Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số tới thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dược phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.6 KB, 23 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………...2
1. Già hóa dân số
1.1 Dân số là gì?.................................................................................3
1.2. Già hóa dân số là gì?....................................................................4
1.3 Ngun nhân của già hóa dân số………………………………….4
1.4 Xu hướng già hóa VN và dân số trên thế
giới…………………………………………………………………….5
2. Tác động của già hóa dân số đến thị trường dịch vụ CSSK
2.1 Kn và một số đặc điểm thị trường dịch vụ CSSK………………...6
2.2 Tác động của già hóa dân số đến thị trường dịch vụ CSSK……....7
3. Tác động của già hóa dân số đến thị trường dịch vụ dươc phẩm
3.1 Kn và một số đặc điểm thị trường dịch dược phẩm……………...14
3.2Tác động của già hóa dân số đến thị trường dịch vụ dược phẩm...17
4. Kết luận và biện pháp để giảm bớt già hóa dân số
……………………………………………………………………….20


2

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết già hóa dân số là hiện tượng đang diễn ra phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hiện
tượng này khơng chỉ gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực dẫu cho đây là một tiến
trình tất yếu thì trong ngắn hạn có thể chưa được bộc lộ rõ nét nhưng lại gây ảnh
hưởng trầm trọng trong dài hạn. Đơn cử như hiện tượng già hóa dân số thể hiện
rõ ràng nhất cho chúng ta thấy đó là trong biểu đồ dân số , số người già nhiều
hơn so với số người trẻ tuổi vì vậy cái nhìn đầu tiên từ hệ lụy phức tạp này
chính là nhà nước phải chi một khoản tiền để chi tiêu phục vụ cho phần dân số


này thay vào đó thì số tiền có thể dùng cho một số hoạt động đầu tư khác,…
ngồi ra có thể nhận thấy rằng nó có thể ảnh hưởng hai mặt tới các hoạt động
hoạt động kinh tế mà tác động trực tiếp vào đó chính là thị trường dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và vấn đề về dược phẩm bổ sung. Nhìn thấy những ảnh hưởng to
lớn của vấn đề già hóa dân số và đi sâu tìm hiểu về những tác động cụ thể,
nhóm chúng tơi đi tìm hiểu về chủ đề “ Phân tích ảnh hưởng của già hóa dân số
tới thị trường dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dược phẩm “. Trong q trình tìm
hiểu cịn có nhiều thiếu sót do thời gian ngắn và kiến thức có hạn, mong nhận
được phản hồi tích cực từ cơ để bài tìm hiểu này được hồn hiện hơn.


3

I.GIÀ HÓA DÂN SỐ
1.Dân số
Dân số là đại lượng chỉ số lượng người trong một đơn vị hành chính hay một
quốc gia,một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.
Dân số của một cộng đồng, một quốc gia phụ thuộc vào quá trình sinh tử. Ngồi
ra cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như kết hôn, ly hôn, gián hôn và đặc biệt là
xuất nhập cư.

Bảng số 1. Xếp hạng 20 quốc gia đơng dân nhất thế giới tính đến ngày 22/3/2017


4

2.Già hóa dân số
Già hóa dân số là kết quả của một quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tất yếu và
lâu dài . Về mặt lý thuyết,già hóa dân số được chỉ rõ trong khái niệm sau “Già hóa
dân số là hiện tượng tỉ lệ người cao tuổi trong tổng số dân có xu hướng liên tục tăng

so với các nhóm dân số trẻ sau các năm”
Già hóa dân số đề cập đến những thay đổi trong toàn bộ sự phân bố tuổi, nếu chỉ
sử dụng một chỉ tiêu để mô tả sẽ không thể đo lường đầy đủ,làm mất đi những thông
tin quan trọng của xu hướng nhân khẩu học này. Vì vậy để đo lường sự già hóa dân số
một cách đầy đủ nhất, chúng ta sẽ sử dụng một tập hợp các tỷ số,tỷ lệ,số trung bình
hoặc phân tích các tháp dân số.
 Tỷ lệ dân số cao tuổi ( từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên Ar) trong tổng dân số
 Chỉ số già hóa dân số(A1) là tỷ số giữa dân số từ 60 hoặc 65 tuổi trở lên so với
dân số dưới 15 tuổi
Trong dân số học, dân số già là dân số có tỉ lệ người già từ 60 tuổi (một số quốc
gia tính mốc 65 tuổi) trở lên chiếm trên 10% dân số, số trẻ em (từ 0 – 14 tuổi) thấp
hơn
30-35%

3.Nguyên nhân của sự già hóa dân số
Trước hết là kết quả của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học , là kết quả của quá
trình giảm mức chết và gia tăng tuổi thọ của người dân; và giảm mức sinh
Do nhu cầu học tập,nghiên cứu khoa học và sự thay đổi lối sống “lối sống công
nghiệp”,giới trẻ ngày nay có xu hướng tập trung phát triển sự nghiệp thay vì kết hơn
và sinh con sớm như trước đó.Song song đó là trao lưu tơn thờ chủ nghĩa độc thân của
giới trẻ ngày nay cũng có sức lan tỏa rộng rãi(nhất là ở Châu Âu và một số quốc gia
phát triển ở Châu Á như Nhật bản, Singapo,...)


5
Do văn hóa xã hội : Ở một số quốc gia vẫn còn những quan niệm cổ hủ việc phụ
nữ phải ở nhà sau khi kết hôn đã trở thành điều bắt buộc, điều này khiến phụ nữ hiện
đại ngày nay khơng thích rang buộc bởi việc kết hơn và sinh con
Trong xu thế tồn cầu hóa, kinh tế thế giới ngày càng phát triển đồng đều, đời
sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội hay các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe

ngày càng được nâng cao làm tăng tuổi thọ,tỉ suất chết giảm.
Ở những nước phát triển xu hướng các cặp vợ chồng sinh ít con (thậm chí là
khơng muốn có con) để có điều kiện hưởng thụ cuộc sống ngày càng nhiều, mặc dù
chính phủ các nước này có các chính sách khen thưởng, hỗ trợ nuôi con ăn học cho tới
tuổi trưởng thành đối với những gia đình sinh nhiều con, nhưng tỷ lệ tăng dân số ở hầu
hết các quốc gia phát triển vẫn ở mức thấp (dưới 1%)

4.Xu hướng của sự già hóa dân số trên thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu học lớn nhất trên
thế giới và ngày càng diễn ra với tốc độ tăng chóng mặt, đặc biệt là tại các nước đang
phát triển. Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu và dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ già hóa, vì
thế nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và tìm biện pháp
ứng phó với vấn đề này.
Tốc độ gia tăng dân số cao tuổi ngày càng mạnh và nhanh hơn các nhóm tuổi
khác.Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60; 9 người thì có 1 người từ 60
tuổi trở lên.Q trình “già hóa dân số” của nước ta ngắn hơn rất nhiều so với các nước,
chỉ trong khoảng 16-18 năm là đã đạt đến ngưỡng dân số già. Trong khi quá trình này
ở các nước phát triển như Mỹ là 69 năm, Australia 73 năm, Thụy Điển 85 năm, thậm
chí Pháp là 115 năm.
Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10
triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi
nước ta là 17% và 20 năm sau đạt 25%.Với tốc độ già hóa nhanh chóng như hiện nay,
dự báo đến năm 2050, Việt Nam là quốc gia có dân số rất già. Bên cạnh đó, tỷ lệ


6
người cao tuổi có chất lượng sống tốt đang ở mức rất thấp. Đó là một gánh nặng lớn
đối với xã hội.
Theo thống kê, 70% người cao tuổi Việt Nam chủ yếu ở nơng thơn, làm nơng
nghiệp và có đến 72% sống với con cháu. 70% người cao tuổi không có tích lũy vật

chất, 18% thuộc diện nghèo. Trong khi đó, hệ thống bảo trợ, an sinh xã hội chưa đủ
đáp ứng, chỉ 30% có lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

II.TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ
CSSK
2.1, Khái niệm và đặc điểm của thị trường dịch vụ CSSK
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử
dụng quan hệ với nhau thơng qua giá dịch vụ.
Mặt khác nhìn từ góc độ  kinh tế học, chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ chịu
tác động của quy luật cung cầu. Tuy nhiên, do tính chất của dịch vụ chăm sóc sức
khỏe mà thị trường chăm sóc sức khỏe có những đặc thù của nó, hay nói một cách
khác: hàng hóa chăm sóc sức khỏe là một hàng hóa đặc biệt.
Theo Nguyễn Thị Kim Chúc & ctg (2007), những đặc thù của dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bao gồm: thơng tin bất đối xứng, tính khơng lường trước được, tính ngoại biên.
Thơng tin bất đối xứng: vì mức độ hiểu biết về dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa
người cung cấp dịch vụ và người có nhu cầu là khác nhau, người cung cấp hiểu rất rõ
về loại dịch vụ này trong khi đó người sử dụng dịch vụ thì biết rất ít.Thơng tin bất đối
xứng giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế bệnh nhân hiểu
rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, vì vậy người bệnh hồn tồn phải dựa vào các
quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết
định). Nếu vấn đề này khơng được kiểm sốt tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ
từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế.
Tính khơng lường trước được: người sử dụng dịch vụ không thể biết trước được
sẽ bị bệnh gì và vào thời điểm cụ thể nào, vì thế nhiều khi sử dụng dịch vụ một cách
đột ngột, ngẫu nhiên. Hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ xuất phát từ một lo lắng bị mắc
một bệnh nào đó mà người ta phải kiểm tra. Vì khơng đốn trước được khi nào thì nó


7
xãy ra nên khi cần và sử dụng dịch vụ, cho dù có giá đắt người bệnh cũng phải chấp

nhận.
Tính ngoại biên hay cịn gọi là hàng hóa cơng cộng
Những người khơng sử dụng dịch vụ có thể bị ảnh hưởng hoặc được hưởng lợi từ
những người sử dụng dịch vụ.
Khái niệm “ngoại biên” ở đây là lợi ích khơng chỉ giới hạn ở những người trả tiền
để hướng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền cũng được hưởng lợi ích này
(Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phịng, giáo dục sức khỏe có lợi cho người dân trong khi
họ không phải trả tiền cho những dịch vụ này). Chính điều này khơng tạo ra động cơ
lợi nhuận cho nhà sản xuất, khơng khuyến khích được việc cung ứng các dịch vụ này.

2.2. Ảnh hưởng của già hoá dân số đến thị trường dịch vụ chăm sóc sức
khỏe
2.2.1 Tại thị trường Việt Nam
Do tỷ suất sinh và tỷ suất chết ngày càng giảm cùng với đó là sự gia tăng tuổi thọ,
dân số cao tuổi của Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả về số lượng lẫn tỷ trọng trong
nền kinh tế.  Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
Liên hợp quốc (UNESCAP), dân số một nước sẽ bước vào thời kỳ già hóa khi tỷ lệ
người cao tuổi chiếm hơn 10% tổng dân số. Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống
kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số
10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ
năm 2017. Điều này sẽ gây ra tác động đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an sinh
xã hội, trong đó có vấn đề sức khỏe và thị trường chăm sóc sức khỏe.


8

Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam
Khi nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phúc lợi của người cao tuổi, sức khỏe là
tiêu chí quan trọng nhất. Dù tình trạng sức khỏe của người dân ngày càng được nâng
cao nhờ vào sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội nhưng theo quy luật tự nhiên, tuổi

càng cao sức khỏe càng suy giảm. Thực tế cho thấy, quá trình già hóa khơng chỉ liên
quan tới rủi ro tử vong ngày càng cao do những biến đổi về mặt sinh học mà còn liên
quan tới hạn chế về chức năng hoặc nguy cơ với đau ốm kinh niên ngày càng tăng.
Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người cao tuổi. Ốm đau sẽ
dẫn đến mất tự chủ và độc lập trong cuộc sống, làm giảm sự năng động, mất sự tôn
trọng và mất sự tự tin. (theo phân tích của Sidell năm 1995). Chính vì lý do này mà
việc phân tích tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của dân số cao tuổi cho
chúng ta biết về chất lượng sống của người cao tuổi, nhu cầu về y tế và các dịch vụ có
liên quan đối với hệ thống y tế nói chung cũng như việc chăm sóc sức khỏe tại gia
đình và cộng đồng.
Trong thời gian vừa qua, do đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện cùng với
những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam nhìn
chung được cải thiện, trong đó tỷ lệ người cao tuổi có tình trạng sức khỏe khá/tốt tăng


9
lên, trong khi người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu giảm đi. Tuy nhiên, có một số
vấn đề thách thức về sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam.
Theo Điều tra Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam năm 2011, tuy người cao tuổi
ở Việt Nam có tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi), nhưng gánh nặng bệnh tật cũng rất
lớn, với khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính khơng lây
truyền như như xương khớp (40,62%); tim mạch và huyết áp (45,6%); tiền liệt tuyến
(63,8%); và rối loạn tiểu tiện (35,7%) (theo Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, 2009).
Ngoài ra, người cao tuổi còn mắc phải nhiều căn bệnh khác do lão hóa gây ra, dẫn đến
tình trạng “bệnh tật kép”.

Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi theo lứa tuổi
Nguồn Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (VNCA) năm 2007



10

Thời gian người cao tuổi phải nằm lại giường do ốm đau theo tuổi
Nguồn Evans và cộng sự (2007)
Chính vì vậy, người cao tuổi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về y tế, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và hàng năm đều phải chi một khoản không nhỏ cho chúng.
Nghiên cứu của Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) cho thấy, chi phí trung bình
để chăm sóc sức khỏe cho một người cao tuổi bằng 7-8 lần chi phí trung bình chăm
sóc sức khỏe cho một trẻ em. Vì thế, nếu khơng khống chế và giảm bệnh tật và tàn tật
của người cao tuổi thì gánh nặng lớn về nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi là điều không tránh khỏi.


11

Chi tiêu trung bình của một người Việt Nam cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe
(Đơn vị: USD)
Trong vịng 10 năm từ 1998 – 2008, chi tiêu trung bình cho dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại Việt Nam tăng đáng kể, xấp xỉ 4 lần và đạt khoảng 66USD/người (~ 1,063
triệu đồng/ người) năm 2008. Điều đó đồng nghĩa với việc tổng chi tiêu cho ngành
dịch vụ này cũng tăng mạnh và chiếm gần 6.4% GDP năm 2008.


12

Chi tiêu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam
Có thể thấy mức chi tiêu bình qn cho chăm sóc sức khỏe ở mọi nhóm dân số cao
tuổi đều tăng mạnh. Mặc dù chi tiêu trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn nhiều
lần chi tiêu trung bình của khu vực thành thị, nhưng tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình
người cao tuổi ở nơng thơn và thành thị lại không chênh lệch đáng kể.

Nhu cầu được cung cấp thông tin về y tế, sức khỏe và dinh dưỡng, được khám
chữa bệnh trong môi trường tiện nghi, thoải mái nhất ngày càng lớn, đòi hòi cần phải
có đầy đủ trang thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ nhân viên y tế có
trình độ cao. Trong khi đó hiện nay nguồn lực của các cơ sở khám chữa bệnh của nhà
nước chỉ có hạn, chưa thể đáp ứng hồn tồn các nhu cầu này. Cụ thể, m ặc dù tỷ lệ
người cao tuổi ngày càng tăng nhưng mạng lưới y tế phục vụ người cao tuổi ở Việt
Nam còn rất yếu, trong đó số nhân viên y tế phục vụ tại cộng đồng còn thiếu và nghiệp
vụ kỹ năng phát hiện, điều trị và chăm sóc người cao tuổi cịn thấp. Báo cáo của Đàm
Hữu Đắc và cộng sự (2010) cho thấy tốc độ cải thiện và xây dựng mới hệ thống chăm


13
sóc sức khỏe người cao tuổi vẫn cịn yếu: cả nước mới chỉ có 22 bệnh viện ở Trung
ương và tỉnh đã thành lập Khoa Lão khoa với 1.049 cán bộ, y bác sỹ và 2.728 giường
bệnh - những con số quá nhỏ so với hàng triệu người cao tuổi có nhu cầu được chăm
sóc. Vì vậy, có thể thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người già tại Việt Nam chưa
được đáp ứng một cách hoàn toàn, dẫn đến đây trở thành thị trường tiềm năng sẽ được
phát triển hơn nữa trong tương lai.
Cùng với sự gia tăng của tổng cầu, tổng cung chắc chắn cũng sẽ tăng theo. Về
phía Nhà nước, ngồi Bệnh viện Lão khoa Trung ương thì ở các cơ sở khác, Lão khoa
cũng đã và đang được thành lập. Như đã nói ở trên, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ngày càng lớn cùng những đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng trong khi các
cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước không thể đáp ứng hết khiến cho chăm sóc sức
khỏe trở thành một ngành dịch vụ đang ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân.
Điều này có thể thấy khi các bệnh viện tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều và ngày
càng có nhiều người tham gia hoạt động trong ngành dịch vụ này với trình độ cao.
Ngồi ra, cũng có thể thấy nhiều doanh nghiệp đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh
doanh đến các ngành liên quan đến đối tượng người già, phát triển thêm các sản phẩm
dành cho họ như thực phẩm chức năng, sữa bột hay các loại máy móc kiểm tra SK.


Nguồn: World Bank


14
Theo thống kê của World Bank, doanh thu của các ngành trong thị trường chăm
sóc sức khỏe tại Việt Nam đã tăng gấp 2 lần trong khoảng thời gian từ 2010 - 2015 và
dự kiến sẽ tăng gấp 3 vào năm 2020. Cũng theo WB, dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn
là lĩnh vực đóng góp chính vào doanh thu trên thị trường này, với 10.2 tỉ USD trên
tổng số 14.4 tỉ USD năm 2015.
Song song với sự gia tăng về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng ngày
càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng cũng như để
cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.  
Như vậy, nhu cầu ngày càng tăng của người dân khiến cho ngày càng nhiều doanh
nghiệp quan tâm đến dịch vụ này, số lượng và chất lượng dịch vụ cũng ngày càng
được nâng cao để cạnh tranh.
2.2.2 Tại thị trường Nhật Bản
Nhật bản hiện nay đã trở thành đất nước có tỷ lệ người già cao nhất thế giới. Theo
thống kê năm 2014, có khoảng 33% dân số Nhật Bản trên 60 tuổi, 25.9% trên 65 tuổi
và khoảng 12.5 % dân số trên 75 tuổi. Dự kiến đến năm 2050, người già trên 65 tuổi
sẽ chiếm khoảng 1/3 dân số tại Nhật Bản.

Cơ cấu dân số theo tuổi tại Nhật Bản


15
Cùng với sự già hóa dân số, những năm gần đây dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã
trở thành một trong những ngành công nghiệp rất phát triển và đang được quan tâm
đầu tư. Chi tiêu cho ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản theo đầu người
tăng mạnh. Năm 2008, mỗi người Nhật mỗi năm dành khoảng 2,873 USD chi tiêu cho
sức khỏe, tức khoảng 8.5% GDP, xếp thứ 20 trong số các nước thuộc khu vực OECD

(nhóm các nước phát triển). Đến năm 2013, tổng chi tiêu cho ngành này đã lên tới
khoảng 479 tỉ USD, khoảng 10.3% GDP của Nhật Bản.

Điều này khiến cho các doanh nghiệp ngày càng tung ra nhiều sản phẩm về lĩnh vực
này, theo thống kế, số lượng viện dưỡng lão tại Nhật cũng đã tăng gấp 3 lần trong
những năm gần đây. Khi mà cạnh tranh ngày càng khó khăn, nhiều doanh nghiệp Nhật
Bản đã quyết định đầu tư ngành dịch vụ này ra các nước khác, trong đó có Việt Nam.

 Tiểu kết: Từ hai ví dụ về Việt Nam và Nhật Bản trên đây, có thể kết luận rằng,
già hóa dân số sẽ có tác động rất lớn đến việc thúc đẩy mở rộng và tăng trưởng
thị trường chăm sóc sức khỏe, làm tăng tổng cung và tổng cầu trên thị trường.
Ngồi ra, khơng chỉ về số lượng mà chất lượng các dịch vụ này cũng theo đó
mà được cải thiện.

III. TÁC ĐỘNG CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ ĐẾN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ
DƯỢC PHẨM
3.1. Thị trường dịch vụ dược phẩm


16
3.1.1. Khái niệm
Thị trường dịch vụ dược phầm là thị trường cung ứng các loại thuôc. Thuốc là
chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm,
nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
Dược phẩm cũng như tất cả các loại hàng hóa khác được sản xuất và kinh doanh
trên thị trường, chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh…. Song dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có
những đặc điểm riêng khác với các loại hàng hóa thơng thường khác.Vậy thị trường
dược phẩm có những đặc điểm là:

- Đặc điểm 1: Dược phẩm là loại sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe

và tính mạng của con người. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của dược phẩm so với
các loại hàng hóa khác. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm thì
các tổ chức cá nhân phải chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước mà cụ thể là
Bộ y tế (Cục quản lý dược Việt Nam). Xuất phát từ đặc điểm này, các tổ chức cá nhân
khi tiến hành sản xuất kinh doanh dược phải luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng
đầu.
- Đặc điểm 2: Giữa thuốc và bệnh nhân có mơi giới trung gian là thầy thuốc. Cả

thầy thuốc và người bệnh đều bị thụ động, phụ thuộc vào người khác. Cứu sống người
là thiên chức xã hội giao cho người thầy thuốc, chữa trị cho những người nào không
tùy thuộc vào ý muốn bản thân thầy thuốc. Còn người tiêu dùng (bệnh nhân) dùng
thuốc khơng phải tự mình lựa chọn mà do thầy thuốc quyết định.
- Đặc điểm 3: Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là rất lớn. Nhu cầu sử dụng

dược phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như: dân số, điều kiện tự nhiên,
mức gia tăng thu nhập của người dân…. Tùy theo điều kiện kinh tế mà mỗi người có
nhu cầu thuốc khác nhau. Thơng thường, những người có thu nhập cao thích lựa chọn
các loại thuốc ngoại (giá thành cao) trong khi đó những người có thu nhập thấp thì lựa
chọn các sản phẩm có giá thấp hơn (thuốc nội). Vì vậy thị trường dịch vụ dược phẩm
cũng thay đổi theo nhu cầu của người dân.


17
3.1.2. Đặc điểm thị trường dịch vụ dược phẩm ở Việt Nam
Các sản phẩm dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam xét trên nguyên liệu
sản xuất có 2 loại là tân dược và đông dược. Tân dược chiếm tới 90% tổng giá trị tồn
ngành, giá trị của đơng dược không đáng kể. Trong khi hầu hết thuốc đông dược được
sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập ngoại thì tân dược bao gồm cả hàng sản xuất

trong nước và nhập khẩu.



THUỐC TÂN DƯỢC
Phân theo tác dụng dược lý: thuốc tân dược đang lưu hành trên thị

trường gồm 15 nhóm, trong đó 5 nhóm chính đã chiếm tới khoảng 70% giá trị thị
trường gồm kháng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng, tim mạch, thần kinh và hơ hấp.
Trong đó thuốc kháng sinh và thuốc chuyển hoá dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm lần
lượt 21,4% và 21,7%.


Phân theo kênh phân phối: Thuốc tân dược có một mạng lưới phân phối

khá rộng khắp từ các công ty Cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn cho tới các quầy
thuốc thuộc trạm Ytế xã. Hai kênh phân phối chủ yếu vẫn là thông qua bệnh viện và
nhà thuốc. Tuy được sử dụng ít hơn nhưng thuốc nhập khẩu lại chiếm tới 85% giá trị
thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Đây là bằng chứng cho thấy công nghiệp dược
Việt Nam vẫn rất thiếu các lọai thuốc đặc trị giá trị cao.
 Phân theo khu vực địa lý: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai khu vực
chính tiêu thụ thuốc của cả nước, chiếm 76% giá trị. Trong đó, Tp.Hồ Chí Minh là thị
trường trọng điểm với lượng tiêu thụ lên tới 55% sản lượng thuốc sử dụng cả nước,
trong khi đó lượng tiêu thụ ở Hà Nơi chỉ bằng ½, chiếm khoảng 21% thị phần.


Phân theo nhà cung cấp: Thuốc tân dược được cung cấp từ hai nguồn:

sản xuất trong nước và nhập khẩu. Các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như DHG,
Vinapharm, Domesco, Dược phẩm TW … chiếm phần lớn thị trường nội địa.Thuốc

ngoại thành phẩm được nhập chủ yếu từ các nước có nền cơng nghiệp dược phát triển
như Pháp, Hàn quốc, Ấn Độ, Thụy Sĩ… Pháp chiếm vị trí hàng đầu với chủ yếu là các
thuốc biệt dược như thuốc tâm thần, tim mạch, giảm đau, thuốc chữa lao phổi.


18
 ĐƠNG DƯỢC
 Trong Y học Việt Nam, thuốc đơng y đóng vai trị quan trọng trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày, thuốc đông y được sử dụng lâu đời và rộng rãi. Tuy nhiên theo
thống kê, đông dược chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ từ 0,5%- 1% giá trị thuốc sử dụng
hàng năm.
 Trong thói quen sử dụng đơng dược của người Việt Nam, thuốc Bắc (nguyên
liệu là các thảo dược bắt nguồn từ Trung Quốc) được tin dùng rộng rãi nhất. Điều này
được phản ánh qua việc 85% nguyên liệu chế biến đông dược được nhập từ Trung
Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã trồng được một số dược liệu nhưng giá trị cũng như
khối lượng không đáng kể.
 Do đặc trưng của thuốc đông dược chế biến không địi hỏi cơng nghệ cao nên
thuốc đơng dược được sản xuất và phân phối bởi các nhà máy lớn cũng như các cơ sở
tư nhân nhỏ lẻ. Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 45 Viện y học dân tộc, 242 Bệnh viện
đa khoa, 4000 tổ chẩn trị, 10.000 cơ sở Y dược học cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có sản phẩm thuốc đơng dược của Việt Nam đăng ký tiêu chuẩn GMP-WHO.
Điều này cho thấy các cơ sở sản xuất thuốc đơng dược đạt tiêu chuẩn cịn rất thiếu, thị
trường đông dược rất cần một sự chuẩn hóa.

3.2 Tác động của già hóa dân số tới thị trường dịch vụ dược phẩm.


Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm 2017 của cả nước ước

tính 93,7 triệu người, tăng 987.300 người, tương đương tăng 1,07% so với năm 2016.

Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2017 là 73,5 tuổi, trong đó tuổi thọ trung
bình của nam là 70,9 tuổi và của nữ là 76,2 tuổi. Mức tuổi thọ trung bình này là khá
cao, đứng thứ 70 trên tổng số 201 quốc gia. Từ đó có thể thấy là tuổi thọ của người
dân Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực
như Malaysia – xếp thứ 89/201, Thái Lan – xếp thứ 91, Lào – xếp thứ 147…
 Trong đó, tỷ lệ dân số lớn hơn 65 tuổi của Việt Nam là 6.74 % (theo số
liệu thống kê của WorldBank - 2017), xếp thứ 88 trên tổng số 191 quốc gia tham gia
xếp hạng. Từ con số này có thể thấy rằng nước ta đang dần chuyển sang giai đoạn già


19
hóa dân số. Cùng với việc thu nhập bình qn đầu người ngày càng tăng lên, nhận
thức của người dân về chăm sóc sức khỏe, y tế ngày càng được nâng cao, đặc biệt là
đối với nhóm người già. Sự thay đổi về nhân khẩu học này có tác động rất lớn đối với
ngành dược phẩm Việt Nam.

 Việt Nam là một trong những thị trường dược phẩm phát triển nhanh
nhất ở châu Á. Một trong những lý do chính cho điều này là một bộ phân đáng kể
trong dân số của đất nước đang bước vào giai đoạn già hóa với tốc độ rất nhanh. Với
sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập trung bình của các tầng lớp dân cư cũng tăng
lên và do đó tăng nhu cầu về dược phẩm. Thị trường dược phẩm của Việt Nam đạt
doanh thu 5,2 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10% so với năm 2016. Thị trường được
thiết lập cho tăng trưởng hai chữ số trong vòng năm năm tới - theo Công ty Báo cáo
Việt Nam (VNR). Chi tiêu trung bình của người Việt Nam đối với thuốc tăng từ 9,85
USD năm 2005 lên 22,25 USD năm 2010, gấp đôi lên 37,97 USD vào năm 2015 và 56
USD vào năm 2017.
 Tốc độ tăng trưởng trung bình của chi tiêu cho thuốc là 14,6% trong giai
đoạn 2010 - 2015 và được thiết lập để duy trì tỷ lệ ít nhất 14% cho đến năm 2025. Chi
tiêu được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 85 USD/người vào năm 2020 và 163 USD/người
vào năm 2025.

 Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với tỷ
lệ dân số trên 65 tuổi là 7% so với tổng dân số, theo đó, doanh thu ngành dược từ năm
2011 cũng liên tục tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm lớn hơn
15%.


20



Những người già thường mắc phải nhiều loại bệnh như bệnh về đường

tiêu hóa, bệnh về huyết áp, tim mạch, xương khớp, tiểu đường, suy giảm trí nhớ… do
cơ thể đã khơng cịn được khỏe mạnh, sức đề kháng kém. Do đó, họ là nhóm đối
tượng tiêu thụ một lượng dược phẩm lớn trong một khoảng thời gian dài. Việt Nam
hiện đang bước vào giai đoạn “già hóa dân số”, vì vậy việc quan tâm đến nhu cầu
cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già là điều quan tâm hàng đầu của các
công ty dược phẩm hiện nay. Trong năm 2018, 83% số doanh nghiệp tham gia khảo
sát của Vietnam Report nhận định, nghiên cứu các sản phẩm thuốc mới sẽ là chiến
lược ưu tiên đầu tiên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nhất
là nhóm người cao tuổi trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn “già hóa dân
số” như hiện nay.


Nắm bắt được xu thế đó, các công ty dược phẩm đã cho ra mắt rất nhiều

chủng loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe cho người già như sản phẩm “cebraton” của
Traphaco giúp tăng tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ, “dưỡng cốt hồn” giúp kích
thích q trình tái tạo xương, chống mất xương, lỗng xương, bên cạnh đó là rất nhiều
sản phẩm giúp ổn định huyết áp, chống triệu chứng mất ngủ của người già...



Đến năm 2050, dự đốn có tới 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, số

năm bệnh tật và số loại bệnh trung bình mắc phải của người già đang gia tăng nhanh
chóng, nhu cầu dược phẩm trong các năm tới chắc chắn sẽ tăng mạnh, cùng với đó là
mức chi tiêu của người dân nước ta cho dược phẩm vẫn còn khá thấp so với mặt bằng
chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy thu hút rất nhiều doanh



×