Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.55 KB, 26 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn: Thị trường tài chính và các định chế tài chính
Giáo viên: Vũ Thị Anh Thư
BẢNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
1 Nguyễn Thị Hạnh 030127110383 Tìm số liệu, phân tích thị trường mở
2 Trần Thị Thu Hậu
030127110429
Khái quát thị trường mở ưu nhược, biện pháp
3 Đoàn Thị Hậu
030127110424
Tìm số liệu, phân tích thị trường LNH
4 Nguyễn Văn Hiền 030127110448 Tìm số liệu, phân tích thị trường mở
5 Cao Bảo Long 030127110820 Tìm số liệu, phân tích thị trường LNH
6 Lê Thị Ngọc Lý 030127110860 Khái quát TTLNH, ưu nhược, biện pháp
7 Phí Thị Nga
030127110960
Lý thuyết thị trường mở
8
Huỳnh Thị Tuyết
Ngân
030127110971
Khái quát TTLNH ưu nhược, biện pháp, tổng
hợp bài
9 Trịnh Đỗ Yến Nhi Lý thuyết thị trường mở
10
Nguyễn Thị Kim
Phượng


030127111272
Khái quát thị trường mở, ưu nhược, biện pháp
11
Lê Nguyễn Minh
Quân
030127111294 Lý thuyết TTLNH, trình bày word
12 Lê Phước Sang 030127111350 Lý thuyết thị trường liên ngân hàng
Tất cả các thành viên đều tham gia nhận xét và góp ý các bài tiểu luận của các nhóm bạn.
LỜI MỞ ĐẦU
Qua gần 30 năm hội nhập và phát triển cùng khu vực, nền kinh tế Việt Nam đang
từng ngày “thay da đổi thịt”, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đi lên từ một
quốc gia tự cung tự cấp đến nay Việt Nam đã tạo được hình ảnh về một đất nước có tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc. Đánh dấu bằng việc gia nhập WTO năm
2007, Việt Nam ngày càng khẳng định mình là một đất nước có vị thế trên bản đồ kinh tế
thế giới.
Sự phát triển đó ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Tài Chính ở Việt Nam nói
chung và thị trường liên ngân hàng, thị trường mở nói riêng. Tuy "sinh sau đẻ muộn"
nhưng nhờ sự xuất hiện của hai thị trường này mà sự luân chuyển vốn được diễn ra một
cách dễ dàng hơn, bù đắp kịp thời sự thiếu hụt vốn tạm thời giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng, các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nhằm mục đích khái quát "Hoạt động thị trường liên ngân hàng và thị trường
mở tại Việt Nam thời gian qua", nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo
thông tin cũng như tìm ra một số biện pháp khắc phục trong bài tiểu luận này. Do đây là
lần đầu tiên nhóm chúng tôi tiếp cận với đề tài này nên không thể không có sai sót mong
Giáo viên hướng dẫn và các bạn đóng góp ý, cung cấp thêm thông tin để bài thuyết trình
được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 1

THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.

A. THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG:
I. Khái niệm:
Hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng phát triển cùng với sự phát
triển của nền kinh tế. Tuy nhiên mỗi TCTD có những thế mạnh khác nhau vì thế mà
trong quá trình hoạt động, có TCTD thiếu hụt dự trữ hoặc dư thừa vốn. Để giải quyết vấn
đề thiếu hụt vốn tạm thời, các TCTD thiếu vốn có thể đi vay các TCTD thừa vốn để đáp
ứng nhu cầu vốn tạm thời, đảm bảo tín thanh khoản, giảm áp lực tăng lãi suất huy động.
Từ đó hình thành thị trường liên ngân hàng (TTLNH). Đó là nơi trao đổi vốn khả dụng
(vốn ngắn hạn ) của các TCTD, đặc biệt là ngân hàng thương mại (NHTM).
II. Đặc trưng của thị trường:
1. Là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu
Thông qua các hệ thống giao dịch hiện đại, các vụ mua bán trên TTLNH được
thực hiện trên cơ sở liên kết toàn cầu. Một ngân hàng ở một quốc gia này có thể giao dịch
với hầu hết với các ngân hàng khác trên thế giới. Do đó sự biến động của một thị trường
(đặc biệt là thị trường lớn) sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng sâu sắc đến các thị trường khác,
thậm chí ảnh hưởng đến tất cả thị trường trên toàn cầu.
2. TTLNH là thị trường cực kì nhạy cảm và là thị trường thông tin
TTLNH là một mạng lưới các quan hệ ngân hàng đại lý, ngân hàng này mở tài
khoản ở ngân hàng khác. Độ nhạy cảm thông tin còn phụ thuộc vào trình độ hiện đại của
hệ thống thanh toán liên ngân hàng, vì đặc điểm của các khoản ngân quỹ là ngắn hạn nên
đòi hỏi mức độ kịp thời trong luân chuyển ngân quỹ.
3. TTLNH chủ yếu là thị trường bán buôn
Đây là thị trường mà các giao dịch có giá trị rất lớn (bán buôn), các giao dịch nhỏ
lẻ khác sẽ được thực hiện trên thị trường bán lẻ của những người kinh doanh nhỏ hay các
ngân hàng nhỏ.
4. TTLNH là thị trường có độ tin cậy cao
Các thành viên chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp
ứng các yêu cầu về vốn, ký quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và giấy phép hành
nghề.
5. TTLNH là thị trường vốn ngắn hạn (mặc dù các quốc gia không quy định)

6. TTLNH thực hiện thông qua các công cụ hiện đại
Ngày nay, các giao dịch chủ yếu thực hiện thông qua điện thoại, hệ thống máy
tính, bằng các công cụ phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lại,
Trang 1
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
III. Chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng:
1. Ngân hàng thương mại (NHTM):
Là những tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền kí gửi với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ về chiết khấu và
phương tiện thanh toán. Đây là các chủ thể chính trên TTLNH. Nó có các chức năng
chính như sau: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền.
Mục đích của NHTM khi tham gia vào TTLNH nhằm duy trì khả năng thanh toán
của chính ngân hàng, trung gian cho khách hàng về các dịch vụ ngân hàng và giao dịch
cho chính ngân hàng nhằm thu về lợi nhuận tối đa.
2. Các công ty môi giới và các công ty kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng:
-Người môi giới: là một cá nhân hay một công ty tiến hành các hoạt động kinh
doanh tại một nước, làm trung gian cung cấp các dịch vụ về đàm phán, dàn xếp, tạo điều
kiện thuận lợi ký kết các hợp đồng hay việc mua bán giữa các bên nhằm hưởng hoa hồng.
Họ góp phần làm cho thị trường có hiệu quả, minh bạch, rõ ràng. Do không can
thiệp vào giao dịch, vì thế không gây sự thất thoát về vốn với các đối tác. Thậm chí, nếu
các công ty môi giới phá sản cũng không gây ảnh hưởng đến các TCTD. Ngoài ra, các
công ty môi giới không quyết định lãi suất nhưng có thể dự đoán, không gây ảnh hưởng
đến chính sách của ngân hàng trung ương. Các công ty này cũng góp phần cung cấp
thông tin đáng giá, kịp thời từ các TCTD cho ngân hàng trung ương, từ đó có những
quyết định phù hợp.
-Các tổ chức kinh doanh: có thể thực hiện các khoản vay hoặc đi vay các thành
viên có nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng.
3. Ngân hàng trung ương (NHTW):
Vừa là người tham gia, can thiệp vào quá trình tạo tiền, người kiểm soát, vừa can
thiệp vào thị trường khi cần thiết thông qua các công cụ tài chính: nghiệp vụ thị trường

mở, cầm cố giấy tờ, chiết khấu…. Về mặt lý thuyết, NHTW không tham gia vào hoạt
động của TTLNH nhưng nó có vai trong rất quan trọng trong việc cung cấp vốn khả dụng
cho các ngân hàng bằng cách cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường
Lãi suất TTLNH được coi là lãi suất chuẩn, thường được các tổ chức tài chính
dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực
hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất. Nó có ý nghĩa quan trọng với NHTW trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ.
4. Các tổ chức tín dụng khác
Có vai trò chủ yếu là người đi vay trên TTLNH. Các tổ chức này thường là công
Trang 2
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
ty bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư,…
IV. Các loại hàng hóa:
Hàng hóa trong TTLNH vô cùng đa dạng nhưng chủ yếu ta có thể chia làm 2 loại
chính như sau: các khoản dự trữ thừa tạm thời và các giấy tờ có giá ngắn hạn.
V. Các nghiệp vụ chủ yếu:
1. Hoạt động vay vốn giữa các NHTM với nhau
Ngoài hoạt động vay vốn lẫn nhau, các NHTM còn trao đổi các giấy tờ có giá.
2. Hoạt động vay vốn giữa các NHTM với NHTW
Trên TTLNH, NHTW chỉ can thiệp khi cần thiết nhằm thực hiện điều tiết vĩ mô
về tiền tệ - tín dụng theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong mỗi thời kì. Qua các công
cụ của chính sách tiền tệ, NHTW điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông, can thiệp
vào quá trình tạo tiền của các NHTM qua các công cụ:
+ Tái cấp vốn: tái chiết khấu hay cho vay cầm cố.
+ Cho vay đáp ứng nhu cầu thanh toán: cho vay thanh toán, cho vay mất khả
năng thanh toán, lãi suất, tỷ giá.
+ Quản lí dự trữ bắt buộc.
+ Giao dịch trên thị trường ngoại hối (thị trường ngoại tệ liên ngân hàng).
VI. Vai trò của trị trường liên ngân hàng đối với nền kinh tế:
Đối với các thị trường khác: TTLNH là thành viên của thị trường tiền tệ nên có

mối quan hệ với các thị trường khác như: thị trường chứng khoán, thị trường thế chấp, thị
trường tín dung thuê mua,…. Sự thay đổi của thị trường liên ngân hàng đều có dẫn đến
sự thay đổi của các thị trường khác.
Đối với các doanh nghiệp và ngân hàng: nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là rất
lớn, mà nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp là ngân hàng thương mại. Nếu lãi
suất liên ngân hàng lên cao, lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng tăng theo, các
doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng đến kinh tế.
VII. Thực trạng thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam năm 2013:
1. Giao dịch liên ngân hàng
Thông tư 21/2012/TT-NHNN được NHTW ban hành vào tháng 6/2012 có hiệu
lực từ 1/9 quy định các TCTD chỉ được phép cho vay và vay lẫn nhau, không được gửi và
nhận tiền gửi của nhau trừ khi tiền đó gửi để phục vụ mục đích thanh toán.
Trước thời điểm thông tư này có hiệu lực, có thể nhìn thấy các ngân hàng vẫn
thực hiện các việc gửi và nhận với khối lượng lớn. Thông qua các báo cáo thường niên
Trang 3
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
mới nhất của một số ngân hàng,
con số cũng đã lên tới hàng trăm,
nghìn tỷ đồng.
Thông tư 21 ra đời được
kỳ vọng sẽ siết việc cho vay dễ dãi
giữa các ngân hàng làm tăng nợ
xấu trong nền kinh tế, thông tư
quy định các TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài có nợ quá
hạn từ 10 ngày trở lên đang bị
NHNN hạn chế, đình chỉ giao
dịch liên ngân hàng sẽ không được
tiếp tục vay vốn của các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để xác định những ngân hàng nào
đang nằm trong danh sách này không phải là việc dễ dàng trong bối cảnh tình trạng nợ

của các tổ chức trong hệ thống không được NHNN công khai.
Kết quả là giao dịch liên ngân hàng bằng VNĐ giảm gần 50% còn 37.843 tỷ
đồng. Giao dịch bằng USD cũng giảm 67% xuống còn 30.190 tỷ đồng. Các giao dịch liên
ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm và một tuần chiếm 83% tổng doanh số
giao dịch. Lãi suất giao dịch bình quân bằng VNĐ các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tuần và
kỳ hạn 12 tháng đều tăng trong khi ở kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, lãi suất giảm. Đối với các
giao dịch bằng USD, lãi suất bình quân kỳ này giảm đối với kỳ hạn qua đêm và 1 tháng
và tăng ở các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và 3 tháng.
Sau khi được triển khai, thông tư 21 cơ bản đã đạt được những thành công nhất
định khi giúp NHNN phát huy vai trò của mình, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các
TCTD, sắp xếp lại hoạt động TTLNH đã bị buông lỏng quản lý một thời gian dài…Vì
thế, các TCTD yếu kém đã lộ diện và buộc phải tái cơ cấu theo phương án của mình hoặc
theo yêu cầu của NHNN khi không thể bước chân vào TTLNH. Nhờ vậy, bước đầu quá
trình tái cơ cấu các TCTD đã thành công với khoảng 10 TCTD được hợp nhất, sáp nhập
với các TCTD khác.
Trật tự được lập lại, TTLNH được trả về chức năng chính của nó là điều
chỉnh vốn ngắn hạn để hỗ trợ thanh khoản thay vì mục đích kinh doanh vốn. Đồng thời,
giúp cho NHNN thực hiện được vai trò là “người cứu cánh” cuối cùng cho các TCTD
trên thị trường tiền tệ chứ không phải là các TCTD trường vốn như trong thời gian qua.
Lãi suất bình quân LNH hiện chỉ dao động và ổn định ở mức từ 6-9% /năm cho kỳ hạn 1
tháng và doanh số giao dịch cũng chỉ còn khoảng một nửa so với mức trước đó.
Tuy nhiên, với thông tư 21, NHNN chính thức lái hoạt động gửi tiền trên LNH
sang cho vay. Do đó, thay vì giao dịch tín chấp như trước đây, giao dịch trên LNH sẽ
được điều chỉnh “chọn mặt gửi vàng” với từng TCTD nhất định và yêu cầu tài sản bảo
đảm tiền vay. Hệ lụy là hàng loạt ngân hàng nhỏ và công ty tài chính bị gạt ra ngoài cuộc
chơi do không đáp ứng đủ các yêu cầu tài sản thế chấp. Đồng thời, mỗi khoản cho vay ra
trên LNH thì ngân hàng cho vay đều phải trích lập dự phòng, vì vậy, lợi nhuận sẽ bị bào
Trang 4
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
mòn.

Bên cạnh đó, vì dư thừa vốn, chịu áp lực lợi nhuận trong khi đầu ra tín dụng cho
nền kinh tế (thị trường 1) đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy, các TCTD này đã tìm cách
lách luật TT 21 để thực hiện giao dịch kinh doanh vốn trên LNH hoặc tìm cách đầu tư
(mua trái phiếu - tuy nhiên, kênh đầu tư này ít hấp dẫn do lợi tức thu được không đủ bù
đắp lãi suất huy động).
Theo nhiều chuyên gia, để lách TT 21 giao dịch trên LNH, các ngân hàng chỉ cần
thay đổi hợp đồng tiền gửi thành hợp đồng tiền vay với một số điều chỉnh nhất định về tài
sản bảo đảm. Tuy nhiên, hình thức biến tướng này đang mang lại nhiều rủi ro đối với
ngân hàng cho vay khi tài sản bảo đảm cho vay chỉ là hình thức. Để tránh phải trích lập
dự phòng cao cho khoản vay trên LNH, các ngân hàng sẽ chủ yếu cho vay kỳ hạn ngắn,
đến hạn có thể đáo hạn cho vay lại, nhằm tránh khoản vay bị quá hạn rơi vào nợ xấu.
Ngoài ra, để lách quy định này, các ngân hàng có thể thỏa thuận vay vốn lẫn nhau
để đáo hạn khoản nợ cũ trước ngày quá hạn thứ 10, hoặc có thể chuyển từ giao dịch tiền
vay sang giao dịch mua bán ngoại tệ để không phải trích lập dự phòng. Thực tế diễn biến
trên thị trường LNH từ báo cáo hàng tuần cho thấy, sau thời điểm 1/9/2012 các giao dịch
tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, đồng thời giao dịch mua bán ngoại tệ tăng mạnh.
Tước tình hình đó, Thông tư số 01 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư 21 đã
nới lỏng quy định để cho phép “các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực
hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tốt đa là 3 tháng tại các TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác” có thể là việc minh chứng cho nhận định của NHNN
về sự ổn định của thị trường LNH.
Mặt khác, tình trạng dư thừa vốn tại một số ngân hàng lớn trong khi NHNN luôn
phải thông qua OMO để bơm vốn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD. Tính hết ngày
15/1/2013, khối lượng vốn đã bơm ra thông qua OMO còn lưu thông đạt 2.177 tỉ đồng.
Vì vậy, mở lại cánh cửa gửi tiền lẫn nhau giữa các ngân hàng sẽ làm giảm áp lực bơm
vốn của NHNN khi mà áp lực kiểm soát thanh khoản không còn cấp bách như trước.
Bên cạnh đấy, TT 01 cho phép các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối
đa là 3 tháng cũng là quá đủ để nhiều ngân hàng tiếp tục gia tăng lợi nhuận từ kinh doanh
vốn. Trên thực tế, hoạt động giao dịch trên LNH thường rơi vào các kỳ hạn ngắn dưới 1
tháng, nên NHNN mở lại cánh cửa gửi tiền qua TT 01 sẽ giúp nhiều ngân hàng có thể

thực hiện kinh doanh vốn dễ dàng hơn và các TCTD khác có nhu cầu thanh khoản tạm
thời cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải nhờ sự hỗ trợ của NHNN.
Đồng thời, giao dịch vốn dễ dàng hơn trên LNH cũng phần nào giúp khơi thông
dòng vốn cung cấp cho thị trường 1 (dân cư), tạo đà cho phục hồi kinh tế. Chính vì vậy,
mở lại cánh cửa gửi tiền giữa các TCTD hiện nay là bước đi cần thiết đáp ứng nhu cầu
của cả NHNN và các TCTD nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của cả hệ thống.
Trang 5
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
Nguồn: Website NHNN
Kể từ đầu năm, giao dịch trên TTLNH chủ yếu tập trung vào kỳ hạn dưới 1 tháng
(giao dịch qua đêm, kỳ hạn 1 tuần và kỳ hạn 2 tuần) với tổng doanh số giao dịch là
1.448.138 tỷ đồng, tương đương 86,7% tổng doanh số giao dịch. So với cùng kỳ năm
ngoái, doanh số giao dịch kỳ hạn dưới 1 tháng tăng 2% so với cùng kỳ (86,7% so với
84,7%). Lãi suất cao nhất trên liên ngân hàng chỉ còn 7,5%, đối với kỳ hạn 9 tháng, tuy
nhiên các giao dịch kỳ hạn này phát sinh không đáng kể. Theo số liệu của NHNN, tính
đến thời điểm ngày 19/6/2013, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng
quý 2 là 867.850 tỷ đồng, giao dịch bình quân là 15.319 tỷ đồng/ngày.
Khối lượng giao dịch và doanh số giao dịch bình quân/ngày tuy có cải thiện hơn
so với quý 1 (với số liệu tương ứng là 797.169 tỷ đồng và 13.625 tỷ đồng/ngày). Tuy
nhiên, so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số giao dịch và khối lượng giao dịch trong
ngày 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 1.665.019 tỷ đồng, tương đương với mức giao dịch
bình quân là 14.472 tỷ đồng/ngày, chưa bằng ½ doanh số giao dịch cùng kỳ năm ngoái.
Trang 6
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
Nguồn: Website NHNN Nguồn: Website NHNN
Dư nợ trên TTLNH cũng đang giảm mạnh, tính đến thời điểm ngày 19/6, dư nợ
trên thị trường là 179.091 tỷ đồng, giảm 23.230 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và giảm
98.062 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Lãi suất trên thị trường đang giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn so với đầu năm, tuy
nhiên, doanh số giao dịch và dư nợ trên thị trường này cũng giảm mạnh cho thấy thanh

khoản của hệ thống ngân hàng đang tương đối dồi dào.
Bước sang tháng 7, lãi suất huy động vẫn tiếp tục được một số ngân hàng lớn hạ,
do đó tính hấp dẫn của kênh tiết kiệm đối với người có tiền nhàn rỗi cũng giảm dần, đặc
biệt khi lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại. Trong khi đó, việc NHNN đẩy mạnh gói tín
dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng; thị trường vàng, ngoại tệ nổi sóng; chứng khoán ấm
lên… cũng đã hút một lượng không nhỏ tiền gửi. Tình trạng trên tuy chưa tạo ra tác động
đối với các ngân hàng lớn, nhưng ngân hàng nhỏ ít nhiều chịu sức ép thanh khoán. Đây là
một trong những nguyên nhân khiến lãi suất trên TTLNH tăng vọt.
Theo thống kê của NHNN, tuần từ 12 - 19/7, lãi suất giao dịch bình quân trên thị
trường liên ngân hàng tăng ở tất cả các kỳ hạn. Trong đó, các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống
có các mức tăng từ 2,24 điểm phần trăm (kỳ hạn 1 tháng) đến 3,40 điểm phần trăm (kỳ
hạn 2 tuần); các kỳ hạn từ 2 tháng đến 6 tháng có các mức tăng từ 0,58 điểm phần trăm
đến 1,48 điểm phần trăm.
Nhưng bước sang tháng 8, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng giảm mạnh từ mức cao
kỷ lục 4,5-6% vào cuối tháng 7 xuống 2,8%-5% cho các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tháng. Vào giữa tháng 8,
lãi suất này tăng nhẹ do nhu cầu tạm thời của một số ngân hàng nhỏ nhằm chuẩn bị nguồn vốn cho quý
4. Tuy nhiên, NHNN đã nhanh chóng bơm ra một lượng tiền mặt lớn thông qua tín phiếu NHNN đến hạn
khiến cho thị trường quay trở lại trạng thái dư cung. Khi các ngân hàng hoàn thành dự trữ bắt buộc hàng
tháng, lãi suất tiếp tục giảm xuống trong khoảng 2,8%-5% cho các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tháng vào
cuối tháng 8. Tính đến thời điểm ngày 26/8, lãi suất qua đêm bình quân là 3,78%, giảm
1,1% so với ngày 1/8; tương tự lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 3,92%/năm, giảm 1,29% so với
thời điểm đầu tháng.Trong khi đó lãi suất USD dao động trong biên độ hẹp 0,19%-1,79%, cao hơn
không đáng kể so với con số này trong tháng trước. Và theo số liệu thống kê trên website của
NHNN lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm ở tất cả các kỳ hạn.
2. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với
USD được giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD cho đến ngày 28/6 được NHNN điều
chỉnh tăng lên 21.036 VND/USD (mức điều chỉnh 1%).
Sự điều chỉnh này đã thể hiện rõ áp lực tăng tỷ giá VND/USD trong vài tháng trở
lại đây, nhu cầu ngoại tệ tăng lên nhưng vẫn nằm trong khả năng đáp ứng của thị trường

cũng như khả năng điều tiết của NHNN và mức điều chỉnh nếu có trong thời gian tới
cũng không tăng quá 2%.
Trang 7
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
Việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 7/1/2013
về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã
hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, theo đó NHNN có trách nhiệm điều hành
tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, thực hiện các biện
pháp đồng bộ để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Và thực tế là trong cả năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, mặc dù thị trường tài
chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước diễn biến khá
ổn định tạo điều kiện NHNN mua ngoại tệ tăng mạnh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tâm lý
găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể, tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước. Đây là kết
quả của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp
điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối cùng với cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà
nước về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2013, góp phần củng cố niềm tin
vào đồng Việt Nam.
Sau một năm rưỡi duy trì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ổn định ở mức 20.828
VND/USD, việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại
tệ trên thị trường, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ. NHNN sẽ áp dụng
mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá.
B. THỊ TRƯỜNG MỞ ( OMO):
I. Khái niệm:
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX ở Mỹ và
Trang 8
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
một số nước Châu Âu. Ở Việt Nam, thị trường mở( TTM) chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 12/7/2000. Hiện nay, công cụ này được hầu hết các nước sử dụng như một công cụ
chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ.
Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa TTM nhưng trong điều kiện Việt Nam,

NVTTM được hiểu như sau: “NVTTM là nghiệp vụ thực hiện việc mua, bán ngắn hạn
các chứng khoán của NHTW để theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia".
II. Các loại hàng hóa chủ yếu trên thị trường:
Theo quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có
giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng nhà nước (NHNN), quy định các
loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch mua bán có kỳ hạn của NHNN bao
gồm:
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:
Là một loại trái phiếu ngắn hạn do NHNN phát hành nhằm huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia và rút bớt lượng tiền
trong lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát. Lãi suất do NHNN quyết định phù hợp với mục
tiêu thực hiện chính sách tiền tệ. Với thành phần tham gia là các TCTD, hình thức tham
gia tự nguyện (trừ trường hợp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt). Do đó, trên
thực tế ít TCTD mua được trừ trường hợp bắt buộc nên hiệu quả sử dụng công cụ này
không cao.
2. Trái phiếu Chính phủ:
Là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân
sách thường xuyên và tài trợ cho các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc
lợi công cộng trung ương và địa phương. Mặc dù dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ
được sử dụng phổ biến trên thị trường mở bởi tính an toàn, tính ổn định trong phát hành
và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả trái phiếu kho bạc trên thị trường tài chính.
3. Tín phiếu Kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt
tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng và Bộ
tài chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát hành Do các
đặc điểm tính thanh khoản rất cao, khối lượng phát hành định kỳ lớn, rủi ro vỡ nợ xem
như bằng không nên đây được xem là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của
hầu hết NHTW các nước.Tuy nhiên, trên thị trường thứ cấp, hầu hết các ngân hàng mua
tín phiếu kho bạc có xu hướng giữ tới khi đáo hạn, hiếm có giao dịch mua bán lại giữa
các ngân hàng và các ngân hàng thường sử dụng công cụ này để tham gia thị trường mở.

-Ngoài ra còn có: trái phiếu Kho bạc; trái phiếu công trình Trung ương; công
trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam được
Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành, trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban
nhân dân các thành phố trực thuộc trung ương phát hành.
Các giấy tờ có giá quy định trên đây phải có đủ các điều kiện sau: Được lưu ký
Trang 9
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
tại NHNN; thuộc quyền sở hữu hợp pháp của TCTD; tổ chức phát hành không được sử
dụng các loại giấy tờ có giá do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.
III. Chủ thể tham gia thị trường mở:
TTM là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên tham gia thị trường
này rất đa dạng với nhiều mục đích. Thông thường chủ thể tham gia bao gồm: NHTW,
các NHTM, các TCTD và doanh nghiệp… Điều kiện tham gia TTM ở Việt Nam được
quy định tại điều 2 quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi và bổ sung điều 5 trong quyết
định số 01/2007/QĐ-NHNN về “công nhận thành viên tham gia NVTTM” được tóm tắt
như sau: Các TCTD được công nhận là thành viên tham gia NVTTM khi có đủ các điều
kiện sau đây: có tài khoản tiền gửi tại NHNN, có đủ các phương tiện cần thiết để tham
gia NVTTM gồm: máy FAX, máy vi tính nối mạng internet và phải có giấy đăng ký tham
gia NVTTM. Theo đó, các chủ thể chủ yếu tham gia là:
1. Ngân hàng trung ương (NHTW):
NHTW đóng vai trò là người tổ chức và vận hành TTM. NHTW tham gia TTM
không phải vì mục tiêu lợi nhuận kinh doanh, mà để quản lý, điều tiết thị trường nhằm
thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ đề ra. NHTW tác động đến thị trường thông qua
việc mua, bán các giấy tờ có giá nhằm can thiệp vào dự trữ của hệ thống ngân hàng và
gián tiếp tác động đến lãi suất thị trường.
2. Ngân hàng thương mai (NHTM):
NHTM là thành viên chủ yếu tham gia TTM, đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW, bởi: (1) NHTM là một tổ chức tài
chính lớn và phân bố rộng, (2) NHTM là trung gian cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế:
vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Tham gia vào TTM không những giúp các

NHTM điều hòa vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán, mà còn tận dụng được
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để có thêm thu nhập.
3. Các tổ chức tài chính khác:
Ngoài NHTW và NHTM, nhiều tổ chức tài chính khác cũng có thể là thành viên
của TTM nếu hội đủ các điều kiện theo luật định như: TCTD, doanh nghiệp, quỹ đầu tư,
công ty bảo hiểm… Mục đích tham gia TTM chủ yếu của các tổ chức này là nhằm tận
dụng nguồn vốn nhàn rỗi để hưởng lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá.
IV. Các loại nghiệp vụ của thị trường:
NVTTM là việc NHNN thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với
các TCTD theo mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
1. Phân loại nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở năng động: là nghiệp vụ thị trường mở NHTW chủ
động tiến hành nghiệp vụ nhằm tác động tới khối lượng tiền trong lưu thông theo hướng
cần thiết.
Nghiệp vụ thị trường mở thụ động: là nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành
Trang 10
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
nhằm bù lại sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng bất lợi đối với tổng lượng tiền trong
lưu thông.
2. Các hình thức giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở:
a. Giao dịch không hoàn lại (giao dịch mua đứt bán đoạn):
Giao dịch không hoàn lại là các giao dịch mua bán giấy tờ có giá của NHTW theo
phương thức mua đứt – bán đoạn. Theo hình thức giao dịch này, các loại giấy tờ có giá
được chuyển hẳn quyền sở hữu mà ko kèm theo cam kết mua lại hay bán lại. Các giấy tờ
có giá được sử dụng trong giao dịch không hoàn lại thông thường phải đáp ứng các tiêu
chí: là công cụ nợ; mức rủi ro thấp và phải được phát hành bởi các tổ chức đủ điều kiện.
Tác động của hình thức giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn.
Giao dịch không hoàn lại là hình thức giao dịch chủ yếu trong NVTTM bởi các lý
do sau: dễ triệt tiêu những ảnh hưởng bất lợi không thể dự tính trước đến dự trữ của ngân
hàng, chi phí giao dịch thấp, giảm bớt tac động của các biến động thị trường.

b. Giao dịch hoàn lại (Mua bán tạm thời):
Đây là hình thức giao dịch được sử dụng trong các giao dịch tạm thời thông qua
hợp đồng mua lại (Repo) hay hợp đồng mua lại đảo ngược. Hợp đồng mua lại và hợp
đồng mua lại đảo ngược là 1 loại hình nghiệp vụ chứng khoán phái sinh. Có thể hiểu một
cách đơn giản hai loại hình giao dịch này là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng giấy tờ có
giá để thế chấp. Hợp đồng mua lại (mua lại đảo ngược) được định nghĩa là NHTW thực
hiện một giao dịch mua (bán) giấy tờ có giá từ một đối tác trên thị trường và thỏa thuận
bán (mua) lại cho đối tác đó vào một ngày thỏa thuận trong tương lai. Thông thường thời
gian đáo hạn của hợp đồng trong giao dịch hoàn lại là rất ngắn, thường là qua đêm.
3. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở:
a. Giao dịch song phương:
Giao dịch song phương là bất cứ thủ tục giao dịch nào mà NHTW trực tiếp giao
dịch với một hoặc một số ít tổ chức thông qua thủ tục đấu thầu. Có hai loại thủ tục song
phương: Giao dịch trực tiếp của NHTW với các đối tác ( thường là hạn chế)và giao dịch
của NHTW thông qua sở giao dịch chứng khoán.
b. Giao dịch theo phương thức đấu thầu:
Đấu thầu khối lượng (Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất): Là phương thức đấu
thầu với mức lãi suất được NHTW công bố trước và khối lượng giấy tờ có giá cần mua
hoặc cần bán. Các ngân hàng dự thầu khối lượng giấy tờ có giá đó theo lãi suất được
niêm yết trước. Nếu tổng khối lượng dự thầu vượt quá khối lượng NHTW cần mua hoặc
cần bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên tỷ lệ với khối lượng đặt thầu của
thành viên đó.
Đấu thầu lãi suất (Đấu thầu cạnh tranh lãi suất): Đây là phương thức mà NHTW
công bố khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc cần bán. Các ngân hàng đăng ký số tiền
Trang 11
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
ứng với mức lãi suất do mình chọn. Các đơn dụ thầu được sếp theo thứ tự lãi suất giảm
dần nếu NHTW đóng vai trò là người mua, thứ tự lãi suất tăng dần nếu NHTW trong vai
trò người bán. Và lãi suất trúng thầu là mức lãi suất thấp nhất (cao nhất) mà tại đó đạt
được khối lượng giấy tờ có giá mà NHTW cần mua (cần bán).

V. Thực trạng thị trường OMO tại Việt Nam năm 2013:
1. Về mặt lý thuyết:
Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá trên OMO, NHNN tác động đến
mức dự trữ của các ngân hàng, và gián tiếp tác động các mức lãi suất trên thị trường,từ đó
thực hiện tốt các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Trước hết, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, các nghiệp vụ thị trường mở OMO
nhắm đến việc điều chỉnh lãi suất ngắn hạn trên thị trường nợ. Mục tiêu này được thay
đổi định kỳ để duy trì lạm phát trong trong khoảng mà ngân hàng Trung ương đặt ra.
NHNN ta hiện cũng đang sử dụng nghiệp vụ này khá hiệu quả. Ngoài mục tiêu lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở còn có một số mục tiêu khác như tăng giảm cung tiền, duy trì tỉ
giá cố định với một ngoại tệ mạnh nào đó.
a. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ NH:
Khi NHTW bán 1 lượng chứng khoán trên TTM sẽ làm giảm một lượng dự trữ
tương ứng của khách hàng (nếu các nhân tố khác không đổi). tiền thanh toán cho lượng
chứng khoán trên được ghi nợ vào tài khoản khách hàng tại NHTW. Trường hợp người
mua là khách hàng của NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ làm giảm số dư tiền gửi
của khách hàng đó tại NHTM → giảm khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng → khối
lượng tín dụng giảm → MS giảm. Và ngược lại nếu NHTW mua chứng khoán trên
OMO.
b. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất:
Hành động mua bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng
gián tiếp đến mức lãi suất thị trường qua 2 con đường:
Thứ nhất: việc mua bán chứng khoán sẽ ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu về loại
chứng khoán đó trên thị trường và tác động đến giá cả của nó. Khi giá chứng khoán giảm
sẽ làm tỷ lệ sinh lời của nó tăng lên. Nếu đó là loại chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trên
thị trường thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời sẽ làm thay đổi lãi suất trên thị trường. Ví dụ với
Trang 12
NHTW bán
TPKB
Cung TPKB

tăng
Giá TPKB
giảm
Lãi suất thị trường
tăng
Đầu tư giảm
Cung vốn
NHTW giảm
Dự trữ giảm
Lãi suất ngắn
hạn tăng
Lãi suất thị
trường tăng
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
tín phiếu kho bạc (TPKB) , giá giảm làm lượng mua tăng vì khi đó [giá bán(mệnh giá) –
giá mua(giảm)] tăng, làm cho lợi suất đầu tư tăng. Dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư
sang tín phiếu kho bạc lớn. Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư,
lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi đó, lợi nhuận thu được từ việc đầu tư chứng khoán
không còn hấp dẫn nữa → đầu tư giảm.
Thứ hai: dự trữ của các ngân hàng giảm tác động đến cung quỹ cho vay, làm cho
lãi suất ngắn hạn thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này qua dự đoán của thị trường và các
hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất Arbitrage sẽ truyền tác động đến mức lãi suất
trung và dài hạn trên thị trường tài chính → ảnh hưởng đến đầu tư.
2. Thực trạng thực tế:
NVTTM là kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu về từ lưu
thông, từ đó góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn khả dụng của các NHTM. Đặc
biệt, từ đầu năm 2013 đến nay, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) bằng công
cụ OMO một các thường xuyên và mạnh mẽ với tần suất liên tục. Thêm vào đó, đây còn
dược coi là một trong những công cụ đắc lực để giữ tỷ giá ổn định.
Để kịp thời xử lý việc tỷ giá có xu hướng tăng do các NHTM dư thừa thanh

khoản VND, đẩy mạnh việc mua vàng và USD, NHNN đã có những chính sách phù
hợp .NHNN đã liên tục phát hành tín phiếu hút tiền về, cũng như bán ra ngoại tệ can
thiệp. Điều này tác động đến cung vốn VND ngắn hạn và lãi suất trên thị trường liên
ngân hàng.Quan trọng hơn, NHNN hạ lãi suất trên thị trường mở (OMO) từ 7%/năm
xuống 6%/năm để giúp cho các NHTM có giá vốn rẻ hơn.Tháng 7 vừa qua hoạt động
ngân hàng ghi nhận đợt biến động mạnh của tỷ giá USD/VND. Một nguyên nhân chính là
trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống.Kể từ đầu năm đến nay, tổng khối lượng giấy
tờ có giá trúng thầu trên thị trường mở là 136.585 tỷ đồng, tổng khối lượng giao dịch giấy
tờ có giá đáo hạn là 157.258 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã hút ròng trên thị trường mở là
20.673 tỷ đồng.
Diễn biến bơm hút trên thị trường mở
Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên mức 21.036
đồng/USD từ ngày 28/6 đến nay đã gây nhiều sóng gió trên thị trường ngoại hối mà tiêu
biểu là thời điểm cuối tháng 7, đầu tháng 8/213 khi tỷ giá lên đến 21.245 đồng/USD và
ngày 22/8, tỷ giá lại lên mức 21.180 đồng/USD. Ngay khi tỷ giá lên mạnh thời điểm đầu
Trang 13
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
tháng 8, NHNN đã hút mạnh VND thông qua OMO. Cụ thể, ngày 1/8, NHNN hút ròng
263 tỷ đồng; sau đó một ngày, NHNN tiếp tục hút ròng hơn 6.800 tỷ đồng và ngày 5/8
NHNN tiếp tục hút ròng 4.233 tỷ đồng. Nhờ thu về một lượng VND khá lớn nên tỷ giá
giao dịch trên thị trường ngày 6/8 đã giảm chỉ còn mức bán ra 21.090 đồng/USD.
Trong mấy ngày đầu tháng 9 mới đây, khi tỷ giá thị trường lại tăng lên mức
21.185 đồng/USD thì NHNN đã áp dụng nghiệp vụ bơm và hút tiền qua OMO nhịp
nhàng: ngày 11/9, hút về 44 tỷ đồng; ngày 12/9 bơm ra 98 tỷ đồng và hút vào 744 tỷ
đồng, tương đương NHNN đã hút ròng 646 tỷ đồng…
Diễn biến bơm/hút thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn trên OMO kể từ đầu tháng 9
Có thể nói OMO đã được vận dụng khá nhịp nhàng và linh hoạt để tỷ giá có thể
dần đi vào ổn ở mức 21.150 đồng/USD.Nếu xét tổng thể 3 công cụ :lãi suất, OMO, dự trữ
bắt buộc. Hiện dự trữ bắt buộc mà NHNN áp dụng đối với các NHTM là 3% tổng vốn
huy động đòng thời chính sách lãi suất còn gặp nhiều khó khan trong việc thực thi thì có

thể nói OMO là công cụ hữu hiệu còn lại mà NHNN có thể điều hành một cách uyển
chuyển theo mục tiêu bảo đảm thanh khoản và ổn định tỷ giá.để đảm bảo cho thanh khoản hệ
thống NHTM vẫn tiếp tục ổn định thì NHNN đã dần phát đi tín hiệu có thể tăng dần lượng tiền cho vay ra
qua thị trường mở. Việc điều hành qua công cụ thị trường mở thay cho công cụ tái cấp vốn sẽ tăng
thêm tính linh hoạt trong việc điều hành thị trường tiền tệ của NHNN. NHNN có thể chủ
động điều hành lượng cung tiền hàng ngày mà không phải chờ đợi khoảng thời gian kéo dài từ 3 – 6
tháng như khi thực hiện công cụ tái cấp vốn.
Diễn biến trên thị trường mở trong tháng 8 tương đối ảm đạm sau khi NHNN điều
chỉnh hạ lãi suất 0,5%/năm (từ mức 6%/năm xuống còn 5,5%/năm) kể từ cuối tháng 7.
Trong tháng 8, khối lượng trúng thầu trên thị trường mở chỉ đạt 4.593 tỷ đồng (giảm
Trang 14
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
35.399 tỷ đồng so với tháng 7); trong khi đó khối lượng đáo hạn là 19.839 tỷ đồng.Như
vậy, NHNN đã hút ròng tiền từ lưu thông qua thị trường mở tổng cộng 12.246 tỷ đồng
trong tháng 8. Tính đến ngày 30/8, số dư trên thị trường mở là 1.066 tỷ đồng.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng không tốt hơn khi có rất ít doanh nghiệp tổ chức phát
hành trái phiếu để huy động vốn. Chỉ có duy nhất thỏa thuận đạt được giữa CII và VCB là VCB sẽ mua
toàn bộ 1.000 tỷ đồng trái phiếu do CII phát hành. Đây là trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn 6 năm, lãi
suất cố định 13,2%/năm.
Trong tháng 8, NHNN cũng tiếp tục giảm cung tín phiếu ra thị trường. Tổng khối
lượng tín phiếu trúng thầu trong tháng 8 đạt 26.718 tỷ đồng (giảm 7.010 tỷ đồng so với
tháng trước), trong khi khối lượng tín phiếu đáo hạn là 39.202 tỷ đồng.Như vậy, trong
tháng 8, NHNN bơm ra thị trường thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu là 12.490 tỷ
đồng.Tính đến ngày 30/8, dư nợ tín phiếu là 42.808 tỷ đồng.Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn
hạn, NHNN đã bơm ra 95.109 tỷđồng qua thị trưởng mở trong nửa đầu năm 2013, giảm mạnh 69%so
với cùng kỳ năm 2012. Thanh khoản ngân hàng dồi dào là lý do khiến hoạt động đấu thầu trên thị trường
mở trầm lắng mặc dù lãi suất cho vay trên OMO đã giảm từ 7% xuống 6%.
Để tránh áp lực lên lạm phát, NHNN đã phát hành 138.070 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, 56
ngày, 91 ngày và 182 ngày nhằm hút tiền từ hệ thống ngân hàng, trong đó: tín phiếu kỳ hạn 28 ngày
chiếm 22,1%; tín phiếu kỳ hạn 56 ngày chiếm 1,1%; tín phiếu kỳ hạn 91 ngày chiếm 41,6% và kỳ hạn 182

ngày chiếm 35,2%. Lãi suất tín phiếu các kỳ hạn dao động từ mức 2-7,2%, giảm khoảng 3% so với những
đợt phát hành trong năm 2012. Đây là nguyên nhân làm cho tín phiếu giảm sức hấp dẫn ngân hàng.
Tương tự như chứng khoán, trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu Chính phủ), vẫn
được ưa chuộng. 6 tháng đầu năm 2013, thị trường TPCP tiếp tục ghi nhận sự tăng truởng
ấn tượng với quy mô phát hành và giao dịch gần bằng cả năm 2012. Mặt bằng lãi suất
phát hành và giao dịch giảm mạnh từ 1% đến 2,5% so với thời điểm đầu năm, sát với
diễn biến lãi suất trên thị trường ngân hàng và tiền tệ. Tuy nhiên, sau thời điểm NHNN
điều chỉnh tỉ giá 1% thì thị trường trái phiếu không còn hấp dẫn nhiều. Theo chuyên viên
Nguyễn Duy Phong - CTCK Bản Việt, trên thị trường sơ cấp, trái phiếu đã kém hấp dẫn,
lợi suất trúng thầu tăng 0,2-0,45% do lo ngại điều chỉnh tỉ giá và lạm phát. Còn trên thị
trường thứ cấp, giá trị giao dịch giảm 45% do khối ngoại tiếp tục thoái vốn và trái phiếu
không còn hấp dẫn như trước.
Trong vòng 4 tuần qua, cầu trên thị trường thứ cấp ở mức thấp.Khối ngoại đã bán
ra tổng công 4.500 tỉ đồng trong 20 ngày giao dịch.Nhà đầu tư trong nước cũng đứng
ngoài thị trường vì cho rằng lợi suất sẽ còn tăng.Việc lo ngại lạm phát và đường cong lợi
suất đi ngang khiến thị trường trái phiếu xuất hiện xu hướng bán. Cùng với đó, một nhận
định khác cho thấy lo ngại ở thời điểm đáo hạn trái phiếu sẽ phụ thuộc vào phát hành trái
phiếu tại lúc đó, vì nguồn thu chi ngân sách chưa cân đối. Như vậy, những tháng còn lại
của năm, sau thời kỳ thăng hoa khủng về lượng và chất, nhà đầu tư hẳn sẽ thận trọng hơn
với kênh trái phiếu.
Trang 15
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
Reverse Repo Outright (Tín phiếu NHNN)
Tháng Due Offer Balance Outstanding Due Offer Balance Outstanding
01-13 36.037 11.056 (24.981) 1.758 37.161 53.754 16.593 75.153
02-13 55.247 53.584 (1.663) 95 17.182 49.259 32.077 107.230
03-13 4.172 6.378 2.206 2.301 9.227 14.874 5.647 112.877
04-13 9.184 8.968 (216) 2.085 25.756 0 (25.756) 87.121
05-13 10.980 10.049 (931) 1.154 36.505 20.000 (16.505) 70.616
06-13 2.945 2.226 (719) 435 22.030 0 (22.030) 48.586

07-13 27.115 39.992 12.877 13.312 28.016 33.728 5.712 54.298
08-13 16.663 4.417 (12.246) 1.066 39.208 26.298 (12.910) 41.388
(Nguồn: SBV, VCBS; Đơn vị tỷ đồng)
C. KẾT LUẬN VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CỦA TỪNG LOẠI THỊ TRƯỜNG:
I. Thị trường liên ngân hàng:
1. Ưu điểm:
Là một trong những mấu chốt quan trọng của thị trường tài chính chung, TTLNH
ngày càng phát huy điểm mạnh của mình theo chiều đi lên của sự phát triển kinh tế đất
Trang 16
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
nước. Ta có thể dễ dàng nêu ra một số ưu điểm như sau: Thông qua TTLNH mà NHTW
có thể can thiệp sâu vào hệ thống nhằm điều tiết vĩ mô về tiền tệ, tín dụng theo yêu cầu
của từng thời kỳ thông qua các công cụ như tái cấp vốn, lãi suất, dự trữ bắt buộc v.v
Nhờ tính nhất quán của thị trường mà các mức thông số về lãi suất, tỷ giá trong các
NHTM được quản lý một cách chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo vai trò người "cứu cánh"
cuối cùng cho hệ thống NHTM.
Ngoài ra, nhờ có TTLNH mà các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh
nghiệp xuất, nhập khẩu có thể thanh toán cho đối tác trong và ngoài nước một cách dễ
dàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực, thế giới.
Các nghiệp vụ hỗ trợ vay vốn, mua bán và chiết khấu các giấy tờ có giá, hợp
đồng tín dụng lẫn nhau giữa các NHTM hay giữa NHTM và NHTW cũng đảm bảo tính
thanh khoản trong hệ thống. Với phương thức thanh toán điện tử linh hoạt, nhất là hệ
thống thanh toán bù trừ thông qua NHTW mà các giao dịch ngày càng trở nên dễ dàng
hơn bao giờ hết. Đối với các cá nhân sử dụng dịch vụ ngân hàng, sự ra đời của dịch vụ
bao thanh toán, kết hợp và mở rộng mạng lưới chấp nhận các loại thẻ khác nhau đã tạo
điều kiện cho người sử dụng có một mạng lưới cung cấp ATM rộng khắp.
2. Hạn chế:
Tuy nhiên, khi nhìn về thực tế, bên cạnh những thành công nhất định, ta có thể
thấy rõ TTLNH tại Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế do tính phổ biến thị trường
còn chưa cao, quy mô hạn chế , số lượng thành viên tham gia thị trường còn khá ít hay

mối quan hệ về sở hữu chéo trong thị trường vô cùng phức tạp v.v Chính điều đó dẫn
đến các hạn chế mang tính cấp bách và lâu dài tiêu biểu, khó khắc phục như hiện nay.
Hiện tại, hệ thống các ngân hàng chủ yếu giao dịch với nhau do thiếu nguồn vốn
tức thời và không mang tính thường trực, lâu dài cao. Hay lẽ ra thị trường tiền tệ liên
ngân hàng phải là cơ sở để hình thành lãi suất thị trường bán lẻ và lãi suất huy động của
các tổ chức tín dụng khi áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận thì ở nước ta NHTW vẫn công
bố lãi suất cơ bản. Bên cạnh đó, việc Bộ Tài Chính còn duy trì lãi suất chỉ đạo trên thị
trường nên khối lượng trúng thầu và lãi suất trúng thầu chưa phản ánh được cung cầu vốn
trên thị trường. Lãi suất trúng thầu thường thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
cùng thời kỳ.
Do khối lượng và kỳ hạn tín phiếu kho bạc cũng như các công cụ nợ khác chưa
đa dạng ( Chủ yếu kỳ hạn 364 ngày ) nên hoạt động của các công cụ này trên thị trường
tiền tệ , đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở , còn bị hạn chế. Mặt khác , kênh dẫn truyền
các tác động của chính sách tiền tệ ( chủ yếu là thị trường mở ) thông qua thị trường liên
ngân hàng còn hạn chế .
Công tác thu thập , phân tích và xử lý các thông tin trên thị trường của các tổ
chức tín dụng và của NHTWcòn nhiều bất cập . Về cơ chế đảm bảo an toàn : Các giao
dịch liên ngân hàng hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở tín chấp hoặc bằng nguồn tiền gửi
đối ứng tại ngân hàng cho vay , thỉnh thoảng mới có đảm bảo bằng tín phiếu kho bạc.
Vai trò quản lý và điều tiết vốn khả dụng của thị trường còn rất hạn chế. Việc
Trang 17
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
luân chuyển vốn thường diễn ra 1 cách xuôi chiều từ một nhóm ngân hàng chuyên thừa
vốn sang một nhóm ngân hàng chuyên thiếu vốn . Các NHTM cũng chưa thực sự quan
tâm tới việc quản lý vốn khả dụng; Phần lớn các NHTM chưa có bộ phận quản lý vốn
khả dụng theo đúng nghĩa của nó là dự báo cung cầu vốn khả dụng, dự báo xu hướng của
lãi xuất liên ngân hàng, cập nhập thông tin về vốn khả dụng của toàn hệ thống, quyết
định mua bán vốn nhằm cân đối vốn ngắn hạn. Và NHTW cũng chưa nắm được nhu cầu
vốn khả dụng của tất cả các tổ chức tín dụng.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam :

Mục đích của TTLNH là giải quyết nhu cầu vốn khả dụng, đồng thời tạo
điều kiện cho NHNN thực hiện vai trò là người cho vay vốn cuối cùng. Tuy nhiên thị
trường này vẫn chưa phát triển như mong muốn cần có nhiều giải pháp có tính khả thi và
toàn diện cụ thể:
-Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trường liên ngân hàng : Trên cơ sở mô hình TTLNH
mới cần hướng tới xây dựng ở trên , các cấp có thẩm quyền cần ban hành các văn bản
pháp quy cần thiết để sớm đưa thị trường vào hoạt động. NHNN cần mở rộng các thành
viên tham gia thị trường: Ngoài NHTM , tất cả các TCTD được kinh doanh vốn ngắn hạn
đều được tham gia thị trường. Bên cạnh đó nên quyết định thành lập công ty môi giới tiền
tệ: Công ty này cần có những văn bản điều chỉnh riêng do khả năng tham gia vào chính
sách tiền tệ và tính chất nhạy cảm của nó.
-Hợp tác kĩ thuật giữa NHNN và các NHTW khác về xây dựng và phát triển TTLNH: Việc hợp tác quốc tế
này nên được tiến hành trước hết là giữa NHNN Việt Nam và NHTW các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Trong đó, các hoạt động cần chú trọng hợp tác là đào tạo cán bộ về trình độ quản lý vốn khả dụng tại
NHNN và các NHTM; các kĩ thuật vận hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong các bước
vận hành của nó; kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các nhà mua giới tiền tệ.
Kết hợp thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng thành TTLNH thống nhất:
Nếu chúng ta vẫn duy trì hai TTLNH riêng biệt, điều này dễ tạo ra những bất cập về dòng
luân chuyển vốn không thống nhất giữa nội tệ và ngoại tệ. Sự chuyển tải các tín hiệu của
ngân hàng nhà nước đến nền kinh tế không kịp thời và chính xác.
-Hình thành tổ chức xếp hạng tín nhiệm(Rating) : Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là một công ty độc lập có
chức năng thu thập phân tích và xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp, các TCTD theo các chỉ tiêu
tài chính của mình. Tổ chức này giúp NHNN đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng để phân tích tư cách
thành viên, uy tín tín dụng trong các hoạt động thế chấp tài sản bằng giấy tờ có giá trên thị trường tiền
tệ.
II. Thị trường mở ( OMO):
Thời gian vừa qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài gia tăng
đột biến và khu vực tài chính đã mở rộng cửa hơn cho cạnh tranh quốc tế ,trở thành động
lực cũng như điều kiện tốt thúc đẩy quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước phát
triển, đồng thời cũng mang lại nhiều khó khăn, bất lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô.

1. Ưu điểm:
NVTTM phái sinh theo hướng chủ đạo của NHTW theo đó nó có thể tự kiểm soát
Trang 18
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
khối lượng giao dịch của mình thông qua hình thức gián tiếp mà khó có công cụ nào có
được. Ví dụ trong nghiệp vụ chiết khấu NHTW có thể khuyến khích hoặc không khuyến
khích các NHTM, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu , mà không kiểm soát trực tiếp khối
lượng cho vay chiết khấu.
NVTTM không những linh hoạt mà còn rất chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ
quy mô nào.
NVTTM dễ dàng đảo chiều : nếu NHTW có mắc sai sót nào trong quá trình thực
hiện NVTTM, thì có thể ngay tức khắc sửa sai sót đó bằng các nghiệp vụ bán(nếu như
trước đó mua vào quá nhiều) hay mua (nếu như lúc đó bán ra quá nhiều ).
NVTTM có tính an toàn cao: giao dịch trên TTM hầu như không gặp rủi ro, xét
cả trên NHTW hay NHTM; vì cơ sở bảo đảm cho các giao dịch trên TTM đều là những
giấy tờ có giá, có tính thanh khoản cao, không rủi ro tài chính.
NVTTM có thể thực hiện một cách nhanh gọn mà không vấp phải sự chậm trễ
của các thủ tục hành chính: khi NHTW muốn thay đổi lượng tiền cung ứng thì chỉ cần
đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán và sau đó việc mua bán sẽ được thực
hiện ngay.
2. Hạn chế:
Để công cụ phát triển hiệu quả thì quốc gia phải có thị trường tài chính phát triển,
hàng hóa của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng.
NHTW ít có khả năng dự báo vốn khả dụng của cả hệ thống để can thiệp mua , bán , tác
động vào lượng tiền cung ứng, tác động lên lãi suất liên ngân hàng.
Tác động của NVTTM đến thị trường tiền tệ còn hạn chế: có thể bị triệt tiêu bởi
các tác động ngược chiều, làm cho dự trữ của hệ thống ngân hàng không tăng giảm theo
ý muốn của NHTW khi mua bán tài sản tài chính.
Khả năng phát huy hiệu quả của NVTTM bị chi phối bởi nhiều yếu tố, không chỉ
phụ thuộc vào NHTW mà còn phụ thuộc môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công

chúng và các quyết định của NHTM. Việc sử dụng lượng dự trữ dư thừa cho mục tiêu mở
rộng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào quyết định của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác.
Hoạt động ngiệp vụ thị trường mở chưa thực sự sôi động, là một nghiệp vụ khá
mới nhất là đối với ngân hàng thương mại cổ phần – tham gia không nhiều và không
thường xuyên vì chưa nhận thức được đầy đủ các ưu điểm của các công cụ này.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động thị trường mở ở Việt Nam :
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi chính sách phát triển kinh tế với
tốc độ tăng trưởng ổn định. Do đó NHTW đã sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ
nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất
thị trường để từ đó đạt được các mục tiêu này. Và trong số đó NVTTM là nghiệp vụ quan
Trang 19
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG.
trọng nhất do tính chất linh hoạt và chủ động của nó. Để khắc phục một số hạn chế trên
của TTM, trong thời gian tới ta cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
-Cần phải tăng cường chủng loại hàng hoá vốn dĩ đang rất nghèo nàn bằng
cách: Đưa vào sử dụng những giấy tờ có giá chất lượng tốt đã được lưu hành như: thương
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu Ngân hàng. Kinh nghiệm cho thấy đây là những hàng
hoá được mua bán rất phổ biến trong NVTTM ở các nước phát triển. Bên cạnh đó cần tạo
điều kiện cho các loại hàng hoá mới ra đời bằng việc ban hành khung luật pháp về việc
phát hành và lưu thông giấy tờ có giá .
-Mở rộng phạm vi đối tác trong hoạt động NVTTM. Với những đối tác đã được
lựa chọn, tức là các TCTD đủ tiêu chuẩn, hiện chỉ có khoảng 30% trên tổng số tham gia
NVTTM . Để NVTTM trở nên hấp dẫn hơn với các đối tác thì bản thân lãi suất trong các
phiên đấu thầu cần phù hợp với thị trường và dễ chấp nhận hơn. Ngay cả vấn đề thủ tục
thanh toán cần được đơn giản hoá, đảm bảo nhanh gọn, an toàn, chính xác.
-Tăng cường hiệu quả sử dụng phương thức giao dịch hợp đồng mua lại:Về
định giá chứng khoán: Trước mắt, có thể tạm chấp nhận công thức tính giá của hợp đồng
mua lại chưa tính đến yếu tố đảm bảo rủi ro nhưng về lâu dài cần phải sử dụng công thức
tính toán chính xác để đảm bảo an toàn cho NHTW như ở các nước phát triển. Muốn vậy,

NHTW cần có đội ngũ cán bộ dần dần xây dựng và hoàn thiện kĩ thuật giao dịch .
-Nâng cao khả năng dự báo vốn khả dụng: Trong mỗi phiên giao dịch, khối
lượng trúng thầu dự kiến thường cách xa với khối lượng trúng thầu thực tế. Đó chính là
hậu quả của khả năng dự báo vốn khả dụng của NHNN chưa cao. Hiện nay, vốn khả
dụng của ngân hàng biến động thường xuyên với biên độ mạnh xuất phát từ sự biến động
trong tài sản có ngoại tệ cũng như chi tiêu ngân sách Nhà nước. Vì thế, ta cần thiết đào
tạo một đội ngũ có trình độ dự báo cao, đảm bảo thông tin dự báo là chính xác nhất.
-Xây dựng một thị trường tiền tệ năng động, đặc biệt là TTLNH. Cũng cố, phát
triển thị trường tiền tệ (thị trường tiền tệ liên ngân hàng, ), làm cơ sở cho NVTTM hoạt
động có hiệu quả. Để làm điều này cần tiếp tục đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống
thanh toán liên ngân hàng trong nước nhằm mục đích tăng cường khả năng điều chuyển
vốn trong hệ thống các ngân hàng. Việc vay vốn theo các hình thức tái cấp vốn, tái chiết
khấu chỉ nên thực hiện khi NHNN thực sự đóng vai trò "Người cho vay cuối cùng" để
đảm bảo an toàn hệ thống.
Trang 20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

/>12173/
/>trung-uong-11416/
/>nam-117112
/>sao-ven-ca-doi-be.htm
/>nam-2013062419134134010ca34.chn
/>hang-2725413.html
/>2013062419134134010ca34.chn
Trang 21

×