Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số đặc trưng nổi bật của phong cách ngoại giao hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 11 trang )

Một số đặc trưng nổi bật của phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh

Đánh giá về Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta tôn vinh Người với nhiều danh hiệu cao quý: Người sáng lập
và rèn luyện Đảng ta; lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta; anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất; chiến sĩ
lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Tư tưởng của Người
cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam,
là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng đó
đã dẫn dắt chúng ta trên mỗi chặng đường xây dựng và phát
triển đất nước, là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là
sức mạnh tập hợp, đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
của chúng ta hôm nay và mai sau. Trên nhiều lĩnh vực hoạt
động, Hồ Chí Minh đều để lại dấu ấn sâu đậm, góp phần làm
phong phú và phát triển các giá trị chung của dân tộc và loài
người tiến bộ.
Riêng trong hoạt động đối ngoại, ngoại giao, Hồ Chí
Minh đã có những cống hiến đặc biệt xuất sắc. Bằng hệ thống
các luận điểm lý luận đạt đến chiều sâu triết lý, phương pháp,
1


phong cách và nghệ thuật của mình, Hồ Chí Minh là người khơi
nguồn cho sự sinh thành, phát triển nền ngoại giao Việt Nam
hiện đại, xác lập nền tảng tư tưởng - lý luận cho trường phái
ngoại giao Việt Nam độc lập tự chủ, xã hội chủ nghĩa do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong di sản ngoại giao Hồ Chí
Minh, phong cách ngoại giao của Người có một vị trí nổi bật,
hàm chứa nhiều giá trị độc đáo và đặc sắc.


1. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là một bộ phận
hợp thành phong cách Hồ Chí Minh nói chung. Nó được hiểu là
lề lồi, cung cách, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở
thành nề nếp ổn định của Hồ Chí Minh, được thể hiện trong
tổng thể hoạt động ngoại giao, quan hệ quốc tế, tạo thành các
giá trị, những nét riêng biệt của Hồ Chí Minh. Mặc dầu mang
dấu ấn cá nhân rõ rệt, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh gắn
liền với tập quán, thói quen do đặc điểm dân tộc và thời đại quy
định. Phong cách đó được định hình dần dần, như là kết quả của
quá trình nỗ lực phấn đấu suốt đời của Hồ Chí Minh, đạt đến
chiều sâu cách mạng và khoa học, mang tính phổ quát cho cả
một nền ngoại giao mới.
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh có thể được tiếp cận
theo nhiều bình diện và lát cắt khác nhau, trong các mối quan hệ
đa chiều, phức tạp của nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
Nhưng dù theo cách tiếp cận nào, giá trị đích thực của phong
2


cách ngoại giao Hồ Chí Minh chỉ được nhận diện khi đặt nó
trong mối quan hệ với tư tưởng, đường lối, phương pháp, nghệ
thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, nghĩa là đặt nó trong cấu trúc
nội tại của di sản ngoại giao Hồ Chí Minh. Bản thân phong
cách ngoại giao Hồ Chí Minh lại có kết cấu riêng của mình.
Trong cuốn Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), ơng Nguyễn Dy Niên đã bóc
tách một cách tương đối phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
thành phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn
đạt, phong cách ứng xử trong đối ngoại. ở mỗi khía cạnh vừa
nêu, Hồ Chí Minh đều để lại dấu ấn rõ nét, khó trộn lẫn với bất

kỳ một chủ thể hoạt động đối ngoại nào. Bao trùm lên tất cả,
đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét một cách
chuẩn xác và tinh tế: "Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh
trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền
thoại".
2. Nét chói sáng trong phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh là tinh thần độc lập, tự chủ, tự tin, chững chạc, làm chủ
tình thế, kiên định, cứng rắn về nguyên tắc kết hợp với sự uyển
chuyển và linh hoạt. Tinh thần độc lập, hồn tồn làm chủ tình
thế, khơng bị động trước hồn cảnh ở Hồ Chí Minh được hình
thành tự sự giao thoa của các nhân tố: Trí tuệ minh triết, mẫn
tiệp; sự nhạy cảm của chính trị; bản lĩnh kiên trung, làm cho
3


tầm nhìn của Người vừa xa, vừa rộng, ln ln vượt trước thời
đại, rất phổ biến mà lại hết sức đặc thù, cụ thể khi xem xét các
hiện tượng, quá trình, chủ thể quan hệ quốc tế.
Bằng con đường tự học, nhờ năng khiếu ngoại ngữ bẩm
sinh, lăn lộn trong trường đời đấu tranh cách mạng, Hồ Chí
Minh đã thâu thái và làm giàu trí tuệ của mình tri thức dân tộc
và nhân loại, kiến thức của đông, tây, kim, cổ. Sự hiểu biết ở Hồ
Chí Minh đạt đến trình độ uyên thâm, uyên bác, hàm chứa trong
đó giá trị của nhiều nền văn hóa, văn minh điển hình trên thế
giới. Trí tuệ uyên bác kết hợp với phương pháp tư duy biện
chứng cho phép Hồ Chí Minh phân biệt rõ ràng bản chất và hiện
tượng, cái phổ biến và cái đặc thù để rồi nắm bắt chính xác quy
luật vận động, biến đổi của cuộc sống, nương theo dòng chảy
của thời đại mà hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại hợp
lý, hợp quy luật, nhằm thỏa mãn các nhu cầu phát triển của dân

tộc Việt Nam.
Trên một nền kiến thức sâu và rộng, cho dù trong bất kỳ
hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng tìm được một phương thức
ứng phó linh hoạt, hợp lý, hợp tình, hồn tồn chủ động, tự
quyết trong việc xác định đúng vị trí, vai trị, lợi ích của dân tộc
trong quan hệ quốc tế. Đề cao lợi ích tối thượng của dân tộc,
nhưng Hồ Chí Minh khơng bao giờ có ý định làm phương hại,
tổn thương lợi ích của các dân tộc khác; Người luôn luôn thực
4


hiện đúng phương châm "cầu đồng tồn dị", cố gắng tìm điểm
tương đồng về ý tưởng, giá trị, tâm hồn, nhân cách và văn hóa.
Lý tưởng mà Hồ Chí Minh phấn đấu, mục tiêu lẽ sống ở đời và
làm người của Hồ Chí Minh là: Nước độc lập, tự do, dân ấm no,
hạnh phúc; dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc; mọi người trên thế giới được đảm bảo các quyền làm
người, ai cũng có tự do, bình đẳng, bác ái và thế giới thực hiện
trọn vẹn phương châm:
Rằng đây bốn bể một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em
Tiếp cận các vấn đề quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia
dân tộc từ góc độ các giá trị phổ biến, Hồ Chí Minh rất dễ hịa
động, tìm được tiếng nói chung, đồng cảm từ nhiều phía, kể cả
những đối tượng đối lập và thù địch. Nhờ quan điểm đúng đó
mà suốt thời kỳ dài ta chống Mỹ, dẫu có sự bất hịa, có mâu
thuẫn giữa các đảng, các nước, nhưng Việt Nam vẫn tranh thủ
triệt để, đến mức tối đa sự ủng hộ nhiệt tình, thống nhất, trọn
vẹn của họ. Hồ Chí Minh đã làm được điều mà nhiều người cho
là viễn tưởng. Trong trường hợp này, phong cách ngoại giao Hồ

Chí Minh đã kết hợp trong đó cả trí tuệ un bác và bản lĩnh cao
cường, làm cho cái nghịch lý trở thành cái có lý và chân lý cuộc
đời trở nên hiện hữu, rõ ràng đến độ khó tin. Có một học giả

5


nước ngồi ví, Hồ Chí Minh như là một người tài giỏi gánh một
gánh nặng đi trên một sợi dây thép luôn luôn giữ một sự thăng
bằng tuyệt đối, nếu chỉ cần một sợi tóc rơi xuống một bên gánh
sẽ đổ vỡ hồn tồn. Vị thế, trí tuệ và tầm vóc dân tộc được nâng
ngang tầm thời đại từ cách ứng xử đó của Bác Hồ - Phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh.
4. Phong cách ứng xử ngoại giao Hồ Chí Minh thật sự là
phong cách ứng xử văn hóa, chân thành, nồng hậu, rất mực con
người, tao nhã và lịch lãm, đạt đến chiều sâu nhân văn hiếm có.
Tính từ nhân văn và văn hóa lột tả một cách chân xác đầy đủ
nhất phong cách ứng xử Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại
giao, đối ngoại, phong cách ứng xử đó hàm chứa những giá trị
lớn, có ý nghĩa cho mọi thời đại.
- Đối với bạn bè, anh em, đồng chí thì Hồ Chí Minh tự
nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa
ân cần, tế nhị. Hồ Chí Minh bình dị, tự nhiên đến mức trở thành
bản tính hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy
chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không phải rụt rè, e lệ, không
cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân
và bình dân. Qua giao tiếp, Hồ Chí Minh đem đến cho người
nước ngoài, dù màu da khác nhau, đến từ nước lớn hay nhỏ, lạc
hậu hay phát triển, ý thức về sự bình đẳng hồn tồn giữa những
con người tự do, làm chủ như một giá trị, cao hơn thế - như một

6


tố chất thẩm mỹ, đem đến những rung động, những xúc cảm
mạnh mẽ và để lại những ấn tượng sâu sắc trong ký ức mọi
người.
Tiếp xúc với nhân dân, bạn bè quốc tế, bao giờ Hồ Chí
Minh cũng tỏ thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan
dung và độ lượng. Ai được gặp Người đều thấy phấn khởi, tự
tin và cảm thấy mình nhỏ bé nhưng lại có thể tham gia cùng tập
thể, hịa đồng cùng với hồn cảnh, với dân tộc Việt Nam để tạo
ra những giá trị lớn; cái nhỏ bé của cá nhân nơi mình lại thuộc
về một cái hiện hữu rất vĩ đại.
Theo Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, phong cách ngoại giao Hồ
Chí Minh nổi bật ở thái độ khiêm nhường, một phẩm chất văn
hóa rất đẹp. Đó là thái độ ứng xử hướng nội, thái độ của chủ thể
đối với bản thân trong quan hệ với đối tượng mà mình giao tiếp.
Đó là thái độ khơng tự đặt mình cao hơn người khác để địi hỏi
một sự tâng bốc, suy tơn. Đó là thái độ khơng tỏ ra vĩ đại để địi
hỏi mọi người thừa nhận mình là vĩ đại. Chính vì vậy, phong cách
ngoại giao Hồ Chí Minh chứa đựng các giá trị nhân bản nhất của
con người thể hiện ở cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ
mà ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, nó có sức cuốn hút, cảm
hóa mọi người, tạo nên sự cảm phục, ngưỡng mộ, thôi thúc con
người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ; phấn đấu để ngày
càng đẩy lùi được cái ác, cái giả, cái xấu, đẩy lùi được xung đột
7


và chiến tranh; phấn đấu để ngày càng gia tăng điều thiện, điều

thật, điều tốt, vĩnh viễn níu giữ được hịa bình, hữu nghị, hợp
tác trong quan hệ giữa người và người, giữa các quốc gia dân
tộc.
Sự cuốn hút, cảm hóa của phong cách ngoại giao, ứng xử
văn hóa Hồ Chí Minh trước hết đối với bạn bè, đồng chí. Đối
với khách nước ngoài là người quen biết cũ, Hồ Chí Minh tiếp
đón khơng những trên cương vị Chủ tịch nước mà cịn trên tình
cảm anh em gần gũi; khách đến tuy là lần đầu, Người cũng rất
chu đáo, trước khi khách về nước, Bác đến thăm, gửi quà... hôm
sau Bác lại đến chia tay. Bác bảo họ là khách, mình là chủ làm
thế mới có tình, có nghĩa. Rời Việt Nam, nhưng khách khơng
qn Việt Nam có Bác Hồ, con người của mọi người. Tại buổi lễ
tiễn chân Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ (16-5-1963), Hồ Chí Minh giãi
bày lịng mình bằng bốn câu thơ chân thành và sâu lắng, bộc lộ
một nét đẹp trong cách ứng xử của Người.
Tiễn đưa, chẳng muốn chia tay
Ban về cố quốc nước mây nghìn trùng
Cầm tay, lịng lại dặn lịng
Cùng nhau giương ngọn cờ hồng Mác - Lê
- Nhưng đối với những đối thủ lúc nào cũng muốn tìm
cách lật đổ chính quyền cách mạng và Đảng Cộng sản Việt
8


Nam, Hồ Chí Minh lại ứng xử với phong cách của một nhà hoạt
động chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao từng trải, như một
chiến sĩ ngoài trận tuyến cực kỳ dũng cảm và thông minh để
giành thắng lợi trong từng trận đánh. Đó là phong cách lịch lãm
và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và tỉnh táo vượt qua
mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tấn công hiểm độc và mọi thủ

đoạn xảo trá của đối phương. Qua nhiều trường hợp ứng xử linh
hoạt, thấu tình, tự nhiên của Hồ Chí Minh, có thể thấy Người đã
thâu thái, am tường và thực hành thuần thục phương châm ứng
xử "Năm biết" của văn hóa dân tộc Việt Nam: Biết mình, biết
người, biết thời thế, biết dừng, biết biến (Đặng Xuân Kỳ).
Trong di sản ngoại giao Hồ Chí Minh, phong cách của
Người có sức sống lâu dài và có giá trị bền vững. Mỗi sự kiện
lịch sử chỉ diễn ra một lần, có thể cách tiếp cận và ứng xử mà
Người thực hiện chỉ đúng lúc đó nhưng phong cách mà Hồ Chí
Minh biểu đạt để giành thắng lợi trong sự kiện lịch sử ấy có
nhiều nội dung vẫn sáng giá mãi mãi về sau. Vì thế, trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
lại tiếp tục tỏa sáng và soi đường chúng ta đi, cần phải được
nghiên cứu lý luận theo chiều sâu và đem thực hành trong cuộc
sống hiện đại.

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết quốc tế
9


1.Vai trị của đại đồn kết quốc tế với cách mạng Việt
Nam
a. Thực hiện đại đoàn kết quốc tế để kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp
cho cách mạng
- Sức mạnh dân tộc
- Sức mạnh thời đại
- Sự cần thiết phải kết hợp
b. Thực hiện đồn kết quốc tế góp phần cùng nhân dân
thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì những quyền

cơ bản của mỗi dân tộc và của con người
- Chủ nghĩa đé quốc là một thế lực quốc tế
- Các quyền cơ bản của mỗi dân tộc và của con người...
2. Nội dung và hình thức của khối đại đoàn kết quốc tế.
a. Các lực lượng cần đồn kết.
- Với giai cấp cơng nhân quốc tế.
- Với các dân tộc thuộc địa.
- Với các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
b. Hình thức của khối đại đồn kết quốc tế.
- Mạt trận ba nước Đơng Dương.
- Mặt trận trong phe dân chủ.
- Mặt trận các lực lượng tiến bộ.
3. Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế.
10


a. Đồn kết trên lập trường giai cấp cơng nhân, có lý., có
tình
- Trên lập trường giai cấp cơng nhân
- Có lý, có tình.
- Xây dựng Đảng – hạt nhân của đại đoàn kết
b. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích
giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.
- Mục tiêu hồ bình trong cơng lý
- Mục tiêu độc lập cho mỗi dân tộc, tự do cho nhân dân
lao động
c. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
- Quán triệt quan điểm tự mình cứu lấy mình, giúp người
là giúp mình.
- Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế song phải trên cơ sở thực lực

………………………………………
……….

11



×