Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cảm nghĩ khi đọc Phò giá về kinh của Trần Quang Khải pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.06 KB, 5 trang )

Cảm nghĩ khi đọc Phò giá về kinh của
Trần Quang Khải



Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng
đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn
bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của
những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” đã làm cho kẻ xâm
lược hãi hùng ngay cả khi chúng yên ổn về nước - “Nghe tiếng trống đồng mà tóc trên
đầu bạc trắng” (Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh).
Đó là sức mạnh toàn diện của dân tộc dưới thời nhà Trần trên cơ sở ý thức tự
cường, tự chủ. Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được
biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước
khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt,
những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến. Phò giá về kinh của Trần Quang
Khải là một trong những bài như thế. Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên-
Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần
phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân
ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên
sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã
phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này
Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng
giết tươi Ô Mã”).
Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ
lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở
lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn
kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian
này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi
lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu". Nghĩa là "Đất nước hai phen bon ngựa đá
/Non sông nghìn thủa vững âu vàng", cùng một mạch cảm hứng yêu nước, tự hào dân


tộc. Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng.
Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên
không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo
diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách
trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội
hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng
Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí
rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười
chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này
người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan.
Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm.
Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người
đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng
kể, tả. Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của
giang sơn, đất nước. Nguyên văn : Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Vẫn trình
bày theo lối ngũ ngôn như trước nhưng lại đặt ra một nhiệm vụ, một yêu cầu hoàn
toàn mới.
Thông thường, sau chiến thắng người ta dễ thoả mãn, dễ say sưa với vinh
quang, bỏ lỡ một khoảng thời gian cần thiết chuẩn bị cho tương lai. Trần Quang Khải
đã có nhận thức hoàn toàn đúng và đặt vấn đề một cách kịp thời về những công việc
thời hậu chiến. Ông hiểu rằng những công việc của một đất nước sau chiến tranh là
hết sức bộn bề. Thái độ và hành động ở thời kì thái bình rất cần phải tập trung là “tu
trí lực”. “Tu” là học tập, bồiđắp, “trí lực” là trí tuệ, khả năng. ý thơ vẫn tiếp tục gợi
cho người đọc hiểu thêm rằng, đất nước vẫn đang đòi hỏi, còn yêu cầu những con
người chiến thắng này nhiều cống hiến hơn nữa.
Có như vậy mới có sự yên bình, vững chãi muôn năm. Một ý thơ đầy tinh thần
trách nhiệm. Bài thơ có cái hồ hởi, phấn chấn tột cùng trước những chiến thắng,
những chiến công. Niềm tự hào, niềm say mê, tinh thần lạc quan thật bay bổng phù
hợp với hào khí Đông A thủa ấy. Nhưng đây cũng là một niềm vui rất lí trí, rất tỉnh táo
sáng suốt của con người ý thức được giá trị trọn vẹn của niềm vinh quang. Mặt khác

phù hợp với phong cách ngôn ngữ, uy thế của vị tướng quốc đầu triều. Kết cấu chặt
chẽ, có sức khái quát cao, cảm xúc cô đọng lại vừa có khả năng gợi mở ý tưởng đã tạo
ra một sự thống nhất nội dung và hình thức theo kiểu tuyên ngôn riêng biệt. Đấy chính
là nét đặc sắc của Phò giá về kinh. Cho đến hôm nay bài thơ vẫn sống trong niềm tự
hào dân tộc, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự nóng hổi, vẫn là một bài học. Bài học về ý
thức, trách nhiệm xây dựng đất nước vững mạnh sau chiển tranh.
Cảm xúc giao mùa từ thu sang đông


Bạn đã bao giờ có cảm giác là cứ sau Tết Trung Thu,thời gian trôi đi rất nhanh
chưa ? Mới đêm nào đám trẻ bày cỗ đón trăng,rước đèn,rồng rắn nối đuôi nhau trên
những con đường,tiếng hát tiếng cười trong trẻo hòa cùng tiếng trống ếch thì thùng
rộn rã;ấy vậy mà mùa thu qua lúc nào chẳng biết…
Những ngày tàn thu,lá cây chuyển dần từ màu xanh đậm sang màu vàng úa.Lá
bàng,lá sấu,lá xà cừ…rụng trên mặt đường,chạy ràn rạt theo từng cơn gió bấc non thổi
dọc lòng những con phố nhỏ.Cái lạnh đầu đông khiến tôi thoáng rùng mình ngần
ngừ,kéo cổ áo cao lên một chút và lòng thầm thốt : “Mùa đông đã về rồi !”.
Trên đầu,bầu trời không còn xanh ngắt như độ giữa thu mà đã ngả dần sang
màu xám nhạt.Nắng hanh hao và gió rét tê tê khiến má trẻ thơ và thiếu nữ hồng ửng
như sắc hoa đào,dễ thương vô cùng ! Thỉnh thoảng,một cơn mưa bóng mây bất chợt
ào xuống rồi lại tạnh ngay,không đủ làm ướt áo người đi đường.Bà tôi bảo đấy là mưa
rươi,báo hiệu mùa rươi đã đến.Tôi hình dung ra **a chả rươi rắc vỏ quýt tươi thái chỉ
thơm ngậy,vừa béo vừa bùi mà một năm chỉ được thưởng thức đôi ba lần vào những
bữa cơm chiều cả nhà sum họp.
Người xưa có câu : “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.Quả đúng như vậy !
Những đặc điểm của thời tiết khiến ban ngày dường như ngắn hơn,đêm dài hơn.Giấc
ngủ êm đềm,say sưa trong chăn ấm đem lại sức khỏe cho mọi người.Thức dậy,tâm
trạng lâng lâng,thanh thản và đầy ắp niềm hứng khởi,tôi vui vẻ bắt tay vào công việc
của một ngày mới.
Ở thời điểm giao mùa,cả đất trời như thẫm đẫm một làn hương kì diệu.Mùi

hương của lúa chín đầy đồng,mùi hương hoa cỏ dại,mùi hương dạ lan đọng trong
những giọt sương đêm lung linh dưới ánh nắng mai tinh khiết.Guồng thời gian vẫn
quay đều nhưng dường như chậm lại.Nhịp sống cũng bớt hối hả,bớt sôi động.Bao
trùm lên không gian cuối thu,đầu đông là một không khí thâm trầm,tĩnh lặng.Xa
xa,dáng núi Ba Vì thấp thoáng sau màn sương mờ mờ như khỏi tỏa.Dòng sông Hồng
nước đã trong hơn,sóng đã êm hơn,thong thả chảy về biển lớn.
Tôi lắng nghe tiếng chuyển mình của thiên nhiên nên thơ,nên nhạc và trong
lòng dậy lên tình yêu thiết tha cuộc sống với bao điều bí ẩn,hấp dẫn lạ thường !.

×