Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Vị trí của Hiến chương Liên hợp quốc trong hệ thống pháp luật quốc tế" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.01 KB, 5 trang )



Đặc san 60 năm liên hợp quốc
70
Tạp chí luật học



ThS. Nguyễn Thị Thuận *
in chng Liờn hp quc c kớ kt
ngy 26/6/1945 SanFrancisco (Hoa
Kỡ) ti phiờn hp kt thỳc hi ngh quc t v
vn thnh lp Liờn hp quc v chớnh
thc cú hiu lc ngy 24/10/1945 sau khi ó
c a s cỏc nc kớ kt phờ chun. L k
nim 60 nm ngy kớ Hin chng Liờn hp
quc c t chc ngy 27/6 va qua ti tr
s Liờn hp quc New York (M) v ti
thnh ph SanFrancisco ni cỏch õy 60 nm,
50 nc thnh viờn u tiờn ó kớ bn Hin
chng khai sinh t chc quc t m vai trũ
c bit quan trng ca nú ó c cng
ng quc t tha nhn. Ti bui l, ch
tch i hi ng Liờn hp quc GinPinh
ó khng nh 60 nm ó qua i nhng
Hin chng Liờn hp quc khụng h mt
i hiu lc cng nh tm nhỡn chớnh tr sc
so ca nú m vn tip tc nh hng
hnh ng ca Liờn hp quc trc nhng
thỏch thc v nhng mi e do m th gii
ng i ang phi i mt.


(1)

Di gúc phỏp lớ quc t, Hin chng
ch l mt iu c quc t a phng ph
cp nhng trong h thng phỏp lut quc t,
Hin chng Liờn hp quc cú mt v trớ c
bit quan trng. Cỏc yu t c bn khng nh
ý ngha v vai trũ khụng th thiu ca Hin
chng trong i sng quc t gm:
Th nht, Hin chng Liờn hp quc
chớnh l vn bn phỏp lớ quc t khai sinh ra
Liờn hp quc - mt t chc quc t m s ra
i v tn ti ca nú cú ý ngha vụ cựng ln
lao i vi ho bỡnh, an ninh v hp tỏc phỏt
trin ca cng ng quc t. Vi 111 iu
khon v bn Quy ch hot ng ca To ỏn
quc t - b phn cu thnh ca Hin chng
Liờn hp quc (theo quy nh ca iu 92
Hin chng), Hin chng Liờn hp quc
quy nh vic thnh lp Liờn hp quc, khng
nh mc ớch, c cu t chc v cỏc nguyờn
tc hot ng ca Liờn hp quc. Vi s
tham gia ca ụng o cỏc quc gia c lp
cú ch quyn cú ch chớnh tr xó hi, trỡnh
phỏt trin kinh t, truyn thng vn hoỏ
khỏc nhau, uy tớn v hiu qu t cỏc hot
ng trờn khp cỏc lnh vc ca i sng
quc t ca Liờn hp quc trong 60 nm qua
l iu khụng th ph nhn. Mc dự cũn
nhng tn ti cn c khc phc nhng

Hin chng luụn l cn c phỏp lớ vng chc
cho mi hot ng ca t chc quc t ln
nht hnh tinh trong bi cnh th gii cú
nhiu bin ng.
Th hai; Hin chng Liờn hp quc l
ngun phỏp lớ quan trng nht ca lut quc
t v cng thng xuyờn c vin dn trong
cỏc quan h hp tỏc quc t. Vn ny c
th hin rt rừ khụng ch trong thc tin quc
t m ngay c trong khụng ớt cỏc iu c
quc t song phng hoc a phng, Hin
chng cng thng c vin dn nh mt
H

*
Tr

ng

i hc Lut H
N
i





§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc §Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc


71

căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các hành
vi cũng như của các quy định trong các văn
bản pháp lí quốc tế. Trong đa phần các điều
ước quốc tế hiện nay điều chỉnh các lĩnh vực
hợp tác đa dạng giữa các quốc gia như chính
trị, kinh tế, khoa học hầu như đều ghi nhận
sự “phù hợp” với Hiến chương Liên hợp
quốc. Đặc biệt nội dung của Điều 2 Hiến
chương quy định về các nguyên tắc hoạt động
của Liên hợp quốc. Một số nguyên tắc như:
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, nguyên
tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc
tế, nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực chính là các quy phạm Jus
cogens
(2)
mà các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế đều phải triệt để tuân thủ.
Thứ ba, trong mối tương quan với các
điều ước quốc tế khác, nếu có sự xung đột
giữa những nghĩa vụ phát sinh từ Hiến
chương Liên hợp quốc với những nghĩa vụ
phát sinh từ các điều ước quốc tế khác thì các
nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương luôn được
ưu tiên thi hành.
(3)

Việc khẳng định thứ bậc ưu tiên cho các

quy định của Hiến chương so với các quy
định trong các điều ước quốc tế khác khi có
sự xung đột về nghĩa vụ còn được thừa nhận
cả trong một số điều ước quốc tế quan trọng
khác. Tại Điều 30 Công ước Viên năm 1969
về Luật điều ước quốc tế được kí kết giữa các
quốc gia khi quy định về “thi hành điều ước
quốc tế kế tiếp nhau về cùng một đối tượng
điều chỉnh”, ở khoản 1 cũng đã thừa nhận
Điều 103 Hiến chương Liên hợp quốc khi ghi
nhận “Ngoài các quy định của Điều 103 Hiến
chương liên hợp quốc ”. Có thể so sánh thứ
bậc của các quy định trong Hiến chương Liên
hợp quốc với các quy định trong các điều ước
quốc tế khác cũng tương tự như thứ bậc của
các quy định trong Hiến pháp với các quy
định của các văn bản pháp luật khác trong hệ
thống pháp luật của mỗi quốc gia. Hiện nay,
mặc dù số lượng các điều ước quốc tế được kí
kết là rất lớn, nội dung thoả thuận trong các
điều ước cũng rất đa dạng nhưng hiện tượng
“xung đột” giữa nghĩa vụ phát sinh từ Hiến
chương với nghĩa vụ phát sinh từ các điều
ước quốc tế khác hầu như ít gặp trong thực
tiễn. Rõ ràng là các quy định trong Hiến
chương chính là những chuẩn mực, những
căn cứ pháp lí chính xác và tin cậy cho các
quốc gia khi tham gia vào đời sống quốc tế.
Là một điều ước quốc tế, Hiến chương đã
không chỉ dung hoà được lợi ích cơ bản của

các quốc gia thành viên mà còn đáp ứng được
đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, phản ánh được
xu thế phát triển của giao lưu và hợp tác quốc
tế. Dưới góc độ lí luận và thực tiễn, sự nhìn
nhận giá trị pháp lí vượt trội của các quy định
trong Hiến chương nói riêng và toàn bộ bản
Hiến chương nói chung là điều tất yếu và
được các quốc gia thừa nhận rộng rãi.
Mặc dù trong hệ thống pháp luật quốc tế,
Hiến chương Liên hợp quốc có một vị trí đặc
biệt quan trọng nhưng xét về bản chất pháp
lí, bản Hiến chương cũng chỉ là một điều
ước quốc tế đa phương do các quốc gia thoả
thuận kí kết. Nói cách khác, nó cũng chỉ là
sản phẩm của các quốc gia, ra đời và tồn tại
để khẳng định và bảo vệ lợi ích của các quốc
gia thành viên thông qua các hoạt động
tương ứng của Liên hợp quốc. Vì vậy, về
mặt nguyên tắc, Liên hợp quốc không thể và
không được phép tiến hành các hoạt động


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
72

T¹p chÝ luËt häc
vượt ra khỏi khuôn khổ mà Hiến chương đã
quy định.
Trong suốt 60 năm tồn tại của Liên hợp
quốc, Hiến chương đã là cơ sở pháp lí vững

chắc cho hoạt động vì hoà bình và phát triển
của tổ chức quốc tế này nói riêng và của nhân
loại nói chung. Ra đời từ giữa thập niên 40
của thế kỉ trước, Hiến chương Liên hợp quốc
đã và đang bộc lộ một số hạn chế cần được
khắc phục như các quy định về cơ cấu thành
viên của Hội đồng bảo an, quyền hạn của Đại
hội đồng và Hội đồng bảo an dẫn tới việc
trong thực tiễn, một hoặc một nhóm các quốc
gia có thể lợi dụng các quy định trong Hiến
chương để thao túng các hoạt động của Liên
hợp quốc như tình trạng “đóng băng” việc kết
nạp các ứng cử viên là các nước thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa hoặc tư bản chủ nghĩa
trong thập niên 50. Những hạn chế này cũng
là điều khó tránh khi quy mô thành viên của
Tổ chức đã gia tăng đáng kể (thành viên ban
đầu của Liên hợp quốc chỉ gồm 51 quốc gia
còn hiện nay đã là 191 thành viên). Mặt khác,
sự biến đổi của đời sống quốc tế và đòi hỏi
của các quốc gia đối với Liên hợp quốc hiện
nay cũng không giống như với thời kì Liên
hợp quốc mới được thành lập. Ngay trong
Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã trù liệu
đến khả năng Hiến chương có thể được sửa
đổi. Những thủ tục pháp lí để xem xét, sửa
đổi Hiến chương, hiệu lực thi hành của những
điều khoản Hiến chương được sửa đổi…
được quy định tại Chương XVIII.
Về mặt thực tế, Hiến chương Liên hợp

quốc cũng đã từng được sửa đổi. Cụ thể: Nghị
quyết sửa đổi Điều 23, 27 và 61 Hiến chương
được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua
ngày 17/12/1963 và có hiệu lực từ ngày
31/8/1965, Nghị quyết sửa đổi Điều 109 Hiến
chương được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 20/12/1965 và có hiệu lực từ
ngày 12/6/1968… Những điểm sửa đổi của
các điều khoản nói trên liên quan đến cơ cấu
thành phần và tỉ lệ biểu quyết của một số cơ
quan của Liên hợp quốc. Cụ thể:
- Số lượng uỷ viên của Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc được tăng từ 11 lên 15;
- Uỷ viên của Hội đồng kinh tế - xã hội
Liên hợp quốc được tăng từ 18 lên 27 và sau
đó là 54;
- Những nghị quyết của Hội đồng bảo an
về những vấn đề thủ tục coi như được thông
qua khi có 9 phiếu thuận bất kì (trước đây là
7), nghị quyết về các vấn đề khác coi như
được thông qua khi có 9 phiếu thuận (trước
đây là 7) trong đó có phiếu thuận của 5 uỷ
viên thường trực Hội đồng bảo an.
Những biến động của đời sống chính trị,
kinh tế thế giới diễn ra trong hơn thập niên
cuối cùng của thế kỉ XX và những năm đầu
của thế kỉ XXI đang đặt Liên hợp quốc
trước vô vàn các thách thức. Sự gia tăng của
hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, nội
chiến bùng nổ tại nhiều quốc gia, những

thảm hoạ mà nhân loại đang phải đối đầu
như: Tình trạng đói nghèo, dịch bệnh, động
đất, sóng thần buộc cộng đồng quốc tế
phải xem xét lại vai trò của Liên hợp quốc.
Không ít các quy định của Hiến chương đã
làm cho Liên hợp quốc khó có thể phản ứng
kịp thời trước nhiều sự kiện quốc tế đã và
đang xảy ra. Chính vì vậy, vấn đề sửa đổi


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc §Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
T¹p chÝ luËt häc

73

Hiến chương nhằm cải tổ Liên hợp quốc đã
trở nên rất cấp bách.
Việc sửa đổi Hiến chương phải hướng tới
một số mục đích cơ bản sau:
- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa
các quốc gia thành viên Liên hợp quốc nói
riêng và các quốc gia trong cộng đồng quốc
tế nói chung;
- Gia tăng quyền lực cho Liên hợp quốc
để đảm bảo cho tổ chức này hoạt động hiệu
quả hơn xứng đáng với vai trò, vị trí là trung
tâm phối hợp hành động giữa các quốc gia vì
hoà bình và phát triển;
- Cơ cấu lại một số cơ quan của Liên hợp
quốc nhằm thích ứng với những biến động

của đời sống quốc tế.
Có thể thấy những đề xuất về sự cải
cách sâu rộng tổ chức quốc tế này nhằm
phù hợp với xu hướng mới trong thế kỉ XXI
tập trung vào vấn đề nhân quyền, giải quyết
các xung đột, chống chủ nghĩa khủng bố,
chống đói nghèo.
Trong số các điều khoản của Hiến
chương cần được sửa đổi, kiến nghị của
nhiều quốc gia đều tập trung chủ yếu vào
một số điều khoản có liên quan tới một trong
những cơ quan chính của Liên hợp quốc đó
là Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Có thể
khẳng định quá trình cải tổ Liên hợp quốc sẽ
không thể thành công nếu không cải tổ Hội
đồng bảo an.
Hội đồng bảo an mặc dù chỉ có 15 uỷ
viên nhưng có tư cách thay mặt cho 191
(4)

quốc gia thành viên Liên hợp quốc chịu trách
nhiệm trong việc duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc có rất
nhiều điều khoản quy định về chức năng,
quyền hạn của Hội đồng bảo an.
(5)
Về lí
thuyết, cơ quan cao nhất của Liên hợp quốc là
Đại hội đồng
(6)

nhưng xuất phát từ chức năng,
nhiệm vụ cũng như từ thực tiễn hoạt động của
Hội đồng bảo an, có thể khẳng định Hội đồng
bảo an mới là cơ quan có “thực quyền” lớn
nhất và chi phối hoạt động của Liên hợp quốc
trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ đối với vấn
đề hoà bình và an ninh quốc tế. Mặc dù các
quốc gia đều có quan điểm thống nhất về sự
cần thiết phải cải tổ Hội đồng bảo an nhưng
các phương án cải tổ được đề xuất lại không
giống nhau. Cụ thể:
- Tăng số lượng thành viên Hội đồng bảo
an lên 24
(7)
trong đó gồm 11 thành viên
thường trực và 13 thành viên không thường
trực nhiệm kì 2 năm không được tái cử;
- Tăng số lượng thành viên Hội đồng bảo
an lên 24 trong đó giữ nguyên 5 thành viên
thường trực nhưng có 8 thành viên không
thường trực nhiệm kì 4 năm và có thể tái cử
và 11 thành viên nhiệm kì 2 năm không
được tái cử;
- Mở rộng thành phần Hội đồng bảo an
bằng cách tăng số thành viên thường trực lên
11 (tăng thêm 6) và thành viên không thường
trực lên 14 (tăng thêm 4) nhưng giữ nguyên
số lượng (5 quốc gia) thành viên có quyền
phủ quyết (quyền veto).
(8)

Các thành viên
thường trực mới sẽ không có quyền phủ quyết
trong 15 năm, sau 15 năm sẽ xem xét lại một
cách tổng quát nhưng không huỷ bỏ hay điều
chỉnh quyền phủ quyết của 5 thành viên
thường trực cũ.
Ngoài những quy định của Hiến chương


§Æc san 60 n¨m liªn hîp quèc
74

T¹p chÝ luËt häc
liên quan đến Hội đồng bảo an cần được sửa
đổi, một số đề xuất được đưa ra còn đề cập cả
việc mở rộng thẩm quyền của Đại hội đồng,
Tổng thư kí chỉ nên giữ chức vụ một nhiệm kì
là 7 năm (quy định hiện nay cho phép có thể
được bầu 2 nhiệm kì 5 năm), thành lập Hội
đồng an ninh, kinh tế, giải thể Hội nghị Liên
hợp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) và Hội đồng kinh tế - xã hội
(9)

Trong lịch sử tồn tại 60 năm, Liên hợp
quốc đã đạt được nhiều thành công và cũng
có những thất bại trong các hoạt động thuộc
chức năng của mình như gìn giữ hoà bình an
ninh, bảo vệ quyền con người Năm 2005 là
một năm quyết định đối với Liên hợp quốc.

Một thực tế là bộ máy đồ sộ của Liên hợp
quốc dường như không đủ sức đảm nhiệm
được sứ mệnh của mình trong thế kỉ XXI.
Hiến chương Liên hợp quốc chắc chắn phải
được sửa đổi nhằm đáp ứng đòi hỏi của công
cuộc cải cách tổ chức quốc tế này. Nhưng
việc sửa đổi cụ thể như thế nào sẽ còn là vấn
đề không đơn giản do mọi công cuộc cải cách
Liên hợp quốc sẽ thất bại nếu không có được
sự chấp nhận của 5 uỷ viên thường trực Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mĩ,
Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, cần khẳng
định quan hệ quốc tế hiện nay không thể
không có Liên hợp quốc và việc sửa đổi Hiến
chương - điều ước quốc tế đa phương quan
trọng nhất trong hệ thống pháp luật quốc tế
phải được tiến hành càng sớm càng tốt nhằm
cơ cấu lại Liên hợp quốc theo hướng ngày
càng hoàn thiện hơn để hoạt động của tổ chức
này đáp ứng được đòi hỏi của nhân loại về
một thế giới không còn chiến tranh, giàu có
hơn, an toàn và công bằng hơn./.

(1) Báo Nhân dân số ra ngày 29/6/.2005.
(2). Theo Điều 53 Công ước Viên năm 1969 về Luật điều
ước quốc tế (có hiệu lực ngày 27/1/1980 – Việt Nam gia
nhập năm 2001) quy phạm Jus cogens của Luật quốc tế
chung được hiểu là một quy phạm được cộng đồng các
quốc gia chấp thuận và công nhận là một quy phạm không
cho phép có bất kì vi phạm nào và chỉ được sửa đổi bằng

một quy phạm Jus cogens khác của luật quốc tế.
(3). Điều 103 Hiến chương quy định: “Trong trường
hợp có sự xung đột giữa những nghĩa vụ của các hội
viên Liên hợp quốc chiếu theo Hiến chương này và
những nghĩa vụ, chiếu theo bất cứ một hiệp định quốc tế
nào khác thì những nghĩa vụ của các hội viên Liên hợp
quốc phải được coi trọng hơn” .
(4). Tính đến năm 2002, Liên hợp quốc có 191 quốc
gia thành viên.
(5). Trong Hiến chương, những vấn đề liên quan đến
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc được quy định ở các
chương 5, 6, 7, 8.
(6). Dưới góc độ của Luật về các tổ chức quốc tế, Đại
hội đồng cũng là duy nhất của Liên hợp quốc có sự tham
gia của mọi thành viên Liên hợp quốc (cơ quan toàn
thể). Trong Đại hội đồng, mỗi thành viên Liên hợp quốc
có một lá phiếu và giá trị của những lá phiếu này là hoàn
toàn ngang nhau.
(7).Xem: Điều 23 Hiến chương Liên hợp quốc.
(8). Quyền của các thành viên thường trực Hội đồng bảo
an Liên hợp quốc không chấp thuận (phủ quyết) những
nghị quyết về các vấn đề không phải thủ tục do Hội
đồng đưa ra (Ví dụ: Nghị quyết về vấn đề kết nạp thành
viên mới, nghị quyết về áp dụng các biện pháp cưỡng
chế có hoặc không có sử dụng lực lượng vũ trang ).
Các nghị quyết loại này chỉ được thông qua khi có 9/15
thành viên chấp thuận trong đó có phiếu thuận của 5
thành viên thường trực của Hội đồng bảo an – xem
thêm: “quyền veto” – Từ điển giải thích thuật ngữ luật
học (Luật hành chính, Luật Tố tụng Hành chính, Luật

quốc tế) – Nxb Công an nhân dân – Hà Nội 1999.
(9). Đây là quan điểm của Uỷ ban cai quản toàn cầu –
một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào tháng
9/1992 có thành viên là những chính khách và những
nhân vật nổi tiếng khác đến từ 28 quốc gia như: Thuỵ
Điển, Nga, Pháp, Mĩ, Trung Quốc, Hàn Quốc

×