Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận:Nợ công Hy Lạp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.64 KB, 17 trang )

Nợ công Hy Lạp.
1
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
*

TIỂU LUẬN



KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
HY LẠP







NHÓM 5






Hà Nội, 2011
Nợ công Hy Lạp.
2


Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế chao đảo, cho đến
nay chưa kịp khôi phục hoàn toàn. Năm 2010, nợ công vượt quá cao so với mức an
toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng bởi đó là yếu tố có
nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm lo ngại tới viễn
cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Cuộc khủng hoảng nợ
công tại Hy Lap hiện nay được coi là tâm chấn với sức ảnh hưởng lớn và đang có
nguy cơ lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác. Do đó, việc đi sâu tìm hiểu về Nợ công
của Hy Lạp mang tính thời sự và rất cần thiết. Thông qua bài nghiên cứu này, chúng
em cũng có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng
hoảng nợ công, đồng thời rút ra được nhiều bài học tác động đối với Việt nam.
Nợ công Hy Lạp.
3
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
NỘI DUNG
I/ Khái quát chung về nợ công:
1. Khái niệm:
1.1) Nợ công (nợ chính phủ, nợ quốc gia)
Là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa
phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
Là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó.
1.2) Cách tính nợ công
Quy mô nợ công = Khoản nợ / Tổng GDP
2. Phân loại:
2.1) Phân loại nợ công
- Nợ trong nước: khoản vay trong nước
- Nợ nước ngoài: khoản vay nước ngoài

2.2) Phân loại hình thức đi vay nợ công
- Phát hành trái phiếu chính phủ:
bằng đồng nội tệ: rủi ro tín dụng thấp.
bằng ngoại tệ: các ngoại tệ mạnh, rủi ro tín dụng cao.
- Vay tiền trực tiếp:
các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế như; Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng
thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ
của họ không cao.





Nợ công Hy Lạp.
4
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .

II/ Thực trạng nợ công tại Hi Lạp:
1)Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:











Nguyên nhân đầu tiên và rõ nét nhất thường được các nhà lãnh đạo EU đề cập là
tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. Để cứu vãn nền kinh tế khỏi cơn suy
thoái, các chính phủ đã tung ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích nền kinh tế
phát triển. Gói hỗ trợ này làm gia tăng chi ngân sách và nợ công một cách đáng kể.
Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới, không chỉ có Hy
Lạp và EU. Do vậy, bên cạnh các tác nhân bên ngoài, Hy Lạp còn có những nguy cơ
tiềm ẩn - đó là các yếu tố nội sinh của khu vực đồng tiền chung.

Thứ nhất là không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liên minh tiền tệ
Thật vậy, theo Hiệp ước Maastricht, để tham gia vào khu vực đồng tiền chung,
các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội
chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, có xem xét trường hợp mức thâm
hụt đang trong xu hướng được cải thiện hoặc mức thâm hụt lớn hơn 3% nhưng mang
tính tạm thời, không đáng kể, không là mức bội chi cơ cấu; nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc
bằng 60% GDP, có xem xét các trường hợp đang điều chỉnh.
Nợ công Hy Lạp.
5
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
Theo quy định này, Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung
châu Âu vào tháng 5-1998. Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ
tiêu chuẩn nhưng Hy Lạp vẫn được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chung
với điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ. Tuy
nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bội chi ngân sách và
nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
Hy lạp luôn đứng trong top 20 nước “dẫn đầu” thế giới về tỷ lệ nợ công so với
GDP.
Theo số liệu năm 2009, tỷ lệ nợ công của Hy Lạp so với GDP của nước này là
113.4% ( CIA Factbook )
Thứ hai là tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực:
Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp

các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng
hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt
trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách
thức.
Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực
cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách
giảm, chi an sinh xã hội cao. Hy Lạp chính là minh chứng cho điều này. Nếu chưa sẵn
sàng, Hy Lạp không nên gia nhập vào liên minh EU.
Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất
nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được
chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận
lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ
thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp
không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu
thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của các nước này bị suy giảm.
Bên cạnh đó, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di
dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc
Nợ công Hy Lạp.
6
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm
hụt ngân sách. Hy Lạp là nước được cho là chính phủ quá “vung tay” trong việc sử
dụng ngân sách.
Theo số liệu năm 2009 :
Thu ngân sách : $108.9 tỷ.
Chi ngân sách : $161.5 tỷ.
Thứ ba là mâu thuẫn giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa :
Hy lạp tham gia vào Eurozone đồng nghĩa với việc chấp nhận chính sách tiền tệ
do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra nhằm theo đuổi mục tiêu kiềm chế

lam phát. Chính sách tiền tệ do ECB đưa ra là hợp lý khi muốn ổn định đồng euro
trong khu vực. Tuy nhiên lại gây khó khăn cho chính phủ các nước thành viên khi xây
dựng chính sách tài khóa phù hợp với điều kiện kinh tế nước mình. Cụ thể, lãi suất trên
thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái
phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định. Quyết định của bộ
tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với Hy Lạp, một số
nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác
trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn
là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn
là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu
thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thật vậy, Mỹ có thu nhập
bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an
sinh xã hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó,
tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%. Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội,
các nước buộc phải gia tăng các khoản thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên
GDP của các nước trong khối EU cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên
toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50% GDP. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ,
Nhật, Canada lần lượt là 28,2%; 27,4%; 33,4%. Để có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng
một biểu thuế suất cao hơn. Thuế giá trị gia tăng trung bình trên 20%, trong khi tỷ lệ
này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10%; tại Nhật và Canada là 5%. Chính điều này đã
Nợ công Hy Lạp.
7
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn
kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU cũng bị tác động.
Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc
gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự. Không chỉ bị tác động bởi
các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là một quốc
gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết

lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực
đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng
nợ công.
2)Tác động của cuộc khủng hoảng nợ công:
● Đến Hi Lạp:
Hy Lạp là một trong những mắt xích tương đối yếu của khu vực đồng tiền chung
châu Âu. Tưởng chừng gia nhập EU sẽ là điều kiện giúp Hy Lạp có thể vay với lãi suất
thấp cùng với những khoản vay khổng lồ. Nhưng việc này lại đem tới lạm phát, dẫn tới
tình trạng leo thang của giá cả. Đi cùng với đó, cuộc khủng hoảng năm 2008 càng
khiến nền kinh tế của nước này thêm nguy khốn.
Để chấp nhận gói cứu trợ 110 tỷ euro của EU và IMF, chính phủ Hy Lạp đã phải
đưa ra một loạt các biện pháp hà khắc “Thắt lưng buộc bụng” : khu vực công cắt giảm
tối thiểu 1000 euro các khoản thưởng cuối năm, cắt hoàn toàn cho những người có
lương từ 3000 euro mỗi tháng, giảm 8% trợ cấp, 3% chi tiêu công… cũng như phải
tăng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, các mặt hàng không khuyến khích
tiêu dùng để tăng nguồn thu cho ngân sách.
Chính việc áp dụng những chính sách này đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh
mẽ từ phía người dân. Ngày 5/5/2010, mọi hoạt động đã hoàn toàn tê liệt vì đình công.
Tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Mặt khác, điều này còn ảnh hưởng tới sức mua của
các hộ gia đình vì gánh nặng lại càng đè nặng hơn lên vai người dân, điều này khiến
cho Hy Lạp càng lâm vào tình thế hiểm nghèo: sức mua giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng…
Cuộc khủng hoảng nợ này còn làm mất niềm tin của các nhà đầu tư. Bằng chứng
là Standart&Poor đã giảm điểm tín nhiệm của Hy Lạp xuống 3 nấc, xuống còn BB
Các nhà đầu tư cũng lo sợ rằng sự cứu trợ của Liên minh không đủ mạnh sẽ làm triệt
tiêu tăng trưởng của Hy Lạp. Chưa hết, nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng có thể chính
Nợ công Hy Lạp.
8
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
phủ Hy Lạp sẽ rút ra khỏi Liên minh và phá giá đồng nội tệ. Như vậy làm tác động
tâm lý tới các nhà đầu tư, nguy cơ rút vốn hàng loạt tại các ngân hàng.

Chưa hết, kế hoạch giải cứu Hy Lạp mờ mịt khiến các nhà đầu tư lo sợ, bán ồ ạt
trái phiểu chính phủ. Điều này sẽ khiến lãi suất cho những đợt phát hành nợ sắp tới leo
thang không ngừng. Và nếu Hy Lạp lại có thể tiếp tục vay được vốn thì lãi phải trả là
rất lớn. Gánh nặng nợ nần sẽ càng căng thẳng. Thực tế này càng tác động tiêu cực vào
niềm tin của thị trường cũng như sẽ khiến Hy Lạp sa chân vào vòng xoáy nợ nần.

● Đến vùng Eurozone:
Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một hiệu ứng
khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu. Sau Hy Lạp, các nước như Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng
nợ công. Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%, thâm hụt ngân sách trên 10%
GDP; Bồ Đào Nha có thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ tiết
kiệm nội địa thấp, nợ công của Ý chiếm 106,1% GDP (năm 2008). Thực tế đã cho
thấy, sau Hy Lạp, Ai-len đã phải cầu cứu sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu EU và
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF để giải quyết khủng hoảng nợ của nước này.
Nợ công của Tây Ban Nha :






Nợ công của Bồ Đào Nha :






Nợ công Hy Lạp.

9
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
Nợ công của Ailen :







Nợ công của Ý :







( Nguồn: CIA Factbook )
Khủng hoảng lan rộng ở khắp các quốc gia thành viên Eurozone đã khiến đồng
Euro mất giá khá mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ. Sự mất giá của đồng Euro khiến cho
đồng tiền chung Châu Âu trở thành tầm ngắm của các quỹ đầu cơ, các ngân hàng và
định chế tài chính muốn được sinh lời từ việc bán khống. Bằng cách vay và ồ ạt bán
khống đồng Euro, các đối tượng này làm cho tỷ giá Euro lao dốc mạnh so với các
đồng tiền chủ chốt khác. Cuối cùng, họ thực hiện việc mua vào Euro với giá rẻ để trả
lại, bỏ túi những khoản lãi khổng lồ.
Thị trường chứng khoán Châu Âu đã chứng kiến những phiên giảm điểm liên
tiếp do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp và sau đó là Ailen, có thể lan
sang các nước khác ở châu Âu - nơi cũng có thâm hụt ngân sách lớn.
Sự mất cân bằng của nền kinh tế đã dẫn đến sự mất cân bằng xã hội: hàng loạt

những cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ đã diễn ra rộng khắp ở
những nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt chi tiêu công như Hy Lạp, Ai-len, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha… Những cuộc bãi công liên tục đẩy các đất nước này vào tình
Nợ công Hy Lạp.
10
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
trạng bất ổn kinh tế - chính trị - xã hội, từ đó làm mất lòng tin của giới đầu tư, khiến
cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng.
III/ Bài học kinh nghiệm:

1. Hy Lạp:
 Đánh giá đúng thực lực của nền kinh tế:
Việc các nhà lãnh đạo Hy Lạp có cái nhìn khách quan và toàn diện về nền kinh tế
đất nước, tỉnh táo và sáng suốt đưa ra những chiến lược kinh tế hiệu quả, bền vững là
vô cùng quan trọng. Thực tế, Hy Lạp là nước có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế
thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp, hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình
trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao. Hy Lạp luôn
đứng trong top 20 nước “dẫn đầu” thế giới về tỷ lệ nợ công so với GDP. Năm 2009, tỷ
lệ nợ công của Hy Lạp so với GDP của nước này là 113.4%. Hy Lạp chưa đủ điều kiện
tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âu vào tháng 5-1998 vì chưa đủ yêu cầu là
mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP , nợ chính phủ nhỏ hơn
hoặc bằng 60% GDP.
Hơn thế, Hy Lạp cố tình che giấu thực lực yếu kém đó của nền kinh tế. Hy Lạp
đã đưa ra những số liệu không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách, nhằm đưa
ra hình ảnh về tình hình tài chính công của họ ‘đẹp’ hơn thực tế.
 Tôn trọng các nguyên tắc về gia nhập khối liên minh Châu âu và đồng
tiền chung:
Hy Lạp liên tục gây sức ép và vi phạm các nguyên tắc trong khối liên minh Châu
Âu và khối tiền tệ chung. Mặc dù ngay ở thời điểm năm 2000, Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) đã bày tỏ sự quan ngại về tình hình nợ của Hy Lạp và nhấn mạnh rằng

mức nợ này đã vượt xa trần quy định của Eurozone nhưng Hy Lạp vẫn cố gây áp lực
và đã được chấp nhận vào khối Eurozone vào tháng 1/2001, sớm hơn một năm so với
mục tiêu của Hy Lạp.
Năm 2004, việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã rõ như ban ngày. EU
đã mở cuộc điều tra đầu tiên nhằm vào tình trạng bội chi của Hy Lạp. Mặc dù, Cơ
quan Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập đủ bằng chứng về sự gian dối số liệu của
Nợ công Hy Lạp.
11
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
Hy Lạp nhưng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp
khỏi Eurozone không phải là lựa chọn của họ.
Vào tháng 12/1996, các quy định cho việc tham gia đồng Euro càng thêm ngặt
nghèo khi một văn kiện mang tên Hiệp ước Bình ổn được thông qua. Hiệp ước này
ngầm quy định, thành viên nào của Eurozone vi phạm các tiêu chuẩn về lạm chi, nợ
công, lạm phát… sẽ phải chịu mức phạt nặng nề. Tuy vậy, từ trước tới nay, chưa một
quốc gia nào trong khối Eurozone, kể cả Hy Lạp, bị phạt, dù những quy định của khối
vẫn thường xuyên bị hầu hết các nước thành viên vi phạm
Hy Lạp luôn khẳng định, không có chuyện Hy Lạp đánh bóng các con số thống
kê, mà sự “du di” của các số liệu chẳng qua là do thay đổi các quy tắc kế toán. Điều
này cho thấy tất cả các quy định nguyên tắc của khối cộng đồng chung đều không
được Hy Lạp xem trọng và tuân thủ.
 Xem trọng, phân tích, đánh giá đúng thực chất Nợ công:
Hy Lạp đã đánh giá không đúng khoản nợ công của họ. 70% nợ chính phủ Hy
Lạp do người nước ngoài nắm giữ chính là nguyên nhân cốt lõi của cuộc khủng hoảng
nợ công. Hiện nay, dư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành “một Hy Lạp
thứ hai” nhưng theo một số nhà kinh tế, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho
thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể
hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ,
trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ. Bên cạnh đó, Nhật
còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số

mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc
gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD). Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ
công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có
thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế.
 Mục tiêu chính trị phù hợp với sự phát triển kinh tế:
Bi kịch ngày nay của Hy Lạp, ngoài việc bắt nguồn từ thói quen tiêu “hoang” của
chính phủ nước này, còn có một phần là do tham vọng nhất thể hóa bằng mọi giá của
các nhà lãnh đạo châu Âu - những người bị cho là đặt vấn đề chính trị lên trên thực lực
kinh tế. Tờ New York Times cho rằng, thách thức chồng chất mà khủng hoảng nợ đem
Nợ công Hy Lạp.
12
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
tới cho Hy Lạp nói riêng và châu Âu nói chung bắt nguồn từ ngày Hy Lạp cố công để
có được địa vị thành viên của EU. Cũng trên tờ New York Times, giáo sư kinh tế học
đoạt giải Nobel, ông Paul Krugman, mới đây đã nhận định rằng, đồng Euro chính là
một trở ngại đối với sự tăng trưởng của kinh tế Hy Lạp, vì việc sử dụng đồng tiền
chung không cho phép Hy Lạp phá giá đồng tiền để nâng sức cạnh tranh cho nền kinh
tế. Về cơ bản, sự ra đời của đồng Euro mang nhiều màu sắc chính trị - điều này đồng
nghĩa với việc các quy định có thể được “uốn cong” khi quyết định nước nào được gia
nhập. Nhưng Hy Lạp đã phải vượt vô số rào cản mới có được một ghế trong Eurozone.
Mặc dù biết những số liệu giả của Hy Lạp, nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không
phản đối. Vì lý do chính trị, họ phải cho Hy Lạp tham gia đồng Euro.

 Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu chính phủ:
Dù Hy Lạp có tô vẽ thêm cho các con số ra sao thì nền kinh tế của nước này vẫn
nhanh chóng diễn biến theo chiều hướng từ xấu thành xấu hơn. Vào Eurozone, thay vì
cắt giảm chi tiêu, chính phủ Hy Lạp nối tiếp nhau “vung tay quá trán” và không chịu
đưa ra những con số minh bạch cho tới khi mọi chuyện vỡ lở như ngày hôm nay.
Hy Lạp có thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối. Để bình ổn
nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa

chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian.
Không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao
dịch nội khối. Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên nên năng lực cạnh tranh của Hy
Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội
ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt
ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công.

2. Eurozone:
Để cuộc khủng hoảng không tái diễn, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ và
mạnh mẽ hơn giữa các nước thành viên về vấn đề kinh tế.Việc sử dụng đồng tiền
chung Euro khiến cho các nước trong EU có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế
tài chính. “Sự cố” ở một nước trong liên minh có thể dẫn tới “ sự cố” dây chuyền ở các
Nợ công Hy Lạp.
13
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
nước khác trong khối.Vì thế, lần đầu tiên trong lịch sử của khối, các nước thành viên
đã đề nghị thiết lập ra một cơ chế gọi là "European semester". Theo đó, các nước thành
viên sẽ tính đến các yếu tố liên kết khu vực trong chính sách tài khóa của nước mình
trước khi Quốc hội các nước thông qua. Đây là một cơ chế giám sát mạnh mẽ để kiểm
soát kinh tế vĩ mô, ngân sách, thâm hụt tài chính. Điều này có nghĩa là các nước thành
viên có sự liên kết và phối hợp với nhau chặt chẽ hơn trong chính sách kinh tế. “
European semester” hoạt động trên nguyên tắc: nếu các quốc gia quá sai lầm trong
những tính toán về tài chính, họ sẽ phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt.
Ngược lại, các quốc gia tỏ ra đúng đắn và hiệu quả trong chính sách tài khóa của mình
sẽ nhận được các hình thức khích lệ. Có lẽ việc có một cơ chế giám sát chung sẽ buộc
các quốc gia trong khu vực Eurozone phải cẩn thận hơn trong việc vận hành nền kinh
tế và có thể tránh cho Châu Âu một cuộc khủng hoảng tương tự lặp lại.
Để tránh “vết xe đổ” tại châu Âu, vấn đề minh bạch hoá tài chính, nhất là minh
bạch hóa các khoản vay phải được chú trọng hàng đầu. Hy Lạp, cũng như các nước sử
dụng đồng euro, đã từng thực hiện nhiều thủ thuật che giấu thực trạng tài chính và

nhằm đạt được những chỉ tiêu đề ra cho các nước thành viên, như tổng dư nợ không
quá 60% GDP và thâm hụt ngân sách hàng năm không quá 3% GDP. Để đạt được
những chỉ tiêu ấy, nhiều năm qua các chính phủ EU đã bán ra nhiều tài sản quốc gia và
che giấu nhiều khoản chi. Hy Lạp che giấu một số khoản chi quốc phòng, với lý do “bí
mật nhà nước”. Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu euro (1,13 tỷ USD) cho quân
sự, chỉ bằng 1/4 con số 3,17 tỷ euro mà sau đó họ thừa nhận đã chi cho quốc phòng.
Từ trường hợp khủng hoảng của Ailen là do chính phủ phải đỡ đầu cho các
khoản nợ đọng của các ngân hàng, gây ra nợ công quá lớn, các nước trong Eurozone
cần phải phân định rạch ròi: trong các khoản vay cấu thành nợ công, phải làm rõ nợ
chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh, nợ của Doanh nghiệp nhà nước; hoặc phải kiểm
toán để kiểm soát được nợ vay đã được các doanh nghiệp sử dụng ra sao… để từ đó có
phương án đối phó thích hợp.

3. Việt Nam:
Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất
nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Nếu
Nợ công Hy Lạp.
14
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh
hưởng nặng nề. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam
khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp
vào Việt Nam. Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ
thương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác
động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.
Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước này
và một số nước có liên quan, khả năng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ khó diễn ra. Tuy vậy,
cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và đặc biệt là
kinh tế châu Âu. Là khu vực có quan hệ thương mại và dòng vốn đầu tư khá lớn vào

Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng.
Các dòng vốn đầu tư từ khu vực châu Âu suy giảm, hay đà tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu sang khu vực này chậm lại đều tạo ra mối đe dọa lên sự phát triển
kinh tế Việt Nam và ổn định của tỷ giá tiền đồng. Tâm lý nhà đầu tư trên TTCK cũng
sẽ bị tác động không nhỏ bởi sự sút giảm của thị trường chứng khoán châu Âu và thế
giới. Không loại trừ khả năng có một đợt rút lui mạnh mẽ của dòng tiền từ nhà đầu tư
trong nước và cả nước ngoài nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.
Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Trong
thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh báo về
mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép. Cũng tương tự
như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài.
Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay
nợ qua (ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn.
Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đang
ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%.
Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế
để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn
khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở rộng thủ đô Hà
Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam, Đây là những
Nợ công Hy Lạp.
15
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước,
mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn
thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước
châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng. Tỷ
lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao
so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong số hơn 40% nói trên,
khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là

từ dòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA và các khoản vay khác), trong đó vốn vay
chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá
lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh
tế thế giới ngưng trệ.
Trong ngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng
vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn
đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy
Lạp.
Những bài học cho Việt Nam:
Nợ nước ngoài cao, thâm hụt ngân sách và tiêu quá khả năng cũng là những
nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp, nó tạo ra một ví dụ rất rõ rang cho mỗi
quốc gia để tìm ra giải pháp cho việc tỉ lệ nợ nước ngoài cao, trong đó có Việt Nam.
 Mô hình phát triển kinh tế:
Việt Nam là 1 nước đang phát triển vì vậy chúng ta có 1 tỉ lệ cao về đầu tư: 40%
trong 27~30% trong nguồn vồn tiết kiệm của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những
nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, ODA, những khoản vay khác). Giảm lượng vốn đầu tư
từ bên ngoài trong cấu truc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguổn vốn nước ngoài và
thúc đẩy phát triển những sự đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển
kinh tế của Việt Nam.
 Giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách:
Một bài học từ nguyên nhân chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng Hy Lạp là thâm hụt
ngân sách. Chúng ta nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp
Nợ công Hy Lạp.
16
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
lý, thận trọng trong những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những
khoản nợ nước ngoài. Những hành động này là bởi Việt Nam đang có nhiều những dự
án quy mô lớn: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao tốc
Bắc- Nam…tiêu tốn 1 lượng lớn các khoản vay từ nước ngoài.
 Công bố những thông tin cà chính sách chính xác:

Athens làm giả các số liệu để có được sự thế hiện tốt để trở thành thành viên chính
thức của khối cộng đồng chung châu Âu. Chính phủ Việt Nam nên cung cấp những
thông điệp phù hợp và giải thích rõ ràng những hộ trợ cơ bản trong thỏa thuận với hoạt
động quốc tế và tạo ra những tiêu chuẩn trong việc nợ công, thâm hụt ngân sách và
chính sách công khố.





Nợ công Hy Lạp.
17
Tiểu luận nhóm 5 – Kinh tế vĩ mô .
KẾT LUẬN
Tóm lại, từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế Việt
Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng
dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư từ bên ngoài như Mỹ, một nước có nền kinh tế lơn
nhất thế giới có tầm ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng tới kinh tế các nước nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đối với tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở
một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quan lý chi tiêu
công… Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp
Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới.
Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở
mức cao và kéo dài. Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và
kích thích kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân
sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn.
Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết
kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm thực hiện muốn giới thiệu một cái nhìn tổng
quan về Nợ công của Hy Lạp, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân, diễn

biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công, đồng thời rút ra được nhiều bài học tác
động đối với Việt nam. Đây là đề tài đang rất được quan tâm vì tính phức tạp và cấp
thiết của nó đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên do sự hạn chế về tư liệu và kiến
thức thực tế nên rất mong nhận được những đóng góp của thầy giáo để nhóm chúng
em hoàn chỉnh đề tài hơn.

×