Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực tiễn hoạt động lập di chúc Luận văn đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.98 KB, 24 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN …..
MSV………

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG LẬP DI CHÚC
TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG
(CHUN ĐỀ THUỘC BỘ MƠN: LUẬT DÂN SỰ)

CƠ SỞ THỰC TẬP:

VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG HÀ TÂY

Hà Nội – 2023


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện
trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập.
Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin
cậy./.
Xác nhận của
Cán bộ hướng dẫn thực tập

Tác giả báo cáo thực tập


(Ký và ghi rõ họ tên)


iii

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CCCD/CMND

Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân

CCV

Công chứng viên

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐDS

Hợp đồng Dân sự

TAND

Tòa án nhân dân


VPCC

Văn phòng công chứng

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG
LẬP DI CHÚC TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG.....................................................6
1.1. Khái niệm di chúc............................................................................................6
1.2. Khái niệm di chúc công chứng........................................................................6
1.3. Thủ tục lập di chúc tại phịng cơng chứng theo pháp luật hiện hành...............6
1.4. Chi phí lập di chúc tại phịng công chứng.......................................................8
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG LẬP
DI CHÚC TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG HÀ TÂY...................................9
2.1. Tổng quan về hoạt động lập di chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây........9
2.2. Trình tự và thủ tục lập di chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây...............10
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP
DI CHÚC TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG HÀ TÂY VÀ ĐƯA RA ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.......................................................................12
3.1. Những hạn chế, bất cập tồn tại trong hoạt động lập di chúc tại Văn phịng
cơng chứng Hà Tây...............................................................................................12
3.1.1. Người lập di chúc....................................................................................12

3.1.2. Tài sản lập di chúc thừa kế......................................................................13
3.2. Những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động lập di chúc
tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây.......................................................................14
3.2.1. Tăng cường vai trị tư vấn của cơng chứng viên trong hoạt động công
chứng di chúc....................................................................................................14


v

3.2.2. Tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương...............15
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Văn phịng cơng chứng Hà Tây
nơi thực tập chun mơn
a) Giới thiệu chung
Văn phịng cơng chứng Hà Tây được thành lập theo Quyết định số 3679/QĐUBND do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 06/09/2011, có trụ sở tại LK 5-2 Khu
đô thị mới Tân Tây Đô, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Giấy đăng ký hoạt động số
52/TP-ĐKHĐ. Đối chiếu qua việc thành lập văn phòng cho thấy Văn phịng cơng
chứng Hà Tây đã thực hiện đầy đủ việc đăng ký hoạt động theo đúng trình tự thủ
tục mà pháp luật quy định tại Điều 23 Luật Công chứng năm 2014: “1. Các công
chứng viên thành lập Văn phịng cơng chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn
phịng cơng chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; 2. Trong
thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phịng cơng
chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn
phòng công chứng; 3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định

cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp
ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập”.
Văn phịng cơng chứng Hà Tây có tổng diện tích là 250 m2, gồm 3 tầng, có
bãi để xe trước văn phòng, trang thiết bị văn phòng như bàn làm việc, máy tính,
máy photo, máy in, máy lạnh, máy đếm tiền, các thiết bị văn phòng phẩm hỗ trợ
hoạt động của văn phòng và hỗ trợ khách hàng. Văn phịng có kho lưu trữ hồ sơ
cơng chứng, quầy photo và chứng thực bản sao từ bản chính, quầy thu tiền và trả hồ
sơ, hàng ghế chờ lấy kết quả, các bàn làm việc để tiếp xúc khách hàng. Văn phịng
có niêm yết bảng giá thu phí và phí thù lao cơng chứng, nội quy làm việc của văn
phịng, các quy định về phòng cháy chữa cháy... Trong nội quy của Văn phòng


2

cơng chứng Hà Tây có quy định cụ thể về thời gian làm việc, tác phong làm việc
của nhân viên trong văn phòng cũng như các cá nhân, tổ chức đến liên hệ công
chứng hoặc công tác.
Các hoạt động của văn phòng bao gồm: chứng nhận các hợp đồng, giao dịch,
bản dịch; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký các giấy tờ, văn bản
thuộc thẩm quyền của văn phịng cơng chứng theo quy định của luật Cơng chứng.
Văn phịng cơng chứng Hà Tây có con dấu và tài khoản riêng. Văn phòng hoạt
động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao
công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
b) Cơ cấu tổ chức
Văn phịng cơng chứng Hà Tây được tổ chức và hoạt động theo quy định của
Luật công chứng và Luật Doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của văn
phịng cơng chứng là Trưởng Văn phịng cơng chứng. Trưởng Văn phịng cơng
chứng là cơng chứng viên hợp danh của văn phòng và đã hành nghề cơng chứng
hơn 10 năm.
Văn phịng cơng chứng Hà Tây có cơ cấu tổ chức như sau:

- Trưởng văn phịng: Cơng chứng viên Trịnh Trọng Dương.
- Các công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng: 03 người
- Thư ký nghiệp vụ: 06 người.
- Văn thư lưu trữ, phụ trách cơng nghệ thơng tin: 02 người.
- Kế tốn, thủ quỹ: 02 người.
- Bảo vệ: 01 người.
- Nhân viên vệ sinh, lao cơng: 01 người.
Các cơng chứng viên của văn phịng bao gồm cơng chứng viên có nhiều năm
kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công chứng và công chứng viên vừa được bổ
nhiệm làm công chứng viên. Đội ngũ nhân viên đều là những người tốt nghiệp
chuyên ngành về luật hay về lĩnh vực chun mơn theo đúng vị trí công việc như


3

chuyên viên nghiệp vụ, kế toán, văn thư lưu trữ ....
c) Chức năng, nhiệm vụ
Văn phịng cơng chứng Hà Tây có cơ chế quản lý và hoạt động thơng qua
điều lệ, nội quy của Văn phịng cơng chứng và đảm bảo các hoạt động của Văn
phòng tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
Trưởng Văn phịng cơng chứng là người đại diện theo pháp luật, trực tiếp
giám sát, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng. Trưởng Văn phịng cơng chứng
là người chịu trách nhiệm cao nhất và đưa ra những quyết định cuối cùng liên quan
đến hoạt động của văn phịng như: đơn đốc, nhắc nhở các cơng chứng viên và nhân
viên văn phịng làm việc theo đúng điều lệ , nội quy văn phòng, tuân thủ quy định
pháp luật trong hoạt động của văn phòng; quyết định các vấn đề tăng lương, nghỉ
phép của nhân viên văn phòng; quyết định áp dụng khen thưởng, các biện pháp kỷ
luật, cho thôi việc đối với nhân viên văn phòng; quyết định vấn đề tuyển dụng nhân
sự của văn phịng; giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có); giải quyết vấn đề từ
chối yêu cầu công chứng của cơng chứng viên văn phịng.

Cơng chứng viên, trong đó có Trưởng Văn phịng cơng chứng, chịu trách
nhiệm thực hiện các công việc: tiếp nhận hồ sơ công chứng; tư vấn, giải thích cho
người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý
nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; hướng dẫn người yêu cầu công
chứng bồ sung, cung cấp các giấy tờ liên quan đến yêu cầu công chứng; từ chối và
giải thích rõ lý do từ chối yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng; thực
hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch, bản dịch; thực hiện chứng thực bản sao
từ bản chính, chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản mà cơng chứng viên có thẩm
quyền theo đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ
sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu
hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu
cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mơ tả cụ thể thì


4

công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định; trường hợp khơng làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng.
Chun viên nghiệp vụ có nhiệm vụ hỗ trợ công chứng viên tiếp nhận yêu
cầu công chứng từ người yêu cầu công chứng; kiểm tra những giấy tờ cần thiết theo
yêu cầu từng trường hợp của hợp đồng, giao dịch; soạn thảo hợp đồng giao dịch
dưới sự hướng dẫn của công chứng viên; hỗ trợ công chứng viên và người u cầu
cơng chứng trong q trình thụ lý và công chứng hồ sơ công chứng; thực hiện các
cơng việc khác theo sự phân cơng chính của Trưởng Văn phịng cơng chứng và
cơng chứng viên trực tiếp làm việc.
Kế tốn, thủ quỹ có nhiệm vụ tính phí và thu phí cơng chứng, thù lao cơng
chứng, các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động cơng chứng và trả lương
cho nhân viên, báo cáo thuế hàng quý, thống kê, lập báo cáo tài chính hàng năm.
Văn thư, lưu trữ có nhiệm vụ quản lý, sử dụng con dấu của văn phịng, trực

tiếp đóng dấu vào cơng văn đến và đi của văn phịng, đóng dấu vào hợp đồng, giao
dịch, bản dịch, bản sao y và các văn bản chứng thực, thực hiện công việc liên quan
đến lưu trữ hồ sơ công chứng.
Các bộ phận khác: Bảo vệ chịu trách nhiệm trông giữ xe và đảm bảo an ninh
của văn phịng, nhân viên lao cơng có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh tại văn phòng.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Mục đích của việc lập di chúc chính là để ghi lại tâm
nguyện, dặn dị và phân chia tài sản của người lập di chúc. Ngoài ra thơng qua di
chúc cịn thể hiện được ý chí của người viết di chúc nhằm chuyển giao tài sản của
mình cho người khác sau khi họ chết. Ngồi ra di chúc cũng thể hiện được ý chí và
nguyện vọng của cá nhân lúc còn sống để cho người thân thực hiện sau khi mình
chết, đây cũng chính là cơ sở để cho việc phân chia tài sản mà người đó để lại một


5

cách nhanh chóng, hạn chế phát sinh những tranh chấp giữa những người có liên
quan. Việc viết di chúc cũng là một cách để đảm bảo được sự công bằng trong việc
thừa hưởng di sản mà người có tài sản muốn để lại. Về bản chất di chúc là việc thể
hiện ý chí của cá nhân nên nó được hình thành dựa trên ý chí đơn phương của
người để lại tài sản mà sẽ khơng phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác. Thông
qua việc lập di chúc thì cá nhân sẽ xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế với
quyết định chuyển giao một phần hoặc tồn bộ tài sản của mình cho người đã được
xác định trong di chúc.
Lập di chúc hay công chứng di chúc đang dần trở nên phổ biến hơn trong đời
sống hiện nay. Lập di chúc là hành động thể hiện rõ ý chí của chủ sở hữu tài sản
đối với tài sản của mình, cũng như tránh những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn về
sau. Hiện nay, nhiều người muốn lập di chúc tại phịng cơng chứng nhưng cịn
thiếu kiến thức pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động lập di chúc tại văn

phịng cơng chứng.
Chính vì vậy, em tiến hành thực tập chun mơn tại Văn phịng cơng chứng
Hà Tây với chủ đề “Thực tiễn hoạt động lập di chúc tại phịng cơng chứng”
nhằm đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động lập di chúc tại Văn phịng
cơng chứng Hà Tây và phân tích các bất cập cịn tồn tại nếu có, từ đó đưa ra các đề
xuất, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công chứng tại đơn vị thực tập.
3. Các kế hoạch triển khai thực tập
Được sự giới thiệu và hướng dẫn của Nhà trường, em được giao thực tập
chun mơn tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây trong thời gian 10 tuần (từ ngày
26/09/2022 đến ngày 02/12/2022). Trong thời gian thực tập, em được sự giúp đỡ,
chỉ hướng dẫn tận tình của cơng chứng viên và nhân viên của văn phịng cơng
chứng, lần lượt tìm hiểu các nội dung: Cơ cấu, tổ chức và chức năng nhiệm vụ của
văn phịng cơng chức; Quan sát cơng chứng viên và nhân viên tiếp nhận và xử lý
hồ sơ yêu cầu cơng chứng; Tìm hiểu các sử dụng phầm mềm quản lý dữ liệu công


6

chứng UCHI; Tìm hiểu cách quản lý và lưu trữ tại văn phịng cơng chứng; Trình tự
và thủ tục lập di chúc tại văn phịng cơng chứng…

CHƯƠNG 1
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG
LẬP DI CHÚC TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG
1.1. Khái niệm di chúc
Căn cứ quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc có thể hiểu như
sau: “Di chúc có thể bằng lời nói hoặc văn bản thể hiện nguyện vọng, ý chí của cá
nhân về việc phân chia, chuyển quyền, định đoạt tài sản của mình cho người khác
sau khi chết”.
1.2. Khái niệm di chúc công chứng

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật cơng chứng năm 2014 có thể hiểu
cơng chứng di chúc là việc công chứng viên xác nhận tính hợp pháp, xác thực của
di chúc bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc tổ
chức, cá nhân tự nguyện yêu cầu công chứng.
1.3. Thủ tục lập di chúc tại phịng cơng chứng theo pháp luật hiện hành
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật cơng chứng năm 2014 có thể rút ra
thủ tục lập di chúc tại phịng cơng chứng như sau:
Bước 1: Người lập di chúc chuẩn bị hồ sơ
 Phiếu yêu cầu công chứng (thông thường phiếu yêu cầu sẽ lấy mẫu tại
phịng cơng chứng bao gồm các thơng tin cơ bản như: họ tên, địa chỉ, số
điện thoại người yêu cầu công chứng; nội dung yêu cầu công chứng là gì;
các giấy tờ hồ sơ gửi kèm; tên, địa chỉ phịng cơng chứng; họ tên người
tiếp nhận hồ sơ; thời gian tiếp nhận hồ sơ (Bản chính);
 Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng như: CMND/CCCD, sổ


7

hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hơn nhân,… (Bản
sao);
 Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản, bất động sản hoặc các
giấy tờ có thể thay thế theo quy định của pháp luật (Bản sao);
 Các giấy tờ hồ sơ liên quan có thể thay thế (Bản sao)
Lưu ý: Bản sao trong trường hợp này là bản in, bản chụp, hoặc bản đánh
máy có nội dung chính xác, đầy đủ giống bản chính và khơng phải chứng
thực.
Bước 2: Kiểm tra, rà soát giấy tờ, hồ sơ
 Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc, công chứng viên sẽ
thực hiện kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ.
 Trường hợp hồ sơ công chứng đáp ứng yêu cầu, đầy đủ thì tiến hành thụ

lý, ghi vào sổ cơng chứng.
Bước 3: Lập di chúc với sự hướng dẫn của công chứng viên
 Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ các quy
định pháp luật liên quan đến di chúc, các thủ tục về công chứng di chúc.
 Cơng chứng viên giải thích rõ cho người lập di chúc hiểu về lợi ích, nghĩa
vụ, quyền lợi hợp pháp của họ khi lập di chúc; ý nghĩa và những hậu quả
pháp lý xảy ra khi thực hiện lập di chúc.
 Công chứng viên đề nghị người lập di chúc hoặc theo đề nghị của người
lập di chúc tiến hành làm rõ, xác minh hoặc có quyền từ chối cơng chứng
trong trường hợp phát hiện và có căn cứ cho thấy: Hồ sơ yêu cầu công
chứng di chúc chưa rõ ràng; Việc lập di chúc có dấu hiệu bị cưỡng ép, đe
dọa, khơng tự nguyện; Đang hồi nghi về năng lực hành vi dân sự của
người lập di chúc; Đối tượng tài sản để lại trong di chúc chưa rõ ràng.
Bước 4: Công bố nội dung di chúc
 Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc trước mặt công chứng viên;


8

công chứng viên nghe rõ và ghi chép lại đúng nội dung người lập di chúc
tuyên bố.
 Công chứng viên đọc lại bản dự thảo di chúc hoặc người lập di chúc tự
đọc lại bản dự thảo.
 Nếu người lập di chúc đồng ý với bản dự thảo tiến hành ký tên hoặc điểm
chỉ vào từng trang của bản di chúc.
 Công chứng viên đối chiếu bản gốc các giấy tờ tùy thân, tài sản…của
người yêu cầu công chứng trước khi ghi lời chứng và ký từng trang vào
bản di chúc.
Lưu ý:
 Trường hợp người lập di chúc không nghe được, khơng đọc được, khơng

ký/điểm chỉ được thì bắt buộc có người làm chứng (Người làm chứng
phải tuân thủ theo Điều 632 Bộ luật dân sự 2015). Người làm chứng ký
tên vào bản di chúc trước mặt công chứng viên.
 Nếu người lập di chúc không thể đến trực tiếp tại phịng cơng chứng thì
có thể lập tại chỗ ở của mình trước sự chứng kiến của cơng chứng viên.
Về trình tự, thủ tục thực hiện tương tự như việc lập di chúc tại phịng
cơng chứng.
1.4. Chi phí lập di chúc tại phịng cơng chứng
Theo quy định pháp luật tại Luật Công chứng năm 2014 và Thông tư số
257/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì khi tiến hành thủ tục lập di chúc tại phịng
cơng chứng thì phí cơng chứng di chúc là 50.000 đồng.
Ngồi ra, người lập di chúc có thể phải chi trả thêm thù lao khi yêu cầu tổ
chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo di chúc đánh bằng máy, sao
chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng theo
quy định Điều 67 Luật Công chứng năm 2014.


9

CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
LẬP DI CHÚC TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG HÀ TÂY
2.1. Tổng quan về hoạt động lập di chúc tại Văn phòng công chứng Hà Tây
Theo Báo cáo kết quả tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Văn
phịng cơng chứng Hà Tây trong năm 2020 và 2021 có tổng cộng 25 hồ sơ lập di
chúc tại phịng cơng chứng. Hầu hết các đối tượng đến yêu cầu lập di chúc là người
cao tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khơng có trường hợp lập di chúc mà
đối tượng là người chưa thành niên hoặc có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế.
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015, di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người

khác. Các loại tài sản được xác định là di sản bao gồm:
 Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế và thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt. Và những công cụ sản xuất
dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
 Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp
đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại: quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà
nước...
 Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp
đồng, do việc gây thiệt hại. Hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm
quyền (ví dụ: Khoản nợ, một khoản bồi thường thiệt hại…).
Thực tế hoạt động lập di chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây cho thấy
loại tài sản chủ yếu được chủ thể lập di chúc viết di chúc thừa kế chủ yếu là quyền


10

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Trong trường hợp này, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCNQSDĐ) là điều kiện hình thức vơ cùng quan trọng. GCNQSDĐ là
chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng
đất. Thông qua GCNQSDĐ, nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước
với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà
nước chuyển giao quyền sử dụng đất. Nhằm có đầy đủ các căn cứ pháp lý để thực
hiện quản lý Nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất. Dù nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức nào thì căn
cứ rõ ràng nhất để xác định chủ thể có QSDĐ hợp pháp là chủ thể sử dụng phải
đứng tên trên GCNQSDĐ. Mặt khác, giấy chứng nhận cịn có ý nghĩa xác định
phạm vi, giới hạn sự tác động đến đất đai của người sử dụng đất thơng qua các nội
dung: mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng,… được ghi nhận
trên giấy.

Thời gian trung bình tính từ lúc tiếp nhận hồ sơ lập di chúc đến khi hoàn
thành tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây là 1-2 ngày. Một vài trường hợp thiếu
giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
phù hợp phải xin bổ sung giấy xác của chính quyền địa phương có thẩm quyền thì
thời gian có thể kéo dài thêm từ 3-5 ngày.
2.2. Trình tự và thủ tục lập di chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây
Trình tự và thủ tục lập di chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây áp dụng
các quy định của pháp luật hiện hành về lập di chúc tại phịng cơng chứng, gồm 05
bước sau:
Bước 1: Người có nhu cầu lập di chúc nộp 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau
đây:

 Phiếu u cầu cơng chứng, trong đó có họ tên, địa chỉ người yêu cầu
công chứng, nội dung cần công chứng, danh sách giấy tờ gửi kèm
theo;


11

 Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (chứng minh
nhân dân hoặc thẻ căn cước);
 Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao
giấy tờ thay thế được pháp luật quy định.
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu lập di chúc.
Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định pháp luật thì
tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Bước 3: Công chứng viên hướng dẫn người u cầu lập di chúc tại phịng
cơng chứng tn thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định
pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người
yêu cầu lập di chúc hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và

hậu quả pháp lý của việc lập di chúc. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong
hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe
dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người u cầu cơng
chứng thì cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu
cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng.
Bước 4: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng
viên để công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch
hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung
trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.


12

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG
LẬP DI CHÚC TẠI VĂN PHỊNG CƠNG CHỨNG HÀ TÂY VÀ
ĐƯA RA ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1. Những hạn chế, bất cập tồn tại trong hoạt động lập di chúc tại Văn phịng
cơng chứng Hà Tây
3.1.1. Người lập di chúc
Theo Bộ Luật Dân sự, người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu
được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuy nhiên, thực tế hoạt động lập di chúc
tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây cho thấy người lập di chúc chủ yếu là người cao
tuổi, tư duy nhận thức bị suy giảm hơn so với người trẻ do vấn đề lão hóa vì tuổi
tác. Kết hợp với đặc thù của người dân địa phương huyện Đan Phương, huyện Hồi
Đức (huyện nằm cạnh) có tỉ lệ việc làm nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp truyền

thơng cịn cao, trình độ học vấn, kiến thức và nhận thức về pháp luật thừa kế cịn
hạn chế. Chính vì vậy, vấn đề giải thích pháp luật của cơng chứng viên là hết sức
quan trọng để có thể giúp người lập di chúc hiểu được các quy định pháp luật liên
quan đến hoạt động lập di chúc.
Mặc khác, người lập di chúc là người cao tuổi tại địa bàn huyện Đan Phượng
và huyện Hồi Đức có nhiều trường hợp bị thất lạc giấy tờ chứng minh nhân thân,
hoặc thông tin trên các loại giấy tờ cá nhân như CCCD/CMND, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, các loại giấy chứng minh
khác… không đồng bộ, thống nhất và sai lệch khiến hoạt động lập di chúc tại Văn
phịng cơng chứng Hà Tây cịn gặp rất nhiều khó khăn. Một vài trường hợp thực tế
đến lập di chúc nhưng khơng có đầy đủ giấy tờ đúng quy định pháp luật nên không


13

thể tiến hành hoạt động lập di chúc tại phòng cơng chứng. Một số khác thì phải
quay lại cơ quan địa phương xin các giấy tờ cần thiết liên quan, đính chính, xác
thực thơng tin cá nhân, rồi sau đó mới có thể lập di chúc đúng như quy định.
3.1.2. Tài sản lập di chúc thừa kế
Hiện nay, tài sản lập di chúc chủ yếu tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây liên
quan đến quyền sử dụng đất đai. Huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng thuộc tỉnh
Hà Tây cũ, trải qua nhiều lần tách, xác nhập địa giới hành chính đến năm 2008
chính thức được xác nhập về thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều lần thay đổi địa giới
hành chính, các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, giấy tờ hành chính cũng có
nhiều thay đổi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý đất đai tại các khu vực
này. Trong đó, nhiều trường hợp đất đai khi lập di chúc về quyền sử dụng đất phát
hiện kích thước đất đai ghi trong giấy chứng nhận khác biệt so với kích thước đất
đai đo đạc trên thực tế, điều này gây khó khăn trong việc lập di chúc thừa kế, có thể
dẫn đến tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với các chủ thể khác liên quan sau
này.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác khơng có giấy tờ chứng nhận quyền sử
dụng đất, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở do chưa được cơ quan có
thẩm quyền cấp, các căn hộ chung cư chưa được cấp sổ hồng, đất được đền bù
nhưng chưa có sổ… tất cả các trường hợp này cũng gây nhiều khó khăn trong việc
lập di chúc tại văn phịng cơng chứng.
Ngồi ra, hệ thống pháp luật hiện hiện hành còn chưa đồng nhất, như Luật
đất đai, Luật nhà ở. Ví dụ, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở ra trước năm
2014, là đất nhận chuyển nhượng từ chủ đầu tư trước năm 2013 thì chưa có quy
định xây dựng nhà ở trên đất rồi mới được chuyển nhượng. Tuy nhiên, xây dựng
nhà ở với quyền sử dụng trên đó thì mới được chuyển nhượng, do vậy cịn nhiều
khó khan. Thực tiễn tại Hồi Đức và Tân Lập, Đan Phương gặp nhiều trường hợp
như vậy dẫn đến việc không thể lập di chúc thừa kế.


14

3.2. Những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động lập di
chúc tại Văn phịng cơng chứng Hà Tây
3.2.1. Tăng cường vai trò tư vấn của công chứng viên trong hoạt động công
chứng di chúc
Theo quy định của Luật cơng chứng, cơng chứng viên có thể công chứng hợp
đồng giao dịch, văn bản di chúc được soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu
công chứng. Về trách nhiệm, trong trường hợp nào công chứng viên cũng phải chịu
trách nhiệm về tính xác thực của văn bản di chúc. Sản phẩm cuối cùng của họat
động công chứng chính là văn bản cơng chứng. Về mặt giá trị pháp lý, văn bản
cơng chứng có giá trị chứng cứ; các tình tiết, sự kiện trong văn bản cơng chứng
khơng phải chứng minh. Tính xác thực của hợp đồng giao dịch phụ thuộc rất nhiều
vào việc soạn thảo, kiểm tra văn bản, hợp đồng. Công chứng viên thực hiện hoạt
động hướng dẫn hồ sơ, soạn thảo hoặc kiểm tra văn bản, hợp đồng với tư cách là
một người có kiến thức chuyên môn về pháp luật; là hoạt động tư vấn của một

người hành nghề pháp luật và được giao thực hiện quyền lực cộng, góp phần bảo
đảm tính xác thực của văn bản cơng chứng.
Có thể khẳng định tư vấn vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công chứng viên.
Từ trước tới nay, người ta hầu như không lưu ý nhiều lắm đến khái niệm tư vấn
trong hoạt động cơng chứng, cả từ phía những người làm nghề cũng như từ phía
người u cầu cơng chứng. Về cơ sở pháp lý để thực hiện việc tư vấn của công
chứng viên, Luật công chứng cũng như các văn bản hướng dẫn không quy định trực
tiếp. Cho đến nay, khơng có một điều luật nào quy định tư vấn là quyền hay nghĩa
vụ của công chứng viên. Song, theo quy định tại Điều 3 Luật cơng chứng, có 2
ngun tắc mà để tuân thủ đúng hai nguyên tắc này thì cơng chứng viên vừa có
quyền, vừa có nghĩa vụ tư vấn cho khách hàng, đó là tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng. Khi tiếp nhận yêu
cầu công chứng, bao giờ công chứng viên cũng phải kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ cho


15

khách hàng. Đây chính là q trình cơng chứng viên phân tích, giải thích các quy
định pháp luật cho khách hàng; vì vậy, q trình tác nghiệp của cơng chứng viên
ln gắn với hoạt động tư vấn.
Ngồi ra, Luật cơng chứng cịn cho phép cơng chứng viên được soạn thảo
văn bản, di chúc. Đối chiếu với quy định của Luật về Luật sư, rõ ràng cơng chứng
viên có quyền tư vấn vì theo Điều 28 của Luật này, việc soạn thảo hợp đồng là một
hoạt động tư vấn pháp luật. Hoạt động tư vấn trong nghề nghiệp công chứng mang
những đặc thù nhất định bởi nó gắn với vị trí của người công chứng viên, là người
đứng giữa các bên trong giao dịch, là người đại diện cho quyền lực cơng. Song
khơng vì thế mà tư vấn chỉ là việc cơng chứng viên hướng dẫn, giải thích về quy
định pháp luật, về giấy tờ, hồ sơ cho người yêu cầu cơng chứng để có thể chấp
nhận hay từ chối cơng chứng mà quan trọng hơn, công chứng viên cần giúp các bên
tham gia giao dịch đưa ra được giải pháp tối ưu để thực hiện giao dịch mà họ đang

yêu cầu công chứng.
3.2.2. Tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương
Hiện nay, đa số các địa phương chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu thơng tin
về bất động sản; chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin bài bản giữa các tổ chức hành
nghề công chứng với nhau; và giữa các tổ chức hành nghề cơng chứng với văn
phịng đăng ký quyền sử dụng đất về tài sản giao dịch. Chưa tạo được cơ chế liên
thông giữa tổ chức hành nghề công chứng; cơ quan thuế; cơ quan đăng ký giao dịch
bảo đảm; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và nhà khi thực hiện các thủ tục
hành chính đối với các giao dịch về bất động sản. Điều này dẫn đến xảy ra tình
trạng rủi ro trong hoạt động cơng chứng di chúc, một tài sản giao dịch nhiều lần
được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, gây tổn thất về
kinh tế; và ảnh hưởng tới uy tín các bên liên quan. Việc tra cứu, báo cáo, thống kê
hợp đồng, giao dịch ở các tổ chức hành nghề công chứng vẫn đang thực hiện một
cách thủ công; gây tốn kém nguồn lực, thời gian mà hiệu quả đem lại không cao.



×