Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Kltn quyền lực mềm của trung quốc và kinh nghiệm tham khảo cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.7 KB, 96 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền lực là thứ có sức hấp dẫn vơ cùng mạnh mẽ đối với con người
trong mọi thời đại. Lịch sử loài người xét đến cùng là lịch sử các cuộc đấu
tranh giành quyền lực thống trị của các giai cấp, các tập đoàn người. Cách
thức sử dụng quyền lực trong những giai đoạn lịch sử phản ánh những đặc
điểm và trình độ nhận thức của từng thời kỳ. Ngày nay, ở mỗi quốc gia, mỗi
một thể chế chính trị trên thế giới có rất nhiều cách thức sử dụng quyền lực và
cùng với nó là quan điểm, tư tưởng về quyền lực mới ra đời, trong đó có lý
thuyết về quyền lực mềm.
Ban đầu, quyền lực mềm được nói tới trong quan hệ giữa các quốc gia
với nhau, nhưng trong thời điểm hiện nay, chủ thể của quyền lực mềm không
chỉ là các quốc gia mà là tất cả các chủ thể trong quan hệ chính trị quốc tế, sử
dụng rộng rãi trong các chính sách đối ngoại và đối nội của mối quốc gia,
vùng lãnh thổ.
Trong nền chính trị thế giới đương đại, xu hướng tồn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ, khi lợi ích quốc gia được đặt lên hàng đầu thì quyền lực gắn với
sức mạnh “cứng” khơng cịn đem lại hiệu quả tối đa. Trong khi đó, quyền lực
mềm ngày càng chiếm ưu thế và được các quốc gia quan tâm phát triển, nó
trở thành một cơng cụ hữu hiệu đem lại sức mạnh cho các quốc gia trong nền
chính trị thế giới.
Ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, rất nhiều nước đã sử dụng quyền
lực mềm như một công cụ hữu hiệu để khẳng định vị thế của mình như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Anh... Nhưng có thể khẳng định, trong số các
nước đó, Mỹ và Trung quốc là hai quốc gia chú trọng phát triển và sử dụng
quyền lực mềm hơn cả. Theo các nhà phân tích đánh giá hai cường quốc này
đang tiến hành một cuộc chạy đua về sử dụng và phát triển quyền lực mềm
trên phạm vi toàn cầu.
1



Đối với Mỹ, sau khi mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, đã tạo cho quốc gia này một vị thế siêu cường số một với sức mạnh
tồn diện và có ảnh hưởng sâu rộng đến trật tự thế giới. Có thể nói, việc sử
dụng thành cơng quyền lực mềm đã góp phần quan trọng vào việc duy trì
được vị thế của Mỹ trong trật tự thế giới mới. Gần đây Nhà Trắng công bố
chiến lược an ninh quốc gia, nêu rõ ưu tiên ngoại giao đa phương giải quyết
các vấn đề về an ninh. Điều này cho thấy Mỹ đang chú trọng tới sử dụng và
phát triển quyền lực mềm trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và thúc đẩy
quan hệ đối ngoại. Chính sách đới ngoại với qùn lực mềm chính là chủ
nghĩa đa phương hóa - ra quyết định tập thể với sự tham gia của các tổ chức
quốc tế hoặc các tổ chức trong khu vực và các nước đồng minh chứ không
hành động một mình. Với phương thức lùi lại phía sau để lãnh đạo, Mỹ yêu
cầu các nước khác phải giải quyết xung đột. Điều này đã ghi nhận sự từ bỏ
những chính sách của Mỹ trước đây dưới thời của Tổng thống Bush và Tổng
thống Clinton, những người luôn kiên định chủ trương “quyền lực cứng”.
Riêng đối với Trung Quốc, quốc gia được ví như “người khổng lồ”
đang trỗi dậy trong nền chính trị quốc tế và trở thành sự quan ngại cho những
nước lớn như Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia khác trên thế giới. Hơn một
thập kỷ qua, quốc gia này đã có những điều chỉnh về các chính sách nhằm xây
dựng và củng cố lòng tin của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trung
Quốc hiện nay đang tích cực triển khai chính sách “trỗi dậy hồ bình” nhờ có
sự phát triển ngoạn mục về kinh tế và các lĩnh vực khác để vươn lên và trở
thành đối trọng với Mỹ, đe dọa trực tiếp tới vị độc tôn của Mỹ. Cùng với
quyền lực cứng thì quyền lực mềm hiện nay đã và đang đem lại những lợi ích
và thành công không nhỏ cho Trung Quốc. Bằng việc thể hiện mình là dân tộc
hịa bình, có nền văn hóa lâu đời, ln cố gắng hành xử có trách nhiệm với
cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã tranh thủ xâm nhập và tạo dựng được
những vị trí vững chắc ở châu Phi, Mỹ La-tinh, Đông Nam Á.

2



Mặc dù đều chủ trương sử dụng và phát triển qùn lực mềm, nhưng
Trung Q́c và Mỹ lại có những cách thức và biện pháp khác nhau để mang
lại lợi ích tối đa cho dân tộc.
Xuất phát từ xu hướng và thực tế việc sử dụng, phát triển quyền lực
mềm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc – hai siêu
cường trong trật tự thế giới đương đại, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề
“Quyền lực mềm của Trung Quốc và kinh nghiệm tham khảo cho Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình nhằm cung cấp những nhận
thức về quyền lực mềm từ đó đề xuất những gợi mở cho Việt Nam trong việc
phát triển quyền lực mềm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền lực mềm của Trung Quốc và những vấn đề liên quan hiện đang
mang tính thời sự với ý nghĩa lý luận, thực tiễn lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu
nghiêm túc, sâu sắc và toàn diện. Trên thực tế, những vấn đề này đã được
nhiều nhà khoa học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài
nước nghiên cứu ở nhiều phương diện, góc độ và khía cạnh khác nhau. Có thể
kể tên một sớ cơng trình nghiên cứu như:
* Nhóm cơng trình nước ngoài:
- Joseph S.Nye JR: “Soft power-The Means to Success in World
Politics” (Quyền lực mềm: Các phương tiện để thành công trong nền chính trị
thế giới), 2004, Tài liệu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Trong cuốn sách này, tác giả nêu lên quá trình thay đổi tự nhiên của các
nguồn lực của quyền lực mềm ở Mỹ. Từ đó nêu ra cách thức sử dụng quyền
lực mềm và sự quan trọng của quyền lực mềm đối với chính sách đối ngoại
của Mỹ. Tác giả Joseph S.Nye JR nghiên cứu khá sâu sắc về quyền lực mềm,
tuy nhiên chưa bao quát được sự vận dụng quyền lực mềm ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
- Joseph S.Nye JR: “The power to lead” (Sức mạnh để lãnh đạo), 2008,

NY Oxford University press.
3


Với cuốn sách “Sức mạnh để lãnh đạo”, cha đẻ của quyền lực mềm
đã đưa ra khái niệm và cách thức lãnh đạo bằng quyền lực, ngồi ra ơng
cũng nghiên cứu về quyền lực mềm và mối quan hệ giữa quyền lực mềm và
quyền lực cứng, phân loại cũng như nêu lên những kỹ năng lãnh đạo. Ông đi
sâu nghiên cứu về các nhà lãnh đạo, cách thức, kỹ năng lãnh đạo và phân
loại chúng. Nói về quyền lực, ơng đề cập một các khái quát và chung chung;
đối với quyền lực mềm, ông chỉ dừng lại ở mức độ tiếp cận khái niệm và
giới thiệu sơ lược cách thức sử dụng, chưa đề cập và nghiên cứu nó một
cách sâu sắc.
- Terry f. Buss (ĐH Carnegie Mellon, Úc): “Mỹ - Trung so kè "quyền
lực mềm". Trong bài báo, tác giả đã chỉ ra lý do và hiện trạng triển khai quyền
lực mềm của hai quốc gia trên, đồng thời, đưa ra những nhận định, đánh giá
về tương quan quyền lực mềm của Mỹ và Trung Quốc.
* Nhóm cơng trình trong nước:
- Ngơ Xn Bình: “Bàn về sức mạnh của Trung Quốc”, Tạp chí
Nghiên cứu Đơng Bắc Á, số 1-2008. Tác giả đưa ra lý luận chung về quân sự,
sức mạnh kinh tế (quyền lực cứng) và sức mạnh vô hình (quyền lực mềm) của
Trung Quốc. Tác giả cũng phân tích và làm rõ những ưu thế và hạn chế trong
việc sử dụng quyền lực cứng, đồng thời nhấn mạnh quyền lực mềm là phương
thức phù hợp cho Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nó ngồi việc phát
huy tính hiệu quả của nó, thì nó cịn giữ vai trị hỗ trợ quyền lực cứng. Nâng
tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tác giả mới
phân tích sơ lược về hai loại quyền lực này và tác giả chưa phân tích được
mối quan hệ giữa hai quyền lực này trong thực tế.
- Nguyễn Đức Tuyến, “Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Á”,
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 72, 2008. Bài viết này tác giả đưa ra việc

phân tích khái niệm sức mạnh mềm, và phản ánh thấy việc đang tận dụng sự
“hấp dẫn” của Trung Quốc tránh được sự nghị kị của các nước châu Á nhất là
các nước Đông Nam Á đối với ý đồ Bắc Kinh. Ở bào viết này tác giả phần lớn
4


lại chủ yếu nghiêng phần nhiều về phân tích sự mở rộng sức mạnh mềm của
Trung Quốc, mà phần khái niệm chỉ đưa ra rất sơ lược về phần khái niệm, để
thấy được sự tích cực và hạn chế của nó.
- Hồng Yến: “Nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc”, Tạp chí Những
vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 3 (143), 2008. Tác giả đưa ra khái niệm
sức mạnh mềm là gì và tác giả đưa ra các nguồn sức mạnh mềm của Trung
Quốc. Tác giả nghiêng về việc đưa ra các nguồn sức mạnh mềm mà chưa
phân tích sự triển khai các nguồn lực sức mạnh để chuyển hoá thành quyền
lực hiện thực.
- Phạm Huy Kỳ: “Vấn đề nâng cao sức mạnh mềm văn hóa ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Triết học, 2010. Nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa quốc
gia là biện pháp chiến lược quan trọng trong thời đại tồn cầu hóa. Hiện nay,
văn hóa ngày càng trở thành sức tụ hội dân tộc và mạch nguồn quan trọng của
sự sáng tạo, là nhân tố quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong bài
viết, tác giả đã nêu lên khái niệm "sức mạnh mềm" và nội hàm cơ bản của nó
đồng thời đưa ra quan điểm và chứng minh rằng: Trong thời đại ngày nay,
Việt Nam không thể không xây dựng “sức mạnh mềm” văn hóa. Từ đó, tác
giả đã đề xuất bảy phương hướng, giải pháp tăng cường xây dựng văn hóa,
nâng cao “sức mạnh mềm” văn hóa Việt Nam.
- Nguyễn Minh: “Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí
Cộng sản, số 808 (tháng 2 năm 2010). Tác giả Nguyễn Minh với công bài viết
này đã đưa ra khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm, từ đó phân tích
việc triển khai sức mạnh mềm ở mỗi quốc gia và phân tích rõ tiềm năng sức
mạnh mềm của Việt Nam. Tuy nhiên việc phân tích hai quyền lực này mới

chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề mà chưa phân tích cụ thể. Tác giả chủ yếu phân
tích việc triển khai quyền lực mềm ở các nước phát triển cao mà chưa nhấn
mạnh việc triển khai loại quyền lực cần thiết và có hiệu quả cả ở những nước
đang phát triển.

5


- Nguyễn Huy Phòng: “Phát huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, tháng 8/2014. Theo tác giả, trong bối cảnh
hội nhập quốc tế sâu rộng, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn
lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng an ninh… thì nguồn lực văn
hóa cũng đang được nhiều quốc gia chú trọng, coi đó là một “sức mạnh mềm”
quan trọng, có vai trị, ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển nhằm
củng cố vị thế, hình ảnh và tầm ảnh hưởng lớn của mình đối với các quốc gia
khác, với mục tiêu lâu dài là phát triển bền vững, ổn định trong kỷ nguyên
toàn cầu. Bài viết đã làm rõ việc phát huy “sức mạnh mềm” của một số nước
trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Từ đó, bàn về việc phát
huy “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam hiện nay.
- Bùi Việt Hương: “Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông
minh trong nền dân chủ”, Tạp chí Lý luận chính trị số 3-2011. Tác giả đưa ra
khái niệm về quyền lực cứng, quyền lực mềm trên cơ sở học thuyết
của Joseph S.Nye. Từ đó, tác giả đã chỉ ra và phân tích mối quan hệ giữa
quyền lực cứng, quyền lực mềm, vấn đề sử dụng quyên lực thông minh trong
nền dân chủ.
Các công trình ở trên, ở các góc độ tiếp cận khác nhau, ít nhiều đã đề
cập đến vấn đề quyền lực mềm và sử dụng quyền lực mềm ở một số quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu về quyền lực mềm và việc sử dụng quyền
lực này của Mỹ, Trung Quốc một cách tồn diện và có hệ thống thì cho đến
nay, vẫn chưa có một cơng trình nào. Chính vì vậy, tác giả đề tài lựa chọn tập

trung tìm hiểu một cách sâu sắc lý luận về quyền lực mềm và khảo sát thực
trạng quyền lực mềm ở Trung Quốc qua đề tài: “Quyền lực mềm của Trung
Quốc và giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số những vấn đề mang tính lý luận về quyền lực
mềm và thực trạng quyền lực mềm của Trung Quốc, chỉ ra những kinh
6


nghiệm từ việc sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số
những giá trị tham mang tính tham khảo đối với việc phát triển quyền lực
mềm của Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày một số vấn đề lý luận về quyền lực mềm.
- Phân tích thực trạng quyền lực mềm của Trung Quốc.
- Nhận xét, đánh giá về quyền lực mềm của Trung Quốc.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị đối với việc
phát triển quyền lực mềm của Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Quyền lực mềm và thực trạng quyền lực mềm của Trung Quốc.
Những giá trị và tiềm lực của Việt Nam có thể sử dụng để phát triển quyền
lực mềm
- Quyền lực mềm của Trung Quốc từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
- Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic, phân tích và tổng hợp,
phân tích tài liệu…và một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của
khoa học chính trị học.

6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về
quyền lực mềm và phân tích thực trạng quyền lực mềm của Trung Quốc từ
2001 đến nay. Nêu lên những nhận xét và đánh giá về việc sử dụng quyền lực
mềm của Trung Quốc để chỉ ra bài học kinh nghiệm, đánh giá tiềm năng phát
triển quyền lực mềm ở Việt Nam cùng với những kiến nghị đối với việc phát
triển quyền lực mềm ở Việt Nam trong thời kì tồn cầu hóa, xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay.

7


7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về ý nghĩa lý luận:
Đề tài làm rõ các vấn đề lý luận cụ thể như: khái niệm, yếu tố cấu thành
của quyền lực mềm nói chung và quyền lực mềm của Trung Quốc nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài phân tích rõ thực trạng sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc
từ đó đề ra những giá trị tham khảo cho việc phát triển quyền lực mềm của
Việt Nam trong giai đoạn thực tiễn hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương, 7 tiết

8


CHƯƠNG 1
QUYỀN LỰC MỀM VÀ QUYỀN LỰC MỀM CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Khái niệm quyền lực, quyền lực cứng, quyền lực mềm

Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có những
thay đổi đáng kể. Mơ hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và các nước Đông Âu
sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển từ xu thế đối đầu sang đối
thoại, hòa bình, hợp tác, cùng phát triển,… trong thế giới tồn cầu hóa quan
hệ giữa các quốc gia với nhau cũng cần có sự thay đổi, thích ứng với những
biến đổi của nền chính trị quốc tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998 làm cho kinh
tế thế giới bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài, kéo theo sự suy sụp của các nền
kinh tế “bong bóng” ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… buộc những
nước này cũng phải tìm con đường mới để phát triển. Đây cũng là thời kỳ
mà công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng phát triển mạnh mẽ, mở ra một
thị trường sản xuất và tiêu thụ văn hóa rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới.
Trong thời đại đối thoại, vai trị của sức mạnh qn sự cũng đang thay đổi. Vũ
khí hạt nhân với sức mạnh hủy diệt có vai trị răn đe không thể chối cãi,
nhưng không phải lúc nào cũng có thể đem ra sử dụng khi có chiến tranh, bởi
người ta buộc phải tính đến cái giá khủng khiếp mà nhân loại sẽ phải trả một
khi chúng được cả hai bên đem ra sử dụng. Việc sử dụng sức mạnh quân
sự ngày càng trở nên tốn kém và có thể cịn phải chịu hậu quả nặng nề vì vậy
những nước tư bản công nghiệp phát triển nay thường tập trung vào tăng
cường cho sự phồn vinh của đất nước thay vì đem quân đi chinh phục (trừ khi
sự tồn vong của chính quốc gia họ bị đe dọa).
Là một cường quốc quân sự nhưng hiện nay Mỹ cũng luôn phải cân
nhắc khi sử dụng vũ lực, vì nó có thể gây nguy hại cho những mục tiêu kinh
tế. Sự tồn tại của các “ốc đảo hịa bình” (như các nước Bắc Âu, Thụy Sĩ,…)
cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của sức mạnh mềm. Ở thời đại hiện
9


nay, các lợi thế hợp tác ngày càng trở nên quan trọng, nước nào cải thiện
được khả năng hợp tác với bạn bè và đồng minh thì sẽ đạt được ưu thế cạnh

tranh so với các đối thủ của mình. Vì vậy, trước bối cảnh mới, các nước đang
chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, hịa bình cùng phát triển, tìm
cách phát huy quyền lực mềm, tức là phát huy sức mạnh của hệ giá trị quốc
gia: Bao gồm các giá trị về văn hóa, về thể chế xã hội, về chính sách quốc
gia (đối nội và đối ngoại),… để cạnh tranh với thế giới.
Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các văn kiện chính thức từ sau Đại hội
XI tuy chưa đề cập đến khái niệm “quyền lực mềm” nhưng đã nhấn mạnh
nhiều đến vai trị của ngoại giao trong đó có “ngoại giao văn hóa” như là một
biện pháp quan trọng để phát huy quyền lực mềm của quốc gia.
Trước khi xuất hiện khái niệm quyền lực mềm thì thuật ngữ: “Quyền
lực”, “quyền lực cứng” đã được các nhà khoa học định nghĩa và giải thích,
với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

 Quyền lực: theo cách hiểu ngắn gọn nhất, đó là thứ mà ai nắm giữ
được sẽ có khả năng buộc người khác phải phục tùng ý chỉ của mình.

 Quyền lực vật chất – quyền lực cứng: là dạng quyền lực dễ nhận thấy
nhất bởi có thể lượng hóa được với các yếu tố như: vật lực (tài chính, vũ khí,
lương thực, tài ngun, phương tiện giao thơng vận tải và liên lạc…); nhân
lực (dân số, quân số của các lực lượng vũ trang). Quyền lực vật chất thường
liên quan tới việc sử dụng nhằm điều chỉnh hành vi của đối tượng khác thông
qua cưỡng ép và mua chuộc khiến đối tượng bị tác động có những hành vi
ngược với ước muốn của chính mình. Chính vì vậy, quyền lực dạng này được
xếp vào loại quyền lực cứng.

 Quyền lực phi vật chất – quyền lực mềm: là dạng quyền lực liên quan
tới các yếu tố trừu tượng nên khó “lượng hóa” nhất so với quyền lực vật chất
và quyền lực thể chế. Mặc dù vậy, quyền lực phi vật chất nhiều khi lại có sức
hấp dẫn, khả năng lôi cuốn lớn của các cá nhân, thể chế và nền văn hóa, văn
minh. Nhìn chung, quyền lực phi vật chất, không liên quan nhiều tới khả năng

10


cưỡng ép hoặc mua chuộc để tạo sự thay đổi trong hành vi của đối tượng bị
tác động. Trái lại, sự thay đổi này phần lớn mang tính tự nguyện, bắt chước và
rập khuân của đối tượng bị tác động. Chính vì vậy, dạng quyền lực này được
xếp vào loại quyền lực mềm.
Sức mạnh quốc gia chính là khả năng một nước tác động tới hành vi
của nước khác để đạt được kết quả như ý muốn, mặc dù kết quả đó có thể
trùng hoặc khơng trùng với ước muốn hoặc lợi ích của nước khác. Trong
trường hợp lợi ích không trùng nhau, quyền lực cứng được sử dụng với chức
năng cưỡng ép hoặc mua chuộc. Trong trường hợp một quốc gia tự nguyện
điều chỉnh hành vi của mình theo ước muốn (có khi cả lợi ích) của một quốc
gia khác, quyền lực mềm đã được sử dụng.
Thuật ngữ quyền lực mềm (Soft Power) là một khái niệm trong chính
trị học quan hệ quốc tế và có ý kiến cho rằng, người đầu tiên đề cập tới thuật
ngữ này là học giả Klaus Knorr khi ông viết cuốn “Quyền lực và thịnh
vượng” năm 1973. Sau đó, Giáo sư Joseph Nye (G. Nye), nguyên Hiệu trưởng
Trường Quản trị công John F.Kennedy thuộc Đại học Havard (Mỹ) nghiên
cứu, phát triển thành một luận thuyết trong cuốn “Quyền lực mềm: Phương
tiện để đạt được thành cơng trong nền chính trị quốc tế” (Soft Power: The
Means to Success in World Politics) năm 2004. Tuy nhiên, từ nhiều năm
trước đó, G. Nye đã từng đề cập đến khái niệm quyền lực cứng và quyền lực
mềm, do vậy, khá nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, năm 1990, lần đầu tiên
khái niệm quyền lực mềm được ông nhắc đến trong cuốn “Ràng buộc để dẫn
dắt: bản chất đang thay đổi của quyền lực Mỹ” (Bound to Lead: The
Changing Nature of American Power), như vậy ơng chính là cha đẻ của luận
thuyết quyền lực mềm. Theo đó, khái niệm quyền lực mềm được biết đến bên
cạnh khái niệm quyền lực cứng và khái niệm mới này không chỉ đã làm thay
đổi cách tiếp cận quan hệ quốc tế hiện đại, mà còn trở nên phổ biến và ứng

dụng rộng rãi trên thế giới trong hơn hai thập kỷ qua. Ông đã chia sức mạnh
tổng hợp quốc gia thành hai loại hình: quyền lực cứng và quyền lực mềm.
11


Theo G. Nye, có sự khác nhau cơ bản giữa quyền lực cứng (Hard Power) và
quyền lực mềm (Soft Power). Quyền lực cứng được hiểu là tổng hòa các yếu
tố chiếm vị trí chi phối, bao gồm tài nguyên cơ bản (như diện tích đất đai, dân
số, tài nguyên tự nhiên), sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế và sức mạnh
khoa học - kỹ thuật; còn quyền lực mềm là sức hội tụ quốc gia, mức chấp
nhận văn hóa và trình độ tham dự tổ chức quốc tế, là sức mạnh để người
khác làm theo ý muốn của mình một cách tự nguyện, nó bắt nguồn từ sức thu
hút của văn hóa và hình thái ý thức.
Có học giả định nghĩa quyền lực mềm một cách “mềm” hơn, đó là “khả
năng thu phục người khác bằng những lợi ích hay những giá trị của mình”.
Như vậy, xét về bản chất, hai cách định nghĩa về quyền lực mềm trên là giống
nhau, song có thể thấy, định nghĩa của G. Nye có tính mục đích hơn, chủ
động hơn trong việc tạo ra quyền lực mềm và sử dụng nó.
Hiện nay, quyền lực mềm đã trở thành chủ đề “nóng” trong việc nâng
cao sức cạnh tranh quốc gia và quản lý khu vực trong phạm vi quốc tế, là khái
niệm không thể thiếu trong phân tích thời sự chính trị quốc tế, cạnh tranh
quyền lực mềm trở thành một hình thái cơ bản của cạnh tranh sức mạnh tổng
hợp quốc gia. Văn hóa là tài nguyên quan trọng hàng đầu và sức cạnh tranh
văn hóa là nội dung cốt lõi của quyền lực mềm. Điều đáng chú ý ở chỗ, bối
cảnh thời đại quan trọng khi G. Nye nêu ra khái niệm này là, tình hình của
những nơi như Iraq, Triều Tiên, Xudăng và xung đột Paletxtin - Ixaren ngày
càng lún sâu vào vũng lầy - đều chứng tỏ, bất cứ quốc gia nào, kể cả nước
lớn, siêu cường trên thế giới như nước Mỹ, nếu chỉ dựa vào "thực lực cứng"
để thực hiện đường lối đối ngoại theo kiểu "chủ nghĩa đơn phương", thì dù có
quyền lực cứng với ưu thế áp đảo chăng nữa cũng khơng thể dự phịng chiến

tranh hoặc khơi phục được hịa bình. Ngược lại, sự ngông cuồng tự cao tự đại,
coi thường nước khác và chỉ biết đến lợi ích quốc gia hẹp hịi sẽ khiến "chủ
nghĩa đơn phương" phá hoại quyền lực mềm của nước Mỹ. Theo lý luận của
12


G. Nye, đối với một quốc gia, giống như quyền lực cứng, quyền lực mềm
cũng là một tồn tại khách quan quan trọng.
Theo Giáo sư G. Nye, quyền lực mềm là khả năng tác động thông qua
sự hấp dẫn và sức thuyết phục để người khác làm theo những gì mình muốn.
Nói cách khác, quyền lực mềm là khả năng kiểm soát hành vi của người khác
để đoạt lấy thứ mình muốn. Quyền lực mềm của một quốc gia được xây dựng
trên nền tảng nền văn hóa, các giá trị và chính sách của quốc gia. Nó được
thể hiện thơng qua các yếu tố như hình ảnh, uy tín của đất nước và lãnh đạo,
năng lực giao tiếp, nhất là khả năng thuyết phục của những người thực thi
quyền lực, mức độ cởi mở của xã hội, sức hấp dẫn, quyến rũ, đặc biệt là của
nền văn hóa,… Có hai kênh chủ yếu để triển khai quyền lực mềm trong quan
hệ quốc tế. Kênh thứ nhất là trực tiếp thông qua hoạt động ngoại giao của
chính phủ. Kênh thứ hai là thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
(bao gồm cả các doanh nghiệp) và sự giao lưu giữa cộng đồng dân cư của các
quốc gia.
Trong cuốn Quyền lực Chính trị và cầm quyền, PGS, TS. Lưu Văn An
cho rằng: Quyền lực mềm là quyền lực thu hút. Có người bị thu hút, chịu ảnh
hưởng vào người khác do những phẩm chất vốn có và cả do hiệu quả của việc
họ truyền đạt. Phẩm chất có cảm xúc và có sức hấp dẫn của việc thu hút vốn
có đơi khi được gọi là “sức hút của lãnh tụ”. Khả năng thuyết phục (truyền
thông), sự nêu gương cũng tạo quyền lực mềm. (tr19)[4]
Những năm gần đây, khái niệm quyền lực mềm của G. Nye đã được
chấp nhận rộng rãi, bởi nó thể hiện một tư tưởng mới khơng dựa vào sức
mạnh quân sự, chính trị mà dựa vào quan niệm giá trị văn hóa để triển khai

mức độ ảnh hưởng, tham dự sự vụ quốc tế.
1.2. Cấu trúc của quyền lực mềm
Theo Giáo sư G. Nye ,có thể khái quát các nguồn lực tạo nên quyền lực
mềm bao gồm các yếu tố căn bản sau: Một là sức hấp dẫn về văn hóa, bao
gồm các giá trị tinh hóa của dân tộc như truyền thống, văn hóa, lịch sử, con
13


người, sự đồn kết dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng… Hai là về hình thái xã hội,
các quan niệm về giá trị, chính sách quốc gia như: dân chủ, nhân quyền, bình
đẳng giới, các chính sách được sự ủng hộ của nhân dân. Ba là chính sách đối
ngoại đúng đắn, tơn trọng lợi ích của nhau, đóng góp chung cho các vấn đề
toàn cầu. Bốn là năng lực chỉ đạo, hoạch định và kiểm soát các quy phạm
quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế, và cơ chế quốc tế, vai trò và vị thế trên trường
quốc tế. Năm là mức độ ủng hộ, tán dương của dư luận quốc tế đối với hình
ảnh quốc gia. Tuy nhiên, tóm gọn lại theo lý thuyết của G. Nye, quyền lực
mềm của một quốc gia được dựa trên ba nguồn lực chính: chính sách quốc
gia, giá trị quốc gia và văn hóa quốc gia.
1.2.1. Chính sách quốc gia
Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào
đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và
cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát
triển tồn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường. Chính
sách có chính sách đối nội và chính sách đối ngoại.
Những chính sách quốc gia có quyết định quan trọng trong việc tồn tại
và phát triển của quốc gia ấy, thể hiện trí tuệ, năng lực, sự khôn khéo của
những người đứng đầu và những người làm chính sách. Chính sách đối nội và
đối ngoại là một yếu tố cấu thành và phát triển quyền lực mềm. Các chính
sách của nhà nước có thể làm tăng cường hoặc suy giảm quyền lực mềm của
quốc gia. Chính sách đối nội, đối ngoại này tỏ ra đạo đức giả, ngạo mạn, hay

dửng dưng với công luận, hoặc dựa trên quan điểm thiển cận phục vụ cho lợi
ích nhóm đều có thể hủy hoại quyền lực mềm. Ngược lại, những giá trị mà
một chính phủ đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc như dân chủ…
hay trong các thể chế quốc tế, các chính sách đối ngoại đem lại lợi ích cho thế
giới, thúc đẩy hồ bình và nhân quyền… sẽ ảnh hưởng tích cực đến ước
nguyện của người khác và tạo nên sức hấp dẫn và tính thuyết phục.
14


Trong việc thực hiện quyền lực mềm, chính sách quốc gia là một nguồn
lực quan trọng. Nó có thể tăng cường hoặc làm lãng phí quyền lực mềm của
quốc gia ấy. Chính sách đối nội hay chính sách đối ngoại nào đó tỏ ra là đạo
đức giả, ngạo mạn, hay dửng dưng với công luận, hoặc dựa trên quan thiển
cận phục vụ cho lợi ích quốc gia đều có thể hủy hoại quyền lực mềm. Chính
vì vậy mọi chính sách phải thể hiện được trí tuệ, và sự thiện chí với người dân
và các quốc gia khác trên thế giới. Mọi chính sách của quốc gia phải thể hiện
được sự hấp dẫn như chính trong khái niệm quyền lực mềm mà G. Nye đã
nêu ra, từ đó mới đoạt lấy được quyền lực. Cịn ngược lại, khi sự hấp dẫn
khơng cịn thì mọi quyền lực mềm khơng thể thực hiện được mà chỉ có thể
đựa trên sức mạnh của quyền lực cứng, từ đó uy tín của quốc gia giảm mạnh.
Ngược lại, nếu một quốc gia đưa ra những chính sách khôn khéo, phù
hợp với điều kiện thực tế trong nước cũng như thế giới, thuận theo ý của nhân
dân thì chính sách ấy đã đạt được thành cơng và mang lại cho quốc gia ấy sức
mạnh mềm, bởi qua những chính sách hợp lí, quốc gia ấy thể hiện được sự
hấp dẫn của quốc gia mình, quảng bá được hình ảnh cũng như sức mạnh mà
các nước có thể nhìn thấy qua chính sách.
Chúng ta có thể điểm đến một số quốc gia đã vận dụng việc đưa ra
những chính sách để phát huy quyền lực mềm của đất nước mình như:
Trường hợp Hàn Quốc: Thứ nhất, chính sách hướng ngoại và đẩy mạnh xuất
khẩu từng bước khẳng định thương hiệu Korea; thứ 2, chính sách Ánh Dương

làm nổi bật quốc hiệu Hàn Quốc; thứ 3, xây dựng hình ảnh một Hàn Quốc
năng động, hiện đại bằng phát triển khoa học và công nghệ; thứ 4, phát triển
công nghiệp văn hóa và sự lan tỏa của Hàn lưu; thứ 5, thúc đẩy giảng dạy
tiếng Hàn và nghiên cứu Hàn Quốc học ở nước ngoài.
Như vậy, việc chú trọng đưa ra và thi hành những chính sách quốc gia
hợp lý là việc các quốc gia cần quan tâm để có được “sự hấp dẫn” và thực
hiện quyền lực mềm.

15


1.2.2. Giá trị quốc gia
Giá trị quốc gia là những giá trị mà một chính phủ đấu tranh để bảo vệ
trong nước (ví dụ như dân chủ), trong các thể chế quốc tế (qua hợp tác với các
quốc gia khác), và chính sách đối ngoại (thúc đẩy hồ bình và nhân quyền)
đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến ước nguyện của người khác. Giá trị quốc gia còn
là những truyền thống, bản sắc riêng của dân tộc ấy, như truyền thống văn
hóa, truyền thống u nước, đồn kết dân tộc, kỷ luật dân tộc hay tương trợ
lẫn nhau.
Theo lý thuyết của G. Nye, giá trị quốc gia là một trong ba nguồn lực
tạo nên quyền lực mềm, chính vì vậy, các quốc gia đều quan tâm đến việc
phát huy giá trị quốc gia mình để phát triển quyền lực mềm. Thơng qua những
giá trị, các quốc gia có thể cho thế giới thấy được những mặt mạnh, những
thuận lợi mà mình đang có, từ đó nắm giữ quyền lực mềm. Một quốc gia có
những giá trị ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trong khu vực hay thế giới
thì đồng nghĩ với sự ảnh hưởng của quốc gia ấy cũng lớn theo. Khi nhắc đến
một dân tộc nào, đất nước nào mà mỗi người đều nghĩ ngay đến đặc trưng của
con người ở đó, đất nước đó, tức là những giá trị của đất nước đó đã ảnh
hưởng đến tư tưởng, đến ý thức của dân tộc khác.
Nhà nước có thể thu hút hoặc xô đẩy người ta thông qua ảnh hưởng

những hành động của họ. Nhưng nhà nước khơng có khả năng sở hữu quyền
lực mềm như họ sở hữu quyền lực cứng. Những tài sản trong quyền lực cứng
như quân đội hoàn toàn thuộc về nhà nước; những tài sản khác hiển nhiên là
thuộc về quốc gia, ví dụ như dầu khí và các khống sản; và một số tài sản
khác lại có thể được chuyển giao dưới quyền kiểm sốt tập thể, như hãng
hàng khơng dân dụng có thể được huy động trong tình hình khẩn cấp. Trái lại,
nhiều nguồn lực của quyền lực mềm hoàn toàn tách riêng khỏi nhà nước và
chỉ đóng góp một phần khi nhà nước huy động.
1.2.3. Văn hóa quốc gia
Đầu tiên, cần nhấn mạnh vai trị của văn hóa, đặc biệt trong một bối
cảnh nhất định văn hóa đóng vai trị như một nguồn lực quan trọng nhất của
16


quyền lực mềm, bởi thể chế hay chính sách một quốc gia có thể thay đổi,
thành tích phát triển kinh tế có thể thăng trầm, song văn hóa là cội nguồn của
mọi dân tộc, cùng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, nó hiện diện ở các cấp độ
vơ cùng đa dạng, các văn hóa khác nhau tương tác theo cách thức khác nhau,
và là kênh truyền bá giá trị tư tưởng chính trị của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong
thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, hội nhập quốc tế sâu rộng, các
nguồn lực văn hóa có điều kiện để phát huy tối đa ảnh hưởng của mình, xóa
bỏ mọi khoảng cách khơng gian và thời gian.
Theo định nghĩa của UNESCO thông qua trong bản tuyên bố về những
chính sách văn hóa năm 1982 ở Mexico như sau: Văn hóa là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tin ngưỡng. Văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán

và dấn thân theo một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể
hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành
đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những
ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình mới mẻ, những cơng trình
vượt trội bản thân.
Văn hố bao gồm các giá trị và tập tục vốn đem lại ý nghĩa trong một
xã hội. Văn hố có nhiều biểu hiện khác nhau. Thường người ta hay phân biệt
giữa văn hoá cao cấp như văn chương, nghệ thuật, và giáo dục, vốn rất thu hút
giới trí thức, văn hóa đại chúng vốn nhằm giải trí đại đa số quần chúng.
Tóm lại, “văn hóa là trình độ phát triển lịch sử nhất định của xã hội,
trình độ phát triển năng lực và khả năng sáng tạo của con người biểu hiện
trong các phương thức tổ chức đời sống xã hội và hoạt động của con người
cũng như toàn bộ những giá trị tinh thần và vật chất do loài người sáng tạo
17


nên trong tiến trình lịch sử vì lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống".(tr192)
[1]
Trên thực tế, các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc… đều đã sử dụng quyền lực mềm văn hóa ở các mức độ khác nhau như
một phương thức gia tăng sức hấp dẫn, khả năng lan tỏa, cạnh tranh sức sản
xuất, sức lan tỏa của văn hóa ra thế giới, từ đó nâng cao ảnh hưởng quốc tế và
khẳng định vị trí cường quốc văn hóa trong khu vực và trên thế giới. Theo đó,
việc sử dụng sức quyền lực mềm hóa thường được tuân thủ theo một số quy
tắc đặc thù sau:
Trong cạnh tranh và chinh phục đối phương: Quyền lực mềm văn hóa
thường xuyên đi truớc quyền lực cứng. Sở dĩ như vậy là vì các quốc gia đều
muốn tạo dựng hình ảnh thân thiện, mang tính xây dựng và đem lại lợi ích
cho đối tác, nhờ đó tranh thủ được trái tim của nhân dân và trước hết là của
ban lãnh đạo quốc gia đối tác. Đây cũng là giải pháp tiết kiệm phí tổn nhất

trong cạnh tranh quốc tế mà hiệu quả lại bền vững lâu dài. Chính vì lý do đó
mà quốc gia thường sử dụng ngoại giao văn hóa như một kênh để xây dựng
hình tượng quốc gia và tăng cường lòng tin trong quan hệ quốc tế nhằm tránh
những “hiểu lầm” ở đối tác về hành vi quân sự hay chính trị gây ra trong khu
vực và trên thế giới.
Quyền lực mềm văn hóa thường được các cường quốc vận dụng trước
hết đối với các nước láng giềng, các nước từng chịu ảnh huởng về văn hóa và
chính trị lâu dài trong lịch sử, nhất là các nước có chung ngơn ngữ, chữ viết,
tơn giáo, thể chế và hệ tư tưởng chính trị. Nếu nước đó lại có cộng đồng ngoại
kiều lớn mạnh có chung cội nguồn với cường quốc đi chinh phục thì việc sử
dụng quyền lực mềm càng hiệu quả.
Trong kỷ nguyên thông tin mạng, quyền lực mềm văn hóa có điều kiện
phát huy hết sức mạnh của mình nhờ vào hệ thống mạng tồn cầu (internet),
cơng nghệ truyền hình kỹ thuật số… Giới hạn không gian và thời gian trở nên
vô nghĩa. Bởi vì những yếu tố quyền lực cứng thường mang đặc tính vật lý
18


không gian (khối lượng, cự ly, tốc độ di chuyển của phương tiện). Các công
cụ của quyền lực cứng không thể trong nháy mắt tiếp cận được mục tiêu và
chinh phục mục tiêu. Do đó so với việc sử dụng quyền lực cứng, thì việc sử
dụng quyền lực mềm văn hóa tỏ ra có ưu thế vượt trội.
Như vậy, khi văn hoá của một quốc gia bao gồm những giá trị phổ cập
và các chính sách của họ quảng bá các giá trị và quyền lợi mà những quốc gia
khác đồng chia sẻ, nền văn hoá sẽ giúp gia tăng khả năng quốc gia đó có thể
đạt được ước muốn của mình thơng qua các mối quan hệ mang tính thu hút và
nghĩa vụ mà nó hình thành. Những giá trị hẹp hịi và các nền văn hố cục bộ
hiếm khi tạo ra được quyền lực mềm.
1.3. Mối quan hệ giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm
Quyền lực mềm khác cơ bản với quyền lực cứng - loại quyền lực dựa

trên đe dọa và mua chuộc, kiểu "cây gậy và củ cà rốt", nhờ vào sức mạnh
quân sự, kinh tế và khoa học công nghệ. Sức mạnh của quốc gia là tổng hợp
của quyền lực cứng và quyền lực mềm được tạo nên từ cả bên trong lẫn bên
ngoài mỗi quốc gia. Việc kết hợp và sử dụng khéo léo hai loại quyền lực này
sẽ tạo ra một sức mạnh lớn (Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton gọi là quyền lực
thơng minh (smart power)) giúp quốc gia có vị thế quốc tế tốt hơn và có khả
năng thực hiện mục tiêu theo đuổi một cách hiệu quả hơn.
Trong “Soft Power, Hard Power and Leadership”, G. Nye phân
biệt một cách tóm lược như sau:
Loại

Hành xử

quyền lực

(behavior)

Mềm
Cứng

Nguồn (sources)

Ví dụ

Lơi kéo hay kết

Giá trị cố hữu

Sự hấp dẫn


nạp

Truyền thông

Thuyết phục

Đe dọa hay xui

Đe dọa

Thuê, đuổi việc

khiến

Trả tiền, khen

Tăng lương, thăng

thưởng

chức

Nguồn: [8] (Joseph S.Nye (2010), Soft Power, Hard Power and Leadership)
19


Trước hết, quyền lực mềm đối lập với quyền lực cứng, là cái vơ hình
mà hữu hình. Quyền lực mềm đâu phải "mềm", nó chính là sự thể hiện của
quyền lực cứng. Khơng có quyền lực cứng thì khơng có cái gọi là quyền lực
mềm; ngược lại, quyền lực mềm mở rộng ra, cũng sẽ xúc tiến tăng trưởng

quyền lực cứng. Quyền lực cứng là sự chuyển tải hữu hình vật hóa của quyền
lực mềm, cịn quyền lực mềm là sự vươn dài vơ hình của quyền lực cứng. Nói
cách khác, quyền lực cứng khá dễ dàng lý giải, còn quyền lực mềm thì lại
phức tạp hơn. Quyền lực mềm có thể khái quát thành lực hướng dẫn, lực thu
hút và lực mơ phỏng bắt chước; nó là một loại thực lực kiểu đồng hóa - lực
hấp dẫn tư tưởng và năng lực định hướng chính trị của một quốc gia. Trong
"phương trình quốc lực" nổi tiếng, "mục tiêu chiến lược" và “ý chí quốc dân"
cũng là phần hợp thành quan trọng đánh giá sức mạnh quốc gia. "Mục tiêu
chiến lược" hay "ý chí quốc dân" đều là những nhân tố vơ hình cực kỳ phức
tạp, cũng có thể gọi là quyền lực mềm, rất khó dùng tiêu chuẩn trạng thái tĩnh
để cân nhắc, đánh giá. Tính thống nhất dân tộc, trình độ tổng hợp xã hội, tính
ổn định chính trị, nội lực quốc dân… đều là quyền lực mềm. Mặt khác, tính
hợp pháp cũng là yếu tố cốt lõi của quyền lực mềm.
Thứ hai, quyền lực mềm và quyền lực cứng, về căn bản, dựa vào nhau
để cùng tồn tại, tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Quyền lực mềm cần có
quyền lực cứng nhất định làm cơ sở. Chúng ta không thể tưởng tượng được
một quốc gia kinh tế lạc hậu và khơng có vị thế quốc tế lại có thể có quyền
lực mềm đáng kể.
Thứ ba, một quốc gia vốn có quyền lực cứng rất mạnh, nhưng nếu
quyền lực mềm lại khơng theo kịp, thì tầm ảnh hưởng quốc tế của nó bị giảm
đi rất nhiều. Những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản là một điển hình “quyền
lực cứng - mềm khơng cân bằng". Khi đó, quyền lực cứng của Nhật Bản (trừ
quân sự) hầu như có thể sánh ngang với Mỹ. Nhưng, cho dù khi đó Nhật Bản
xếp trên Mỹ rất nhiều ngành nghề (như sản xuất ô tô, gang thép, chất bán
dẫn), song quốc gia này vẫn khơng có vị trí và ảnh hưởng tương ứng trong
20




×