Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề Tài Tìm Hiểu Quy Định Pháp Luật Việt Nam Về Điều Chỉnh Hoạt Động Cho Vay Của Tổ Chức Tín Dụng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.05 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA CƠ KHÍ CƠ ĐIỆN TỬ
------------------o0o----------------

BÀI BÁO CÁO MƠN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU
CHỈNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Giảng viên: Nguyễn Thị phương thảo
Họ và tên:Nguyễn Văn Hưng –Msv 22010609
Lớp : Kỹ thuật cơ điện tử


MỤC LỤC
1.TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG.
2.NỘI DUNG.
2.1 Tổ chức tín dụng là gì.
2.2 Đặc điểm của tổ chức tín dụng.
2.3 Điều kiện cho vay tổ chức tín dụng.
2.3.1 Pháp luật về chủ thể vay.
2.3.2 Nguyên tắc cho vay và vay vốn.
2.3.3 Điều kiện xét duyệt vay vốn .
2.4 Quy định của pháp luật về hoạt động vay vốn.
3.LIÊN HỆ THỰC TIỄN .
4.NGUỒN .


1. Tổng quan về hoạt động tín dụng
Từ năm 2000 đến năm 2005, mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế bình
quân hàng năm khoảng 23%. Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định


hướng tín dụng đối với nền kinh tế tăng từ 19 - 21%. Nếu chia theo “khối” thì tổng
dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của khối ngân hàng thương mại nhà nước cung
ứng vẫn chiếm lớn nhất (trên 70%), tiếp đến là khối ngân hàng thương mại cổ
phần. Nhưng xét về mức độ tăng trưởng thì khối ngân hàng thương mại nhà nước
tăng theo chiều hướng giảm dần; khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng nhanh
(gấp 3 - 4 lần mức tăng của khối ngân hàng thương mại nhà nước); khối ngân hàng
liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang tăng nhanh và nâng tỷ trọng
lên với chiều hướng thị phần ngày càng lớn.
Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là “kênh tín dụng chủ yếu đáp ứng
nhu cầu vốn của nền kinh tế“ và kênh tín dụng này đã góp phần đáng kể vào nhịp
độ tăng trưởng GDP ở mức khá cao trong nhiều năm qua của đất nước ta. Đây là
thành tựu của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, mà trước hết là của các
ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Qua thực tế hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng Việt Nam (khơng
phải là 100% các tổ chức tín dụng nhưng là 100% đối với ngân hàng thương mại
nhà nước và phần lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần), hoạt động tín
dụng có những đặc điểm nổi bật sau đây:
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương
mại.


Nguồn thu từ tín dụng là nguồn thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất của các ngân
hàng thương mại. Vì vậy lợi nhuận tạo ra từ tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Ngồi bên “chủ thể cấp tín dụng” và “chủ thể đi vay”, cịn có các tổ chức, cá
nhân công chứng, chứng thực trên hồ sơ vay vốn và nếu hợp đồng tín dụng xảy ra
tranh chấp hoặc là “án” thì cịn quan hệ đến cơ quan pháp luật điều tra, xét xử, thi
hành án;
Trong giai đoạn tới (rất nhiều năm nữa ), kênh tín dụng từ các tổ chức tín dụng
vẫn là kênh chủ yếu cung cấp tín dụng cho nền kinh tế với khối lượng ngày càng
lớn. Rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn là rủi ro lớn nhất, là nguyên nhân tạo ra

nguy cơ đe doạ an tồn của các tổ chức tín dụng và khi hệ thống tổ chức tín dụng
mất an tồn thì nền kinh tế sẽ khơng an tồn, hệ quả khôn lường;
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế, với mức
độ sẽ sâu hơn. Trên lĩnh vực ngân hàng, sẽ có nhiều tổ chức tín dụng hơn (cả trong
nước và nước ngoài mở chi nhánh, mở ngân hàng tại Việt Nam); các hình thức
cấp tín dụng đa dạng, phong phú hơn; các bên tham gia hoạt động tín dụng cũng
đa dạng, phong phú hơn.
2.Nội dung
2.1Tổ chức tín dụng là gì?
Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh doanh tiền tệ; dịch vụ ngân hàng với nội dung
nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Tổ chức tín dụng
là =doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng
Tổ chức tín dụng bao gồm:


Ngân hàng
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tổ chức tài chính vi mơ
Quỹ tín dụng nhân dân
Từ khái niệm, từ đó có những quy định cụ thể về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng.
2.2Đặc điểm của tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập; theo quy định của Luật doanh
nghiệp và những quy định khác của pháp luật.
Đối tượng kinh doanh là tiền tệ và giấy tờ có giá.
Hoạt động kinh doanh đặc thù gồm:
Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước
Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh tốn
Tính rủi ro là có nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho tồn hệ thống tín
dụng

Quản lý tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ; yêu cầu vốn theo quy định
và nguồn nhân lực có chun mơn nghiệp vụ.
2.3Điều kiện cho vay của tổ chức tín dụng


Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng; được tiến hành khi đáp ứng được các
điều kiện cụ thể sau đây:
2.3.1Pháp luật về chủ thể vay
Khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân. Đối với
trường hợp khác thì tổ chức tín dụng xem xét cho vay đối với một số cá nhân
Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng; nhằm thanh tốn các chi
phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân vay vốn; và có thể gồm cả gia
đình của cá nhân vay vốn. Thì gia đình của người vay vốn được xác định là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hơn nhân; quan hệ huyết thống; hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau; theo quy định
của Luật Hơn nhân và gia đình.
2.3.2Ngun tắc cho vay và vay vốn
Pháp luật quy định nguyên tắc cho vay và vay vốn như sau:
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo
thỏa thuận giữa hai bên; phù hợp với quy định pháp luật.Vì pháp luật khơng hạn
chế mọi cá nhân, doanh nghiệp; pháp nhân giao dịchvay vốn ngân hàng. Vì vậy,
ngân hàng phải nắm bắt, thẩm định và kiểm sốt thực thi để bảo đảm an tồn cao
nhất tiền cho vay của mình và tiền gửi của cơng chúng;
Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục
đích; hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thòi hạn đã thỏa thuận với tổ chức
tín dụng.
2.3.3Điều kiện xét duyệt vay vốn



Theo thơng tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét; quyết định cho
vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp
luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên; có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
Có phương án sử dụng vốn khả thi;
Có khả năng tài chính để trả nợ;
Có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của tổ chức tín dụng;
trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được hưởng
mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa; do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ
2.4 Quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng
Chúng ta đều nói “sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Nếu mọi người
hiểu được quy định cuả pháp luật và tuân thủ những quy định của pháp luật, chúng
ta sẽ thực hiện được việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
như dự thảo văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X.
Hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung muốn phát triển
bền vững phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam và áp dụng các chuẩn mực, thông lệ tốt của thế giới.


Để hiểu đúng những quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực hồn tồn khơng
đơn giản và để thực hiện đúng, hành xử đúng quy định của pháp luật phải trên cơ
sở hiểu đúng nội dung quy định của pháp luật.
Với nhận thức: hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là lĩnh vực rộng lớn,
vơ cùng phức tạp như những đặc điểm lớn đã nêu ở phần trên, chúng tơi muốn tìm
hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng để cùng với những người
làm cơng tác tín dụng và với những khách hàng tín dụng cùng hiểu, làm đúng các

quy định của pháp luật. Trong bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những vấn đề
cơ bản của pháp luật quy định về hoạt động tín dụng, cịn nội dung cụ thể sẽ được
dẫn giải bởi những bài viết khác.
Trước hết, cần xác định danh mục các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
hoạt động tín dụng. Theo chúng tơi, quan hệ tín dụng là quan hệ dân sự nên Bộ
luật Dân sự năm 1995 và được điều chỉnh, bổ sung năm 2005 của Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật gốc, bao trùm - Luật các
Tổ chức tín dụng năm 1997 và được điều chỉnh, bổ sung năm 2004 cuả Quốc hội,
là quy định cụ thể. Căn cứ Bộ luật Dân sự, Luật các Tổ chức tín dụng, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ liên quan đã ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về: quy chế cho vay; quy
chế bảo lãnh; quy định an tồn tín dụng; quy định về bảo đảm tiền vay; quy định
về đăng ký giao dịch bảo đảm, về công chứng, chứng thực; quy định về thế chấp
giá trị quyền sử dụng đất,...
Điều cần chú ý là: các văn bản của các tổ chức tín dụng khơng phải là văn bản quy
phạm pháp luật.


Thứ hai, theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cần chú ý các quy định
đối với tổ chức tín dụng:
Các từ ngữ trong hoạt động tín dụng theo luật quy định như: Ngân hàng, hoạt động
tín dụng, cấp tín dụng, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu giấy tờ
có giá, cho vay, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, giao dịch bảo đảm, cầm cố
tài sản, thế chấp tài sản,... Các khái niệm theo luật cho từng loại doanh nghiệp; hộ
gia đình, cá nhân, tổ hợp tác; hợp tác xã... Những từ ngữ này được nêu tại các văn
bản quy phạm pháp luật.
Xác định khách hàng tín dụng (vay vốn, thuê tài chính, nhận bảo lãnh) theo quy
định của pháp luật.
Khi cấp tín dụng, bên chủ thể cấp tín dụng - các tổ chức tín dụng, theo quy định
của pháp luật có những việc phải làm (bắt buộc); những việc không được làm

(cấm); những việc làm bị hạn chế (làm có điều kiện): những việc được quyền,
được phép làm và những việc phải thoả thuận với khách hàng.
Những nội dung cụ thể của từng nhóm việc này được nêu tại các văn bản quy
phạm pháp luật về hoạt động tín dụng. Chúng tơi thống kê có 4 việc phải làm, 5
việc khơng được làm, 18 việc được quyền, được phép làm và 18 việc tổ chức tín
dụng phải thoả thuận với khách hàng.
Khi cấp tín dụng, nếu tổ chức tín dụng khơng làm những việc phải làm; làm những
việc không được làm; không thực hiện đúng quyền và không công khai minh bạch
thoả thuận với khách hàng những việc phải thoả thuận đều là vi phạm pháp luật.

Nếu vi phạm nặng (mất vốn 1 phần hay toàn bộ, phạm vào điều cấm của luật) sẽ bị
xử lý theo luật; vi phạm nhẹ hơn (không gây tổn thất ) sẽ bị xử phạt hành chính.


Thứ ba, trong hoạt động tín dụng, theo quy định của pháp luật, cần chú ý
những vấn đề lớn sau:
Tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng;
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay vốn;
Quy định về bảo đảm tiền vay;
Quy định về việc giữ tài sản và giữ giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay;
Quy định về đăng ký, xoá đăng ký cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản
Quy định về đăng ký, xoá đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất;
Quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ;
Quy định mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm (bảo lãnh L/C nhập);
Quy định về cho vay ngoại tệ;
Vấn đề bảo lãnh của tổ chức tín dụng;
Về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền của toà án theo Bộ luật tố tụng dân sự năm
2005, Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 (để khởi kiện và xử lý tranh chấp
hợp đồng tín dụng);

- Những vấn đề về hợp đồng tín dụng, khởi kiện khi có tranh chấp thực hiện hợp
đồng tín dụng;


Pháp luật Việt Nam đang được hoàn thiện. Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng,
những quy định của pháp luật cơ bản đã được Bộ luật Dân sự năm 2005 điều
chỉnh, bổ sung. Những quy định cụ thể theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004
vẫn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2005. Riêng về bảo đảm tiền vay theo Nghị
định 178 ngày 29/12/1999 của Chính phủ và Thông tư 07 ngày 19/5/2003 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ điều chỉnh quy định về cầm cố,
thế chấp cho phù hợp với Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều rất cần quan tâm là làm cho những người làm cơng tác tín dụng và khách
hàng tín dụng hiểu pháp luật quy định và làm đúng quy định của pháp luật thì chất
lượng tín dụng sẽ bảo đảm, con người không bị pháp luật xử lý.
3.Liên hệ thực tiễn
3.1 Thực trạng
Vấn đề đáng quan tâm thất hiện nay của thị trường tín dụng được xem là sự tăng
trưởng nóng của tín dụng ngân hàng trước áp lực vốn của nền kinh tế. Tín dụng
ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp nước ta. Các
TCTD, đặc biệt là các TCTD nhà nước hoạt động chủ yếu vẫn là huy động và cho
vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75 - 80% thị phần cũng như tài
sản của toàn hệ thống ngân hàng. Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp
ngồi quốc doanh cịn hạn chế, mà ngun nhân có từ 2 phía: các doanh nghiệp
ngồi quốc doanh thiếu các điều kiện vay vốn, các TCTD lo sợ vấn đề an tồn vốn
vay. Do đó, việc phân bổ tín dụng vẫn được xem còn nhiều ưu tiên hơn cho các
doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập trung nhiều vốn cho một số tổng công ty 90,
91. Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu


đầu tư trung dài hạn cho các cơng trình hạ tầng cơ sở có tính chất nền tảng cho

CNH, HĐH, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
3.2 Biện pháp
Tiếp tục mở và phát triển thị trường tín dụng trên cơ sở khuyến khích các thành
phần tham gia và đa dạng hóa các cơng cụ tín dụng, phù hợp với cơ chế thị trường
và tiến trình luật hóa các quan hệ tín dụng.
Tăng cường năng lực tài chính, nâng cho hiệu quả quản lý điều hành và
phòng chống rủi ro cho các TCTD.
Đổi mới hệ thống giám sát theo hướng tăng cường cơng tác quản lý, kiểm tra, kiểm
sốt của NHNN và thiết lập các chuẩn mực an toàn đối với thị trường tín dụng.
Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng, đổi mới cơ chế quản lý tín
dụng ngân hàng của NHNN.
Hịan thiện khung khổ pháp lý, mơi trường tín dụng và sự phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước.
Nhanh chóng phát triển thị trường vốn để giải quyết nhu cầu vốn trung, dài hạn
của nền kinh tế, giảm áp lực đối với thị trường tín dụng.
4.Nguồn
/>


×