Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số vấn đề về lạm phát ở việt nam những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.9 KB, 18 trang )

Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới, các quốc gia dù chọn mô hình kinh tế tập trung bao cấp hay kinh tế
thị trường, nếu muốn phát triển vững mạnh đều phải quan tâm đến tam giác: tăng
trưởng, thất nghiệp, lạm phát. Đây là ba chỉ số quan trọng nhất trong việc đánh giá sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chúng vừa đối lập nhau vừa liên kết chặt chẽ với
nhau.
Trong những thập niên gần đây, khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, bắt
đầu nền kinh tế thị trường đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt nhằm thu được lợi nhuận
cao và đứng vững trên trường quốc tế.Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp nhà
nước phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế. Một trong
những vấn nổi cộm hiện nay chính là lạm phát. Lạm phát được coi là con quỷ gớm nhất
trên trái đất, ít nhất là xét trong triển vọng kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Lạm phát
một căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp
đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, trí tuệ mới có thể đạt được kết quả lạc quan bởi tính
chất hai mặt của nó. Một mặt nó kích thích nền kinh tế phát triển nếu tốc độ tăng
trưởng của nó phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, nếu tốc độ lạm phát
lên cao sẽ gây ra những biến động kinh tế hết sức nghiêm trọng như biến dạng cơ cấu
sản xuất về việc làm, thu nhập bất bình đẳng, tỉ lệ thất nghiệp tăng…Điều đó đòi hỏi
việc chống lạm phát không chỉ là việc của các doanh ngiệp mà còn là việc của chính
phủ. Ngày nay, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì những
nguyên nhân lạm phát càng trở nên phức tạp hơn.
Vì vậy, trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát được rất nhiều người quan tâm,
nghiên cứu và đề xuất các phương án. Có thể nhận thấy, việc nghiên cứu lạm phát, tìm
hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to


lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Chính vì lẽ đó nên em chọn đề tài kinh
tế vĩ mô của mình là “Một số vấn đề về lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần
đây”. Em cảm thấy viết tiểu luận cũng là một cách rất tốt để tiếp thu bài cũng như nâng
cao tầm hiểu biết của bản thân về môn học. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng vì thời gian
có hạn cùng với năng lực và sự hiểu biết còn hạn chế nên bài tiểu luận này còn nhiều
thiếu sót. Kính mong thầy và các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn.
2
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………… … 2
Phần nội dung chính
1. Tổng quan về lạm phát
1.1 Lý thuyết về lạm phát
1.1.1. Khái niệm về lạm phát……………………………………………… ….4
1.1.2. Phân loại lạm phát…………………………………………………… …4
1.1.3.Phương pháp chính để đo lường lạm phát…………………………… ….5
1.1.4.Nguyên nhân lạm phát………………………………………………… 5
1.2. Thực trang lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây
1.2.1. Diễn biến lạm phát năm 2009………………………………………… 6
1.2.2. Diễn biến lạm phát năm 2010………………………………………… 7
1.2.3. Diễn biến lạm phát năm 2011………………………………………… 8
1.2.4. Diễn biến lạm phát năm 2012……………………………………… … 8
1.2.5. Diễn biến lạm phát bốn tháng đầu năm 2013 ……………………… ….9
2. Nguyên nhân và tác động của lạm phát ở Việt Nam
2.1. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam……………………………………… 10
2.1.1. Nguyên nhân khách quan 10
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan……………………………………………… 11
2.2. Tác động của lạm phát
2.2.1. Tác động đến đời sống xã hội………………………………………… 12

2.2.2. Tác động đến lĩnh vực sản xuất……………………………………… 12
2.2.3. Tác động đến lĩnh vực lưu thông……………………………………… 12
2.2.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng………………………………… …13
2.2.5. Tác động đến chính sách kinh tế tài chính của nhà nước…………… 13
3. Giải pháp mà chính phủ đưa ra và những dự báo lạm phát thời gian tới
3.1. Giải pháp……………………………………………………………… 13
3.2. Dự báo lạm phát của các chuyên gia 14
Kết Luận…………………………………………………………………… 14
Tài liệu tham khảo 15
3
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
NỘI DUNG CHÍNH
1. Tổng quan về lạm phát
Trong những năm gần đây lạm phát và thất nghiệp luôn là hai vấn đề gây nhức nhối.
Lạm phát đã trở thành mối lo hàng đầu cho nền kinh tế các nước. Chính phủ các nước
luôn tìm mọi cách để có thể khống chế lạm phát ở mức an toàn. Vậy, lạm phát là gì?
Nó được xác định bằng cách nào? Và những nguyên nhân nào tạo ra nó?
1.1. Lý thuyết về lạm phát
1.1.1.Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo mức giá chung của nền kinh tế. Trong
nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi
so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so
với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, nói chung lạm phát có thể hiểu là việc giá cả các
hàng hóa tăng lên so với mức giá ở thời điểm trước (vật giá leo thang). Phải hiểu đúng
việc tăng giá ở đây là gia tăng giá chung của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, không
phải của chỉ một số hàng hóa cá biệt. Việc tăng mức giá chung đồng nghĩa với sức mua
của đồng tiền giảm đi. Hay nói cụ thể hơn là với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu
thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đây.
1.1.2. Phân loại lạm phát
- Thiểu phát : Trong kinh tế học, thiểu phát là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Hiện tượng

này xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến.
- Lạm Phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới 10
phần trăm một năm.
- Lạm phát cao (lạm pháp phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong
phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm. Nhìn chung, lạm phát cao được duy trì trong thời
gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: Là lạm phát “mất kiểm soát”, đó chính là tình trạng giá cả tăng
nhanh chóng trong khi tiền tệ bị mất giá trị trầm trọng. Hiện tại, cũng chưa có một định
nghĩa nào về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu
lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ
50% trở lên. Nếu theo định nghĩa này, thì cho đến nay thế giới đã trải qua 15 cuộc siêu
lạm phát
1.1.3. Phương pháp chính để đo lường lạm phát
Để đo lường lạm phát người ta có thể sử dụng nhiều chỉ số đo lường khác nhau. Tuy
nhiên, hai chỉ số đo lường lạm phát phổ biến nhất đó là:
- Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo giá cả của các hàng hóa
thiết yếu hay được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”(hay còn gọi là người tiêu
dùng điển hình) ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc.
4
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
- Hệ số giảm phát GDP: được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính theo giá hiện
hành và GDP tính theo giá kỳ gốc. Nghĩa là đo lường mức tăng và giảm giá trên tất cả
các loại hàng hóa dịch vụ tính trong GDP.
1.1.4. Nguyên nhân lạm phát
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó lạm phát do cầu kéo
và lạm phát do chi phí đẩy được coi là hai nguyên nhân chính.
- Lạm phát do cầu kéo: khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ
kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của mặt hàng khác cũng theo đó
mà leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá

cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bao hiểm cho công nhân, thuế… Khi giá cả
của một hay một vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp
chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mức giá thành phẩm tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận,
cho nên mức giá chung hàng hóa tăng lên.
-Lạm phát do cơ cấu: với ngành kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền
công “danh nghĩa” cho người lao động. Vì xu thế chung, buộc các doanh nghiệp trong
các ngành kinh doanh không hiệu quả cũng phải tăng tiền công, điều đó buộc tăng giá
thành phẩm, làm tăng giá chung, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng
nào đó, trong lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người
cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá, trong khi lượng cầu tăng làm tăng giá. Kết quả là mức giá chung
tăng lên.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi
đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong
nước giảm , khiến cho tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung, tổng
cầu mất cân bằng sẽ dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá sản phẩm đó trong
nước cũng sẽ phải tăng lên, làm tăng mức giá chung, dẫn đến lạm phát.
-Lạm phát do tiền tệ: khi lượng cung tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn như
ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền khỏi mất giá,…cũng dẫn
đến lạm phát.
1.2. Thực trạng lạm phát ở việt nam trong những năm gần đây
1.2.1. Diễn biến lạm phát năm 2009
Thị trường giá cả lạm phát năm 2009 đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các yếu tố mang
tính quy luật với các yếu tố bất thường không giống như dự tính ban đầu.
Sau một năm 2008 với lạm phát (CPI) xấp xỉ tới 20%, thì mục tiêu đề ra cho năm
2009 là dưới 15% đã là lý tưởng. Nhưng đến giữa năm chúng ta hoàn toàn có thể yên
5
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10

tâm là CPI dưới 7%, mà thực tế theo Tổng cục thống kê, lạm phát cả năm 2009 chỉ
tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong sáu năm trở lại đây. Có thể nói việc kiểm
soát được lạm phát là một thành công của Việt Nam, thành công hơn nữa với tốc độ
tăng trưởng kinh tế 5,2% và thất nghiệp không tới mức nguy hiểm như những dự đoán,
trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Giá tiêu dùng năm 2009,
tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, còn
các tháng khác thì giảm hoặc tăng thấp hơn 1%, vậy nên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-
2009 so với 12- 2008 tăng 6.52% thấp hơn mục tiêu chính phủ 7%.

Biểu đồ chỉ số CPI cả nước năm 2009, nguồn: www.cpv.ogn.com
Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng năm 2009, Tổng cục thống kê cho rằng tính quy
luật giá tiêu dùng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm kinh tế ổn
định, như năm 2006, 2007). Cụ thể là giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai
tháng đầu năm do ảnh hưởng của tết nguyên đán, sau đó giảm nhẹ trong tháng 3 rồi
tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng
chi tiêu dùng và đầu tư xã hội.
CPI tháng 12/2009 đã đạt mức tăng cao nhất so với các tháng trong năm. Mà trước
đó, là kỉ lục tháng 2 với mức tăng 1,17%. Động lực mạnh nhất thúc đẩy CPI tháng 12
lập đỉnh đến từ mặt hàng lương thực, với mức tăng tới 6,88%, hàng thực phẩm tăng
0,89%, ăn uống gia đình tăng 0,69%, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng
2,06%, nhóm giao thông đạt mức tăng 2,46% do đạt tăng giá xăng dầu cuối tháng
trước; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng cũng tăng 1,4%; tương tự nhóm đồ uống, thuốc lá
tăng 0,97%; nhóm may mặc, quần áo tăng 0,81%. Ngoài ra chỉ số vàng trong tháng 12
đã tăng 10,49%, chỉ số USD tăng 3,19%, bình quân cả năm 2009 so với năm 2008
tương ứng tăng 19,16% và 9,17%.
1.2.2. Diễn biến lạm phát năm 2010
6
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
Không giống như năm 2009, lạm phát trong năm 2010 tăng cao và ở mức lạm phát 2
con số. Theo Tổng cục thống kê, lạm phát cả nước năm 2010 lên đến 11,75% so với

năm 2009. Tuy nhiều chuyên gia đã dự báo rằng lạm phát năm 2010 nhều khả năng sẽ
cao hơn năm 2009, nhưng con số này đã vượt quá chỉ tiêu được Quốc hội đưa ra hồi
đầu năm gần 5%. Trong khi đó thì nếu tính bình quân theo tháng, chỉ số lạm phát năm
2010 tăng 9,19% so với năm 2009.
Biểu đồ chỉ số CPI cả nước năm 2010 , nguồn: www.cafef.vn
Từ biểu đồ trên, có thể thấy được, lạm phát tăng cao trong hai tháng đầu năm và 4
tháng cuối năm (đều tăng trên mức 1%). Hai tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng nhanh
chóng giảm xuống ở tháng 3, và tiếp tục giảm mạnh đến mức gần 0% trong suốt 5
tháng tiếp theo, tuy nhiên từ tháng 9 đến hết năm CPI luôn trên 1% và các mức tăng
này đều đạt mức kỷ lục của 15 năm trở lại đây.
Tính chung trong cả năm 2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong giỏ hàng
hóa tính CPI, tăng gần 20%; đứng thứ 2 là hàng ăn với mức tăng 16,18%, tiếp sau đó là
nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 15,74%. Duy nhất chỉ có nhóm bưu chính viễn thông là
giảm gần 6% so với 2009.Chỉ số giá vàng tăng 36,72% trong khi chỉ giá USD chỉ tăng
7,63%. Về CPI các vùng miền, đáng ngạc nhiên là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng
12 tăng 2,04%, cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.
1.2.3.Diễn biến lạm phát năm 2011
Cùng với đà tăng lạm phát năm 2010, theo Tổng cục thống kê chỉ số lạm phát CPI cả
năm 2011 đã tăng 18,58% so với năm 2010 và so với cùng kì tháng 12/2010, CPI cả
nước tăng 18,13%.
7
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
Biểu đồ chỉ số CPI cả nước từ tháng 2/2010 đến tháng 2/2011
Nguồn: www.tinnhanhchungkhoan.vn
Nếu đầu tháng giêng năm 2011, lạm phát Việt Nam khởi điểm 7% so với cùng kỳ
năm ngoái thì sau đó 3 tháng, cuối tháng 4/2011, Tổng cục thông kê chính thức thông
báo lạm phát hay chỉ số CPI nhảy vọt mức gần 18% so với cùng kì năm ngoái. Ta có
thể thấy được 4 tháng đầu năm chỉ số CPI tăng liên tục và lập đỉnh mới mức 3,32% ở
tháng 4, sau đó giảm mạnh xuống 1,09% ở tháng 6,sau đó tăng lại tới 1,17% ở tháng 7,
5 tháng còn lại giảm dần ở mức dưới 1%, thấp nhất là tháng 10 chỉ có 0,36%. Đường

biểu diễn chỉ số CPI như một hình cờ đuôi nheo, tiệm cận về cuối tới mốc 0%. Tuy
nhiên, với 12 tháng tăng đều đặn, liên tục. Chia bình quân, mỗi tháng CPI đạt mức tăng
khoảng 1,4%, chỉ còn thấp hơn một chút so với năm 2008.
Nhìn chung về chỉ số giá tiêu dùng năm 2011, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
giá 26,49%, nhóm hàng lương thực tăng 22,82%; giá thực phẩm tăng mạnh nhất
29,34%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 11,7%; giá hàng hóa may mặc, mũ nón và giầy
dép tăng 12,1%; chi phí dành cho nhà ở tiếp tục tăng 19,66%; giá thuốc và dịch vụ y tế
cũng tăng 5,56%; chi phí cho giáo dục tăng 23,18%; trong khi đó nhóm hàng duy nhất
giảm xuống vẫn là bưu chính viễn thông giảm 4,06%.
1.2.4.Diễn biến lạm phát trong năm 2012
Cuối năm 2011,đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2012, Ngân hàng Thế giới (World
Bank) đã nhận định lạm phát là mối lo ngại chính cho nền kinh tế Việt Nam trong ổn
8
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
định kinh tế vĩ mô. Đồng thời so với khu vực và các nước trên thế giới, Việt Nam là
một trong những nước có chỉ số CPI bị xếp ở mức quán quân, vô địch.
Biểu đồ CPI cả nước từ 12/2011 - 12/2012, nguồn: www.gafin.vn
Tuy nhiên, khác với xu hướng năm trước, theo Tổng cục thống kê chỉ số giá tiêu dùng
CPI đạt mức thấp chỉ tăng 6,81% so với tháng 12/2011.( Bình quân cả năm 2012 tăng
9,02% so với cả năm 2011), xấp xỉ mức tăng 6,52% năm 2009, thấp hơn mức tăng
11,75%của năm 2010 và mức tăng 18,13% năm 2011.Đây là một năm thành công
trong việc kiềm chế lạm phát nhưng vẫn còn nhiều biến động bất thường. Cụ thể, chỉ
số CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (tăng 0,1% tháng 1 và tăng 1,37% vào
tháng 2), nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động
của nhóm thuốc lá, dịch vụ y tế và nhóm giáo dục, mức CPI đã chậm dần trong những
tháng cuối năm ( chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,85%; tháng 11 tăng 0,47%; tháng 12 tăng
0,27%). Đáng chú ý trong năm có tới 7 tháng CPI dưới 1% và hầu hết trong số đó chỉ
tăng dưới 0,5%, CPI lại không giảm sau tết nguyên đoán, mà lại giảm ở hai tháng cuối
năm (tháng 6, tháng 7)
Về các nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng có mức biến động và khác

với xu hướng của các năm trước. Nhóm hàng lương thực tăng 3,26% ; thực phẩm tăng
8,14% thấp hơn nhiều số với mức tăng của năm trước. Trong khi đó, nhóm dịch vụ y tế
có chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%; chỉ số giá viễn thông vẫn tiếp tục ở mức giảm,
giảm 1,11%
1.2.5. Diễn biến lạm phát bốn tháng đầu năm 2013
Ngay đầu năm, từ tháng 1/ 2013 CPI đạt mức tăng 1,25% so với tháng trước, và tăng
7,07% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong đó nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế
gây sốc khi đạt mức tăng 7,4%, khi nhóm hàng này dường như không thay đổi với mức
9
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
tăng 0,14% (12/2012). Ngoài ra, mức tăng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, may
mặc, mũ nón, giầy dép cùng với giá điện, giá giá dịch vụ khám chữa bệnh, học phí…
tăng lên cũng đã góp phần làm kéo mức CPI tăng lên.Chỉ số CPI tháng 2 chỉ tăng
1,32% so với tháng 1 và tăng 7,02% so cùng kỳ tháng 2/2012. Như vậy, dù là tháng tết,
nhu cầu tiêu dùng tăng 7-10% song lạm phát 2 tháng đầu năm không đáng lo ngại với
mức tăng 2,59% ( chỉ bằng khoảng 1/ 4 con số lạm phát của cả năm 2012). Trong
tháng 2 hầu hết các nhóm hàng hóa đều tăng, tăng đáng kể là nhóm hàng ăn và dịch vụ
tăng cao 2,28% so với tháng 1/2013, tăng 3,65% so với tháng 12/2012. Nhóm nhà ở và
vật liệu xây dựng tăng nhẹ 0,45%. Đáng ngạc nhiên, dù trong tháng cao điểm nhưng
nhóm giao thông chỉ tăng 0,81%so với tháng trước, nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng
chỉ tăng 0,58%, chỉ số giá vàng giảm nhẹ 0,33%, chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,03%,
nhóm bưu chính viễn thông vẫn giảm. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, lạm
phát tháng 3 được kiểm soát ở mức thấp kỷ lục 0,19% so với tháng trước và chỉ tăng
6,64% so với cùng kỳ- mức thấp nhất kể từ năm 2005 (trừ năm 2009). Theo đó, lạm
phát quý I/ 2013 tăng 2,39% so với đầu năm và tăng 6,91% so với cùng kỳ năm ngoái-
là mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây. Sang tháng 4, lạm phát của Việt Nam được
coi là ổn định ở mức 6,61% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn nếu tính theo tháng, mức
0,02% được coi là hầu như không tăng, sau khi đã giảm 0,19% hối tháng 3. Trong 11
nhóm hàng háo thuộc giỏ tính giá, chỉ số giá nhóm giao thông vẫn tăng mạnh, chỉ đứng
sau nhóm y tế (tăng 1,2%so với tháng 3); chỉ số nhóm lượng thực, thực phẩm vẫn

giảm. Nhìn tổng thể, trong 4 tháng đầu năm vừa qua chỉ số lạm phát tương đối ổn định
và không có gì đáng lo ngại. Nếu kiềm chế được mức giá dịch vụ y tế và giao thông
không tăng dột biến thì tỷ lệ lạm phát cả năm gần như chỉ quay vòng trong phạm vi dự
đoán, khoảng 6-8%.
2. Nguyên nhân và tác động của lạm phát ở Việt Nam.
2.1. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến nay có rất nhiều bất ổn, đặc biệt là
những năm 2010, 2011 lạm phát đã tăng cao ở mức hai con số. Vậy nguyên nhân do
đâu? Có thể khẳng định là do những nguyên nhân nội tại bên trong nước (nguyên nhân
chủ quan) là chính. Ngoài ra, còn chịu tác động của những yếu tố từ bên ngoài (nguyên
nhân khách quan).
2.1.1. Nguyên nhân khách quan
- Trong những năm vừa qua, trên thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế lớn
năm 2008, và còn kèm theo nhiều tàn dư, hệ lụy đến tận ngày nay. Và lạm phát là một
trong số đó.
- Giá của nhiều nguyên, nhiên vật liệu mà quan trọng nhất là xăng dầu, khí dầu mỏ,
phôi thép…trên thế giới tăng liên tục làm cho giá các mặt hàng này ở nước ta cũng
tăng cao, với tác động chi phí đẩy ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tăng lên, đẩy giá của
tất cả mặt hàng hầu như đều tăng lên.
10
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
- Mặt khác, giá vàng trên thế giới lại tăng đột biến làm cho giá vàng trong nước luôn
lập đỉnh trong những năm qua.
- Hàng hóa Việt Nam ở thị trường trong nước luôn bị cạnh trạnh gay gắt bởi hàng hóa
của các nước khác nhất là Trung Quốc. Ngoài ra do chênh lệch giá, nên sức hút từ thị
trường lân cận (Trung Quốc, Lào,Campuchia) càng làm cho hàng hóa của ta, nhất là ở
các mặt hàng lương thực, thực phẩm đã bị thum gom, xuất khẩu qua biên giới, do đó
gây mất cân đối nguồn cung trong nước.
- Việc điều chỉnh lương cơ bản tăng lên mỗi năm, làm cho doanh nghiệp buộc phải
tăng chi phí sản xuất, giá hàng hóa vì thế mà bị đẩy lên.

- Ngoài ra, những năm gần đây xuất hiện nhiều dịch bệnh lạ rất nguy hiểm, xuất hiện
từ gia súc, gia cầm, kèm theo thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, làm cho người nông dân
nản lòng trong việc sản xuất, dẫn tới nguồn cung bị thiếu hụt.
Tuy nhiên, khó thuyết phục rằng đây là nguyên nhân chính của lạm phát, bởi vì các
yếu tố khách quan này nước nào cũng gặp phải, nhưng chỉ có Việt Nam là cao bất
thường.Vì vậy, lạm phát Việt Nam cơ bản là do nguyên nhân chủ quan.
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
- Về mặt tiền tệ, tín dụng: Cung tiền trong những năm gần đây có sức nới lỏng quá
mức là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở Việt Nam. Nếu
cuối năm 2000, tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam chỉ dưới 60% GDP, trong
khi đó cuối năm 2010 đã lên đến trên 130% GDP (tổng dư nợ tín dụng trên 110%
GDP). Hơn hết, tốc độ cung tiền cao hơn tốc độ tăng GDP theo giá thực tế đã tồn tại
trong thời gian dài, cũng đã dẫn đến lạm phát 2010 và 2011 lại bị đẩy lên cao. Trong
năm 2011, lạm phát mục tiêu đề ra nhỏ hơn 7%, thấp hơn nhiều so với mức lạm phát
thực tế bình quân của 3 năm trước là 12,73%. Điều này, làm cho ngân hàng buộc phải
cắt giảm cung tiền, dẫn đến lãi suất cho vay và nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng
thẳng…, nhưng lạm phát vẫn cao kỷ lục 18,13%, đây cũng là hệ quả của việc mở rộng
cung tiền quá mức và mức tăng trưởng quá cao trong giai đoạn trước đó. Đến năm
2012, nhờ
thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp cùng với một số thuận lợi khác từ bên ngoài đã
làm cho lạm phát năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011.
- Chi phí đẩy : Việc ổn định và kiểm soát giá cả hàng hóa không tốt trước tác động
tăng giá từ nước ngoài cũng đã đẩy lạm phát tăng cao, dễ thấy nhất là mức giá vàng
của nước ta luôn cao hơn mức vàng thế giới từ 2 -5 triệu đồng.
- Do chính sách tài khóa: Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, Việt Nam đã thực
hiện chính sách kích cầu, do nguyên nhân cầu kéo, gây thêm áp lực đến mặt bằng giá,
đồng thời cũng làm tăng thâm hụt ngân sách.
- Chi tiêu công quá mức và ngân hàng nhà nước ở Việt Nam không có sự độc lập: chi
tiêu công là các khoản đầu tư của nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)-
những “ông lớn” cồng kềnh trong nền kinh tế Việt Nam ( tựa bài Những “ông lớn”

11
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
cồng kềnh trong nền kinh tế Việt Nam- kinh doanh- báo dân trí) luôn được ưu đãi
nhưng mức lợi nhuân mà các công ty này mang lại không thấm thoát vào đâu so với
những khoản đầu tư mà nhà nước đã đổ vào. Khi các doanh nghiệp này thua lỗ, do
ngân hàng nhà nước (NHNN) ở Việt Nam không có sự độc lập nào, nên nhà nước có
quyền buộc NHNN trả những khoản nợ khổng lồ thay cho các DNNN bằng cách mua
lại trái phiếu đã bán cho ngân hàng thương mại, làm tăng cung tiền, tăng tiêu dùng và
đầu tư, làm cho sản lượng tăng và mức giá cũng tăng theo, dẫn đến lạm phát.
- Nguyên nhân về cơ cấu kinh tế, cơ cấu và hiệu quả đầu tư: Việc phân bổ nguồn vốn
đầu tư không hợp lý trong thời gian dài (quá chú trọng số lượng trong khi chất lượng
còn thấp kém; hàng hóa xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên
ngoài; sự mất cân đối về cán cân thương mại) kèm theo vấn nạn tham nhũng cũng làm
cho việc đầu tư không đạt hiệu quả mà kết quả đạt được là sự bất bình ổn trong kinh tế
vĩ mô, đẩy lạm phát tăng cao.
2.2. Tác động của lạm phát
2.2.1. Tác động đến đời sống xã hội: Lạm phát có tác động phân phối lại của cải,
chủ yếu phát sinh trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra,
những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản
nói chung đều tăng lên đáng kể còn giá trị của đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại,
những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt
hại. Hơn nữa, trong thời hỳ lạm phát tăng cao, giá hàng hóa dịch vụ tăng nhanh trong
khi thu nhập của người dân trên danh nghĩa hay trong thực tế có tăng song thấp hơn
mức tăng của hàng hóa.
2.2.2. Tác động đến lĩnh vực sản xuất: Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm
cho giá đầu vào, đầu ra biến đổi không ngừng, gây ra sự bất ổn trong quá trình sản
xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho hoạt động hoạch toán của các công ty gặp khó
khăn. Khi lạm phát cao, hiệu quả kinh doanh- sản xuất của một số doanh nghiệp bị
thay đổi đột ngột, gây biến động về kinh tế. Những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn
mức lạm phát rất dễ bị phá sản.

2.2.3. Tác động đến lĩnh vực lưu thông: Lạm phát thúc đẩy việc đầu cơ tích trữ dẫn
đến sự khan hiếm hàng hóa. Các doanh nghiệp cảm thấy việc đầu tư vào sản xuất rất
khó đoán và rủi ro hơn nhiều so với việc đầu tư vào lưu thông.Vì vậy, có quá nhiều
doanh nghiệp đầu tư vào lưu thông làm cho lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền trong
tay những người vừa mới bán hàng lập tức bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông
tiền tệ tăng vọt, đẩy lạm phát tăng theo.
2.2.4. Tác động đến hoạt động ngân hàng: Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng,
thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất
nhiều, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng thiếu vốn cho vay,
trong khi lãi suất thấp do lạm phát khiến cho lượng người muốn vay rất nhiều. Do đó
mà chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế trông thấy, và hoạt động của hệ thống ngân
hàng cũng không còn ổn định nữa.
12
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
2.2.5. Tác động đến chính sách kinh tế tài chính của nhà nước: Khi lạm phát xảy ra
nhà nước khó phân biệt doanh nhiệp nào làm ăn tốt hay yếu kém. Hơn nữa, lạm phát
làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó, nhà nước không còn đủ năng lực cung cấp tiền cho
các khoản được dành cho phúc lợi xã hội…dẫn đến các khoản này bị cắt giảm, còn
việc hỗ trợ vốn, đầu tư của một số ngành, lĩnh vực bị thu hẹp hoặc hủy bỏ.Việc thâm
hụt ngân sách do lạm phát làm cho các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống xã hội
sẽ không có điều kiện để thực hiện.
3. Giải pháp mà chính phủ đưa ra và những dự báo lạm phát thời gian tới
3.1. Giải pháp
Để kiềm chế mức lạm phát tăng quá cao trong những năm sắp tới, chính phủ cũng đã
đưa ra các giải pháp chung như sau:
- Một là, giảm bớt lượng tiền trong lưu thông bằng cách thực hiện chính sách thắt chặt
tiền tệ.
- Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân
sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ
thâm hụt ngân sách.

- Ba là, tập trung sức vào việc phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc
phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực
phẩm.
- Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập
siêu.
- Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
- Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật
nhà nước về giá.
- Bảy là, mở rộng thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
3.2. Dự báo lạm pháp của các chuyên gia.
Sau tháng 1/ 2013 khi CPI tăng 1,25% so với 12/2012, và tăng 7,07% nhiều chuyên
gia cho rằng đã xuất hiện dấu hiệu đe dọa lạm phát mục tiêu 7% đã được đưa ra. Nhìn
diễn biến lạm phát trong những năm 2004-2012 có thể thấy tính chu kỳ của nó, cụ thể
vòng xoáy lạm phát lặp theo chu kỳ 3 năm 1 lần: 2 năm tăng vọt lên và một năm giảm
sâu đột ngột (CPI 2004-2006: 9,5%; 8,4%; 6,6%; CPI 2007-2009: 12,6%; 19,9%;
6,5%; CPI 2010-2012: 11,8%; 18,13%; 6,81% ). Vậy nếu chu kỳ trên lại lặp lại thì năm
2013, 2014 lạm phát sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, vấn đề dự báo lạm phát trong cả một năm phụ thuộc lớn vào chính sách
điều hàng giá tại những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước, y tế, giáo dục. Mà
theo những diễn biến hiện tại lạm phát trong 4 tháng đầu năm nay ở mức thấp, không
đáng lo ngại, có chuyên gia cho rằng lạm phát năm 2013 hoàn toàn có thể đạt được
mục tiêu 7%. Điều này có thể đạt được nếu không có sự tăng đột ngột của dịch vụ y tế
13
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
và giao thông. Và hơn nữa là việc chính phủ có quyết định thật sự đánh đổi giữa lạm
phát và tăng trưởng hay không? Đây là những điều ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lạm
phát trong tương lai.

PHẦN KẾT LUẬN
Lạm phát trong những năm gần đây đã trở thành một vấn đề đáng quan tâm của nhiều

quốc gia trên thế giới. Và lạm phát cũng đã làm đau đầu không ít chuyên gia kinh tế,
các nguyên thủ quốc gia trong việc dự tính lạm phát, cũng như tìm ra các giải phát
hoàn hảo cho việc kiềm chế lạm phát. Chính sách về lạm phát luôn có tầm quan trọng
hàng đầu trong chính sách kinh tế Việt Nam cũng như các nước khác.Việc giữ và phát
huy hiệu quả những thành quả kinh tế trong các năm qua, nhất là trong vấn đề kiềm chế
lạm phát buộc nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp lâu dài, chứ không chỉ trong
ngắn hạn, như thế nền kinh tế vĩ mô trong nước mới có thể ổn định được.
Vì thời gian có hạn, và năng lực cũng như hiểu biết của một sinh viên như em chưa
thực sự có khả năng phân tích hết mọi vấn đề về lạm phát ở Việt Nam trong những
năm qua, cho nên bài tiểu luận này chỉ dừng lại ở mức khái quát một số vấn đề về lạm
phát ở Việt Nam. Em mong qua đề tài này sẽ tạo được cái nhìn khái quát về vấn đề lạm
phát ở Việt Nam , về những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở nước ta, cũng như tác
động của nó, và các chính sách mà nhà nước ta đã đặt để kiềm chế lạm phát
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Đo lường và phân loại lạm phát. Trí Tuệ Doanh Nhân
[http: trituedoanhnhan.com/index.php/355/]
2, Nhật Bình. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát ở Việt Nam. HDHMoney
[http: ndhmoney.vn/ /đau-la-nguyen-nhan-chinh-dan-đen-lam-phat-o-viet-na]
3, Trí An. Nhận diện những “virus” gây lạm phát ở Việt Nam.CAFEF
[http: cafef.vn › Kinh tế vĩ mô - Đầu tư ]
4, Năm 2009:GDP tăng 5,32%, lạm phát chỉ 6,88%. Báo mới
[http: www.baomoi.com › Kinh tế]
5, Anh Quân. Lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 là 6,88%. CAFEF
[http: cafef.vn › Kinh tế vĩ mô - Đầu tư]
6, Năm 2010,lạm phát cả nước ở mức 11,75%. VTC News
[http: vtc.vn › Kinh tế]
14
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
7, Nguyễn Hiền. Dự báo hai kịch bản lạm phát năm 2010. Dân Trí
[http: dantri.com.vn › Kinh doanh]

8, Bích Diệp. Tổng cục thống kê: Lạm phát cả nước năm 2011 là 18,13%.
[http: www.stockbiz.vn/ /2011/ /tong-cuc-thong-ke-lam-phat-ca-nam-2011-l ]
9, Nhìn lại lạm phát 2011: hai đột biến và sự “đi hoang” của dòng tiền. VnEconomy.
[http: vneconomy.vn/20111225091658359P0C9920/nhin-lai-lam-phat-2011 ]
10, Việt Nam: Lạm phát 2011 ở mức 18,6%. BBC Vietnamese
[http: www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/ /111223_viet_inflation.shtm]
11, Nhật Minh. Lạm phát cả năm vượt 18%.VnExpress
[http: vnexpress.net/gl/topic/6855/lam-phat-2011-vuot-18/]
12, Trí An. Lạm phát cả năm 2012: Sau niềm vui là nỗi lo. CAFEF
[http: cafef.vn › Kinh tế vĩ mô - Đầu tư]
13, Phương Trà. 2012: Kiềm chế lạm phát thành công. 24h
[http: www.24h.com.vn/ /2012-kiem-che-lam-phat-thanh-cong-c46a508499 ]
14, Thân Hoàng Dung. Kinh tế Việt Nam: Lạm phát mục tiêu 7% trong năm bị đe
dọa?
[http: finance.tvsi.com.vn/ /2013125/ /kinh-te-viet-nam-lam-phat-muc-tieu ]
15, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và dự báo tháng 3.Vinanet
[http: vinanet.com.vn › Tin kinh tế › Kinh tế VN]
16, Quý I/2013: Lạm phát ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Theo
DCSVN
[http: baophutho.vn/ /201304/Quy-i2013-Lam-phat-o-muc-thap-nhat-trong ]
17, Lạm phát 2013 phụ thuộc …chính sách điều hành giá?. Dân Trí
[http: dantri.com.vn › Kinh doanh]
18, Bảy giải pháp chống lại lạm phát của chính phủ.VnEconomy
[http: vneconomy.vn/ /bay-giai-phap-chong-lam-phat-cua-chinh-phu.htm]
19, Th.S. Lê Nguyễn Hải Đăng. Lạm phát cao và những tác động đến đời sông kinh
tế. Việt Báo
[http: vietbao.vn/Xa-hoi/Lam-phat-cao-va-nhung-tac-dong kinh /124]
20, TS. Phạm Huy Hùng. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động ngân hàng và giải
pháp kiềm chế lạm phát
[http: www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/08/080909.html]

15
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
21, Đo lường và phân loại lạm phát. Trí Tuệ Doanh Nhân
[http: trituedoanhnhan.com/index.php/355/]
22, Các biện pháp chống lạm phát. Vienhanlam
[http: vienhanlam.wordpress.com/2013/02/18/cac-bien-phap-chong-lam-phat/]
23, Doanh nghiệp dở sống, dở chết vì lạm phát, lãi suất. VnExpress
[http: kinhdoanh.vnexpress.net/ /doanh-nghiep-do-song-do-chet-vi-lam-phat ]
16
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
17
Phạm Thị Như Mai, lớp 122_T10
18

×