Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT VÀ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Ở TRẺ EM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.03 KB, 3 trang )

ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT VÀ PHÁT TRIỂN VẬN
ĐỘNG Ở TRẺ EM
1. Sự tăng trưởng về thể chất
Để đánh giá sự tăng trưởng thường dựa vào các chỉ số cân nặng,
chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay và tỷ lệ các phần của
cơ thể.
Tăng trưởng về cân nặng
 Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ là
2800-3000g. Con trai lớn hơn con gái con dạ thường nặng hơn con
so.
 Cân nặng của trẻ tăng nhanh trong 6 tháng đầu, cân nặng tăng
gấp đôi khi trẻ được 4-5 tháng tuổi và đến cuối năm cân nặng tăng
gấp 3 lúc đẻ.
 Từ năm thứ 2 trở đi cân nặng tăng chậm hơn trung bình mỗi
năm tăng 1,5kg.
 Có thể ước tính cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
 Cân nặng (kg) = 9 + 1,5 (N-1); N là tuổi của trẻ tính theo năm.
Tăng trưởng về chiều cao
 Chiều cao của trẻ sơ sinh trung bình 48-50cm, con trai cao hơn
con gái.
 Trong năm đầu chiều cao của trẻ tăng rất nhanh, nhất là trong
những tháng đầu sau đẻ.
 Trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng lên 3-3,5cm.
 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng lên 2cm.
 6 tháng cuối trung bình tăng được 1-1,5cm.
 Lúc 12 tháng chiều cao của trẻ đạt được 75cm.
 Trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng thêm 5cm.
 Có thể ước tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi:
Chiều cao (cm)= 75 + 5N
N: là số tuổi của trẻ tính theo năm.
 Tăng trưởng vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay.


 Vòng đầu của trẻ sơ sinh là 32-34cm, lúc 1 tuổi là 44-46cm, 2
tuổi là 48cm và đến 5 tuổi vòng đầu là 50cm.
 Vòng ngực lúc mới đẻ nhỏ hơn vòng đầu là 1-2cm, khoảng 30-
31cm. Đến 6 tháng tuổi vòng ngực đuổi kịp vòng đầu và sau đó vòng
ngực phát triển nhanh hơn vòng đầu.
 Vòng cánh tay lúc 1 tháng tuổi khoảng 11cm và đạt được
13,5cm lúc trẻ tròn 1 tuổi. Trẻ từ 1-5 tuổi vòng cánh tay tăng chậm,
đến 5 tuổi là 14-16cm.
 Trẻ ngủ nhiều nhưng ngay sau khi sinh các giác quan đã hoạt
động và có cảm thụ tốt như khả năng nghe (giật mình khi có tiếng
động mạnh), nếm (thích ngọt, đắng thì nhăn mặt), ngửi (ngửi mùi
sữa mẹ để tìm vú), nhìn (phản xạ với ánh sáng) và cảm giác đau.
 Trẻ có phản xạ tự nhiên như phản xạ bú, phản xạ bắt chộp.
 Đặt nằm ngửa chân tay ở tư thế co duỗi khác nhau.
 Vận động tự phát, không chủ động được mọi động tác.
 Trẻ có cảm xúc vui mừng hoặc sợ hãi.
 Biết phát âm ba ba…
 Trẻ biết bò
 Tự ngồi vững hơn.
 Có thể vẫy tay chào, vỗ tay.
 Lời nói phát triển nhiều
 Thường tự đặt câu hỏi
 Học thuộc được bài hát ngắn.
 Đi nhanh, chạy leo được bậc cửa
 Tập múa được.
 Tự phục vụ được một số việc đơn giản như xúc cơm, cài cúc
áo, đi tất.

×