1
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài: 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục tiêu nghiên cứu. 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa nghiên cứu. 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 6
1. Tìm hiểu chung về cà chua 6
1.1 Khái niệm - Đặc điểm: 6
1.2 Điều kiện sinh trưởng: 7
1.3 Thời vụ: 7
1.4 Giống cà chua: 7
1.5 Sản phẩm chế biến từ cà chua: 8
2. Tình hình trồng cà chua tại Lâm Đồng 8
2.1 Điều kiện tự nhiên: 8
2.2 Diện tích: 8
2.3 Năng suất – Áp dụng khoa học kỹ thuật: 9
3. Quy trình gieo trồng cà chua và hoạch định chi phí của người nông dân tính trên 1
sào ( tức 1000m
2
) 9
3.1 Quy trình gieo trồng tại vườn ươm 9
3.2 Quy trình trồng và thu hoạch của người nông dân 11
3.3 Hoạch định chi phí tính trên 1 sào (1000m
2
) 12
4. Áp dụng VietGAP vào trồng trọt cà chua 16
4.1 VietGAP là gì? 16
4.2 Hiệu quả việc áp dụng VietGAP 17
2
4.3 Tình hình áp dụng VietGAP vào sản xuất tại Lâm Đồng. 17
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG CÀ CHUA LÂM ĐỒNG 18
1. Cơ sở lý thuyết 18
1.1 Chuỗi cung ứng 18
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 20
2. Mô hình chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng 22
2.1 Người nông dân thương lái 23
2.2 Thương lái siêu thị: 26
2.3 Thương lái Vựa 29
2.4 Vựa chợ 30
3. Phân tích biến động giá cà chua. 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ CHUA LÂM
ĐỒNG. 32
1. Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng 32
1.1 Xu hướng: 32
1.2 Điểm mạnh – điểm yếu toàn chuỗi cung ứng. 33
2. Những đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng 34
Giải pháp 1: Xây dựng thêm các hợp tác xã trong khu vực: 34
Giải pháp 2: Xây dựng mạng lưới hệ thống trang web địa phương về nguồn cung
ứng. 36
Giải pháp 3: Tạo điều kiện cho người nông dân được tiếp cận tốt hơn với các
phương pháp trồng cà chua công nghệ cao 38
Giải pháp 4: Đẩy mạnh việc thực hiện VietGAP trong trồng trọt 38
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: 40
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 40
Tài liệu tham khảo 41
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một nước đi lên từ ngành nông nghiệp. Sau 20 năm đổi mới, mặc dù
tỉ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm một vị
trí quan trọng trong nền kinh tế. Một bộ phận quan trọng trong nông nghiệp đó là ngành
trồng trọt với nhiều loại nông sản có giá trị, nhưng hầu hết các loại nông sản Việt Nam
vẫn còn nhiều khó khăn trong việc lưu thông, tiêu thụ và tìm đầu ra cho nông sản .
Cà chua là loại rau ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Do nhu cầu tiêu thụ cà
chua tươi ngày càng cao đã thúc đẩy sự phát triển loại cây này như một trong những cây
trồng chính. Bên cạnh đó, cà chua cũng mang lại năng suất khá cao. Tuy nhiên, cà chua
vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, thương lái, các bộ phận
trung gian khác và người tiêu dùng.
Cà chua là mặt hàng truyền thống và giàu tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng. Thông
qua chương trình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tiềm năng này càng
được khai thác triệt để, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có diện tích cà chua
ghép đứng thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). Bản thân người nông dân 2 huyện Đức
Trọng và Đơn Dương cũng rất tâm huyết với lọai cây trồng này. Thế nhưng cũng như
nhiều loại nông sản khác, thị trường tiêu thụ cà chua không ổn định, giá cả biến động
mạnh trong khi các bộ phận trung gian trong khâu tiêu thụ chưa thực sự hiệu quả và hợp
lí nên hiệu quả kinh tế của cà chua chưa cao.
Trước thực trạng đó,việc nâng cao chất lượng nông sản đồng thời nâng cao năng
suất vẫn chưa đủ tiềm lực để nâng cao hiệu quả kinh tế cho cà chua Lâm Đồng mà bên
cạnh đó còn chịu ảnh hưởng bởi vấn đề phân phối, tiêu thụ. Trong một thị trường cạnh
tranh mạnh mẽ như ngày nay thì cà chua Lâm Đồng cần được liên kết từ người nông dân
qua vận chuyển đến các bộ phận trung gian để đưa sản phẩm cà chua đến tay người tiêu
dùng một cách hiệu quả nhất. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích những hoạt động liên
quan đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế cho cà chua Lâm Đồng phải bắt đầu từ trồng
trọt đến vận chuyển, lưu trữ bảo quản và phân phối sản phẩm đến các siêu thị, chợ cung
cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Tăng hiệu quả chuỗi
cung ứng cà chua Lâm Đồng” là một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm tìm ra những bất cập
4
trong sản xuất, vận chuyển và phân phối cà chua Lâm Đồng cho các thị trường người tiêu
dùng, đặc biệt là thị trường khu vực Đông Nam Bộ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Liên quan đến đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng, hiện nay đã có rất nhiều đề tài đi
sâu vào lĩnh vực này, như:
“ Chuỗi cung ứng ra Đồng bằng Sông Cửu Long theo hướng GAP” trong Hội
thảo GAP - Bình Thuận (21-22/7/2008) của TS. Trần Thị Ba- Đại học Cần Thơ. Với nội
dung chính là tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL, một vựa
cung cấp rau chính cho khu vực Đông Nam Bộ. Tìm hiểu chuỗi cung ứng, phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực từ đó tìm ra giải pháp cho
quản lí chuỗi cung ứng rau cho Đồng bằng Sông cửu Long.
“Thương lái: mắt xích không thể thiếu của chuỗi cung ứng gạo Việt Nam” của tác
giả ThS. Bùi Khánh Vân. Tác giả đề cập đến những vấn đề về vai trò, hoạt động của
thương lái trong chuỗi cung ứng nông sản. Qua nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số nhận
thức mới về thương lái và đề xuất mô hình lien kết với thương lái trong chuỗi cung ứng.
“Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐB vùng Sông Cửu Long” của Võ Thị
Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son – ĐH Cần Thơ. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích vào
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị để đưa ra các chiến lược nâng cấp chuỗi và các giải pháp về
chính sách nhằm tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như
phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngoài ra còn có những đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác liên quan đến
chuỗi cung ứng: “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh
của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods”, “chuỗi cung ứng hàng dệt may”, “chuỗi cung
ứng hàng nội thất cao cấp”… Chuỗi cung ứng đang là một vấn đề được chú trọng và
hướng đến nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho sản phẩm. Đa số chuỗi
cung ứng được nghiên cứu cho từng công ty, song trong ngành trồng trọt, việc nghiên
cứu về chuỗi cho sản phẩm nông sản còn rất hạn chế. Do đó, đề tài nghiên cứu Tăng hiệu
quả chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng” hoàn toàn mới.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng trong hầu hết các doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang từng
5
bước xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp mình. Nhưng chuỗi cung
ứng cho các mặt hàng nông sản là một vấn đề đáng quan tâm. Phân tích, nghiêu cứu
chuỗi cung ứng cà chua nhằm giúp các nhà quản lí sách nông nghiệp cung như các bộ
phận liên quan đến chuỗi cung ứng thêm cơ sở để đưa ra những quyết định, giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế cho toàn chuỗi.
Cụ thể :
- Bao quát chuỗi cung ứng nông sản.
- Tìm hiểu được hệ thống vận chuyển, phân phối cà chua Lâm Đồng đến người
tiêu dùng ở hiện tại.
- Phân tích mặt tích cực, tiêu cực của hệ thống vận chuyển phân phối cà chua
Lâm Đồng hiện nay.
- Đề xuất giải pháp để làm tăng hiệu quả cho chuỗi cung ứng cà chua Lâm đồng
theo mô hình chuỗi.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài :
- Người nông dân trồng cà chua tại Lâm Đồng.
- Thương lái thu mua cà chua tại Lâm Đồng.
- Nhà vựa tại chợ Đầu mối nông sản Thủ Đức.
- Công ty TNHH Quản lý & Kinh doanh chợ Nông sản Thủ Đức.
Phạm vi nghiên cứu: Điều tra tình hình vận chuyển phân phối cà chua từ Lâm
Đồng. Phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến áp dụng chuỗi cung ứng trong việc
làm tăng hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh cho cà chua Lâm Đồng tại thị trường Đông
Nam Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
- Phương pháp mô tả: Mô tả phương pháp trồng trọt tại vườn ươm và nhà vườn
của nông dân, đồng thời mô tả tình hình hoạt động mua bán tại vựa , và tại chợ
Nông sản Thủ Đức của các thương lái và thương nhân.
- Tìm hiểu thực tế và mô tả chuỗi cung ứng từ đó phân tích theo cấu trúc logic từ
tài liệu thu thập được.
6
- Thu thập tài liệu từ báo chí, internet và số liệu từ các ban, sở nhằm làm rõ vấn
đề và làm nền tảng để mô tả chuỗi cung ứng.
Phương pháp định lượng: điều tra để thu thập số liệu và nội dung liên quan đến cơ
cấu nông sản và giá cả để lấy tài liệu cho phân tích.
6. Ý nghĩa nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu chuỗi cung ứng cà chua giúp nhà quản lí chính sách nông
nghiệp Lâm Đồng nhận diện được tình trạng phân phối cà chua ra thị trường khu vực
Đông Nam Bộ. Từ đó tìm ra hướng phát triển ổn định cho cà chua Lâm Đồng theo mô
hình chuỗi cung ứng.
Đề tài nghiên cứu giúp ngành trồng trọt của Việt Nam cũng như tại Lâm Đồng có
cái nhìn tổng thể về chuỗi cung ứng, thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ
thống liên kết giữa nhà nông, thương lái, doanh nghiệp, khách hàng, nhằm nâng cao vị
thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh tế cho nông sản cà chua.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tìm hiểu chung về cà chua
1.1 Khái niệm - Đặc điểm:
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, thuộc họ Cà Solanaceae,
tên gọi bằng tiếng Anh là Tomato và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Trong số các loại rau, củ,
quả dùng làm rau thì cà chua là thực phẩm chứa vitamin, chất khoáng và nhiều chất có
hoạt tính sinh học nhất, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe được dùng phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới.
Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam -Viện Dinh dưỡng-2007
Vitamin C (40mg/100g),
Beta-caroten (393 µg/100g),
Lycopen (3.025 µg/100g),
Vitamin K (7,9 µg/100g),
Kali, Mangan, Magie,
đồng, sắt, kẽm và chất
xơ hòa tan
7
Chính vì vậy cà chua được trồng khá phổ biến. Ở Châu Á, cà chua phổ biến ở
Trung Quốc ,các nước Đông Nam Á và càng trở thành một loại rau quả quan trọng ở tất
cả các nước trên thế giới và ngày càng được quý trọng. Ở Việt Nam, cà chua được trồng
khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ở một số vùng cao.
Cây cà chua có 2 loại hình sinh trưởng: có hạn và vô hạn. Cà chua là cây dài ngày,
tự thụ phấn. Quả cà chua mọng, khi chín có màu vàng hoặc đỏ, có nhiều hình dạng: tròn,
dẹt, có cạnh, có múi…
1.2 Điều kiện sinh trưởng:
Loại đất: Cà chua trồng được trên nhiều loại đất song thích hợp nhất vẫn là trên đất
pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt.
Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng.
Độ pH= 6 - 6,5.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45-60%. Đất có độ ẩm cao
và ngập nước kéo dài sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ:
1.3 Thời vụ:
- Một năm có thể trồng 4 vụ cà chua:
- Vụ sớm : Gieo hạt vào cuối tháng 7 đầu tháng 8.
- Vụ chính : Gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Vụ muộn : Gieo từ tháng 11 đến giữa tháng 12.
- Vụ xuân : Gieo từ tháng 1 - 2 năm sau.
1.4 Giống cà chua:
21 – 24
0
C và thời tiết khô Đạt năng suất cao, chất lượng tốt
<12
0
C kéo dài Gây thiệt hại nghiêm trọng
>27
0
C kéo dài Hạn chế ra hoa, đậu quả
>38
0
C Các tế bào phôi và hạt bị hủy hoại
Trước và sau thời gian thụ phấn nhiệt
độ ban đêm quá 21 độ C
Khả năng đậu quả kém
8
Có nhiều giống cà chua đang được trồng ở Việt Nam. Có thể chia cà chua thành 3
loại dựa vào hình dạng:
- Cà chua hồng: quả có hình dạng quả hồng, không chia múi. Thịt quả đặc, nhiều
bột, lượng đường trong quả cao. Các giống thường gặp: Ba Lan, hồng lan của Viện cây
lương thực; giống 214; HP5; HP1…
- Cà chua múi: quả to, nhiều ngăn tạo thành múi, là giống cây sinh trưởng vô hạn,
thời gian sinh trưởng dài, năng suất và khả năng chống chịu khá nhưng chất lượng không
bằng cà chua hồng.
- Cà chua bi: quả nhỏ, chua, giá trị thấp, thường dùng làm nguyên liệu tạo giống.
1.5 Sản phẩm chế biến từ cà chua:
- Thức ăn hàng ngày, Sinh tố, Tương ớt, Cá hộp, Mứt, Các loại sốt
- Cà chua sấy khô để dự trữ.
2. Tình hình trồng cà chua tại Lâm Đồng
Đối với các hộ có trồng cà chua, thì cà chua là loại cây trồng vụ mùa chính đối với
họ. Vì có sự phù hợp về điều kiện trồng nên so với các loại khác thì cà chua là loại cây
trồng dễ và ít rủi ro hơn, và họ chỉ trồng xen vụ để cải tạo đất.
2.1 Điều kiện tự nhiên:
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
-Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25
0
C.
Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, nhiệt độ thường ít có những biến động lớn,
điều này rất thích hợp cho cà chua có thể sinh trưởng phát triển quanh năm.
Lượng mưa trung bình 1.850 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 79 – 86%, số giờ nắng trung bình cả năm 2.028 – 2.347 giờ, thuận lợi cho các loại
cây trồng như cà chua.
2.2 Diện tích:
Lâm Đồng có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho phát triển quanh năm các loại rau
củ Rau, củ của Lâm Đồng tập trung tại các địa bàn Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn
Dương và Lâm Hà. Do vậy diện tích trồng cà chua cũng khá lớn, chiếm 1/3 diện tích
9
trồng cà chua cả nước – khoảng 6000-7000ha và tập trung chủ yếu ở 2 huyện Đơn Dương
và Đức Trọng. Trong đó Đơn Dương là nơi có diện tích trồng cà chua lớn nhất tỉnh
(khoảng từ 3.000 đến 3.500 ha mỗi năm). Với huyện Đơn Dương, đây là khu vực trọng
yếu nhất đối với cây cà chua không chỉ ở khu vực tỉnh Lâm Đồng mà còn so với cả nước.
Cà chua trong huyện được trồng trải dài trên cả 10 xã, thị trấn nhưng tập trung nhất ở Lạc
Xuân, Lạc Lâm, Thạnh Mỹ, Tutra.
2.3 Năng suất – Áp dụng khoa học kỹ thuật:
100% diện tích trồng cà chua ở Lâm Đồng đã áp dụng kỹ thuật sử dụng cây ghép,
với kĩ thuật này có thể chống lại được vấn nạn héo rũ hoành hành trên cây cà chua. Với
loại cà chua này mang lại năng suất trung bình đạt khoảng 40-50 tấn/ ha/vụ đến 80-90
tấn/ ha/vụ .
Trong tỉnh Lâm Đồng hiện nay, đối với cây cà chua hình thức trồng chủ yếu vẫn là
hình thức truyền thống, trong nhà lồng và tưới nhỏ giọt tự động.
Những năm gần đây ngành nông nghiệp đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật trồng cà
chua ghép theo phương pháp thâm canh mới trong nhà kính thông qua việc sử dụng hệ
thống làm lạnh, sử dụng hệ tưới hiện đại để thuận tiện trong việc canh tác, kiểm soát dịch
bệnh , nên việc trồng cà chua của nông dân đã đạt hiệu quả kinh tế cao năng suất tăng
gấp 4-5 lần so với làm ngoài trời.
3. Quy trình gieo trồng cà chua và hoạch định chi phí của người nông dân
tính trên 1 sào ( tức 1000m
2
).
3.1 Quy trình gieo trồng tại vườn ươm.
Tại Lâm Đồng người nông dân thường hay sử dụng giống anna: vì đây là giống
cho ra trái cứng, màu đẹp. Bên cạnh đó giống cà kim cương cũng được sử dụng nhưng rất
ít, giống cà này cho nhiều trái nhưng nhỏ, sức kháng cự kém. Vì nhu cầu của người tiêu
dùng là trái to, cứng, đẹp nên giống cà Anna được sử dụng trồng nhiều trong khu vực
Lâm Đồng.
3.1.1 Giai đoạn ươm:
Đất mùn và phân bò trộn chung cho vào vĩ xốp. Mỗi vĩ xốp là 84 ô, mỗi ô có
đường kính 3cm.
Ngâm hạt trong nước ấm trong 3 tiếng.
10
Gieo hạt vào vĩ. Mỗi ô là 2 hạt. Sau 2 ngày, hạt nẩy mầm, mang ra ngoài trải các
vĩ ra và để trong nhà lưới đen. Mục đích việc sử dụng lưới đen là để che bớt nắng và
giảm được sâu bệnh gây hại.
Bắt đầu tưới nước 1 lần/ 1 ngày.
Xit thuốc axacol, thuốc nấm (7 ngày/ 1 lần)
Sau 25-30 ngày kể từ ngày gieo hạt có thể đem cấy trồng đối với hình thức không
dùng cà ghép. Còn nếu sử dụng để ghép cà là khi cây cao khoảng 12 – 15cm và có từ 2
đến 3 lá.
(Đối với loại cà dại dùng để làm gốc trong giai đoạn ghép cũng ươm tương tự)
3.1.2 Giai đoạn ghép:
Lấy phần gốc của cây cà dại và phần ngọn của giống cây cà chua mình muốn trồng
( giống cà Anna) nối với nhau bằng ống cao su. Dùng dao lam cắt vát khoảng 30
0
thân
cây cà gốc phía trên 2 lá mầm và cũng cắt vát khoảng 30
0
thân cà ngọn phía dưới lá thật,
sau đó sử dụng ống cao su có đường kính 2-3mm để giữ gốc ghép và ngọn ghép áp sát 2
mặt được cắt vào nhau.
Ý nghĩa của việc ghép giống: Sử dụng phần gốc của cây cà gốc: bởi cà gốc có sức
khỏe tốt, sức kháng cự cao, nhưng loại cà này cho trái không to đẹp. Giống cà chua Anna
tuy cho trái to đẹp nhưng sức khỏe không tốt bằng cà gốc. Vì thế việc ghép sẽ sử dụng
được ưu thế của cả 2 loại.
Sau 10 ngày ghép thì có thể cấy cà.
Như vậy để có được giống cà chua ghép. Người nông dân sẽ đặt trước ở vườn
ươm từ 35 đến 40 ngày.
Việc ươm giống có thể gặp rủi ro do thời tiết không thích hợp sẽ gây nhiều sâu
bệnh gây hại. Những khi mưa lớn gây úng thúi gốc, hư hại có thể lên đến 70-80%. Thời
tiết nắng gắt sẽ làm cây chậm lớn.
Chủ vườn ươm sẽ giao gốc tận nơi cho người nông dân.
Giá cho các vật dụng cho việc ươm giống:
+ Hạt giống cà chua anna : 1000 hạt : 150000đ.
+ Hạt giống cà gốc: 1kg: 6000000 đ.
+ 1 vĩ xốp : 150000 đ ( có thể sử dụng từ 3- 4 tháng).
+ Ống cao su : 1kg: 230000 đ.
11
3.2 Quy trình trồng và thu hoạch của người nông dân:
Người nông dân sẽ đặt giống ở vườn ươm trước ngày gieo từ 35- 40 ngày.
3.2.1 Làm đất:
Đất ở Lâm Đồng là đất đỏ bazan rất phù hợp với trồng cây cà chua.
Việc làm đất đầu tiên là cày, xới đất là để lật trở lớp đất mang chất dinh dưỡng
mới lên phía trên bề mặt đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại ở mùa vụ trước
khiến chúng bị phân hủy bên cạnh đó giúp làm thông khí đất và đất giữ ẩm tốt hơn.
Rải phân chuồng lên bề mặt đất nhằm làm cải tạo, tăng chất dinh dưỡng cho đất.
Trung bình 3 tạ phân chuồng / 1 sào. Ủ đất từ 1 đến 2 ngày.
Rải vôi : để khử đất.
Trộn phân( Lân: Kali: NP
3
: Phân tím ) theo tỉ lệ (100:30:30:30)(Kg) đảo đất với
phân.
Rạch hàng: Hàng cách hàng 1m.
Trải bạt ủ đất trong vòng 10 ngày.
Tiền công :
+ Cày xới rải phân : 1200000-1300000 đồng.
+ Bạt : 1100000-12000000 đồng.
+ Phân: 1000000- 12000000 đồng.
3.2.2 Cấy cà:
Đục lỗ trên phần bạt ủ đất để trồng cây con.
Hàng cách hàng 1m ,Cây cách cây 30 cm vậy sẽ trồngkhoảng 3000 cây /1000m
2
)
Bắt đầu tưới 2 lần / ngày ( trong vòng 25 ngày).
Sau 25 ngày kể từ ngày cấy cà thì cắm chóai và căng dây.
+ Tiền gốc (giống ươm) cà : 520 đồng. ( Tổng: 1560000đồng).
+ Chóai : 3000000 ( chói có thể sử dụng cho 3 vụ).
+ Dây nilon : 350000.
+ Tiền công cắm chói + căng dây : 450000 .
(Vì tiền công tháo dây cao hơn tiền dây nên thường dây nilon chỉ sử dụng trong 1 vụ)
3.2.3 Giai đoạn chăm sóc:
Tưới 1 lần/ ngày.
Xịt thuốc trừ sâu 3-5 ngày/lần tùy theo tình trạng cây trồng.
12
Tùy theo tình trạng cây trồng mà lặt lá úa, làm cỏ.
3.2.4 Giai đọan thu hoạch
Sau 2 tháng 10 ngày kể từ ngày cấy cà sẽ thực hiện thu hoạch.
Cứ 4 ngày thu hoạch 1 lần.
Trung bình thu được 7-10 lứa ( thu hoạch được khoảng 7-8 tấn trong 1 vụ )-Tức
năng suất tính trên 1 gốc cà chua là khoảng 2,5 kg.
+ Thuốc trừ sâu 80000/chai.
+ Thuốc nấm 150000/ gói.
Giai đoạn này thực hiện xịt thuốc từ 10-12 lần
+ Tiền công xịt thuốc 1000000-1200000.
3.3 Hoạch định chi phí tính trên 1 sào (1000m
2
).
3.3.1 Phương pháp trồng cây cà chua theo cách truyền thống.
Người dân tại đây thường sử dụng phương thức trồng trọt lấy công chăm sóc làm
lời. Nên trong bảng tổng kết hoạch định sau sẽ bỏ qua các yếu tố này.
Bảng: Hoạch tính chi phí / 1000 m
2
theo phương pháp truyền thống.
Giá trung
bình/ 1 đơn
vị
Số lượng Thời gian sử
dụng
Giá cho 1 vụ
Giống ươm 520 3000 1560000
Chi phí cho cày xới, rải
phân.
1250000
Bạt 1 vụ 1150000
Phân 1 vụ 1100000
Chóai 3000000 3 vụ 1000000
Dây nilon 350000
Tiền công cắm chói +
căng dây
450000
Thuốc trừ sâu 80000 11 1 vụ 880000
Thuốc nấm 150000 11 1 vụ 1650000
Tiền công xịt thuốc 1100000
13
Mô tơ, Ống dây được
khấu hao theo đường
thẳng .
150000
Tiền thuê đất 2500000 1 sào 1 năm 625000
Tồng
1126500
Chi phí trung bình cho 1 gốc cà chua khi trồng theo phương pháp truyền thống:
11265000 : 3000 = 3755 VND.
3.3.2 Phương pháp trồng cây cà chua trong nhà kính kết hợp hệ thống tưới nhỏ
giọt.
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, thì công nghệ cao ngày càng được sự
quan tâm trong sản xuất nông nghiệp. Ở Lâm Đồng, sản xuất rau sạch chất lượng cao là
xu thế quan trọng. Và trong đó công nghệ nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt đang được
quan tâm để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh. Tại Lâm Đồng, hệ
thống này được phát triển mạnh tại 3 vùng Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng.
Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì đa phần nông dân Lâm Đồng tự thiết
kế dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước cấu trúc tương đối đơn giản, vật liệu
truyền thống là tre hoàn toàn hoặc tre kết hợp với sắt, và bao quanh là loại nilon cứng.
Chi phí trung bình cho hệ thống này khoảng 80 - 90 triệu đồng/sào sẽ sử dụng được trong
vòng 10 năm. Và chi phí hệ thống tưới nhỏ giọt là 35 triệu đồng/sào và thời gian sử dụng
được hệ thống này là trong vòng 7 năm.
Khi nông sản được trồng trong hệ thống nhà kính thì sẽ tránh được những ảnh
hưởng khi nắng quá gắt, hay nhiệt độ quá cao hay quá lạnh và những khi mưa lớn gây
ngập úng. Nhờ có hệ thống này thì lượng nấm, vi khuẩn, sâu bệnh gây bệnh được hạn chế.
Số lần thu hoạch cũng từ 7- 10 lứa ( thu hoạch được khoảng 10-11 tấn trong 1 vụ)
Tức năng suất tính trên 1 gốc cà chua là 3,5 kg.
Nhìn chung các chi phí khác sẽ tương ứng với phương pháp truyền thống. Ngoại
trừ:
Giống ươm sử dụng trong nhà kính sẽ có những yêu cầu về chất lượng cao hơn :
Giá cho 1 gốc : 550 đồng.
14
Vì lượng nấm mốc gây bệnh giảm nên số lần phun thuốc trừ sâu và nấm bệnh còn
5-6 lần.
Bảng: Hoạch tính chi phí / 1000 m
2
theo phương pháp áp dụng công nghệ cao.
Giá trung
bình/ 1 đơn vị
Số lượng Thời gian sử
dụng
Giá cho 1 vụ
Giống ươm 550 3000 1650000
Chi phí cho cày xới,
rải phân.
1250000
Bạt 1 vụ 1150000
Phân 1 vụ 1100000
Chóai 3000000 3 vụ 1000000
Dây nilon 350000
Tiền công cắm chóai +
căng dây
450000
Thuốc trừ sâu 80000 5 1 vụ 400000
Thuốc nấm 150000 5 1 vụ 1650000
Tiền công xịt thuốc 500000
Hệ thống nhà kính 85000000 1 sào 10 năm 2125000
Hệ thống tưới nhỏ giọt 35000000 1 sào 7 năm 1250000
Tiền thuê đất 250000 1 sào 1 năm 625000
Tồng
13500000
Chi phí trung bình cho 1 gốc cà chua khi trồng theo phương pháp trong nhà kính
và có hệ thống tưới nhỏ giọt: 13500000: 3000 = 4500 VND.
3.4 Bài toán so sánh lợi nhuận giữa 2 phương pháp trồng của người nông dân:
3.4.1 Ngưỡng có lời ( giá mua/ 1kg) để người dân bắt đầu có lời:
Chi phí tính trên 1 gốc / năng suất tính trên 1 gốc:
Phương pháp truyền thống Phương pháp trồng trong
nhà lồng có hệ thống tưới
nhỏ giọt
3755/2,5 =1502 đồng 4500/3,5 = 1286 đồng
15
3.4.2 Lợi nhuận chênh lệch giữa 2 phương pháp trồng tính trên 1 sào ( tức 3000
gốc cà chua)
Giả sử giá thu mua cà chua từ người nông dân là 4000VND/1kg
Doanh thu trên 1 gốc cà chua:
Phương pháp truyền
thống
Phương pháp trồng trong nhà
lồng có hệ thống tưới nhỏ giọt
4000 x 2,5 =10000 2000 x 3,5 = 14000
Bảng: So sánh chênh lệch về lợi nhuận
Phương pháp truyền
thống
Phương pháp trồng trong nhà lồng có
hệ thống tưới nhỏ giọt
Doanh thu 3000 x 10000 = 30000000
3000 x 140000= 42000000
Chi phí 3000 x 3755 =11265000 3000 x 4500 = 13500000
Lợi nhuận 18735000 28500000
3.4.3 Phân tích so sánh hoạch định chi phí 2 phương pháp.
Ta thấy giá đến mức ngưỡng lời của phương pháp trồng truyền thống cao hơn,
đồng thời chênh lệch lợi nhuận tính trên 1 sào khi giá mua là 4000đồng/kg thi phương
pháp truyền thống mang lại lợi nhuận thấp hơn 9765000 đồng.
Tuy lợi ích, hiệu quả về chất lượng và số lượng khi áp dụng công nghệ cao này
vào trồng trọt rau quả nói chung hay cà chua nói riêng là rất cao. Nhưng diện tích áp
dụng công nghệ mới này vào trồng trọt thì chỉ mới đạt được 3-4% diện tích trồng chung
trong toàn tỉnh. Đối với cà chua, hình thức này mới được áp dụng mạnh tại khu vực
Thạnh Mỹ- Đơn Dương. Thật vậy khi áp dụng công nghệ mới vào trồng trọt thì đó là 1
bài toán đánh đố người nông dân. Sau khi khảo sát thì thấy rằng, người nông dân không
mạnh dạn đầu tư bởi:
- Vốn đầu tư ban đầu quá lớn và họ không thể xoay sở nguồn vốn ban đầu như
vậy. Nếu có vốn họ sẽ tính đến chi phí cơ hội và tính đến các hoạt động đầu tư
khác như kinh doanh xăng dầu, tiệm tạp hóa
16
- Do người nông dân thường hay sản xuất theo kinh nghiệm và truyền miệng do
đó họ rất ngại khi chuyển hướng sang một hình thức, phương pháp trồng trọt
mới.
- Như tính toán ở trên thì vốn đầu tư ban đầu cho hệ thống nhà kính và hệ thống
tưới nhỏ giọt là 120 triệu. Thời hạn sử dụng ho hệ thống nhà kính là 10 năm và
hệ thống tưới nhỏ giọt là 7 năm, nhưng đa phần người nông dân sàn xuất trên
đất thuê với hợp đồng ngắn hạn từ 1-2 năm. Do đó việc đổ vốn đầu tư ban đầu
vào như vậy rất rủi ro khi chủ đất không cho thuê nữa khi hệ thống đó vẫn có
thể sử dụng.
4. Áp dụng VietGAP vào trồng trọt cà chua
4.1 VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnam Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trinh tự ,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch , xử lý sau thu hoạch nhằm đảm
bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện theo mô hình này sẽ đảm bảo sức
khỏe người tiêu sản xuất và người tiêu dùng cũng như giữ gìn môi trường.
Cụ thể là việc quy định rỏ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp
như:
- Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
- Giống và góc ghép.
- Quản lý đất và giá thể.
- Phân bón và chất phụ gia.
- Nước tưới.
- Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật).
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
- Quản lý và xử lý chất thải.
- An toàn lao động.
- Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.
- Kiểm tra nội bộ.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
17
Dựa trên những quy định và hướng dẫn trên, người nông dân sẽ theo dõi quy trình
trồng trọt và ghi chép lại. Quá trình giám sát và ghi chép lại phải chặt chẽ và tuân thủ
theo nội dung của VietGAP.
4.2 Hiệu quả việc áp dụng VietGAP.
Khi thực hiện tốt theo hướng này, hầu như có thể thu hoạch sản phẩm sớm hơn
nửa tháng so với canh tác thông thường. Để đảm bảo giá trị chất lượng và an toàn thì phải
sử dụng hoàn toàn chế phẩm từ phân bón vi sinh, các tiến bộ kỹ thuật canh tác, hạn chế
tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vậy.
- Với hình thức sản xuất theo VietGAP trong trồng cà chua có thể cho năng
suất tăng hơn 70% so với phương pháp truyền thống.
- Giảm được chi phí sản xuất. Hiệu quả kinh tế cao.
- Có thể điều chỉnh được chiều dài của cây, chất lượng trái được cải thiện,
trọng lượng trái đồng đều, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu cao (từ 90 - 95%).
- Giảm được nấm bệnh và sâu bệnh được kiểm soát.
- Lượng thuốc bảo vệ và sâu bệnh được kiểm soát, mang lại môi trường thân
thiện và an toàn cho mọi người dân ở vùng nông thôn.
- Mang lại cho bà con nông dân những hiểu biết về cách quản lý quá trình lao
động sản xuất của mình. Như bà con có thể hạch toán được chi phí sản xuất,
biết được lời lãi trong từng vụ thông qua việc ghi chép sản xuất hàng ngày. Từ
đó làm cơ sở cho những năm tiếp theo sản xuất được hiệu quả hơn.
- Người dân chủ động vệ sinh thu gom lọ, vỏ chai thuốc BVTV nên không ô
nhiễm về môi trường.
- Việc thường xuyên kiểm tra cũng giúp họ phát hiện sớm sâu bệnh và phun
thuốc đúng loại.
- Tăng tính cạnh tranh của cà chua trên thương trường và tăng thu nhập cho
người trồng.
4.3 Tình hình áp dụng VietGAP vào sản xuất tại Lâm Đồng.
Mô hình trồng cà chua theo mô hình này hiện chiếm một tỉ lệ rất nhỏ tại Lâm
Đồng và chủ yếu là các công ty đầu tư và bao tiêu cho người nông dân để đảm bảo có sản
phẩm chất lượng cao. Mặc dù đã được phổ biến khá rộng rãi đến người nông dân.
18
Hiện nay tại Lâm Đồng nói chung hay huyện Đơn Dương nói riêng có tổ chức
những buổi hội thảo, giúp cho người nông dân được tiếp cận với mô thức trồng trọt theo
hướng công nghệ cao và trong đó có mô hình VietGAP. Tuy nhiên rất ít người nông dân
tìm đến hướng trồng trọt này. Bởi trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng
người nông dân ở đây đã rất quen với hình thức truyền thống và truyền miệng. Cũng vì
không mấy nông dân tìm đến hướng sản xuất này nên rất hiếm người có kinh nghiệm khi
áp dụng cách thức mới. Khi áp dụng VietGAP vào trồng trọt thì khâu theo dõi, ghi chép
thường ngày rất khắt khe và chặt chẽ do đó rất nhiều người nông dân nản và ghi chép
không được đầy đủ vì họ chưa có thói quen ghi chép và theo dõi như vậy. Bên cạnh đó áp
dụng quy trình VietGAP, người sản xuất phải đầu tư rất tốn kém, tuân thủ các quy định
ngặt nghèo, trong khi sản xuất thông thường vẫn tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ
dàng nên họ chưa mặn mà với VietGAP.
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG ỨNG CÀ CHUA LÂM ĐỒNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Chuỗi cung ứng.
• Chuỗi cung ứng là gì?
Thuật ngữ quản lí chuỗi cung ứng vẫn còn khá mới mẻ đối với phần lớn các công
ty, các doanh nghiệp, các nhà quản trị Việt Nam. Khái niệm về chuỗi cung ứng hiện nay
đối với các nhà quản trị Việt Nam vẫn còn khá mơ hồ và hầu như chưa được quan tâm
đúng mức với tầm quan trọng của nó. Ngược lại, trên thế giới thì “chuỗi cung ứng là một
tài sản chiến lược”. Các công ty dẫn đầu như Wal-Mart, Unilever, Apple… thấy được
rằng chuỗi cung ứng đóng vai trò chiến lược mang tính sống còn cho công ty. Họ liên tục
cải tiến hoàn thiện, sàn lọc chuỗi cung ứng, hình thành một chuỗi cung ứng hoàn hảo cho
công ty mình. Chính vì vậy mà họ luôn là những doanh nghiệp đi trước một bước, đón
đầu những cơ hội trong cạnh tranh. Hơn ai hết họ hiểu rằng lợi thế cạnh tranh của mình là
rào cản cho kẻ khác.
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kì một môi trường kinh doanh nào hiện nay
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp. Điều
19
này đòi hỏi các doanh nghiệp không thể hoạt động đơn lẽ trong khu vực sản xuất của
doanh nghiệp mình mà cần quan tâm sâu sắc đến tất cả các khâu có ảnh hưởng đến việc
sản xuất từ nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, cách thức vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm, bảo quản và lưu kho sản phẩm và những điều mà người
tiêu dùng hay khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu. Hơn nữa trong bối cảnh cạnh tranh
khốc liệt ở thị trường hiện nay một sản phẩm chỉ có thể được người tiêu dùng lựa chọn
khi có khả năng đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng mà yêu cầu của người tiêu dùng
đối với sản phẩm được hình thành từng bước trong tất cả các giai đoạn của chuỗi. Một
chuỗi cung ứng điển hình (tham khảo).
Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
Có rất nhiều khái niệm chuỗi cung ứng được đưa ra:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường”
– Fundamentals of Logistics Management of Douglas M. Lambert, James R. Stock and
Lisa M. Ellram.
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” – Supply Chain
Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl .
20
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện
các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thánh bán sản phẩm, thành
phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” - An introduction to supply chain
management – Ganesham, Ran and Terry P.Harrision.
“Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên vật liệu thô cho tới sản phẩm
hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng cuối cùng” -
M.Porter (1990).
Từ các khái niệm trên có thể thấy hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chuỗi cung
ứng là bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan trong việc sản xuất ra sản
phẩm cung cấp đến tay khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng là một quá trình mà bắt đàu từ nguyên liệu thô đến quá trình sản
xuất và phân phối đến tay người tiêu dùng có sự liên kết giữa các bộ phận liên quan trực
tiếp hay gián tiếp với nhau.
Từ sơ đồ ta có thể thấy tham gia vào một chuỗi cung ứng có rất nhiều thành phần,
bao gồm sự kết hợp phía trước và phía sau một cách chặt chẽ. Như vậy chuỗi cung ứng
bao gồm các doanh nghiệp tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp trong việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp
mà còn có nhà vận tải, nhà kho, nhà phân phối và khách hàng của nó. Tất cả các sản
phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng. Khách
hàng là người tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi. Khi các bộ phận trong chuỗi ra các quyết
định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi sẽ làm tăng chi
phí cho toàn chuỗi và giá bán đến tay người tiêu dùng là rất cao, mức phục vụ của chuỗi
cung ứng thấp. Đây cũng chính là một vấn đề đáng quan tâm trong hầu hết các nhà cung
cấp, phân phối nông sản. Việt Nam là một nước có cơ câu nông nghiệp còn khá lớn,
nhưng vấn đề về chuỗi cung ứng nông sản, nâng cao hiệu quả của nông nghiệp vẫn chưa
được chú trọng.
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển
giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả
các nhu cầu của thị trường .
21
Các thành phần của chuỗi cung ứng:
- Sản xuất (Production).
- Tồn kho (Inventory).
- Địa điểm (Place).
- Vận chuyển (Transportation).
- Thông tin (Information).
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên
quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở
mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối
tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ,
khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên
trong và giữa các công ty với nhau.
Quản trị chuỗi cung ứng là một sự kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học
nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản
phẩm, dịch vụ sau đó sản xuất sản phẩm, dịch vụ đó và phân phối tới khách hàng. Về cơ
bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào,
đầu ra của doanh nghiệp, từ đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn
kho, phân phối sản phẩm…
Đối với các công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay đối với các trung tâm phân
phối, quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn, bởi quản trị chuỗi cung ứng giải quyết
đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ đó có thể thay đổi các
nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng
hóa, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:
Trong sơ đồ trên ta thấy tham gia vào chuỗi cung ứng có ba yếu tố chính: nhà cung cấp,
bản thân đơn vị doanh nghiệp, và khách hàng.
Kho hàng
Tiêu thụ
Nguồn
cung ứng
Lưu kho
Nhà máy
22
- Nhà cung cấp: là các đơn vị bán sản phẩm, dịch vụ, là nguyên vật liệu đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường nhà cung cấp được hiểu là đơn vị
cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành
phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất kinh doanh được gọi là nhà cung cấp
dịch vụ.
- Đơn vị sản xuất, kinh doanh: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp
dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Các nghiệp vụ về quản lí sản xuất được
sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự
thông suốt của dây chuyền cung ứng.
- Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Nguồn tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Do đó, mục tiêu thỏa
mãn khách hàng cuối cùng là mục tiêu chung của một chuỗi cung ứng liên kết.
Quản trị chuỗi cung ứng trở nên thịnh hành trong suốt thập niên 1990 và tiếp tục
làm tâm điểm giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Quản trị chuỗi cung ứng là xuyên suốt, được xem như là đường ống hoặc đường dây dẫn
điện nhằm quản trị một cách hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,
thông tin, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức trung gian nhằm
đến với khách hàng của khách hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữ nhà cung
cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Vai trò của chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu
quả trên toàn hệ thống, tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến
tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm .
2. Mô hình chuỗi cung ứng cà chua Lâm Đồng
Khi nghiên cứu dòng dịch chuyển của cà chua từ người nông dân tại Lâm Đồng
đến tay người tiêu dùng vùng Đông Nam Bộ có thể thấy được việc phân phối cà chua
được thực hiện qua trung gian chính là Siêu thị, Vựa lớn tại Tp.HCM và chợ. Trong đó
kênh trực tiếp đến tay người tiêu dùng là chợ các cấp và siêu thị. Có thể rút ra sơ đồ
chuỗi cung ứng cơ bản của cà chua Lâm Đồng đến khu vực tp.HCM
23
Đây là chuỗi có thể nói là cơ bản nhất hiện tại trong chuỗi cung ứng cà chua từ
Lâm Đồng đến khu vực thành phố HCM. Và chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn từng khâu
thuộc chuỗi cung ứng này.
2.1 Người nông dân thương lái
Trong “Từ điển bách khoa Việt nam không có khái niệm thương lái, tuy nhiên
người nông dân vẫn gọi những người thu mua nông sản tại vườn là những thương lái. Và
“ thương lái” được sử dụng rất phổ biến trong những năm gần đây. Tùy vào quy mô vốn,
sản lượng mua, cấp bậc mua nông sản mà có thể dùng những tên gọi khác như: thương
lái, hàng xáo, chủ vựa.
Việt Nam là nước nông nghiệp với 70.1% dân số ở khu vực nông thôn (theo số
liệu Tổng cục thống kê 2010), với diện tích nông nghiệp trải dài từ Bắc tới Nam chính vì
vậy việc thu mua nông sản phải rải đều khắp các khu vực. Thương lái chính là lực lượng
có thể len lỏi đến mọi vùng nông thôn để thu gom nông sản. Thương lái có một số đặc
điểm như: là bộ phận với số lượng lớn, họ có nhiều loại phương tiện vận chuyển và rất
linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm thu mua. Tuy nhiên vốn của thương lái không nhiều và
rất nhạy bén với giá. Như vậy thương lái có vai trò quan rọng trong việc thu gom nông
sản, là mắc xích giữa nông dân với doanh nghiệp và thương nhân, đồng thời giúp cho
doanh nghiệp, thương nhân ổn định nghuyên liệu đầu vào và nguồn hàng.
Tại Lâm Đồng thông thường mỗi thương lái sẽ thiết lập các mối quan hệ với người
nông dân trong những lần thu mua cà chua đầu tiên sau đó duy trì mối quan hệ. Chính vì
vậy mà một thương lái sẽ có một nhóm bạn hàng gần như cố định. Khi người nông dân
đến mùa thu hoạch cà chua sẽ tìm đến người thương lái nhờ quen biết hoặc mối làm quen
lâu năm để thu mua sản phẩm của mình. Hoặc khi thương lái có nhu cầu, hoặc dự đoán
Nông Dân
Thương lái
Siêu Thị
Vựa lớn tại
tp.HCM
Người tiêu
dùng
Chợ
24
rằng giá cà chua sẽ tăng, họ sẽ tìm đến người nông dân qua mối quen biết. Và có 1 hình
thức còn tồn tại để có thể kết nối giữa cung và cầu :
“Cò mồi” có vai trò làm trung gian cung cấp thông tin về những khu vực, nhà
vườn nào có nhu cầu bán sản phẩm cho thương lái hoặc cung cấp thông tin địa điểm thu
mua, hay người thương lái để nhà vườn có thể bán sản phẩm tại đó. Đây là hình thức
không còn quá phổ biến vì sự kết nối giữa người nông dân và thương lái được xây dựng
dựa trên mối quen biết và giới thiệu từ các nhà vườn sẽ đáng tin cậy hơn và không phải
tốn chi phí. Tuy nhiên đến những thời điểm nhu cầu về cà chua trong cả nước tăng quá
cao, thương lái phải tìm thêm nguồn cung thì lúc đó buộc các nhà thương lái phải tìm đến
“cò mồi” để tìm được nguồn hàng.
• Hình thức thu mua.
Quy định giá mua:
Trong chuỗi giá cả không được quy định một cách chính xác, tùy vào nguồn cung và cầu
của thị trường mà giá cả có sự chênh lệch. Trong toàn bộ chuỗi có các mức giá tại các
mắc xích.
Giá mà người thương lái mua nông sản từ vườn người nông dân được gọi là “giá
cổng trại” hay còn gọi là giá “làng”. Giá cổng trại sẽ được quy định theo ngày. Thương
lái lấy thông tin giá mua từ chủ vựa ở chợ đầu mối Thủ Đức (tp. HCM) và giá này có sự
chênh lệch nhỏ giữa các chủ vựa. Tuy nhiên các thương lái tại Lâm Đồng sẽ thống nhất
một mức giá có lợi nhất cho họ. Chính vì vậy mà giá cổng trại thường bằng nhau ở mọi
thương lái.
Trong quá trình thu hoạch cà chua sẽ loại bỏ phần hư hỏng và được phân thành 3
loại, đương nhiên với mỗi loại cà chua sẽ được thu mua với mức giá khác nhau:
Cà to: >80g.
Cà trung bình : 60-80g.
Cà bi (cà nhỏ) :<60g.
Sau khi lựa cà, cà chua sẽ được đóng vào khay. Mỗi khay đựng được khoảng 28
kg cà chua.
• Có 2 hình thức bán cà chua từ người nông dân sang thương lái.
Cò mồi
Người nông dân
Thương lái
25
Bán theo kí: Người nông dân đến lứa thu hoạch cà chua sẽ tự thu hoạch và
bán cho thương lái, đơn vị tính là kilogram, bán ngày nào sẽ tính theo giá cổng trại
ngày đó.
Với hình thức thu mua này có đặc điểm:
Giá thu mua cho người nông dân sát với giá thị trường, phụ thuộc vào cung – cầu
thị trường.
Thương lái sẽ biết ngay lợi nhuận khi được báo giá mua lại từ chủ vựa ( tức vào
tối ngày thu mua). Và hình thức này sẽ không có rủi ro cho người thương lái. Còn người
nông dân không thể biết lợi nhuận của cả vụ cho đến khi bán hết lứa cuối cùng.
Nhà vườn không nhất thiết bán nông sản cho một thương lái và ngược lại thương
lái không nhất thiết phải thu mua nông sản của nhà vườn cho đến cuối vụ. Chính vì vậy
sản lượng thu mua của thương lái và sản lượng bán của nhà vườn không ổn định.
Bán đám: Các thương lái còn gọi hình thức mua này là ”mua gốc” hay
“mua xác”. Thương lái sẽ ước tính tổng sản lượng của cả vườn dựa trên tình hình chất
lượng cây trồng, số lượng gốc cây trồng, số lứa có thể thu hoạch còn lại đến cuối vụ. Và
giá mua dựa trên giá ngày đầu tiên thu mua và tình hình biến động giá cà chua trong quá
khứ.
Vd: Thương lái A mua đám vườn cà chua của ông nông dân B với diện tích 1 sào
tương ứng 3000 gốc cà chua. Thương lái A ước tính mỗi gốc cà này cho ra 2,5 kg từ thời
điểm hiện tại đến cuối vụ. Và giá cổng trại hôm nay là 3000 đồng Thương lái A sẽ trả
toàn bộ 2,5x3000x3000=22500000đồng cho nông dân B. Tuy nhiên vào tình hình giá cả
đang tăng hay giảm của giá cả và nguồn cung của thị trường thì giá mua có thể thương
lượng cao hơn hoặc thấp hơn 3000/kg.
Đặc điểm của phương pháp bán đám:
- Với hình thức bán đám nhà vườn không nhất thiết bán đám ngay từ bắt đầu vụ.
Việc bắt đầu bán đám cho thương lái tùy thuộc vào hoạch định của người nông dân.
- Khi quyết định bán đám, người nông dân sẽ thỏa thuận với thương lái ai sẽ chịu
trách nhiệm chăm sóc cây (tưới thuốc, phân) trong những lứa tiếp theo và thu hoạch.
Thông thường sẽ là do nông dân thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch. Thương lái sẽ chịu
chi phí trả nhân công trong việc vận chuyển cà chua thu hoạch từ vườn lên xe về chợ
nông sản Thủ Đức.