Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.49 KB, 17 trang )

Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

1






LỜI MỞ ĐẦU



Trong thời đại “toàn cầu hoá thị trường”, “hội nhập kinh tế”, ngoại thương là
“động lực phát triển kinh tế”, vấn đề trao đổi mậu dịch giữa các nước ngày càng mạnh.
Ngoài ra, do tốc độ vận chuyển hàng hoá nhanh bởi phương tiện vận chuyển được cải
tiến vượt bậc, đã khiến chi phí vận tải giảm, đưa đến giá hàng mua bán rẻ hơn đã thúc
đẩy lưu lượng hàng hoá trao đổi càng ngày càng nhiều về số lượng và trị giá.Trong tình
hình đó, việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đã đóng một vai trò quan
trọng trong mối giao lưu thương mại giữa các quốc gia. Có thể nói rằng hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Việt
Nam. Đứng trước tình hình đó việc nắm rõ kiến thức về hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế để phòng ngừa và đối mặt với những rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng hết
sức quan trọng và cần thiết.
Nhóm 5 xin trình bày vài nét khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá trong
thương mại quốc tế và Công Ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM



2


1. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
1.1. Khái niệm:
Hợp đồng TMQT là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương
mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Dựa vào đối tượng của giao dịch, có
thể chia hợp đồng thương mại quốc tế làm 3 loại:
• Các hợp đồng có đối tượng là hàng hóa
• Các hợp đồng có dối tượng là dịch vụ
• Các hợp đồng có đối tượng là trí tuệ.
Trong đó, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thông dụng, phổ biến nhất. Có một
số định nghĩa như sau:
Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán: bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng theo thỏa thuận. ( Theo Khoản
8 Điều 2 Luật Thương Mại VN 2005).
Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu,
tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. ( Theo Khoản 1 Điều 27 Luật
Thương Mại Việt Nam 2005).
Theo Điều 1 Công uớc Vienna 1980 quy định:
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng mua bán giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau.

1.2. Đặc điểm.
• Pháp luật điều chỉnh: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp, không
chỉ là luật quốc gia mà còn cả điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài
cũng như tập quán thương mại quốc te.

• Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia mà
còn là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thúc thanh toán thông qua
hệ thống ngân hàng.
• Hợp đồng mua bán hàng hoá có liên quan đến các hợp đồng khác như hợp đồng
vay tín dụng, hợp đồng vận chuyển.
• Thủ tục hải quan: hàng hoá di chuyển qua biên giới hải quan của một nước phải
làm thủ tục xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lí hàng hoá xuất nhập khẩu của
Chính Phủ các nước.
• Hợp đồng có quy định các trường hợp bất khả kháng.
• Quy ước lựa chọn cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, có thể
là toà án hay trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp

trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và phải là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một
trong các chủ thể.

1.3. Tiêu chí xác định một hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

3

Việc xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế tức là xác định tính quốc tế của hợp đồng đó. Việc xác định tính quốc tế hợp đồng mua
bán hàng hoá có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc
xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp
đồng mua bán hàng hoá thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các
bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ như pháp
luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi
luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên

quan và trong nhiều trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần phải chọn luật
của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế.
Để được xem là một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, phải dựa trên 2 tiêu chí:
 Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng:
Hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu đối tượng của hợp đồng, tức hàng hoá phải
được chuyển giao tại một nước khác qua khỏi biên giới quốc gia vói nước mà hàng
đó được tồn trữ hoặc sản xuất khi hợp đồng được ký kết. Như vậy hàng hoá phải
được chuyển dịch ra khỏi một quốc gia chứ không phải là trong cùng một quốc gia.

 Căn cứ vào chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế: là các chủ thể
của hoạt động kinh doanh quốc tế, có thể là thể nhân, pháp nhân, trong một số
trường hợp nhất định, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ này. Tính quốc tế
của các chủ thể ăn cứ vào dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú hoặc nơi đặc trụ sở thương
mại ở các nước khác nhau. Sự khác quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại
của một bên đươc coi là yếu tố nước ngoài của bên kia và ngược lại. Trong một số
trường hợp, một trong các bên hoặc các bên có nhiều quốc tịch, nhiều nơi cư trú
hoặc trụ sở thương mại, thì trước tiên, căn cứ vào sự lựa chọn của các bên trước
hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu các bên không chọn thì quốc tịch, nơi cư
trú và trụ sở thương mại của các bên được xác định khi có căn cứ hợp lý để cho
rằng quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại mà phía đối tác đã biết hoặc có
thể biết và đồng ý xác lập trước hoặc tại thời điểm ký hợp đồng hoặc đó là quốc
tịch, nơi cư trú và trụ sở thương mại có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng và thực
hiện hợp đồng.
.


1.4. Một số vấn đề pháp lý về đàm phán - ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.
1.4.1. Đàm phán.
1.4.1.1. Khái niệm.
Trong giao dịch ngoại thương các bên ( tức các chủ thể) thường có sự khác biệt nhau

về chính kiến, về pháp luật, tập quán, ngôn ngữ, tư duy truyền hống và về quyền lợi.
Những sự khác biệt đó dẫn đến xung đột. Muốn giải quyết xung đột đó, người ta phải
trao dổi ý kiến với nhau. Sự trao đổi ý kiến như thế trong quan hệ mua bán quốc tế gọi là
đàm phán thương mại.
Vì vậy ta có thể định nghĩa như sau: Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến
của các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới thống nhất cách nhận định, thống nhất
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

4

quan niệm, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai
bên hoặc nhiều bên.
Trong thương mại những vấn đề thường trở thành nội dung của cuộc đàm phán là:
 Tên hàng,
 Phẩm chất,
 Số lượng,
 Bao bì đóng gói,
 Giao hàng,
 Giá cả,
 Thanh toán,
 Bảo hiểm,
 Bảo hành,
 Khiếu nại,
 Phạt và bồi thường thiệt hại,
 Trọng tài,
 Trường hợp bất khả kháng.
1.4.1.2. Các giai đoạn đàm phán : Có ba giai đoạn:
a) Giai đoạn chuẩn bị đàm phán

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, nó quyết định 80% kết quả của đàm phán.
Trong giai đoạn này, nhà đàm phán phải chuẩn bị kỹ càng về ba mặt sau:
Một là, thu thập thông tin: Trước khi đàm phán cần nắm được những thông tin như:
+ Đối phương có lợi gì trong thương vụ này,
+ Ta có lợi gì trong thương vụ này,
+ Đối phương là ai và người đại diện cho đối phương là người như thế nào,
+ Những thông tin gì có thể cung cấp cho đối phương,
+ Khuynh hướng thị trường ra sao,…

Hai là, chuẩn bị chiến lược: Trước khi đàm phán ta cần xác định tư duy chủ đạo của
mình là tư duy chiến lược hay tư duy ứng phó.
Những công cụ và phương tiện ta sẽ dùng là gì ( hăng hái, nhiệt tình hay lãnh
đạm, thờ ơ, đơn giản và thúc ép hay lạnh nhạt và xa lánh).
Ba la, chuẩn bị kế hoạch: Trước khi đàm phán, cần phải xác định mục tiêu của cuộc
đàm phán (yêu cầu tối đa, tối thiểu, giá cả cao nhất và giá cả thấp nhất,…), những
nhượng bộ có thể phải thực hiện, những bộ đó,…
Ta cũng phải sắp xếp về nhân sự cho cuộc đàm phán (trong đoàn đàm phán
gồm có những ai?)
Việc tiếp tân cũng không kém phần quan trọng trong việc đưa đàm phán đến
phần thắng lợi cuối cùng.

b) Giai đoạn đàm phán
Để mở đầu cuộc đàm phán, người ta có thể sử dụng một trong những cách sau:
- Mở đầu làm dịu căng thẳng
- Mở đầu kiếm cớ
- Mở đầu kích thích trí tưởng tượng của đối phương
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM


5

- Mở đầu trực tiếp (nghĩa là nhanh chóng chuyển vào nội dung)
Trong quá trình đàm phán các bên cần luôn thực hiện những nguyên tắc sau:
- Lễ phép, lịch sự,
- Hoà khí và thiện cảm,
- Không xa rời mục tiêu đã định,
- Chủ động.
Đi vào đàm phán, cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về từng vấn đề
một.
Cuối cùng, cần thúc đẩy ra quyết định bằng văn bản.

c) Sau đàm phán
Sau đàm phán, cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong
cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ ra rất sẵn sàng xem xét lại những
điều thoả tuận nào đó.
Mỗi cuộc đàm phán là một khoá học, đối với những người có ý chí cầu tiến,
mỗi bên đều có thể rút ra cho mình những bài học để tự hoàn thiện mình.

1.4.1.3. Các hình thức đàm phán.
a) Đàm phán trực tiếp: Các bên tham gia ký kết hợp đồng có mặt tại một nơi cùng
một thời điểm. Hình thức đàm phán này thường được dùng khi hai bên có điều kiện
phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về những hợp đồng lớn,
hợp đồng có tính chất phức tạp…Việc hai bên mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau tạo
điều kiện cho việc hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với
nhau.
Cũng phải thấy rằng đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong các hình
thức đàm phán. Đàm phán trực tiếp đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắc về
nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh, nhạy… để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét,
nắm được ý đồ, sách lược đối phương, nhanh chóng có biện pháp đối phó trong

những trường hợp cần thiết hoặc quyết định ngay tại chỗ khi thấy thời cơ ký kết đã
chín muồi. Mỗi lần gặp gỡ nhau thường tốn kém về các chi phí đi lại, tiếp đón, quà
cáp, cho nên gặp nhau mà không đi đến kết quả gì là điều mà cả hai bên đều không
mong muốn. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành đàm phán trực tiếp là việc hết
sức cần thiết.
Người tiến hành đàm phán nên biết ngôn ngữ dùng để đàm phán, vì như vậy,
sẽ dễ chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc độ đàm phán. Khi cần dùng phiên
dịch cũng nên được chuẩn bị trước để nắm được nội dung đàm phán. Việc này giúp
người phiên dịch rất nhiều trong việc hiểu và do đó dịch được trung thành ý tứ của
hai bên. Khi đàm phán có đông người tham dự, nên để một người thống nhất phát
ngôn để tránh sơ hở trong đối đáp. Cũng nên tránh việc bàn bạc trao đổi ý kiến với
nhau ngay trước mặt khách hàng. Việc này vừa không lịch sự, vừa không có lợi. Phải
luôn giả thiết rằng khách hàng cũng hiểu ngôn ngữ của mình.
Mỗi buổi đàm phán đều được ghi biên bản theo sổ theo dõi đàm phán. Việc
theo dõi theo sổ này rất có lợi cho việc tìm hiểu khách hàng một cách chu đáo hơn.
Có lợi cho việc rút kinh nghiệm cả ngay trong quá trình đàm phán và sau này.
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

6

b) Đàm phán gián tiếp: có 2 loại:

••
• Đàm phán giao dịch qua thư tín, email: Ngày nay thư từ, điện tín và email
là những phương tiện chủ yếu để giao dịch giữa những người xuất nhập
khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay khi sau này
hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải
thông qua thư tín thương mại.

Nội dung của thư thương mại bao giờ cũng hết sức chính xác. Tránh
những sự hiểu nhầm do trình bày không rõ ràng, không khúc triết hoặc do
sử dụng từ ngữ không chính xác. Một lý lẽ được diễn đạt đầy đủ, nhưng
không rườm rà. Cần nhớ rằng mỗi nước có một cách hiểu khác nhau về
từng vấn đề liên quan tới buôn bán như đơn vị đo lường, cách bao bì, đóng
gói, cách trả tiền, sự phân chia các chi phí trong giao nhận bốc dỡ… bởi
thế khi đề cập đến mỗi vấn đề, cần phải thật chi tiết, cụ thể,

rõ ràng về quan niệm của mình hoặc những yêu cầu của mình nêu ra.
Sự khẩn trươg trong trao đổi thư tín cần được chú ý thích đáng. Tất cả mọi thư
tín đến đều phải được trả lời một cách nhanh chóng dù rằng mình chưa có cơ
hội bán hàng. Việc trì hoãn trả lời, thậm chí quên không trả lời thư của khách
hàng, sẽ gây những ấn tượng xấu. Một nhà kinh doanh tốt bao giờ cũng cố
gắng mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng.
Trong giao dịch bằng thư tín đức tính kiên nhẫn là cần thiết. Kiên nhẫn trả lời
khách hàng về mọi vấn đề. Kiên nhẫn theo đuổi khách hàng bằng nhiều thư
liên tiếp và quan hệ trong thời gian dài. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi lựa
chọn, những khách hàng quen biết, có giao dịch thư từ trước đó, được ưu tiên
hơn những khách hàng mơi xuất hiện lần đầu.
Ưu điểm: tiết kiệm được nhiều chi phí, trong cùng một lúc có thể giao dịch
trao đổi với nhều hách hàng ở nhiều nuớc khác nhau, người viết thư tín có
điều kiện để cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo
léo giấu kín ý định thực sự của mình.
Nhược điểm: đòi hỏi nhiều thơì gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi
qua. Với một đối phương khéo léo già dặn thi việc phán đoán ý đồ của họ qua
thư từ là rất khó.

••
• Giao dịch đàm phán qua điện thoại. Khi phải sử dụng điện thoại, cần phải
chuẩn bị thật chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề được nêu một cách

chính xác. Sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác nhận nội dung
đã đàm phán thoả thuận.
Ưu điểm:Việc trao đổi qua điện thoại nhanh chóng giúp người giao dịch
tiến hành đàm phán một cách khẩn trương, đúng vào thời cơ cần thiết.
Nhược điểm: tốn chi phí cao, các bên không thể trình bày chi tiết. Mặt
khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng, không có gì làm bằng
chứng cho những thoả thuận, quyết định trao đổi.
Pháp luật của các nước khác nhau thì xác định thời điểm làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng khác nhau. Do vậy khi đàm phán theo phương
pháp gián tiếp này cần phải xác định rõ ràng ngày và nơi ký kết hợp đồng. Việc
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

7

thống nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ giúp tiết kiệm thời gian giao
dịch và thuận tiện hơn cho các bên.

1.4.2. Ký kết.
Trước khi ký kết hợp đồng, các bên cần phải lưu ý:
• Tư cách chủ thể của đối tác: Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp, chủ thể phải là
các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư
cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác định

• căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở.
Pháp Luật Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi khá cơ bản về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu của thương nhân:
Theo Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/05/2006:
Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá
thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được
xuất nhập khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh
doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền
của thương nhân.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty
nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại
thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định
tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên
quan và các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
một bên ký kết hoặc gia nhập.
Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ thương mại
công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định
tại khoản 2 điều này.
Bên cạnh đó phải lưu ý đến người ký kết hợp đồng, người ký kết hợp đồng phải
có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện cho
thương nhân đó theo luật hoặc theo uỷ quyền. Đại diện theo luật là đại diện do pháp
luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện
được xác lập theo sự uỷ quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong
phạm vi đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và nhười uỷ quyền phải chịu
hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi quy định
của sự uỷ quyền. (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005)
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh


BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

8

• Khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác: tìm hiểu đối tác của mình về thái độ
chính trị của họ, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong
kinh doanh.

• Đối tượng của hợp đồng: phải hợp pháp. Tức hàng hoá theo hợp đồng phải là
hàng hoá được phép mua bán theo quy định củ pháp luật nước bên mua và nước
bên bán.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu
hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề đăng kí kinh doanh trừ hàng hoá
thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá thuộc Danh mục
cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu phải có
giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3, 4
Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hành hoá xuát khẩu, nhập khẩu theo quy
định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 21, 02 và 03 ban hành kèm
theo Nghị Định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
• Hình thức của hợp đồng: Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết
về phương diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế. Một bản hợp đồng được coi là
đã ký kết khi:
Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã giao kết
hoặc
Đặt hàng + Xác nhận hàng = Hợp đồng đã giao kết

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật ( Điều 3, 27 Luật thương mại 2005).
Còn theo Công ước Vienna : Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc
xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào về hình thức của hợp
đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai
của nhân chứng.(Điều 11). Theo tinh thần của công ước này, điện báo và thư tín
cũng được coi là hình thức văn bản.
• Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thỏa thuận
quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy
được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: “luật nước
người bán”, “luật nơi xảy ra tranh chấp”, “luật nơi ký kết hợp đồng”, “luật nơi
thực hiện nghĩa vụ”.
Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản đối với nội dung của hợp
đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế. Cụ thể:
- Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp

Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

9

đồng, các bên có thể thoả thuận những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng, số
lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức
thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
phạt vi phạm hợp đồng, các nội dung khác ( Điều 402). Rõ ràng, quy định mới về
nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa
họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ.
• Nguyên tắc tự nguyện trong hợp đồng. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự

nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người
bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả
tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi
phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe doạ; có sự
lừa dối; có sự nhầm lẫn.

 Thời điểm hợp đồng được ký kết:
Phải xác định kể từ lúc nào hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực vì xác định thời
điểm cũng là đồng thời xác định nơi thành lập hợp đồng. Hai yếu tố trên quan trọng
vì từ đó sẽ suy ra các quy tắc pháp lý được áp dụng, thẩm quyền của tòa án…. Thời
điểm của hợp đồng cũng còn là một đièu kiện để xác định xem hàng phải được giao
vào lúc nào, sự chuyển nhượng quyền sở hữu về hàng xảy ra từ bao giờ và ai phải
gánh chịu rủi ro về hàng?
• Quan điểm của luật quốc gia: Theo thuyết tống đạt, hợp đồng chỉ được thiết
lập khi thư hay điện tín, fax được gửi đi cho người được chào hàng, hoặc theo thuyết
tiếp nhận, hợp đồng được thiết lập khi người được chào hàng nhận được thư hay điện
tín của người chào hàng. Theo luật Việt Nam, Điều 404, Bộ Luật Dân Sự 2005: “ 1.
Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp
nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao két khi hết thời hạn trả
lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lạng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời
chấp nhận giao kết; 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên
dã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn
bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.
• Quan điểm của Công ước Vienna 1980: Công ước Vienna xem sự ưng thuận
đơn chào hàng có hiệu lực thành lập hợp đồng, từ lúc có sự phát biểu chấp nhận tới
người được chào hàng. Công ước lưu ý hai điểm :
- Nếu đơn chào hàng có ghi thời hạn để chấp nhận, sự chấp nhận sẽ không có
hiệu lực nếu không tới người được chào hàng trong thời hạn ấy.
- Sự chấp nhận cũng không có hiệu lực nếu nó không tới người được chào hàng
trong một thời hạn phải xét theo các tình tiết của cuộc thương lượng và các


phương tiện thông tin liên lạc do người chào hàng sử dụng. Tuy nhiên, một sự chấp
nhận trễ cũng phát sinh hiệu lực (tức hợp dồng được thành lập), nếu người được chào
hàng chấp nhận bằng miệng hay bằng thư tín.

2. Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc.
 Giới thiệu về Công ước Vienna 1980
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

10

Công ước Vienna 1980 là công ước quốc tế nhiều bên được ký kết ngày
14/4/1980 tại Viên ( Áo) và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Nội dung của Công
ước là quy định các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hiện nay Công ước này có 66 nước thành viên.
Công ước này gồm có 101 điều chia làm 4 phần:
Phần một ( từ điều 1 đến điều 13):
a) Phạm vi áp dụng và các quy định chung.
Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các nước khác nhau (Điều 1).
Quy định này được áp dụng trong hai trường hơp cụ thể sau:
- Khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên của Công ước.
- Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế quy định luật được áp dụng là luật của các
nước thành viên của Công ước.

b). Phạm vi không áp dụng Công ước
Công ước không áp dụng trong các trường hợp sau:
- Mua bán hàng hóa dùng cho cá nhân,gia đình, nội trợ;

- Bán đấu giá;
- Mua bán cổ phiếu,cổ phần,chứng khoán,chứng từ lưu thông tiền tệ;
- Mua bán tàu thủy, máy bay,phương tiện vận tại bằng kinh khí cầu;
- Mua bán điện năng (Điều 2);
- Các hợp đồng mua bán mà phần chủ yếu của hợp đồng là việc thực hiện các công
việc hoặc dịch vụ khác;
- Giải quyết hậu quả thiệt hại về thân thể hoặc việc chết của một người do hàng hóa
là đối tượngcủa hợp đồng mua bán hàng hóa gây ra (Điều 5)

Phần hai (Điều 14- Điều 24):
Phần hai giải quyết việc ký kết hợp đồng thông qua các quy định về nội dung và
thời điểm có hiệu lực của chào hàng và chấp nhận chào hàng.



Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước
Trên thực tế có 2 hình thức ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó là ký
kết hợp đồng giữa các bên có mặt và ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt.đối với
mỗi hình thức ký kết co mỗi trình tự ký kết khác nhau.
Ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt là hình thức ký kết mà các bên chủ thể
của hợp đồng phải gặp mặt nhau tại một địa điểm trong một thời điểm để ký vào hợp
đồng, sau khi các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản của hợp đồng.
Ký kết giữa các bên vắng mặt là hình thức ký kết mà các bên không nhất thiết
phải gặp mặt nhau tại một địa điểm, trong một tthời điểm.theo hình thức này, các bên
có thể thông qua các phương tiện thông tin liên lạc để bày tỏ quan điểm của mình
nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau. Trình tự ký kết hợp đồng giữa
các bên vắng mặt được tiến hành thông qua chào hàng và chấp nhận chào hàng.
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM


11

Về trình tự ký kết hợp đồng, Công ước Viên 1980 chỉ đề cập đến trình tự ký
kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt, trong đó, các quy định về chào hàng và chấp
nhận chào hàng được ghi nhận một cách cụ thể.
 Chào hàng
- Khái niệm chào hàng (điều 14)
Chào hàng là một đề nghị rõ ràng về việc ký kết hợp đồngcủa một người gửi
cho một hay nhiều người xác định.trong đó, người đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng
buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận đề nghị đó.
Tính rõ ràng về nội dung của hợp đồng được Công ước quy định tại khoản 1
điều 14 theo đó, đề nghị được coi là rõ ràng nếu trong đó đã xác định rõ hàng hóa,số
lượng hàng hóa và giá cả của hàng hóa hoặc các cơ sở để xác định những vấn đề trên.
Như vậy, một đè nghị chỉ có thể được coi là cơ sở hợp pháp làm phát sinh
quan hệ hợp đồng khi nội dung của nó thể hiện được: tên của hàng hóa, số lượng của
hàng hóa và giá cả của hàng hóa,đồng thời đề nghị này phải được gửi cho một hoặc
nhiều người được xác định.bởi vì một đề nghị gửi cho một hoặc nhiều người không
xác đính sẽ được coi là một lời mời chào hàng (khoản 2 điều 14)
- Giá trị pháp lý của chào hàng (điều 15)
Về mặt pháp lý, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi những điều
cam kết của mình trong chào hàng đối với người được chào hàng.
Tuy nhiên, chào hàng sẽ không có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng trong
các trương hợp sau:
+ Chào hàng không tới tay người được chào hàng.như vậy, vì một lý do nào đó như
sai địa chỉ của người được chào hàng thì chào hàng sẽ không có giá trị ràng buộc
người chào hàng.

+ Người chào hàng nhận được thông báo việc từ chối chào hàng của người được chào
hàng (điều 17)

+ Thông báo hủy chào hàng đến tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc
với chào hàng (khoản 2 điều 15).quy định này áp dụng cho loại chào hàng không thể
bị hủy bổ.
Theo quy định của Công ước thì chỉ trong trường hợp thông báo hủy chào
hàng tới tay được người chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng thì người
chào hàng mới không bị ràng buộc bởi các điều mà mình đã cam kết trong chào hàng.
Do đó, nếu người chào hàng muốn thoát khỏi nghĩa vụ của mình ghi trong
chào hàng,bằng cách thông báo hủy chào hàng, thì người chào hàng phải gửi thông
báo hủy thông báo cho người được chào hàng bằng các phương tiện thông tin nhanh
hơn so với phương tiện thông tin mà họ đã sử dụng để chào hàng trước đó, sao cho
thông báo hủy chào hàng có thể đến tay người chào hàng trước hoặc cùng một lúc với
chào hàng.
+ Thông báo việc hủy chào hàng tới tay người được chào hàng trước khi người này
gửi chấp nhận chào hàng (khoản 1 điều 16.(đây là quy định áp dụng cho loại chào
hàng có thể bị hủy bỏ).
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

12

Điều này chỉ xảy ra trong trường hợp nếu thông báo hủy chào hàng của người chào
hàng được gửi đến tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào
hàng cho người chào hàng.
Về mặt pháp lý, trong trường hợp mặc dù bên được chào hàng đã nhận dược chào
hàng nhưng chưa bày tỏ ý kiến của mình thì hợp đồng coi như chưa đựơc ký kết. Như
vậy, như vậy đối với chào hàng có thể bị hủy bỏ, nếu trước khi gửi được chấp nhận
chào hàng để xác lập hợp đồng, bên được chào hàng nhận được thông báo hủy chào
hàng của bên chào hàng thì chào hàng này sẽ không còn giá trị ràng buộc nghĩa vụ
của bên chào hàng.

- Các trường hợp chào hàng không thể bị hủy bỏ (khỏan 2 điều 16):
+ Nếu chào hàng quy định một thời gian nhất định cho việc chấp nhận chào hàng,
hoặc chào hàng có quy định chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ.
+ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được chào hàng xem xét đề nghị của mình,
thông thường người chào hàng quy định cho chào hàng rằng sẽ dành một khoảng thời
gian nhất định để người được chào hàng chấp nhận chào hàng. Như vậy, nếu trong
thời gian này chào hàng đựơc người được chào hàng chấp nhận vô điều kiện thi hợp
đồng coi như đã được ký kết. Việc dành một khoảng thời gian cho bên được chào
hàng xem xét đề nghị của mình, người chào hàng đã tuyên bố ràng buộc nghĩa vụ đã
cam kết của mình đối với người được chào hàng trong thời


gian đó. Điều này có nghĩa là chào hàng sẽ không thể bị hủy bỏ trong thời gian đã
được quy định trong chào hàng.
+ Nếu người được chào hàng đã coi chào hàng là loại chào hàng không thể bị hủy bỏ
là hợp lý và người được chào hàng đã hành động một cách hợp lý.
Trong trường hợp, mặc dù người chào hàng không quy định một cách rõ ràng là chào
hàng không thể bị hủy bỏ, nhưng do nội dung của chào hàng hoặc vì một lý do khách
quan nào đó mà người được chào hàng đã coi chào hàng là chào hàng không thể bị
hủy bỏ và người được chào hàng đã hành động theo xu hướng đó, thì chào hàng này
cũng đợc coi là chào hàng không thể bị hủy bỏ.
- Hòan giá chào (điều 19)
Hòan giá chào là việc người được chào hàng trả lời người chào hàng với mục
đích chấp nhận chào hàng, nhưnng đưa ra điều kiện sửa đổi, bổ sung nội dung của
chào hàng.
Về mặt pháp lý thì hòan giá chào được coi như chào hàng mới của người đựơc
chào hàng đối với người chào hàng ban đầu.
Tuy nhiên theo quy định của công ước Viên thì không phải tất cả những trả lời
chào hàng có xu hướng chấp nhận chào hàng nhưng có sửa đổi, bổ sung nội dung
chào hàng đều bị coi là hoàn giá chào.

Chào hàng chỉ bị coi là hoàn giá chào trong các trường hợp các đề nghị sửa đổi
bổ sung đã làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng. (Ví dụ: những điều
kiện sửa đổi về giá cả, điều kiện thanh toán, chất lượng, số lượng hàng hóa, địa điểm
giao hàng, thời gian giao hàng, trách nhiệm của các bên, phương thức giả quyết tranh
chấp.)
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

13

 Chấp nhận chào hàng.
- Khái niệm về chấp nhận (khoản 1 điều 18)
Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng ý của người đựơc chào hàng
với những đề nghị của người chào hàng.
Về mặt pháp lý, một sự chấp nhận chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ hợp
đồng khi người chàn hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng.
Theo quy định của công ước Viên 1980 thì sự chấp nhận chào hàng của người
được chào hàng chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng một lời tuyên bố
hoặc bằng một hành vi, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng.
Như vậy theo quy định của công ước thì sự im lặng hoặc không hành động của
người được chào hàng sẽ không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận.
- Hiệu lực của chấp nhận (khoản 2 điều 18)



Về mặt pháp lý, một chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị phấp lý khi nó được
gửi tới tay người chào hàng. Tuy nhiên, một chấp nhận chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý
khi tới tay người chào hàng nếu nó thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chấp nhận phải vô điều kiện.

+ Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong chào
hàng hoặc trong thời gian hợp lý.
- Hủy bỏ chấp nhận (điều 22)
Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy bỏ nếu thông báo không chấp nhận chào
hàng tơi tay người chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chấp nhận.
 Thời điểm hợp đồng được ký kết (điều 23)
thông thường, thời điểm ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt là thời điểm các bên
cùng ký vào hợp đồng. Trong trường hợp ký kết hợp đồng, giữa các bên vắng mặt thì
thời điểm ký kết là thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực.
Theo quy định của công ước Viên thì thời điểm hợp đồng được ký kết là thời
điểm người chào hàng nhận đựoc sự chấp nhận vô điều kiện của người được chào
hàng (khỏan 2 điều 18, điều 23)

Phần ba( điều 25- điều 88):
Đây là phần trọng tâm, giải quyết 3 vấn đề sau:
 Nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong hợp đồng:
- Nghĩa vụ người bán: giao hàng đúng thời gian, địa điểm, đúng số lưộng và chất
lượng; nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng …
- Nghĩa vụ bên mua: nhận hàng, thanh toán tiền hàng…
 Sự vi phạm hợp đồng, trách nhiệm của bên bán và bên mua khi vi phạm hợp
đồng(Điều 74 - điều 77 Công ước Vienna)
 Thời điểm dịch chuyển rủi ro đối với hàng hoá mua bán phù thuộc vào từng
phương thức giao hàng cụ thể

Phần 4: Những quy định cuối cùng về:
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

14


• Người giữ lưu chiểu bản Công ước
• Vấn đề ký kết Công ước
• Thời gian có hiệu lực của Công ước
• Vấn đề hủy bỏ Công ước

3. Việc áp dụng công ước Vienna của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa là thành viên của Công ước Vienna, tuy nhiên theo
điều 1 của Công ước Vienna: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa các bên có trụ sở thưong mại tại các quốc gia khác nhau: a. Khi các
quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước; b. Khi theo các quy phạm tư
pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của một quốc gia là thành viên của công ước” .
Ngoài ra còn có hai trường hợp khác, ở đó Công ước Vienna có thể được áp dụng:
- Khi các bên trong hợp đồng lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của
mình
- Khi trong hợp đồng các bên không lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết
tranh chấp lựa chọn CISG để giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh
chấp có thể là tòa án trong nước, tòa án nước ngoài, trọng tài trong nước hay
trọng tài nước ngoài.
Như vậy Việt Nam vẫn có thể áp dụng CISG. Lấy ví dụ, một án lệ về tranh chấp
giữa Công ty thương mại Tây Ninh - Tanico (Việt Nam) và DN Nam Bee (Singapore),
được xét xử tại Toà phúc thẩm – TAND thành phố Hồ Chí Minh, bản án tuyên ngày
4/5/1996. Khi xét xử vụ việc này, Toà án đã tham chiếu dẫn tới điều 29, điều 53 và điều
64 CISG. Đây là một án lệ về CISG đầu tiên đối với Việt Nam. An lệ này cho thấy, dù
Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ứơc, nhưng vẫn có thể được áp dụng tại Việt
Nam do Singapore đã gia nhập vào CISG vào ngày 16/02/1995 và có hiệu lực từ ngày
1/3/0996.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, việc
gia nhập CISG là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với các hợp đồng ngoại
thương nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá (xuất nhập khẩu) nói riêng của Việt

Nam. Đây là Công ước về mua bán hàng hoá quốc tế đã được nhiều nước tham gia, phê
chuẩn, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương
mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Việt Nam đang trên con đường
hội nhập một cách chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các quan hệ
hợp tác song phương và đa phương, do đó, việc các văn bản luật quốc gia chưa phù hợp
vơi pháp luật quốc tế sẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn, bất lợi, làm phát sinh những
xung đột pháp luật với các nước khác khi giải quyết tranh chấp cũng khó khăn. Luật
Thương mại Việt Nam 2005 liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế còn bộc
lộ nhiều mặt hạn chế và còn chứa đựng những điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn và
đòi hỏi của các nhà kinh doanh quốc tế. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng có
các giải pháp tiến tới gia nhập CISG trong thời gian sớm nhất để thống nhất nguồn luật
áp dụng cho mua bán hàng hoá quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác
nước ngoài. Khi đó các doanh nhiệp Việt Nam và nước ngoài sẽ cùng chung “tiếng nói”,
cùng chung quan điểm và nhờ đó, các

Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

15


mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế sẽ ngày càng gắn chặt, lâu bền hơn và rộng mở
hơn.
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa gia nhập CISG thì các doanh nghiệp Việt Nam
nên làm gì khi đứng trước các xung đột về pháp lý với nước ngoài?
Thư nhất, các doanh ngiệp Việt Nam nên nắm vững tinh thần và nội dung của công ước,
do rất có thể nhiều tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế giũa doanh nghiệp
Việt Nam và các đối tác nước ngoài sẽ được giải quyết bằng CISG bởi toà án Việt Nam,
toà án nước ngoài và đặc biệt là các trọng tài quốc tế.

Thứ hai, trong các hợp đồng mua bán ngoại thương các doanh nghiệp nên lựa chon
CISG là luật áp dụng cho hợp đồng, do:
- Tránh được những khó khăn khi phải đàm phán lựa chọn luật quốc gia làm luật
áp dụng cho hợp đồng. Trên thực tế việc lựa chọn luật quốc gia gặp rất nhiều
khó khăn. Nếu như các nhà đàm phán nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn
luật quốc gia của mình thì điều này lại không hoàn toàn đúng với các nhà đàm
phán Việt Nam. Họ hiểu rằng việc dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam không phải
là một giải pháp tối ưu , vì pháp luật Việt Nam nói chung và về hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế nói riêng của Việt Nam còn hàm chứa nhiều quy định chưa
phù hợp với điều kiện quốc tế, với pháp luật, tập quán thương mại quốc tế và
như vậy, chưa thể bảo vệ một cách hiệu quả lợi ích của các bên trong hợp đồng
quốc tế. Ngoài ra việc lựa chọn luật quốc gia của nứơc ngoài có thể đem lại
những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam do thiếu sự hiểu biết đầy đủ về
đó.
- Đây là nguồn luật phổ biến nhất hiện nay điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế hiện nay. CISG đã và được phê chuẩn bởi 66 quốc gia, trong đó có
rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như Pháp, Mỹ, Italia,
Liên bang Nga, Canada, Đức, Hà Lan, Uc, Trung Quốc… Các công ty, doanh
nghiệp của các nước này đã quen áp dụng CISG cho các hợp đồng mua bán
hàng hoá ký kết với các đối tác nước ngoài.
- Có được sự an toàn về pháp lý. CISG với tư cách là một văn bản luật thực
chất nhằm giải quyết các xung đột trong kinh doanh quốc tế, các quy định trong
công ước được coi là rất hợp lý, đã thống nhất được nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau trên thế giới, tạo được sự bình đẳng giữa người mua và người bán
trong quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình
khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần chú ý, CISG dẫu sao cũng không phải là
một công cụ toàn năng, CISG không điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan tới
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Một số vấn đề được CISG “bỏ ngỏ”, ví dụ
như vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp


đồng. Do vậy, để chặt chẽ và phát sinh tranh chấp khi lựa chọn CISG là luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các bên nên chọn một nguồn luật
“phụ trợ” để giải quyết các vấn đề mà CISG không bao trùm (thường nguồn luật
phụ trợ này là luật quốc gia).
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM

16



KẾT LUẬN


Trong guồng quay chuyển động không ngừng của đời sống kinh tế toàn cầu,
các hoạt động thương mại quốc tế đang từng giở góp phần tích cực làm thay
đổi diện mạo của các quốc gia, của các khu vực và trên toàn thế giới. Ngày nay
hoạt động thương mại không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Tính quốc
tế trong các giao lưu thương mại ngày càng được thể hiện rõ nét với sự tham
gia rộng rãi của các chủ thể khác nhau về quốc tịch, sự di chuyển liên tục hàng
hóa, dịch vụ, sức lao động qua biên giới. Việt Nam cũng nằm trong guồng quay
chuyển động đó với sự hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế thúc đẩy phát triển
kinh tế trong nước và quan hệ thương mại với các quốc gia và đặc biệt là hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế.
Khá quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế GV. Vương Tuyết Linh

BẢN QUYỀN TÀI LIỆU THUỘC VỀ HTTP://SINHVIENNGANHANG.COM


17



DANH MỤC THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh - Luật và các tổ chức thương mại quốc tế diễn giải –
Nxb. Thống Kê, 2004.
2. Đại học luật Hà Nội – Giáo trình Luật Thương Mại Quốc Tế – Nxb. Tư
Pháp, 2006.
3. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân – Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương –
Nxb. Thống Kê, 2005.
4. www.sinhvienluathn.com
5. www.doisongphapluat.com.vn
6.
www.vanphongluatsuquangtrung.com

×