Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Các Giải Pháp Marketing Nhằm Thu Hút Thị Trường Khách Du Lịch Nội Địa Của Công Ty Cổ Phần Du Lịch Và Hội Chợ Thương Mại Hà Nội.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.28 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
--------------***--------------

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:
Các giải pháp marketing nhằm thu hút thị trường khách du lịch nội địa của
công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội

Giảng viên hướng dẫn:

TS Trần Thị Huyền Trang

Sinh viên thực hiện:

Đinh Thị Huyền Trâm

Mã sinh viên:

11165282

Lớp:

Quản trị du lịch 58

Hà Nội, 4/2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ
HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI.........................................................3
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội...............................................................................................3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần du lịch và
hội chợ thương mại Hà Nội....................................................................3
1.2.1. Lịch sử hình thành...............................................................................3
1.2.2. Lịch sử phát triển.................................................................................4
1.2.3. Sứ mệnh...............................................................................................4
1.2.4. Mục tiêu...............................................................................................5
1.2.5. Các sản phẩm dịch vụ chính của cơng ty............................................5
1.3. Mơ hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội..................................................................................6
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội....................................................................................................6
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban..........................................8
1.4. Điều kiện kinh doanh của cơng ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội................................................................................10
1.4.1. Điều kiện về tài chính........................................................................10
1.4.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật......................................................11
1.4.3. Điều kiện nguồn nhân lực.................................................................13
1.4.4. Điều kiện về nguồn khách.................................................................15
1.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty......................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU
LỊCH HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI............................................19
2.1. Khái quát về bộ phận Marketing của công ty cổ phần du lịch và
hội chợ thương mại Hà Nội..................................................................19
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của bộ phận Marketing của công ty.........................19
2.1.2. Mô tả công việc của nhân viên marketing.........................................19

2.1.3. Đánh giá về việc tổ chức, bố trí cơng việc tại bộ phận Marketing....20


2.2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing nhằm thu hút khách du
lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà
Nội...........................................................................................................21
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường.........................................................................................21
2.2.2. Các chính sách marketing thu hút khách du lịch nội địa của công ty
cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội..........................................26
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động marketing nhằm thu hút khách du
lịch nội địa của công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà
Nội...........................................................................................................37
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................37
2.3.2. Hạn chế.............................................................................................38
2.3.3. Nguyên nhân.....................................................................................39
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ HỘI CHỢ
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI..........................................................................41
3.1. Dự báo khả năng phát triển thị trường nội địa của công ty cổ phần
du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội trong năm 2020.....................41
3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai của công ty
đối với thị trường khách du lịch nội địa..............................................43
3.3. Giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa của công ty cổ
phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội.......................................43
3.3.1 Hồn thiện cơng tác nghiên cứu thị trường........................................43
3.3.2. Hoàn thiện hoạt động phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường
mục tiêu.......................................................................................................44
3.3.3. Hồn thiện chính sách sản phẩm.......................................................45

3.3.4. Hồn thiện chính sách giá.................................................................46
3.3.5. Hồn thiện chính sách phân phối......................................................47
3.3.6. Hồn thiện chính sách xúc tiến.........................................................48
3.3.7. Hồn thiện chính sách con người......................................................49
3.4. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả marketing đối với thị
trường khách du lịch nội địa................................................................50


3.4.1. Đối với công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội......50
3.4.2. Đối với phòng Marketing..................................................................51
KẾT LUẬN................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................53


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Hoạt động định vị thị trường của công ty cổ phần du lịch và hội
chợ thương mại Hà Nội...............................................................................26
Biểu đồ 3.1. Dự báo quá trình phục hồi của ngành du lịch sau Covid-19. 42
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội........................................................................................7
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu thị trường của CTCP du lịch và hội
chợ

thương

mại



Nội………………………………………………………..21

Sơ đồ 2.2 Cấu trúc kênh phân phối của CTCP du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội..................................................................................................31
Sơ đồ 2.3. Quy trình cung ứng dịch vụ của CTCP du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội..................................................................................................35
Bảng 1.1. Báo cáo tài chính của cơng ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương

mại



Nội

2019…………………………………….

giai

đoạn

2017



…10

Bảng 1.2. Bảng thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần du
lịch và hội chợ thương mại Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019........................12
Bảng 1.3. Bảng thống kê nguồn nhân lực của công ty cổ phần du lịch và
hội chợ thương mại Hà Nội giai đoạn 2017- 2019......................................13
Bảng 1.4. Cơ cấu khách theo thị trường của công ty cổ phần du lịch và hội

chợ thương mại Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019..........................................16
Bảng 1.5. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch và hội
chợ thương mại Hà Nội năm 2017, 2018, 2019..........................................17
Bảng 2.1. Thành phần cơ cấu khách nội địa của CTCP du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội trong năm 2017, 2018, 2019……………………... …24
Bảng 2.2. Danh sách các đơn vị tiêu biểu đã tham gia chương trình do cơng
ty tổ chức năm 2019....................................................................................25


Bảng 2.3. Tour nội địa theo chủ đề của CTCP du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội..................................................................................................27
Bảng 2.4. Bảng giá một số tour nội địa của CTCP du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội......................................................................................29


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

CTCP

Công ty cổ phần

2


HDV

Hướng dẫn viên

3

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

4

LNST

Lợi nhuận sau thuế

5

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch đã và đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở các nước trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Xu hướng hội nhập tồn cầu hóa, giao lưu giữa các quốc gia và
vùng lãnh thổ đã tạo thuận lợi cho du lịch có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Việt
Nam là một nước được biết đến với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong

phú và sự ổn định về chính trị. Việt Nam đang từng bước thành cơng trong việc
khai thác các nét đẹp của đất nước để phát triển du lịch, thu hút được không chỉ
khách quốc tế đến mà còn thỏa mãn nhu cầu du lịch của nhiều khách nội địa.
Theo tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2019 Việt Nam đã đón 85 triệu lượt
khách du lịch nội địa, tăng hơn 6% so với năm 2018. Có thể thấy thị trường
khách nội địa được coi là một thị trường dồi dào đối với các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam. Nắm bắt được vấn đề đó, trong những năm
gần đây rất nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tập trung mở rộng khai thác sâu thị
trường khách nội địa, hình thành nên một mạng lưới tổ chức và phân phối
chương trình du lịch rộng khắp Hà Nội và các địa bàn kinh tế trọng điểm. Cùng
với sự phát triển đó, các công ty du lịch cũng chịu áp lực cạnh tranh gay gắt trên
thị trường. Trong thời gian gần đây, lượng khách nội địa đang tăng lên nhanh
chóng. Khách hàng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm dịch vụ du lịch của
những cơng ty uy tín có chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của họ. Để có
thể lơi kéo sự chú ý, quan tâm của khách hàng, các cơng ty cần có các chính sách
marketing phù hợp cho từng đối tượng, giai đoạn sản phẩm hay khu vực thị
trường khác nhau.
Công ty cổ phần (CTCP) du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội (Hanoi
Fairtours) là đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành được thành lập vào năm 2004.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, công ty đã xây dựng cho mình một thị trường
khách inbound ổn định và trung thành. Thị trường khách từ những năm đầu tiên
của công ty là thị trường khách quốc tế, chính vì thế lượng khách du lịch nội địa
cịn ít và mang lại doanh thu không đáng kể. Nhận thấy tiềm năng từ thị trường
khách du lịch nội địa, từ năm 2019 công ty đã mở rộng khai thác thị trường này.
Chính vì mới bước đầu kinh doanh thị trường này nên Hanoi Fairtours không thể
tránh khỏi những hạn chế và khó khăn như các sản phẩm du lịch cịn ít đổi mới,
chủ yếu tập trung vào các sản phẩm cũ, đặc biệt cơng tác marketing thu hút
khách cịn rất nhiều hạn chế, các hoạt động quảng cáo, xúc tiến vẫn chưa được

1



đẩy mạnh, chưa thu hút được lượng khách du lịch nội địa. Vì lẽ đó mà khả năng
cạnh tranh của công ty trong thị trường nội địa không được cao.
Qua quá trình thực tập và xuất phát từ tình hình thực tiễn của CTCP du
lịch và hội chợ thương mại Hà Nội, em nhận thấy đề tài khóa luận “Các giải
pháp marketing nhằm thu hút thị trường khách du lịch nội địa của công ty cổ
phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội” là rất có ý nghĩa về mặt lý luận và
thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu về CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động marketing cho thị
trường khách du lịch nội địa của CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing nhằm thu
hút khách du lịch nội địa của CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội.

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động marketing nhằm thu hút
khách du lịch nội địa tại CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: CTCP du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong thời gian 2017-2019

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp thơng qua các số
liệu từ các phịng ban trong công ty, website công ty, sách báo, các bài luận văn.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, so
sánh, đánh giá để phân tích số liệu.


6. Kết cấu của đề tài
Bài nghiên cứu này bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại
Hà Nội
- Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing nhằm thu hút khách du lịch
nội địa tại công ty cổ phần du lịch hội chợ thương mại Hà Nội
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về hoạt động
marketing nhằm thu hút khách du lịch nội địa tại công ty cổ phần du lịch và hội
chợ thương mại Hà Nội

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ
HỘI CHỢ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội
-

-

Tên công ty:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội
Tên tiếng Anh: Hanoi Trade Fair and Tourism Joint Stock Company
Tên giao dịch của công ty: HANOI FAIRTOURS JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Phịng 21, tầng 35, tịa C5, số 119 Trần Duy Hưng,
phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Mã số thuế: 0101572187
Quy mô: vừa với tổng số nhân viên 71 người

Hình thức sở hữu và quản lý: Cơng ty cổ phần
Người đại diện: Ơng Phan Anh Dũng
Chức vụ: Giám đốc

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần du lịch và
hội chợ thương mại Hà Nội
1.2.1. Lịch sử hình thành
Hanoi Fairtours được thành lập năm 2004, là doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành theo giấy phép số 01-078/2009/TCDL-GP LHQT do Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp. Hình thức sở hữu của cơng ty là loại hình cơng ty cổ
phần, vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng với 1000 cổ phần. Ngày 10/11/2004 cơng
ty chính thức đi vào hoạt động. Trước đây cơng ty có trụ sở chính tại C5, tập thể
Học viện Hành chính Quốc gia, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội. Tháng 10 năm 2019 cơng ty chuyển trụ sở chính đến Phịng 21, tầng 35,
toàn C5, số 199 Trần Duy Hưng, phường Trung Hịa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngồi ra cơng ty cịn có một văn phịng đại diện ở 106/45/24 Bình Lợi, quận
Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thành lập với mức vốn điều lệ là không lớn nhưng công ty đã không
ngừng nỗ lực phát triển trở thành một cơng ty lữ hành quốc tế có tên tuổi trên bản
đồ du lịch Hà Nội, các tỉnh phía Bắc cũng như toàn quốc. Được thành lập trong
thời kỳ những năm đầu thế kỷ Hà Nội khi kinh doanh lữ hành bắt đầu phát triển
mạnh và gặp sự cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Vinatour, Hanoi
Tourist, Victoria tour, Vietravel,… cơng ty đã có những chiến lược phát triển hợp
lý để tạo dựng được hình ảnh của mình hiện nay.

3


1.2.2. Lịch sử phát triển
Năm 2004: Ngay khi thành lập, tổng số nhân viên của công ty chỉ là 9

người. Công ty tập trung khai thác thị trường inbound với thị trường chính là
khách du lịch các nước từ Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia, Philipines.
Năm 2012: Từ những thành công trên thị trường khách du lịch nước ngoài
vào Việt Nam, Hanoi Fairtours đã bắt đầu xây dựng thêm thương hiệu
tuvandulich.vn và thichdulich.net từ năm 2012 cho riêng thị trường khách nội địa
du lịch trong và ngoài nước với mong muốn giúp khách du lịch đi du lịch một
cách dễ dàng, không bận tâm tới vấn đề gì khác. Từ đó đến nay, công ty đã tổ
chức thành công rất nhiều tour du lịch trong và ngoài nước, không chỉ có các
đoàn riêng mà còn có các nhóm khách lẻ ghép đoàn từ đó tạo dựng được lòng tin
và để lại trong tâm trí khách hàng những ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Cũng chính vì
thế lượng khách trở lại sử dụng các dịch vụ của công ty không hề nhỏ.
Năm 2017: Thông qua việc thường xuyên tham dự các Hội chợ Du lịch
Quốc tế tại Ấn Độ: SATTE (2017, 2018), công ty đã mở rộng tập trung khai thác
thị trường khách Ấn Độ và bước đầu đã có những thành công trong việc thu hút
thị trường này.
27/08/2018: Hanoi Faitours ra mắt một thương hiệu mới của công ty, lấy
tên là Indochina charmtours, chuyên cung cấp các tour du lịch trong các nước
Đông Nam Á cho khách du lịch quốc tế và nội địa.
Năm 2019: Hanoi Fairtours lựa chọn thêm thị trường khách nội địa là thị
trường khách mục tiêu của công ty. Từ đây, công ty đẩy mạnh hoạt động
marketing nhằm thu hút và khai thác khách du lịch từ thị trường này.
Từ những thành công trên thị trường inbound, công ty còn được biết đến
với thương hiệu Indochina được phủ khắp các nước Châu Á, chuyên cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ du lịch, phục vụ những khách hàng đến từ nhiều quốc gia
trên thế giới. Hiện nay, Hà Nội Fairtours tiếp đón hàng trăm đoàn khách quốc tế
mỗi tháng từ các nước Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ,…

1.2.3. Sứ mệnh
Với hơn 15 năm trong nghề, sở hữu một đội ngũ nhân viên dày dặn kinh
nghiệm, được đào tạo một cách bài bản, nhiệt tình và sẵn sàng làm việc, Hà Nội

Fairtours đề cao phương châm làm việc “Tận lực – Tận tâm – Chuyên nghiệp”,
công ty luôn luôn cố gắng không ngừng nhằm mang đến cho khách hàng những
dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giúp khách du lịch có chuyến đi thăm quan, nghỉ
dưỡng hay những chuyến công du thật  thú vị, thoải mái với giá cả hợp lý và vô

4


cùng phải chăng. Công ty luôn sẵn sàng tư vấn du lịch, phục vụ cho các du khách
mọi lúc mọi nơi để có thể đảm bảo được tính chun nghiệp cũng như chất lượng
dịch vụ tốt nhất đem lại sự hài lòng cho khách du lịch.

1.2.4. Mục tiêu
Mục tiêu của Hanoi Fairtours là:
 Là trở thành một trong những công ty du lịch hàng đầu Việt Nam.
 Đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng tốt nhất.
 Thân thiết và là bạn với khách hàng.
 Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của công ty.

1.2.5. Các sản phẩm dịch vụ chính của cơng ty
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Công ty chuyên cung cấp và tổ chức các
chương trình du lịch dành cho khách trong nước và quốc tế. Các tour trong nước
được trải dài từ Bắc vào Nam như Hà Giang, Lào Cai, Đà Nẵng, Vũng Tàu,...
Các tour quốc tế như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Phi trong đó các
tour quốc tế chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Dịch vụ lữ hành đóng nguồn thu
lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty, chuyên tổ chức các tour du lịch trong
nước và quốc tế chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên nhiệt
huyết, giàu kinh nghiệm. Sản phẩm lữ hành của công ty là sự kết hợp của nhiều
dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống,... của các nhà sản xuất riêng
lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh để cung cấp cho khách hàng.

- Xây dựng và tổ chức các sự kiện, chương trình team building, gala
dinner theo yêu cầu của khách hàng với những nội dung hấp dẫn, thú vị phù hợp
với từng đối tượng khách, từng cơng ty.
- Đặt phịng khách sạn: Công ty là đại lý của rất nhiều khách sạn, ln có
số lượng phịng khách sạn giá rẻ và tốt nhất tại các điểm du lịch nổi bật tại Việt
Nam như Hà Nội, Hạ Long, Sa Pa, Huế, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết, TP Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc,…
- Dịch vụ vé máy bay: Hanoi Fairtours là một trong những đại lý vé máy
bay của các hãng hàng không hàng đầu hiện nay như Vietnam Airlines, Jetstar
Pacific Airlines, VietJet Air, Air Asia,…
- Dịch vụ thuê xe du lịch: Công ty là trung gian giữa khách hàng và các
công ty vận chuyển. Công ty cung cấp rất nhiều chủng loại xe từ 4 đến 45 chỗ
với đa dạng các hình thức thuê như: thuê xe du lịch theo ngày, thuê xe du lịch dài
hạn, thuê có lái và th khơng lái,… Ngồi ra cơng ty cũng cung cấp dịch vụ cho
thuê xe du lịch theo tuyến điểm du lịch, theo số km sử dụng.

5


- Dịch vụ đón tiễn khách tại sân bay: Cơng ty là một trong số ít các cơng
ty chun đón – tiễn khách tại khu vực cách ly trong sân bay Nội Bài và Tân Sơn
Nhất, cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng đảm bảo như đón khách hỗ trợ
visa, fast track, VIP B, tiễn khách,…
- Dịch vụ làm visa cho khách du lịch: Giúp cho du khách trong và ngoài
nước rút ngắn và không còn lo lắng về các thủ tục làm visa rườm rà, tỉ lệ đỡ cũng
cao hơn.

1.3. Mơ hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch và hội chợ

thương mại Hà Nội

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội
(Nguồn: Công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội)
Trong đó cơ cấu nhân sự của công ty bao gồm:
- Giám đốc: 1 người
- Phó giám đốc: 2 người
- Phòng điều hành: 5 người
- Phòng sales inbound: 6 người
- Phòng sales nội địa: 4 người
- Phòng marketing: 2 người
- Phòng kế toán: 4 người
- Hướng dẫn viên chính: 47 người
- Hướng dẫn viên cộng tác: 30 người

6


Nhìn vào sơ đồ có thể thấy cơ cấu tổ chức của Hanoi Fairtours theo kiểu
trực tuyến – chức năng. Đây là hình thức tổ chức đơn giản và hợp lý cho một
cơng ty có quy mơ vừa như Hanoi Fairtours. Các trưởng bộ phận chịu trách
nhiệm quản lý bộ phận mình dưới sự ủy quyền của Giám đốc và Phó giám đốc.
Hoạt động của bộ máy tổ chức đạt được sự hiệu quả cao, đảm bảo sự thống nhất
cần thiết và có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận để nâng cao
hiệu quả quản lý của cơng ty.

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phịng ban
1.3.2.1. Giám đốc
Giám đốc là người trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động của công ty,

điều phối các hoạt động và xử lí các tình huống phát sinh cần được giải quyết.
Giám đốc cịn có trách nhiệm chính trong các giao dịch của cơng ty.
+ Quản lý và cung cấp cho nhân viên điều hành cũng như nhân viên sales
inbound về các vấn đề có liên quan đến các tour tuyến, vé máy bay, các dịch vụ
chính bên các đối tác.
+ Điều phối các hoạt động kinh doanh của công ty, là người quyết định
cuối cùng tới tồn bộ chiến lược cơng ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn, đồng
thời cịn lập các kế hoạch cơng tác, các quy tắc, quy định để đạt được mục tiêu
của công ty.
+ Thay mặt công ty làm việc và ký kết hợp đồng với đối tác, giải quyết
các công việc hành chính thường ngày, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với
các vấn đề của công ty.
+ Giám đốc còn chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề nhân sự của cơng ty.

1.3.2.2. Phó giám đốc
Cơng ty có 2 phó giám đốc, là người tham mưu cho giám đốc, có nhiệm
vụ điều hành mọi hoạt động của cơng ty khi giám đốc vắng mặt hoặc khi giám
đốc uỷ quyền, phối hợp các phịng, ban chức năng tham gia cơng tác khảo sát
thực tế và thường xuyên có báo cáo trực tiếp lên giám đốc. Hỗ trợ giám đốc trong
việc điều hành mọi hoạt động của các nhân viên trong công ty.
Thay mặt giám đốc thiết lập mối quan hệ với các đối tác cũng như ký kết
các hợp đồng lao động, tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp tổ chức bộ máy
nhân sự, tài chính cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để các bộ phận hoạt
động hiệu quả hơn.
Là người trực tiếp quyết định giá tour bán ra cho phòng Sales.

1.3.2.3. Phòng điều hành
7



Phịng điều hành đóng vai trị tổ chức sản xuất của công ty như là chiếc
cầu nối giữa công ty với thị trường cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Là đầu
mối triển khai tồn bộ cơng việc, điều hành các chương trình, cung cấp các dịch
vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch thông báo do phòng sales inbound gửi tới.
+ Lập kế hoạch và triển khai cơng việc có liên quan đến việc thực hiện các
chương trình du lịch như: đặt phịng khách sạn, vận chuyển, ăn uống,…
+ Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp dịch vụ.
Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín, chất lượng, giá
cả hợp lý.
+ Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ
phận kế toán thực hiện hoạt động thanh toán.
+ Xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong q trình thực hiện chương
trình du lịch.

1.3.2.4. Phịng sales inbound
+ Tổ chức các hoạt động liên kết hợp tác với các hãng lữ hành nước ngoài
với tư cách là công ty lữ hành nhận khách cung cấp các dịch vụ du lịch trọn gói
từ khách hàng của cơng ty gửi khách. Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ có
tiếng trong nước để sẵn sàng phục vụ nhu cầu du khách.
+ Xây dựng các chương trình du lịch Inbound nhằm nâng cao tính cạnh
tranh với các cơng ty lữ hành khác trong nước.
+ Dựa vào uy tín và mối quan hệ của công ty tăng cường các hoạt động
marketing, quảng cáo thương hiệu và các chính sách khuyến mại tới các công ty
gửi khách nhằm mở rộng mối quan hệ với đối tác, tăng khả năng cạnh tranh.
+ Cùng với bộ phận điều hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã
ký kết với các đối tác.

1.3.2.5. Phịng sales nội địa
+ Xây dựng các chương trình du lịch phù hợp cho khách nội địa, mang
tính cạnh tranh với các cơng ty lữ hành trong nước.

+ Tìm kiếm nguồn khách mới để giới thiệu sản phẩm cho khách.
+ Kết hợp với bộ phận điều hành để thực hiện chương trình du lịch.
+ Chăm sóc, hỏi thăm khách hàng sau chuyến đi.

1.3.2.6. Phịng marketing
Bộ phận marketing đóng vai trị quan trọng trong quá trình thu hút khách
hàng sử dụng sản phẩm của cơng ty. Có chức năng tiến hành các hoạt động

8


nghiên cứu thị trường, khách hàng, quảng bá hình ảnh công ty và các sản phẩm
du lịch của công ty nhằm thu hút khách hàng.

1.3.2.7. Phịng kế tốn
+ Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, tổng hợp kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phục
vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của công ty.
+ Theo dõi, đối chiếu chấm công lương hàng tháng. Quản lý vận hành hệ
thống phần mềm, sổ sách kế toán theo quy định, quản lý vật tư sản xuất, làm thủ
tục nhập xuất, cấp phát dụng cụ.
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý tài chính của cơng ty.
+ Thu tiền theo hợp đồng du lịch đã ký kết với khách hàng.
+ Chi tiền tạm ứng cho bộ phân chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng.
+ Thanh tốn chi phí văn phịng như điện nước, điện thoại,…
+ Thanh tốn tiền lương, tiền thưởng tới các cán bộ nhân viên của công ty.

1.4. Điều kiện kinh doanh của công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương
mại Hà Nội
1.4.1. Điều kiện về tài chính

Bảng 1.1. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần du lịch và hội chợ
thương mại Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

So sánh
2018/2017

So sánh
2019/2018

+/-

%

+/-

%

Nguồn vốn


18.988

23.735

31.022

4.747

125,0

7.287

130,70

Vốn cố định

8.329

10.154

12.821

1.825

121,91

2.667

126,27


Vốn
động

10.659

13.581

18.201

2.922

127,41

4.620

134,02

lưu

(Nguồn: Phịng kế tốn công ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội)
Với vốn điểu lệ ban đầu từ khi thành lập chỉ là 1 tỷ đồng thì sau 15 năm
tổng nguồn vốn của Hanoi Fairtours đã tăng lên hơn 31 tỷ trong năm 2019. Qua
báo cáo tài chính của cơng ty trong 3 năm 2017, 2018, 2019 có thể thấy nguồn
vốn của công ty tăng lên theo các năm. Cụ thể năm 2018 nguồn vốn tăng hơn

9


năm 2017 là 4.747 triệu đồng (tương ứng tăng 25%), năm 2019 nguồn vốn tăng
nhiều hơn năm 2018 là 7.287 triệu đồng (tương ứng tăng 30,7%).

Nhìn vào sự tăng lên của vốn lưu động và vốn cố định có thể thấy rằng
Hanoi Fairtours chú trọng vào việc đầu tư vốn lưu động nhiều hơn qua các năm.
Trong năm 2018, vốn lưu động tăng lên 2.922 triệu đồng (tương ứng tăng
27,41%) so với năm 2017. Trong khi vốn cố định chỉ tăng lên 1.825 triệu đồng.
Trong năm 2018, Hanoi Fairtours lấy thêm thương hiệu mới Indochina
charmtours, cho nên cần đầu tư vốn cố định để mua thêm cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho thương hiệu mới. Bên cạnh đó, vốn lưu động được dùng đầu tư vào
việc thiết lập thêm một website mới cho thương hiệu mới, đầu tư vào việc quảng
cáo thương hiệu mới, marketing online. Nhìn chung trong năm 2018, công ty
tăng nguồn vốn nhằm đẩy mạnh việc ra mắt thương hiệu Indochina charmtours.
Năm 2018, Hanoi Fairtours tiếp tục tập trung khai thác vào thị trường khách Ấn
Độ, vì vậy cơng ty đã đầu tư thêm số vốn lưu động cho hoạt động quảng bá, thu
hút thị trường khách mới. Ban giám đốc của công ty thường xun có các chuyến
đi cơng tác tại nước ngồi, tham gia các hội chợ du lịch, triển lãm du lịch quốc tế
ở các nước khác.
Năm 2019, số vốn cố định có tăng lên đáng kể, tăng 2.667 triệu đồng so
với năm 2017 (tương ứng tăng 26,27%). Còn vốn lưu động tăng 4.620 triệu đồng
(tương ứng tăng 34,02%). Trong năm này, công ty chuyển trụ sở đến địa điểm
mới rộng hơn, thoáng mát hơn nên phải đầu tư nhiều vốn cố định vào văn phòng
mới, trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
cơng ty. Ngồi ra, trong năm 2019, cơng ty cũng đầu tư thực hiện các hoạt động
xúc tiến quảng cáo, hợp tác với các đại lý nước ngoài bằng cách mời các đoàn
Famtrip từ các nước ngoài đến Việt Nam để sử dụng các dịch vụ có trong chương
trình du lịch của cơng ty. Qua đó nhằm quảng bá, giới thiệu được hình ảnh của
Việt Nam nói chung và của cơng ty nói riêng, từ đó thiết lập được mối quan hệ
đối tác lâu dài giữa hai bên. Đặc biệt trong năm 2019, Hanoi Fairtours đã mở
rộng thêm thị trường khách nội địa, do đó cơng ty đã đầu tư vốn lưu động vào
hoạt động marketing nhằm thu hút thị trường khách này.

1.4.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật


10


Bảng 1.2. Bảng thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần du
lịch và hội chợ thương mại Hà Nội giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị: chiếc
Tiêu chí

2017

2018

2019

So sánh
2018/2017

So sánh
2019/2018

Máy vi tính

17

18

22

1


4

Điện thoại

18

19

24

1

5

Máy in

3

3

4

0

1

Điều hịa

2


3

4

1

1

Máy fax

2

2

2

0

0

Máy chiếu

1

1

1

0


0

(Nguồn: Phịng kế tốn cơng ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội)
Từ bảng trên có thể thấy năm 2019 có sự gia tăng về cơ sở vật chất so với
năm 2018. Lí do là vì năm 2019 cơng ty chuyển văn phịng đến địa điểm mới. Vì
vậy việc bố trí thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho quá trình làm việc của nhân
viên là rất cần thiết.
Hanoi Fairtours có văn phịng tại tịa nhà C5, khu tổ hợp D’capital. Văn
phịng có khơng gian thống mát, có đội ngũ an ninh của tịa nhà rất đảm bảo.
Các phịng ban được quy định vị trí rõ ràng, được bố trí chỗ ngồi làm việc thoải
mái thích hợp cho nhân viên. Các thiết bị văn phịng như điện thoại, máy fax,
máy vi tính, máy in, máy photocopy đều có đầy đủ. Đối với nhân viên chính thức
của công ty, hầu như mỗi người sử dụng một máy vi tính cùng một điện thoại cố
định. Đặc thù công việc là phải gọi điện nhiều nên việc mỗi người có điện thoại
cố định riêng sẽ giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn. Các máy tính được nối mạng
nội bộ LAN và mạng Internet nên nhân viên dễ dàng làm việc hơn, tiếp cận
thơng tin nội bộ nhanh chóng hơn. Ngồi ra giám đốc, các trường phó phịng đều
được trang bị máy tính xách tay để tiện cho việc theo dõi các hoạt động của bộ
phận mình.
Ngồi ra hệ thống chiếu sáng, máy điều hòa nhiệt độ đều được duy trì ổn
định để nhân viên có được một mơi trường thoải mái nhất trong quá trình làm việc.
Mặc dù lĩnh vực kinh doanh của Hanoi Fairtours bao gồm dịch vụ cho
thuê xe du lịch, tuy nhiên một hạn chế về cơ sở vật chất của Hanoi Fairtours là
công ty chưa có xe ơ tơ cho riêng mình. Cơng ty chỉ kinh doanh dưới hình thức là
đại lý trung gian giữa khách hàng và các nhà cung cấp vận chuyển. Do vậy, cơng
ty cịn gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển và làm cho sản phầm khó kiểm

11



sốt đặc biệt về chất lượng. Vì thế cơng ty phải luôn đặt mối quan hệ hợp tác tốt
với các công ty vận chuyển trên phạm vi rộng.
Đặc biệt, công ty thường xuyên đón những đối tác cung cấp dịch vụ du
lịch, lữ hành đến thăm văn phòng và đều nhận được những lời khen ngợi về
khơng gian văn phịng làm việc của công ty. Với những tiện nghi về điều kiện cơ
sở vật chất kỹ thuật mà công ty đang có, cơng ty đã tạo được mơi trường làm việc
tốt cho tồn thể nhân viên trong cơng ty, nâng cao chất lượng làm việc của nhân
viên, tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty.

1.4.3. Điều kiện nguồn nhân lực
Bảng 1.3. Bảng thống kê nguồn nhân lực của công ty cổ phần du lịch và
hội chợ thương mại Hà Nội giai đoạn 2017- 2019
Các tiêu chí

2017

2018

2019

So sánh
2018/2017

So sánh
2019/2018

Tổng

56


66

71

10

5

< 25

14

18

21

4

3

25-35

19

25

27

6


2

>35

23

23

23

0

0

Nam

21

23

25

2

2

Nữ

35


43

46

8

3

Cao đẳng

12

8

6

-4

-2

Đại học

41

55

62

14


7

Sau đại học

3

3

3

0

0

Tiếng Anh

45

55

59

10

4

Tiếng Trung

12


12

13

0

1

Tiếng khác

2

2

2

0

0

1-3 năm

14

18

21

4


3

3-5 năm

19

25

27

6

2

>5 năm

23

23

23

0

0

Độ tuổi

Giới tính

Trình độ
học vấn
Trình độ
ngoại ngữ
Số năm
kinh
nghiệm

(Nguồn: Cơng ty cổ phần du lịch và hội chợ thương mại Hà Nội)
Nhận xét:
Về độ tuổi: Qua số liệu các năm 2017, 2018, 2019 có thể thấy cơng ty
đang có sự đổi mới về độ tuổi của nhân viên. Số nhân viên có độ tuổi nhỏ hơn
25, từ 25-35 tuổi tăng lên qua các năm. Trong khi số nhân viên từ 35 tuổi trở lên
vẫn được giữ nguyên. Số liệu này cho thấy cơng ty đang ngày càng trẻ hóa lại đội

12


ngũ nhân viên của mình. Đặc biệt năm 2018 cơng ty tuyển thêm 10 nhân viên, lý
do là vì Hanoi Faitours ra mắt thêm một thương hiệu du lịch là Indochina
charmtours, chính vì vậy cơng ty đã bổ sung thêm nguồn nhân lực để phát triển
thêm cho thương hiệu này. Năm 2019, cơng ty có bổ sung thêm 5 nhân viên sales
và marketing nhằm mở rộng khai thác thị trường khách nội địa. Hiện nay, với
tổng số nhân viên dưới 35 tuổi là 48/71 thì có thể kết luận rằng cơng ty đang có
một nguồn nhân lực trẻ. Mặc dù cơng ty có nguồn nhân lực trẻ nhưng cơng ty
vẫn đảm bảo được chất lượng của nhân viên, điều này thể hiện ở số năm kinh
nghiệm làm việc của nhân viên. Hiện nay, tổng số nhân viên có trên 3 năm kinh
nghiệm làm việc là 50/71, trong đó số người có trên 5 năm kinh nghiệm là 23
người (chiếm 32,39%). Có thể thấy Hanoi Fairtours đang chọn lựa cho mình
những nhân viên trẻ, tài năng, là tiền đề cho sự phát triển của cơng ty trong tương

lai.
Về trình độ học vấn: Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động ở
công ty là tương đối cao, nhân viên đều có trình độ từ cao đẳng trở lên. Trình độ
cao đẳng năm 2018 và 2019 lần lượt giảm 4 và 2 người. Trong khi trình độ đại
học lại ngày càng tăng. Trình độ cao đẳng chủ yếu là các hướng dẫn viên chính
của cơng ty. Cịn ở các bộ phận khác đều là trình độ đại học và sau đại học. Các
nhân viên trong công ty đều tốt nghiệp các ngành học đúng với vị trí làm việc
của mình. 6 nhân viên Sales inbound và 4 nhân viên Sales nội địa tốt nghiệp
ngành du lịch/khách sạn của trường Đại học Mở Hà Nội, trường Đại học Thương
mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại, để nâng cao năng lực cạnh
tranh, công ty đã chú trọng đến vấn đề thu hút nhân tài nhằm nâng cao chất lượng
cho mọi hoạt động kinh doanh của mình. Cơng ty cịn khuyến khích các nhân
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia các lớp đào tạo liên quan đến
chuyên ngành để họ được nâng cao trình độ, phục vụ tốt hơn cho cơng việc đang
làm.
Về trình độ ngoại ngữ: Thị trường khách chính của Hanoi Fairtours là thị
trường khách inbound, thường xuyên phải làm việc với các hãng gửi khách nước
ngồi, chính vì vậy mỗi nhân viên trong cơng ty đều biết ít nhất 1 ngoại ngữ. Ba
ngoại ngữ mà cơng ty đang có là tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Thái. Hiện nay,
số nhân viên biết tiếng Anh là 59 người (chiếm 83,10%), tiếng Trung là 13 người
(chiếm 18,31%), và tiếng Thái là 2 người (chiếm 2,82%). Có thể thấy trình độ
ngoại ngữ của nhân viên trong cơng ty là rất cao, cho thấy công ty đã chọn lựa
được lực lượng lao động đáp ứng đúng với thị trường mục tiêu của công ty.

13



×