI TRỢ XNK TẠI CHI NHÁNH
BIDV ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2001-2003
1. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2003
Trở thành đơn vị hành chính trực thuộc TW từ năm 1997, thành phố Đà Nẵng
đã có một vị thế mới trên bước đường phát triển hòa chung với sự đi lên tất yếu của
cả nước, được xem là đầu tàu của miền Trung. Kinh tế thành phố có mức tăng trưởng
liên tục và khá ổn định, gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, nâng cao
mức sống dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, cải thiện một bước các
loại hình dịch vụ về khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo. Năm 2003, GDP của
thành phố đạt 4.823.500 triệu đồng , tăng 12,62% so với năm 2002, thu nhập bình
quân đầu người đạt 980 USD làm cho đời sống dân cư không ngừng được nâng cao.
Cơ cấu kinh tế thành phố hiện nay đang chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, phù hợp với xu thế
chung của cả nước. Hòa chung với xu hướng đó, hoạt động xuất nhập khẩu của thành
phố cũng được quan tâm và đẩy mạnh. Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu của
thành phố đạt 328,7 triệu USD, tăng 16,5% so với năm 2002, đạt 87,7% so với kế
hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố như may mặc, giày da,
thủ công mỹ nghệ, thủy sản… và các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của thành phố như
xăng dầu, hạt nhựa, hóa chất, hàng tiêu dùng… đều có những sự tăng trưởng đáng
khích lệ.
Đạt được những kết quả trên là có sự đóng góp rất to lớn của ngành Ngân
hàng thành phố nói chung và chi nhánh BIDV TP Đà Nẵng nói riêng.
2. Tình hình tài trợ XNK trong hoạt động tín dụng nói chung tại chi nhánh BIDV
Đà Nẵng
Hai hoạt động được xem là cơ bản và trọng tâm của bất kỳ một ngân hàng
thương mại nào đó là huy động vốn và cho vay. Trên cơ sở lượng vốn huy động được
và những nguồn vốn khác, ngân hàng tiến hành cho vay đối với các tổ chức và cá
nhân trong xã hội. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng có được từ sự chênh lệch giữa lãi
suất huy động và lãi suất cho vay, lợi nhuận từ hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động của mảng tín dụng càng tốt sẽ tạo ra
lợi nhuận càng lớn cho ngân hàng, đồng thời qui mô và chất lượng tín dụng càng tốt
càng thể hiện sức mạnh của ngân hàng. Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động tín dụng
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPĐN trong đó có hoạt động tài trợ xuất nhập
khẩu không ngừng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Chúng ta sẽ thấy rõ
điều đó qua việc xem xét về hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu trong hoạt động tín
dụng chung của ngân hàng.
(Xem bảng số liệu trang bên)
Qua bảng này ta thấy các chi tiêu đều có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể:
- Về doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, năm 2002 ngân hàng đạt
1.750.087 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,36% trong tổng doanh số cho vay của ngân
hàng, tăng 276.990,5 triệu đồng với tốc độ tăng 18,8% so với năm 2001, trong đó cho
vay tài trợ xuất khẩu đạt 231.629,5 triệu đồng, tăng 28,84%, chiếm 13,24% còn cho
vay tài trợ nhập khẩu đạt 97.965 ngàn USD (1.518.457,5 triệu đồng), chiếm tỷ trọng
86,76%, tăng 17,41% so với năm 2001. Đến năm 2003, doanh số cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu đã đạt 1.895.173 triệu đồng, tăng 8,29% so với năm 2002, chiếm 49,89%
trong tổng cho vay của ngân hàng, trong đó cho vay tài trợ xuất khẩu chiếm tỷ trọng
17,03% tức đạt 322.682,5 triệu đồng còn cho vay tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ trọng
82,97%, đạt 101.451 ngàn USD (1.572.490,5 triệu đồng).
- Về doanh số thu nợ, năm 2002, doanh số thu nợ tài trợ xuất nhập khẩu đạt
1.341.682,5 triệu đồng, tăng 20,51% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 47,93% trong
tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, trong đó doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu đạt
224.287,5 triệu đồng, tăng 31,01% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 16,72% còn
doanh số thu nợ tài trợ nhập khẩu đạt 72.090 ngàn USD (1.117.395 triệu đồng),
chiếm tỷ trọng 83,28%. Năm 2003, các chỉ tiêu này đều tăng lên, doanh số thu nợ tài
trợ xuất nhập khẩu đạt 1.635.971 triệu đồng, tăng 294.288,5 triệu đồng với tốc độ
tăng 21,93%, chiếm tỷ trọng 48,16% so với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng,
trong đó doanh số thu nợ tài trợ xuất khẩu chiếm tỷ trọng 19,54%, nhập khẩu chiếm

tỷ trọng 81,46%.
- Về dư nợ bình quân, năm 2002 dư nợ bình quân tài trợ xuất nhập khẩu đạt
294.259 triệu đồng, tăng 17,54% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 14,04% trong tổng
dư nợ bình quân của ngân hàng trong đó dư nợ bình quân tài trợ xuất khẩu đạt 81.203
triệu đồng, tăng 23.783 triệu đồng với tốc độ tăng 41,42%, chiếm tỷ trọng 27,59%
trong dư nợ bình quân tài trợ xuất nhập khẩu còn dư nợ bình quân tài trợ nhập khẩu
đạt 13.572 ngàn USD (210.366 triệu đồng), tăng 8,99% so với năm 2001, chiếm tỷ
trọng 72,41%. Năm 2003, dư nợ bình quân tài trợ xuất nhập khẩu đạt 340.519,5 triệu
đồng, tăng 15,68% so với năm 2002 trong đó dư nợ bình quân tài trợ xuất khẩu và
nhập khẩu lần lượt là 93.873 triệu đồng và 15.912 ngàn USD (246.636 triệu đồng),
chiếm tỷ trọng lần lượt là 27,57% và 72,43% trong dư nợ bình quân tài trợ xuất nhập
khẩu của ngân hàng.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
- Về nợ quá hạn bình quân, trong các năm qua nợ quá hạn bình quân của ngân
hàng có chiều hướng giảm xuống trong đó đối với lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu nợ
quá hạn chiếm một tỷ trọng rất ít. Cụ thể, năm 2002, nợ quá hạn bình quân của ngân
hàng là 8.807 triệu đồng, tăng 14,17% so với năm 2001 trong đó không có nợ quá
hạn quân của lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu. Đến năm 2003, nợ quá hạn bình quân
của ngân hàng là 5.819 triệu đồng thì trong đó chỉ có 697,5 triệu đồng nợ quá hạn
bình quân là của tài trợ nhập khẩu, từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn bình quân của hoạt
động tài trợ xuất nhập khẩu là 0,2. Đây là một kết quả tốt mà ngân hàng cần duy trì
trong những năm đến.
3. Phân tích tình hình tài trợ xuất khẩu tại BIDV Đà Nẵng qua 3 năm 2001-2003
Trong những năm qua, BIDV đã có sự hỗ trợ rất lớn về mặt tài chính cũng
như kỹ thuật đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hành xuất khẩu từ đó tạo
diều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng qui mô kinh doanh, phát triển đồng thời góp
phàn đẩy mạnh hoạt động và làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho thành phố Đà Nẵng.
Chi nhánh đã thực hiện hoạt động tài trợ xuất khẩu thông qua các nghiệp vụ:
- Tài trợ trong thu mua, chế biến hàng xuất khẩu.

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.
3.1. Tài trợ trong thu mua, chế biến hàng xuất khẩu
a. Khái quát nghiệp vụ
- Mục đích tài trợ của ngân hàng là tiến hành cho các doanh nghiệp xuất khẩu
vay nhằm bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu gom, chế biến hàng
chuẩn bị xuất khẩu.
- Thời hạn cho vay: dưới 12 tháng và phụ thuộc vào thời hạn thực hiện hợp
đồng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
- Mức cho vay: không quá 80% giá trị lô hàng xuất khẩu.
- Lãi suất cho vay: 0,6-0,7%/tháng.
b. Phân tích tình hình cho vay tài trợ thu mua, chế biến hàng xuất khẩu qua 3 năm
2002-2003
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và của
TPĐN nói riêng không ngừng được tăng trưởng, thêm vào đó với chủ trương khuyến
khích xuất khẩu của chính phủ cũng như của thành phố đã làm cho hoạt động xuất
khẩu càng trở nên sôi động. Hòa chung với sự phát triển đó, tại chi nhánh BIDV Đà
Nẵng, hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng đã có được sự tăng trưởng đáng kể.
Để thấy được tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng cho các doanh
nghiệp để thu mua, chế biến hàng xuất khẩu ta có thể xem xét bảng sau:
Bảng 5 : Tình hình tài trợ thu mua, chế biến hàng xuất khẩu tại BIDV (2001-2003)
Đvt: Triệu đồng.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
CHỈ TIÊU 2001 2002 2003
Tỷ lệ tăng trưởng (%)
2002/2001 2003/2002
Doanh số cho vay 96.929 121.161 157.282 25,00 29,81
Dư nợ bình quân 57.420 81.203 93.873 41,42 15,60
Nợ quá hạn bình quân 0 0 0 0 0
Qua bảng số liệu trên có thể thấy doanh số cho vay, dư nợ bình quân đều tăng

trưởng khá qua các năm và không phát sinh nợ quá hạn. Cụ thể:
- Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu năm 2002 đạt 121.161 triệu đồng, tăng
25% so với năm 2001, đến năm 2003 doanh số này là 157.282 triệu đồng, tăng
29,81% so với năm 2002.
- Chỉ tiêu dư nợ bình quân cũng tăng qua các năm tương ứng với sự tăng lên
của doanh số cho vay, cụ thể năm 2002, dư nợ bình quân đạt 81.203 triệu đồng, tăng
41,42% so với năm 2001, đến năm 2003, dư nợ đạt 93.873 triệu đồng, tăng 15,6% so
với năm 2002.
- Về nợ quá hạn, trong 3 năm qua ngân hàng đã không để xảy ra tình hình nợ
quá hạn trong tài trợ xuất khẩu. Đây là một kết quả tốt mà ngân hàng cần duy trì
trong các năm tiếp theo.
Có được các kết quả trên là do trong thời gian qua, ngân hàng đã sử dụng cơ
chế cho vay thông thoáng hơn, hơn nữa cán bộ tín dụng của ngân hàng đã tiếp cận
với khách hàng nhiều hơn, nắm bắt nhiều thông tin liên quan đến các khoản vay, tích
cực đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ đúng hạn và tìm kiếm khách hàng mới.
Có thể thấy được sự phát triển của hoạt động này thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ về tình hình tài trợ thu mua, chế biến hàng xuất khẩu (2001-2003).
Đvt: Triệu đồng.
96929
57420
121161
81203
157282
117955
0
40000
80000
120000
160000
2001 2002 2003

Doanh số cho vay
Dư nợ bình quân
Để thấy rõ hơn về tình hình cho vay tài trợ thu mua, chế biến hàng xuất khẩu
qua 3 năm, ta đi vào phân tích doanh số cho vay theo từng mặt hàng:
Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng (2001-2003)
Đvt: Triệu đồng.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
MẶT HÀNG
2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002
Hàng may 14.720 15,19 19.668 16,23 26.791 17,03 33,61 36,22
Cao su 12.582 12,98 15.792 13,03 20.302 12,91 25,51 28,56
Thủy sản 50.233 51,82 61.120 50,45 78.062 49,63 21,67 27,72
Nông sản 12.449 12,84 15.900 13,12 21.563 13,71 27,72 35,62
Mặt hàng khác 6.945 7,17 9.141 7,17 10.564 6,72 31,62 15,57
TỔNG CỘNG 96.929 100 121.161 100 157.282 100 25,00 29,81
Nhìn vào số liệu trên ta thấy mặt hàng thực hiện cho vay tài trợ xuất khẩu
chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm là mặt hàng thủy sản, điều này là do ngân hàng
đã tiến hành tài trợ đối với mặt hàng này khá lâu và đã có những bạn hàng lớn với số
lượng hàng xuất mỗi năm ổn định và ở mức cao. Đồng thời còn do những điều kiện
thuận lợi về mặt tự nhiên nên ngành thủy sản là mũi nhọn của TPĐN nói riêng và của
cả miền Trung nói chung. Bên cạnh mặt hàng thủy sản, các mặt hàng cao su, may
mặc, nông sản cũng dần khẳng định được uy tín của mình đối với các đối tác xuất
khẩu, vì vậy số lượng hợp đồng xuất khẩu cũng như giá trị hợp đồng xuất khẩu
không ngừng tăng lên trong những năm qua.
Trong những năm qua, việc tài trợ mặt hàng thủy sản không ngừng tăng lên về
tốc độ cũng như về doanh số. Năm 2001, doanh số cho vay tài trợ đối với mặt hàng
này chiếm tỷ trọng 51,82% nhưng tỷ trọng này giảm dần qua các năm, đến năm 2002
tỷ trọng này là 50,45% và đến năm 2003 là 49,63%. Mặc dù vậy, doanh số cũng như

tốc độ tăng trưởng đều tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2002 doanh số
cho vay đối với mặt hàng này là 61.120 triệu đồng, tăng 21,67% so với năm 2001 và
đến năm 2003 đã đạt 78.062 triệu đồng, tăng 27,72% so với năm 2002. Việc tỷ trọng
cho vay đối với mặt hàng thủy sản giảm qua các năm có thể được lý giải bởi việc
tăng nhanh doanh số cho vay đối với các mặt hàng khác, với tốc độ tăng cho vay
nhanh hơn tốc độ tăng cho vay của mặt hàng này.
Đối với mặt hàng may, trong những năm gần đây không ngừng khẳng định thế
mạnh của mình, đã tạo được uy tín với các khách hàng ở nước ngoài nên kim ngạch
xuất khẩu của mặt hàng này không ngừng tăng trưởng. Hoạt động xuất khẩu của mặt
hàng này đã tác động đến doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng, cụ thể là
doanh số cho vay cũng như tỷ trọng cho vay trong cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu qua các năm đều tăng. Năm 2002, doanh số cho vay đối với mặt hàng này là
19.668 triệu đồng, tăng 33,61% so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 16,23%; đến năm
2003, doanh số cho vay đạt 26.791 triệu đồng, tăng 36,22%, đạt 17,03% trong tổng
cơ cấu cho vay.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Mặt hàng cao su qua 3 năm cũng đã có sự tăng trưởng về doanh số cũng như
tốc độ cho vay. Năm 2002 doanh số cho vay đối với mặt hàng này đạt 15.792 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng 13,03%, tăng 25,51% so với năm 2001 và đến năm 2003, doanh
số đã tăng về số tuyệt đối là 4.510 triệu đồng, đạt 20.302 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
12,91%, tăng 28,56% so với năm 2002.
Là một mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu nhưng doanh số cho vay đối với mặt
hàng nông sản tại chi nhánh lại chiếm tỷ trọng không cao mặc dù doanh số cho vay
vẫn tăng. Năm 2002, doanh số cho vay đạt 15.900 triệu đồng, tăng 27,72% so với
năm 2001, chiếm tỷ trọng 13,72%, đến năm 2003 doanh số cho vay tăng lên, đạt
21.563 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,71%, tăng 35,62% so với năm 2002. Như vậy,
chúng ta cũng có thể thấy được sự tăng trưởng của mặt hàng này qua các năm.
Còn lại là đối với các mặt hàng khác, năm 2002 doanh số cho vay đạt 9.141
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,17%, tăng 31,62% so với năm 2001. Đến năm 2003, con

số này đã là 10.564 triệu đồng, tăng 15,57% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng 6,72%
Tóm lại, qua phân tích doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu theo mặt hàng qua
3 năm, ta thấy về số tuyệt đối cũng như tương đối đều tăng lên, về cơ cấu đều có sự
thay đổi, các mặt hàng đều có sự tăng lên về mặt tỷ trọng, chỉ có mặt hàng cao su có
dấu hiệu giảm xuống, tuy vậy vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ.
Để thấy tình hình cho vay tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Đà Nẵng một cách khách quan hơn, ta đi vào xem xét việc cho vay tài trợ thanh toán
hàng xuất khẩu theo thị trường thông qua bảng sau:
Bảng 7: Doanh số cho vay thanh toán hàng xuất khẩu theo thị trường (2001-2003)
Đvt: Triệu đồng.
MẶT HÀNG
2001 2002 2003 Tỷ lệ tăng trưởng (%)
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2002/2001 2003/2002
Nhật 42.740 44,09 54.098 44,65 71.718 45,60 26,57 32,57
Châu Âu 27.897 28,78 32.780 27,05 39.107 24,86 17,50 19,30
Mỹ 19.077 19,68 23.501 19,40 30.223 19,22 23,19 28,60
Châu Á 7.215 7,45 10.782 8,90 16.234 10,32 49,44 50,57
TỔNG CỘNG 96.929 100 121.161 100 157.282 100 25,00 29,81
Qua bảng trên có thể thấy thị trường xuất khẩu đang chiếm tỷ trọng lớn nhất
đối với ngân hàng là thị trường Nhật Bản, điều này là do qua các năm mặt hàng thủy
sản là một thế mạnh của thành phố và thị trường Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ
rất mạnh mặt hàng này. Năm 2002, doanh số cho vay thanh toán hàng xuất khẩu qua
thị trường này là 54.098 triệu đồng, tăng 26,57% so với năm 2001, đến năm 2003,
con số này là 71.718 triệu đồng, tăng 32,57% so với năm 2002, chiếm tỷ trọng
45,6%.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Anh
Tiếp theo là thị trường Châu Âu, doanh số cho vay thanh toán hàng xuất khẩu
qua thị trường này năm 2002 là 32.780 triệu đồng, tăng 17,5% so với năm 2001 và
đến năm 2003, con số này đã đạt 39.107 triệu đồng, tăng 19,3%, chiếm tỷ trọng

24,86%.
Mỹ cũng là một thị trường mà việc tài trợ xuất khẩu của ngân hàng qua nó
tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2002, doanh số cho vay thanh toán hàng xuất khẩu
qua thị trường này đạt 23.501 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,4%, tăng 23,19% so với
năm 2001 và đến năm 2003, doanh số cho vay đạt 30.223 triệu đồng, tăng lên về số
tuyệt đối so với năm 2002 là 6.722 triệu đồng, tăng 28,6%, chiếm tỷ trọng 19,22%.
Thấp nhất là thị trường Châu Á, năm 2002 doanh số cho vay đạt 10.782 triệu
đồng, tăng 49,44% so với năm 2001 và đến năm 2003, doanh số cho vay đạt 16.234
triệu đồng, tăng 50,57% so với năm 2002 nhưng chỉ chiếm 10,32% về tỷ trọng.
Tóm lại, qua sự phân tích trên có thể thấy sự phát triển liên tục qua các năm
của ngân hàng, điều này là do ngân hàng đã có sự tìm hiểu rất tốt các thông tin về
từng thị trường để từ đó tư vấn cho các khách hàng về các thị trường đó giúp cho
khách hàng lựa chọn được thị trường xuất khẩu tốt nhất. Chính điều này giúp cho
việc tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố nói riêng cũng như cho cả nước nói
chung. Tuy nhiên, trong các năm đến ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến việc phát
triển các thị trường còn ít xuất khẩu như Mỹ và đặc biệt là thị trường Châu Á, một thị
trường đầy tiềm năng có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Việc phát triển
mạnh hơn nữa các thị trường này sẽ giúp cho ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ
nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động tài trợ xuất khẩu của mình.
3.2. Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
a. Khái quát nghiệp vụ
Khi nhà xuất khẩu cần tiền có thể thương lượng để chiết khấu bộ chứng từ.
Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng.
- Mục đích: giúp cho người xuất khẩu có được tiền ngay để đáp ứng nhu cầu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhờ đó đảm bảo cho nhà xuất khẩu
tiến hành sản xuất kinh doanh một cách liên tục.
- Đối tượng cho vay: là giá trị bộ chứng từ thanh toán theo L/C.
- Thời hạn cho vay: tính theo thời hạn hiệu lực còn lại của L/C.
- Mức cho vay: tối đa là 96% giá trị bộ chứng từ bằng ngoại tệ.
- Lãi suất cho vay: 3,5%/năm.

Khi nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm
định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán, kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của bộ chứng từ và sự phù hợp giữa các chứng từ. Sau khi được Ban
Giám đốc phê duyệt cho vay thì bộ phận kế toán tiến hành giải ngân.
SVTH: Trần Minh Hiển. Trang 25

×