Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Ths đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô xe máy nghiên cứu tại công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.78 KB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VŨ DIỆU HUYỀN TRANG

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE MÁY: NGHIÊN CỨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN HÙNG

Hà Nội, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Vũ Diệu Huyền Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG I.....................................................................................................................1


TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến ngành CNHT trong ngành cơng
nghiệp ơ tơ, xe máy..........................................................................................................3
1.5.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu..........................................................3
1.5.2. Đánh giá chung và những vấn đề cần nghiên cứu........................................6
CHƯƠNG II...................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE MÁY................................................................9
2.1. Cở sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy....................................................9
2.1.1. Khái niệm ngành công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy.......9
2.1.2. Đặc điểm công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tơ, xe máy
.................................................................................................................................13
2.1.3. Vai trị cơng nghiệp hỗ trợ ơ tô, xe máy.....................................................14
2.2. Nội dung đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy..................................16
2.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy....................16
2.2.2. Nội dung đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy......................17
2.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy...................21
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp hỗ
trợ ô tô, xe máy........................................................................................................22


2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy.....26
2.4. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy....................30
2.4.1. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển từ phía Nhà nước..............................30
2.4.2. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển từ phía Bộ cơng thương và ngành
công nghiệp hỗ trợ ô tô xe máy...............................................................................30

2.4.3. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển từ phía các DN trong ngành CNHT
ô tô, xe máy.............................................................................................................31
CHƯƠNG III................................................................................................................32
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE MÁY TẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP VIỆT..........................................................................32
3.1. Khái qt tình hình đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt
Nam................................................................................................................................32
3.1.1. Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ơ tơ, xe máy Việt Nam.
.................................................................................................................................32
3.1.2. Tình hình quản lý hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
ô tô, xe máy.............................................................................................................37
3.1.3. Các mặt hạn chế trong đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy
Việt Nam.................................................................................................................39
3.1.4. Nguyên nhân các hạn chế của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam..........42
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô,
xe máy tại Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt giai đoạn 2013 - 2018.........43
3.2.1. Giới thiệu về Cơng ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt.....................43
3.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công
nghiệp ô tô, xe máy.................................................................................................47
3.2.3. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại
Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt........................................................70
3.2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong
ngành công nghiệp ô tô, xe máy của Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp


Việt..........................................................................................................................71
3.2.5. Những khó khăn và hạn chế trong q trình đầu tư phát triển công
nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, xe máy của Công ty Cổ phần Tập đồn
Cơng nghiệp Việt....................................................................................................80

CHƯƠNG IV................................................................................................................83
GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE MÁY VÀ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP VIỆT..........................................................................83
4.1. Định hướng phát triển và phân tích khả năng cạnh tranh của Cơng ty Cổ phần
Tập đồn Cơng nghiệp Việt...........................................................................................83
4.1.1. Nguyên tắc và quan điểm phát triển...........................................................83
4.1.2. Định hướng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy giai đoạn
2020 - 2025..............................................................................................................83
4.1.3. Phân tích SWOT về khả năng cạnh tranh của CNV Group.......................85
4.2. Một số giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành CN ô tô, xe
máy và tại Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt.............................................89
4.2.1. Giải pháp đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp
ô tô, xe máy tại Cơng ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt..............................89
4.2.2. Một số giải pháp chung cho đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
công nghiệp ô tô, xe máy........................................................................................99
4.3. Một số kiến nghị...................................................................................................100
KẾT LUẬN.................................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................103


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CNV Group

Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp Việt


CNHT

Cơng nghiệp hỗ trợ

CN

Cơng nghiệp

SX

Sản xuất

SXCN

Sản xuất công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

CNH, HĐH


Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

SXKD

Sản xuất kinh doanh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

ATLĐ

An tồn lao động

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

P. TGĐ

Phó tổng giám đốc


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về DN nội địa đầu tư phát triển sản xuất CNHT ô tô, xe
máy tại Việt Nam......................................................................................................35

Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển CNV Group giai đoạn 2013 - 2018.......................47
Bảng 3.3: Quy mô vốn đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy giai đoạn 2013 – 2018
...................................................................................................................................50
Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy của CNV Group phân theo
nguồn vốn giai đoạn 2013 – 2018.............................................................................53
Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2013 – 2018 56
Bảng 3.6: Vốn đầu tư vào TSCĐ giai đoạn 2013 – 2018.........................................58
Bảng 3.7: Tốc độ gia tăng vốn đầu tư vào TSCĐ giai đoạn 2013 – 2018................59
Bảng 3.8: Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2013 – 2018..........61
Bảng 3.9: Vốn đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ và phát triển KHKT giai
đoạn 2013 – 2018......................................................................................................66
Bảng 3.10: Kết quả đầu tư phát triển vào TSCĐ giai đoạn 2013 - 2018..................72
Bảng 3.11: Bảng so sánh nhu cầu lao động phân theo trình đơ chun mơn...........74
Bảng 3.12: Đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư vào ứng dụng đổi mới công nghệ
và phát triển KHKT..................................................................................................75
Bảng 3.13: Hiệu quả đầu tư vào TSCĐ giai đoạn 2013 – 2018................................76
Bảng 3.14: Năng suất lao động bình quân theo doanh thu giai đoạn 2013 – 2018...77
Bảng 3.15: Hiệu quả đầu tư theo năng suất lao động giai đoạn 2013 - 2018...........78
Bảng 3.16: Hiệu quả đầu tư theo lợi nhuận giai đoạn 2013 - 2108..........................79
Bảng 4.1: Ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh của CNV Group........................85
Biểu đồ 3.1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2013 – 2018.......................................48
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy giai
đoạn 2013 – 2018......................................................................................................51
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung đầu tư giai
đoạn 2013 – 2018......................................................................................................57
Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư phát triển khác giai đoạn 2013 - 2018...............................69


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VŨ DIỆU HUYỀN TRANG

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE MÁY: NGHIÊN CỨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP VIỆT

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN HÙNG

Hà Nội, Năm 2019


i

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Nội dung Chương 1 đưa ra các vấn đề chung về CNHT trong ngành công
nghiệp ô tô, xe máy, lựa chọn phạm vi và các phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
Bên cạnh đó nghiên cứu các tài liệu và cơng trình khoa học liên quan đến đề tài. Từ
đó đánh giá được các kết quả đã đạt được và những khoảng trống cần nghiên cứu
tiếp trong trong hoạt động đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy.

1.1. Những kết quả đạt được của các cơng trình nghiên cứu trước đây
- Đưa ra các giải pháp phát triển DNNVV để cung cấp sản phẩm CNHT sản
xuất ô tô, xe máy, giảm chi phí tăng sức cạnh tranh của DN.
- Nghiên cứu các mơ hình phát triển CNHT tại quốc gia như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc; từ đó xác định được xu hướng nội địa hóa SX
sản phẩm CNHT.
- Một số nghiên cứu có tính chuyên sâu vào phát triển CNHT để đáp ứng nhu

cầu của các DN lắp ráp ô tô, xe máy nghiên cứu về phân cơng quốc tế và chun
mơn hóa trong ngành CN ô tô ở châu Á và phát triển CNHT cho ngành CN ô tô, xe
máy Việt Nam.
- Một số nghiên cứu đi vào tìm kiếm kinh nghiệm phát triển CNHT của một
số nước để Việt Nam tham khảo trong đó có kinh nghiệm phát triển CNHT ngành ô
tô, xe máy. Nghiên cứu về cơ chế chính sách và các giải pháp về tạo các nguồn lực
cho sự phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta.
1.2. Những khoảng trống của các cơng trình nghiên cứu trước đây
- Chưa có nhiều nghiên cứu về các giải pháp đầu tư phát triển ngành CNHT
ô tô, xe máy dưới góc độ “Doanh nghiệp”, đây là cũng là điểm mới của luận văn.


ii

- Cần có những nhận thức mới với những đề xuất giải pháp chính sách mang
tính thiết thực, gắn bó chặt chẽ với xu hướng biến đổi công nghệ SX để khỏi bị lạc
hậu trong quá trình phát triển của cuộc cách mạng CN 4.0.
- Các mục tiêu về phát triển CN ơ tơ, xe máy được Chính phủ đặt ra chưa đạt
được. Trong khi đó, nước ta phải thực hiện nhiều cam kết về thương mại tự do
(FTA)… với các nước và khu vực ASEAN. Đã đến lúc chính sách cần kiên quyết
và dứt khoát để tạo chuyển biến mạnh hơn nữa trong phát triển CNHT ngành SX ô
tô, xe máy. Bởi vậy, cần có những nghiên cứu mới mang tính thực tiễn trong bối
cảnh mới để có giải pháp thiết thực hơn.

CHƯƠNG II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ơ TƠ,
XE MÁY
Nội dung Chương 2 trình bày các khái niệm, đặc điểm, vai trị về CNHT
trong ngành cơng nghiệp ơ tơ, xe máy. Bên cạnh đó đưa ra các nội dung đầu tư phát
triển và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết, hiệu quả hoạt động đầu tư phát

triển CNHT của DN. Đồng thời, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đoạt
động đầu tư phát triển CNHT trong ngành CNHT ô tô, xe máy.

2.1. Tổng quan về CNHT trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy
CNHT có thể được hiểu là các ngành SX phụ tùng, linh kiện phục vụ cho
công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của
sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất khác góp
phần tạo thành sản phẩm hồn chỉnh.
Ở Việt Nam, chưa có khái niệm tổng quát về CNHT trong ngành công
nghiệp ô tô, xe máy nhưng trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, (03/11/2015) của
Chính phủ nó được hiểu bao gồm nhiều ngành CNSX sản phẩm trung gian, cung
cấp phụ tùng, linh kiện, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các
dich vụ hỗ trợ như thiết kế, xây dựng nhà xưởng, kho bãi, kiểm tra sản phẩm… theo


iii

các quy trình sản xuất tiêu chuẩn để lắp ráp sản phẩm hồn chỉnh tung ra ngồi thị
trường. Nói các khác, CNHT trong ngành CN ô tô, xe máy là tổ hợp các ngành sản
xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành
lắp ráp sản phẩm ơ tơ, xe máy hồn chỉnh.

2.2. Tổng quan về nội dung và chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của
hoạt động đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy
Trong nội dung đầu đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy; Công ty đã đầu tư
vào các nội dung: Thứ nhất, đầu tư xây dựng cơ bản (đầu tư vào tài sản cố định).
Thứ hai, đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ và phát triển khoa học kỹ thuật.
Thứ ba, đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Một số chỉ tiêu đánh kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển CNHT ô
tô, xe máy:

Đánh giá kết quả đầu tư phát triển, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:
- Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển TSCĐ tăng thêm so với tổng tài sản: Chỉ tiêu
này phản ánh cứ 1000 đồng giá trị tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng giá trị TSCĐ
đầu tư tăng thêm trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng cao, thì vốn đầu tư TSCĐ
tăng thêm càng lớn, DN mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Tỷ lệ của từng loại tài sản cố định tăng thêm trong tổng vốn đầu tư phát
triển TSCĐ tăng thêm: chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu của từng loại tài sản tăng thêm
trong kỳ. Giá trị từng loại TSCĐ tăng thêm có thể là nhà xưởng, thiết bị máy móc…
- Số lượng lao động theo yêu cầu và số lượng lao động hiện có: Chỉ tiêu này
phản ánh kết quả thừa hay thiếu hay vừa đủ số lượng lao động của từng bộ phận bất
kỳ đều ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh, làm mất đi tính đồng bộ và khả năng
hợp tác giữa các bộ phận.
- Số lao động được bố trí đúng ngành nghề so với tổng số lao động: kết quả
của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chính là nguồn lao động có kết cấu
ngành nghề hợp lý khơng chỉ có số lượng lao động hợp lý mà cần có chất lượng lao


iv

động phù hợp với trình độ chun mơn, có khả năng làm việc nhưng đồng thời phải
bố trí đúng việc, đúng ngành nghề phù hợp với sở thích nghề nghiệp.
- Tỷ trọng máy móc được đổi mới cơng nghệ: chỉ tiêu này phản ánh giá trị
máy móc thiết bị hiện đại gia tăng so với mỗi đồng vốn đầu tư vào đổi mới cơng
nghệ. Chỉ tiêu này càng lớn thì kết quả đổi mới công nghệ càng lớn.
Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển TSCĐ tăng thêm: chỉ tiêu
phản ánh một đồng vốn đầu tư TSCĐ tăng thêm trong kỳ thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận tăng thêm. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả mang lại từ vốn đầu
tư phát triển vào TSCĐ tăng thêm càng lớn.
- Năng suất lao động một nhân viên tạo ra: đây là chỉ tiêu đánh giá gián tiếp

trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khi đầu tư phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên,
chỉ tiêu này vẫn phản ánh hiệu quả của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực thông
qua năng suất lao động tăng thêm. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quả của việc
đầu tư phát triển nguồn nhân lực càng cao
- Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động: chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng
về năng suất lao động của doanh nghiệp nhờ đổi mới cơng nghệ. Nó cho biết một
đồng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ làm tăng năng suất lao động lên bao
nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả đổi mới cơng nghệ càng cao.
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới công nghệ tác động đến mức tăng lợi
nhuận: lợi nhuận kỳ nghiên cứu Ý nghĩa của chỉ tiêu này là mỗi đồng vốn đầu tư
cho đổi mới công nghệ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm. Chỉ số này càng lớn
thì hiệu quả đối với đổi mới công nghệ càng cao.

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy
Thứ nhất, những thay đổi về cầu của người tiêu dùng: nếu cầu về ô tô, xe
máy thay đổi thì cầu về phụ tùng, linh kiện cũng thay đổi theo. Nó sẽ tác động trực
tiếp vào việc sản xuất của ngành CNHT loại sản phẩm này.


v

Thứ hai, tiến bộ khoa học công nghệ: nếu CNHT ô tô, xe máy không thích
ứng với những biến đổi của KH&CN hiện đại thì khơng thể nào phát triển được.
Mức độ thích ứng của CNHT ngành sản xuất ơ tơ, xe máy với tiến bộ KH&CN càng
cao thì việc sản xuất càng đáp ứng thị trường hơn, sức cạnh tranh càng mạnh hơn,
sản phẩm tiêu thụ sẽ được nhiều hơn.
Thứ ba, điều kiện và môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp:
điều kiện có tác động đến sự đầu tư cho phát triển của CNHT ngành sản xuất ô tô,
xe máy, trước hết là các nguồn lực để đáp ứng cho việc sản xuất của ngành đó gồm
vốn, nhân lực, công nghệ và mặt bằng sản xuất. Trong đó, vốn có tác động làm cho

các dự án phát triển CNHT được trở thành hiện thực; nhân lực có tác động quyết
định năng suất và chất lượng của CNHT; cơng nghệ có tác động tạo nền tảng cho
phát triển CNHT; còn mặt bằng sản xuất là cần thiết mà nếu thiếu nó thì khơng thể
tiến hành được những kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm.

CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, XE
MÁY TẠI VIỆT NAM VÀ CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN
CƠNG NGHIỆP VIỆT
Nội dung chương 3 trước hết giới thiệu về CNV Group, lịch sử hình thành
cũng như ngành nghề kinh doanh của Cơng ty; Phần thiếp theo tập trung phân tích
thực trạng đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy tại CNV Group. Từ đó, đánh giá
được những kết quả đạt được và những bất cập trong quá trình đầu tư phát triển
CNHT ô tô, xe máy tại DN.

3.1. Giới thiệu về CNV Group
CNV Group là một tổ chức kinh tế đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh và phạm vi hoạt động. Trên cơ sở đó, CNV Group ln chú trọng đa dạng
hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Thiết kế, sản xuất phụ tùng ô tô, xe
máy: đúc động cơ, sơn nhựa, hàn, dập linh kinj; Thiết kế sản xuất cấu kiện kim loại


vi

phục q trình lắp ráp hồn thiện sản phẩm cơng nghiệp; Tư vấn thiết kế, làm tổng
thầu xây dựng nhà máy có đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI); Chế tạo máy móc
cơng nghệ, thiết kế hệ thống Robot, tự động hóa phục vụ sản xuất cơng nghiệp;
Cung cấp thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp;
Kinh doanh hệ thống phân phối vật tư, máy móc cơng nghiệp cho các ngành cơng
nghiệp; Kinh doanh đầu tư bất động sản (bắt đầu hoạt động năm 2016)

Với định hướng phát triển đúng đắn, CNV Group đã trở thành một thương
hiệu mạnh trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy với các nhà
máy sản xuất tại Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc; đây cũng là lĩnh vực đầu tư phát
triển mà luận văn nghiên cứu.
- Năm 2008 thành lập nhà máy: Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp
Việt Chi nhánh Bắc Ninh – KCN Quế Võ I
- Năm 2010 thành lập nhà máy: Cơng ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp
Việt Chi nhánh Hưng Yên – KCN Phố nối A
- Năm 2013 thành lập nhà máy: Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp
Việt Chi nhánh Bắc Ninh – KCN Quế Võ II
- Năm 2017 thành lập nhà máy: Công ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp
Việt Chi nhánh Hưng n – KCN Phố Nối B
- Năm 2018 thành lập nhà máy: Cơng ty Cổ phần Tập đồn Cơng nghiệp
Việt Chi nhánh Vĩnh Phúc – KCN Bá Thiện II

3.2. Thực trạng đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy tại CNV Group
Giai đoạn 2013 – 2018, CNV Group có nguồn vốn đầu tư phát triển có nhiều
tiến bộ vượt bậc. Vốn đầu từ phát triển năm 2013 chỉ ở mức 208.76 tỷ đồng, năm
2018 vốn đầu tư phát triển đạt 561.55 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển
trong giai đoạn này đạt 2.321 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vống đầu tư phát triển
CNHT chiếm 44,4% với 1,030.46 tỷ đồng. Như vậy trong giai đoạn này. CNV
Group đã chú trọng cho việc đầu tư phát triển CNHT ô tô, xe máy.


vii

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển được Công ty huy động từ: nguồn vốn tự
có, vốn vay ngân hàng thương mại, vốn liên doanh liên kết trong nước, vốn liên
doanh liên kết nước ngồi. Trong đó, nguồn vốn tự có và vốn vay thương mại chiếm
tỷ cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển; cụ thể giai đoạn 2013 – 2018

vốn tự có chiếm cao nhất 47.05%, vốn vay thương mại chiếm 35.55%; năm 2017
Công ty huy động thêm nguồn vốn liên doanh trong nước 8.7%, năm 2018 liên
doanh liên kết với nước ngoài với 8.69% trong tổng nguồn vốn.
Đầu tư phát triển vào tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào TSCĐ của CNV Group chủ yếu là đầu tư vào nhà
xưởng và máy móc trang thiết bị. Vốn đầu tư tập trung vào đây khá lớn chiếm tỷ
trọng lớn trên tổng vốn đầu tư phát triển của DN (60%). Nguyên nhân do khi thực
hiện dự án đầu tư phát triển DN triển khai xây dựng hệ thống nhà xưởng, mua sắm
máy móc thiết bị dây chuyền để phục vụ sản xuất.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
CNV Group rất quan tâm đến hoạt đồng đầu tư phát triển nguồn nhân lực của
minh. Vốn đầu tư này tăng dần qua các năm cho các công tác tuyển dung; đào tạo;
chính sách, chế độ đãi ngộ với người lao động. Sự phân bổ nguồn vốn vào các nội
dung khác nhau giữa từng năm. Ví dụ: năm 2017 và 2018, DN phân bổ lượng vốn
vào công tác chuyên sâu và đào tạo cán bộ quản lý nhiều hơn do DN tiến hành đầu
tư xây dựng thêm hai nhà máy mới, nên nhập nhiều dây chuyền máy móc thiết bị
mới nên cần có sự đào tạo chuyên sâu để có sự vận hành tốt nhất đi vào sản xuất.
Cũng bắt đầu từ năm 2017, DN áp dụng thêm hình thức thi nâng bậc để chọn lọc
nguồn lao động tốt nhất vào các vị trí quản lý và đảm bảo quyền lợi cho người lao
động.
Đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ và phát triển khoa học kỹ thuật
Hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển khoa học kỹ thuật được
Công ty áp dụng qua hai hình thức: đầu tư vào nghiên cứu R&D, đầu vào đổi mới
công nghệ sản xuất. 2013 – 2015 tỷ trọng vốn đầu tư vào R&D thấp hơn đầu tư vào


viii

đổi mới cơng nghệ sản xuất (trung bình vốn đầu tư vào R&D chưa đến 20%, còn lại
là đầu tư vào đổi mới công nghệ sản xuất). Từ năm 2016, CNV Group chú trọng

vào việc đầu tư cho R&D, tốc độ tăng trưởng tương đối cao từ năm 2016 với
38.65% đến năm 2018 đạt 54.45%. Năm 2018, CNV Group thành công xây dựng
trung tâm R&D với một loạt công nghệ được nhập khẩu từ EU, Japan với mục đích
đa dạng hệ thống sản phẩm mới (new model), cải thiện khả năng đổi mới, tăng năng
lực công nghệ cho sản xuất, bắt kịp xu thế phát triển toàn cầu…
Đầu tư phát triển vào các hạng mục khác
Bên cạnh các nội dung đầu tư đã nói đến ở các mục trên, cNV Group còn sử
dụng vốn đầu tư vào một hoạt động đầu tư khác như: Đầu tư cho hoạt động
Marketing, mở rộng thị trường; Đầu tư phát triển hệ thống quản lý; …

3.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư hoạt động đầu tư phát triển
Một số kết quả đạt được từ hoạt động đầu tư phát triển
- Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển vào tài sản cố định đều tăng thêm so với tổng tài
sản.
- Tỷ lệ của từng loại tài sản cố đinh đều tăng thêm trong tổng vốn đầu tư phát
triển tài sản cố định tăng thêm.
- Số lượng lao động theo yêu cầu của Công ty đa phần đáp ứng được nhưng
vẫn thiếu các lao động có tay nghề tại các vị trí đứng máy đúc, vận hàng trung tâm
gia cơng CNC.
- Máy móc được đầu tư đổi mới liên tục được tăng thêm qua các năm trong
giai đoạn 2013 – 2018, điều này phản ánh kết quả của hoạt động đầu tư phát triển
đổi mới công nghệ.
Một số hiệu quả đạt được từ hoạt động đầu tư phát triển
- Lợi nhuận thuần tăng thêm khi thực hiện đầu tư phát triển vào tài sản cụ thể
dựa vào chỉ số lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư TSCĐ tăng thêm


ix

- Năng suất lao động tăng thêm kéo theo doanh thu tăng khi đầu tư phát triển

nguồn nhân lực.
- Lợi nhuận tăng thêm qua các năm, cụ thể giai đoạn 2013 – 2018 có chỉ số
tăng lợi nhuận tương đối cao.

3.4. Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình đầu tư phát triển
Một số khó khăn và hạn chế
Thứ nhất, Điều kiện và môi trường sản xuất kinh doanh: đầu tư thiếu tính
đồng bộ, các hạng mục phụ trợ của nhà máy như: khu giải lao cán bộ công nhân
viên, canteen giờ nghỉ giải lao …chưa được đầu tư đồng bộ hóa đáp ứng nhu cầu
cán bộ cơng nhân viên
Thứ hai, nguồn lao động chất lượng cao đầu tư phát triển nguồn lực tại Công
ty đã đạt được một số hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn thiếu một phần lực lượng cơng nhân
có tay nghề cao hoặc chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc
Thứ bá, khả năng huy động vốn, khó tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi
từ nhà nước. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn vốn vay này công ty phải thực hiện
quy trình rất phức tạp, cơng tác thẩm đinh dự án kéo dài, tiến độ giải ngân lâu, thậm
chí có những giai đoạn cơng ty phải chịu lãi suất cao hơn.
Thứ tư, khâu quản lý chưa chuyên nghiệp, nhân sự làm cơng tác quản lý chưa
có nhiều kinh nghiệm quản lý dẫn đến lúng túng trong việc xử lý công việc làm cho
tiến độ dự bị chậm, các nhà máy đi vào hoạt động muộn so với kế hoạch đề ra, đồng
thời thời gian đầu tư kéo dài sẽ làm tăng tổng mức đầu tư đặc biệt là lãi vay ngân
hàng, làm giảm hiệu quả dự án so với nghiên cứu ban đầu.
Nguyên nhân dẫn đến khó khăn và hạn chế trên
- Khó khăn về vốn đầu tư: Khơng chỉ đối với CNV Group, vấn đề thiếu vốn
là vấn đề nan giải với tất cả các DN Việt Nam


x

- Chất lượng nguồn nhân được đào tạo tại các trường đại học – cao đẳng –

trung cấp nghề chưa sát với thực tế, chỉ mang tính chất lý thuyết
- Chưa có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cơng nghệ cao đúng đắn: Lợi
thế của chúng ta là nguồn nhân lực dồi dào nhưng lao động của ta chủ yếu là lao
động phổ thông, chưa qua đào tạo, thiếu lao động lành nghề…
- Nguồn nhân lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho cho các ngành CN
ưu tiên và CNHT quá ít ỏi, chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa đáp ứng được quy mô
các ngành CN trong nước
- Hệ thống quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến những sai phạm trong việc triển
khai hoạt động đầu tư phát triển
- Yêu cầu của các DN lắp ráp, đặc biệt là các DN định hướng xuất khẩu và
các DN nước ngoài vượt quá khả năng đáp ứng của DN trong nước, yêu cầu của
khách hàng ngày càng khắt khe, không chỉ về giá cả công nghệ, chất lượng, giao
hàng mà còn cả trách nhiệm liên quan đến trách nhiệm xã hội như: an tồn, mơi
trường, điều kiện lao động…

CHƯƠNG IV - GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ,
XE MÁY VÀ TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN CƠNG
NGHIỆP VIỆT
4.1. Định hướng đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy giai
đoạn 2020 – 2025
Đầu tư nâng công suất của xưởng đúc, năm 2018 CNV Group đã có nhà máy
đúc và sơn nhựa đi vào hoạt động, đây là sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao
trong ngành CNHT ô tô, xe máy


xi

Định hướng xuất khẩu: tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu với mục tiêu
tăng sản lượng xuất khẩu lên 50% vào năm 2020 sang các thị trường: Canada, Mỹ,

Nhật.
Lập dự án đầu tư phát triển hệ thống Robot làm việc được tích hợp cơng nghệ
IoT với các sản phẩm sơn nhựa, hàn, dập (đã đầu tư thí điểm cho dây chuyền buồn sơn
khép kín), với hình thức đầu tư này sẽ nâng cao giá trị năng lực của Công ty

4.2. Một số giải pháp đầu tư phát triển công CNHT ô tô, xe máy tại CNV
Group
Thứ nhất, giải pháp về huy và quản lý sử dụng vốn
Giải pháp về huy động vốn: ngoài việc tăng cường nguồn vốn tự có, Cơng ty
cần huy động vốn qua các kênh như: khuyến khích cổ đơng tham gia góp vốn thêm,
chuyển đổi cổ tức thành cổ phần, bán cổ phần cho các thành viên trong công ty, huy
động vốn thông qua thị trường chứng khốn.
Giải pháp quản lý sử dụng vốn: cơng tác quản lý và sử dụng vốn phải được
gắn kết và tiến hành kiểm tra thường xuyên để phát hiện những sai phạm; nhanh
chóng giải quyết các vấn đề về cơng nợ cịn tồn tại; quản lý và sử dụng hợp lý các
khoản chi phí; đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, có sự phân tích đánh giá cụ
thể, chính xác về hiệu quả của hoạt động đầu tư đó đem lại, thực hiện đầu tư có
trọng tâm tránh dàn trải.
Thứ hai, giải pháp về phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển
Lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển vào các nội dung đầu tư
phát triển theo xu thế phát triển của ngành CNHT ô tô, xe máy như: tăng tỷ trọng
vốn đầu tư phát triển vào đổi mới công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng, hoạt
động marketing, đầu tư cải tạo và xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, các giải pháp về đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư
Giải pháp về đầu tư tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị): hạn chế
mua sắm thiết bị đã qua sử dụng; nên tiến hành đầu tư đồng bộ, mua sắm cả dây


xii


chuyền cơng nghệ chứ khơng nên mua nhỏ lẻ vì dễ dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ
gây ảnh hưởng đến năng suất hoạt động vận hành.
Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực: giải pháp cho công tác tuyển
dụng; nâng cao đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo các hình thức đào tạo:
luận phiên cơng việc, đào tạo tại chỗ, đào tạo ngồi cơng ty.
Giải pháp về đầu tư đổi mới khoa học công nghệ và phát triển KHKT: phân
bổ thêm nguồn vốn vào đầu tư đổi mới công nghệ; đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong sản xuất; ứng dụng thành tự cuộc cách mạng khoa học 4.0;
tăng cường tư vấn, tìm kiếm giới thiệu và chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại,
hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất
lượng tiên tiến.
Thứ tư, giải pháp về quản lý hoạt động đầu tư phát triển
Giải pháp quản lý tiến độ xây dựng: công tác quản lý ở đây phải làm tốt từ
khâu lập kế hoạch đến khi triển khai thi công. Kế hoạch tiến độ phải xây dựng chi
tiết ngay trong dự án đầu tư để chủ đầu tư có được cái nhìn tổn thể dự án và tồn bộ
q trình đầu tư dự án; trong quá trình đầu tư thực hiện cần quản lý chặt chẽ tiến độ
và có kế hoạch điều chỉnh với thực tế triển khai tránh ảnh hưởng chung với toàn bộ
dự án.
Giải pháp quản lý vốn: Yêu cầu CNV Group phải quản lý tốt về vốn để tránh
đến tình trạng: thiếu hụt vốn đầu tư triển khai dự án; kéo dài tiến độ cơng trình; gây
thất thốt, lãng phí vốn; làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án. Quản lý tiến độ và
quản lý vốn phải luôn luôn song hành với nhau, nếu chỉ làm tốt một trong hai vẫn
không thể đạt hiệu quả đầu tư cao.
Giải pháp quản lý nhân sự: khâu quản lý nhân sự phải thực hiện theo phương
châm đúng người đúng việc, tuyển dụng lao động phù hợp với vị trí tuyển dụng,
tránh tình trạng tuyển dụng khống đúng chun mơn, sử dụng không đúng năng lực.
Người quản lý nhân sự cần hiểu rõ thế mạnh của từng người để bố trí công việc cho
phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động cống hiến cao nhất.




×