Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Tác động của xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Tp. Hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 63 trang )

i

Mã số: …………….

TÁC ĐỘNG CỦA XÁC SUẤT BỊ KIỂM TRA TỚI
HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƢỜI NỘP
THUẾ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


i
GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài
Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước, tác động tới mọi
chủ thể trong đời sống kinh tế - xã hội và góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ, phát triển đất nước. Thuế cũng là công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế,
phân phối lại thu nhập và thực hiện cơng bằng xã hội. Chính vì thế, chính phủ đặc
biệt chú trọng tới nguồn thu từ thuế và đưa ra rất nhiều các chính sách, pháp luật
thuế nhằm quản lý và thu thuế một cách hiệu quả nhất.
Có rất nhiều sắc thuế, tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia mà từng loại
thuế lại có vị trí, vai trị, tỉ trọng khác nhau trong cơ cấu thuế của mỗi nước. Trong
đó, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì cơng tác quản lý thuế TNCN còn nhiều hạn chế
nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước chậm phát
triển, kể cả ở Việt Nam. Trong thực tế, vẫn còn rất nhiều những người giàu có, có
thu nhập cao, nhưng lại nằm ngồi phạm vi quản lý của thuế TNCN. Các nghiên
cứu còn cho thấy rằng, những người đang đóng thuế TNCN thì lại có xu hướng
trốn thuế nhiều hơn hẳn những người không nằm trong hệ thống thuế này. Phải
chăng đây là một thách thức lớn cho những nhà lập pháp và hoạch định chính sách?
Lúc này việc ra sức cải thiện sự tuân thủ thuế của những người đang đóng thuế
được hi vọng là sẽ khả quan hơn.
Vấn đề đặt ra là tại sao người nộp thuế (NNT) tuân thủ hoặc không tuân thủ


và tại sao NNT lại tuân thủ ở một cấp độ nào đó? Muốn nâng cao tính tn thủ của
NNT thì cần phải hiểu tính tn thủ bị tác động bởi những yếu tố nào và mức độ
tác động của những yếu tố này ra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tn thủ
thuế. Đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về các vấn đề này như “Tax
Compliance” (James Andreoni, Brian Ẻrard & Jonathan Feinstein, 1998); “ Giám
sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam” (Nguyễn Thị Thanh Hồi và nhóm tác giả,
2011)… cho thấy rằng hành vi tuân thủ của người nộp thuế khơng phải là một yếu
tố độc lập, bất biến; nó chịu tác động của các yếu tố trong môi trường hoạt động
và các yếu tố trong bản thân người nộp thuế. Đơi khi, chi phì để tn thủ thuế là


ii
quá cao thí người ta cũng sẵn sàng chấp nhận không tuân thủ theo luật thuế; và bất
cứ nơi đâu có thuế, nơi đó có tính trạng trốn thuế.
Câu hỏi tiếp theo đặt ra là: Làm thế nào để cải thiện sự tuân thủ thuế của các
cá nhân một cách tự nguyện, đặc biệt là trong cơ chế tự khai tự nộp như hiện nay ở
Việt Nam? Với sự tin tưởng rằng khi hiểu được mối quan hệ giữa tuân thủ thuế và
các yếu tố tác động tới hành vi này, sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tìch, đánh giá
và đổi mới các công cụ để cải thiện và nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp
thuế. Dựa theo một bài nghiên cứu đã được thực hiện ở Mỹ năm 2007, nhóm tác
giả Erich Kirchler, Stephan Muehlbache, Barbara Kastlunger, Ingrid Wahl đã đưa
ra 4 yếu tố tác động tới tuân thủ thuế: i) Thu nhập thực tế, ii) Thuế suất, iii) Xác
suất kiểm toán và iiii) Mức phạt. Mỗi yếu tố đều tác động tới sự tuân thủ trên
nhiều khía cạnh khác nhau, rất rộng và phức tạp. Chỉ riêng yếu tố thu nhập cũng
đã khó xác định, vì rất khó để tình được chính xác thu nhập của một người. Trong
khi đó, theo tâm lý học, con người ta thường có xu hướng che giấu đi con số thực
sự về thu nhập vì nhiều lý do khác nhau, hay đơn giản là để tự bảo vệ mình hay
tránh sự nhịm ngó. Yếu tố thuế suất thì lại phụ thuộc vào độ mạnh của hệ thống
thuế và các chính sách thuế được ban hành trong từng giai đoạn khác nhau. Với sự
thay đổi liên tục và là vấn đề cốt lõi ở Việt Nam như vậy thì việc phân tích yếu tố

này địi hỏi phải có sự nghiên cứu rất sâu và thời gian nghiên cứu phải dài. Riêng
với mức phạt, yếu tố này lại có mối quan hệ có thể thay thế với xác suất kiểm tốn
(- thuật ngữ này có thể hiểu như khả năng một người nộp thuế bị kiểm tra hồ sơ
thuế nên có thể gọi là xác suất bị kiểm tra - sv). Tác giả cũng đã kết luận rằng mức
phạt cao hơn đơn giản là để tổn thất của người nộp thuế lớn hơn, ví thế sẽ ngăn
được trốn thuế. Vì vậy, xác suất bị kiểm tra là yếu tố khả thi nhất có thể kiểm
chứng được ở Việt Nam.
Từ những lý do trên, sinh viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Tác động
của xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP. Hồ
Chì Minh”.


iii
Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Trốn thuế là vấn đề không của riêng bất cứ quốc gia nào, mà nó tồn tại ở hầu
hết các nước trên thế giới. Đó thực sự là một vấn đề nan giải, và ngày càng trở nên
tinh vi, phức tạp hơn. Ở Việt Nam, số liệu của các cơ quan thanh tra thuộc ngành
tài chính trong một bài báo đăng vào cuổi quý 2 năm 2011 trên báo Đầu tư, một
Cơ quan của Bộ kế hoạch và đầu tư cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế, sử dụng
sai nguồn vốn ngân sách nhà nước trong 5 năm qua diễn ra ở hầu hết lĩnh vực. Cụ
thể, trong giai đoạn 2007-2010, Thanh tra Tổng cục Thuế chỉ tiến hành khoảng
17.000 cuộc thanh - kiểm tra, nhưng đã kiến nghị thu vào ngân sách hơn 11.423 tỷ
đồng tiền thuế và gần 1.020 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Chánh thanh tra Tổng cục Thuế, ông Phùng Thanh Sơn cho biết, kết quả truy thu
thuế (do mức độ gian lận) ngày càng tăng. Còn thanh tra ngành hải quan dù chỉ
thực hiện chưa đến 640 cuộc thanh - kiểm tra trong vòng 5 năm qua, nhưng cũng
đã kiến nghị truy thu và xử phạt hành chình đối với các DN xuất - nhập khẩu vi
phạm với số tiền gần 116 tỷ đồng và 160 triệu USD. Trong khi đó, Thanh tra của
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng đã kiến nghị xử lý 25 DN bảo hiểm có sai
phạm, với số tiền 68 tỷ đồng. Riêng tại Cục thuế Tp.HCM, kết quả Báo cáo Tổng

kết công tác Thanh tra cho biết, trong năm 2012 đã tiến hành kiểm tra 1.511 hồ sơ,
tổng số truy thu và truy hoàn là 2.611.223 triệu đồng, nộp NSNN 1.119.639 triệu
đồng tiền thuế truy thu và xử phạt.
Trong cơ chế hiện nay ở Việt Nam, người nộp thuế tự tính, tự kê khai và tự
nộp thuế theo các quy định mà pháp luật đã ban hành. Đặc trưng của hệ thống tự
khai, tự nộp (SAS) là NNT (chứ khơng phải cơ quan thuế) có trách nhiệm kê khai
và đánh giá các khoản thuế phải nộp. Khi sử dụng hệ thống SAS, NNT có lợi ích
là: tăng cường dân chủ và tính tự chủ của doanh nghiệp trong việc ủy quyền cho
doanh nghiệp thực hiện chức năng tự đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào
ngân sách; giảm gánh nặng về thủ tục hành chính cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ
kê khai và nộp thuế; tăng tình tự chủ cho NNT tác động vào yếu tố tâm lý xã hội
đến sự tuân thủ thuế thông qua giảm tần suất và sức ép của hoạt động thanh tra
thuế; giảm gánh nặng chi phí tuân thủ thuế tác động vào yếu tố kinh tế của sự tuân


iv
thủ, đặc biệt giảm sự thoả hiệp và thương lượng về thuế phải nộp giữa NNT và cơ
quan thuế; và cuối cùng, hệ thống SAS thúc đẩy sự nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
Quản lý thuế theo hệ thống tự khai, tự nộp, cơ quan thuế cũng có lợi ích là: giảm
gánh nặng công việc quản lý thuế bằng uỷ quyền cho đối tượng nộp thuế thực hiện
công việc kê khai thuế, và tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm; cơ quan thuế có điều
kiện chun mơn hố vào các chức năng quản lý thuế khác như hỗ trợ, tuyên
truyền nâng cao ý thức tuân thủ của NNT; hệ thống SAS hiệu quả, ít tốn kém đặc
biệt là quản lý thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập do loại trừ được chức năng kê
khai đánh giá thuế và tập trung thanh tra có trọng điểm đối với một số trường hợp
có xác suất rủi ro trốn thuế cao; SAS là hệ thống hiệu quả và hiệu lực trong việc
chống tham nhũng bằng việc giảm thiểu sự tiếp xúc giữa cơ quan thuế và khách
hàng. Tuy nhiên, để SAS phát huy được hết tác dụng thí địi hỏi phải thỏa mãn
một số điều kiện nhất định về hệ thống thuế minh bạch; trính độ dân trí cao, tiếp
cận được với công nghệ hiện đại; các thủ tục đơn giản; địi hỏi cao về cơ sở vật

chất và trính độ quản lý; các biện pháp thanh tra kiểm tra và chế tài phải đủ
mạnh… Trên thực tế ở nước ta, để đảm bảo thỏa mãn được các điều kiện này là
chuyện rất khó. Hơn nữa, SAS cũng được xây dựng dựa trên nền tảng là tính tuân
thủ tự nguyện. Vì vậy, việc khuyến khích và nâng cao tinh thần tn thủ thuế là rất
cần thiết.
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tn thủ và khơng tn thủ thuế.
Mỗi bài nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá và phân tìch trên những khía cạnh khác
nhau về tn thủ hoặc không tuân thủ thuế: cố ý trốn thuế, thiếu sự cơng bằng
trong hệ thống thuế, mức thuế suất hay hình phạt. Có một vấn đề khơng hồn tồn
tách rời khỏi vấn đề tơn trọng luật pháp, đó là nỗi lo sợ bị phát hiện. Chẳng có gì
ngạc nhiên, các nghiên cứu có xu hướng cho thấy rằng đây là một trong những yếu
tố đóng góp quan trọng nhất. Witte và Woodbury (1983) nhận thấy rằng xác suất
của việc thực hiện trót lọt các hành vi khơng tn thủ là yếu tố quan trọng nhất
khiến cho tình trạng khơng tn thủ luật ngày càng gia tăng. Tính trạng giảm sút
phạm vi kiểm tra ở Mỹ được ghi nhận cùng với sự giảm sút (hay không thể cải
thiện được) sự tuân thủ luật. Nếu mức độ kiểm tra không thể nâng lên đến một


v
chừng mực hợp lý, các khoản phạt sẽ phải gia tăng đến những mức không thể chấp
nhận được đối với số ít cá nhân kém may mắn bị phát hiện, nếu giá trị gian lận
được giữ ở mức thấp hơn giá trị của các khoản phạt tiềm năng nhân cho xác suất
bị phát hiện. Một lần nữa, kiểm tra quá ít sẽ làm mất đi tình pháp lý của tồn hệ
thống. Nhưng cho dù chình phủ các nước thường hỗ trợ khơng đầy đủ cho hoạt
động kiểm tra, đó vẫn là thành tố quan trọng nhất trong công tác tuân thủ thuế.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên phương pháp phân tìch và kết quả
của các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện về tuân thủ thuế, sẽ tìm hiểu và
chọn lọc những nhân tố phù hợp với môi trường ở Việt Nam ( TP Hồ Chí Minh)
để đi kiểm chứng lại xem xác suất bị kiểm tra có thực sự tác động tới hành vi tuân

thủ thuế của NNT ở Tp. HCM hay khơng. Từ đó rút ra các kết luận với hi vọng sẽ
góp phần vào việc cải thiện và nâng cao sự tuân thủ thuế của các cá nhân.
Các mục tiêu cụ thể là:
-

Làm rõ khái niệm tuân thủ thuế và lý luận về tuân thủ thuế.

-

Xem xét thực trạng tuân thủ thuế tại TP Hồ Chí Minh (số liệu tại Cục thuế
TP. Hồ Chì Minh) và xu hướng cải cách tuân thủ thuế.

-

Điều tra khảo sát thực tế tại TP Hồ Chí Minh và phân tích số liệu bằng phần
mềm SPSS để đưa ra kết quả.

-

Đo lường tác động của nhân tố xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế
của NNT.

-

Phân tích và kiến nghị giải pháp cho thực trạng tuân thủ thuế tại TP. Hồ Chí
Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng nộp thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Được xếp vị trí gần như dẫn đầu cả nước về kinh tế - chính trị - xã hội lẫn

dân số, Tp. Hồ Chí Minh có một lượng dân nhập cư rất đông cùng với hàng trăm


vi
ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Là thành phố có dân số đơng nhất cả nước,
hơn 8 triệu người, Tp.Hồ Chì Minh cũng là một thị trường rộng lớn và tiềm năng
cho nhiều khối ngành kinh tế - kỹ thuật. Ở đây có số lượng rất lớn các doanh
nghiệp lớn, các chi nhánh của các tập đoàn lớn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt
Nam, Unilever Vietnam; các ngân hàng thương mại như: Agribank, Vietcombank,
VietinBank, BIDV, ANZ… với mức đóng góp rất lớn cho NSNN qua nguồn thu
thuế. Chính vì thế, NNT ở đây có tình đại diện rất cao, từ mức đóng góp thấp đến
cao trong số thu thuế.
-

Phạm vi nghiên cứu: TP.Hồ Chí Minh

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học nghiên cứu thị trường
để khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên
những cơ sở lý thuyết đã được chứng minh ở các đề tài đi trước; được xem xét,
phân tích và diễn đạt nội dung thành những câu hỏi cho phù hợp với môi trường
kinh tế xã hội cũng như văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là ở Tp, Hồ Chí
Minh. Số liệu thu thập được sẽ đưa vào phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý,
phân tìch. Trước tiên là kiểm định mối quan hệ giữa xác suất bị kiểm tra và sự
tuân thủ thuế. Kết quả của kiểm định chi bính phương cho thấy hai biến này có
tương quan với nhau. Phương pháp phân tìch phương sai ANOVA được tiếp tục
sử dụng để đo lường mối tương quan này, tuy nhiên kết quả cho thấy mối tương

quan này là rất yếu, biến xác suất bị kiểm tra chỉ lý giải thìch được một phần rất
nhỏ cho hành vi tuân thủ thuế của NNT tại Tp.HCM. Thông qua kiểm định tính
độc lập của các biến với mức độ tuân thủ thuế, phát hiện ra rằng hai biến: 1) Lịch
sử kiểm tra hồ sơ thuế ( đã từng bị kiểm tra hồ sơ thuế hay chưa) và 2) Khả năng
bị kiểm tra hồ sơ thuế sau khi đã bị kiểm tra rồi có mối tương quan với mức độ
tuân thủ thuế. Dựa vào kết luận này tiến hành viết mơ hình hồi quy tuyến tình để
tìm mối tương quan giữa các biến. Cuối cùng, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu
ban đầu và kết quả thu thập được từ bảng khảo sát để đưa ra các kiến nghị thích
hợp.


vii
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu và hướng phát triển
Đề tài nghiên cứu đã đi kiểm chứng và đo lường được tác động của một số
yếu tố tới hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế tại Tp.HCM. Tuy khơng tìm
thấy sự tác động mạnh của xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế của NNT,
nhưng trong q trính phân tìch đã phát hiện ra một số yếu tố có tác động mạnh
hơn xác suất bị kiểm tra tới hành vi tuân thủ thuế. Các nhân tố đó là lịch sử bị
kiểm tra hồ sơ thuế và đánh giá khả năng bị kiểm tra hồ sơ thuế sau khi đã bị kiểm
tra rồi. Đó có thể là những hướng đi mới cho nhứng nghiên cứu sau này. Ngoài ra,
những kết luận từ bài nghiên cứu cũng là một cơ sở vững chắc để đưa ra những
giải pháp, giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài,
đặc biệt là vấn đề thanh - kiểm tra trong và phòng chống gian lận, trốn thuế trong
quản lý thuế.


viii

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... i

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... i
Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu ................................................................. iii
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ v
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... v
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... vi
Ý nghĩa đề tài nghiên cứu và hướng phát triển ..................................................... vii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... viii
1.

LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ ...................................................................... 1
1.1

Các khái niệm về tuân thủ thuế ................................................................. 1

1.1.1 Tuân thủ thuế ..................................................................................................... 1
1.1.2 Không tuân thủ thuế ........................................................................................... 1
1.2

Phân loại....................................................................................................... 2

1.3

Lý thuyết tuân thủ thuế .............................................................................. 4

1.4

Xác suất bị kiểm tra .................................................................................... 6

2.
THỰC TRẠNG GIÁM SÁT TUÂN THỦ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP.

HỒ CHÍ MINH .......................................................................................................................... 11
2.1

Chức năng giám sát tuân thủ thuế tại Cục thuế Tp.HCM .................... 11

2.1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh .................................... 11
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh ..................................................... 14
2.1.3 Phòng kiểm tra thuế Cục thuế Tp Hồ Chí Minh .............................................. 16
2.1.4 Phịng thanh tra thuế Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh ............................................. 18
2.2 Các ứng dụng của Cục Thuế Tp.HCM trong công tác Thanh – Kiểm tra
thuế .................................................................................................................. 20
2.3

Kết quả báo cáo Thanh - Kiểm tra thuế thời gian gần đây .................. 20

2.3.1 Công tác thanh tra tại doanh nghiệp ................................................................ 22
2.3.2 Công tác kiểm tra tại Cục thuế ........................................................................ 23
2.3.3 Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp ................................................................. 15
2.4

Xu hƣớng cải cách tuân thủ thuế............................................................. 19


ix
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH.................................... 21

3.
3.1

Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 21


3.2

Các biến đo lƣờng trong mơ hình ............................................................ 21

3.3

Phân tích số liệu ........................................................................................ 23

3.3.1 Thống kê mơ tả ................................................................................................ 24
3.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa xác suất bị kiểm tra và mức độ tuân thủ thuế ..... 30
3.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa một số yếu tố khác và mức độ tuân thủ thuế ...... 40
3.4
4.

Kết quả và bình luận................................................................................. 45
KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP....................................................................................... 47

4.1

Nâng cao ý thức tuân thủ thuế tự nguyện của ngƣời nộp thuế ............ 47

4.2

Phát huy và nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý thuế .................... 47

Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 52



1

1.

LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ

1.1

Các khái niệm về tuân thủ thuế

1.1.1 Tuân thủ thuế
Theo Marti (2000), tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp để xác định. Đơn
giản chỉ cần hiểu rằng tuân thủ thuế liên quan đến việc hoàn thành tất cả các nghĩa
vụ thuế theo quy định của pháp luật một cách tự nguyện và đầy đủ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Hồi (Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt
Nam - 2011), tuân thủ là việc chấp hành nghĩa vụ của người nộp thuế theo đúng
luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kỳ sự vi
phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở
các mức độ khác nhau.
Tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp
thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu
chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký
thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của người nộp thuế. Khi tuân
thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được nâng cao, rõ ràng, chính sách pháp luật
thuế đã được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mong muốn.
Suy cho cùng, tình đúng đắn hay tiên tiến của chính sách thuế, tính hiệu quả của
cơng tác quản lý thuế thể hiện rất rõ ở thực trạng chấp hành pháp luật thuế và của
người nộp thuế.
Tại một số nước, quan niệm về tuân thủ của NNT căn cứ theo nghĩa vụ của NNT:
tuân thủ trong việc đăng ký thuế; tuân thủ trong việc nộp hồ sơ khai thuế; tuân thủ

trong việc báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác; tuân thủ trong việc nộp thuế.
Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là khơng
tn thủ và mức độ tuân thủ là không giống nhau.
1.1.2 Không tuân thủ thuế
Trong quyển sách “Thuế ở các nước đang phát triển”, Richard M. Bird và
Oliver Oldman có viết: Ngồi việc kiểm tra thuế theo kiểu xổ số trong những


2
trường hợp mà tình trạng của người nộp thuế là khơng thể biện bạch được,
Boidman (1983) cịn định nghĩa ba hính thức khơng tn thủ thuế khác nhau: (1)
khơng nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào; (2) không kê khai thu nhập nhận
được trên tờ khai thuế; và (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không
đúng những khoản miễn giảm, loại trừ, hay khấu trừ.
Trước tiên, mỗi hình thức khơng tn thủ thuế trên đây có thể khơng phải là
do NNT cố ý trốn tránh, mà là do một sai sót về phía NNT. Nếu sai sót là bất hợp
lý hay do sơ suất cẩu thả, một khi được lặp lại, nó bắt đầu tiến tới sự gian lận, và
NNT sẽ phải nộp một khoản tiền phạt đặc biệt ngoài lãi suất. Giữa sự cẩu thả và
chậm trễ là một khoảng trung gian, ở đó NNT khơng chơi trị kiểm tra xổ số, mà
chỉ đơn thuần là phạm sai lầm mà thôi. Ở đây cần áp dụng một khoản phạt để
khuyến khích NNT phải cẩn thận hơn.
Trong cả hai trường hợp này, ngay cả giả định rằng người nộp thuế khơng có
động cơ, ảnh hưởng của các khoản phạt sẽ được cảm nhận chỉ khi nào người ta áp
dụng những khoản phạt ấy. Như trong trường hợp kiểm tra xổ số, chính việc kiểm
tra thực tế và thực sự áp dụng các biện pháp chế tài sẽ xác định tính hữu hiệu của
các biện pháp ấy.
Mặc dù các sắp xếp trong hệ thống thuế được đưa ra để đảm bảo sự tuân thủ
luật thuế và các quy định về thuế, xã hội vẫn còn phải đối mặt với nhiều trường
hợp khơng tn thủ thuế.Vì vậy, như Marti (2000) công nhận, vấn đề không tuân
thủ thuế là một hiện tượng vốn có của hệ thống thuế hiện nay.

1.2

Phân loại
Tùy vào tính chất của việc tuân thủ, có nhiều cách phân biệt được đưa ra về

sự tuân thủ. Theo quan điểm của Trung tâm nghiên cứu chính sách và quản lý thuế
của OECD, thì tính tn thủ của người nộp thuế được chia thành 2 nhóm chính sau
đây:


3
-

Tuân thủ quy định hành chính (Administrative compliance): Là việc người
nộp thuế tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng
hạn.

-

Tuân thủ kỹ thuật (Technical compliance): Là việc người nộp thuế thực hiện
tính tốn và nộp thuế đúng theo quy định tại các điều của Luật thuế.
Thông thường, các quy định liên quan đến xác định hành vi tuân thủ quy

định hành chình thường được thể hiện khá rõ ràng trong các văn bản luật. Tuy
nhiên việc xác định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế quy định
khơng rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều
khó khăn.
Trong đóng góp của mình, Kirchler (2007) đệ trình rằng việc tuân thủ có thể
là tự nguyện hoặc bắt buộc tuân thủ.
- Tuân thủ tự nguyện có thể được thực hiện bởi sự tin tưởng và hợp tác liên tục

giữa cơ quan thuế và người nộp thuế và nó là sự sẵn lịng của riêng mỗi
người nộp thuế để thực hiện theo chỉ thị và các quy định của cơ quan thuế.
- Tuy nhiên, khi có sự hiện diện của sự mất lịng tin và sự thiếu hợp tác giữa
các cơ quan thuế và người nộp thuế, sẽ tạo ra một hoàn cảnh khơng thân
thiện, lúc này chính quyền phải thực thi tn thủ.Tuân thủ được thực thi đối
với những người nộp thuế khơng sẵn sàng nộp thuế của mình thơng qua các
đe dọa và áp dụng kiểm tra và số tiền phạt (Kirchler, 2007).
McBarnett (2003) xác định ba hính thức tuân thủ, trong đó bao gồm tuân thủ
cam kết, tuân thủ có điều kiện và tuân thủ sáng tạo. Tuân thủ cam kết là sẵn sàng
thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế mà khơng than phiền, phàn nàn.Trong
khi đó, tn thủ có điều kiện là miễn cưỡng thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế và tuân thủ sáng tạo đề cập đến bất kỳ hành động nào của người nộp thuế
nhằm giảm thuế bằng cách xác định lại thu nhập và chi phì được khấu trừ trong
phạm vi của pháp luật.


4
1.3

Lý thuyết tuân thủ thuế
Nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc của mọi công dân dù là thể nhân hay pháp

nhân. Là một nhiệm vụ dân sự, người ta dự kiến rằng các công dân tự nguyện sẽ
tuân thủ các nghĩa vụ đó, nhưng với một số cơng dân thì khơng phải thế. Alm
Martinez-Vazquez và Schneider (2003) đã cơng nhận rằng hầu hết mọi người
khơng muốn nộp thuế, đó là khó khăn cho cơ quan thuế để đánh thuế và thu thuế ở
bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Kirchler, Hoelz và Wahl (2008) cho biết chính phủ
có trách nhiệm quan tâm hàng đầu tới việc đảm bảo các cơng dân thực hiện theo
đúng nghĩa vụ của mình và cư xử phù hợp với quy định của pháp luật thuế, không
phân biệt địa vị xã hội của họ.

Để đảm bảo tuân thủ luật thuế và các quy định, hệ thống thuế xây dựng dựa
trên pháp luật về thuế, chính sách thuế và quản lý thuế được đặt ra.Theo Marti
(2000), sự tồn tại của hệ thống thuế thúc đẩy các tổ chức, các cá nhân đóng góp
một phần thu nhập của họ cho chính phủ như nộp thuế. Silvani (1992) nói thêm
rằng mục tiêu của quản lý thuế là thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện.
Fisher và các nhà nghiên cứu khác đã phân các nhân tố thành 4 nhóm chính
trong mơ hình tn thủ thuế và mơ hính này đã trở nên rất nổi tiếng. Bốn nhóm
này bao gồm: Hệ thống thuế ( thuế suất, hình phạt, khả năng bị phát hiện và sự
phức tạp của hệ thống thuế); Thái độ và nhận thức ( sự công bằng, đạo đức và ảnh
hưởng của nhóm); Cơ hội khơng tn thủ ( mức thu nhập, nguồn thu nhập và nghề
nghiệp); và Các yếu tố nhân khẩu học ( độ tuổi, giới tính và giáo dục). Mơ hình
Fisher là một mơ hính đơn, tìch hợp các yếu tố kinh tế, xã hội, tâm lý và một
khn khổ khả thi để có thể hiểu được hành vi tuân thủ thuế (Chan, Troutman &
O’Bryan, 2000).
Tuy nhiên, Alm (1999) cho rằng khơng có một mơ hình đơn nào có thể giải
thích hết cho những yếu tố lớn ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ thuế. Ông cũng
đưa ra một vài yếu tố khác cũng có thể có liên quan trong việc giải thích hành vi
tuân thủ thuế. Vì lý do này, một số nhà nghiên cứu đã mở rộng mơ hình của Fisher


5
để kết hợp các yếu tố khác có liên quan (Chan và cộng sự, 2000; Châu & Leung,
2009; Manaf, 2004; Mustafa, năm 1997; Tayib, 1998).
Trong Chương trính nghiên cứu quốc tế của Trường nghiên cứu chính sách
Andrew Young thuộc Đại Học Georgia, Atlanta, Mỹ, một bài nghiên cứu đã được
công bố vào tháng 12 năm 2007 với tên gọi “Why pay taxes? A review of tax
compliance decisions”, nhóm tác giả

Erich Kirchler, Stephan Muehlbache,


Barbara Kastlunger, Ingrid Wahl chọn mơ hình chuẩn để nghiên cứu là mơ hình
của Allingham và Sandmo (1972) và Srinivasan (1973). Trong mơ hình này, trốn
thuế thu nhập đã được mơ hính hóa như sự quyết định dưới sự khơng chắc chắn.
Từ đó, các thơng số quy định trong mơ hình chính thức đã được nghiên cứu thực
nghiệm trong các nghiên cứu khác nhau. Đánh giá này tóm tắt kết quả và kết luận
của các nghiên cứu về các quyết định tn thủ thuế trong mơ hình tối đa hóa lợi
nhuận. Sau khi minh họa mơ hình, các tham số trong mơ hính được giải quyết một
cách riêng rẽ để đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng minh hay chống lại các
tác động của nó tới tuân thủ thuế. Cuối cùng, dựa trên các tóm tắt có được sẽ thảo
luận về các vấn đề điển hính và các phương pháp tiếp cận thay thế trong nghiên
cứu tuân thủ thuế.
Theo cách tiếp cận tân cổ điển trong kinh tế, Allingham và Sandmo (1972)
và Srinivasan (1973) cho rằng người nộp thuế cố gắng tối đa hóa lợi ích thu nhập
chịu thuế của họ bởi chi phí tuân thủ nặng và lợi ích của việc trốn thuế. Lựa chọn
việc mạo hiểm trốn tránh tất cả hoặc một phần thu nhập thực tế có thể sẽ là tốt hơn
nếu khơng bị kiểm tra hồ sơ thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kiểm tra, việc
tuân thủ là tốt hơn bởi vì khi thanh toán một khoản tiền phạt sẽ làm giảm thu nhập
hơn nhiều so với một khoản thanh toán thuế của một người trung thực. Theo đó,
quyết định tuân thủ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính:
-

Thu nhập thực tế

-

Thuế suất

-

Xác suất kiểm toán ( hay xác suất bị kiểm tra)


-

Mức phạt


6
Như đã trính bày trong phần Lý do chọn đề tài, trong 4 yếu tố tác động tới
tuân thủ thuế: i) Thu nhập thực tế, ii) Thuế suất, iii) Xác suất kiểm toán và iiii)
Mức phạt, mỗi yếu tố đều tác động tới sự tuân thủ trên nhiều khía cạnh khác nhau,
rất rộng và phức tạp. Chỉ riêng yếu tố thu nhập cũng đã khó xác định, vì rất khó để
tình được chính xác thu nhập của một người. Trong khi đó, theo tâm lý học, con
người ta thường có xu hướng che giấu đi con số thực sự về thu nhập vì nhiều lý do
khác nhau, hay đơn giản là để tự bảo vệ mình hay tránh sự nhịm ngó. Yếu tố thuế
suất thì lại phụ thuộc vào độ mạnh của hệ thống thuế và các chính sách thuế được
ban hành trong từng giai đoạn khác nhau. Với sự thay đổi liên tục và là vấn đề cốt
lõi ở Việt Nam như vậy thì việc phân tích yếu tố này địi hỏi phải có sự nghiên cứu
rất sâu và thời gian nghiên cứu phải dài. Riêng với mức phạt, yếu tố này lại có mối
quan hệ có thể thay thế với xác suất kiểm toán (- thuật ngữ này có thể hiểu như
khả năng một người nộp thuế bị kiểm tra hồ sơ thuế nên có thể gọi là xác suất bị
kiểm tra – sv). Đặc biệt xu hướng trong thời gian tới, công tác thanh - kiểm tra
trong ngành Thuế sẽ được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế cũng
như thực hiện thành công nhiệm vụ của ngành trong năm 2013. Trong Báo cáo
tổng kết Cục thuế Tp Hồ Chì Minh năm 2012 cũng đã nêu rõ mục tiêu đảm bảo
thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Tài chính và Ủy
ban nhân dân thành phố giao bằng các biện pháp cụ thể, qua đó cũng xác định
những việc cần làm trong công tác thanh – kiểm tra ( sẽ được trình bày cụ thể
trong Chương 2). Nhận thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cùng với kỳ vọng
những kết luận của đề tài sẽ có ích trong việc nâng cao hiệu quả của thanh – kiểm
tra và tuân thủ thuế của NNT, đề tài sẽ tập trung chủ yếu đi vào xem xét, đo lường

yếu tố xác suất bị kiểm tra và đưa ra kết luận cũng như kiến nghị những giải pháp
phù hợp với mục tiêu của đề tài.
1.4

Xác suất bị kiểm tra
Mơ hình kinh tế giả định rằng người nộp thuế cố gắng tối đa hóa kết quả từ

việc tuân thủ thuế bằng cách cân nhắc giữa lợi ìch đạt được khi trốn thuế thành
cơng với nguy cơ bị phát hiện và trừng phạt. Giá trị mong đợi của hành vi không
tuân thủ thuế phụ thuộc vào xác suất bị phát hiện và tiền phạt. Do đó, Allingham
và Sandmo (1972) kết luận rằng "... sự gia tăng xác suất phát hiện sẽ luôn luôn dẫn


7
đến một thu nhập lớn hơn so với tuyên bố" (trang 330). Trong chương 16 quyển
sách “Intermediate public economics” của Hindriks and Myles (2006) có viết, các
ước tính của nền kinh tế ngầm đã tiết lộ rằng trốn thuế là một phần quan trọng của
các hoạt động kinh tế tổng thể. Mơ hình đơn giản coi quyết định trốn thuế chỉ như
một canh bạc. Nếu NNT kê khai thu nhập thấp hơn so với thu nhập thực sự của họ
(hoặc phóng đại các khoản khấu trừ), thì họ cũng có một cơ hội trốn thuế mà
không bị phát hiện. Điều này mang đến một lợi ích rõ ràng hơn là kê khai một
cách trung thực. Tuy nhiên, cũng có thể họ sẽ bị bắt. Khi đó, một sự trừng phạt sẽ
giáng xuống (thường là một khoản phạt, nhưng đôi khi còn bị bỏ tù) và tất nhiên là
tồi tệ hơn rất nhiều nếu họ trung thực. Bao nhiêu thí đáng để trốn thuế là một
quyết định mà NNT phải cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại, trong đó phải tình đến
cả các nguy cơ bị bắt và mức độ của hình phạt.
Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều tìm thấy tác dụng khuyến khích của
xác suất kiểm tra đối với việc tuân thủ, mặc dù đôi khi tác động này là hơi yếu ( so
sánh với việc xem xét cụ thể về tỷ lệ kiểm tra bởi Fischer, Wartick & Mark, 1992).
Một tìn hiệu tìch cực đã được tím thấy trong dữ liệu tổng hợp về hành vi tuân thủ

thuế của người nộp thuế Thụy Sĩ. Pommerehne và Weck-Hannemann (1996;
Weck-Hannemann & Pommerehne, 1989) đã so sánh 25 bang ở Thụy Sĩ và báo
cáo rằng ở những nơi việc kiểm tra xảy ra nhiều hơn thí tuân thủ cũng cao hơn
trong thời gian quan sát. Ali, Cecil, và Knoblett (2001) cũng đã báo cáo kết quả
tương tự trong một phân tìch của một tập dữ liệu từ IRS Mỹ.
Tuy nhiên, xác suất kiểm tra ảnh hưởng đến tuân thủ hơn nhiều hơn đối với
những người có thu nhập cao. Một tương tác ngược lại giữa xác suất kiểm toán và
thu nhập đã được tím thấy trong một bài nghiên cứu với một mẫu của 1724 người
đóng thuế ở Mỹ của Slemrod, Blumenthal, và Christian (2001). Nhóm thử nghiệm
trong nghiên cứu này nhận được thông báo bằng thư rằng các báo cáo thuế tiếp
theo của họ sẽ bị kiểm toán. Trong khi người thu nhập thấp và thu nhập trung bính
tăng tiền thuế so với năm trước, những người thu nhập cao phản ứng khác và chỉ
ra một nghĩa vụ thuế thấp hơn. Các tác giả cho rằng các thư thông báo đã làm cho


8
các đối tượng nộp thuế có thu nhập cao tím kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư
vấn thuế chuyên nghiệp để giảm thiểu nghĩa vụ thuế của họ.
Hiệu quả của kiểm tra thường xuyên cũng được chứng minh trong các nghiên
cứu trong phịng thì nghiệm. Alm, Sanchez, và De Juan (1995) đã so sánh các tỷ lệ
kiểm tra 5%, 30% và 60% và cũng đã tím thấy một sự gia tăng tương ứng trong
việc tuân thủ. Trong nghiên cứu của Trivedi, Shehata, và Lynn (2003) và Trivedi,
Shehata và Mestelman (2004) tỷ lệ kiểm tra là 0% hoặc 25%. Đúng như mong đợi,
sự tuân thủ cao hơn ở điều kiện thứ hai. Gërxhani và Schram (2006) tiến hành thì
nghiệm ở Albania Hà Lan. Những người tham gia ở Albania đã không bị ảnh
hưởng bởi tỷ lệ kiểm tra (16,6% và 50%), nhưng người Hà Lan trốn thuế nhiều
hơn khi xác suất kiểm tra thấp. Bài nghiên cứu của Alm, McClelland, và Schulze
(1992) đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến tình giữa xác suất kiểm tra và tuân thủ.
Tại xác suất kiểm tra là 0%, 2%, và 10% người tham gia khai thuế tương ứng là
20%, 50% và 68% thu nhập của họ. Spicer và Thomas (1982) đã thay đổi tỷ lệ

kiểm tra và cung cấp cho những người tham gia của họ thông tin cụ thể (1 phần 20,
5 phần 20, và 3 phần 20) hoặc thông tin khơng cụ thể (thấp, cao, và trung bình) về
xác suất được kiểm tra. Một lần nữa, xác suất kiểm tra càng cao, việc trốn thuế
càng bị từ chối. Hơn nữa, thơng tin chình xác có tác động mạnh hơn so với thơng
tin khơng chính xác. Ngược lại, Friedland (1982) báo cáo rằng ở xác suất kiểm tra
nhỏ, thông tin không chính xác có thể tăng cường tn thủ.
Fischer, Wartick và Mark (1992) chỉ ra rằng nhận thức về việc sẽ bị kiểm tra
(xác suất chủ quan) và việc bị kiểm tra ngẫu nhiên (xác suất khách quan) thì khác
nhau nhiều. Với xác suất kiểm tra cực thấp ở hầu hết các quốc gia, khả năng trốn
thuế có thể lên tới 100% nếu sự vượt quá mức hợp lệ không xảy ra như trong
thuyết triển vọng (Kahneman & Tversky, 1979). Do đó, xác suất chủ quan (hay
nhận thức) nên được quan tâm nhiều hơn là xác suất khách quan trong nghiên cứu
thuế. Nghiên cứu khảo sát cho thấy những người thú nhận có trốn thuế thì nhận
thức cơ hội bị bắt thấp hơn so với những người nộp thuế trung thực (Mason &
Calvin, 1978). Tuy nhiên, đôi khi tương quan giữa nhận thức rủi ro bị bắt và tuân
thủ lại thể hiện rất yếu hoặc thậm chí khơng tồn tại (Elffers, Weigel, & Hessing,


9
1987; Spicer & Lundstedt, 1976; Wärneryd & Walerud, 1982). Và người ta cũng
đã chứng minh được rằng xác suất chủ quan về một cuộc kiểm tra sẽ được thực
hiện có thể phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đây. Trong một thì nghiệm của
Spicer và Hero (1985), người tham gia nộp thuế trên thu nhập nhận được và bị
kiểm tra ngẫu nhiên trong tổng cộng 10 kỳ kiểm tra. Kết quả cho thấy sự tuân thủ
trong kỳ kiểm tra thứ mười có tương quan với số lần kiểm tra trong quá khứ. Kết
quả tương tự từ một nghiên cứu kinh doanh dựa theo nghiên cứu trên cũng đã
được báo cáo bởi Webley (1987). Dựa trên các kinh nghiệm của một cuộc kiểm
tra, một quá trính học tập để đánh giá xác suất kiểm tra đã được đề xuất trong
nghiên cứu của Guala và Mittone (Guala & Mittone, 2005; Mittone, 2006). Người
tham gia trong thì nghiệm của họ đã nộp thuế trong tổng cộng 60 kỳ và bị kiểm tra

hoặc chỉ trong lần đầu tiên, hoặc chỉ trong 30 kỳ cuối cùng. Nếu các thành viên
tham gia bị kiểm tra ngay từ đầu, sự tuân thủ là tương đối cao và vẫn cịn ở mức
cao trong 30 kỳ sau, mặc dù khơng bị kiểm tra thêm lần nào nữa. Ngược lại, nếu
người tham gia không bị kiểm tra lúc đầu, sự tuân thủ tương đối thấp và không gia
tăng ngay cả khi bắt đầu bị kiểm tra trong 30 kỳ sau này. Tìm hiểu xác suất khách
quan của các sự kiện khơng chắc chắn bằng cách rút kinh nghiệm ( hay quan sát)
sự xuất hiện của chúng từ các nghiên cứu trước có thể được hiểu là sử dụng các
phương pháp sẵn có (Tversky & Kahneman, 1974). Tương tự vì dụ của Tversky và
Kahneman rằng một ngôi nhà bị cháy sẽ tác động đến việc phán đoán khả năng
xảy ra các tai nạn như vậy, cho thấy trải qua một cuộc kiểm tra có thể làm tăng xác
suất chủ quan bị kiểm tra.
Mặt khác, trong các nghiên cứu thuế có thể thường xuyên thấy rằng việc tuân
thủ sẽ giảm mạnh sau một cuộc kiểm tra (Guala & Mittone, 2005; Mittone, 2006).
Những phản ứng sau các cuộc kiểm tra như vậy được Mittone (2006) gọi là hiệu
ứng “hố bom”. Trong một nghiên cứu gần đây của Kastlunger, Kirchler, Mittone
và Pitters (nộp bản thảo) đã điều tra xem hiệu ứng “hố bom” là do nhận thức sai
cơ hội hay cố gắng để đền bù thiệt hại từ việc nộp phạt. Kết quả cho thấy rằng
nhận thức sai cơ hội là nguyên nhân chình cho sự sụt giảm mạnh trong việc tuân
thủ ngay sau khi kiểm tra xảy ra. Tuy nhiên, ìt nhất trong một số trường hợp,
khuynh hướng đền bù thiệt hại dường như cũng làm giảm sự tuân thủ. Các hiệu


10
ứng “hố bom” chỉ ảnh hưởng đến kỳ kiểm tra đầu tiên sau một cuộc kiểm tra,
trước khi sự tuân thủ tăng trở lại. Trong một nghiên cứu của Kirchler,
Maciejovsky, và Schwarzenberger (2005), sau khi một hiệu ứng “hố bom” xảy ra,
sự tuân thủ tăng đến cơ sở của nó (its baseline) trong điều kiện tỷ lệ kiểm tra cao
(30%) nhanh hơn so với trong điều kiện tỷ lệ kiểm tra thấp hơn (15 %). Ví vậy,
thời gian tồn tại của hiệu ứng này dường như phụ thuộc vào thời gian dự kiến của
kỳ kiểm tra tiếp theo.

Tóm lại, bằng chứng thực nghiệm cho các tác động của xác suất kiểm tra tới
tuân thủ thuế là khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế, kiểm tra thuế là rất tốn kém
và do đó, các nghiên cứu đổi hướng tập trung vào kỹ thuật kiểm soát thay thế.
Reinganum & Wilde (1985), và Alm, Cronshaw, & McKee (1993) đã đưa ra một
vài đề án kiểm tra ngẫu nhiên đối lập. Họ đã thử nghiệm hiệu quả của một quy tắc
cắt giảm ( khi khai báo giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định), một đề án kiểm
tra ngược ( khi phát hiện ngẫu nhiên sự không tuân thủ trong kết quả kiểm tra hồ
sơ thuế trước đó), và một đề án kiểm tra tương lai ( khi phát hiện sự không tuân
thủ làm xác suất kiểm tra trong tương lai). Kỹ thuật kiểm tra thay thế dẫn đến tuân
thủ thuế cao hơn ngay cả khi các quy tắc này liên quan đến kiểm tra ìt hơn so với
các hệ thống kiểm sốt ngẫu nhiên.


11

2.

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT TUÂN THỦ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP.
HỒ CHÍ MINH

2.1

Chức năng giám sát tuân thủ thuế tại Cục thuế Tp.HCM
Ngành thuế tại Việt Nam được tổ chức theo cơ cấu ngành dọc, Tổng cục thuế

là đơn vị trực thuộc Bộ tài chính, có bộ máy giúp việc là các vụ và các bộ phận
tương đương. Trực thuộc Tổng cục là 63 Cục thuế của 63 tỉnh - thành phố trực
thuộc trung ương. Cấp dưới là các Chi cục thuế và các Đội thuế trực thuộc Chi
Cục thuế được tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính.
Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh là một trong hai Cục thuế có cơ cấu tổ chức nhiều

các phịng chức năng hơn các Cục khác, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác
quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước ( gọi chung
là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế Tp.Hồ Chí Minh được qquy định cụ thể trong
quyết định số 108/QĐ- BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cụ Thuế ,
2.2

Các ứng dụng của Cục Thuế Tp.HCM trong công tác Thanh – Kiểm tra
thuế
Cục Thuế Tp.HCM là một trong hai Cục Thuế lớn của cả nước, là nguồn thu

trọng yếu cho ngân sách nhà nước. Do đó, cơng tác quản lý càng phải chặt chẽ,
khép kín và hiệu quả. Để hoàn thành được chức năng nhiệm vụ của mình, Cục
Thuế Tp.HCM khơng thể khơng kể đến nhứng đóng góp to lớn từ đội ngũ nhân
viên sáng tạo, nhiệt huyết cũng như những ứng dụng từ công nghệ hiện đại, đặc
biệt là công nghệ thông tin dưới tố chức phòng tin học. Riêng các phòng thanh tra,
kiểm tra sẽ có những ứng dụng riêng, kể cả cách tình điểm rủi ro hoặc các kế
hoạch thanh tra – kiểm tra để có thể quản lý hiệu quả hơn. Có thể kể một số phần
mềm ứng dụng được sử dụng trong công tác quản lý như:


12
-

Ứng dụng tra cứu thông tin người nộp thuế NNT

-


Ứng dụng quản lý văn bản QLVB

-

Kiểm tra, thanh tra thuế TTR

-

Quản lý hóa đơn, ấn chỉ thuế QLAC

-

Đăng ký thuế TINCC

-

Hỗ trợ kiểm tra PTH

2.3

Ứng dụng theo dõi nhận – trả hồ sơ thuế QHS

Kê khai - kế toán thuế VATWIN
Kết quả báo cáo Thanh - Kiểm tra thuế thời gian gần đây
Trong báo cáo công tác thanh kiểm tra thuế năm 2012 vừa qua, Cục thuế

Tp.HCM xác định bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2012 gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới chưa có chiều hướng tăng trưởng, Chính
phủ đã có chủ trương, biện pháp khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp như cơ chế
chính sách về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho một số doanh nghiệp hoạt động

trong các lĩnh vực cần khuyến khích và các doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các
doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn ảnh hưởng đến số thu ngân sách của tồn
Cục. Để đảm bảo đạt số dự tốn pháp lệnh năm 2012, Cục Thuế đã áp dụng một số
biện pháp trong đó chủ động tăng cường, đẩy mạnh cơng tác thanh, kiểm tra nhằm
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Với nhiệm vụ tập trung tăng cường công
tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá, phân loại rủi ro dựa trên
nguồn dữ liệu kê khai của đơn vị, kết hợp với thông tin thu thập được trong quá
trình quản lý, giám sát hồ sơ kê khai thuế, phù hợp với nguồn nhân lực, công tác
thanh, kiểm tra thuế đã mang lại hiệu quả tích cực góp phần hồn thành kế hoạch
thu ngân sách năm 2012.
Năm 2012, Cục Thuế TP.HCM xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra trên cơ sở
phân tìch đánh giá rủi ro theo Quyết định số 1391/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của
Tổng cục Thuế về việc triển khai thì điểm ứng dụng Phân tích thơng tin rủi ro của
Người nộp thuế để lập kế hoạch thanh, kiểm tra thuế.Với số lượng đối tượng nộp
thuế rất lớn do các phòng Kiểm tra thuộc Cục Thuế và các Chi cục Thuế Quận,
Huyện đang quản lý, việc khai thác tốt nguồn dữ liệu kê khai của doanh nghiệp,


13
trên cơ sở bảng thang điểm phân tìch đánh giá rủi ro đã được các đơn vị đồng bộ
thực hiện trong công tác lập kế hoạch thanh, kiểm tra giúp cho việc lựa chọn đối
tượng thanh, kiểm tra tương đối chình xác đã mang lại hiệu quả cao so với cùng kỳ
năm trước.
Công tác thanh, kiểm tra trong những năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt
mang lại hiệu quả cao. Việc thực hiện thanh, kiểm tra tập trung vào các chuyên đề
đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, đáp ứng yêu cầu cải
cách của ngành, cơng khai minh bạch về chính sách thuế tạo sự công bằng giữa
những người nộp thuế. Kết quả thực hiện công tác thanh, kiểm tra trong năm 2012
so với cùng kỳ năm 2011 tăng cao và mang lại những hiệu quả cả về số thu lẫn
chấn chỉnh NNT thực hiện pháp luật thuế ngày một tốt hơn.

Các bộ phận thanh, kiểm tra đã có nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn
để thực hiện tốt kế hoạch thanh, kiểm tra, bên cạnh đó việc bố trì tăng cường nhân
lực những tháng cuối năm đã giúp công tác thanh, kiểm tra đạt được kết quả tốt,
đúng theo mục tiêu đã được đề ra.
2.3.1 Công tác thanh tra tại doanh nghiệp
Năm 2012, các phòng thanh tra tại văn phòng Cục thuế đã thực hiện thanh tra
người nộp thuế theo các đối tượng như sau:
-

Thanh tra theo kế hoạch đã lập trong năm 2012

-

Thanh tra các doanh nghiệp thường xuyên kê khai lỗ, giao dịch liên kết,
có dấu hiệu chuyển giá, trong đó tập trung thực hiện chuyên đề thanh tra
chống chuyển giá trong hoạt động sản xuất, gia công may mặc.

-

Thanh tra các doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh kiểm tra, thanh tra

-

Thanh tra các doanh nghiệp có số thuế phát sinh lớn, doanh thu lớn

-

Thanh tra các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực như: Tài chình Ngân
hàng, Dược phẩm, Bất động sản, Dầu khí, vận tải biển và phát chuyển nhanh.


-

Thanh tra theo các chuyên đề đã lập theo kế hoạch thanh tra
Kết quả năm 2012 đã hoàn thành kế hoạch thanh tra đã phát hiện, kiến nghị
xử lý truy thu và xử phạt kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế, góp phần
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, tạo lập công bằng về


14
nghĩa vụ thuế, góp phần hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế thông qua
thực tiễn, chống thất thu ngân sách, góp phần vào việc hồn thành dự tốn thu ngân
sách năm 2012.

ĐVT: triệu đồng
Số hồ
sơ giải

truy thu +

quyết

Đơn vị

STT

Tổng số

truy hoàn

Số giảm

khấu trừ

Giảm lỗ

Đã nộp
NSNN

P.Thanh tra 1
1

430

1.520.149

9.052

1.787.617

822.032

P.Thanh tra 2
2

343

637.984

16.960

254.576


117.723

P.Thanh tra 3
3

382

208.868

36.137

250.257

78.703

4
P.Thanh tra 4

356

244.222

24.672

396.054

101.180

Cộng


1.511

2.611.223

86.823

2.688.506

1.119.639

Kết quả thanh tra năm 2012, nguồn Cục thuế Tp.HCM.
Đánh giá chung:
Kết quả thực hiện năm 2012 của các phòng thanh tra đã thực hiện 1.511 hồ sơ
đạt 102% về số hồ sơ theo kế hoạch pháp lệnh, 77% về số hồ sơ theo kế hoạch
phấn đấu, 225% về số thu so với kế hoạch được Ban Lãnh đạo Cục Thuế giao năm
2012 và bằng 152% về số hồ sơ, 203% về số thu (đã quy đổi) so với cùng kỳ năm
2011.
Cụ thể như sau:
-

Số hồ sơ đã thanh tra : 1.511 hồ sơ, đạt 102% về số hồ sơ theo kế hoạch pháp
lệnh, 77% về số hồ sơ theo kế hoạch phấn đấu và bằng 152% so với cùng kỳ
năm 2011.

-

Số thuế truy thu và phạt: 2.611,22 tỷ đồng bằng 231% so với cùng kỳ năm
2011.


-

Số giảm khấu trừ: 86,82 tỷ đồng bằng 110% so với cùng kỳ năm 2011.

-

Giảm lỗ : 2.688,5 tỷ đồng bằng 147% so với cùng kỳ năm 2011.


15
-

Tổng số thuế truy thu và phạt đã nộp ngân sách năm 2012 là 1.119,63 tỷ đồng
đạt 91,14% trên tổng số truy thu và phạt phải nộp NSNN đã trừ nguyên nhân
khách quan (Số đang khiếu nại và chưa hết hạn phải nộp) bằng 166% so với
cùng kỳ năm 2011.

2.3.2 Công tác kiểm tra tại Cục thuế
Tổng số hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế là 126.824 hồ sơ tăng 13% so với cùng kỳ.
Số thuế điều chỉnh tăng thêm là 240 tỷ đồng bằng 58% so với cùng kỳ.
-

Số hồ sơ kiểm tra tại bàn : 126.824 hồ sơ

-

Số hồ sơ chấp nhận : 22.197 hồ sơ

-


Số hồ sơ điều chỉnh : 6.282 hồ sơ

-

Số hồ sơ ấn định : 370 hồ sơ.

-

Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN : 97.975 hồ sơ

-

Số điều chỉnh tăng : 241 tỷ

-

Số thuế ấn định : 3,9 tỷ

-

Giảm lỗ : 134 tỷ.

2.3.3 Công tác kiểm tra tại doanh nghiệp
Tổng số hồ sơ kiểm tra tại doanh nghiệp là 10.985 hồ sơ tăng 41% so với
cùng kỳ. Số truy thu và phạt là 2.615,7 tỷ đồng tăng 37% so với cùng kỳ, Số giảm
lỗ là 2.174 tỷ đồng, giảm khấu trừ là 181,8 tỷ đồng.
Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra so với cùng kỳ :



×