Trường Đại học Luật Hà Nội
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Kĩ Năng Tổ Chức Công Sở
Đề bài: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa công sở
Họ tên: Vương Tuấn Anh
MSSV: 340524
Lớp N05 – Nhóm 02
Hà Nội 09 – 2012
1. Văn hóa công sở.
Văn hoá công sở là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các
thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo
nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về
truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân
theo khi làm việc. Văn hoá công sở là một hệ thống được hình thành trong
quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các
nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở
và hiệu quả hoạt động của nó.
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở.
2.1. Văn hóa của cán bộ, công chức.
Văn hóa công sở được hình thành bởi các cá nhân trong công sở. trong
đó đội ngũ cán bộ, công chức nhân viên trong công sở là đông đảo nhất là yếu
tố quan trọng nhất cấu thành nên văn hóa công sở.
Văn hóa của cán bộ công chức được thể hiện thông qua văn hóa giao
tiếp, văn hóa ứng xử và văn hóa trang phục.
Về giao tiếp, giao tiếp của cán bộ công chức hiểu đơn giản là cách thức
để cán bộ, công chức tiếp nhận và truyền thông tin. Trong phạm vi công sở thì
các bộ công chức thương phải tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp, cấp dưới và
nhân dân tuy và từng đối tượng mà có cách giao tiếp phù hợp ví dụ với cấp
trên thì phải tôn trọng, với cấp dưới phải gần gũi, với đồng nghiệp phải cởi
mở, với nhân dân phải nhiệt tình, tôn trọng.
Ngoài ra các cán bộ công chức còn phải giao tiếp với các tổ chức cá
nhân bên ngoài, tùy theo mục đích công việc mà chọn cách giao tiếp thích
hợp.
Về ứng xử, trong công sở tập hợp rất nhiều cá nhân và các công việc cần
giải quyết. từ đó phát sinh nhiều mối quan hệ không chỉ là mối quan hệ cá
nhân với cá nhân mà còn giữa cá nhân với công việc. qua cách ứng xử để giải
quyết các mối quan hệ đó, người ta có thể đánh giá văn hóa của cán bộ công
chức xa hơn nữa là văn hóa của cả công sở.
Về trang phục, với tính chất là công sở công quyền, trang phục của cán
bộ công chức phải phù hợp với tính chất nhiệm vụ của công sở đó. Phải đảm
2
bảo được tính thẩm mĩ, lịch sự, văn minh và hiện đại của công sở. nếu tiếp
dân mà ăn mặc lòe loẹt, trang điểm thật đậm sẽ gây cảm giác khó chịu cho
người dân. Gây ác cảm về văn hóa của công sở đó.
2.2. Văn hóa lãnh đạo.
Văn hóa công sở được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong công sở.
Cho nên, chất lượng lãnh đạo công sở và các cán bộ chủ chốt đóng vai trò
quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các hoạt động nói chung và
văn hóa công sở nói riêng.
Nếu lãnh đạo là người thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu
hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì
rất khó có thể lãnh đạo công sở xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến.
2.3. Cách bài trí sắp xếp, nguyên tắc sử dụng trang thiết bị làm việc.
Tuy là yếu tố về hình thức nhưng cách bài trí nguyên tắc sử dụng các
trang thiết bị làm việc là một yếu tố quan trọng cấu thành nên văn hóa công
sở. Một công sở có văn hóa là công sở có cách sắp đặt các trang thiết bị làm
việc hợp lý, phát huy được tối đa công dụng của trang thiết bị đó. Nếu cả
công sở chỉ có 1 máy photo mà máy đó lại đặt trong phòng của sếp để các
nhân viên muốn photo tài liệu phải chạy từ tầng 1 lên tầng 2 rồi vô phòng
chào xếp, xin phép photo thì quả thật là bất tiện. nó làm giảm hiệu quả làm
việc của cả nhân viên và sếp.
Hay chỉ các việc đơn giản như để nhiệt độ điều hòa không quá thấp khi
không cần thiết ( thường chỉ nên để ở 27
o
c), tắt hết các thiết bị điện như đèn,
quạt, máy vi tính, điều hòa… trước khi ra về, các nguyên tắc sử dụng này
chính là biểu hiện của văn hóa, từ đó cấu thành nên văn hóa của toàn công sở.
Tài liệu tham khảo
1. Học viện hành chính, Giáo trình kĩ thuật tổ chức công sở, Nxb. Khoa
học và kĩ thuật, Hà Nội, 2009.
2. Quyết định số 129/2007-QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Chính phủ ban
hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
3
3. Wedsite học viện hành chính:
4