Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số biện pháp tiếp cận nội dung bài giảng môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam trong thời đại công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.63 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾP CẬN NỘI DUNG BÀI GIẢNG
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Thị Nga
Trường Đại học Thủy lợi, email: vn

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích
một số biện pháp tiếp cận nội dung bài giảng
môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mơn
học, đồng thời góp phần phát huy tính tích
cực của sinh viên trong việc học tập
môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam tại trường Đại học Thủy lợi
hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết chủ yếu sử dụng các phương sau:
Thu thập thơng tin; phân tích; tổng hợp.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hướng dẫn sinh viên cách đọc giáo
trình, tài liệu tham khảo và yêu cầu sinh
viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0, những thông tin liên quan đến mơn học


dễ dàng có thể tiếp cận. Để sinh viên tích cực
tham gia vào bài giảng, ngay ở buổi học đầu
tiên, giáo viên cần giới thiệu cho sinh viên đề
cương mơn học, lịch trình và giới thiệu tổng
quan các chương học, chủ động quan tâm
đến các điều kiện phục vụ cho lớp học, tạo
khơng khí học tập cởi mở, thân thiện. Điều
này sẽ giúp sinh viên hình dung cụ thể về nội
dung mơn học, thu hút sinh viên tham gia
tích cực vào bài giảng, tạo cơ hội cho sinh
viên được trao đổi trong học tập. Sinh viên
cũng làm việc tích cực hơn nếu như họ có

được niềm tin vào người thầy, cơ giáo biết
đến mình, nhớ được tên mình và khơng xem
họ là những con người thụ động.
Mỗi chương, giáo viên cần định hướng cụ
thể các chủ đề nội dung trọng tâm cần nắm
vững, đồng thời giáo viên cần hướng dẫn
sinh viên cách đọc giáo trình trước khi đến
lớp. Chẳng hạn: Ở chương 1, giáo viên có thể
giao cho sinh viên những câu hỏi để chuẩn bị
ở nhà như: Bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời
của ĐCSVN và nội dung của chương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng; phân tích chính
sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam;
đặc điểm xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Giáo viên có thể yêu cầu sinh viên chuẩn bị
bài theo cách mơ hình hóa các nội dung bài
học theo sơ đồ tư duy cho dễ nhớ, dễ hiểu.

Sinh viên hiện nay không phải ai cũng biết
cách đọc. Nhiều sinh viên vẫn chư chủ động
trong việc chuẩn bị bài đọc ở nhà trước khi
đến lớp. Việc đọc sách chưa trở thành một
thói quen trước khi đến lớp. Từ cách đọc,
cách ghi chép, cách khai thác, xử lý thơng tin
và khả năng nghiên cứu khoa học vẫn cịn
nhiều hạn chế. Một bộ phân không nhỏ sinh
viên vẫn chưa quen với việc trình bày bài
chuẩn bị của mình trước lớp.
Trước tác động mạnh mẽ đa chiều của
cách mạng công nghiệp 4.0, thì việc học tập
của sinh viên trong các mơn học nói chung và
mơn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam nói riêng địi hỏi sự tự giác,
độc lập, chủ động cao hơn. Đồng thời, trong
hoạt động dạy học, giáo viên cần chú trọng
đến xây dựng ý thức tự học cho sinh viên.

266


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

Để việc đọc sách chuẩn bị bài ở nhà của
sinh viên có hiệu quả, trước tiên, sinh viên
cần xác định rõ mục đích đọc của từng phần,
từng chương, xác định nội dung trọng tâm và
ghi chép thông tin khi đọc. Quan trọng hơn,
giáo viên cần yêu cầu sinh viên lập được dàn

ý, đề cương, ghi tóm tắt lại nội dung đã đọc
và trình bày các nội dung kiến thức theo cách
hiểu của mình.
Để khuyến khích, động viên kịp thời sinh
viên, trước mỗi buổi học, giáo viên sẽ thu bài
tập của sinh viên vào đầu giờ, chấm và ghi
đạt hay không đạt rồi trả lại cho sinh viên để
tham gia trao đổi xây dựng bài. Thực tế, điều
này đã đem lại hiệu quả rất rõ. Sinh viên làm
bài tập khá đầy đủ và chủ động xung phong
phát biểu trong giờ học. Chính việc chuẩn bị
bài đầy đủ của sinh viên cũng giúp cho giáo
viên có thời gian để phân tích những ví dụ
thực tế, tận dụng những lợi thế mà cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 mang lại, giáo viên sẽ
đưa vào bài giảng những thơng tin, hình ảnh,
ví dụ minh họa, gắn nội dung môn học liên
hệ với thực tế, làm cho tiết học trở nên sinh
động, dễ hiểu.
3.2. Tiếp cận bài giảng thơng qua việc
khai thác thơng tin, hình ảnh trên internet,
liên hệ quan điểm của Đảng với những vấn
đề thực tiễn của cuộc sống
Trước tác động của cách mạng công
nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi sâu sắc
cách thức thu nhận, phổ biến kiến thức. Công
nghệ mới đang tạo ra những cơ hội cho đổi
mới nội dung và phương pháp giảng dạy
trong các mơn học nói chung, cũng như môn
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam nói riêng. Song điều đó khơng làm
giảm đi u cầu đối với giáo viên. Vai trò của
người giáo viên hiện nay là phải phát hiện
được mối liên hệ giữa kiến thức và những
vấn đề thực tiễn cuộc sống, từ đó thiết kế
chuyển thơng tin thành tri thức đưa vào nội
dung bài giảng, giúp sinh viên tìm ra ý nghĩa
thực tiễn của nội dung bài học.
Bài giảng của giáo viên cần ln cập nhật
thơng tin với những ví dụ minh họa, tranh,

ảnh để tăng tính thuyết phục cho bài giảng.
Những sự kiện, hình ảnh cần được chọn lọc
phù hợp, điển hình, liên hệ được quan điểm
của Đảng với những vấn đề của thực tiễn,
làm bài giảng sinh động, sinh viên dễ hình
dung hơn về lý thuyết, dễ hiểu, dễ nhớ,
từ đó làm tăng tính tích cực học tập của
sinh viên.
Chẳng hạn: Khi giảng về phần “quan
điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong thời kì đổi mới, với năm quan
điểm mang tính lý luận. Nếu tiếp cận nội
dung này theo hướng thực tiễn, liên hệ bài
giảng đến những vấn đề thời sự của đất
nước sẽ làm bài giảng sinh động hơn. Ở
quan điểm thứ nhất, cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức, giáo viên cần lựa chọn các ví dụ điển
hình để chứng minh nhiều doanh nghiệp

Việt đã đi tắt đón đầu, tiếp cận với kinh tế
tri thức như: Tập đoàn sơn KoVa, tập đồn
Thái Hương, tập đồn Viễn thơng Viettel.
Chú ý lựa chọn các ví dụ và thơng tin liên
quan đến ngành học của sinh viên. Khi phân
tích về vấn đề phát huy nguồn lực con
người, khoa học công nghệ và phát triển bền
vững đều có thể đưa vào bài giảng những
hình ảnh, ví dụ số liệu khoa học từ thực tiễn
để phân tích, minh chứng.
Tương tự với chương quan điểm của Đảng
về văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội;
chương 8 về đường lối đối ngoại, đều có thể
tiếp cận từ các vấn đề thực tiễn để bài giảng
sinh động, sinh viên dễ tiếp thu.
Để có một giờ giảng tốt, trước hết, giáo
viên phải luôn cập nhật thông tin. Bởi nếu
người giáo viên không thường xuyên cập
nhật thông tin thì bải giảng sẽ trở nên thiếu
thuyết phục. Người giáo viên trong thời đại
cơng nghệ 4.0, khơng chỉ có kinh nghiệm
giảng dạy mà cịn biết vận dụng khoa học
cơng nghệ, chọn lọc và xử lý thông tin để cập
nhật vào nội dung bài giảng. Đây thực sự là
một thách thức khơng nhỏ mà mỗi giáo viên
Lý luận Chính trị phải vượt qua để có những
giờ giảng chất lượng tạo được hứng thú cho
sinh viên.

267



Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2019. ISBN: 978-604-82-2981-8

3.3. Tiếp cận bài giảng thông qua số liệu
thống kê, video ngắn và sử dụng phim
tài liệu
Trước tác động của cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0 địi hỏi giáo viên phải luôn
cập nhật, chọn lọc và xử lý thông tin, đổi mới
kịp thời phương pháp giảng dạy nhằm phát
huy tích chủ động, tích cực của sinh viên. Để
giúp sinh viên hình dung và hiểu rõ hơn về
nội dung của bài học, ngoài tranh ảnh và sự
kiện thời sự dùng để minh họa và phân tích,
giáo viên có thể sử dụng số liệu thống kê, hay
phim tài liệu cho các chương gắn với các sự
kiện lịch sử của đất nước. Chẳng hạn, ở
chương 4, khi phân tích về nguồn lực con
người, giáo viên có thể sử dụng số liệu thống
kê về năng suất lao động của Việt Nam so
với các nước trong khu vực và thế giới. Phân
tích chuẩn nghèo đa chiều tại Việt Nam hiện
nay. Khi giảng chương quan điểm của Đảng
về chính sách xã hội, để chứng minh tăng
trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công
bằng xã hội. Ở nội dung này, giáo viên có thể
phân tích và chứng minh sự cần thiết phải
gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công
bằng xã hội và phát triển bền vững vì thực tế

đang cịn đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Giáo viên có thể cho sinh viên xem những
video nhỏ về sản xuất thuốc ung thư bằng
bột than tre, lõi pin trộn vỏ cà phê để bán,…
Từ những ví dụ minh họa bằng video ngắn đó
để đi đến khái quát khẳng định những quan
điểm của Đảng đưa ra là cần thiết và đúng
đắn. Qua đó giúp sinh viên nhận thức và hình
dung vấn đề bài học rõ hơn, hiểu bài sâu hơn.
Bên cạnh đó, phim tư liệu cũng cần sử
dụng phù hợp với từng đơn vị kiến thức.
Chẳng hạn khi phân tích những khó khăn của
đất nước sau cách mạng tháng 8, sinh viên có
thể cập nhật thêm số liệu khi xem phim “Việt
Nam một nền cộng hịa đầy sóng gió”. Giảng
về Điện Biên Phủ có thể cho sinh viên xem
phim chiến thắng Điện Biên Phủ, mở rộng
thêm về công tác hậu cần trong chiến dịch
Điện Biên Phủ; Khi giảng về kháng chiến

chống Mỹ, có thể cho sinh viên xem những
thước phim tư liệu về Đại thắng mùa xuân
năm 1975. Giảng về thời kỳ bao cấp, giáo
viên có thể cho sinh viên xem thêm video
ngắn về ký ức thời kỳ bao cấp. Đó cũng là
một trong những cách tiếp cận nội dung bài
giảng, giúp tiết học trở nên sinh động hơn,
thu hút được sự quan tâm, lắng nghe và hăng
hái phát biểu từ sinh viên. Để tạo được bầu
khơng khí lớp học sơi nổi, khi lên lớp giáo

viên cần phải tạo ra được sự tương tác đối
với sinh viên. Thông qua việc tạo lập mới
quan hệ thân thiện sẽ gắn kết sinh viên vào
các hoạt động của lớp học. Đồng thời, giáo
viên cần khuyến khích sự bàn luận, trao đổi
thông qua những câu hỏi ngắn và thảo luận
tại chỗ cũng là một cách giúp sinh viên học
tập tích cực hơn.
4. KẾT LUẬN

Trong thời đại cơng nghiệp 4.0, vai trị của
người giáo viên đã có nhiều thay đổi. Từ
truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn, tổ
chức, định hướng cho sinh viên trong mỗi nội
dung của bài học. Giáo viên nói chung và
giáo viên mơn Lý luận Chính trị nói riêng
phải ln cập nhật thơng tin vào bài giảng từ
những kiến thức chuyên môn đến những kiến
thức trong khoa học và đời sống để chọn lọc,
xử lý và chuyển tải vào nội dung bài học gắn
vấn đề lý luận với thực tiễn, có như vậy, bải
giảng mới sinh động, có tính thuyết phục
cao, phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người học.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hiếu (2017), Bồi dưỡng giáo viên
trong thời đại 4.0,
.
[2] Bảo Minh (2019), Nhà giáo ln phải tự
làm mới mình để đáp ứng yêu cầu thời đại

mới, http: // www.etep.moet.gov.vn
[3] Quốc Hội ( 2019), Luật Giáo dục Đại học,
NXB Chính trị Quốc gia sự thật.

268



×