Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung ) trong phát triển du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.02 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN


VAI TRÒ CỦA CÁC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DU
LỊCH (LƯU TRÚ, ĂN UỐNG, VẬN CHUYỂN, VUI
CHƠI GIẢI TRÍ, DỊCH VỤ BỔ SUNG....) TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Giảng viên hướng dẫn

:

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 2
Chuyên ngành

:

Lớp chuyên ngành

:

Học phần

: Du lịch sinh thái

Hà Nội, ngày 19 tháng 2 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN....................2


1.1. Khái niệm................................................................................................................ 2
1.2. Vai trò của NCC DV vận chuyển trong phát triển DLST...................................2
1.2.1. Cung cấp dịch vụ vận tải giao thơng................................................................2
1.2.2. Khuyến khích sự phát triển bền vững..............................................................3
1.2.3. Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
địa phương.................................................................................................................. 4
1.2.4. Nhà cung cung cấp dịch vụ vận chuyển cập nhật và áp dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ vào vận chuyển để góp phần bảo vệ mơi trường......................5
1.3. Ưu điểm đối với NCC DV vận chuyển..................................................................6
1.3.1. Vận chuyển đường bộ.......................................................................................6
1.3.2. Vận chuyển đường hàng không.......................................................................6
1.3.3. Vận chuyển đường thủy....................................................................................7
1.3.4. Vận chuyển đường sắt......................................................................................8
1.4. Hạn chế, thách thức đối với NCC DV vận chuyển...............................................9
1.4.1. Vận chuyển đường bộ:......................................................................................9
1.4.2. Vận chuyển đường hàng không:....................................................................10
1.4.3. Vận chuyển đường thủy:................................................................................10
1.4.4. Vận chuyển đường sắt....................................................................................11
1.5. Giải pháp, đề xuất.................................................................................................11
1.5.1. Đối với vận chuyển đường bộ:........................................................................11
1.5.2. Đối với vận chuyển đường sắt:.......................................................................12
1.5.3. Đối với vận chuyển đường hàng không:........................................................12
1.5.4. Đối với vận chuyển đường thủy:....................................................................13
1.5.5. Đối với lái xe và phụ xe phục vụ khách du lịch.............................................13
PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ...........................14
2.1. Khái niệm..............................................................................................................14


2.1.1. Dịch vụ lưu trú................................................................................................14
2.1.2. Phân loại dịch vụ lưu trú................................................................................14

2.1.3. Các loại hình dịch vụ lưu trú được áp dụng vào du lịch sinh thái................14
2.1.4. Xu hướng sử dụng dịch vụ lưu trú sinh thái..................................................15
2.2. Vai trò của của nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trong phát triển DLST.............16
2.3. Những ưu điểm và hạn chế của dịch vụ lưu trú đối với du lịch sinh thái và giải
pháp.............................................................................................................................. 21
2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................................21
2.3.2. Hạn chế của dịch vụ lưu trú đối với du lịch sinh thái...................................22
2.4. Giải pháp để phát huy vai trò của nhà cung cấp dịch vụ lưu trú......................23
PHẦN 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĂN UỐNG..........................26
3.1. Khái niệm..............................................................................................................27
3.2. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ ăn uống đối trong phát triển DLST............27
3.2.1. Đối với du khách.............................................................................................27
3.2.2. Đối với cộng đồng địa phương.......................................................................28
3.2.3. Đối với điểm đến.............................................................................................29
3.3. Ưu điểm và hạn chế của các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.......30
3.3.1. Ưu điểm...........................................................................................................30
3.3.2. Hạn chế...........................................................................................................31
3.4. Giải pháp khắc phục.............................................................................................32
PHẦN 4: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ........33
4.1. Khái niệm..............................................................................................................33
4.2. Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí........................................................................33
4.3. Vai trị của nhà cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí trong phát triển DLST......34
4.4. Ưu điểm, hạn chế, tiềm năng phát triển..............................................................35
4.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................35
4.4.2. Nhược điểm.....................................................................................................36
4.4.3. Tiềm năng phát triển.......................................................................................37


4.5. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở Việt Nam....................39
PHẦN 5: VAI TRỊ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ BỔ SUNG...........................39

5.1. Khái niệm..............................................................................................................39
5.2. Mối quan hệ với các bên liên quan......................................................................40
5.3. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ bổ sung trong phát triển DLST...................40
5.3.1. Đối với khách du lịch......................................................................................41
5.3.2. Đối với các nhà cung ứng dịch vụ khác.........................................................41
5.3.3. Đối với người dân địa phương ( dân lao động ).............................................42
5.4. Tiềm năng và hạn chế của dịch vụ bổ sung tại các khu du lịch sinh thái.........43
5.4.1. Tiềm năng.......................................................................................................43
5.4.2. Hạn chế...........................................................................................................43
5.5. Ví dụ minh họa dịch vụ bổ sung trong khu du lịch Thác Mai – Bàu Nước Sôi44
5.6. Giải pháp thúc đẩy, nâng cao dịch vụ bổ sung...................................................44
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................47


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng
cao và họ ngày càng biết hưởng thụ cuộc sống hơn. Khi cuộc sống đã ổn định, việc tìm
đến những nơi để thư giãn, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và du lịch đã dần trở thành một
trong những lĩnh vực hấp dẫn đối với mọi người trên toàn thế giới. Du lịch ngày càng phát
triển mạnh mẽ kéo theo đó dịch vụ du lịch như: Lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi
giải trí… cũng ngày càng phát triển và giữ vai trò nhất định trong đời sống xã hội.
Kinh doanh dịch vụ du lịch là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển
du lịch của đất nước, là sự kết hợp hài hoà của nhiều nghiệp vụ chuyên sâu như: kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
Trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi các nhà quản lý không bao giờ được phép
quá coi trọng nghiệp vụ này và coi nhẹ nghiệp vụ kia, mà phải biết kết hợp chặt chẽ, đồng
bộ nhằm tạo thành một hệ thống dịch vụ thống nhất, toàn diện và bổ trợ cho nhau.
Việc nghiên cứu vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trở nên cấp thiết, nó
giúp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về vấn đề cung cấp dịch vụ du lịch

hiện nay. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch
Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng
đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch
khu vực và thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch, nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu về đề tài: “Vai trò của các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch (Lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí, dịch vụ bổ sung…)”

1


PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN
1.1. Khái niệm

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch
cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.
1.2. Vai trò của NCC DV vận chuyển trong phát triển DLST

1.2.1. Cung cấp dịch vụ vận tải giao thông
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này
đến nơi khác. Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có vai trị cung cấp dịch vụ vận tải giao
thông cần thiết để giúp khách di chuyển từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như
là dịch chuyển tại điểm du lịch
Tại các khu du lịch sinh thái, vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển
khách du lịch lại càng được đánh giá cao hơn. Sự chuyển đổi, đầu tư về sản phẩm, chất
lượng dịch vụ hoạt động vận tải du lịch đã trở thành "bàn đạp" vững chắc để phát triển
lĩnh vực du lịch sinh thái.
Dấu ấn của sự phát triển của vận tải du lịch phải kể tới lĩnh vực hàng không. Hoạt
động vận tải hàng không hết sức sôi động với sự tham gia của nhiều hãng hàng không
quốc tế, nội địa mở rộng các đường bay có số lượng và quy mô máy bay, hạ tầng cảng

hàng không đến các điểm du lịch sinh thái đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng khách
quốc tế và khách du lịch nội địa.
Ví dụ: Ở Đà Nẵng, khu vực miền Trung, khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt
Nam có rất nhiều, trong đó phải kể đến khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ. Bà Nà có
nhiều khu rừng đại ngàn xanh với hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú, đa
dạng. Đến với khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, du khách sẽ được tận hưởng khí hậu dịu mát
quanh năm, là địa điểm nghỉ mát lý tưởng, điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời. Khu du lịch sinh
thái Bà Nà – Suối Mơ đã được Chính phủ cơng nhận là khu dự trữ thiên nhiên. Dưới
chân núi Bà Nà, dòng Suối Mơ cùng thác Tóc Tiên cao 9 tầng đẹp tuyệt vời cịn là nơi
dừng chân hấp dẫn của du khách. Với điều kiện loại hình du lịch sinh thái phát triển như
hiện nay, khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ cũng đã thay đổi, tôn tạo để phục vụ nhu
cầu ngày càng cao của du khách. Cáp treo Bà Nà là một hệ thống cáp treo tại khu du lịch
Sun World Ba Na Hills do Tập đoàn Sun Group đầu tư.
2


Hệ thống gồm 5 tuyến cáp treo với tổng chiều dài 5.042,62 m, kết nối từ các ga tại
mặt đất với các địa điểm vui chơi giải trí trên đỉnh núi Bà Nà. Các tuyến cáp đều có tốc
độ vận hành 6 m/s, được xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất của Áo. Công suất vận
hành của hệ thống lên đến 6.500 khách/giờ. Cáp treo giúp việc di chuyển lên Bà Nà trở
nên dễ dàng hơn, cùng với đó là những sản phẩm du lịch được đổi mới không ngừng, khu
du lịch Bà Nà –Suối Mơ trở thành điểm du lịch sinh thái vươn tầm quốc tế.
1.2.2. Khuyến khích sự phát triển bền vững
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đã khuyến khích sự phát triển bền vững tại điểm
đến thơng qua sự hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Đồng hành
trong chuyến đi, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đóng góp vào việc tuyên truyền, hướng
dẫn, giới thiệu cho hành khách về truyền thống, những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch
sử văn hóa và các điểm vui chơi, giải trí, mua sắm tại địa phương.
Hơn thế nữa, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đã hỗ trợ và phối hợp rất tốt với
doanh nghiệp lữ hành trong việc đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động

bảo vệ môi trường, cung cấp cho khách hàng thông tin về hành vi ứng xử có trách nhiệm,
những việc nên làm và không nên làm tại điểm du lịch sinh thái; cung cấp thông tin cho
khách về các hoạt động bảo tồn và xây dựng quy tắc ứng xử có trách nhiệm cho khách
hàng thực hiện và phân phối đến khách hàng bằng cách đưa vào túi thông tin trước khi
xuất phát.
Giới hạn số khách vận chuyển và chia khách những nhóm lớn thành những nhóm
nhỏ khi tham quan khu bảo tồn. Thông báo trước cho người quản lý khu bảo tồn khi đến
tham quan và thảo luận về những cách nhằm giảm bớt tác động của du khách.
Đóng góp tài chính vào các dự án bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái tại các địa
phương.
Ví dụ: Tại Hội An (Quảng Nam), vài năm gần đây, Công ty Hoi An Kayak Tours
đã triển khai chương trình trải nghiệm chèo thuyền kayak trên sơng Hồi và vớt rác trên
sơng. Đại diện công ty cho biết, đây là tour phi lợi nhuận, miễn phí hồn tồn với du
khách trong nước và tính phí 10USD/người với khách nước ngồi để trang trải các chi
phí tổ chức, phương tiện vận chuyển, tập kết rác... và được rất nhiều du khách hưởng
ứng.
1.2.3. Tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương.
3


Có thể nói, tạo cơ hội việc làm vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu mà các hoạt động
du lịch sinh thái hướng đến, du lịch sinh thái thường sẽ trích một khoản từ nguồn thu lợi
nhuận để hỗ trợ cộng đồng giúp nâng cao cuộc sống và môi trường cho người dân, bên
cạnh đó, các hoạt động du lịch sinh thái thường sẽ rất cần sự hỗ trợ đến từ phía người dân
bản địa. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển du lịch sinh thái góp phần đem lại
nguồn thu nhập cho người dân địa phương, từ đó thúc đẩy người dân nâng cao ý thức bảo
vệ hệ sinh thái nơi họ sinh sống.
Ví dụ: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Tiền Giang có nhiều
lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn trong phát triển du lịch theo

hướng du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng, mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Để đáp ứng nhu cầu tham quan sông
nước, miệt vườn của du khách, bình quân mỗi ngày trên 1.500 lượt khách, các doanh
nghiệp du lịch đã liên kết các hộ dân sử dụng các phương tiện vận chuyển du lịch đường
thủy với 643 phương tiện, trong đó có 330 chiếc đị máy, 307 chiếc thuyền chèo và 6 canô để phục vụ. Với dịch vụ tham quan sông nước đã giải quyết việc làm cho gần 1.300
lao động, chủ yếu nguồn lao động ở cù lao Thới Sơn, TP Mỹ Tho (trong đó hơn 70% là
lao động nữ) tận dụng thời gian nhàn rỗi sau cơng việc chính là làm vườn để tăng thêm
thu nhập cho gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Bên cạnh đó, Quần thể danh thắng Tràng An có các giá trị văn hóa lịch sử và
thiên nhiên đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nổi bật, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, được
tạo nên bởi sự kết hợp hài hịa sơng, núi, các hang động ngập nước quanh năm với thảm
động, thực vật còn hoang sơ nguyên vẹn. Nơi đây còn mang đậm dấu ấn và lưu truyền
những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống đặc sắc. Nổi bật là các cơng trình lịch sử có
kiến trúc nghệ thuật như cố đô Hoa Lư, đền Nội Lâm… hay các lễ hội truyền thống: lễ
hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Thái Vi...là một địa điểm du lịch sinh
thái tuyệt vời.
Quá trình thay đổi sinh kế từ khi có sự tác động của phát triển du lịch đã làm
phong phú thêm sinh kế của cư dân tại Tràng An, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định
hơn. Trước đây, người dân sinh sống trong khu vực di sản QTDT Tràng An chỉ quen với
nghề làm nông nghiệp, chăn ni, nghề thủ cơng thì nay hoạt động du lịch tác động làm
ra nhiều ngành nghề mới như chèo thuyền phục vụ du khách. Hiện có khoảng 4.580
người chèo đị, trong đó xã Trường n 1.000, Ninh Xn 480 và Ninh Hải 3.100 người.
Với phương châm mỗi một người chèo đò vừa là người hướng dẫn du lịch, vừa là đại sứ
4


du lịch, đồng thời bảo vệ khu di sản, nên thời gian qua Sở Du lịch Ninh Bình, Ban Quản
lý QTDT Tràng An đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức, tập huấn cho người chèo
thuyền nhằm nâng cao nhận thức, văn hóa, kỹ năng giao tiếp và cấp chứng chỉ cho người
chèo đị. Hiện nay, thu nhập bình quân của người chèo đò từ 3,5 triệu- 5 triệu

đồng/tháng, mùa lễ hội có thể lên tới trên 10 triệu đồng/tháng.
1.2.4. Nhà cung cung cấp dịch vụ vận chuyển cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ vào vận chuyển để góp phần bảo vệ mơi trường.
Trong những năm gần đây, mơ hình vận chuyển bằng nhiên liệu xanh đang được
nhiều quốc gia áp dụng và thực hiện khi có những nhận thức nhất định về tác hại của
phương tiện giao thơng khi sử dụng khí đốt, xăng dầu… tạo ra áp lực rất lớn đến môi
trường gây ơ nhiễm khơng khí, nóng lên tồn cầu. Hà Nội là một ví dụ điển hình của sự
báo động về phương tiện giao thơng gây ơ nhiễm khơng khí, lượng bụi mịn trong khơng
khí ln nằm trong top đầu của khu vực, nếu một thành phố- một điểm đến có những hạn
chế như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm và ấn tượng của du khách.
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người có giáo dục và nhận thức đúng đắn về
trách nhiệm của bản thân đến mơi trường, tâm lý lựa chọn loại hình phương tiện đi du lịch
cũng được cân nhắc. Với trách nhiệm của mình trong đạo đức kinh doanh, nhà cung cấp
dịch vụ vận chuyển có vai trị cập nhật, nâng cấp và tiếp thu các xu hướng vận chuyển
mới có ít tác động đến môi trường và đời sống của nhân dân bản địa, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của khách du lịch, góp phần trong thay đổi nhận thức và hành vi của
khách du lịch.
Ví dụ: Năm 2009, Cơng ty cổ phần Đồng Xuân triển khai nghiên cứu xây dựng đề
án thí điểm sử dụng phương tiện giao thơng sạch (xe ô tô điện) phục vụ khách du lịch
tham quan khu vực phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Cho đến nay, dự án giao thông
sạch với những nét mới có tính đột phá đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đơng đảo
người dân và khách du lịch, tạo thêm một loại hình du lịch mang màu sắc riêng của Hà
Nội nói chung, quận Hồn Kiếm nói chung, đồng thời góp phần BVMT.
VinFast là cơng ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe bus điện. VinBus luôn tự hào là đơn vị tiên phong góp phần nâng tầm trải
nghiệm cho khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, thân thiện và an toàn. Với mục
tiêu tăng sức hấp dẫn của giao thông công cộng, VinBus với công nghệ hiện đại, không

5



khói bụi, khơng phát thải sẽ góp phần làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, mang bầu
khơng khí trong thành cho thành phố.
1.3. Ưu điểm đối với NCC DV vận chuyển

1.1.1. Vận chuyển đường bộ
Vận chuyển đường bộ có một sự đa dạng rất cao, các phương tiện vận chuyển từ
xe ô tô cho đến xe gắn máy, xe ngựa, xích lơ,..., linh hoạt trong q trình di chuyển,
khơng phụ thuộc vào giờ giấc và cũng khơng có quy định thời gian cụ thể nào mà
chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian cũng như có thể thay đổi trong quá trình
vận chuyển, tiếp cận với các điểm đến dễ dàng
Ví dụ: Khi xây dựng một chương trình du lịch chủ đề tìm hiểu văn hóa kinh thành
Huế và cảng thị triều Nguyễn ở Hội An cho khách du lịch Hà Nội, nhà điều hành tour
chắc chắn sẽ lựa chọn ô tô là một trong những phương tiện di chuyển cho du khách trong
suốt tour du lịch. Xe ô tơ trung chuyển sẽ đón khách tại sân bay rồi đưa đến trung tâm
thành phố thăm quan các điểm đến tại Huế. Ơ tơ cũng sẽ là phương tiện vận chuyển du
khách đến Hội An. Với tính chất linh hoạt, nhanh chóng, đem lại sự thoải mái cho người
dùng, vận chuyển bằng đường bộ, đặc biệt là ô tô sẽ là phương thức di chuyển hàng đầu
trong các chương trình du lịch
1.3.1. Vận chuyển đường hàng không
Vận chuyển hàng không Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và phát huy
được tối đa những thế mạnh của mình, đó chính là đảm bảo tính nhanh chóng tốt nhất,
đảm bảo tính tối ưu về mặt thời gian.
Ngồi ra so với các dịch vụ vận tải khác thì dịch vụ vận chuyển hàng khơng có tính
an tồn cao nhất, đảm bảo được tính an tồn cho du khách trong suốt q trình di
chuyển.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải hàng khơng Việt Nam đã mở thêm nhiều đường bay
quốc tế, giúp kết nối được hầu hết các quốc gia trên thế giới, với chất lượng dịch vụ cao
đảm bảo đúng giờ, nhanh chóng.


6


Ví dụ: Từ ngày 1-1-2022, Bamboo Airways đã chuẩn bị kế hoạch, nguồn lực để
khai thác đường bay quốc tế đến các thị trường trọng điểm của hàng không Việt Nam.
Ở giai đoạn 1, Bamboo Airways dự kiến khai thác các chuyến bay thẳng tới Nhật Bản
(tần suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội - Narita), Đài Loan (tần
suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội - Đài Bắc); Hàn Quốc (tần
suất dự kiến 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội - Seoul).
Ở giai đoạn 2, Bamboo Airways sẽ tiến tới khai thác các đường bay thẳng tới Hồng
Kông (tần suất dự kiến 7 chuyến khứ hồi/tuần trên đường Hà Nội/TP.HCM - Hồng
Kông), Đức (tần suất dự kiến 2 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội/TP.HCM Frankfurt; 1 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay Hà Nội/TP.HCM - Munich); Úc (tần
suất dự kiến 2 chuyến khứ hồi/tuần trên đường bay TP.HCM - Melbourne và có thể nâng
lên 4 chuyến khứ hồi/tuần tùy theo nhu cầu thị trường)…
Ngoài ra, Bamboo Airways cũng sẵn sàng mở rộng các đường bay thẳng đến Nhật
Bản (các đường bay thẳng đến Hà Nội/TP.HCM - Tokyo/Osaka), Úc (đường bay thẳng
đến Hà Nội/TP.HCM - Sydney), Anh (đường bay Hà Nội - London) và đặc biệt là Mỹ
(với đường bay TP.HCM - San Francisco/Los Angeles) trong giai đoạn sau đó khi các
điều kiện cho phép
1.3.2. Vận chuyển đường thủy
Du lịch bằng đường thủy đang ngày càng phổ biến và được nhiều du khách lựa
chọn. Các loại du thuyền được thiết kế khá thoáng mát, tiện nghi cho người dùng, chi phí,
giá dịch vụ phù hợp cho từng mục đích của du khách. Nhiều tuyến tàu du lịch được mở
rộng, tạo cơ hội phát triển, mở rộng quy mô hoạt động cho các nhà tàu, cảng. Vận chuyển
bằng đường thủy cho phép du khách kết hợp vừa di chuyển vừa tham quan trên biển, trên
bờ. Tải trọng lượng du khách lớn, giúp tăng hiệu suất vận chuyển khách
Ví dụ: Đại diện Công ty TNHH Công Nghệ Xanh DP cho biết tuyến tàu du lịch
dọc sơng Sài Gịn (Bạch Đằng - Bình Dương - Củ Chi) có cự ly 78 km. Tuyến này khởi
đầu từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến Bình Hịa (Bình Thạnh) - bến Tiamo (Bình
Dương) và tiếp tục hành trình đến địa đạo Củ Chi (Bến Đình, Bến Dược).


7


Ngồi tuyến du lịch mới nói trên, du khách có thể chọn những tuyến du lịch đường
sông gần hơn như tuyến buýt đường sông số 1. Tuyến buýt sông này khơng chỉ làm nhiệm
vụ vận tải đường sơng mà cịn là tuyến du lịch trải nghiệm.
Tuyến buýt sông số 1 có giá “quốc dân” chỉ 15.000 đồng/lượt nên trở thành sự lựa
chọn hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Điểm nổi bật của các tuyến du lịch đường sơng ở TP.HCM là trong q trình di
chuyển, hành khách có thể nhìn ngắm phong cảnh tuyệt đẹp dọc hai bên sơng Sài Gịn.
Tương tự, đối với du lịch đường biển, tuyến phà biển TP.HCM - Vũng Tàu được
người dân TP.HCM và các tỉnh miền Tây đặt nhiều kỳ vọng. Đây là tuyến giao thông
không chỉ chia sẻ với giao thơng đường bộ mà cịn là tour du lịch hấp dẫn với hành khách
ưa thích trải nghiệm du lịch đường thủy. Dự kiến tuyến phà biển TP.HCM - Vũng Tàu sẽ
có giá dịch vụ là 50.000 đồng/vé.
Ví dụ: Cơng ty Greenlines DP sẽ đưa ba chuyến tàu cao tốc vào khai thác với sức
chở 150 hành khách. Mỗi ngày sẽ có bốn chuyến tàu xuất bến, khởi hành từ bến Bạch
Ðằng lúc 8 giờ và 9 giờ; khởi hành từ Củ Chi lúc 15 giờ và 16 giờ. Theo Phòng Giao
thông đường thủy, Sở GTVT, đây là tuyến du lịch đường thủy đầu tiên trên địa bàn thành
phố vừa góp phần phát triển du lịch bằng đường thủy vừa giảm gánh nặng kẹt xe cho
đường bộ
1.3.3. Vận chuyển đường sắt
Vận chuyển đường sắt đang là xu hướng của giao thông du lịch. Thủ tục đi tàu hỏa
đơn giản , thân thiện với môi trường tự nhiên, là phương tiện không bị ảnh hưởng bởi yếu
tố thời tiết, vậy nên có thể đảm bảo xuất phát và vận hành đúng giờ.
Đường sắt có khả năng vận chuyển lượng khách lớn, khơng bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá, mưa ngập, sửa chữa đường. Chính vì những ưu điểm
này, Các công ty đường sắt không ngừng đưa ra hạng mục mới nhằm thu hút khách du
lịch, đầu tư các trang thiết bị mới, hiện đại, cung cấp các dịch vụ tiện nghi trên tàu.

Ví dụ: Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km chạy qua 21 tỉnh, thành phố cùng
nhiều địa danh nổi tiếng, khá lý tưởng để du khách gia tăng trải nghiệm cho chuyến đi.
Tuyến đường sắt này đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet bình chọn
đứng đầu danh sách 8 hành trình du lịch tàu hỏa đáng trải nghiệm nhất thế giới (năm

8


2018); được Hãng tin Sputnik (Nga) bầu chọn là một trong 10 tuyến đường sắt đẹp nhất
thế giới (năm 2019).
Trong năm 2020, Haraco tổ chức chương trình ưu đãi giảm giá đến 25% cho khách
mua vé tập thể từ 5 người trở lên. Đặc biệt, với các công ty du lịch nếu tiêu thụ trên 300
vé/tháng bên cạnh việc được giảm giá vé còn được hưởng mức chiết khẩu 3%
Haraco đã phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức Lễ phát động
Chương trình Kích cầu du lịch bằng đường sắt, hưởng ứng Chương trình “Người Việt
Nam đi du lịch Việt Nam”. Các đơn vị đã xây dựng các tour du lịch trọn gói đi lại bằng
tàu hỏa đến các điểm thăm quan du lịch như Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Vinh, Lào Cai...
và các điểm du lịch có tuyến đường sắt đi qua.
1.4. Hạn chế, thách thức đối với NCC DV vận chuyển

1.4.1. Vận chuyển đường bộ:
Đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, giao thơng vận tải vẫn cịn
nhiều bất cập. Nhìn chung các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đã có nhận thức tốt về sự
cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay
tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do địa hình tự nhiên, phương tiện di chuyển, nền
kinh tế địa phương cịn nghèo…
Ví dụ: Hạ tầng giao thông từ quốc lộ 30 dẫn đến khu du lịch sinh thái Gáo
Giồng( Đồng Tháp) chưa tốt, mất nhiều thời gian di chuyển, đường hẹp, chủ yếu chỉ lưu
thơng xe từ 15 chỗ trở xuống, vì vậy không đáp ứng được các xe lớn đi tour, trong khi
điều kiện vận chuyển du khách bằng đường thủy không có, nên chi phí vận chuyển cao.

Các phương tiện vận chuyển tại điểm tham quan du lịch sinh thái như: xe điện,
xích lơ,.. dù khơng gây ơ nhiễm mơi trường tuy nhiên một số hành động của người điều
khiển xe điện, như: Chèo kéo, mặc cả với khách, tranh giành khách, phóng nhanh, vượt ẩu
và đón trả khách khơng đúng nơi... đã làm giảm thiện cảm của du khách, tiềm ẩn nguy cơ
gây mất an ninh trật tự và văn minh của khu du lịch hay vấn đề hoạt động, tranh chấp và
phát sinh nhiều xe điện không rõ đơn vị quản lý, kinh doanh.
Ngồi ra cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lợi dụng hoạt động tham quan du lịch bằng
phương tiện vận tải để gây hại đến tài nguyên rừng, một trong số đó là tình trạng vận
chuyển lâm sản trái pháp luật.

9


Ví dụ: Ngày 27/11/2018, tài xế Lưu Xuân Thành điều khiển xe ôtô chở khách đi
tham quan du lịch tại Động Thiên Đường, khi nghỉ chân tại một quán bán hàng lưu niệm
thì có một thanh niên lạ mặt khơng rõ danh tính đã nhờ tài xế này vận chuyển một thùng
carton ra một nhà hàng trên địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch nằm phía bên ngồi
VQG. Vì chủ quan, tin người nên ông Thành đã đồng ý vận chuyển thùng carton nói trên.
Khi xe chạy qua Barie của Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng thì bị lực lượng Kiểm lâm phát hiện bên trong thùng hàng có chứa 01 cá
thể Cầy Vòi hương còn sống. Đây là một trong những bài học thiết thực cho những lái xe
chuyên chở khách tham quan du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nếu có ý định cố ý
tiếp tay cho hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc vì thiếu hiểu biết, cả tin nên
vơ tình bị các đối tượng vi phạm lợi dụng để tiếp tay cho hành vi vi phạm.
1.4.1. Vận chuyển đường hàng không:
Du lịch càng phát triển thì nhu cầu vận chuyển càng tăng, chi phí đi lại bằng máy
bay ngày càng rẻ giúp người dân có cơ hội đi lại một cách nhanh chóng bằng đường hàng
khơng. Tuy nhiên, khơng như các ngành khác, nơi có thể có giải pháp thay thế thân thiện
hơn với môi trường (như năng lượng mặt trời thay cho than đá, đèn LED tiết kiệm điện
năng thay cho đèn sợi tốt), hiện khơng có cách nào để chun chở trên bầu trời 8 triệu

người mỗi ngày mà không phải đốt các loại dầu. Máy bay điện thì vẫn chưa sử dụng đại
trà được, bị hạn chế về mức năng lượng trong ắc-quy – nó khơng thể cung cấp nhiều năng
lượng như nhiên liệu phi cơ.
Phí phát thải hàng khơng là một trong những phí những người đi du lịch hoặc một số quốc
gia phát triển đánh rất nặng bởi gây ơ nhiễm khơng khí cao.
Ví dụ: Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), công bố trên tạp
chí Khoa học và Cơng nghệ Mơi trường, cho thấy máy bay bay ở độ cao hành trình (bay ở
độ cao > 35.000 feet) sẽ thải ra các chất ô nhiễm gây hiệu ứng nhà kính trong khơng khí.
1.4.2. Vận chuyển đường thủy:
Đối với vận tải đường sông, tàu đã được nâng cấp, tiện nghi trên tàu đang dần
được trang bị tiện lợi hơn cho khách du lịch. Tuy vậy các dịch vụ còn nghèo nàn, kém
tiện nghi, đơn điệu nên chưa hấp dẫn khách du lịch lựa chọn sử dụng. Ngồi ra thì vấn đề
về an tồn khi di chuyển cũng như ô nhiễm từ phương tiện vận chuyển chưa được xử lý
triệt để.
10


Ví dụ: Điển hình là hiện nay trên địa bàn huyện Na Hang có 50 phương tiện kinh
doanh hoạt động du lịch và vận chuyển hành khách trên hồ sinh thái Na Hang. Khơng ít
phương tiện vận tải đường thủy chưa được đăng kiểm, đăng ký; khơng có giấy chứng
nhận an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường; khơng trang bị dụng cụ phao cứu sinh, cứu
đắm; trang thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định, tiềm ẩn nhiều tai nạn rủi ro; tình
trạng chở quá số người quy định vẫn diễn ra thường xuyên…
1.4.3. Vận chuyển đường sắt
Du lịch đường sắt nước ta còn nhiều bất cập. Hạ tầng đường sắt (nền đường, khổ
đường) hạn chế khiến tốc độ của tàu chậm so với các phương tiện giao thông khác. Do chỉ
hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định, vận chuyển đường sắt
khơng được linh hoạt trong q trình vận chuyển
Hiện nước ta có rất nhiều tuyến đường sắt có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du
lịch, như tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, tuyến

Bắc - Nam, tuyến quốc tế đi Nam Ninh, Côn Minh (Trung Quốc). Tuy nhiên, chỉ có tuyến
đường sắt Hà Nội - Lào Cai và ngược lại hoạt động có hiệu quả với tỷ lệ khách du lịch
tăng dần theo từng năm hầu hết các toa xe của ngành đều thuộc dạng "quá tuổi khai thác",
chất lượng kém
1.5. Giải pháp, đề xuất

Để ngành du lịch nước ta nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng ngày một
phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cần có những biện pháp thích hợp để
khắc phục những hạn chế và phát huy vai trò của mình.
1.5.1. Đối với vận chuyển đường bộ:
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng
các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát
huy vai trị các du lịch sinh thái. Bố trí dụng cụ chứa đựng rác có nắp đậy trên phương
tiện vận chuyển và đặt đúng nơi quy định. Đổ rác thải phát sinh trên phương tiện trong
quá trình vận chuyển khách du lịch đúng nơi quy định. Đối với hoạt động vận chuyển
khách trên biển, vùng nước được bảo vệ đặc biệt cần thực hiện các biện pháp thu gom
hoặc xử lý tại chỗ các loại nước thải theo quy định
Ngồi việc duy trì các loại phương tiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách từ
đất nước này đến nước khác, di chuyển qua các vùng miền thì cần khuyến khích sử dụng
11


phương tiện vận chuyển khách du lịch tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với mơi trường, bố
trí lắp đặt nhà vệ sinh trên các phương tiện vận chuyển du lịch đường dài. Nên đầu tư các
loại phương tiện vận thân thiện với mơi trường, đó là các loại xe ơ tô “sạch” như: ô tô
chạy bằng ắc quy, ô tô đa động lực, ô tô chạy bằng pin nhiên liệu, ô tô chạy bằng khí
thiên nhiên, tramway (xe ô tô điện bánh sắt)... phục vụ nhu cầu tham quan của khách du
lịch.
Ví dụ: Xe ơ tơ điện du lịch Việt Nam VN Electric Cars tại các khu du lịch nổi tiếng
như Sapa, Hạ Long, Tây Yên Tử, Phú Quốc, Ninh Thuận… là một trong những điểm

nhấn nổi bật cho ngành du lịch tại các địa phương, nhờ hoạt động bằng năng lượng điện,
xe ô tô điện 4 bánh vận hành êm ái, khơng thải khí độc gây ơ nhiễm mơi trường hay ảnh
hưởng đến sức khỏe. Đây là điểm cộng rất lớn, góp phần xây dựng khu du lịch sinh thái
xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Cần siết chặt quản lý để bảo đảm văn minh đô thị, an ninh trật tự và hình ảnh cho
các khu du lịch sinh thái, chấn chỉnh, xử lý những phát sinh từ hoạt động kinh doanh cần
phải có sự vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng và sở,
ngành có liên quan của tỉnh nhằm tạo mơi trường văn minh, an toàn tại các khu du lịch
sinh thái.
1.5.1. Đối với vận chuyển đường sắt:
Sự xuất hiện tàu cao tốc trên cao Cát Linh- Hà Đơng có thể sẽ tạo ra xu hướng và
kỳ vọng mới của vận chuyển đường sắt trong du lịch, nên có những chính sách thu hút
đầu tư để mở rộng quy mô hoạt động của tàu cao tốc, điều đó có thể giúp du khách rút
ngắn thời gian di chuyển, giảm thiểu tác động đến mơi trường, tạo ra nền văn hóa mới
trong di chuyển của nhân dân. Thay vì đường sắt thơng thường nhiều năm qua tiêu tốn chi
phí cải tạo, nguy cơ gây tai nạn đường sắt, tắc đường mỗi khi tàu đi qua trung tâm thành
phố, tàu cao tốc trên cao hay dưới hầm đều có khả năng khắc phục. Đây có thể là một giải
pháp nên được cân nhắc và thực hiện để hướng tới một đất nước văn minh, môi trường
đảm bảo cho đời sống của người dân.
1.5.2. Đối với vận chuyển đường hàng không:
Triển khai các dự án chế tạo thế hệ máy bay sinh thái với mục tiêu chế tạo loại
máy bay khơng thải khí CO2, chế tạo thế hệ máy bay không sử dụng kérosène (nhiên liệu
sử dụng cho máy bay) làm nhiên liệu chính mà sử dụng năng lượng mặt trời hay pin nhiên
liệu.
12


Ví dụ: Tổ chức Hàng khơng Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã bắt tay vào giải quyết
vấn đề phát thải hàng không vào năm 2016, giới thiệu một cơ chế dựa trên thị trường, gọi
là kế hoạch giảm và bù trừ carbon trong ngành hàng không quốc tế (CORSIA). Theo

CORSIA, các hãng hàng không các nước được quy định hạn mức phát thải carbon – nếu
họ vượt quá mức cho phép (thường là như vậy) thì họ phải mua lại sự bù trừ từ các ngành
khác.
1.5.3. Đối với vận chuyển đường thủy:
Tăng cường đánh giá, kiểm tra mức độ phát thải ra mơi trường của tàu thuyền và
có những biện pháp xử lý kịp thời. Thay thế các loại tàu thuyền sử dụng nhiên liệu thành
những phương tiện an toàn, thân thiện với môi trường như sử dụng thuyền thúng, thuyền
kayak, … phục vụ khách du lịch.
Tập trung vào công tác chỉ đạo và hướng dẫn các nhân viên chèo đị thực hiện
đúng các quy định về an tồn đường thủy, nêu cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định
về điều kiện an toàn tại bến thuyền. Đảm bảo các lái đò được cấp chứng chỉ đầy đủ mới
được tham gia lái đị. Bên cạnh đó cần thường xun kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng các
đò, trang bị đầy đủ phao cứu sinh và sắp xếp đúng số lượng người trên mỗi đò, đồng thời
nhắc nhở các chủ đò phải đặt an toàn của du khách lên hàng đầu, tuyệt đối không chở quá
số người quy định, yêu cầu du khách mặc áo phao khi đi trên phương tiện.
Ngoài việc sử dụng để vận chuyển tại điểm đến, có thể tích hợp phương tiện trong
các hoạt động du lịch, các chương trình, lễ hội để thu hút khách du lịch.
Ví dụ: Giải đua thuyền truyền thống huyện Cầu Bến Súc vào dịp Tết Nguyên đán
hàng năm thu hút du khách đến xem, tham quan; giải đua thuyền tại hồ Cần Nôm thu hút
khách đến tham quan và thăm các vườn trồng cây ăn trái.
1.5.4. Đối với lái xe và phụ xe phục vụ khách du lịch
Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp
xảy ra sự cố môi trường cho các nhân viên điều khiển và phục vụ trên phương tiện vận
chuyển khách du lịch. Xây dựng và thực hành Bộ quy tắc ứng xử về du lịch có trách
nhiệm với mơi trường, thiên nhiên và coi đây là văn hóa doanh nghiệp, tổ chức. Nghiêm
túc thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường. Không
khai thác, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ, quảng cáo, giới thiệu các sản
phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp từ động vật hoang dã, tuân thủ quy định về bảo vệ môi
13



trường tại các khu vực tập kết phương tiện vận chuyển và các điểm dừng chân trên tuyến
du lịch.
PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ
2.1. Khái niệm

2.1.1. Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ lưu trú là hình thức kinh doanh dựa trên việc cung cấp cơ sở lưu trú ngắn
hạn cho khách du lịch hoặc dài hạn đối với sinh viên, người lao động. Tùy vào mục đích,
thời gian lưu trú cũng như quy mơ mà cơ sở kinh doanh có thể cung cấp thêm các dịch vụ
tiện ích đi kèm như nhà hàng, phương tiện vui chơi giải trí….
2.1.1. Phân loại dịch vụ lưu trú
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, tiêu chí phân loại dịch vụ lưu trú như sau: Hotel
(bao gồm: khách sạn thành phố - city hotel, khách sạn nghỉ dưỡng – hotel resort,
khách sạn bên đường - motel), Hostel, Tourist village, Villa, Serviced apartment,
Tourist camping, Tourist guest house, Homestay, Condotel, Hometel, Bungalow,
Boutique Hotel
2.1.2. Các loại hình dịch vụ lưu trú được áp dụng vào du lịch sinh thái

 Farmstay
Farmstay là loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các du khách u thích khám
phá văn hóa tại các vùng đất mới. Loại hình này thu hút được rất nhiều khách quốc tế bởi
khách quốc tế ưa khám phá, trải nghiệm. Vì vậy lợi nhuận mang lại từ khách quốc tế là rất
lớn, thu lợi nhanh.
Tuy nhiên Farmstay lại chứa rủi ro cao khi khơng có cách thức quản lý vận hành, đầu ra
khơng đảm bảo, khó thu hút khách quay lại lần hai và giá trị đầu tư của nó cũng thuộc loại
cao, chi phí bảo trì lớn.
 Homestay
Homestay là loại hình khách du lịch sẽ sống ở trong căn nhà của người bản địa.
Có thể sống chung và sinh hoạt như thành viên trong một gia đình. Loại hình này khá phổ

biến hiện nay, thu hút được nhiều khách quốc tế và giới trẻ thích khơng gian mới lạ.

14


Tuy nhiên lợi nhuận mang lại chưa cao do đối tượng thích loại hình này bị giới hạn trong
phạm vi rất nhỏ. Khơng chỉ vậy, nó cịn khó để khách quay lại lần hai vì rất ít thay đổi
thiết kế, gây nhàm chán.
 Nhà di động – Mobile Home
Nhà Di Động là mơ hình lưu trú kết hợp du lịch sinh thái mới lạ và được rất nhiều
sự ủng hộ từ khách du lịch quốc tế lẫn trong nước. Tính xu hướng của loại hình này là
tính linh hoạt có thể thay đổi phong cách thiết kế dễ dàng, chi phí đầu tư thấp và có thể
đưa vào hoạt động và có doanh thu.
Chi phí đầu tư rất thấp và thu lợi cao đã khiến mơ hình này thu hút được rất nhiều
sự quan tâm từ các NĐT nghỉ dưỡng sinh thái. Đặc biệt hơn nữa là khấu hao tài sản của
Mobile Home nhỏ và dễ thay đổi phong cách sau một thời gian hoạt động để thu hút
khách hàng quay lại lần hai.
 Nhà nghỉ sinh thái
Nhà nghỉ sinh thái là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch, đặt vấn đề môi trường là
cốt lõi, cả bên trong nhà nghỉ và môi trường tự nhiên xung quanh.
Sự khác biệt giữa cơ sở lưu trú thông thường và nhà nghỉ sinh thái ở chỗ, nhà nghỉ sinh
thái thường nằm ở những vùng nông thôn hoặc rừng núi xa xôi, gần gũi với thiên nhiên và
gắn kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương. Ngay khi chọn loại hình nhà nghỉ sinh thái
người chủ đầu tư đã có định hướng dịch vụ lưu trú xanh, gần gũi với thiên nhiên. Do vậy,
việc thực hành du lịch có trách nhiệm/ du lịch bền vững đối với Nhà nghỉ sinh thái sẽ dễ
dàng hơn, dựa trên sự hiểu biết của người chủ đầu tư.
2.1.3. Xu hướng sử dụng dịch vụ lưu trú sinh thái
Các cuộc khảo sát do các doanh nghiệp thương mại du lịch và các nhà phân tích
nghiên cứu độc lập cho thấy, hiện nay có nhu cầu lớn về lưu trú thân thiện với mơi trường
sinh thái. Ví dụ: khảo sát của tạp chí Conde Naste Traveller về khách du lịch nghỉ dưỡng

đã chỉ ra: 87% khách du lịch tin rằng, khách sạn thân thiện với môi trường là quan trọng,
75% khách du lịch chịu ảnh hưởng của chính sách về mơi trường của khách sạn, khi quyết
định lựa chọn khách sạn.
Mặt khác, một khảo sát do Công ty tư vấn Deloitte Consulting về khách du lịch
thương nhân cho thấy: 90% khách du lịch thương nhân tìm kiếm khách sạn xanh khi họ đi
công tác, 38% khách du lịch thương nhân có các bước để quyết định xem một khách sạn
15


có xanh hay khơng, 40% khách du lịch thương nhân sẵn sàng chi trả cao hơn cho cơ sở
lưu trú xanh.
Và đặc biệt, trong những năm gần đây loại hình lưu trú homestay, nhà lều hay nhà
cây được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn khi đi du lịch. Khách du lịch khơng cịn
ưa thích những nhà nghỉ, khách sạn lớn khép kín, ngột ngạt. Thay vào đó là những căn
homestay độc lạ đơn giản, hịa mình với thiên nhiên. Các loại hình lưu trú này đem đến
những trải nghiệm thú vị cho du khách, du khách sẽ được tiếp cận những nét đẹp văn hóa,
con người,... dễ dàng và tồn vẹn hơn.
2.2. Vai trị của của nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trong phát triển DLST

 Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động tại địa phương
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú đem đến những công việc trực tiếp cho người lao
động và cư dân địa phương. Bên cạnh các dịch vụ chính mà các nhà cung cấp dịch vụ lưu
trú cung cấp thì cịn có các dịch vụ bổ trợ kèm theo tại nơi lưu trú như ăn uống, các hoạt
động trải nghiệm văn hóa sở tại, … góp phần tạo thêm việc làm cho người dân địa
phương, nâng cao tỷ lệ lao động có việc và cải thiện đời sống của cư dân tại địa phương.
Ví dụ: Một cơ sở lưu trú tạo rất nhiều việc làm cho cư dân địa phương ở các vị trí
như nhân viên bộ phận lễ tân, nhân viên bộ phận buồng phòng, nhân viên bộ phận bếp,
lao cơng,...Từ đó, lao động địa phương có thêm việc làm, tạo thêm thu nhập, nâng cao
chất lượng đời sống của người dân sở tại.
 Phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương, giúp thu hút khách du lịch, phát triển du

lịch sinh thái.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở lưu trú đại diện cung du lịch.Vì muốn thu hút
khách và phát triển thị trường khách địi hỏi phải có lượng cung đáp ứng. Phát triển cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng văn minh, độc đáo, hịa mình với thiên
nhiên,... là điều kiện để thu hút khách du lịch và triển khai các dự án kinh doanh du lịch
khác. Các loại hình lưu trú như Homestay, Farmstay, Bungalow, Camping,.. được xây
dựng một cách độc đáo, hài hòa với thiên nhiên, tạo cho du khách cảm giác thoải mái, dễ
chịu; du khách có thể trải nghiệm văn hóa địa phương ngay tại nơi lưu trú, trong từng thói
quen sinh hoạt; từ đó có thể góp phần thu hút khách du lịch đến với điểm đến.
Ví dụ: Cú Trên Cây homestay Đà Lạt, là một homestay cực kì nổi tiếng tại Đà Lạt
và thu hút rất nhiều khách du lịch. Cú Trên Cây homestay nằm trên một đỉnh đồi cheo leo
16



×