Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.29 KB, 10 trang )

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................... 4
I. Đặc điểm tình hình ............................................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ: .................................................................................. 4
1.2 Kỹ năng của trẻ: ................................................................................................ 4
1.3. Vai trò của hoạt động với sự phát triển của trẻ. ............................................... 5
2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 6
2.1 Một số nét về trường, lớp: ................................................................................. 6
2.2.1. Thuận lợi: ...................................................................................................... 6
2.2.2 Khó khăn: ....................................................................................................... 7
II. Một số biện pháp thực hiện ................................................................................. 8
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần ........................ 8
2. Biện pháp2: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo ..................................... 9
3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng sử dụng trong các câu truyện ................................... 10
4. Biện pháp 4: Dạy trẻ nhận thức ngơn ngữ nói và ngơn ngữ hình ảnh .............. 11
5. Biện pháp 5: Dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan. ............................................. 11
6. Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ kể truyện sáng tạo ................................................. 14
7. Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh: ............................................................... 25
8. Biện pháp 8: Tự bồi dưỡng chuyên môn ............................................................ 27
III. Kết quả đạt được ............................................................................................. 28
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................... 30
1. Kết luận ............................................................................................................. 30
2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................... 30
3. Khuyến nghị ...................................................................................................... 31

1



Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là cái “vỏ” của “tư duy”. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trọng yếu
của con người, là công cụ phát triển tư duy, nhận thức của con người. Nhờ có ngơn
ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì mục đích chung:
lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất quan trọng với con
người và đặc biệt là với trẻ em. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên
của xã hội lồi người. Ngơn ngữ là cơng cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện
vọng của mình từ khi rất nhỏ, để người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngôn
ngữ là công cụ quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động: Học tập, vui chơi,
những hoạt động chủ yếu của trường mầm non và giáo dục trẻ một cách toàn diện,
bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy, chừng mực hành vi văn minh . Ngôn ngữ
phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện kể ,
những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ
những ngày thơ ấu. Đó là sự tác động của lời nói nghệ thuật như một phương tiện
hữu hiệu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Cho nên phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một
trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non.
Ngay từ khi cịn nằm nơi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ.
Chính từ những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay những
câu ca dao ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người... là những bước
đầu tiên để trẻ làm quen với văn học.
Khi cho trẻ làm quen với văn học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy
được
cái hay cái đẹp trong tác phẩm, trẻ có tình cảm và dùng ngơn ngữ, sử dụng vốn
từ để diễn đạt miêu tả - phản ánh lại cái hay, cái đẹp đó trong tác phẩm . Qua đó trẻ
phát triển trí nhớ, tư duy, ghi nhớ có chủ định, trí tưởng tượng phong phú đồng thời
cịn giúp trẻ có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa giáo dục qua tác phẩm văn học để trẻ

có thể soi vào đó mà uốn nắn, điềuchỉnh hành vi của mình.
Đúng như nhà văn Goocky từng nói : “ Văn học là nhân học” Với trẻ em, ngôn ngữ
là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Trẻ học ở mọi lúc mọi
nơi và trong mọi hoạt động thì
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm
với nghệ thuật ngơn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao,
2


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu truyện cổ tích, thần thoại đặc biệt
hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy
trẻ kể truyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu
quả nhất.
Bản thân tôi là một giáo viện dạy trẻ 5- 6 tuổi, tôi luôn trăn trở làm thế nào
để giúp các cháu phát triển tốt ngôn ngữ. Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017, tôi đã
đi sâu nghiên cứu và tích lũy sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số biện pháp
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo” để
nghiên cứu và xin được chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp. Tôi tin rằng thông qua
việc dạy trẻ kể truyện sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm rõ ràng
mạch lạc, vốn từ phong phú, biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay
sự kiện nào đó bằng chính ngơn ngữ của trẻ một cách nhanh nhất. Qua đó cịn tạo
cho trẻ phát triển năng lực, tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp,
hướng tới cái đẹp.

3


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện

sáng tạo.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình
1. Cơ sở lý luận
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ:
Sự phát triển ngơn ngữ xuất phát từ mục đích giao tiếp, nhận thức. Sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang
những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ, ở mỗi giai đoạn có sự kế
thừa và phát triển những thành tựu của giai đoạn trước. Trẻ lứa tuổi mầm non đang
trong quá trình phát triển về vốn từ. Vốn từ của trẻ phong phú thì mới có thể diễn
đạt về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình một cách phong phú, trẻ nói được
nhiều loại mẫu câu hơn, dẫn đến trẻ phát triển lời nói được mạch lạc. Dạy trẻ lời
nói là rèn khả năng tư duy ngơn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào các thành
tựu tâm lý học, giáo dục học trẻ em, … các kết quả nghiên cứu về đặc điểm tìm ra
các phương pháp, biện pháp phù hợp với từng độ tuổi để dạy trẻ học nói một cách
có hiệu quả. Trẻ 5- 6 tuổi đang ở giai đoạn tiếp tục hoàn hiện cấu trúc cơ quan phát
âm và khả năng vận động của các bộ phận cơ quan phát âm. Ở giai đoạn này, sự
phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hố vốn từ,
ngơn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc cịn
chưa hồn thiện, khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngơn ngữ hồn cảnh của trẻ
cũng đã bắt đầu phát triển. Trẻ từ 5 tuổi trở đi, trẻ đã phát triển và thành thục với
ngôn ngữ hơn, các lỗi câu đã giảm và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là
một phương tiện để tham gia vào cuộc sống xã hôi và giao tiếp với người khác, thể
hiện nhu cầu của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của chúng.
1.2 Kỹ năng của trẻ:
Trẻ mầm non đã có khả năng sáng tạo, đặc biệt trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6. Sự
sáng tạo của trẻ thể hiện ở nhiều mặt trong cuộc sống, nổi bật nhất là kể truyện, tạo
hình, âm nhạc, trị chơi. Trẻ sẽ tái tạo những gì trẻ thấy và đồng thời với sự ngây

thơ và với vốn kinh nghiệm cịn ít ỏi của mình, bé sẽ biến hóa những cái chỉ trong
4


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
tiềm thức những cái trẻ chưa biết đến mà chỉ nghe đến, chỉ tình cờ nhìn thấy thành
1 sản phẩm đầy sáng tạo và thú vị.

Trẻ tiếp nhận với văn học bắt đâu bằng sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình
tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả. Qua
tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng mở rộng vốn hiểu biết, kinh
nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy. Bằng
các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối
quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính
rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Trẻ mẫu giáo chưa thể đọc mặt chữ bằng một văn bản nghệ thuật, nên trẻ
tiếp nhận các thể loại văn học nghệ thuật thông qua khâu trung gian là cô giáo. Với
nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình u đối với từ ngữ nghệ thuật thơng qua cách đọc kể
diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngơn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây
là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra
một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương
ứng, lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan. Khi kể truyện, khả năng sáng
tạo của trẻ thể hiện qua việc kết hợp nhiều chi tiết từ, những câu chuyện khác nhau
đã nghe để kể thành câu chuyện của trẻ. Để kể lại câu chuyện đã nghe, trẻ không kể
theo nguyên tắc mà tự mình sáng tạo thành một câu chuyện riêng. Trẻ đã tự sáng
tạo ra một câu truyện dù rằng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng đó là tiền đề cho
sự sáng tạo sau này của trẻ. Do đó khuyến khích trẻ tập kể truyện cũng là kích thích
sáng tạo cho trẻ.
1.3. Vai trò của hoạt động với sự phát triển của trẻ.

Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực, tư duy,
óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể truyện,
ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ
biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó…bằng chính
ngơn ngữ của trẻ.
u cầu này địi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ
năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu
cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong q trình nhận thức có hệ thống
5


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
bằng con đường luyện tập thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ
mầm non hiện nay.
Như vậy, nhiệm vụ của giáo viên dạy trẻ là sử dụng nhiều hình thức như kể
truyện theo tranh minh họa, dựa trên cốt truyện sẵn có, kể lại sự việc mà trẻ đã
được trải nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để khơi dậy ở trẻ khả năng
kể truyện sáng tạo. Đồng thời, thông qua kể truyện, các cô cần giúp trẻ tích lũy vốn
từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách
chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và
đòi hỏi sự nỗ lực của cả cô và trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Một số nét về trường, lớp:
Trường mầm non tôi đang dạy là trường vùng xa thuộc cuối huyện Gia Lâm.
Nơi mà có trên 70% dân sống bằng nghề gốm sứ. Trường tập trung ở 1 đểm. Số
học sinh có 370 cháu với 9 nhóm lớp cùng 36 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trình
độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 85%
Những năm vừa qua được sự quan tâm của SGD&ĐT Hà Nội, PGD&ĐT
huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, khuôn viên trường rộng rãi

thoáng mát. Cũng như cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học áp dụng
công nghệ thơng tin như: Máy chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa... tương đối đầy đủ.
Trường có khu vườn cổ tích, khu vui chơi, khu giáo dục thể chất. Có phịng
vi tính, phịng nghệ thuật riêng, rất thuận lợi cho các hoạt động của trẻ
Đồng thời được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đã trang bị mua
mua sắm đồ dùng, đồ chơi dạy học đa dạng phong phú. Cùng với đó là sự quan tâm
tạo điều kiện nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên để giáo viên đi
học trên chuẩn về chuyên môn, nâng cao về trình độ tin học, trình độ đàn nhạc, kỹ
năng tạo hình thơng qua các lớp học chun đề... Nhờ đó, chất lượng giảng dạy của
đội ngũ giáo viên ngày một nâng cao, được phụ huynh tin tưởng, từ đó số trẻ ra lớp
ngày một đơng.
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học 2016- 2017 tôi được nhà tường phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6
tuổi. Lớp mẫu giáo lớn A1 của tơi có 43 cháu, trong đó có 30 trẻ nam, 13 trẻ nữ, độ
tuổi đồng đều. 100% trẻ ngoan, đạt u cầu về thể chất, ngơn ngữ, tình cảm xã hội,

6


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
biết cảm thụ cái hay cái đẹp. Đây là một thuận lợi lớn để tơi có thể rèn luyện phát
triển ngơn ngữ cho trẻ thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo
Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn, được phân dạy lớp lớn và có những
hiểu biết cũng như kinh nghiệm khá tốt về tâm sinh lí của trẻ 5- 6 tuổi. Đặc biệt với
tấm lòng yêu nghề mến trẻ, có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định
hướng cho trẻ kể chuyện sáng tạo có hiệu quả và có khả năng làm các loại đồ dùng
đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học rất phong phú đa dạng mang tính thẩm mỹ
cao, thu hút và gây hứng thú được trẻ.
Giáo viên cùng lớp nhiệt tình, phối kết hợp nhịp nhàng trong các hoạt động

và chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn rất thích kể truyện
Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi
Trẻ mạnh dạn, tự tin, có nề nếp thói quen trong các hoạt động
Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ. Phụ huynh luôn
hưởng ứng tham gia các phong trào phát động của lớp
2.2.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng cịn khơng ít những khó khăn mà khi tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện sáng tạo ” tơi cịn gặp phải đó là:
Sự quan tâm của gia đình dành cho các bé là khơng đồng đều, cũng có nhiều
phụ huynh quan tâm đến con nhưng khơng có khoa học mà chỉ là sự nuông chiều
quá mức. Một số phụ huynh do bận cơng việc khơng trị chuyện với trẻ và nghe trẻ
nói, một số trẻ lại được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không cần
lời yêu cầu hay xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm
phát triển ngơn ngữ.
Qua thực tế cho thấy phụ huynh cịn nói tiếng địa phương rất nhiều như: Đi
học - đi hặc, cái cân - cái cưn ...Bên cạnh đó có tới 40 - 45 % phụ huynh nói ngọng
l- n.
Số trẻ trong lớp đơng, chưa có nề nếp học tập, trẻ chưa chú ý đến các thành
phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói.
Trẻ kinh nghiệm sống cịn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng
trẻ dùng từ khơng chính xác, dùng câu lủng củng.
7


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
Trẻ nói phát âm cịn ngọng nhiều. Do ảnh hưởng của người lớn xung quanh

trẻ nói tiếng địa phương và nói ngọng l – n
Kỹ năng kể truyện sáng tạo của trẻ còn hạn chế

II. Một số biện pháp thực hiện
Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy kỹ năng kể truyện sáng tạo, phát âm rõ
ràng mạch lạc của trẻ khơng đồng đều, nhiều trẻ khả năng cịn yếu và chưa mạnh
dạn, chưa hứng thú. Từ đó tơi đã tìm tòi và đưa vào ứng dụng một số biện pháp sau
đây:
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần là một việc không thể
thiếu của người giáo viên. Có xây dựng tốt kế hoạch hoạt động theo các tháng, tuần
mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động, có kế hoạch, có biện
pháp tác động đến trẻ bằng các đề tài cụ thể đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện
cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề phải phù hợp theo yêu cầu độ tuổi
và theo nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, biện pháp này giúp cho giáo
viên phát hiện ra những gì đã làm được và chưa làm được để có kế hoạch bổ sung
vào kế hoạch hoạt động sau
Khảo sát thực trạng của lớp mẫu giáo lớn A1 đầu năm
Từ những thực tiễn trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng đầu năm được
kết quả sau:

Nội dung

Số trẻ trên tổng
số

Tỷ lệ % trẻ đạt

Phát âm rõ ràng mạch lạc


25/ 43

58,1%

Phát âm câu phức

26/43

60,5%

Hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo

24/43

55,8%

Biết thể hiện ngơn ngữ hồn cảnh

25/43

58,1%

8


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
(kể chuyện sáng tạo)
2. Biện pháp2: Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo

Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới.
Mơi trường là chiếc nôi để nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo cho trẻ. Chính vì
vậy, nếu cơ tạo được mơi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển
ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ
đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật, tạo
bối cảnh của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngồi
lớp học được thể hiện trên các mảng tường. Tôi cố gắng lựa chọn những nội dung
câu chuyện phù hợp với trẻ, tìm và thể hiện các nhân vật như thế nào cho hấp dẫn.
Màu sắc và hình thức thể hiện các nhân vật vừa dễ làm bằng các chất liệu dễ kiếm,
vừa tận dụng được nhiều nguyên vật liệu phế thải

Ảnh trang trí góc nghệ thuật
9


Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua dạy trẻ kể truyện
sáng tạo.
3 Biện pháp 3: Làm đồ dùng sử dụng trong các câu truyện
Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, tơi cịn đi làm một số đồ
dùng như: Một số con rối dẹt gắn kẹp ở phía dưới để trẻ có thể di chuyển được khi
kể chuyện.

Ảnh rối tự làm
Trước khi cho trẻ đóng kịch tơi phải chuyển thể câu chuyện theo đúng nội
dung, nhưng chuyển thành các mẩu đối thoại giữa các nhân vật và đọc cho trẻ nghe
vài lần để trẻ nắm được nội dung câu chuyện và chính cơ là người dẫn dắt câu
chuyện khi trẻ đóng kịch cô cho trẻ được sáng tạo ngôn ngữ câu chuyện thành
ngơn ngữ của trẻ thể hiện vai mình đóng. Qua thời gian sử dụng những chiếc mặt
nạ này tôi thấy các cháu diễn rất thoải mái vì trong quá trình diễn trẻ vẫn nhìn thấy
và nghe rất rõ tiếng của bạn giúp trẻ rất thích thú sáng tạo thể hiện bằng những mẩu

đối thoại giữa các nhân vật
Tôi cố gắng làm nhiều đồ dùng giúp trẻ hoạt động thật thoải mái, gây sự
hứng thú ở trẻ. Các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu
chuyện trẻ kể.

10



×