Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng rau má của hợp tác xã quảng thọ II huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.91 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: Marketing Nông Nghiệp
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG
RAU MÁ CỦA HTX(Hợp Tác Xã)QUẢNG THỌ II – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Nguyễn Thị Thùy Phương T.S Phan Văn Hòa
Lớp: K46A-Kinh Tế Nông Nghiệp
Nhóm: NO1
Huế, tháng 12 năm 2014

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
NỘI DUNG 3
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Rau má là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình người
Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong khi đó, khu vực sản xuất rau má
chỉ tập trung ở một số vùng, Quảng Thọ là một “ vựa” rau má ở Thừa Thiên Huế.
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích sản xuất rau má
hơn 40 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Phước Yên và thôn La Vân Thượng. Trước đây, người
dân ở đây trồng rau má tự phát, thị trường đầu ra không ổn định, thường xuyên bị tư thương
ép giá, nhưng từ khi chuyển sang sản xuất rau theo hướng VietGAP và xây dựng dây chuyền
chế biến trà rau má, với diện tích rau má hiện tại là hơn 42,5 ha, hiện mỗi ngày bình quân


cho sản lượng trên 5 tấn rau má tươi. Tuy nhiên HTX Quảng Thọ II chỉ mới cam kết thu
mua được 1,2 tấn, trong đó 80% rau má được sơ chế để sản suất rau má tươi cung cấp cho
thị trường ở trong và ngoài tỉnh, 20% còn lại được tái chế, sấy khô để sản xuất trà rau má, số
còn lại người dân phải phụ thuộc vào thương lái. Là đơn vị HTX sản xuất nông nghiệp duy
nhất đảm bảo tiêu thụ rau má cho bà con xã viên nhưng HTX chưa đáp ứng sự mong đợi
của người dân. Mô hình trồng rau má đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa
phương nơi đây. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng
hiện đại, con người càng có xu hướng sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, hay là làm
đẹp từ thiên nhiên và thảo dược cùng với sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản
như trà rau má và nước giải khát từ rau má phát triển. Rau má là một loại thảo dược từ thiên
nhiên, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, giải khát… có thể đáp ứng được các nhu
cầu trên. Hiện rau má Quảng Thọ không chỉ đứng vững trên thị trường rau xanh Thừa Thiên
- Huế mà còn rất được ưa chuộng ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Để thương
hiệu rau má Quảng Thọ ngày càng có uy tín thì phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của HTX
Quảng Thọ II trong việc thiết lập và quản lý hệ thống chuỗi cung ứng vừa đảm bảo về mặt
chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vừa giải quyết tốt bài toán đầu ra
cho sản phẩm. Do đó để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đưa thương hiệu Rau má
Quảng Thọ đến với ngươi tiêu dùng thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi
cung ứng Rau má hiện tại giúp cho thương hiệu Rau má Quảng Thọ thật sự trở thành
thương hiệu sản phẩm đặc trưng của làng quê, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
1
dược sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe cũng như góp
phần nâng cao chất lượng và đời sống kinh tế của người dân nông thôn hôm nay.
Xuất phát từ những lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích và nâng cao
hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên
Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng.
- Tìm hiểu về thực trạng sản xuất rau má ở huyện Quảng Điền-Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu về HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng Rau má của HTX Quảng
Thọ II- Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được những điểm mạnh và hạn chế trong chuỗi
cung ứng Rau Má của HTX Quảng Thọ II với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả
chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho
HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian
 Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn
từ năm 2009-2014
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
- Sau khi thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu của đề tài, thì tiến hành phân
tích, so sánh và tổng hợp thông tin, từ đó có những đánh giá cũng như nhận xét về nội dung
vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp so sánh, định tính, định lượng
2
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng nhưng chúng ta bắt đầu sự thảo luận với
khái niệm: “ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật
liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”.
1.2. Mô hình chuỗi cung ứng
- Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặt thù mà chuỗi cung ứng

cần.
- Nhà phân phối (nhà bán buôn): là những công ty mua lượng lớn các sản phẩm từ các nhà
sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng, bán sản phẩm với số lượng lớn
- Nhà máy (nhà sản xuất): là các công ty làm ra sản phẩm, bao gốm các nhà sản xuất nguyên
vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm.
- Nhà bán lẻ: bán cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
- Khách hàng: là bất kì cá nhân, công ty nào mua và sử dụng sản phẩm.
1.3. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
- Giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Đóng vai trò then chốt trong quá trình đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến vào đúng thời
điểm thích hợp.
- Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm
cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp nhất.
3
Các nhà
phân phối
Nhà bán
buôn
Nhà bán
lẻ- Khách
hàng
Các nhà
cung cấp
Nhà
sản
xuất
Chương 2: Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Rau Má Của HTX
Quảng Thọ II

2.1. Giới thiệu khái quát về HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên
Huế
Địa chỉ:
- Tỉnh lộ 19, thôn La Vân Thượng - Quảng Thọ - Quảng Điền- Thừa Thiên Huế
Các loại hình kinh doanh dịch vụ:
- Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
- Thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại rau quả.
- Sản xuất thực phẩm chức năng (sản xuất trà rau má).
- Chủng loại rau quả: rau má, mướp đắng.
2.2. Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển của HTX Quảng Thọ và
chuỗi cung ứng Rau Má của HTX trên thị trường.
2.2.1. Ma trận SWOT của HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-Thừa Thiên Huế.
Bảng 1: ma trận SWOT của sản xuất Rau Má của HTX Quảng Thọ II
S (điểm mạnh)
- Chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm
nông nghiệp.
- Nhận được sự quan tâm của các cơ quan
chức năng như Sở khuyến nông, ủy ban
tỉnh, huyện.
- Gần vùng sản xuất rau má.
W (điểm yếu)
• - Quy mô HTX nhỏ, vốn hoạt động ít
• - Thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu
thị trường, marketing.
• - Chuỗi cung ứng của HTX chưa có sự liên
kết và hợp tác giữa ban chủ nhiệm HTX với
nông dân.
• - Vị trí hơi xa so với trung tâm thành phố
- Quản lý chuỗi cung ứng chưa hiệu quả

O (cơ hội)
• Sử dụng rau sạch là mong muốn của khách
hàng và rau má là sản phẩm mà khách hàng
quan tâm.
• Tận dụng được nguồn nhân công bản
địa có kinh nghiệm
T (thách thức)
• Sự cạnh tranh của chính các thương lái đặc
biệt khi rau má bị thiếu do sâu bệnh, hạn
hán.
• Sản phẩm trà rau má mới xuất hiện trên thị
trường nên khó tiêu thụ.
2.2.2. Chuỗi cung ứng rau má HTX Quảng Thọ II
4
Vai trò các tác nhân trong chuỗi
 Thu gom gồm: thu gom nhỏ và thu gom lớn.
• Thu gom nhỏ: thường là những người dân trong địa phương hoặc ở các vùng lân cận
khoảng 9-10 người, mỗi ngày thu hoạch khoảng 1-2 tạ rau. Từ thu gom nhỏ sẽ được bán cho
thu gom lớn hoặc chợ đầu mối, các chợ đầu mối như chợ Bãi Dâu. Từ đây sẽ được phân
phối cho các cửa hàng bán lẻ ở chợ hoặc ở các quán ăn, nhà hàng, quán nước. Những người
thu gom nhỏ này thường kết hợp vừa sản xuất, vừa thu gom. Bộ phận thu gom nhỏ này có
vai trò tập trung lại rau để dễ đưa đi tiêu thụ.
• Thu gom lớn: thường có 3 người trong tỉnh và nhiều thương lái ở các tỉnh khác như
Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng Nam, Quãng Ngãi, nước Lào… mỗi ngày thu mua khoảng 1-2
tấn. Những người thu gom này thu mua chủ yếu từ các thu mua nhỏ ở trong thôn, xã và một
ít từ những hộ sản xuất quy mô lớn. Những người này có rau trò đưa sản phẩm rau má ra
các tỉnh và nước khác góp phần mở rộng thị trường cho sản phẩm rau má.
 HTX Quảng Thọ 2: cũng đóng góp trong việc thu mua rau má của bà con ở đây để
cung cấp cho nhà máy sản xuất trà rau má. Tuy nhiên sản lượng thu mua không lớn, mỗi
ngày HTX thu mua trung bình khoảng 1 tấn/ ngày. Nếu sản phẩm Trà Rau Má tiêu thụ tốt

thì chắc chắn HTX có thể tăng lượng tiêu thụ rau má cho nông dân và trở thành một nhân tố
quan trọng trong việc tiêu thụ rau má cho người dân.
• Ở đây, việc sản xuất rau má của bà con còn được thu mua bởi doanh nghiệp tư nhân
Hóa Châu để cung cấp cho các siêu thị như siêu thị Co.opmart, tuy nhiên thu mua với lượng
không nhiều. Hóa Châu là doanh nghiệp chuyên cung cấp rau an toàn cho các cửa hàng,
5
Nông dân
HTX
Thu gom
Xuất hàn
quốc
Chợ đầu mối
Bãi Dâu
Chợ lẻ
Sinh viên
Nhà hàng,
quán nước,
cơm
Hộ gia đình
Trà rau má Đại lý
Khách hàng
siêu thị, vì vậy doanh nghiệp chỉ thu mua những rau đạt tiêu chuẩn VietGap và rau má chỉ là
một trong số những loại rau mà họ mua.
 Các nhà phân phối khác
• Nhà bán lẻ:
•Mua lại từ các nhà bán buôn tại chợ đầu mối và bán lại tại các chợ lẻ.
•Không để ý nhiều về nguồn gốc rau má
•Mua được người quen, được đảm bảo, có tính tin cậy cao.
•Mong muốn mua giá rẻ.
• Quán cơm, quán nước: được các người bán buôn đến bỏ hàng trực tiếp.

• Để ý chất lượng rau má và tin tưởng vào người quen.
• Ngoài ra, người sản xuất với sản lượng ít thì trực tiếp bán lẻ rả các chợ hoặc với
số lượng lớn thì không bán cho thu gom nhỏ mà trực tiếp bán cho các nhà thu gom lớn, với
các hộ sản xuất từ 50 kg trở lên.
 Qua chuỗi cung ứng rau má, có thể thấy rau má là sản phẩm có nhiều nguồn tiêu thụ
khác nhau như trong tỉnh, ngoài tỉnh và ra nước ngoài (xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đơn
đặt hàng năm 2013 qua một công ty ở Hà Nội). Tuy nhiên vấn đề thị trường tiêu thụ cho rau
má vẫn đang là vấn đề khó khăn gặp phải của người dân. Mặc dù có nhiều nguồn tiêu thụ
như lượng tiêu thụ từ các nguồn này còn ít và nhỏ lẻ, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định.
6
2.2.3. Các khó khăn còn tồn tại trong chuỗi cung ứng Rau Má
2.2.3.1 Khó khăn từ phía nông dân
 Tiêu thụ cho HTX rất khó, buộc họ phải phụ thuộc vào thương lái.
+ Do HTX chỉ thu mua rau sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap và chỉ mua rau có chất
lượng tốt. Nông dân vẫn sản xuất theo đúng tiêu chuẩn này nhưng do điều kiện khách quan
(thời tiết xấu, sâu bệnh) nên không phải 100% rau má đều đẹp, nên HTX chỉ đồng ý thu
mua 1 phần nào đó sản lượng rau má( cụ thể là khoảng trên dưới 1 tấn 1 ngày trong khi đó
1 ngày rau má thu hoạch khoảng 2,5 tấn) tức số còn lại nông dân phải tự tìm đầu ra cho
mình mà đầu ra duy nhất cuả nông dân là phụ thuộc vào các thương lái tại địa phương hoặc
ngoài tỉnh. Các thương lái thì lại đồng ý mua hết rau má (không kể rau đẹp hay rau xấu). tức
là HTX thì yêu cầu tiêu chẩn cao, rau đạt chuẩn mới mua còn thương lái thì dễ tính hơn,
điều này dẫn đếm rau lượng thu mua rau má từ nông dân của HTX là không ổn định như các
thương lái, từ đó đẫn đến 1 vấn đề lớn nhất là giá bán. Đáng lẽ HTX biết rõ là mình không
thể thu mua hết rau má cho nông dân thì phải tạo điều kiện giúp đỡ nông dân tìm kiếm đầu
ra, tức là đúng ra HTX cần phải liên kết, hợp tác với thương lái chia nhau giải quyết tiêu thụ
hết rau má cho dân thông qua việc đặt giá bán làm sao có lợi cho nông dân nhất nhưng thực
tế thì mỗi bên chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình.
 Nhận thức của nông dân:
Chưa thật sự hiểu rõ lý do vì sao HTX lại khó tính trong khâu thu mua, họ cũng chưa
nhận thức được tầm quan trọng của việc HTX phải bảo vệ uy tín thương hiệu Rau má sạch

cho chính HTX và cũng chính là cho người dân Quảng Thọ nên buộc HTX phải kiểm soát
khắt khe chất lượng rau má thu mua về. HTX mua rau má với giá cam kết là không dưới
4000đ, với điều kiện rau đẹp còn thương lái thì không đặt ra yêu cầu cao về chất lượng rau
như HTX và giá mua thì tùy từng đợt, do đó nông dân hiểu nhầm là HTX ép giá với mình
nhưng thật ra là do HTX bắt buộc chỉ được mua rau đẹp vì uy tín của nó trên thị trường còn
thương lái ở đây không coi trọng vấn đề uy tín cao như HTX nên dễ dãi hơn trong việc thu
mua rau. Điều này giải thích cho viêc trong suy nghĩ của nông dân thì có vẻ thương lái tốt
hơn HTX, thông cảm cho nông dân nhiều hơn HTX, nông dân chưa tin tưởng vào HTX.
 Sức mạnh đàm phán của nông dân thấp.vì
- Số lượng nhiều (cung > cầu).
- Sản phẩm đồng nhất, không có sự khác biệt.
- Lợi nhuận nhiều là từ việc trồng rau má nên nông dân khó từ bỏ viêc trồng rau má.
7
Bảng 2: so sánh ưu – nhược điểm khi Rau Má được bán cho thương lái và bán cho HTX
ĐÁNH GIÁ HTX THƯƠNG LÁI
ƯU ĐIỂM - Giá không thấp hơn 4000đ - Thu mua liên tục
- Mua với số lượng nhiều và không
đặt yêu cầu quá cao về chất lượng
rau
Hạn chế Chỉ thu mua rau đạt chất lượng cao
(rau đẹp thì mua, rau xấu không
mua)
-Thu mua không liên tục vì phụ
thuộc vào nhu cầu từng ngày
- Giá bấp bênh
- Lợi dụng cung nhiều hơn cầu nên
ép giá nông dân.
 Khả năng kết nối giữa các hộ nông dân còn yếu, ít chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác với
nhau trong quá trình sản xuất nên khi bị thương lái ép giá, họ không liên kết lại với nhau
nên khó có được quyền lực đàm phán.

 Mong muốn của nông dân
- Nếu HTX mua rau má nhiều với giá cao hơn thương lái mua thì nông dân sẽ phấn
khởi, an tâm sản xuất.
- Hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau má nhất là khi rau bị bệnh.
- Muốn có giống rau má tốt nhất thông qua việc có 1 công ty chuyên nghiên cứu và
cung cấp giống rau má vì hiện tại nông dân đang phải tự nhân giống rau má để hạn chế tối
đa thiệt hại do giống không đạt tiêu chuẩn dẫn đến sâu bệnh nhiều.
- Mong chi cục bảo vệ thực vật tư vấn, hướng dẫn cách phòng chống và chữa trị sâu
bệnh
2.2.3.2 Khó khăn từ phía HTX
 Đầu ra chưa nhiều, dẫn đến chưa dám mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với rau má tươi:
Chỉ tiêu thụ ở các tỉnh khác còn ở Huế thì chiếm lĩnh được thị phần nhỏ, do đa số là
của thương lái phục vụ thị trường này, nên HTX quyết định bỏ qua thị trường trong tỉnh và
tập trung xuất rau má tươi cho các tỉnh khác.
Đối với trà rau má (đầu ra còn yếu):
Do trà rau má là sp mới, ít người biết đến nên chưa tiêu thụ được nhiều nên HTX chưa
thu mua được nhiều rau má của nông dân.
Hệ thống 3 đại lý bán sản phẩm Trà Rau Má chưa hoạt động hiệu quả, một phần là do
cơ chế quản lý kênh phân phối của HTX chưa thật sự chặt chẽ, các đại lý chấp nhận cho
8
HTX ký gửi sản phẩm nhưng lại không nỗ lực trong việc giới thiệu sản phẩm đến khách
hàng, một phần là do đây là 1 sản phẩm mới nên chưa được nhiều người biết đến cộng với
khâu tiếp thị, quảng cáo sản phẩm chưa hiệu quả ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu
dùng về sản phẩm Trà Rau Má.
Sản phẩm mới nên chưa có sức cạnh tranh với các thương hiệu trà nổi tiếng trên thị
trường nên có thể giải thích một phần vì sao trà rau má chưa tiêu thụ được nhiều ở các tỉnh
phía bắc.
Truyền thông chưa hiệu quả:
HTX chưa có chính sách quảng cáo, xúc tiến chưa chuyên nghiệp), chưa biết tận dụng

lợi thế của sản phẩm nên ít người biết đến.
HTX chưa thật sự quan tâm thấu đáo đến thấu đáo đến nông dân thể hiện như sau:
HTX chỉ thực hiện dự án sản xuất rau an toàn VietGap trên 1.6 ha mẫu vào năm 2010, còn
từ đó về sau HTX ít quan tâm đến nông dân và không hỗ trợ gì thêm. Ví dụ như: Ở thôn
Phước Yên: mới có dịch sâu bệnh nhưng HTX không giúp đỡ nông dân trong việc phòng
trừ, phát hiện, chữa trị sâu bệnh mà tất cả là do nông dân dựa vào kinh nghiệm của mình,
tìm thuốc phun, thậm chí là mong trời mưa, lụt để cuốn sâu đi.HTX chỉ thu mở các đợt tấp
huấn về ký thật chăm sóc.
2.2.3.3 Khó khăn của đầu ra cho Rau Má
1. Rau má tươi
- Trong tỉnh: ít, chủ yếu qua các chợ đầu mối,
- Ngoại tỉnh: chủ yếu xuất đi các tỉnh miền nam như Sài Gòn, Đà Nẵng, Đà Lạt,
Quảng Ngãi và 1 số tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An….
- Xuất khẩu sang nước ngoài: Hàn Quốc (năm 2013) thông qua 1 trung gian ở Hà
Nội, hiện tại thì tạm ngưng do bên Hàn Quốc chưa có nhu cầu thêm
- Số lượng tiêu thụ: Trong tỉnh: khoảng 1 tấn/ ngày, ngoại tỉnh: 2 - 3 tấn/ ngày.
- Cách thức thu mua, tiêu thụ rau má tươi:
+ HTX có bộ phận thu mua riêng, sau đưa về HTX phân loại lần 2 sau đó đóng thành
bì và gửi qua xe khách chở đi tiêu thụ.
+ Các đầu mối thu mua của các tỉnh khác đến tại HTX để đặt hàng tùy nhu cầu
1. Trà rau má:
- Bắt đầu sản xuất vào tháng 5/ 2014, được công nhận thực phẩm chức năng vào ngày
24/10/2014, có 2 loại: trà túi lọc và trà sấy khô.
Tóm lại:
9
Nông dân chưa chủ động được đầu ra cho mình, đầu ra chưa ổn định, họ mong được
HTX thu mua (vì luôn được trợ giá hơn so với thương lái), nhưng HTX cũng do đầu ra cũng
rất khó.
- HTX và nông dân chưa tìm được tiếng nói chung, chính xác là nông dân chưa hiểu đúng
và đồng cảm với những việc làm của HTX, còn HTX thì cũng chưa thông cảm cho nông

dân (nông dân cũng không hề muốn rau xấu, bị dịch sâu bệnh là khách quan, không hề
mong muốn). Nói chung là 2 bên chưa thật sự hiểu và thông cảm cho những khó khăn của
nhau. Chuỗi cung ứng rau má của HTX chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên,
dẫn đến chuỗi vận hàng chưa được hiệu quả, chưa phát huy hết thế mạnh và vai trò của từng
khâu. Nguyên nhân chính là chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ, chưa xây dựng được niềm
tin giữa các thành viên.
2.3. Kế hoạch cung ứng cho HTX Quảng Thọ II
• Kế hoạch cung ứng
Do nông dân ở xã Quảng Thọ là nhà cung ứng rau má duy nhất cho HTX. Vì vậy HTX
nên dự tính trước nhu cầu rau má cho từng mùa vụ và thông báo cho nông dân để họ tiến
hành sản xuất và cung ứng rau ma chất lượng cho mình. Cần thành lập 1 bộ phận chuyên
làm việc với nông dân, giám sát quá trình trồng rau má, hỗ trợ kịp thời khi gặp vấn đề như:
sâu bệnh, rau mất giá, cụ thể là tiếp tục chính sách trợ giá cho nông dân.
• Kế hoạch thu mua rau má tươi
- Xác đinh số lượng rau má tươi thu mua trong 1 ngày thông thường là 1-2 tấn,
- Tùy mùa đông hay mùa hè.
- Thông báo cho nông dân biết như lượng đặt hàng cố định trong 1 ngày, thời
- Điểm thu mua trong ngày, nên thu mua và buổi sáng, bắt đầu từ 9h.
- Thành lập bộ phận thu mua rau má tươi từ nông dân gồm:
- Bộ phận kiểm tra chất lượng.
- Bộ phận theo dõi tình hình thu hoạch rau má.
• Kế hoạch sơ chế rau má tươi
- Bộ phận phân loại lại rau má sau khi thu mua về.
- Bộ phận đóng gói.
- Bộ phận vận chuyển rau má đi tiêu thụ.
• Kế hoạch giá
- HTX phải có kế hoạch mua với giá cao hơn tối thiểu là 2000 đ/kg. Hiện tại, HTX
đang thực hiện chính sách trợ giá 1000đ/ cây là 1000 đ/1 kg cho nông dân, HTX nên tiếp tục
duy trì chính sách này.
Mức giá đề xuất:

Tùy vào chất lượng của từng đợt rau, từng loại trà: 4000- 5000 đ/ 1kg rau má tươi
10
Mức giá đề xuất đối với 2 dòng sản phẩm rau má của HTX.
- Rau má tươi: xuất đi chợ đầu mối Bãi Dâu: 7000đ/ kg
- Xuất đi các tỉnh khác: 15.000đ/ 1kg( chi phí chuyên chở)
- Trà rau máTrà rau má sấy khô: 15.000đ/ 1kg : nên giảm giá
- Trà túi lọc: 30 gói = 30.000 đ
- Ngoài ra bao bì đóng gói Trà Rau Má, mình có nói đề xuất là nên tự thiết kế bao bì
hoặc thuê doanh nghiệp tại địa phương làm để hạ giá thành sản phẩm.
• Kế hoạch phân phối
Rau má tươi
- Chợ đầu mối Bãi Dâu.
- Quá nước, quán cả cá, quán cơm, nhà hàng: nên thông qua 1 bộ phận chuyên chở và
bỏ hàng, siêu thị.
- DN rau sạch Hóa Châu: Quảng Thành, Quảng Điền.
- Khu du lịch sinh thái, đồi, chùa, nhà thờ, biển (đặc biệt vào mùa hè).
- Bệnh viện, hiệu thuốc.
- Cửa hàng bán đặc sản.
- Cơ quan, công sở, trường học.
Trà rau má
- Khi sản phẩm được nhiều người biết đến thì phân phối cho các đại lí, quầy tạp hóa (phân bổ
xung quanh địa bàn TP Huế), Hiệu thuốc, bệnh viện…
Chương 3: Định hướng và giải pháp
3.1 Định hướng trong tương lai
- Khả năng mở rộng quy mô thị trường do nhu cầu về rau sạch lớn.
- Xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.
- Ưu tiên sử dụng rau, quả, đặc biệt là có nguồn gốc từ thiên nhiên như rau má: rau má
để ăn, để chữa bệnh, để làm đẹp…
- Thời tiết đang nóng dần lên, số ngày nắng tăng lên khiến nhu cầu về các loại đồ uống
tăng lên, trong đó có nước ép rau má, sinh tó\ố rau má.

- Rau má có nhiều công dụng và càng ngày càng nhiều người biết đến.
- Sản phẩm Trà Rau Má sẽ có mặt trog nhận thức và được chứng nhận thực phẩm chức
năng và đang trong thời gian gia nhập thị trường.
- Nếu marketing tốt, có cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.
11
- Ngày 11 tháng 1 năm 2015, các doanh nghiệp nước ngoài có thể mở công ty 100%
vốn tại Việt Nam nên quy mô thị trường có thể mở rộng hơn.
- Cho khách hàng trực tiếp xem quy trình san xuất rau má. Thậm chí cho dùng thử sản
phẩm.
- Khách hàng chủ yếu từ độ tuổi 20 đến dưới 30 (đối với Trà rau má túi lọc) và trên
40(đối vời Trà sấy khô).
- Nhu cầu tăng lên, đòi hỏi lượng rau má tiêu thụ nhiều hơn, do đó nông dân sẽ được
HTX thu mua rau má nhiều hơn, đem lại thu nhập cao hơn cho các thành viên trong chuỗi
cung ứng Rau Má.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiêu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX
Quảng Thọ II
Giải pháp chung
12
NÔNG
DÂN
HTX
KS NHÀ HÀNG
HIỆU THUỐC
BỆNH VIỆN
DNTN RAU AT
HÓA CHÂU
CĂNG TIN
TRƯỜNG
HỌC,KTX
NGƯỜI TIÊU

DÙNG
SIÊU THỊ
CỦA HÀNG
ĐẶC SẢN HUẾ
 Với nông dân
- Xây dựng, củng cố niềm tin giữa nông dân với HTX để chia sẻ và giúp đỡ nhau, chia
sẻ về thông tin, lợi ích cũng như những khó khăn với nhau.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của nông dân trong việc đảm bảo quy trình sản
xuất đúng cam kết trong VietGap: khuyến cáo nông dân biết những hậu quả của những việc
như: sử dụng quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép, hoặc thu họach rau khi đang
trong thời gian thuốc chưa phân hủy hết,… để sẽ gây hậu quả ảnh hưởng đến hình ảnh,
thương hiệu của rau má sạch Quảng Thọ và sức khiến của người tiêu dùng, từ đó sẽ gây khó
khăn cho tiêu thụ rau má …để nông dân tự giác tuân thủ theo đúng quy trình mà HTX đưa
ra.
- Cử ra đại diện về phía nông dân để trực tiếp làm việc với HTX, tránh tình trạng nhiễu
thông tin và là cầu nối chia sẻ, thông báo thông tin từ HTX xuống nông dân lại phản hồi lại
cho HTX biết tình trạng sản xuất hiện tại cũng như những ý kiến của nông dân từng giai
đoạn.
 Với HTX
- Thường xuyên quan tâm đến nông dân: kiểm soát quá trình trồng rau má và có những
hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, giống, vốn… khi nông dân gặp vấn đề
- Nên có chính sách hỗ trợ người nông dân như: kêu gọi đầu tư ngiên cứu về giống
thuần chủng, về các kỹ thuật phòng chống sâu bệnh, về vốn, về phân bón để tiết kiệm chi
phí cho nông dân, vừa tạo sự gắn bó, tin tưởng nhau cho nông dân với HTX.
- Thành lập 1 bộ phận chuyên giám sát, kểm tra quy trình trồng rau của nông dân để
ghi lại những bằng chứng chứng minh quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap là
đúng yêu cầu.
- Thành lập bộ phận tiếp nhận, thu thập, tìm kiếm, dự báo và chia sẻ, phản hồi lại
thông tin về thị trường HTX.
13

KHU DU LỊCH
SINH THÁI
ĐẠI LÝ, NHÀ
BÁN LẺ
- HTX nên đầu tư thêm vào các hoạt động như: Marketing, xây dựng và bảo vệ thương
hiệu.
- Thiết lập mối quan hệ với các nhà phân phối và các nhà thu gom rau má tại địa
phương và các tỉnh khác.
- Thường xuyên mở các đợt tập huấn về quy trình trồng và chăm sóc cho người dân.
- Mời các cơ quan báo chí viết bài quảng cáo về vùng trồng nguyên liệu và tích cực
marketing cho sản phẩm Trà Rau Má.
- Tiếp tục liên kết với các trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Y Dược để chuyển giao
công nghệ sản xuất Trà và kỹ thuật trồng rau má.
KẾT LUẬN
Chuỗi cung ứng Rau Má của HTX Quảng Thọ 2 chưa thật sự hoạt động hiệu quả,
HTX chưa liên kết được giữa các thành viên trong chuỗi, các thành viên chưa thật sự tin
tưởng và chia sẻ cho nhau, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thẫn về mặt lợi ích.
Nông dân thì chưa tin tưởng vào HTX, HTX chưa nỗ lực hết mình trong việc giải quyết khó
khăn cho nông dân, chính vì vậy mà mất niềm tin lẫn nhau. Việc tiêu thụ rau má tươi khá
tốt, tuy nhiên triển khai chưa được hiện đại và chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường,
còn Trà Rau Má gặp rất nhiều vấn đề về tiêu thụ do đây là sản phẩm mới nên HTX cần phải
đẩy mạnh hoạt động Marketing để quảng cáo và giới thiệu về sản phẩm mới này.
Vấn đề lớn nữa nà nhóm gặp phải đó là tin đồn của khách hàng về việc Rau má sử
dụng thuốc trừ sâu nguy hiểm, không an toàn, tin đồn này ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ
phận khách hàng khiến họ lo sợ và không dám sử dụng ra má. Đây là một dấu hiệu xấu, ảnh
hưởng đến uy tín thương hiệu “Rau an toàn Quảng Thọ 2”. HTX phải chú ý đến thông tin
này và kiểm chứng lại thông tin nà từ phía nông dân thông qua việc kiểm tra quy trình sử
dụng thuốc trừ sâu đúng với quy định trong VietGap điều này cũng thể hiện một bất cập nữa
14
trong việc quản lý thông tin và quản lý hoạt động của HTX với các thành viên còn lại trong

chuỗi cung ứng của mình.
Thương lái và HTX là nhưng thành viên đóng vai trò tiêu thụ rau má, tuy nhiên chưa
có sự hống nhất dẫn đến việc khó khăn cho nông dân như những nội dung nhóm đã phân
tích trên.
Để HTX và mọi thành viên trong chuỗi đều hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi HTX phải có
một kế hoạch thiết lập và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả. Phải làm cho mỗi thành viên tin
tưởng lẫn nhau, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn cho nhau. Tạo ra sự liên kết
giữa bốn nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý và nhà khoa học) trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản.
Rau má là một thị trường tiềm năng nên nếu HTX nỗ lực và thấu hiểu các vấn đề đang
tồn tại và có giải pháp phù hợp thì em tin rằng trong một thời gian không xa, Rau má Quảng
Thọ, HTX Quảng Thọ, người dân Quảng Thọ và mọi người sẽ tự hào và tin tưởng vào một
“cây rau má hiền lành và bổ dưỡng”.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình làm bài, em đã thu thập thông tin dựa trên nguồn số liệu và thông tin thứ
cấp như:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. Bài giảng: Quản lý chuỗi cung ứng. Th.s Nguyễn Công Bình
11. Đề tài “Tìm hiểu chuỗi cung ứng sản phẩm rau xanh trên địa bàn thành phố
Huế />pho-hue-233872#ixzz3LFsMBXjN
12. Tiểu luận bài tiểu luận HTX phân tích chuỗi thị trường rau má

13. Tài liệu đề tài thực tập cuối khóa của các sinh viên khóa trước ở thư viện
trường Đại Học Kinh Tế.
14. Các website có nội dung liên quan đến đề tài. Facebook của HTX Quảng Thọ
II, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế…
15. Bài giảng Marketting Nông Nghiệp. TS.Phan Văn Hòa.
16

×