Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 116 trang )



iv

MỤC LỤC
Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Bảng những cụm từ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn ñề 7
1.1.1. Ở nước ngoài 7
1.1.2. Ở trong nước 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1. Giáo viên dạy nghề 11
1.2.2. Giáo viên thực hành 14
1.2.3. Dạy học 15
1.2.4. Năng lực 15
1.2.5. Năng lực sư phạm 17
1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật 19
1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề 21
1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH 22
1.3. Xây dựng tiêu chí ñánh giá NLDH của GVTH 23
1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí ñánh giá NLDH của GVTH 23
1.3.2. Tiêu chí ñánh giá NLDH của GVTH 26
1.4. Mục tiêu, nội dung và loại hình bồi dưỡng NLDH cho GVTH 28
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng .28


1.4.2. Nội dung bồi dưỡng 29
1.4.3. Loại hình bồi dưỡng 29
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả bồi dưỡng 29
Kết luận chương 1 30



v


Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO
VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI
PHÍA BẮC 31
2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, ñặc ñiểm ñội ngũ GVTH và học sinh học nghề các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề 31
2.1.2. Đặc ñiểm ñội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu
vực miền núi phía Bắc 32
2.2. Thực trạng năng lực ñội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền
núi phía Bắc 34
2.2.1. Thực trạng trình ñộ chuyên môn và trình ñộ sư phạm 35
2.2.2. Thực trạng trình ñộ tay nghề 39
2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới 41
2.2.4. Thực trạng trình ñộ ngoại ngữ và tin học 43
2.2.5. Đánh giá NLDH của GVTH 45
2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh 48
2.4. Thực trạng bồi dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc 50
2.5. Nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng GVDN 54
2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng NLDH cho GVTH 58

Kết luận chương 2 59
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN
NÚI PHÍA BẮC 60
3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp bồi dưỡng 60
3.2. Các nguyên tắc trong việc ñề xuất các biện pháp bồi dưỡng 60
3.2.1. Nguyên tắc ñảm bảo tính mục ñích 60
3.2.2. Nguyên tắc ñảm bảo tính toàn diện 61
3.2.3. Nguyên tắc ñảm bảo tính thực tiễn 62
3.2.4. Nguyên tắc ñảm bảo tính khả thi 62
3.3. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH 62


vi

3.3.1. Biện pháp 1: Xác ñịnh nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây
dựng chương trình bồi dưỡng GVTH 63
3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH 69
3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH 75
3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học 82
3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH 85
3.4. Kiểm chứng mức ñộ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ñề xuất 87
3.4.1. Phạm vi tổ chức thăm dò ý kiến về các biện pháp 88
3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp 88
3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp 89
3.5.1. Giả thuyết của thực nghiệm 89
3.5.2. Mục tiêu của thực nghiệm 90
3.5.3. Địa ñiểm tổ chức và ñối tượng thực nghiệm 90
3.5.4. Nội dung thực nghiệm 91
3.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 105

Kết luận chương 3 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
I. Kết luận 108
II. Kiến nghị 109
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 117











vii

BẢNG NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CĐN: Cao ñẳng nghề
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa
ĐC: Đối chứng
ñvht:
GA:
Đơn vị học trình
Giáo án
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo

GDHNN: Giáo dục học nghề nghiệp
GK: Giám khảo
GVDN: Giáo viên dạy nghề
GVLT: Giáo viên dạy lý thuyết
GVLT&TH: Giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành
GVTH: Giáo viên dạy thực hành
KHGD: Khoa học giáo dục
KH-KT&CN: Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ
LĐTB&XH: Lao ñộng - Thương binh và Xã hội
NCKHGD: Nghiên cứu khoa học giáo dục
SCN: Sơ cấp nghề
SPKT: Sư phạm kỹ thuật
TB, T.Bình: Trung bình
TB khá: Trung bình khá
TCDN: Tổng cục Dạy nghề
TCGD: Tạp chí Giáo dục
TCN: Trung cấp nghề
THCN:
TN:
Trung học chuyên nghiệp
Thực nghiệm
XS: Xuất sắc
XHCN: Xã hội chủ nghĩa





viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Tiêu chí ñánh giá bài giảng thực hành 27
Bảng 1.2. Tiêu chí ñánh giá NLDH của GVTH 28
Bảng 1.3. Xếp loại NLDH của GVTH 28
Bảng 2.1. Thực trạng trình ñộ chuyên môn và trình ñộ SPKT của GVTH 36
Bảng 2.2. Thực trạng trình ñộ tay nghề của GVTH 39
Bảng 2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới 42
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả ñánh giá NLDH của GVTH 46
Bảng 2.5. Xếp loại NLDH của GVTH 47
Bảng 2.6. Kết quả học thực hành của học sinh các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc khóa học 2007 - 2009 49
Bảng 2.7. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 2 năm (2007 - 2009) 50
Bảng 2.8. Thực trạng ñáp ứng về nội dung, hình thức tổ chức, hiệu quả và nhu cầu
bồi dưỡng GVTH 51
Bảng 2.9. Nhu cầu về GVDN giai ñoạn 2008 - 2015 55
Bảng 2.10. Dự kiến kế hoạch ñào tạo, bồi dưỡng GVDN giai ñoạn 2009 - 2015 56
Bảng 2.11. Nhu cầu bồi dưỡng hàng năm của GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc 57
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức ñộ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 90
Bảng 3.3. Kết quả xếp loại ñiểm thi các học phần sư phạm dạy nghề 94
Bảng 3.4. Kết quả xếp loại ñiểm thi nâng bậc tay nghề 96
Bảng 3.5. Kết quả tự ñánh giá NLDH của giáo viên sau bồi dưỡng 96
Bảng 3.6. Kết quả ñánh giá bài giảng của nhóm TN và nhóm ĐC 101
Bảng 3.7. So sánh kết quả ñánh giá bài giảng giữa nhóm TN và nhóm ĐC 102
Bảng 3.8. Xếp loại kết quả học tập của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐC giảng
dạy 103



ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình nhân cách người GVDN 12
Hình 1.2. Cấu trúc năng lực sư phạm kỹ thuật 31
Hình 1.3. Mô hình hoạt ñộng của GVDN 24
Hình 2.1. Quá trình hình thành, phát triển ngành dạy nghề 37
Hình 2.2. Mô hình ñào tạo và bồi dưỡng GVDN 34
Hình 2.3. Biểu ñồ thực trạng trình ñộ chuyên môn của GVTH 37
Hình 2.4. Biểu ñồ thực trạng trình ñộ sư phạm kỹ thuật của GVTH 38
Hình 2.5. Biểu ñồ thực trạng trình ñộ tay nghề của GVTH 40
Hình 2.6. Biểu ñồ thực trạng mức ñộ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ
mới của GVTH 43
Hình 2.7. Biểu ñồ ñánh giá NLDH của GVTH 47
Hình 2.8. Biểu ñồ kết quả học thực hành của học sinh 49
Hình 3.1. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng 66
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn ñiểm toàn bài (1) 101
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ñiểm chuẩn bị (2) 101
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ñiểm chuyên môn (3) 101
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ñiểm sư phạm (4) 101
Hình 3.6. Biểu ñồ so sánh ñiểm ñánh giá bài giảng giữa hai nhóm TN và ĐC (5) 104




1

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác ñịnh giáo dục là quốc sách hàng
ñầu, khẳng ñịnh vị trí then chốt của giáo dục, ñào tạo trong sự nghiệp CNH,
HĐH ñất nước.
Với quan ñiểm, ñịnh hướng chiến lược ñược Đảng và Nhà nước ñề ra,
trong những năm qua ngành GD&ĐT ñã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng
yếu ñể nâng cao chất lượng ñào tạo nguồn nhân lực như ñổi mới nội dung
chương trình, ñổi mới phương pháp dạy học và ñặc biệt là xây dựng chiến lược
ñầu tư, phát triển ñội ngũ giáo viên.
Trong ñào tạo nghề, người giáo viên ñóng vai trò quan trọng ñối với việc
hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của
hoạt ñộng dạy học.
Hiện nay, ñể tuyển chọn người vào làm việc tại các doanh nghiệp (ñặc biệt là
các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao ñộng, người tuyển
dụng ñánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) ñối tượng chủ yếu dựa vào năng lực
thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người ñó
làm ñược gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do
nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Nhân
cách của người học có ñược chính là kết quả giáo dục, ñào tạo của các nhà trường.
Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác
ñộng, trong ñó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy ñóng vai trò quyết
ñịnh. Vì vậy trong quá trình ñào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất
lượng ñào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho ñội ngũ
giáo viên dạy thực hành (sau ñây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Đây ñược xem
như một khâu chủ yếu ñể nâng cao chất lượng ñào tạo, một chiến lược về ñầu tư phát
triển con người (người thầy) hiện ñang ñược Đảng và nhà nước ñặc biệt quan tâm.
Đối với các nước tiên tiến, việc ñào tạo GVTH ñã có các quy ñịnh về chuẩn
trình ñộ chuyên môn, chuẩn trình ñộ sư phạm rất cụ thể. Trong khi ñó ở Việt Nam việc
xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn chức danh giáo viên cho GVTH còn ñang trong
quá trình hoàn thiện. Việc sử dụng GVTH chưa ñạt chuẩn như hiện nay ñòi hỏi công

tác bồi dưỡng càng cần ñược quan tâm nhiều hơn.


2

Qua khảo sát thực tế ñội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc cho thấy: Các trường ñại học sư phạm kỹ thuật và cao ñẳng sư
phạm kỹ thuật hiện không cung cấp ñủ GVTH cho các trường, các trung tâm ñào
tạo nghề do số lượng các cơ sở ñào tạo ngày càng ñược tăng lên và chỉ tiêu tuyển
sinh hàng năm tăng nhanh. Đội ngũ GVTH chủ yếu ñược tuyển dụng từ một số
nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các
trường ñại học và cao ñẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ ñại học,
cao ñẳng kỹ thuật không chính quy ñược bồi dưỡng các năng lực cần thiết ñể
làm GVTH. Tuy nhiên, những GVTH này còn thiếu và yếu về NLDH.
Việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH ñược tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa
ñược nghiên cứu ñầy ñủ, chưa ñáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn ñề tài “Bồi
dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc” sẽ góp phần giải quyết những vấn ñề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng
cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng ñào tạo nghề của các trường dạy
nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực ñội ngũ
GVTH, ñề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt ñộng bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, NLDH của ñội ngũ GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền

núi phía Bắc chưa ñáp ứng ñược ñòi hỏi về ñào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng ñể phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của ñịa phương và khu vực. Nếu các
biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH ñược xây dựng trên cơ sở lý luận về
phát triển NLDH, các tiêu chí NLDH và phù hợp với nhu cầu thực tế về bồi
dưỡng NLDH của GVTH thì sẽ giúp các trường dạy nghề khu vực miền núi phía
Bắc từng bước nâng cao chất lượng ñào tạo, ñáp ứng nhu cầu xã hội.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ sau:


3

- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
- Đánh giá thực trạng năng lực GVTH và thực trạng bồi dưỡng GVTH
ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc.
- Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm chứng minh tính ñúng ñắn và hiệu
quả của các biện pháp bồi dưỡng ñược ñề xuất.
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc khảo sát, ñánh giá thực trạng năng lực GVTH ñược tiến hành ở các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 5 năm vừa qua và tổ
chức thực nghiệm, ñánh giá NLDH sau bồi dưỡng của GVTH nghề Điện công
nghiệp và GVTH nghề Hàn ñiện tại Khoa Đào tạo nghề Trường Cao ñẳng Kinh
tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Đề tài ñược thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các quan ñiểm sau:
- Quan ñiểm hệ thống-cấu trúc: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho
GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc ñược xem là một hệ
thống ñộng, toàn vẹn, thống nhất gồm nhiều hoạt ñộng có mối quan hệ biện

chứng với nhau và với các hoạt ñộng khác trong quá trình bồi dưỡng GVTH.
Các biện pháp ñược ñề xuất có cấu trúc ổn ñịnh tương ñối.
- Quan ñiểm thực tiễn: Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn yêu cầu
của việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền
núi phía Bắc và luôn bám sát nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, kết quả
bồi dưỡng GVTH của các cấp, các ngành ñể rút ra bài học kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng giáo viên.
8. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Một số phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Phân tích, tổng
hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa ñược sử dụng ñể nghiên cứu các tài liệu
về quan ñiểm chỉ ñạo, chủ trương, ñường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triền ngành dạy nghề, nghiên cứu các công trình khoa học của


4

các tác giả trong nước và nước ngoài về hoạt ñộng dạy nghề ñể ñưa ra các
luận cứ cho cơ sở lý luận của ñề tài nghiên cứu.
- Phương pháp ñiều tra
Mục ñích ñiều tra là thu thập các thông tin, số liệu có liên quan ñến luận
án ñể khẳng ñịnh cơ sở thực tiễn vấn ñề nghiên cứu.
Yêu cầu ñiều tra là các thông tin, số liệu ñược thu thập một cách khách
quan, chính xác và trung thực về thực trạng vấn ñề nghiên cứu.
Nội dung ñiều tra tập trung vào thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực
dạy học của GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
Phương pháp ñiều tra thực trạng ñược tiến hành bằng việc phỏng vấn trực
tiếp cán bộ, giáo viên và bằng phiếu thăm dò, cụ thể là:
+ Điều tra bằng phỏng vấn: Đối tượng ñiều tra bằng phỏng vấn là 65
cán bộ lãnh ñạo trường, phòng ñào tạo, các khoa chuyên môn và 100 giáo

viên dạy nghề (GVDN) trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía
Bắc ñể tìm hiểu thực trạng năng lực và bồi dưỡng NLDH cho GVTH của các
nhà trường cũng như nhu cầu bồi dưỡng năng lực của giáo viên.
+ Điều tra bằng phiếu thăm dò: Xây dựng mẫu phiếu ñiều tra gửi lãnh ñạo
các trường, phòng ñào tạo, khoa chuyên môn và giáo viên ñể lấy số liệu phục vụ
nội dung nghiên cứu thực trạng, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, tự ñánh giá
NLDH của GVTH trước và sau bồi dưỡng.
Từ thực trạng xác ñịnh ñược nguyên nhân và ñề xuất các biện pháp khả
thi nhằm bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
- Phương pháp chuyên gia
Để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án và khảo
nghiệm về mức ñộ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp ñề xuất, tác giả lấy ý
kiến góp ý từ các nhà khoa học, cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Trưởng khoa) có bề dày kinh nghiệm trong hoạt
ñộng dạy nghề. Các ý kiến ñược thống kê, ghi chép, nghiên cứu, phân tích bổ
sung cho luận án ñể các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH ñược ñề xuất
sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm


5

Qua việc ñi sâu tìm hiểu những yếu tố quan trọng trong hoạt ñộng bồi
dưỡng chuẩn hóa ñội ngũ giáo viên, tìm hiểu việc tổ chức bồi dưỡng GVDN
của một số nước phát triển như Hàn Quốc, CHLB Đức, CH Pháp, Singapore,
Trung Quốc trong các ñợt ñi thực tế tại các quốc gia nêu trên và học hỏi kinh
nghiệm bồi dưỡng GVTH của các trường dạy nghề trong nước, tác giả ñã rút
ra ñược những kinh nghiệm tốt, có giá trị thực tiễn phục vụ cho việc thực
hiện ñề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm một số nội dung cụ thể trong các biện pháp bồi
dưỡng NLDH cho ñối tượng là GVTH của Trường Cao ñẳng Kinh tế - Kỹ thuật
thuộc Đại học Thái Nguyên ñể có ñược các kết quả khách quan nhằm chứng
minh cho giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp mà luận án ñề
xuất. Trên cơ sở ñó nhân rộng mô hình bồi dưỡng ra các trường dạy nghề khác
ñể góp phần từng bước nâng cao NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu
vực miền núi phía Bắc.
9. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
9.1. Trong quá trình ñào tạo nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: Cơ sở vật chất, người dạy, người học, nội
dung chương trình, phương pháp giảng dạy Trong ñó yếu tố người dạy
(GVTH) có vai trò quan trọng nhất. Quan ñiểm “Có thầy giỏi mới có trò giỏi”
ñòi hỏi GVTH phải ñược bồi dưỡng ñể hoàn thiện và phát triển năng lực, phẩm
chất của người giáo viên.
9.2. Năng lực sư phạm kỹ thuật (SPKT) thuộc loại năng lực chuyên biệt, ñặc
trưng cho GVDN. NLDH là thành tố chính trong cấu trúc năng lực SPKT, quyết
ñịnh chất lượng ñội ngũ giáo viên, quyết ñịnh chất lượng ñào tạo nghề.
9.3. Các biện pháp bồi dưỡng phải ñược xây dựng trên cơ sở lý luận bồi dưỡng
năng lực giáo viên và thực trạng năng lực, thực trạng bồi dưỡng ñội ngũ GVTH
các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
9.4. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc có tính hệ thống, có mối quan hệ, tác ñộng lẫn nhau. Cần vận
dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình bồi dưỡng ñể ñạt hiệu quả.


6

10. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về

vấn ñề bồi dưỡng NLDH cho GVTH, xây dựng ñược cấu trúc NLDH và tiêu
chí ñánh giá NLDH cho GVTH làm cơ sở nghiên cứu thực trạng và ñề xuất các
biện pháp bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa ñội ngũ GVTH trong các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc.
- Về mặt thực tiễn
Luận án nghiên cứu, ñánh giá thực trạng năng lực, thực trạng bồi dưỡng
NLDH cho GVTH và ñề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH
trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
11. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và kiến nghị, luận án có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên
thực hành trong các trường dạy nghề
Chương 2. Thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực dạy học cho
giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc
Chương 3. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực
hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc











7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn ñề
1.1.1. Ở nước ngoài
Tại Liên Xô (cũ) ñã có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm lý
học nghề nghiệp” (1972) [77] ñề cập ñến một số vấn ñề về tâm lý trong dạy sản xuất;
công trình nghiên cứu của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học nghề
nghiệp” (1982) [73] ñược các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, các hướng dẫn
viên thực tập tại nhà máy rất quan tâm, công trình ñề cập một cách toàn diện, hệ
thống ñến tất cả các vấn ñề của khoa học giáo dục nghề nghiệp của Liên Xô.
Công hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia có hệ thống ñào
tạo nghề phát triển nhất thế giới. Viện Dạy nghề CHLB Đức có nhiều ñề tài
nghiên cứu về “Năng lực của người giáo viên dạy nghề”. Một trong các ñề tài có
giá trị và ñược quan tâm nhiều nhất là ñề tài “Đào tạo giáo viên dạy nghề chuyên
sâu theo năng lực” ñã khẳng ñịnh: “Năng lực của mỗi người không giống nhau,
có người thiên về năng lực trí tuệ, có người thiên về năng lực thực hành, số ít
người có năng lực toàn diện” [83]. Với quan ñiểm trên, giáo viên dạy nghề
(GVDN) ñược ñào tạo theo 3 loại:
- Đào tạo giáo viên chuyên dạy lý thuyết.
- Đào tạo giáo viên chuyên dạy thực hành.
- Đào tạo giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành.
Trên cơ sở phân loại giáo viên, tập trung ñào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu
theo dạng chuyên môn hóa.
Viện Dạy nghề Trung Quốc xây dựng nội dung ñào tạo GVDN theo 3 cấp
trình ñộ: Cấp cơ bản, cấp I và cấp II [64]. Ở mỗi cấp trình ñộ ñòi hỏi người giáo
viên phải có năng lực nhất ñịnh, muốn nâng cấp trình ñộ cần tham gia các khóa
bồi dưỡng những năng lực còn thiếu so với yêu cầu của cấp trình ñộ ñó.
Viện nghiên cứu Dạy nghề Vương quốc Anh có ñề tài: “ Năng lực sư
phạm kỹ thuật - yếu tố quyết ñịnh tạo nên nhân cách toàn diện của người giáo

viên dạy nghề”. Kết quả nghiên cứu ñược sử dụng ñể cải tiến nội dung giảng dạy


8

tại các khoa Sư phạm kỹ thuật ở các trường Đại học Tổng hợp và làm cơ sở xây
dựng chương trình bồi dưỡng GVDN.
1.1.2. Ở trong nước
Việc nghiên cứu năng lực ñội ngũ GVDN ñược Nhà nước ñặc biệt quan tâm và
các nhà khoa học giáo dục cũng ñã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận
và thực tiễn công tác bồi dưỡng ñội ngũ giáo viên.
Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn tài liệu “Mô hình bồi dưỡng
giáo viên dạy nghề” trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng cần có cho hoạt ñộng giảng
dạy của người giáo viên [19].
Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm
trong tài liệu “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam” ñã tổng kết, ñánh giá
quá trình hình thành, phát triển ñội ngũ GVDN; vai trò, nhiệm vụ của GVDN
trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; những thuận lợi và khó khăn trong
ñào tạo nguồn nhân lực; ñịnh hướng phát triển ngành dạy nghề.
Năm 2000, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì ñề tài nghiên cứu “Mô hình ñào tạo
giáo viên kỹ thuật trình ñộ ñại học cho các trường THCN và dạy nghề”. Đề tài ñưa ra
mô hình nhân cách, mô hình hoạt ñộng của người giáo viên làm cơ sở ñể xác ñịnh mô
hình ñào tạo và bồi dưỡng ñội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề [61].
Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với ñề tài
“Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề
Việt Nam hiện nay” [37]. Đề tài khẳng ñịnh tính chất quan trọng, quyết ñịnh của
năng lực sư phạm kỹ thuật trong quá trình tổ chức ñào tạo nghề và nêu các giải
pháp bồi dưỡng có tính ñịnh hướng cho việc bồi dưỡng ñội ngũ GVDN toàn quốc.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả ñề cập ñến vấn ñề bồi dưỡng
ñội ngũ giáo viên như tác giả Nguyễn Thanh Hà có bài “Chất lượng và ñiều kiện

ñảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề” ñăng trên
TCGD số 169 (8/2007), tác giả nêu ra 7 ñiều kiện cho việc ñảm bảo chất lượng dạy
học các môn thực hành chuyên môn nghề. Trong ñó ñiều kiện tiên quyết chính là
phẩm chất, năng lực của GVTH; tác giả Ngô Tự Thành viết bài “ Cơ sở lý luận xây
dựng tiêu chí giảng viên giỏi trong xu thế hội nhập” ñăng trên TCGD số 181
(1/2008) với một số mô hình, bộ tiêu chuẩn ñánh giá năng lực giảng dạy của giáo
viên và khẳng ñịnh “Giáo viên giỏi phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn của
mình”; tác giả Phạm Hồng Quang với bài “Giải pháp ñào tạo giáo viên theo ñịnh


9

hướng năng lực” ñăng trên TCGD số 216 (6/2009), tác giả nhấn mạnh “Năng lực
giáo viên - yếu tố cơ bản quyết ñịnh chất lượng giáo dục” và nêu ra 4 giải pháp ñào
tạo, bồi dưỡng giáo viên theo quan ñiểm mới của UNESCO; nhóm tác giả Vũ Quốc
Chung và Nguyễn Văn Cường có bài viết “Cải cách ñào tạo và bồi dưỡng giáo viên
theo ñịnh hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp” ñăng trên TCGD số 219 (8/2009),
trình bày một số quan ñiểm về thực hiện cải cách ñào tạo và bồi dưỡng giáo viên
theo ñịnh hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển ñổi ñào tạo
từ niên chế sang ñào tạo tín chỉ và học phần (mô ñun); nhóm tác giả Nguyễn Ngọc
Hợi và Thái Văn Thành có bài viết trên TCGD số 224 (10/2009) với tiêu ñề “Về
quy trình ñánh giá chất lượng bồi dưỡng giáo viên”. Các tác giả nêu ra một quy
trình tổng quát gồm 3 giai ñoạn với 9 bước thực hiện ñể ñánh giá quá trình bồi
dưỡng giáo viên. Trong giai ñoạn tổ chức ñánh giá, các tác giả rất chú trọng ñến
bước “Giáo viên tự ñánh giá sau bồi dưỡng” v.v
Về phía các Bộ, Ngành chủ quản trong từng giai ñoạn nhất ñịnh ñã có
nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học hoặc nhóm các nhà khoa học
ñể xây dựng một số chương trình bồi dưỡng GVDN nhằm ñáp ứng cho sự phát
triển và hoàn thiện ñội ngũ GVDN, qua ñó từng bước nâng cao chất lượng ñào
tạo, ñáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể là:

Năm 1992, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc
1 (bậc cơ sở) [5] cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề. Chương trình
bồi dưỡng sư phạm bậc 1 gồm 4 môn học: Tâm lý học; Lý luận giáo dục; Lý
luận dạy học; Tổ chức và quản lý ñào tạo trong các trường THCN và dạy
nghề. Mục ñích trang bị cho giáo viên những vấn ñề cơ bản, cần thiết nhất ñể
tổ chức thực hiện quá trình dạy học và quá trình giáo dục cho học sinh các
trường THCN và dạy nghề
Năm 1993, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 (bậc
nâng cao) [5] cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề nhằm mục ñích: Tiếp tục
trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản, thiết thực về lôgic học, tâm lý học, lý
luận dạy học hiện ñại và một số vấn ñề cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học giáo
dục; Nâng cao năng lực sư phạm, tạo ñiều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao
tay nghề; Giúp giáo viên có cơ sở lý luận dạy học, thông qua thực tiễn giảng dạy tự
bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả tự ñào tạo; Chuẩn hóa
ñội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 gồm
các môn học và ñề tài NCKHGD ñược chi làm 3 phần:


10

- Phần những vấn ñề chung gồm các môn: Logic học; Tâm lý học sư
phạm nghề nghiệp; Nghiên cứu khoa học GD&ĐT.
- Phần những vấn ñề riêng cho từng nhóm ngành nghề khác nhau bao gồm các
môn: Tâm lý học nghề nghiệp; Phương pháp dạy học bộ môn; Chuyên ñề tự chọn.
- Phần thu hoạch: Hoàn thành một ñề tài NCKHGD.
Năm 1994, Bộ GD&ĐT ban hành “Tiêu chuẩn giáo viên giỏi” [6] với các
tiêu chí ñể ñánh giá, xếp loại giáo viên trên cơ sở mức ñộ hoàn nhiệm vụ của
người giáo viên. Những tiêu chí ñưa ra có thể coi là chuẩn chung, kết hợp với
ñặc ñiểm, tình hình cụ thể của ñội ngũ giáo viên tại các cơ sở ñào tạo ñể thực
hiện ñánh giá, xếp loại giáo viên cho sát với thực tế.

Năm 1995, Bộ GD&ĐT tổ chức “Đánh giá thực trạng và những ñổi mới
của ngành dạy nghề” [7]. Báo cáo ñề cập ñến vấn ñề khắc phục các yếu kém
trong việc bồi dưỡng ñội ngũ giáo viên ñể ñáp ứng yêu cầu ñào tạo nguồn nhân
lực có kỹ thuật cho công cuộc ñổi mới.
Năm 2005, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành “Chương trình
khung Chứng chỉ sư phạm dạy nghề” [55] thay thế chương trình sư phạm bậc 1
và sư phạm bậc 2 trong ñào tạo GVDN trình ñộ Cao ñẳng sư phạm kỹ thuật; ñào
tạo và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho các ñối tượng ñã có trình ñộ chuyên
môn kỹ thuật ñể làm GVDN. Chương trình gồm 6 học phần bắt buộc: Lôgic;
Tâm lý học nghề nghiệp; Giáo dục học nghề nghiệp; Kỹ năng dạy học; Phương
pháp dạy học chuyên ngành; Tổ chức và quản lý quá trình dạy học; Thực tập sư
phạm và 4 học phần tự chọn: Công nghệ dạy học, NCKHGD nghề nghiệp; Ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Phát triển chương trình ñào tạo. Mục
tiêu chung là giúp người học có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục
nghề nghiệp, có năng lực sư phạm kỹ thuật, có năng lực dạy nghề; Vận dụng
những kiến thức và kỹ năng sư phạm vào dạy nghề theo chuyên ngành ñược ñào
tạo; Rèn luyện phẩm chất ñạo ñức nhà giáo, hình thành và phát triển nhân cách
người GVDN. Mục tiêu cụ thể là nắm ñược kiến thức cơ bản về tâm lý học nghề
nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp, phương pháp dạy học chuyên ngành, tổ chức
và quản lý quá trình dạy học và một số kiến thức khác có liên quan; lập kế
hoạch, xác ñịnh các công việc cụ thể cho dạy học và giáo dục học sinh ở các cơ
sở dạy nghề; chuẩn bị và thực hiện hoạt ñộng dạy học ñạt hiệu quả, ñảm bảo chất
lượng ñào tạo theo mục tiêu quy ñịnh; lựa chọn và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
cá phương pháp, phương tiện dạy học vào quá trình dạy học; xác ñịnh và chuẩn


11

bị các nguồn học liệu cần thiết cho dạy và học; soạn ñược các công cụ kiểm tra,
biết cách ñánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

Các nghiên cứu nêu trên ñã tập trung nghiên cứu vấn ñề ñào tạo và bồi
dưỡng giáo viên dạy nghề nhằm chuẩn hóa GVDN theo yêu cầu ñào tạo nguồn
nhân lực trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu ñó ña phần ñều ở dạng
nghiên cứu vĩ mô, khái quát, mang tính tổng thể chưa ñi sâu ñể giải quyết các
yêu cầu cụ thể, cấp thiết mà các cơ sở ñào tạo nghề cần cho việc bồi dưỡng ñội
ngũ giáo viên của các trường dạy nghề có tính ñặc thù trong một khu vực hoặc
của một ñịa phương. Các văn bản của nhà nước về ñào tạo, bồi dưỡng giáo viên
mang tính chỉ ñạo về mặt chủ trương, ñường lối, ñịnh hướng cho các cơ sở ñào
tạo nghiên cứu, triển khai thực hiện; các chương trình bồi dưỡng ñược ban hành
mang tính bao quát, chung cho mọi giáo viên, chưa chỉ ra những việc làm cụ thể,
giải pháp cụ thể trong công tác bồi dưỡng ñội ngũ của các cơ sở dạy nghề.
Đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường
dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc” tiếp thu kết quả nghiên cứu các nhà khoa
học trong và ngoài nước, kết hợp với việc ñiều tra, khảo sát thực trạng năng lực
dạy học của GVTH các trường dạy nghề 6 tỉnh miền núi phía Bắc nhằm giải
quyết những vấn ñề về lý luận và thực tiễn trong việc bồi dưỡng NLDH cho
GVTH nhằm chuẩn hóa ñội ngũ GVTH, từ ñó góp phần nâng cao chất lượng ñào
tạo nghề của các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, ñáp ứng nhu cầu
về nguồn nhân lực có chất lượng cao ñể phát triển kinh tế, xã hội của các ñịa
phương, của khu vực và trong cả nước.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giáo viên dạy nghề
GVDN là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, môn lý thuyết
nghề và thực hành nghề. GVDN có chức năng ñào tạo nhân lực có kỹ thuật trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội [19].
GVDN có 3 loại: Giáo viên lý thuyết (chỉ giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, lý
thuyết nghề); GVTH (chỉ giảng dạy các môn học/môñun thực hành nghề); giáo viên
lý thuyết và thực hành (giảng dạy cả lý thuyết nghề và thực hành nghề).
Theo chức danh, GVDN trong các cơ sở ñào tạo nghề ñược gọi là
“giáo viên, giảng viên dạy nghề”. Giáo viên dạy trình ñộ sơ cấp nghề gọi là

giáo viên sơ cấp nghề; giáo viên dạy trình ñộ trung cấp nghề gọi là giáo viên


12

trung cấp nghề; giáo viên dạy trình ñộ cao ñẳng nghề gọi là giáo viên, giảng
viên cao ñẳng nghề [59].
1.2.1.1. Nhân cách GVDN
Người GVDN cùng một lúc ñồng thời thể hiện nhiều vai trò, trách nhiệm
khác nhau trong xã hội. Do vậy phẩm chất và năng lực của người GVDN phải thể
hiện ñược các vai trò ñó. Hiện có nhiều quan ñiểm về xây dựng mô hình nhân
cách người GVDN. Theo quan ñiểm giáo dục học, tác giả Nguyễn Đức Trí [61] ñề
xuất mô hình nhân cách người GVDN (hình 1. 1) bao gồm các yếu tố sau:
- Về phẩm chất: Phẩm chất người công dân Việt Nam; phẩm chất của nhà sư
phạm (nhà giáo dục); phẩm chất của nhà chuyên môn kỹ thuật (nhà khoa học).
- Về năng lực: Năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm.


















Hình 1.1. Mô hình nhân cách GVDN
Phẩm chất nhà sư phạm:
- Yêu người, yêu nghề.
- Mẫu mực, trung thực, khiêm tốn.
- Độ lượng, vị tha, tâm lý.


Phẩm chất nhà chuyên môn kỹ thuật:
- Tác phong công nghiệp.
- Năng ñộng, sáng tạo, nhạy bén.
- Chính xác, rõ ràng, cụ thể


Năng lực chuyên môn kỹ thuật:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn.
- Năng lực thực hành.
- Năng lực tổ chức, quản lý sản xuất.

Năng lực sư phạm:
- Năng lực dạy học (truyền ñạt kiến thức).
- Năng lực giáo dục.
- Năng lực tổ chức qúa trình dạy và học.




HÌNH

NHÂN
CÁCH
GVDN


PHẨM

CHẤT

NĂNG

LỰC

Phẩm chất người công dân:
- Tình yêu tổ quốc, yêu nhân dân.
- Ý thức chấp hành pháp luật.
- Mối quan hệ xã gia ñình, xã hội.




13

Cụ thể là:
- Về phẩm chất: Người GVDN phải là một người công dân gương mẫu
(yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; tích
cực tham gia các hoạt ñộng ñoàn thể, hoạt ñộng xã hội ); GVDN cần phải thể
hiện tính sư phạm, tính mô phạm của một nhà giáo dục (có lòng yêu nghề, yêu
người; ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, tâm huyết với nghề; mẫu mực trong
truyền thụ kỹ năng nghề nghiệp, thái ñộ ñối với nghề nghiệp cho các thế hệ học

sinh ); GVDN ñược ñào tạo chuyên ngành (cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên ) cần
phải có phẩm chất của một nhà chuyên môn kỹ thuật (tác phong công nghiệp;
tính kế hoạch trong công việc; tính nhạy bén, năng ñộng, sáng tạo ).
- Về năng lực: Người GVDN phải là một nhà chuyên môn giỏi, một chuyên
gia trong lĩnh vực chuyên môn ñược ñào tạo (có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp; có năng lực thực hành; có khả năng tư duy, sáng tạo ) và nắm ñược kiến
thức cơ bản của một số chuyên môn khác, chuyên ngành khác có liên quan ñến
nghề nghiệp; GVDN cần phải có năng lực sư phạm nói chung và năng lực sư phạm
dạy nghề nói riêng (có năng lực dạy học: khả năng chuẩn bị bài giảng, khả năng
truyền ñạt kiến thức, thu hút người nghe, khả năng xử lý tình huống; có năng lực
sáng tạo; có năng lực ñiều hành, tổ chức và quản lý quá trình dạy nghề ).
1.2.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của GVDN
- Vai trò của GVDN trong xã hội [2]: Từ xưa ñến nay, người thầy luôn
giữ vai trò quan trọng, quyết ñịnh ñến sự phát triển của mỗi học trò nói riêng và
từ ñó ảnh hưởng tới sự phát triển của cả xã hội nói chung. Nhu cầu học tập là
chung cho tất cả mọi người, người thầy là người trực tiếp thúc ñẩy quá trình học
tập phát triển. Dân gian có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” chính là nói
ñến vấn ñề cần phải học và lẽ tất nhiên học phải gắn liền với dạy của người thầy.
Vai trò của người thầy ñã ñược xã hội ghi nhận bằng câu tục ngữ “Không thầy
ñố mày làm nên!”. Điều này càng thể hiện rõ khi khoa học kỹ thuật phát triển,
các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngày càng phức tạp, người học khó có thể tự
nắm bắt ñược mà ñòi hỏi cần có người ñịnh hướng, chỉ dẫn. Vai trò của người
thầy chính là ở ñó. Nhờ có người giáo viên mà kho tàng tri thức, kinh nghiệm
của nhân loại ở mọi lĩnh vực ñược lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau và
ñược tinh lọc ngày càng hoàn thiện. GVDN không chỉ dạy nghề mà nhiệm vụ
lớn hơn là dạy người, là hình thành phẩm chất ñạo ñức của người lao ñộng mới ở
người học phù hợp với chuẩn mực xã hội.


14


- Vai trò của GVDN ñối với chất lượng ñào tạo: “Người thầy là nhân tố
quyết ñịnh ñến chất lượng giáo dục” [27]. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, muốn
ñánh giá chất lượng ñào tạo nghề của một cơ sở ñào tạo, trước hết phải nhìn vào
ñội ngũ giáo viên. Nếu ñội ngũ giáo viên ñược ñào tạo chính quy, có năng lực
thực sự thì ñó chính là ñiều cốt yếu, cơ bản ñể có thể ñảm bảo chất lượng ñào tạo.
- Nhiệm vụ truyền thụ kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp cho học sinh [60]: Nhiệm vụ chính của GVDN là truyền thụ kiến
thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh thông qua
quá trình dạy học và nội dung dạy học ñược thể hiện trong chương trình ñào tạo
của mỗi nghề, bao gồm: Khối kiến thức kỹ thuật cơ sở, khối kiến thức chuyên
môn, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. Kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp là các thao
tác cơ bản ñể thực hiện các công việc của nghề. Mỗi nghề ñều có các kỹ năng,
kỹ xảo riêng biệt, nắm bắt ñược kỹ năng, kỹ xảo là nắm bắt ñược nghề.
- Nhiệm vụ giáo dục phẩm chất ñạo ñức nghề nghiệp cho học sinh [46], [47]:
Quan ñiểm giáo dục của Đảng và Nhà nước là thực hiện giáo dục toàn diện. Nhà
trường phải ñào tạo ra những người vừa “hồng” vừa“chuyên”. Giáo dục phẩm chất ñạo
ñức cho học sinh chính là giáo dục lòng yêu nghề, thái ñộ trân trọng ñối với nghề
nghiệp ñã lựa chọn vì ñó là ñộng lực ñể học sinh học tập, phấn ñấu cho nghề nghiệp, vì
nghề nghiệp. Giáo dục phẩm chất ñạo ñức của người lao ñộng mới còn là giáo dục tính
khoa học, tính kỷ luật, tính kế hoạch và tác phong công nghiệp trong công việc.
- Nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho học sinh [31]: Ngoài nhiệm vụ dạy học
và giáo dục nêu trên, ñể phát triển trí tuệ của học sinh, người giáo viên cần quan
tâm ñến việc bồi dưỡng khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Năng lực hoạt
ñộng trí tuệ thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ, ñặc biệt là các thao
tác tư duy. Người giáo viên phải biết phát triển năng lực trí tuệ của học sinh
trong quá trình dạy học. Người thầy giỏi là người biết dạy học sinh phương pháp
học ñể học sinh có thể tự học tập, tự nghiên cứu.
1.2.2. Giáo viên thực hành
GVTH là những người chuyên giảng dạy các môn học/môñun thực hành

nghề, giúp học sinh có ñược kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất nghề nghiệp. Trong
luận án, khái niệm GVTH ñược sử dụng cho hai loại giáo viên là GVTH, giáo
viên lý thuyết và thực hành (vận dụng trong bồi dưỡng phần dạy thực hành cho
giáo viên lý thuyết và thực hành).


15

- Vai trò của GVTH: Yếu tố cơ bản trong nhân cách học sinh học nghề là năng
lực và phẩm chất nghề nghiệp. Nhân cách học sinh học nghề ñược hình thành và phát
triển trong quá trình học tập. Giáo viên là người ñóng vai trò quyết ñịnh ñến sự phát triển
toàn diện về nhân cách của người học. Xét ñơn thuần về phương diện phát triển năng
lực, ñặc biệt là các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp thì người GVTH ñóng vai trò quan
trọng vì khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ngày
càng tinh vi, phức tạp, ñòi hỏi sự chính xác cao mà tự mỗi học sinh không thể thực hiện
ñược, không thể làm ñúng nếu như không có sự truyền ñạt, hướng dẫn của giáo viên.
Nhờ có sự truyền ñạt, hướng dẫn của giáo viên mà học sinh nắm bắt dễ ràng hơn các
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Việc thực hiện bài giảng thực hành hoàn toàn
khác biệt với bài giảng lý thuyết, hoạt ñộng chính của giáo viên là hướng dẫn các thao
tác, thao tác của giáo viên là chuẩn mực cho học sinh làm theo.
- Nhiệm vụ chính của GVTH: GVTH có nhiệm vụ hình thành và
phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. Trong hoạt ñộng dạy
học (dạy nghề) người GVTH có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Soạn giáo án thực hành.
+ Viết hướng dẫn quy trình thực hành.
+ Lập phiếu thực tập.
+ Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị, phương tiện dạy học.
+ Bố trí thiết bị, phương tiện thực hành trong xưởng thực tập.
+ Thực hiện hướng dẫn ban ñầu.
+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt ñộng thực hành (hướng dẫn thường xuyên).

+ Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh.
+ Nhận xét và ñánh giá kết quả bài thực hành (hướng dẫn kết thúc).
Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, người GVTH sẽ từng bước ñảm bảo
việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình học tập.
1.2.3. Dạy học
Dạy học là hoạt ñộng ñặc thù của xã hội loài người, trong ñó thế hệ
trước truyền ñạt lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử xã hội nhằm
tái tạo lại ở thế hệ sau những năng lực thích ứng và năng lực sáng tạo trước
sự phát triển của xã hội [60].


16

Dạy học ñược hiểu là một hình thức ñặc biệt của giáo dục. Dạy học là con
ñường quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con ñường, các
hoạt ñộng khác trong quá trình giáo dục ñể thực hiện mục ñích và nhiệm vụ giáo dục.
Dạy học bao hàm hoạt ñộng dạy của giáo viên (người dạy) và hoạt ñộng học
của học sinh (người học). Hoạt ñộng dạy và hoạt ñộng học luôn gắn bó với nhau,
thống nhất biện chứng với nhau.
Hoạt ñộng dạy (chủ thể là giáo viên - người dạy) giữ vai trò chủ ñạo trong quá
trình dạy học. Giáo viên xây dựng và thực thi kế hoạch dạy học, tổ chức cho học sinh
thực hiện hoạt ñộng học tập với các hình thức khác nhau, trong từng thời gian và không
gian khác nhau. Hoạt ñộng dạy không chỉ là truyền ñạt kiến thức mà quan trọng và cần
thiết hơn là thúc ñẩy sự phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo của học sinh.
Hoạt ñộng học (chủ thể là học sinh - người học) giữ vai trò chủ ñộng, tự giác,
tích cực, tự ñiều khiển hoạt ñộng học tập nhằm thu nhận, xử lý và biến ñổi thông tin
bên ngoài thành tri thức của bản thân ñể hình thành, phát triển nhân cách phù hợp với
chuẩn mực xã hội trong quá trình dạy học.
1.2.4. Năng lực
Có nhiều khái niệm về năng lực, ñó là:

- Năng lực con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội. “Sự hình thành
năng lực ñòi hỏi cá thể phải nắm ñược các hình thức hoạt ñộng mà loài người ñã
tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực con người không
những do hoạt ñộng của bộ não quyết ñịnh mà trước hết do trình ñộ phát triển
lịch sử mà loài người ñạt ñược” [40].
- Năng lực là “Tổng hợp các thuộc tính ñộc ñáo của nhân cách phù hợp với
yêu cầu của một hoạt ñộng nhất ñịnh, ñảm bảo cho hoạt ñộng ñó ñạt kết quả” [40].
- Năng lực là “Khả năng, ñiều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có ñể thực
hiện một hoạt ñộng nào ñó” hoặc là “Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con
người có khả năng hoàn thành một hoạt ñộng nào ñó với chất lượng cao” [27].
- Năng lực là “Tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lý cá nhân, ñóng
vai trò là ñiều kiện bên trong, tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một
dạng hoạt ñộng nhất ñịnh. Người có năng lực là người ñạt hiệu suất và chất lượng
hoạt ñộng cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau” [25].


17

Điểm chung trong các khái niệm trên: Năng lực là khả năng hoàn thành
nhiệm vụ ñặt ra, gắn với một loại hoạt ñộng cụ thể nào ñó. Năng lực là một yếu tố
của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành ñộng và
ñược hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong ñó giáo dục,
hoạt ñộng và giao lưu có vai trò quyết ñịnh. Mặt khác, về bản chất, năng lực ñược
tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại
riêng lẻ mà chúng hòa quyện, ñan xen vào nhau. Do vậy, năng lực ở mỗi con người
có ñược nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ôn luyện, rèn luyện và tích lũy kinh
nghiệm của bản thân trong hoạt ñộng thực tiễn.
Năng lực có 3 cấp ñộ khác nhau:
- Năng lực bình thường: Là mức khởi ñầu, có ở mỗi con người bình
thường khi sinh ra và ñược phát triển, hoàn thiện qua quá trình học tập, lao ñộng,

hoạt ñộng xã hội.
- Tài năng: Là mức ñộ cao của năng lực, thể hiện sự sáng tạo, nhạy bén
trong suy nghĩ, trong hành ñộng của con người.
- Thiên tài: Là mức ñộ rất cao của năng lực, có tính ñộc ñáo và nét
riêng biệt. Tài năng của con người mang tính bẩm sinh (hoặc do ñột biến).
Năng lực ñược chia làm 2 loại:
- Năng lực chung: Là năng lực có ở mọi người bình thường. Người lành
mạnh nào cũng ñều có năng lực chung ở các mức ñộ khác nhau. Đó chính là trí
tuệ của con người. Năng lực chung là cơ sở cho sự phát triển năng lực chuyên
biệt. Trong giáo dục, phát triển và hoàn thiện năng lực chung là nhiệm vụ của
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.
- Năng lực chuyên biệt: Là năng lực thể hiện sự riêng biệt có tính chuyên
môn nghề nghiệp nhằm ñáp ứng yêu cầu của hoạt ñộng chuyên môn ñạt hiệu quả.
1.2.5. Năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm thuộc loại năng lực chuyên biệt, ñặc trưng cho
nghề dạy học.
Theo quan ñiểm của tác giả Phạm Minh Hạc thì “Năng lực sư phạm là tổ
hợp những ñặc tính tâm lý của nhân cách nhằm ñáp ứng các yêu cầu của hoạt
ñộng sư phạm và quyết ñịnh sự thành công của hoạt ñộng ấy” và “Năng lực sư
phạm tựa như là hình chiếu của hoạt ñộng sư phạm” [24].


18

Như vậy, năng lực sư phạm là một thành tố tạo nên nhân cách của
người giáo viên.
Năng lực sư phạm có cấu trúc gồm: Năng lực dạy học, năng lực giáo
dục và năng lực tổ chức [44].
1.2.5.1. Năng lực dạy học
Năng lực dạy học là một thành tố quan trọng của năng lực sư phạm,

năng lực dạy học gồm các năng lực thành phần: Năng lực chuẩn bị, năng
lực thực hiện và năng lực ñánh giá.
- Năng lực chuẩn bị gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo ñể
chuẩn bị cho hoạt ñộng giảng dạy, xác ñịnh mục tiêu bài giảng; các yêu cầu
về kiến thức và kỹ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng
dạy và kỹ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các phương
án xảy ra và phương án xử lý.
- Năng lực thực hiện ñược thể hiện trong quá trình thực hành giảng dạy và
giáo dục, gồm các kỹ năng: ổn ñịnh lớp, kiểm tra bài cũ, ñịnh hướng nội dung
mới, luyện tập kỹ năng, phát triển kiến thức, kiểm tra ñánh giá học sinh Trong
quá trình thể hiện năng lực thực hiện, có 3 yếu tố cần quan tâm: Năng lực sử dụng
ngôn ngữ; năng lực sử dụng các thiết bị và phương tiện giảng dạy; năng lực hoạt
ñộng xã hội trong và ngoài trường.
- Năng lực ñánh giá giúp cho giáo viên nắm ñược trình ñộ và khả
năng tiếp thu bài của học sinh ñể xác nhận kết quả của một hoạt ñộng và ñể
bổ sung, ñiều chỉnh trong dạy học.
1.2.5.2. Năng lực giáo dục
Năng lực giáo dục giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục phẩm chất
ñạo ñức nghề nghiệp cho học sinh. Năng lực giáo dục gồm các năng lực thành
phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt ñộng giáo dục; năng lực cảm
hóa, thuyết phục học sinh; năng lực hiểu biết ñặc ñiểm học sinh; năng lực phối hợp
các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.
1.2.5.3. Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy học và
giáo dục. Năng lực tổ chức gồm các năng lực thành phần: Năng lực phối
hợp các hoạt ñộng dạy học và giáo dục giữa thầy và trò, giữa các học trò
với nhau, giữa các giáo viên với giáo viên; năng lực nắm vững các bước tổ
chức hoạt ñộng dạy học và giáo dục; năng lực phối hợp nguồn lực (học



19

sinh và những người khác) xung quanh mình ñể giải quyết vấn ñề của học
tập và cuộc sống.
1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật
Do tính ñặc thù của dạy nghề nên ñối với GVDN ngoài năng lực sư phạm
chung cho mọi giáo viên còn phải có năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Tích hợp
hai năng lực này tạo ra một năng lực ñặc trưng của GVDN. Đó là năng lực SPKT.
Năng lực SPKT thuộc loại năng lực chuyên biệt, ñặc trưng cho GVDN.
Năng lực SPKT là tổ hợp của nhiều năng lực, trong ñó năng lực chuyên môn
nghề nghiệp và năng lực sư phạm ñóng vai trò chính. Hai năng lực này hòa
quyện, bổ trợ lẫn nhau, không tách rời nhau trong một thể thống nhất là năng
lực SPKT [37].
Cấu trúc của năng lực SPKT: Căn cứ hoạt ñộng thực tế của quá
trình dạy nghề và chức năng, nhiệm vụ của GVDN, cấu trúc năng lực
SPKT (hình 1.1) bao gồm: NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề
nghiệp, năng lực tổ chức các hoạt ñộng dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp.
Mỗi năng lực ñược chia làm nhiều nhóm hoặc nhiều năng lực thành phần.
Cụ thể là:
- NLDH trong dạy nghề:
+ Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề.
+ Nhóm năng lực thực hiện dạy nghề.
+ Nhóm năng lực ñánh giá kết quả học tập.
- Năng lực giáo dục nghề nghiệp:
+ Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt ñộng giáo dục.
+ Năng lực cảm hóa, thuyết phục học sinh.
+ Năng lực hiểu biết ñặc ñiểm học sinh.
+ Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.
- Năng lực tổ chức các hoạt ñộng dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp
+ Năng lực phối hợp hợp các hoạt ñộng dạy học và giáo dục giữa

thầy và trò, giữa các học trò với nhau, giữa các giáo viên với giáo viên.
+ Năng lực nắm vững các bước tổ chức hoạt ñộng dạy học và giáo dục.
+ Năng lực phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung
quanh mình ñể giải quyết vấn ñề của học tập và cuộc sống.

×