Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.8 KB, 97 trang )


1


Báo cáo


ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009

Chuyên gia Tư vấn quốc tế:
Giáo sư Joan Ozanne-Smith

Chuyên gia Tư vấn trong nước:
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú





















Tháng 4, 2010


BỘ Y TẾ UNICEF
Tháng 4, 2010



BÁO CÁO



ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN
2006-2009


Chuyên gia Tư vấn quốc tế:
Giáo sư Joan Ozanne-Smith

Chuyên gia Tư vấn trong nước:
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú

HÀ N Ộ I, 2010


2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT An toàn giao thông
AP Atlantic philanthropia
BYT Bộ y tế
CS Chính sách
CSQG Chính sách quốc gia
KHHĐ Kế hoạch hành động
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GT Giao thông
GTĐB Giao thông đường bộ
LĐ-TB-XH Lao động- Thương binh và xã hội
MBH Mũ bảo hiểm
NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PC Phòng chống
TBD Thái Bình Dương
PCTNTT Phòng chống tai nạn thương tích
TDTT Thể dục thể thao
TNTT Tai nạn thương tích
TNLĐ Tai nạn lao động
TNGT Tai nạn giao thông
TE Tr
ẻ em
TT-GD-TT Thông tin - giáo dục -truyền thông
WHO Tổ chức y tế thế giới
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
UBATGTQG Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
YTDP &MT Y tế dự phòng và môi trường


3
BÁO CÁO TÓM TẮT

Tiêu đề
Đánh giá thực hiện Chính sách quốc gia Phòng chống tai nạn thương
tích giai đoạn
2006-2009
Tác giả
Giáo sư Joan Ozanne-Smith, Khoa Pháp Y - Đại học Tổng hợp
Monash, Australia
Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú
Thời gian:

Tháng 4, 2010
Khu vực
Châu Á-Thái Bình dương

Quốc gia
Việt Nam

Chủ đề
Phòng chống tai nạn thương tích

Đặt vấn đề.

Năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chính sách quốc gia Phòng chống Tai nạn Thương
tích (TNTT) với mục tiêu chung là hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vự
c của đời sống
xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công
cộng. Chính sách Quốc gia (CSQG) đã đặt ra các mục tiêu cụ thể và các chiến lược cho các cơ

quan Chính phủ và các ban ngành có liên quan đạt được mục tiêu chung. Chính sách cũng cụ thể
hóa vai trò chủ chốt của từng cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực phòng chống TNTT.

Sau khi Chính sách quốc gia Phòng chống TNTT được triển khai thực hiện, nhiều Quy chế,
Nghị định và các văn bản đã được ban hành và các chương trình hành động phòng chống đã
được thực hiện. Một số dự án tài trợ sẽ kết thúc trong giai đoạn này. Chính sách Quốc gia và
một số văn bản sắp hết hiệu lực, vì vậy cần đánh giá lại và đề xuất chính sách, chiến lược mới
hoặc có sự điều chỉnh đối với Chính sách quốc gia.

Mục
đích của đánh giá: nhằm đánh giá tiến độ thực hiện Chính sách Quốc gia Phòng chống
TNTT và đưa ra các khuyến nghị cho các định hướng trong thời gian tới.

Mục tiêu chung của đánh giá là:
(1) Rà soát Chính sách Quốc gia Phòng chống TNTT của Việt nam với các chủ trương,
đường lối, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế;
(2) Đánh giá các thành tựu chủ yếu và những khó khăn trở ngại mà các cơ quan thự
c hiện
gặp phải khi triển khai thực hiện CSQG;
(3) Xác định các bài học kinh nghiệm;

4
(4) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể dựa trên kết quả đánh giá nhằm có những điều chỉnh cần
thiết hoặc tiếp tục xây dựng CSQG.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
• Đánh giá thực trạng mắc và tử vong TNTT sau khi thực hiện CSQG về PC TNTT trong
giai đoạn 2006-2009.
• Đánh giá việc thực hiện CSQG về PC TNTT trong giai đoạn 2006-2009 phù hợp với các
chiến lượ
c và mục tiêu do các thành viên của các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia

đưa ra.
• Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể đã nêu trong chính sách.
• Xác định các kết quả đạt được của thành viên các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia
và các yếu tố ảnh hưởng.
• Đánh giá các thuận lợi và khó khăn/trở ngại trong khi thực hiện CSQG về PC NTT trên
toàn quốc và tại 2 tỉnh (Tỉnh Hải Dương - một tỉ
nh dự án- khoảng 70 km từ Hà Nội và
Nam Định –- khoảng 90km từ Hà Nội) làm so sánh cho nghiên cứu thực địa.
• Xác định các bài học chung rút ra từ các cơ quan/ban ngành có liên quan.
• Đề xuất các khuyến nghị cụ thể dựa trên các kết quả dánh giá và các khuyến nghị của
các cơ quan, ban ngành tham gia trong quá trình đánh giá.

Phương pháp

Việc đánh giá được thực hiện trong khuôn khổ phương pháp chung về y tế công cộng về phòng
chống chấn thương và tậ
p trung vào giai đoạn đánh giá. Sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa
trên các dữ liệu đã có sẵn để đánh giá tổng quan tài liệu một cách toàn diện và sử dụng phương
pháp mô tả cắt ngang kết hợp kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính và khảo sát thực tế,
phỏng vấn các đối tượng chủ chốt có liên quan ở cấp trung ương, các chuyên gia về PCTNTT,
phỏng vấn cũng như th
ảo luận nhóm tại 2 tỉnh thực hiện là Hải Dương và Nam Định để phân
tích các số liệu bổ sung.
Sau các bước thu thập số liệu nêu trên, những kết quả chính của đánh giá đã được trình bày và
thảo luận về định hướng trong thời gian với các chuyên gia và những người có liên quan.
Dự thảo báo cáo được UNICEF rà soát lại. Bản báo cáo cuối cùng này có cảc nhận xét của
UNICEF và thông tin bổ sung có được từ hội thảo, đặc bi
ệt có thêm số liệu cập nhật của năm
2008, 2009 phân tích theo mục tiêu của đánh giá này.


Các kết quả và kết luận chính

Sau khi CSQG được ban hành năm 2002, PC TNTT đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên
nhiều lĩnh vực và phù hợp với từng mục tiêu chung. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực về quản lý nhà
nước, xây dựng các văn bản và các chương trình hành động, nhưng nhìn chung kết quả chư
a
được thể hiện trong việc làm giảm đáng kể TNTT và số tử vong, ngoại trừ TNTT do giao thông

5
đường bộ (GTĐB) đang bắt đầu xu hướng thuyên giảm, mặc dù điều này có thể là còn quá sớm
để đưa ra nhận định như vậy.
Kết quả đánh giá cho thấy một khó khăn chính trong việc phân tích hiệu quả của CSQG là các
hệ thống số liệu chưa có đầy đủ để mô tả được vấn đề TNTT, xác định các cơ chế và hoàn cảnh
xảy ra TNTT cụ thể
để có can thiệp phù hợp và theo dõi đánh giá tiến độ.

Vấn đề tồn tại trong các lĩnh vực phòng chống TNTT khác cũng được đánh giá chi tiết và có các
khuyến nghị để cải thiện và đề xuất một số định hướng mới.

Báo cáo đánh giá cũng nêu sự cần thiết phải có ngay một Kế hoạch Hành động Quốc gia trong
giai đoạn tới để có được sự điề
u phối, chỉ đạo ở cấp cao hơn và nguồn kinh phí của trung ương
hỗ trợ cho việc triển khai.

Khuyến nghị
1. Đánh giá chính sách Quốc gia ở cấp cao.
• Sự cần thiết phải có sự chỉ đạo của một cơ quan ở cấp cao để đánh giá và cập nhật
CSQG cho giai đoạn từ 2010-2020
• Cần tăng cường sự điều phố
i đối với các cơ quan để triển khai thực hiện một CSQG

mới hoặc được sửa đổi lại.
• Cần có một Kế hoạch hành động quốc gia cụ thể cho tất cả các Bộ/ngành.
• Ban chỉ đạo quốc gia liên ngành cần được cơ cấu lại tương tự đối với Ban chỉ đạo
ban đầu, với nhiệm vụ chỉ đạo và đi
ều hành việc thực hiện.
• Cần có kinh phí quốc gia ngoài kinh phí của ngành và cấp tỉnh để đảm bảo thành
công của công tác PC TNTT.
• Cần tăng cường trách nhiệm về tiến độ thực hiện PC TNTT cho tất cả các Bộ/ngành.
• Nên xây dựng hoặc rà soát sửa đổi kế hoạch hành động của các Bộ/ngành và cấp tỉnh
theo KHHĐQG mới.

2. Kế hoạch hành động quốc gia cho tất cả các B
ộ/ngành.
• Cần có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
• Cần thiết phải có cơ quan điều phối.
• Cần tránh chồng chéo giữa các KHHĐ của các Bộ/ngành.
• Cần phải đề cập giải quyết một số lĩnh vực còn bị bỏ ngỏ (nông nghiệp, doanh
nghiệp nhỏ, trẻ sơ sinh – v.d. như ngủ an toàn)

3. Tăng c
ường hệ thống dữ liệu
Dữ liệu tử vong.
• Cần bổ sung các chi tiết về cơ chế TNTT, địa điểm, hoạt động và nguyên nhân
TNTT theo mẫu A6 lúc thu thập số liệu.

6
• Xây dựng các hướng dẫn chuẩn về các nguyên nhân gây tử vong cho những cán bộ
thu thập số liệu tuyến xã, phường bao gồm việc xác định rõ ràng số liệu là phải tính
những người ở nơi khác bị tử vong tại xã và loại trừ những người tại các xã khác bị
tử vong và đã được báo cáo/ghi nhận ở nơi khác để tránh trùng lặp.

• Thực hiện đào tạo và đào t
ạo lại thường xuyên cho những cán bộ thu thập số liệu
tuyến xã, phường
• Cần có điều tra sự khác biệt giữa số liệu tử vong do tai nạn giao thông đường bộ của
UBATGTQG và của BYT báo cáo.
• Thường xuyên cập nhật và tổng hợp những số liệu này.
• Đảm bảo tất cả số liệu tử vong do TNGTĐB được ghi nhận theo loại GT đường bộ.

Tử vong do TNGTĐB nếu tử vong đó xảy ra trong vòng 30 ngày ngay sau khi bị
TNTT theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của WHO trong Báo cáo toàn cầu
về thực trạng an toàn GTĐB (2009)
• Cần tính cả các trường hợp bị TNTT nặng xin về nhà đã chết trong số liệu tử vong
thu thập được của ngành y tế và công an

Dữ liệu TNTT nhập viện
• Áp dụng Chương XX, ICD 10 về mã các nguyên nhân bên ngoài cho tất cả các ca
nhậ
p viện vì TNTT.
• Cần phải cung cấp phần mềm để bổ sung các mã này cho hệ thống số liệu bệnh viện
• Về mã hoá phải giao nhiệm vụ cho cán bộ chuyên trách.
• Tập huấn về mã hoá nguyên nhân bên ngoài cho những người chịu trách nhiệm mã
hoá hồ sơ bệnh án của bệnh viện và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng
• Số liệu cần tập trung, cập nhậ
t kịp thời thường xuyên, theo định kỳ, phân tích cũng
như phổ biến số liệu

Giám sát TNTT tại khoa cấp cứu
• Xây dựng hệ thống giám sát trọng điểm theo khung chọn mẫu bệnh viện đối với việc
giám sát TNTT tại khoa cấp cứu (tương tự như hệ thống Giám sát TNTT điện tử
Quốc gia của Mỹ - US National Electronic Injury Surveillance System)

• Rà soát biểu mẫu thu thập số
liệu và phần mềm theo tiêu chuẩn quốc tế (v.d. ICECI
).
• Giao nhiệm vụ này cho cán bộ chuyên trách và tiến hành đào tạo tập huấn
• Thực hiện tập trung hoá số liệu, cập nhật thường xuyên và kịp thời.
• Thực hiện phân tích ở cấp Trung ương và phổ biến số liệu.

4. Nghiên cứu
• Thực hiện các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ (như rượ
u bia đối với lái xe) để xác định
các điểm can thiệp cho công tác phòng chống.

7
• Triển khai các nghiên cứu đánh giá có đối chứng và được thiết kế tốt nhằm khẳng
định liệu các can thiệp có thực sự hiệu quả hay không.
• Thực hiện các nghiên cứu đo lường tác động/gián tiếp về các can thiệp để xác định
liệu có thay đổi nào trong tỷ lệ TNTT có thể là tác động của can thiệp không (v.d. đối
với TNTT ở trẻ em, các can thiệp cộng đồng, dạy bơ
i giúp cho việc phòng ngừa đuối
nước)
• Điều tra ngạt thở là nguyên nhân gây tử vong trẻ sơ sinh hiện tại chưa được thực
hiện, tuy nhiên điều tra hộ gia đình tại các nước trong khu vực đã xác định vấn đề
này là một nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
• Cần đầu tư và thực hiện Điều tra Liên Trường về TNTT Hộ gia đình tại Vi
ệt Nam
lần thứ 2 với quy mô lớn và chi tiết (VMIS) để đưa ra một cái nhìn chính xác về hiện
trạng TNTT tại Việt Nam và một nguồn số liệu thay thế để khẳng định độ tin cậy của
các báo cáo về TNTT của tuyến xã và bệnh viện.








8
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG TAI
NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009


Tư vấn quốc tế: Giáo sư Joan Ozanne-Smith
Tư vấn trong nước: Phó Giáo sư Nguyễn Thị Hồng Tú
TT
Nội dung


1 Giới thiệu
1.1. Cơ sở cho cuộc đánh giá
1.2. Cơ quan tài trợ

10
2 Thông tin chung
2.1.Chính sách Quốc gia về Phòng chống TNTT
2.2.Các mục tiêu và chỉ số cụ thể

10
3
Mục đích và phạm vi
của chuyên gia tư vấn

3.1.Mục đích
3.2. Phạm vi và hạn chế
11
4 Mục tiêu đánh giá
4.1.Mục tiêu chung
4.2.Mục tiêu cụ thể

12
5 Phương pháp
5.1.Cách tiếp cận và phân loại
5.2.Các hợp phần đánh giá
5.3.Nội dung và các vấn đề chính
5.4.Tổng quan tài liệu
5.5.Số liệu
5.6.Phỏng vấn và điều tra
5.7.Nhóm trọng tâm
5.8. Công cụ đánh giá
5.9. Đối tượng nghiên cứu
5.10. Đạo đức nghiên cứu.
5.11. Xử lý và phân tích

13
6 Kết quả đánh giá
6.1.Tính đồng nhất của chính sách đối với các tiêu chuẩn quốc tế

16
6.2.Thực trạng mắc và tử vong TNTT sau khi thực hiện chính sách
6.2.1 Hệ thống số liệu TNTT
6.2.2 Số liệu TNTT: tổng quan về tình hình hiện tại
6.2.3 TNTT đường bộ

6.2.4 TNTT nghề nghiệp giai đoạn 2001-2008
6.2.5 Tử vong do TNTT ở trẻ em và trẻ vị thành niên
6.2.6 So sánh số liệu tử vong do TNTT từ các nguồn khác nhau

18
6.3. Đánh giá kết quả đạt được:
6.3.1. Giới thiệu
6.3.2 Chính sách và các văn bản quy định pháp luật
6.3.3. Các chương trình hành động PC TNTT giai đoạn 2006 – 2009
38

9
6.3.4.Triển khai thực hiện chương trình, dự án.
6.3.5 Phát triển thêm các lĩnh vực có liên quan
6.3.6.Xây dựng hệ thống số liệu
6.3.7.Xây dựng năng lực cho phòng chống TNTT
6.3.8. Kinh phí

6.4 Đánh giá tác động của chính sách
6.4.1. Giảm TNTT
6.4.2. Các biện pháp trung gian
- Quy định đội mũ bảo hiểm xe máy
- Dạy kỹ năng bơi
6.4.3. Quá trình thực hiện Chính sách quốc gia
48
6.5. Các yếu tố tác động
6.5.1. Giới thiệu
6.5.2 Một số tồn tại.
- Điều phối
- Sự lãnh đạo

- Số liệu
- Kinh phí
- Năng lực
- Tính bền vững
51
6.6 Đánh giá chung về tiến độ đạt được theo các mục tiêu 53
7 Bàn luận 53
8 Kết luận và đề xuất định hướng trong thời gian tới 55
9 Khuyến nghị
9.1. Đánh giá chính sách ở cấp cao
9.2.KHHĐ của tất cả các ban ngành
9.3.Tăng cường hệ thống số liệu
9.4.Nghiên cứu

56
Tài liệu tham khảo 59
Phụ lục:
Lịch làm việc của các chuyên gia tư vấn
Phân loại và danh mục tài liệu tiếng Việt (mẫu 1b)
Bảng hỏi để phỏng vấn và câu hỏi cho thảo luận nhóm
Mẫu phỏng vấn sâu cho lãnh đạo và cán bộ các bộ, ngành (Mẫu 3)
Mẫu phỏng vấn sâu cho lãnh đạo và cán bộ các ban, ngành cấp tỉnh (Mẫu 4)
Câu hỏi thảo luận nhóm cho ban chỉ đạo PCTNTT huyện và xã (Mẫu 5)
Các báo cáo giám sát số liệu của BYT những năm 2006-2009 và số liệu
trước đây nhằm xác định xu h
ướng theo thời gian: Bảng tóm tắt (Mẫu 2b)

Tóm tắt các kết quả dự án PCTNTT
Các nguồn số liệu về TNTT giai đoạn 2006-2009 (Mẫu 2a)
Thành viên tham gia Nghiên cứu

Chương trình Hội thảo
Đại biểu tham dự Hội thảo








10
1.
Giới thiệu

1.1 Đặt vấn đề.

Nhận thức rõ về vấn đề quan trọng của công tác PCTNTT, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
Chính sách Quốc gia về Phòng chống Tai Nạn Thương tích (sau đây được gọi là chính sách
Quốc gia – CSQG) vào năm 2002 với mục tiêu chung nhằm đảm bảo an toàn cho cuộc sống của
nhân dân. CSQG xác định rõ mục tiêu chung là hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội như giao thông vận t
ải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà
trường, nơi công cộng. Chính sách Quốc gia đã đặt ra các mục tiêu cụ thể và các chiến lược cho
các cơ quan Chính phủ và các ban ngành có liên quan đạt được mục tiêu chung. Chính sách
cũng cụ thể hóa vai trò chủ chốt của từng cơ quan, ban ngành trong lĩnh vực phòng chống
TNTT.

Chính sách quốc gia Phòng chống TNTT được triển khai thực hiện một thời gian và có nhiều
Quy chế, Nghị định và các văn bản
đã được ban hành xuất phát từ CSQG này. Nhiều chương

trình hành động phòng chống thực thi được tiến hành trong nhiều năm và một số dự án tài trợ
kinh phí chuẩn bị kết thúc. Chính sách Quốc gia và một số văn bản sắp hết hiệu lực, vì vậy cần
đánh giá lại và đề xuất có chính sách, chiến lược mới hoặc có sự điều chỉnh đối với Chính sách
quốc gia. .

Vì vậy cần k
ịp thời đánh giá tiến độ thực hiện CSQG về PCTNTT và đưa ra các khuyến nghị
cho định hướng tương lai.

1.2 Cơ quan tài trợ
UNICEF phối hợp cùng với Bộ Y tế Việt Nam đã yêu cầu các chuyên gia tư vấn quốc tế và
trong nước có kinh nghiệm về phòng chống TNTT và đánh giá để thực hiện cuộc đánh giá. Việc
đánh giá chủ yếu thực hiện trong 1 tháng ở Việt Nam với s
ự có mặt của tư vấn quốc tế.

2. Thông tin chung
2.1 Chính sách quốc gia về Phòng chống TNTT
2.1.1 Chính sách và khung thời gian thực hiện
Chiến lược Quốc gia về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đã được ban hành trước CSQG về PC
TNTT một vài tháng. Ngày 19/3/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2001/QĐ-
TTg phê duyệt “Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010”.
Mục tiêu chung của chiến lược là: “Phấn đấu để
mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi
người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ
mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”.


11
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chính sách Quốc gia về Phòng chống TNTT cho giai đoạn

2002 – 2010 tại Quyết định số 195/2001/QD-TTg ngày 27/12/2001 với mục tiêu chung là“Từng
bước hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như giao thông vận tải,
lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng nhằm đạt hiệu quả tích
cực trong vi
ệc bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước, hạnh phúc của nhân dân,
góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội” và
các mục tiêu cụ thể sau:

2.1.2 Mục tiêu cụ thể và các chỉ số
• Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó thay
đổi hành vi, nếp sống phù hợp nhằm hạn ch
ế những tai nạn, thương tích
• Thực hiện xã hội hoá công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, tạo ra sự quan
tâm sâu sắc của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và của toàn dân đối với việc phòng,
chống tai nạn, thương tích
• Thực hiện các biện pháp kiên quyết, kịp thời để từng bước hạn chế những tai nạn,
thương tích, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng

Một số chỉ số cụ thể về các lĩnh vực khác nhau cần được giảm thiểu vào năm
2010 so với năm 2000 như sau:
1- Số vụ tai nạn trong học đường giảm 40%
2- Trong lao động sản xuất giảm 30%
3- Trong gia đình và cộng đồng giảm 30%
4- Giảm số người chết do tai nạn giao thông /10.000 phương tiện
Công tác PC TNTT đã được xác định là một chỉ s
ố trong chuẩn quốc gia về y tế tuyến xã do Bộ
trưởng Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 7/2/2002.

3.0 Mục đích và phạm vi của chuyên gia tư vấn


3.1 Mục đích

Mục đích chung là đánh giá tiến độ thực hiện CSQG về PC TNTT của Việt Nam và đưa ra các
khuyến nghị cho phương hướng tương lai. Đặc biệt, đánh giá xác định những thành tích và tồn
tại để đề xuất, đưa ra các khuyến nghị phù hợp. Mặc dù trọng tâm cụ thể là nhằm vào giai đoạn
2006-2009 nhưng cũng xem xét bản đánh giá với quan điểm rộng h
ơn về chính sách ban đầu và
tiến độ đạt được.

3.2 Phạm vi đánh giá và các hạn chế

Đánh giá bị giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tổng quan tài liệu, các cuộc phỏng vấn/điều tra
và thảo luận nhóm vì thời gian đánh giá hạn chế chỉ có hơn một tháng. Thời gian này cũng bao
gồm cả việc tổ chức Hội thảo trình bày các kết quả đánh giá và các khuyến nghị
để thảo luận các

12
vấn đề nêu trên với các đại biểu của các Bộ, ngành và cơ quan trung ương, các tổ chức quốc tế,
các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Chỉ có 2 tỉnh trong tổng số 63 tỉnh thành của Việt Nam được chọn làm nơi nghiên cứu thực địa
và đại diện của các tỉnh này cũng được mời tham gia Hội thảo. Phần cuối bản báo cáo có kèm
theo lịch làm việc củ
a các chuyên gia tư vấn kể cả thời gian đi nghiên cứu thực địa (Phụ lục 1).

Chuyên gia tư vấn đã tham gia họp cùng với Nhóm công tác về TNTT. Cuộc họp này đã cập
nhật thông tin về các nghiên cứu vừa hoàn thành và cả các nghiên cứu và can thiệp đang triển
khai.

4.0 Mục tiêu đánh giá


4.1 Mục tiêu chung

(1) Xem xét tính phù hợp của CSQG với các chủ trương, đường lối và tiêu chuẩn quốc tế;

(2) Đánh giá các thành tích chủ yếu và những khó khăn mà các cơ quan thực hiện gặp phải
khi triển khai thực hiện CSQG;

(3) Xác định các bài học kinh nghiệm;

(4) Đưa ra các khuyến nghị cụ thể dựa trên kết quả đánh giá nhằm có những điều chỉnh cần
thiế
t và/hoặc tiếp tục xây dựng CSQG.

4.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định tính phù hợp của CSQG với các chủ trương, đường lối và tiêu chuẩn quốc
tế
- Đánh giá thực trạng mắc và tử vong TNTT sau khi thực hiện CSQG về PCTNTT
trong giai đoạn 2006-2009.
- Đánh giá việc thực hiện CSQG về PCTNTT trong giai đoạn 2006-2009 theo các
chiến lược và mục tiêu đã đề ra của các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quố
c gia đưa ra.
- Đánh giá mức độ hòan thành các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể do chính sách đưa ra.
- Xác định các kết quả đạt được của các bộ ngành trong Ban chỉ đạo Quốc gia và các
yếu tố ảnh hưởng.
- Đánh giá các thuận lợi và khó khăn/trở ngại khi thực hiện CSQG về PCTNTT trên
toàn quốc và tại 2 tỉnh (Tỉnh Hải Dương - một tỉnh dự án, khoảng 70 km từ Hà Nội
và Nam Định –- khoảng 90km từ
Hà Nội).
- Xác định các bài học kinh nghiệm rút ra từ các cơ quan/ban ngành có liên quan.


13
- Đưa ra các khuyến nghị cho các hoạt động tiếp theo của chính sách dựa trên các
khuyến nghị của các cơ quan, ban ngành tham gia tích cực và kết quả đánh giá tổng
thể.

5.0 Phương pháp

5.1 Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá

Đánh giá này sử dụng cách tiếp cận y tế công cộng. Trong hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích còn sử dụng cách tiếp cận đa ngành là phù hợp với các mô hình nghiên cứu chính
sách công. Nghiên cứu bao gồm việc tổng hợp và rà soát toàn diện các tài liệu liên quan, phân
tích một số số liệu bổ sung, phỏng vấn các bên có liên quan chủ chốt và các chuyên gia ở trung
ương, phỏng vấn và thảo luận nhóm ở hai t
ỉnh, trình bày và thảo luận các kết quả chính trong
một hội thảo với các chuyên gia và các bên có liên quan và viết báo cáo về kết quả đánh giá.

5.2 Tóm tắt các hợp phần trong đánh giá

Sử dụng cách tiếp cận theo hệ thống để đánh giá tổng quan việc thực hiện CSQG. Một phương
pháp đánh giá chuẩn được sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện, đánh giá tác động và các kết
quả đầu ra. Việc đ
ánh giá này được bổ sung và chú trọng cụ thể vào các thành tựu cũng như các
tồn tại và khuyến nghị về những định hướng trong thời gian tới.

5.3 Nội dung và các vấn đề liên quan
Khi đánh giá những tiến bộ trong PCTNTT, việc đề cập tới cả nội dung và các khía cạnh có liên
quan (các vấn đề về tổ chức, cơ sở hạ tầng) là quan trọng vì những tiến bộ trong quá trình thực
hi

ện phụ thuộc nhiều vào cả hai mặt này.

Các nội dung đánh giá chinh

Dựa theo tài liệu và số liệu sẵn có về thực trạng TNTT ở Việt Nam, các lĩnh vực TNTT chính là
TNTT do giao thông đường bộ, đuối nước, tai nạn lao động và tai nạn thương tích trẻ em. Các
vấn đề này đã được nêu rõ trong CSQG.

Các vấn đề liên quan

Có nhiều vấn đề liên quan phải được xem xét vì những vấn đề này có ảnh hưởng c
ơ bản đến tiến
độ triển khai CSQG. Vì PCTNTTT cần có phương pháp tiếp cận đa ngành nên các vấn đề điều
phối và lãnh đạo là quan trọng. Các nguồn lực, phân phối nguồn lực và phát triển năng lực cũng
quan trọng để hỗ trợ các chính sách và chiến lược PCTNTT.


14
Số liệu mắc và tử vong với chất lượng đảm bảo để xác định và hiểu rõ tình hình TNTT cũng cần
thiết để xác định ưu tiên cho can thiệp và theo dõi diễn biến và hiệu quả triển khai.

Mỗi vấn đề liên quan này đều được đề cập trong nghiên cứu tổng quan tài liệu và phỏng vấn,
thảo luận nhóm với các bên có liên quan.

5.4 Nghiên cứu dựa vào tài liệu có sẵn ( desk study)

Có nhiều báo cáo và tài li
ệu về chính sách PCTNTT, một số bằng tiếng Anh, nhưng nhiều tài
liệu chỉ có bằng tiếng Việt. Khi cần thiết, chuyên gia tư vấn trong nước biên dịch các tài liệu
quan trọng hoặc tóm tắt nội dung sang tiếng Anh. Phần lớn các tài liệu về can thiệp chỉ có bản

tiếng Việt. Kết quả rà soát các tài liệu được liệt kê trong các Phụ lục 2, 4, 5 và 6.

5.7 Số liệu

Số liệu tử vong do TNTT có được từ
nhiều nguồn được công bố và chưa được công bố. Nguồn
tài liệu được nêu với các kết quả trong phần 6.2. Tính sẵn có và chất lượng của số liệu TNTT
không gây tử vong rất hạn chế. Do tầm quan trọng của số liệu đối với việc đánh giá hiện tại hoặc
trong tương lai và đặc biệt cần cho việc xác định các vấn đề đối với các mục tiêu can thiệp,
ngu
ồn tài liệu, các phương pháp cũng như các nghiên cứu đang được tiến hành cũng được sử
dụng cho đánh giá này.

5.8 Số liệu phỏng vấn và điều tra

Theo kế hoạch, chuyên gia tư vấn dự kiến tiến hành các cuộc phỏng vấn riêng với tất cả các cơ
quan liên quan nhưng khi thực hiện, số lượng phỏng vấn không nhiều do thời gian hạn chế và
đại diện m
ột số cơ quan liên quan không thu xếp được thời gian để trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên để đảm bảo kết quả của đánh giá, bảng câu hỏi chi tiết có trong phụ lục 3 đã được gửi
trước các cuộc phỏng vấn (xem đoạn sau tại mục này). Với các Bộ ngành, hầu hết các cuộc
phỏng vấn được thực hiện với các Vụ trưởng hoặc Phó Vụ tr
ưởng các Vụ, Cục, trong một số
trường hợp có cả sự tham gia của các cán bộ trực tiếp. Hầu hết những người này được phỏng
vấn trong các nhóm nhỏ theo bộ ngành hay cơ quan và một số ít là phỏng vấn cá nhân. Những
nguời khác hoàn thành bảng câu hỏi phỏng vấn và chỉ gặp gỡ nếu cần để theo dõi tiếp các câu
trả lời và một số người chỉ hoàn thành bảng câu hỏi.

Các câu trả lời được viết bằng tiếng Việt và các thông tin này được chuyên gia tư vấn trong
nước thu thập, tổng hợp và phân tích. Thông tin mới và mang tính khẳng định của các kết quả

đánh giá có được thông qua việc tổng quan tài liệu, phỏng vấn và thảo luận nhóm được đưa vào
phần kết quả đánh giá và bàn luận trong báo cáo này.


15
Tại tuyến tỉnh, cả hai tỉnh đều sắp xếp các nhóm bàn tròn thay vì các cuộc phỏng vấn cá nhân vì
thời gian đánh giá hạn chế, do đó thông tin được thu thập theo từng câu hỏi phỏng vấn chủ yếu
từ các thành viên trên cơ sở từng người một trong nhóm phỏng vấn bàn tròn và với một số thảo
luận chung tiếp theo.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xin ý kiến tư vấn của một số
chuyên gia quốc tế để xác định các
nghiên cứu phù hợp đang tiến hành và tính phù hợp của các chính sách ở Việt Nam với các chủ
trương, chính sách và tiêu chuẩn quốc tế.

5.9 Thảo luận Nhóm

Các cuộc thảo luận nhím cho các Ban Chỉ đạo PCTNTT huyện và xã được tổ chức thành các
nhóm và các câu hỏi cho nhóm cũng được chuẩn bị. Tuy nhiên, phương pháp thảo luận nhóm tỏ
ra không phù hợp với bối cảnh Việt Nam và các cuộc thảo lu
ận này thường do một người chủ trì
tại tuyến xã và báo cáo của từng người ở Ban chỉ đạo tuyến huyện. Tuy không có sự thảo luận
sôi nổi giữa các thành viên trong nhóm cũng như trao đổi ý kiến như dự kiến, nhưng những
thông tin thu thập được cũng có tác dụng để hoàn chỉnh báo cáo.

5.10 Công cụ đánh giá

Nhiều công cụ đánh giá đã được chuẩn bị dựa vào mục đ
ích và mục tiêu của cuộc đánh giá để
thu thập thông tin trên 3 lĩnh vực chủ yếu: tiến độ, thuận lợi - khó khăn và khả năng phát triển

chính sách quốc gia PCTNTT trong tương lai. Các biểu mẫu thu thập thông tin bao gồm:

Các tài liệu về thông tin cơ bản::

- Mẫu (1a) Phân loại và liệt kê các tài liệu, tiêu chuẩn và hướng dẫn của các tổ chức quốc
tế phù hợp.
- Mẫu (1b) Phân loại và liệt kê các tài li
ệu của Việt Nam gồm: tài liệu các văn bản pháp
quy, tài liệu về Thông tin, giáo dục- truyền thông(TT-GD-TT), giám sát TNTT, tài liệu
tập huấn, báo cáo nghiên cứu, điều tra hỗ trợ cho mục tiêu đánh giá thực hiện Chính sách
quốc gia giai đoạn 2006-2009.

Số liệu về TNTT:

- Mẫu (2a): Số liệu từ các nước khác và các nguồn của quốc tế liên quan đến báo cáo này.
- Mẫu (2b) Số liệu giám sát được báo cáo từ các cơ
quan liên quan trong khoảng thời gian
2006-2009 và các số liệu trước đó để xác định các xu hướng theo thời gian.

Nghiên cứu Thực địa:

16

- Mẫu (3) Mẫu Phỏng vấn sâu cho các cán bộ và lãnh đạo của bộ, ban ngành được cấu trúc
để thu thập thông tin theo các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong đánh giá này.
- Mẫu (4) Mẫu Phỏng vấn sâu cho các thành viên Ban chỉ đạo tuyến tỉnh: giữ các mục cơ
bản từ Mẫu 3 và bổ sung các mục phù hợp với các mục tiêu tuyến tỉnh.
- Mẫu (5) Các câu hỏi thảo luận nhóm cho các Ban chỉ đạo PCTNTT tuy
ến huyện và xã.


Các biểu mẫu có trong báo cáo hoặc trong các Phụ lục (Phụ lục 3). Các công cụ này ở dạng mẫu
biểu đã hoàn thành – trong trường hợp các mẫu (1a), (1b), (2a) và (2b) và ở dạng các bảng câu
hỏi chưa điền cho các Mẫu (3) và (4); và Mẫu (5) liệt kê các câu hỏi cho thảo luận nhóm.

5.11 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng (a): Tuyến Trung ương

- Các thành viên của Ban chỉ đạo PCTNTT quốc gia trong ngành y tế bao gồm lãnh
đạo củ
a Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch và
Tài chính, Vụ Điều trị và Ban quản lý Dự án Phòng chống TNTT trẻ em.
- Các thành viên khác của Ban chỉ đạo PCTNTT quốc gia định rõ trong CSQG là lãnh
đạo các Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ
Giáo dục và đào tạo, Bộ NN và PTNT, Ủy ban TDTT Quốc gia.

Đối tượng (b): tuyến tỉnh

- Các thành viên Ban chỉ đạo PCTNTT tuyến t
ỉnh tại hai tỉnh có tỷ lệ mắc và tử vong
TNTT cao. Các thành viên này là lãnh đạo của các sở ban ngành của tỉnh, các trung
tâm y tế huyện, trạm y tế xã, ban giám hiệu các trường và các tổ chức quần chúng.
Hai tỉnh phía bắc đã được lựa chọn, một tỉnh là tỉnh có can thiệp với mô hình Cộng
đồng an toàn và một tỉnh với vai trò so sánh đối chứng. Các lựa chọn này đã giảm
thiểu thời gian đi lại cho nghiên cứu thự
c địa. Không điều tra được ở các tỉnh tại các
vùng khác vì hạn chế về thời gian và kinh phí.

5.12 Đạo đức nghiên cứu


Cục Y tế dự phòng và Môi trường xem xét để đảm bảo rằng nghiên cứu này phù hợp với các
nguyên tắc đạo đức:
- Các cuộc phỏng vấn sẽ chỉ được tiến hành sau khi có sự đồng thuận đã được thông báo
trước và sự đồng thuận của các cá nhân v
ả cơ quan được phỏng vấn. Người được phỏng
vấn sẽ không tham gia tiếp tục phỏng vấn bất cứ khi nào họ muốn.

17
- Tất cả thông tin sẽ được giữ bí mật trong quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn và báo
cáo.
- Các biểu mẫu thu được sẽ được vi tính hóa và mã hóa để đảm bảo tính bí mật và tránh
việc nhận diện người tham gia trong nghiên cứu.
- Các chi tiết liên lạc của chuyên gia tư vấn và UNICEF sẽ được cung cấp cho người tham
gia phỏng vấn để làm rõ và trao đổi các thông tin khi cần thiết.

5.13 Xử lý và phân tích.

Việc phân tích lại theo một chừng mực có thể đã được thực hiện khi có các lỗi trong việc lập
bảng hoặc phân tích các số liệu nguồn. Phân tích bổ sung cũng được thực hiện để hiểu thêm một
số điểm cần quan tâm như TNTT giao thông đường bộ từ số liệu của BYT, UBATGTQG và số
liệu được WHO mô hình hóa, số liệu tai nạn lao động từ BYT, Bộ LĐ-TB-XH và Bảo hi
ểm xã
hội, v.v. hoặc đưa thêm số liệu một hay hai năm có sẵn để bổ sung cho số liệu nguồn ban đầu.
Đối với thông tin từ phỏng vấn và thảo luận nhóm, các chủ đề được xác định từ ghi chép chi tiết
của chuyên gia tư vấn quốc tế và các câu trả lời chi tiết cho bảng câu hỏi được chuyên gia tư vấn
trong nước tổng hợp. Các nội dung này được chỉnh sửa lại sau khi khi trình bày t
ại Hội thảo.

6.0 Kết quả đánh giá
Kết quả được trình bày theo các mục tiêu của nghiên cứu. Các kết quả về số liệu TNTT được

nêu rất rõ trong đánh giá này (phần 6.2) và trong các khuyến nghị của báo cáo.

6.1 Chính sách quốc gia phòng chống TNTT của Việt nam phù hợp của với các chủ
trương, chính sách và tiêu chuẩn quốc tế

Hầu hết các quốc gia trên thế giới không kể thu nhập cao, trung bình hay thấp đều không có
Chính sách Quốc gia PC TNTT. Về mặt này, Việt Nam chứng tỏ với thế
giới là nơi thực hành
tốt nhất. Hơn nữa, mặc dù chính sách Quốc gia PCTNTT và các kế hoạch hành động đi kèm
được xây dựng tại Việt Nam đi trước các tài liệu liên quan của WHO, cụ thể là tài liệu “ Xây
dựng chính sách phòng chống thương tích và bạo lực: Hướng dẫn dành cho cán bộ xây dựng
chính sách và kế hoạch ” chúng vẫn hoàn toàn phù hợp với các tài liệu của WHO.

Các chiến lược can thiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng trong PCTNTT t
ại Việt Nam cũng phù hợp
với khung chiến lược PCTNTT và Bạo lực của WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn
2008-2013. Sự phù hợp này cũng thấy rõ đối với các can thiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở cho
phòng chống tai nạn do GTĐB, bạo lực và TNTT trẻ em theo Báo cáo toàn cầu của WHO về tai
nạn thương tích GTĐB, phòng chống Bạo lực và Báo cáo toàn cầu của WHO/UNICEF về
phòng chống TNTT trẻ em.


18
Các tiêu chuẩn quốc tế về báo cáo tử vong GTĐB trong vòng 30 ngày chưa được hoàn toàn chấp
nhận ở Việt Nam. Lực lượng cảnh sát vẫn duy trì thời gian báo cáo 24 giờ mặc dù với hệ thống
y tế việc báo cáo này là 30 ngày. Khuyến nghị cụ thể cho vấn đề này được WHO Khu vực Tây
Thái Bình Dương đưa ra trong Báo cáo Thực trạng Toàn cầu về An toàn Đường bộ (WHO
2009).

Bản Báo cáo trên cũng nói rõ là tất cả quốc gia trong Khu vực Tây Thái Bình D

ương đều có các
cơ quan chính phủ chủ trì về an toàn GTĐB. Tuy nhiên, chỉ có 6 quốc gia Indonesia, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore và Thailand là có chiến lược an toàn GTĐB được chính phủ
thông qua với các mục tiêu và kinh phí cụ thể (WHO Khu vực TTBD: Báo cáo Thực trạng
Toàn cầu về An toàn Đường bộ (WHO, 2009).

Các định hướng chính trong việc thu thập số liệu của BYT đều theo Hướng dẫn của WHO
(Hướng dẫn giám sát TNTT) và các hệ thống phân loại (ICD 10) và các tài liệu này đã được
biên dịch sang tiếng Việ
t và sử dụng trong nhiều năm. Tuy nhiên, các hệ thống phân loại TNTT
quốc tế vẫn chưa được thực hiện tốt (mã nguyên nhân bên ngoài của ICD về tử vong và nhập
viện, phân loại Cấp cứu quốc tế ICECI chưa được áp dụng).

Hệ thống số liệu TNTT tốt nhất cho phép phân tích số liệu TNTT sâu hơn so với số liệu TNTT
của Việt Nam được báo cáo trong đánh giá này. Số liệu TNTT tốt là nhờ
sử dụng hệ thống mã
hóa chuẩn mực quốc tế, người làm công tác mã hóa được đào tạo và có tài liệu hướng dẫn về mã
hóa và từ điển về số liệu.

Hệ thống số liệu hiện có của Việt Nam có khả năng cung cấp thông tin tổng thể về các nguyên
nhân chính gây TNTT. Tuy nhiên các số liệu này không đủ chi tiết để làm rõ hoàn cảnh gây
TNTT và tử vong nhằm định hướng các can thiệp một cách có hi
ệu quả. Việc xác định chưa đầy
đủ vấn đề TNTT là một trong những thách thức hiện có lớn nhất đối với phòng chống TNTT tại
Việt Nam. Ví dụ, nhằm giải quyết đầy đủ vấn đề tai nạn do đuối nước, cần thiết phải biết địa
điểm xảy ra đuối nước: bờ biển, sông, kênh thủy lợi, giếng nước, v.v… và các hoạt
động vào lúc
xảy ra sự kiện: bơi thuyền, bơi, ngã xuống sông, v.v… Tương tự, tử vong do GTĐB trong tương
lai phải được ghi nhận theo từng loại người tham gia giao thông và các phương tiện va chạm
(nếu có). Ví dụ, cần có thông tin để tìm hiểu một cách đầy đủ xem tử vong và thương tích của

người đi bộ hay đi xe đạp có cần được coi là mục tiêu của các can thiệp an toàn GT đường bộ
hay không. Các can thiệp đã được ch
ứng minh phải có sẵn nếu vấn đề được xác định và cụ thể
hóa bằng hệ thống số liệu và nghiên cứu sâu. Ví dụ, Việt Nam không có các quy định về mũ bảo
hiểm khi đi xe đạp hoặc ghế an toàn dành cho trẻ em khi ngồi trên xe ô tô và các can thiệp này
chưa được chứng minh là cần thiết. Tương tự, với điện giật cần có kiến thức về hoàn cảnh tử
vong để đư
a ra các can thiệp ưu tiên khi các biện pháp hiệu quả đã được chứng minh tại nhiều
nơi.


19
6.2 Thực trạng mắc và tử vong do tai nạn thương tích sau khi thực hiện chính sách

6.2.1 Hệ thống số liệu TNTT

Số liệu tử vong
Từ năm 1992, Việt Nam đã có hệ thống báo cáo Tử vong dựa trên sổ ghi nhận tử vong (mẫu A6)
do Bộ Y tế ban hành và áp dụng trên toàn quốc từ cấp xã trở lên. Việc thu thập số liệu phụ thuộc
vào cán bộ tuyến xã cung cấp số liệ
u nhân khẩu học cơ bản, bao gồm tuổi, giới tính, địa chỉ,
nghề nghiệp và thông tin về thời gian cũng như nguyên nhân tử vong và việc chăm sóc y tế
trước khi tử vong.

Số liệu tử vong quốc gia cơ bản từ tuyến xã được tổng hợp và phân tích ở tuyến huyện, sau đó là
tuyến tỉnh và tập trung ở tuyến trung ương (Bộ Y tế) kể từ năm 2005. Các nguồ
n và độ bao phủ
của thông tin này như sau:

- 2005-2006: Số liệu thống kê từ sổ sách theo mẫu A6 cho 9719 xã (88%) (64/64 tỉnh

thành) của Cục YTDP &MT

- 2007: Số liệu thống kê từ sổ sách theo mẫu A6 cho 10.284/10.999 (93.5%) xã (tại
64/64 tỉnh thành) của Cục YTDP &MT

- 2008: Số liệu thống kê từ sổ sách theo mẫu A6 cho 9752 (88.6%) xã (tại 62/63 tỉnh)
của Cục YTDP & MT

Khi rà soát lại hệ thống báo cáo tử vong toàn quốc, Giáo sư Mark Stevenson và cộng sự đã thấy
có việ
c báo cáo thiếu và phân loại chưa chính xác về tử vong, và nhấn mạnh sự cần thiết phải có
một đánh giá rộng hơn hệ thống này (trao đổi cá nhân). Giáo sư Stevenson và các cộng sự hiện
đang thực hiện một nghiên cứu sâu với tiêu đề “Đánh giá và tăng cường hệ thống báo cáo tử
vong quốc gia tại Việt Nam”. Nghiên cứu này có tiềm năng xác định nguyên nhân của một số
vấn đề trên và có thể
đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp giải quyết.

Số liệu mắc

Một báo cáo của Bộ Y tế về sử dụng các kết quả giám sát TNTT cho việc PC TNTT tại Việt
Nam đã chỉ ra rằng cần phải có các hệ thống giám sát TNTT để có được các số liệu chuẩn xác
cho mục đích phòng chống (Nguyễn Thị Hồng Tú – Hội nghị PC TNTT Châu Á-TBD lần thứ 2,
4-6/11/2008, Hà Nội, Việt Nam. Tóm t
ắt: trang 27)
Các hệ thống được ngành y tế thiết lập lúc đầu dựa trên 3 nguồn chính:
(1) hệ thống báo cáo hàng quý dựa vào cộng đồng;
(2) giám sát dựa vào bệnh viện;

20
(3) kết quả của các điều tra và nghiên cứu.


Các báo cáo quý từ cộng đồng được thu thập ở tuyến thôn bản và tuyến xã, sau đó qua tuyến
huyện và tỉnh đến tuyến trung ương. Mẫu biểu báo cáo và quy trình thu thập số liệu được lồng
ghép vào hệ thống thống kê y tế hiện hành.
Việc này đã được thực hiện ở tất cả 64 tỉnh thành
theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BYT ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Số liệu giám sát TNTT dựa vào bệnh viện được thu thập bằng một biểu mẫu riêng ở khoa cấp
cứu bao gồm các thông tin sau:
- Cấp cứu ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Phân loại mức độ nghiêm trọng của TNTT
- TNTT có chủ ý.
- Yếu tố nguy cơ đối với các TNTT phổ biến gồm TNTT giao thông, ngộ độc, đuối nước.
- Hậu quả của TNTT về mặt thời gian nằm viện và chi phí điều trị

Một hệ thống thí điểm đã được triển khai tại 9 bệnh viện ở 5 tỉnh/thành (Xây dựng và triển khai
giám sát TNTT tai Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Tú, Lương Mai Anh – Hội nghị PC TNTT
Châu Á-TBD lần thứ 2, 4-6/11/2008, Hà Nội, Việt Nam. Tóm tắt: trang 27). Gần đây hơn là
việc thu thập số liệu TNTT giao thông đường bộ đ
ã được mở rộng tới 100 bệnh viện, khoảng
30% trong số đó đã bắt đầu báo cáo số liệu thường xuyên (Quyết định của Bộ trưởng BYT số
1356/QĐ-BYT ngày 18/4/2008 ban hành hướng dẫn về biểu mẫu báo cáo các trường hợp TNGT
đến cấp cứu tại bệnh viện).

Báo cáo số liệu TNTT

Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy số lượng báo cáo thường xuyên về TNTT gây tử vong và
không gây tử vong
được cấp trung ương tổng hợp định kỳ. Ngoài ra, các điều tra hộ gia đình về
TNTT ở tuyến trung ương và cấp tỉnh và các nghiên cứu dựa trên số liệu TNTT cũng được thực

hiện. Các báo cáo cụ thể, đặc biệt tập trung vào giai đoạn 2006-2009, đã được xác định để lấy
thông tin cho nghiên cứu này bao gồm nguồn thông tin, phương pháp thu thập số liệu, thời gian
lấy số liệu và thông tin đ
ã thu thập được liệt kê trong Phụ lục 4 - Mẫu 2b.

Cụ thể hơn, Bảng 1 nêu rõ các báo cáo về số liệu TNTT được nghiên cứu cẩn thận và số liệu
trích dẫn để dùng cho báo cáo
.

Bảng 1: Đánh giá sâu số liệu TNTT (Mẫu 1b)

1. Phần 1. Số liệu từ Bộ Y tế (hệ thống giám sát tại cộng đồng dựa vào Sổ đăng ký
nguyên nhân Tử vong - A6 2005-2007)
TNTT gây tử vong tại cộng đồng 2005 - 2007

21
Tử vong do TNGTĐB tại cộng đồng 2005-2007
TNTT gây tử vong của trẻ em và vị thành niên tuổi từ 0 đến 19 năm 2005 – 2007
TNTT gây tử vong và Tử vong do TNGTĐB theo tỉnh.
Phần 2. Số liệu của Ban chỉ đạo AT Giao thông quốc gia.
2. Tỷ lệ mắc và tử vong TNTT/100.000 dân được kết hợp vào hệ thống y tế 2002-2005
theo nguyên nhân TNTT.
3. Phân bố TNTT gây tử vong của trẻ em và vị thành niên tuổi từ 0 đến 19 toàn quốc và
6 tỉnh dự án năm 2005 - 2007
4. TNTT GTĐB 2002-2008 và so sánh TN GTĐB trong 3 thời kỳ 2000-2002; 2003-
2005; và 2006-2008
5. TNTT GTĐB gây tử vong và tử vong do TN lao động theo năm từ 2000-7/2009
6. TN lao động năm 2001-2009 và so sánh qua 3 thời kỳ 2000; 2003-2005; 2006-2008.
7. So sánh TN lao động và TN GTĐB qua 3 thời kỳ 2000; 2003-2005 và 2006-2008.
8. Số liệu của Hệ thống giám sát TNTT 2002-2007

9. WHO. Bảng số liệu về TNTT GTĐB của Việt Nam
10. Số liệu về Cộng đồng an toàn
11. VMIS - Điều tra Liên trường về TNTT tại Việt Nam 2001


6.2.2 Số liệu TNTT: tổng quan về tình hình hiện tại

Kể từ khi bắt đầu tiến hành đánh giá, nhóm nghiên cứu đã có thêm được số liệu tử vong năm
2008. Kết luận chính của phần này là có đủ số liệu sẵn có để đưa ra một số kết luận như một xu
hướng giảm đầy hứa hẹn của tử vong do TNTT GTĐB. Tuy nhiên, số liệu của một vài ban
ngành vẫn chưa có tính thuyết phục và cần đầu tư một chương trình để tăng cường tính đầy đủ,
chất lượng và chi tiết của số liệu nhằm đảm bảo thành công cho việc thực hiện giai đoạn tiếp
theo của CSQG.

Số liệu tử vong do TNTT gây tử vong: Bộ Y tế

Số liệu mới nhất sẵn có của 4 năm, 2005- 2008 từ nguồn của đă
ng ký tử vong theo mẫu A6 được
trình bày dưới đây:

Bảng 2: Tử vong trên toàn quốc do tất cả các nguyên nhân và tử vong do TNTT, Việt Nam
năm 2005 – 2008 theo tần suất và tỷ lệ %

Tử vong 2005 2006 2007 2008
1. Tổng số ca tử vong 263724 273383 318386 312059
2. Số ca tử vong do TNTT 31052 32157 38482 34502
3. % tử vong do TNTT/Tổng
số tử vong
11.8% 11.8% 12.1%
11.05%



22

Dựa trên số liệu của mẫu A6, TNTT chiếm một phần đáng kể tổng số tử vong với tần suất gia
tăng đến năm 2007 và xu hướng giảm rõ ràng vào năm 2008. Thông tin tương tự được trình bày
bằng đồ thị trong Hình 1.

Hình 1: Tử vong trên toàn quốc do tất cả các nguyên nhân và tử vong do TNTT, Việt Nam
năm 2005 – 2008 theo tần suất










Trong Hình 1, tổng số ca tử vong theo năm ở Việt Nam (đồ thị đường) liên quan tới cột tổng số
tử vong được biểu thị bên phải của Hình. Tử vong do TNTT (đồ thị cột) được biểu thị bên trái
của Hình 1.
Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích theo tuổi và năm được biểu thị theo tuổi trong Bảng 3. Các
con số này cho thấy sự gia tăng tỷ lệ theo tuổi, trừ nhóm tuổi từ 5-14, mặc dù đây không nhất
thiết là một biểu thị của xu hướng trong tần suất của gánh nặng TNTT.

Bảng 3: Tỷ lệ TNTT gây tử vong theo nhóm tuổi tại Việt Nam 2005 – 2007
trên 100.000 dân.
Nhóm tuổi 2005 2006 2007

0-4 25.3 26.2 23.4
5-14 15.5 15.5 14.0
15-19 35.2 36.3 37.3
20-59 59.0 61.2 64.4
60+ 73.4 74.3 76.8

Tổng tỷ tử vong do TNTT năm 2007 là 46.6/100,000 dân. Khi được chia nhỏ theo nguyên nhân
bên ngoài của TNTT, thì TNTT do GTĐB là nguyên nhân hàng đầu, tiếp theo là đuối nước, tự
tử và TN lao động và ngộ độc.




0
100000
200000
300000
400000
0
10000
20000
30000
40000
2005 2006 2007 2008
Ca TV do
TNTT
TS ca t?
vong

23

Bảng 4: Tử vong do TNTT theo nguyên nhân năm 2005 – 2008 trên 100.000 dân

Nguyên nhân TNTT 2005 2006 2007 2008
1. TNTT gây TV /100.000 45.0 46.1 46.6 43.9
2.
GTĐB (V01-V99)
19.9 21.2 21.7 18.5
3.
TNTT nghề nghiệp (W20-W49)
2.3 2.4 2.1 1.9
4. Súc vật cắn (W50-W64) 0.3 0.3 0.4 0.4
5.
Ngã (W01-W19) 1.3 1.2 1.8 1.6
6.
Đuối nước (W65-W84) 8.6 8.7 8.2 7.7
7.
Bỏng (W85-W99. X00-X19) 0.5 0.3 0.4 0.4
8.
Ngộ độc: (X25-X29. X40-X49) 2.1 1.9 2.2 2.3
9.
Tự tử (X60-X84)
5.0 5.0 4.6 4.9
10.
Bạo lực (X85-Y09) 1.0 1.0 1.0 0.8
11. Khác
4.0 4.1 4.2 5.3

Tuy nhiên, số liệu của Ban chỉ đạo An toàn GT quốc gia (UBATGTQG) dựa trên các báo cáo
của công an lại khác với số liệu của Bộ Y tế (xem phần 6.2.6 về so sánh số liệu của Bộ Y tế A6
và của UBATGTQG).


6.2.3 TNTT Giao thông đường bộ (GTĐB)

Ban Chỉ đạo An toàn Giao thông Quốc gia
UBATGTQG công bố số liệu hàng năm về tử vong do TNTT GTĐB (Bảng 5 và Hình 2). Tuy
nhiên, những kết quả này không cụ thể theo loại hình người sử
dụng giao thông đường bộ.

Bảng 5: TNTT GTĐB 2002-2008

Năm Tử vong Số người bị
TN
Số người bị
thương
2002 13186 30999 27993
2003 11864 20704 20500
2004 12230 17663 15417
2005 11507 14643 12030
2006 12739 14701 11286
2007 13150 14624 10546
2008 10506 11114 7370
Total 85182 124448 105142

Nguồn: UBATGTQG


24

Hình 2: TNTT Giao thông đường bộ 2002-2008


13186
11864
12230
11507
12739
13150
10506
30999
20704
17663
14643
14701
14624
11114
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tử vong do TN GTĐB 2002-2008
Tử vong
Số tai nạn
TNTT

Chú thích: dựa trên số liệu tử vong của UBATGTQG


Những số liệu này cho thấy số lượng tử vong trong năm 2008 có giảm đi. Phiên giải kết quả này
theo số lượng người bị tai nạn và thương tích là rất khó khăn vì thậm chí nếu các con số này chỉ
đại diện cho các tai nạn và thương tích nghiêm trọng, nhưng dường như cũng chưa được báo cáo
đầy đủ khi so sánh với tỷ số giữa thương tích nghiêm tr
ọng và tử vong do TNTT ở các nước
khác có báo cáo số liệu TNTT GTĐB (WHO, 2008). Theo báo cáo của các quốc gia trong Báo
cáo Toàn cầu về thực trạng ATGTĐB (WHO, 2008), cứ mỗi ca tử vong có khoảng từ 5 đến 15
TNTT nghiêm trọng không gây tử vong ở các quốc gia Khu vực Tây TBD.

Số lượng người bị thương được trình bày ở Bảng 5 thấp hơn nhiều khi so sánh với số liệu dựa
vào bệnh viện của BYT có trong Bảng 16. Ví dụ, năm 2006 UBATGTQG ghi nhận 11,286
ng
ười bị thương trong khi BYT ghi nhận 445,048 ca TNTT GTĐB; năm 2007 UBATGTQG ghi
nhận 10546 người bị thương và BYT ghi nhận 345,796 ca. Rõ ràng là cảnh sát giao thông ghi
nhận TNTT với các tiêu chí rất khác biệt hoặc không ghi nhận được phần rất lớn các trường hợp
trong hệ thống số liệu của mình. Bởi vậy, tại Việt Nam mỗi chấn thương GTĐB nghiêm trọng
không gây tử vong do UBATGTQG báo cáo có thể có 30-40 trường hợp TNTT xảy ra trong
thực tế.

Để có một cái nhìn lâu dài hơn, Hình 3 cho th
ấy xu hướng về tử vong GTĐB và TNTT trong
các thời kỳ từ 1990-2000.






25



Hình 3: TNTT Giao thông đường bộ 1990-2000












Chú thích: dựa trên số liệu tử vong của UBATGTQG

Bảng 5 và Hình 4 trình bày số liệu về tổng số phương tiện giao thông có động cơ và chia theo số
liệu ô tô và mô tô xe máy từ năm 1990 đến 2008 và số tử vong trong GTĐB, với tỷ lệ tử vong
trên 10,000 phương tiện.

Bảng 5: Số phương tiện giao thông có động cơ và tử vong do GTĐB và tỷ lệ
tử vong GTĐB
/10000 phương tiện năm 1990-2008
Năm Ô tô Mô tô, xe
máy
Phương tiện
có động cơ
GTĐB
Tử vong
GTĐB


Tử vong
GTĐB/10000
phương tiện
GT
1990 246194 1209463 1455657 2087 14.3
1995 340779 3578156 3918935 5430 13.9
2000 486000 6478000 6964000 7500 10.8
2005 891104 16086144 16977748 11184 6.6
2008 1361645 25481039 26842864 10506 3.9

Chú thích: dựa trên số liệu tử vong của UBATGTQG

Với việc gia tăng nhanh chóng các phương tiện xe máy, tỷ lệ tử vong/10,000 phương tiện sẽ
giảm xuống thậm chí nếu theo cách tính khác như tử vong/100,000 dân và tử vong/1000 km
đường đi đang gia tăng. Tất cả 3 mẫu số này cần được xem xét trong mối tương quan với nhau.


22,486
5,565
7,500
2,087
4,468
25,400
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000

30,000
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
No. of collisions
No. of death
No. of injuries

×