Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở lớp lá 4 trường mầm non 3 năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146 KB, 14 trang )

Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

I. TÊN SÁNG KIẾN: “Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường Mầm non 3- Năm học 2021-2022”
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI- MÔ TẢ NỘI DUNG:
1. Lý do chọn đề tài.
Mỗi đứa trẻ đều khác biệt, từ vẻ ngoài, tính cách đến hiểu biết và kỹ năng. Mặc dù mỗi
trẻ đều có kỹ năng riêng song cũng phải có những kỹ năng chung nhất định để sống trong
một môi trường tập thể. Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng sống, nó khác với những
kỹ năng, kỹ xảo trong cơng việc, và gần như bắt buộc phải có ở tất cả mọi người. Kỹ năng
sống cần phải được học hỏi dần dần từ kinh nghiệm, có những kỹ năng sống nên được dạy
từ bậc mầm non như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với
mơi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ,…. Đây là những kỹ năng cần thiết khi trẻ bước
vào các cấp học tiếp theo. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù
hợp với từng độ tuổi ở trẻ mầm non là vơ cùng cần thiết, và đó cũng là kỹ năng mềm được
rèn luyện trong cả mơi trường gia đình.
Trong năm học 2021-2022, tình hình dịch bệnh Covid diễn ra vô cùng phức tạp, trẻ
không được đến trường đủ 9 tháng; thời gian trẻ ở nhà kéo dài, có những kỹ năng cần thiết
để hướng dẫn trẻ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đây là năm học cuối ở bậc học Mầm non;
trẻ cần phải được chuẩn bị thật tốt về mọi mặt trước khi vào lớp Một. Việc giáo dục kỹ

năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau
mà quyết định phải xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội
dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để
cọ sát, các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Là
một giáo viên trực tiếp đứng lớp trẻ 5-6 tuổi tôi ln trăn trở suy nghĩ làm thế nào để
có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất? và dạy dưới
hình thức nào? Trẻ chuẩn bị trở lại trường sau khi nghĩ dịch covid-19 nên việc rèn trẻ
kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng.


Vì vậy, sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên để dạy kỹ năng sống cho trẻ lại cần chặt
chẽ hơn bao giờ hết. Trước thực tế như vậy, là giáo viên mầm non bản thân tôi luôn trăn trở
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
1


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

làm thế nào để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả, giúp trẻ có khả năng vận dụng vào
cuộc sống một cách phù hợp, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phối hợp
phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp Lá 4 trường Mầm Non 3 - Năm
học 2021-2022”.
2. Mô tả nội dung:
Rèn luyện những kỹ năng sống là giáo dục cho trẻ những kỹ năng mạnh dạn tự tin,
hợp tác, khám phá tìm tịi học hỏi, giao tiếp, tự phục vụ, tự bảo vệ, tự lập... những thói quen
được lặp đi lặp lại hằng ngày và trở thành những kỹ năng không thể thiếu đối với trẻ trong
sinh hoạt cá nhân, trong học tập, vui chơi, lao đợng . Đó là những động tác thói quen như tự
ăn, tự vệ sinh răng miệng, tự mặc quần áo, gấp đồ và để đúng nơi qui định, tự buộc tóc, tự
sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, biết phân biệt và tránh xa những nơi nguy hiểm, biết xử lý khi
bị ngã, biết bảo vệ môi trường, biết bảo vệ cơ thể, tự tin mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nắm được
các quy tắc ứng xử giao tiếp trong xã hội….
Năm học 2021 - 2022 tôi được phân công dạy lớp lá 4. Có 32 trẻ do tình hình dịch
bệnh nên trẻ nghỉ ở nhà, thơng qua trao đổi qua Zalo nhóm và điện thoại phụ huynh về tình
hình của trẻ. Tạm thời tôi thu được kêt quả.
2.1 Kết quả khảo sát:

GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
2



Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

STT

Nội dung khảo sát

Tổng

Đạt

Tỉ lệ %

Chưa Tỉ lệ %
đạt

số trẻ
1

Trẻ có kỹ năng hợp tác nhóm

32

14

43,75%

18


56,25%

2

Trẻ có kỹ năng thích khám phá tìm

32

13

40,6%

12

59,4%

tịi học hỏi
3

Trẻ có kỹ năng giao tiếp

32

15

46,8%

17

53,2%


4

Trẻ có kỹ năng tự chăm sóc bản

32

12

37,5%

20

62,5%

thân
5

Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ

32

11

34,3%

21

65,7%


6

Trẻ có kỹ năng kiểm soát cảm xúc

32

12

37,5%

20

62,5%

7

Trẻ có kỹ năng thích nghi

32

11

34,3%

21

65,7%

Qua khảo sát tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ đạt ở mỗi kỹ năng chưa cao mà lứa tuổi lớp Lá thì
nếu hạn chế kỹ năng sống trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước vào lớp Một.

2.2. Nguyên nhân thực trạng:
Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo của nhà trường tôi thực hiện soạn giảng và quay clip gửi đến phụ huynh
để hướng dẫn về việc chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian trẻ nghỉ tại nhà.
- Đa số Phụ huynh tương tác với tôi trong việc cho trẻ xem clip tổ chức hoạt
độngthông qua mạng zalo, điện thoại.
- Mạng ứng dụng công nghệ thông tin phát triển nên tơi dễ dàng trao đổi tình hình của
trẻ được thuận lợi.
Khó khăn:
- Do tình hình dịch Covid 19 nên trẻ không thể đến trường các hoạt động phải thông
qua phụ huynh.

GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
3


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

- Khả năng nhận thức của trẻ khơng đồng đều có mợt số trẻkhả năng giao tiếp còn hạn

chế , ngôn từ chưa phong phú nên gây khó khăn. Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn rất yếu,
còn rụt rè nhút nhát .
- Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn kĩ năng cho trẻ, đa số
trẻ được bố mẹ nng chiều, sống trong bao bọc nên có tính ỷ lại, íchkỷ
- Mợt sớ trẻ ở nhà lâu nên ba mẹ cho xem điệnthoại, ti vi để trẻkhông q́y rầy nên trẻ
trở nên thụ đợng, khơng có hứng thú tham gia hoạt động tập thể.
2.3. Đề ra biện pháp:
- Tuyền truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ
năng sống cần thiết.

- Xây dựng, sưu tầm có chọn lọc các clip dạy trẻ kỹ năng sống gởi về cho phụ huynh.
- Chia sẻ với phụ huynh việc đặt mục tiêu hướng dẫn và phương pháp rèn luyện những
kĩ năng cần thiết.
- Khen ngợi và khuyến khích khi trẻ hồn thành cơng việc được giao và người lớn là
tấm gương cho trẻ noi theo.
2.4. Xác định kết quả cần đạt:
Sau khi áp dụng “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
5-6 tuổi ở lớp Lá 4 trường Mầm non 3” thì bản thân tơi mong muốn chỉ tiêu để trẻ đạt ở
cuối năm là:
- Trẻ có kỹ năng hợp tác đạt từ 98-100%
- Trẻ có kỹ năng thích khám phá tìm tịi học hỏi đạt 95- 97%
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp đạt từ 98- 100%
- Trẻ có kỹ năng tự phục vụ đạt 98-100%
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ: 100%
- Trẻ có kỹ năng kiểm soát cảm xúc đạt từ 93-95%
- Trẻ có kỹ năng thích nghi: 100%
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
4


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

1. Tuyền truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ những

kỹ năng sống cần thiết.
Muốn phụ huynh phối hợp tớt với mình thì trước tiên ta cần cho phụ huynh thấy được
tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ năng sống. Tôi đã liệt kê các kỹ năng sống cần
dạy trẻ gởi qua Zalo cho phụ huynh và thăm dò: phụ huynh đã hướng dẫn con mình được kỹ

năng nào và đặt ra tình huống “ Nếu trẻ không được trang bị kỹ năng đó thì sau này gặp vấn
đề gì mà khi đó không có người lớn bên cạnh trẻ sẽ xử lý ra sao? (Ví dụ: trẻ gặp cháy, hay
bị ngã, hay bị người lạ dụ dỗ...)
Những kỹ năng tôi liệt kê đó là:
- Kỹ năng hợp tác nhóm:giúp có những khả năng thích ứng với hoạt động học tập của
lớp Một như sẵn sàng hòa nhập, nổ lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, có trách
nhiệm với bản thân, với công việc, với các mới quan hệ xã hợi.
- Kỹ năng thích khám phá tìm tịi học hỏi: giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, đặt ra mục
tiêu cho bản thân( ví dụ: phải cố gắng hoàn thành bài tập cô giáo đã giao về nhà, mạnh dạn
hỏi người lớn những vấn đề mình thắc mắc..)
- Kỹ năng giao tiếp: giúp trẻ mạnh dạn tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả
năng giao tiếp tốt, trẻ biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã, cởi mở.
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: giúp trẻ biết yêu quý, chăm sóc bản thân mình, biết
giữ vệ sinh các bộ phận trên cơ thể đúng cách, ăn uống nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý cho cơ thể
khỏe mạnh...
- Kỹ năng tự bảo vệ: giúp trẻ biết tránh xa các mối nguy hiểm, biết cách thoát thân khi
gặp nguy hiểm và biết nhờ sự trợ giúp của người lớn .
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, biết thể hiện tình yêu
thương, sự chia sẻ, đồng cảm với người xung quanh.
- Kỹ năng thích nghi: giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo,bền bỉ, có khả năng
thích ứng với thay đổi của điều kiện sống.
Khi tôi chia sẻ nội dung các kỹ năng và tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển
của trẻ, phụ huynh đã tỏ ra rất quan tâm, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp dạy trẻ
kỹ năng sống, tạo tiền đề cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
5


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022


2. Xây dựng, sưu tầm có chọn lọc các clip dạy trẻ kỹ năng sống gởi về cho phụ

huynh:
- Thông qua trao đổi với phụ huynh qua Zalo, điện thoại. Tôi thực hiện soạn giảng và
quay clip về hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ gửi qua Zalo nhóm lớp chia sẻ cho phụ huynh
để hướng dẫn trẻ một số kỹ năng khi trẻ ở nhà trong tình hình dịch bệnh khi trẻ khơng đi
học được.
Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ:
Giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: Tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn
chơi, tự rửa tay trước và sau khi ăn cơm tự xúc cơm ăn,biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn
(khơng nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơi vãi, không vứt bỏ thức ăn) để bát thìa đúng
quy định, biết vệ sinh cá nhân,….Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ ở mọi lúc, mọi
nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành động và thói quen cho trẻ trong sinh hoạt.
- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh của trẻ. Giáo viên cần
tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh: “ Ở nhà cháu có hay giúp đỡ ơng bà khơng?
Cháu thích làm những việc gì giúp bố mẹ, bố mẹ có để cho cháu tự phục vụ bản thân những
việc vừa sức không? Đi giày dép đúng, xếp quần áo của mình, tự xúc ăn, tự cầm cốc uống
nước,.....”
Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen biết tự
chăm sóc bản thân, thực hiện đúng quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, đánh
răng trước khi đi ngủ, tự gấp chăn gối mỗi khi thức dậy… Những thói quen này cịn giúp trẻ
hình thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy sinh
trong khi sinh hoạt - nhưng đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều kỹ năng sống
mới.
Rèn trẻ kỹ năng hợp tác:
Khuyến khích trẻ cùng tham gia các công việc đơn giản như phụ giúp anh chị cất dọn
đồ chơi, cùng xếp tủ giày dép, phụ giúp ông bà cha mẹ lặt rau, …..Việc hợp tác trong cơng
việc này, giúp hình thành ở trẻ tinh thần đồng đội, trẻ đoàn kết với nhau để hoàn thành tốt
cơng việc của mình.

Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân:
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
6


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin,

lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôn tự tin trong cơng việc
và có suy nghĩ mình sẽ làm được việc. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong
mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ
sẽ trở nên tin tưởng vào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ
cao nhất có thể hồn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn.Trẻ ở độ tuổi
nay rất hiếu động. Chính vì vậy trẻ rất thích thể hiện bản thân, khả năng bản thân mình.
- Ngồi ra tơi cịn tìm kiếm những video trên mạng dành cho trẻ mầm non để chia sẻ
đến phụ huynh. Ví dụ:
+ Kỹ năng: Nên tự tin, mạnh dạn nơi đông người.
+ Kỹ năng: Ứng xử với mọi người.
+ Kỹ năng: Gọn gàng ngăn nắp.
+ Kỹ năng: Lễ phép khi ở trường.
+ Kỹ năng: Lễ phép khi ở nhà.
+ Kỹ năng: Chải răng đúng cách.
+ Kỹ năng: Bé làm gì khi ở nhà một mình.
+ Kỹ năng: Biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm.
Và một số clip khác nữa.
Ngoài ra có một số clip chia sẻ thêm về cách nuôi dạy con theo khoa học như:
+ Phụ huynh cần dạy con tính tự lập.
+ Dạy trẻ biết nhận lỗi và sửa lỗi.

+ Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân.
Khi thực hiện việc này, tôi nhận được ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh rằng: “
Không ngờ trẻ mầm non mà lại cần học nhiều thứ đến thế. Bấy lâu nay vẫn tưởng chỉ ca hát,
đọc thơ, vẽ, học chữ thôi chứ”. Và phụ huynh cũng tỏ quan tâm tới những kỹ năng cần dạy
trẻ, họ nhận thấy rằng chúng thật cần thiết khi trẻ vào trường Tiểu học. Có phụ huynh nói:
Đứa con lớn không chú ý rèn kỹ năng cho cháu nên khi vào lớp Một cháu gặp rất nhiều khó
khăn (không biết tự chăm sóc bản thân, mất một thời gian mới hòa nhập được với môi
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
7


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

trường mới), phụ huynh thật vất vả vì cháu không chịu đi học (vô lớp không dám đi vệ sinh
vì không có ba hoặc mẹ lo...).
Từ nhận thức như vậy nên phụ huynh đã tích cưc phối hợp với tôi rèn kỹ năng sống
cho trẻ. Đến khi trở lại trường học bình thường thì trẻ lớp tôi đã có một số kỹ năng cần thiết
như kỹ năng tự phục vụ (không đi theo người lạ, làm gì khi bị lạc, biết kêu cứu và chạy
khỏi nơi nguy hiểm...) đạt 85-90%.
3.Chia sẻ với phụ huynh việc đặt mục tiêu hướng dẫn và phương pháp rèn luyện
những kĩ năng cần thiết.
Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, cần hướng dẫn chậm rãi từng thao tác một.
Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì mới chuyển sang thao tác khác. Cho trẻ thực hiện
thường xuyên, liên tục để trở thành kĩ năng, tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi, thích thú khi
thực hiện.
Việc trẻ tự chăm sóc mình là viên gạch đầu tiên xây nên tính tự tin, tự lập và ứng phó
với những địi hỏi khác. Ví dụ : Trẻ biết cách sắp quần áo thì sau này trẻ trẻ dễ áp dụng vào
việc xếp sách vở, đồ dùng đi học, khi đi làm trẻ sẽ sắp xếp công việc tốt hơn.
Nếu trẻ không biết đi giày, không biết tự xúc cơm ăn, khơng biết mặc áo cho chính

mình thì trẻ cũng khơng biết làm điều đó với người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc
mình, ngồi việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc bản thân mình cũng là cách giúp đỡ
những người trong gia đình…Trẻ khơng tự chăm sóc mình thì sẽ khơng cảm nhận được sự
vất vả khi làm việc gì khơng thơng cảm thấu hiểu thì khơng có sự chia sẽ gắn bó với những
tình cảm mà người khác đã giành cho mình. Tự nhặt đồ chơi, Tự cởi mặc quần áo, rửa mặt,
rửa tay, đánh răng, tự đi dép chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang ra ngoài, tự ăn. Trẻ ở độ tuổi
này hồn tồn tự chăm sóc bản thân chính vì tơi chỉ cần khuyến khích động viên trẻ trong
những buổi học đầu tiên đã làm trẻ có hứng thú với việc tự phục vụ cho bản thân mình, tơi
hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo, gấp áo, cất đồ đúng nơi quy định.
Cơng việc này cần phải có thời gian địi hỏi người lớn phải kiên nhẫn, nhờ vậy mà sau
thời gian nghỉ dịch kéo dài, khi trẻ đến trường thì đa sớ trẻ hình thành thói quen, kỹ năng
trong việc tự chăm sóc bản thân như: tự đeo khẩu trang, đội mũ, vứt rác đúng nơi quy định,
một số kỹ năng khác như giao tiếp, thích nghi, hợp tác nhóm bước đầu cũng được biểu hiện
tích cực. Đạt từ 90-92%.
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
8


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

4. Khen ngợi và khuyến khích khi trẻ hồn thành cơng việc được giao và người

lớn là tấm gương cho trẻ noi theo.
Đối với trẻ nhỏ, lời khen của cô giáo, ông bà cha mẹ như là liều thuốc tinh thần khiến
trẻ hào hứng hơn rất nhiều. Khơng chỉ khen ngợi thành tích , hãy khen ngợi cả q trình của
trẻ.
Có thể trẻ làm vẫn chưa tốt nhưng tôi vận động phụ huynh khuyến khích trẻ một cái
ơm và lời khích lệ thật ngọt ngào. Ví dụ: “ Hơm nay con làm tốt hơn hôm qua rồi, cố gắng
tốt hơn nữa con nhé !,....

Hãy dùng ánh mắt động viên, khích lệ trẻ “ Con làm được mà, mẹ tin con làm được”.
Đừng chê bai , chỉ trích trẻ khi trẻ làm chưa tốt mà nên đặt cho trẻ cơ hội trẻ sẽ làm tốt hơn.
Ví dụ: “ Nếu con làm thế này…….mẹ nghĩ con sẽ làm tốt hơn hồi nãy đó. Thử xem nhé!”
Hãy cho trẻ thấy bản thân trẻ trưởng thành hơn sau mỗi lần làm việc . Dần dần trẻ sẽ
khơng cịn phụ thuộc vào cha mẹ hay người lớn nữa.
Bên cạnh đó thì cảnh quang, môi trường sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình và kết quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nếu người lớn có thói quen sinh hoạt nề nếp,
cử xử đúng mực, nghiêm khắc( nhưng không hà khắc) trong giáo dục thì trẻ sẽ nhìn vào đó
mà bắt chước.Ví dụ: Dạy trẻ giữ vệ sinh vệ chung, vệ sinh cá nhân, sống ngăn nắp gọn gàng
nhưng người lớn thì bừa bộn, cẩu thả thì những gì ta dạy trẻ chỉ là sáo rỗng mà thôi.
Biện pháp này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả (vì khi trẻ được khen , được khích lệ
đúng lúc, trẻ sẽ phấn khởi và cố gắng hơn), những bé nhút nhát thì tư tin hơn vào bản thân,
những bé không thích hoạt động tập thể thì đã hòa đồng hơn, biết kềm chế cảm xúc của
mình, giao tiếp nhã nhặn, cởi mở hơn. Đạt 90-92%.
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở
lớp Lá 4 trường Mầm non 3- Năm học 2021-2022.”tôi nhận thấy kết quả từ các bé tiến bộ
hơn trong các kỹ năng.
Kết quả đạt được như sau:
STT

Nội dung khảo sát

Tổng

Đạt

Tỉ lệ %

Chưa

đạt

GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
9

Tỉ lệ
%


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

số trẻ
1

Trẻ có kỹ năng hợp tác nhóm

32

32

100%

0

0%

2

Trẻ có kỹ năng thích khám phá


32

32

100%

0

0%

tìm tịi học hỏi
3

Trẻ có kỹ năng giao tiếp

32

31

96,87%

1

3,13%

4

Trẻ có kỹ năng tự chăm sóc bản


32

31

96,87%

1

3,13%

thân
5

Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ

32

32

100%

0

0%

6

Trẻ có kỹ năng kiểm soát cảm

32


28

88%

4

12%

32

30

93,75%

2

6,25%

xúc
7

Trẻ có kỹ năng thích nghi

Qua bảng khảo sát, ta thấy có sự tăng lên ở mỡi kỹ năng, cụ thể:
- Trẻ có kỹ năng hợp tác tăng 56,25%
- Trẻ có kỹ năng thích khám phá tìm tịi học hỏi tăng 59,4%
- Trẻ có kỹ năng giao tiếp tăng 50,07%
- Trẻ có kỹ năng tự chăm sóc bản thân tăng 59,37%
- Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ tăng 56,25%

- Trẻ có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tăng 50,5%
- Trẻ có kỹ năng thích nghităng 59,45%.
Từ kết quả trên cho thấy được “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp Lá 4 trường Mầm non 3- Năm học 2021-2022” đã thực sự
có hiệu quả như mong đợi, tạo nền tảng cho trẻ bước vào lớp Mợt, góp phần khơng nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục ở lớp Lá 4 nói riêng và ở trường Mầm
Non 3 nói chung.
V. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
10


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

Từ kết quả đạt được của đề tài “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kĩ

năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp Lá 4 ”của tôi, tôi đã chia sẻ với bạn đồng nghiệp trong
trường Mầm Non 3 như cô Kiều Chi lớp Lá 3, cô Thùy Trang lớp Lá 1. Và cũng chia sẻ đề
tài này với cô Kiều Tiên trường Huỳnh Kim Phụng, cô Thanh Huyền trường Mầm non 8thành phố Vĩnh Long.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Dạy trẻ kỹ năng sống khơng có nghĩa là dạy những gì cao siêu đặc
biệt, mà chính là dạy trẻ cách để làm việc, sinh hoạt, vận động, giao tiếp
trong cuộc sống hàng ngày, xoay quanh bản thân, gia đình, và mơi
trường xã hội, những người lạ khơng quen biết. Để sống hài hịa, thích
nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình
huống bất thường phát sinh hay khơng bị mất bình tĩnh trước những nguy
cơ đột ngột,.. chúng ta cần rèn luyệncho trẻ ngay từ nhỏ, từ những bản
năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,.. đến việc

học để có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng
môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng
xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
Qua việc rèn luyện một số kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả từ những biện pháp phối
hợp với phụ huynh, sẽ giúp trẻ hình thành một số thói quen và thái độ tốt trong sinh hoạt,
học tập, vui chơi và lao động. Từ đó, trẻ có “một số vốn sống” nhất định làm hành trang cho
đoạn đường học tập tiếp theo. Cha mẹ và giáo viên cần luôn bên cạnh để khuyến khích động
viên trẻ duy trì những thói quen tốt dần dần sẽ hình thành ở trẻ những kỹ năng thiết yếu.
Người lớn không làm hộ trẻ mà cần tạo cơ hội cho trẻ làm để hình thành ở trẻ ý thức và suy
nghĩ “con có thể tự làm được”, tin tưởng trẻ và cho trẻ tự làm, dù lúc đầu có thể là chưa
đúng, có sai sót nhưng dần trẻ sẽ tự phục vụ được bản thân.Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn,
tự tin vào bản thân.
2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị
mầm non và đồ dùng phục vụ trong công tác rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
11


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

- Đối với phòng giáo dục: Tổ chức các buổi chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống để

các trường giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được, tơi rất mong nhận được sự
đóng góp của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để giúp tơi tìm ra những biện pháp hiệu quả
và sáng tạo đạt kết quả cao hơn, giúp trẻ học tốt hơn, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ sau
này./.
Phường 3, ngày 20 tháng 5 năm 2022

Người viết

Phan Thị Hồng Loan

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG CM CẤP TRƯỜNG
Đề tài “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6
tuổi ở lớp lá 4 trường mầm Non 3 - Năm học 2021-2022 ”của Bà Phan Thị Hồng Loan.
Chức vụ: Giáo viên lớp Lá 4
GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
12


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội

đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày..…/…../2022.
Đạt ………điểm; Xếp loại:……..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
(Ký,đóng dấu và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT)
SKKN “Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6
tuổi ở lớp lá 4 trường mầm Non 3- Năm học 2021-2022”Của Bà Phan Thị Hồng Loan đã
được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh
giá vào ngày..…/…../2022.
Đạt ………điểm;


Xếp loại:………..

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
TRƯỞNG PHÒNG

GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
13


Một số biện pháp phối hợp phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp lá 4 trường
mầm non 3- Năm học 2021-2022

GV: Phan Thị Hồng Loan- lớp lá 4 trường Mầm Non 3
14



×