Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Luận văn thạc sĩ đảng cộng sản việt nam với quan hệ việt nam lào từ năm 1986 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 191 trang )

MỤC LỤC
trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

6

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

11

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

11

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

11

6. Bố cục cơ bản

12


Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI

13

LÀO GIAI ĐOẠN 1986 - 1996
1.1 . Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ Việt

13

Nam với Lào giai đoạn 1986 – 1996
1.1.1. Bối cảnh lịch sử

13

1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ

25

Việt Nam với Lào giai đoạn 1986 - 1996
1.2. Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện đổi mới quan hệ Việt Nam với

37

Lào từ năm 1986 đến năm 1996
1.2.1. Vài nét về tình hình quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1975 đến

37

năm 1986
1.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1986 đến năm 1991


43

1.2.3. Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1991 đến năm 1996

52

Tiểu kết chương 1

58

Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ VIỆT NAM

59

VỚI LÀO GIAI ĐOẠN 1996 - 2010
2.1. Chủ trƣơng của Đảng về tăng cƣờng quan hệ Việt Nam với Lào giai
đoạn 1996 - 2010

z

59


2.1.1. Bối cảnh lịch sử

59

2.1.2. Chủ trương của Đảng về tăng cường quan hệ Việt Nam với


71

Lào giai đoạn 1996 - 2010.
2.2. Quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện tăng cƣờng quan hệ Việt Nam với

78

Lào giai đoạn 1996 - 2010
2.2.1. Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 1996 đến năm 2001

78

2.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2006

83

2.2.3. Sự chỉ đạo của Đảng từ năm 2006 đến năm 2010

93

Tiểu kết chương 2

101

Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

103

3.1. Nhận xét chung


103

3.1.1. Về các thành tựu và nguyên nhân

103

3.1.2. Về các hạn chế và nguyên nhân

117

3.2. Các kinh nghiệm và vấn đề đặt ra

121

3.2.1. Các kinh nghiệm chủ yếu

121

3.2.2. Một số vấn đề đặt ra

124

Tiểu kết chương 3

130

KẾT LUẬN

132


TÀI LIỆU THAM KHẢO

135

PHỤ LỤC

143

2

z


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS Ngô
Đăng Tri, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến
q báu trong suốt thời gian tơi tiến hành nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các
thày cô giáo và đặc biệt là các thày cô trong khoa Lịch sử - Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã ln động viên, khích lệ để tơi hồn thành khóa học.

Hà Nội, tháng 06/2011
Hoàng Thị Hà Nguyên

3


z


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

2

Chủ nghĩa tư bản

CNTB

3

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH-HĐH

4

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

CHXHCN

5


Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHDCND

6

Đảng Nhân dân cách mạng

Đảng NDCM

7

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

NXB CTQG,H

4

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung sống trên bán
đảo Đơng Dương, có nhiều nét tương đồng về văn hố và có truyền thống gắn bó,
thuỷ chung lâu đời. Kể từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), mối
quan hệ truyền thống và đoàn kết đặc biệt lại càng được phát huy cao độ trong
cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành và bảo
vệ độc lập dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, được thử thách qua quá trình

đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Cayxỏn Phơmvihẳn và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân
dân hai nước dày công vun đắp, mối quan hệ Việt Nam - Lào ngày càng trở nên
gắn bó và trở thành một biểu tượng cao đẹp, mẫu mực, thuỷ chung trong quan hệ
quốc tế, góp phần tạo sức mạnh vô địch và là nhân tố tạo nên thắng lợi của cách
mạng hai nước, đúng như lời của Chủ tịch Cayxỏn Phơmvihẳn đã từng nói:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới, đã có nhiều tấm gương sáng về tinh thần quốc
tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ, có được sự đồn kết liên minh chiến
đấu đặc biệt, lâu dài và toàn diện như quan hệ Lào - Việt Nam”, “Núi có thể mịn,
sơng có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt Nam mãi mãi vững bền hơn núi, hơn
sông”.
Từ năm 1975, sau thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, cách mạng hai nước bước sang một trang mới. Nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào bắt tay vào xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Trải qua 35 năm, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển mới, sự
tin cậy, gắn bó ngày càng sâu sắc và đạt được nhìều kết quả quan trọng trên
nhiều lĩnh vực: quan hệ chính trị, an ninh - quốc phòng, đối ngoại được tăng
cường; hợp tác kinh tế, văn hố, giáo dục, khoa học kỹ thuật có nhiều tiến bộ,
đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào tiếp tục đạt mức cao, quan hệ hợp tác giữa
5

z


hai Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, đồn thể, địa phương hai nước
phát triển ngày càng sâu rộng hơn.
Với đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hố quan hệ
quốc tế, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, chủ động tích cực tham gia vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực trên cở sở độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và

phát triển, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng Cộng
sản Việt Nam đặc biệt coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ với nước Lào
anh em, nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển cả về bề rộng lẫn
chiều sâu, vì sự phồn vinh của mỗi nước cũng như vì hồ bình, ổn định, hợp tác
và phát triển ở khu vực.
Có thể khẳng định quan hệ hai nước Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc
biệt và hiếm có trong lịch sử thế giới. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày nay
với nhiều biến động phức tạp và khó lường, các cuộc đấu tranh cục bộ, xung đột
vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, diễn biến hịa bình, can
thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày
càng đa dạng, phức tạp, thì việc xây dựng, củng cố mối quan hệ láng giềng gần
gũi, thân thiện, cùng hợp tác và phát triển là yêu cầu vô cùng quan trọng. Đặc
biệt, năm 2011 cũng là năm diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI
và Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX. Vì vậy, tơi chọn đề tài
“Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1986 đến năm
2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình, nhằm mục đích tìm hiểu các chủ
trương, đường lối của Đảng trong việc củng cố và tăng cường mối quan hệ Việt
Nam - Lào trong bối cảnh quốc tế và khu vực mới, phân tích những thành tựu,
hạn chế và nêu ra các bài học kinh nghiệm, cũng như một số giải pháp nhằm thúc
đẩy mối quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
a, Nhóm sách chuyên đề, sách tham khảo về quan hệ Việt Nam - Lào
6

z


Nổi bật và có tính hệ thống, tồn diện, sâu sắc về quan hệ Việt Nam - Lào
hiện nay là cơng trình nghiên cứu "Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam (1930 - 2007)" do Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản

Việt Nam và Ban Chỉ đạo công tác Tư tưởng, Lý luận, Văn hóa Trung ương
Đảng Nhân dân cách mạng Lào phối hợp biên soạn dưới sự chỉ đạo của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư hai Đảng. Cơng trình vừa hồn thành và được xuất bản
vào tháng 5/2011. Đây là cơng trình đầu tiên, đồ sộ nhất, nghiên cứu một cách
toàn diện quan hệ hợp tác hữu nghị, đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, quân
và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào trên tất cả các lĩnh vực chính trị, đối
ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội kể từ khi Đảng Cộng sản Đông
Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng
Lào) ra đời vào năm 1930, trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đồng cam
cộng khổ chống kẻ thù chung là thực dân Pháp (1930 - 1954), đế quốc Mỹ
(1954 - 1975) xâm lược và thời kỳ cùng giúp đỡ nhau xây dựng chế độ chủ
nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến nay).
Cơng trình ngồi sản phẩm Lịch sử chính cịn các sản phẩm Văn kiện
Đảng, Nhà nước Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, tập hợp tất cả các
văn kiện của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương của cả hai nước từ
năm 1930 đến năm 2007; và cuốn Biên niên sự kiện Lịch sử quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, tập hợp các sự kiện theo trình tự thời gian đã diễn ra trong
quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1930 đến 2007, cung cấp chi tiết thông tin về
hoạt động, các cuộc gặp gỡ của Lãnh đạo cấp cao hai nước, các bộ, ban, ngành,
địa phương của hai nước. Đây là những tài liệu tra cứu rất có hiệu quả cho
những người nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Lào.
Ngồi ra cịn có các cơng trình, như: Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào Campuchia của tác giả Hoàng Văn Thái; Biên niên sự kiện Chủ tịch với tình
đồn kết - hữu nghị Việt Nam - Lào, do tác giả Chu Đức Tính chủ biên; Quan
7

z


hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954-2000 của PGS.TS Lê
Đình Chỉnh...

b. Nhóm tài liệu Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về quan hệ Việt Nam Lào, như:
- Kỷ yếu Hội thảo Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt (năm 1993).
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Tình đồn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và
sự hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam" (6/2007).
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Căn cứ địa Sầm Nưa - biểu tượng
đoàn kết đặc biệt và liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào” (2008).
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Các sự kiện lịch sử Trung Lào trong
quan hệ đặc biệt Việt - Lào" (9/2009).
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế " Tình đồn kết Việt Nam - Lào trong
xây dựng và phát triển khu kháng chiến Tây Bắc Lào" (6/2010).
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Đoàn kết liên minh chiến đấu Việt
Nam - Lào đánh bại chiến dịch Cù Kiệt" của đế quốc Mỹ tại Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng" (9/2010) .
..v.v..
Các bài Kỷ yếu Hội thảo đã phân tích một cách sâu sắc về quan hệ hữu
nghị giữa hai nước, từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập và thống nhất của nhân
dân mỗi nước trước đây, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay. Từ đó, khẳng định một quy luật: tình đồn kết đặc biệt
Việt Nam - Lào là mẫu mực, hiếm có trong lịch sử quan hệ quốc tế, là tấm
gương trong sáng về tình nghĩa thủy chung, son sắt. Sự đoàn kết, ủng hộ và
giúp đỡ lẫn nhau là một đòi hỏi khách quan và là quy luật phát triển của cách
mạng hai nước, là tài sản vô giá mà Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước có
trách nhiệm giữ gìn và phát huy mãi mãi.

8

z


Các tài liệu này góp phần cung cấp nhiều dẫn chứng, tư liệu cụ thể về liên
minh chiến đấu của hai nước trong hai cuộc kháng chiến nói chung, và liên

minh chiến đấu trên từng chiến trường, từng địa bàn nói riêng....
Ngồi ra cịn có các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, khẳng định quan điểm, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc
củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào
tại các Hội thảo, các cuộc mít tinh trọng thể nhân dịp các sự kiện quan trọng của
cả hai nước...
c. Nhóm các bài viết đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành
Như: Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ Việt - Lào (của PGS.TS Lê Đình
Chỉnh trên tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á, số 2/2000); Chủ tịch Hồ Chí
Minh - người đặt nền móng cho mối quan hệ Việt - Lào (của Ngơ Quốc Tuấn
trên tạp chí Lịch sử qn sự, 2005, số 168 (12)); Sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào quyết định thắng lợi liên minh Việt - Lào
(của PGS.TS Trình Mưu, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 12/2008); Quan hệ
Việt - Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
(của PGS.TS Ngơ Đăng Tri in trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4/2008); 25 năm
hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Lào (của tác giả Vũ
Cơng Q, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2004); Những
nhân tố thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay (đăng
trên tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á, số 3/2004), Ba mươi năm quan hệ hợp
tác toàn diện Việt Nam - Lào (1977 - 2007) ( đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Đơng Nam Á số 4/2007); Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh
quốc tế mới (đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 7/2004) của Th.s
Nguyễn Hào Hùng... và nhiều bài nghiên cứu khác.
Nội dung các bài viết đã khái quát được tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, trong đó có quan hệ đối ngoại với nước
bạn Lào - cơ sở của việc củng cố, tăng cường quan hệ truyền thống, chiến lược
9

z



giữa hai nước Việt Nam - Lào; nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Lào trong
lịch sử; khái quát được một số thành tựu cụ thể trong quan hệ hợp tác giữa hai
nước về kinh tế, thương mại, văn hóa; đánh giá khái quát những tác động, thách
thứ và biện pháp tăng cường quan hệ của hai nước trong bối cảnh quốc tế mới...
d. Nhóm tài liệu Luận văn, luận án, như
- Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp 1945 - 1954, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Lịch sử của tác giả Đỗ Đình
Hãng, năm 1993.
- Quan hệ Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 1975 Luận án tiến sĩ
khoa học lịch sử của tác giả Lê Đình Chỉnh, năm 2001.
- Quan hệ Việt Nam - Lào từ năm 1975 -2005, Luận án tiến sĩ khoa học
lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Phương Nam, năm 2007...v..v
Các luận án đã đi sâu nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào về cả lý luận và
thực tiễn, về cơ sở hình thành, diễn tiến quá trình hợp tác, những thành tựu hợp
tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng; rút ra những nguyên nhân thành tựu và hạn chế trong q trình hợp tác
giữa hai nước, phân tích xu thế mới cũng như các biện pháp nhằm tăng cường
hiệu quả trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
Thời kỳ từ 1986 - 2010 đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ Việt
Nam - Lào, đặc biệt là trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều
biến động phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều thách thức đối với Đảng và Nhà
nước ta trong việc xây dựng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, quan hệ
Việt Nam - Lào cũng có nhiều nhân tố mới, mang dấu ấn của thời đại. Vì
vậy, tơi lựa chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam với quan hệ Việt Nam Lào từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học lịch
sử Đảng của tơi là có sơ sở khoa học, không bị trùng lặp và cập nhật được
những thông tin mới về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Nhân dân cách mạng Lào trong thời gian gần đây.
10


z


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan, có
hệ thống những quan điểm, chủ trương của Đảng trong việc đổi mới và tăng
cường quan hệ Việt Nam với Lào từ năm 1986 đến năm 2010. Từ đó, nêu lên
những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm
đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và tăng cường quan hệ
Việt Nam với Lào từ năm 1986 đến năm 2010.
- Khẳng định thành tựu, nêu lên hạn chế và phân tích ngun nhân của nó.
- Rút ra các kinh nghiệm lịch sử và nêu lên những vấn đề cần giải quyết hiện
nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: là quan điểm, chủ trương của Đảng về quan hệ
Việt Nam với Lào (trực tiếp là với Đảng NDCM Lào) và quá trình thực hiện,
những kết quả đạt được của Đảng trong vấn đề quan hệ Việt Nam với Lào thời
kỳ đổi mới (1986 - 2010).
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung là quan điểm, chủ trương đổi mới và tăng cường quan hệ Việt
Nam với Lào của Đảng.
- Về thời gian là quan hệ hai Đảng hai nước từ năm 1986 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu:
5.1. Cơ sở lý luận: là các nguyên tắc và nhận thức luận Mác - xít, cụ thể là
phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng về
mối quan hệ quốc tế của cách mạng vô sản và Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn
kết quốc tế nói chung và đồn kết với Lào nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:

11

z


Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và các
phương pháo khác như phân tích, tổng hợp, thống kê...
5.3. Nguồn tư liệu:
- Chủ yếu là các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các văn bản về quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
- Các bài đăng tạp chí, nghiên cứu chuyên đề, sách chuyên khảo của các nhà
khoa học và các luận văn, luận án đã công bố.
6. Bố cục cơ bản:
Luận văn được trình bày làm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và phần
kết luận. Cụ thể là:
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Đảng lãnh đạo đổi mới quan hệ Việt Nam với Lào giai đoạn
1986 - 1996.
Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo tăng cường quan hệ Việt Nam với Lào giai đoạn
1996 - 2010.
Chƣơng 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

12

z



Chƣơng 1:
ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI LÀO
GIAI ĐOẠN 1986 - 1996
1.1. Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ Việt
Nam với Lào giai đoạn 1986 - 1996.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Trên thế giới đã diễn ra những chuyển biến sâu sắc, tác động lớn nhất đến
chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự khủng hoảng dẫn đến
sụp đổ của hệ thống các nước Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Đến đầu những năm 80, nền kinh tế của Liên Xô tuy phát triển song cũng
đã bộc lộ nhiều nhược điểm, sản phẩm yếu kém về số lượng và chất lượng,
năng suất lao động thấp. Nguyên nhân sâu xa của sự khủng hoảng này chính là
do mơ hình chủ nghĩa xã hội Xơ Viết được xây dựng trên cơ sở chưa đủ chín
muồi về cơ sở vật chất, nên trong thực tế đã vi phạm quy luật kinh tế khách
quan quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Trong điều kiện lực lượng sản xuất chưa phát triển và cịn ở nhiều trình độ
khác nhau, nhưng đã vội vã xác lập quan hệ sản xuất công hữu và phương thức
phân phối mang tính bình qn, bao cấp, từ đó hạn chế tính sáng tạo của cơ sở,
của người lao động. Trong khi đó, các nước tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị
trường, lại tiếp nhận thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào
những năm 80 của thế kỷ XX nhanh hơn các nước XHCN nên nền kinh tế phát
triển với tốc độ nhanh chóng, đã hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn là Mỹ, Tây
Âu và Nhật Bản.
Để thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng, các nước XHCN đều nhận thấy sự
cần thiết là phải tiến hành cải cách. Ở Liên Xơ, Tổng thống Gioocbachốp đưa ra
một chương trình thay đổi quan trọng gọi là chương trình cải tổ với nội dung là
“cơ cấu lại” cả về chính trị, kinh tế và “cơng khai hóa” để cho nhân dân hiểu rõ
13

z



tình hình đất nước và tự do phát biểu về những chính sách chủ trương của Đảng
và Nhà nước. Tuy nhiên, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm
rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng không coi
trọng kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn nước mình và đặc điểm thời
đại, không coi trọng việc kế thừa, bổ sung và phát triển lý luận mácxít; hoặc là
giáo điều, rập khn máy móc, khơng căn cứ vào tình hình mới để phát triển
sáng tạo; đánh giá không công bằng với lịch sử, từ chỗ phê phán sai lầm của cá
nhân đi đến phủ nhận toàn bộ lịch sử của Đảng và của nhà nước, phủ định chế
độ XHCN, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin để cuối cùng đi theo con đường chủ
nghĩa xã hội dân chủ.
Về tổ chức, chế độ tập trung trong Đảng bị phá hoại, không những làm
cho Đảng mất khả năng của bộ chỉ huy chiến đấu mà ngay mâu thuẫn trong
đảng cũng khơng giải quyết nổi. Tính chất quan liêu, giáo điều bảo thủ rất nặng
nề ở bộ phận lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước tác động to lớn đến đời
sống xã hội. Nhân danh cải tổ với khẩu hiệu dân chủ hố, cơng khai hóa trong
bộ phận lãnh đạo cấp cao đã hình thành các phe nhóm. Với chiêu bài phi chính
trị lực lượng vũ trang, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc chứ không thuộc
đảng phái nào để tách lực lượng vũ trang khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
từng bước vơ hiệu hố và giải tán Đảng Cộng sản. Sự phân liệt Đảng Cộng sản
thành các phe nhóm chính trị khác nhau, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị ra
đời đấu tranh giành quyền lực chính trị. Đồng thời, lợi dụng chính sách cải tổ
này, những lực lượng chống đối, đòi cải cách vẫn nằm im chờ đợi, không bộc lộ
công khai, nay được dịp bung ra và hoạt động rất tích cực.
Với các nước Đơng Âu, ngay từ những năm 1960, Chính phủ Kennơđi đã
chủ trương tiến hành “diễn biến hịa bình” đối với các nước XHCN, cho rằng
cần phải có sự phân biệt đối xử giữa Liên Xô với các nước Đông Âu, từng
bước, thận trọng, một cách hịa bình thúc đẩy các nước Đơng Âu xây dựng quan
hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.

14

z


Năm 1985, Liên Xô đã bước vào cải tổ, tuy rằng quá muộn, nhưng các
nước Đông Âu vẫn chưa hề chuyển động: Anbani vẫn bảo thủ giữ nguyên
những cơ chế cũ của 30 năm trước đây và "khép kín cửa" đối với bên ngoài; các
nhà lãnh đạo Rumani, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari thì cho rằng nước mình
chẳng có gì sai sót để cải tổ hoặc cải cách; ở Ba Lan, ngay từ đầu những năm
80, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã trở nên căng thẳng, phức tạp; ở
Hunggari, Tiệp Khắc, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ráo riết tập hợp lực
lượng, chờ đợi cơ hội. Ở một số nước Đông Âu, hiện tượng tách rời quần chúng
và tha hoá của một số nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã làm biến dạng chế độ
XHCN ở các nước này và làm nhân dân rất bất bình.
Cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan, từ cuối năm 1988, sau đó
lan sang Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam
Tư, Anbani. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội, với sự tiếp sức của các nước
phương Tây, ra sức hoạt động, kích động cơng nhân bãi cơng, quần chúng biểu
tình, đấu tranh địi Đảng và Nhà nước các nước Đơng Âu phải cải cách kinh tế,
chính trị, thực hiện chế độ đa ngun về chính trị, xố bỏ độc quyền lãnh đạo
của một Đảng Cộng sản, tiến hành tổng tuyển cử tự do... Những hoạt động trên
làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ XHCN lâm vào cuộc khủng
hoảng toàn diện và trầm trọng. Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu lần lượt
buộc phải chấp nhận xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện
chế độ đa nguyên và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
Kết quả, qua tổng tuyển cử, ở hầu hết các nước Đông Âu (Ba Lan,
Hunggari, Tiệp Khắc, CHDC Đức), các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đều đã
thắng cử, nắm được chính quyền Nhà nước, cịn Đảng Cộng sản bị thất bại, để
rơi mất chính quyền khỏi tay mình. Ở Bungari, Nam Tư, Anbani, lúc này chính

quyền tuy cịn ở trong tay Đảng của giai cấp cơng nhân, nhưng khủng hoảng
vẫn tiếp diễn ngày càng thêm trầm trọng: nội chiến đã diễn ra trong nội bộ Liên
bang Nam Tư giữa các nước cộng hồ Croatia, Xecbia; chính quyền ở Bungari,
15

z


Anbani đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc trước những cuộc bãi cơng của cơng
nhân, biểu tình của quần chúng và tình hình kinh tế trở nên ngày càng khó khăn,
căng thẳng.
Như thế, trong những năm 1989 - 1991, cuộc khủng hoảng của CNXH ở
các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lớn: Ba Lan, Hunggari, Tiệp
Khắc... quay trở lại đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; CHDC Đức sáp nhập
vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia thống nhất với tên
Cộng hoà liên bang Đức; hầu hết các đảng của giai cấp công nhân ở các nước
Đông Âu đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái, nhiều tổ chức với
tên gọi khác nhau; tên nước, quốc kì, quốc huy và ngày quốc khánh đều phải
thay đổi lại.
Chính sách cải tổ của Liên Xô ảnh hưởng rất lớn đến các nước Cộng hịa
trong Liên bang Cộng hịa Xơ Viết trước đây từng phải chịu đựng hậu quả của
chính sách dân tộc hẹp hịi. Cơng cuộc cải tổ đã góp phần thúc đẩy tinh thần
dân tộc. Khuynh hướng dân tộc ly khai nảy sinh, những cuộc xung đột đẫm máu
xảy ra tạo môi trường cho các lực lượng phản động trỗi dậy, xã hội mất phương
hướng, gây thảm hoạ cho nhân dân. Những nhân tố trên là tiền đề cho sự tan vỡ
không tránh khỏi của Nhà nước Liên bang Xô Viết. Đại hội Đại biểu nhân dân
họp ngày 5/9/1991, lập Chính phủ q độ nhưng khơng ngăn chặn được khuynh
hướng ly khai của các nước Cộng hòa. Ngày 21/12/1991, Liên Xơ tun bố giải
thể, 15 nước Cộng hịa trở thành các quốc gia độc lập.
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn

thất chưa từng có trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, dẫn đến hệ
thống mang tính thế giới của các nước XHCN khơng tồn tại nữa. Nó đã tạo ra
những hẫng hụt đột ngột trong quan hệ đối ngoại và gây ảnh nưởng không tốt
tới cơng tác chính trị, tư tưởng ở mỗi nước. Các thế lực thù địch bên ngoài cũng
nhân cơ hội này tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng hai nước, chia
rẽ quan hệ Việt Nam - Lào.
16

z


Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN trên thế giới đã dẫn đến sự giải
thể của trật tự thế giới hai cực Ianta được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai. Mặt khác, việc huy động ngân sách quốc phòng quá lớn đã ảnh hưởng
đến các chương trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân Liên
Xơ và Mỹ. Trong khi đó, các nước khác (Pháp, Đức, Nhật…) đã tận dụng
những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật, làm cho họ ngày càng tiến bộ
vượt bậc và trở thành những đối thủ cạnh tranh của Liên Xô và Mỹ. Mặt khác,
cùng với sự thịnh vượng về kinh tế, các trung tâm kinh tế quốc tế và cường
quốc khu vực cũng đang gắng sức tạo cho mình một vị thế có lợi hơn để chia sẻ
quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật với những thành tựu to lớn của nó
đã khiến cho nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hố cao, đã hình
thành một thị trường tồn thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ xã hội
khác nhau vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hồ bình. Mặt
khác, sự giao lưu, trao đổi về văn hoá, du lịch, văn học nghệ thuật, sự hợp tác
với nhau trên các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, khoa học - kỹ thuật giữa các
quốc gia các dân tộc trên hành tinh ngày càng phát triển và ngày càng gắn bó
chặt chẽ với nhau hơn. Chính vì vậy, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển đã
trở thành xu thế chủ đạo, chi phối mọi quan hệ quốc tế. Trong đó, kinh tế đã trở

thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và là động
lực chính của xu thế khu vực hóa và tồn cầu hóa. Quan hệ quốc tế trở nên năng
động, linh hoạt trước những địi hỏi của tình hình mới. Tất cả các quốc gia dù
lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều phải điều chỉnh chiến lược đối
nội và đối ngoại nhằm tạo cho mình một vị thế có lợi trong trật tự quốc tế mới
đang hình thành. Vị trí quốc tế của mỗi nước ngày càng phụ thuộc vào sức
mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự. Các nước đều giành ưu tiên cho phát
triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia. Lợi ích kinh tế đã trở thành động lực chính trong
17

z


quan hệ quốc tế song phương và đa phương, là động lực thúc đẩy các nước cải
thiện và phát triển quan hệ hợp tác.
Tình hình chính trị ở khu vực Đông Nam Á cũng diễn ra hết sức phức tạp,
xoay quanh chủ yếu “vấn đề Campuchia”. Trước năm 1986, đặc biệt từ năm
1979 đến 1983, quan hệ giữa ASEAN và ba nước trên bán đảo Đông Dương
căng thẳng nhất từ trước đến nay. Các nước trong khu vực đều không hiểu được
thiện chí trong việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt
chủng Pôn Pốt - IêngXari, mà lo ngại rằng sau khi thắng Pôn Pốt, Việt Nam sẽ
xâm phạm chủ quyền của họ. Tất cả các nước ASEAN đã dẹp những bất đồng
trước đây để cấu kết với nhau chống ba nước Đơng Dương, trong đó Thái Lan
được coi là nước đi đầu. Chính sách này cũng được sự hỗ trợ và khuyến khích
của Mỹ, Trung Quốc và các thế lực phản động khác. Tuy nhiên, trong nội bộ
các nước ASEAN cũng có sự phân hóa rõ rệt, một số nước chủ trương dựa vào
Trung Quốc để gây sức ép toàn diện với Việt Nam; một số nước lại tỏ ra lo ngại
về nguy cơ cơ bản và lâu dài là Trung Quốc đối với khu vực, và do đó chủ
trương đối thoại với Việt Nam nhằm tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề

Campuchia (như Inđơnêxia, Malaixia). Tại hội thảo “Hịa bình, ổn định và hữu
nghị ở Đông Nam Á”; một đại biểu Inđônêxia đã nhấn mạnh: “Các nước Đông
Nam Á gánh lấy trách nhiệm và ổn định của mình. Nếu tất cả các nước Đơng
Nam Á thực sự muốn duy trì hịa bình và ổn định ở khu vực thì tất cả chúng ta
phải dựa vào chúng ta, chứ không phải để người khác kiểm soát khu vực của
chúng ta” [ 1; tr 111].
Đứng trước tình hình căng thẳng đó, Việt Nam vừa đấu tranh với
ASEAN về vấn đề Campuchia, vừa triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc
giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khu vực hịa bình, ổn định ở
Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi đối đầu, phân hóa liên minh chống
Việt Nam.
18

z


Từ năm 1986, trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng,
nhu cầu đảm bảo hịa bình để phát triển kinh tế ngày càng cấp thiết. Đặc biệt là
do những cố gắng, thiện chí của Việt Nam trong việc giải quyết “vấn đề
Campuchia”. Ở Thái Lan, Thủ tướng Xatxai Chunhavan đã tuyên bố quan điểm
của Chính phủ mới về “vấn đề Campuchia” trong một mệnh đề nổi tiếng “biến
Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” đã trở thành bước ngoặt căn bản
trong quan hệ Thái Lan - Việt Nam nói riêng và quan hệ Việt Nam - ASEAN
nói chung, thực hiện giải quyết “vấn đề Campuchia” theo hướng đối thoại, hịa
bình. Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam có chiều hướng phát triển tốt đẹp.
Để thúc đẩy việc tiến tới một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia,
tháng 9-1989, quân tình nguyện Việt Nam đã chủ động và đơn phương rút khỏi
Campuchia. Sau nhiều năm thương lượng, các bên Campuchia đã đi đến thoả
thuận thành lập Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) do Xihanúc làm
Chủ tịch. Ngày 23-10-1991, tại Hội nghị quốc tế về Campuchia, tổ chức ở

Paris, Hiệp định về một giải pháp chính trị tồn diện cho cuộc xung đột
Campuchia đã được ký kết.
Căn cứ vào Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia, dưới sự giám sát của
Liên Hợp Quốc, từ ngày 23 đến ngày 27-5-1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến
được tiến hành ở Campuchia. Ngày 21-9-1993, Quốc hội đã thông qua Hiến
pháp mới, thiết lập nền quân chủ lập hiến. Xihanúc trở lại ngai vàng sau 38 năm
từ bỏ; Hunxen (Đảng Nhân dân Cămpuchia) và N.RanaRiddh (Mặt trận thống
nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hồ bình và hợp tác,
viết tắt là FUNCINFEC) làm đồng Thủ tướng. Khơme đỏ tự mình loại khỏi quá
trình hoà giải dân tộc và đi đến chỗ diệt vong. Nhân dân Campuchia bước vào
một thời kỳ mới với nhiều thử thách mới.
Những nỗ lực trong việc giải quyết “vấn đề Campuchia” là một trong
những nguyên nhân để các nước ASEAN bắt đầu phát triển các quan hệ song
19

z


phương với Việt Nam, hoan nghênh và ủng hộ Việt Nam tham gia vào hợp tác
khu vực.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 là một sự đổi mới tư duy
quan trọng không chỉ của Việt Nam đối với ASEAN, mà cịn thể hiện sự thay
đổi cách nhìn của ASEAN và thế giới đối với Việt Nam: chuyển từ đối đầu,
nghi kỵ sang hồ bình và hợp tác. Theo các đại biểu dự Hội thảo “Việt Nam ASEAN: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” tại Hà Nội ngày 27/7/2010 nhận định:
Việt Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của
Hiệp hội này, mở đầu quá trình mở rộng ASEAN, tạo điều kiện để các nước
Campuchia, Lào và Myanmar gia nhập, hoàn tất mục tiêu của Tuyên bố
Bangkok về một ASEAN bao gồm tất cả các nước Đông Nam Á.
Mối quan hệ giữa Lào với các nước ASEAN cũng không ngừng được cải
thiện trên tinh thần tăng cường hợp tác khu vực. Ngày 11/7/1992, tại Hội nghị

lần thứ 25 Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Lào chính thức tham gia
Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của tổ chức này. Đến năm 1993, vấn
đề Campuchia được giải quyết đã mở ra một gia đoạn mới trong quá trình hợp
tác giữa ASEAN với ba nước Đông Dương. Ngày 23/7/1997, cùng với
Myanma, Lào cũng đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
Việc Việt Nam và Lào cùng tham gia vào tổ chức ASEAN vừa góp phần
mang lại những sắc màu mới cho một “tinh thần ASEAN” mềm dẻo, linh động
và sáng tạo, tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương, khơng
phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, nhằm mục tiêu xây dựng một khu
vực ASEAN hịa bình, ổn định và phát triển, “từ nay, quan hệ Việt Nam - Lào
được đặt đúng trong môi trường địa - chính trị, địa - kinh tế, địa - văn hóa của
khu vực, nhờ vậy tiếp tục phát huy được các nhân tố bên trong và đặc thù của
mỗi nước, xây dựng và phát triển quan hệ láng giềng tốt khơng những giữa hai
nước với nhau mà cịn xây dựng và phát triển quan hệ đồng đều với tất cả các
nước láng giềng khác trong khu vực” [ 35; tr 30]. Việc tham gia vào ASEAN
20

z


cũng là cơ sở để Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác với các nước, các khu
vực khác trên thế giới, mở rộng các mối quan hệ, phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước. Nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức
không nhỏ đối với mỗi nước trong việc vừa mở rộng mối quan hệ đối ngoại,
vừa vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước ngày càng gắn
bó, phát triển toàn diện hơn.
Ở trong nước, trong hơn 10 năm cả nước tiến hành xây dựng CNXH
(1975-1986), Đảng và nhân dân ta vừa làm vừa tìm tịi thể nghiệm con đường
XHCN. Kết quả là đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực.
Song chúng ta cũng đã vấp phải những khó khăn to lớn và ngày càng gia tăng,

làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt.
Bên ngồi thì những diễn biến mới của tình hình quốc tế, nhất là sự khủng
hoảng, trì trệ trong phát triển kinh tế - xã hội trong các nước XHCN, sự rạn nứt
trong quan hệ giữa các nước lớn, đã tác động không nhỏ đến nước ta. Một số
thế lực thù địch tiếp tục mưu toan bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam với cộng
đồng quốc tế, chống phá cách mạng quyết liệt.
Để khắc phục những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc
khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH, đổi mới là con đường tất
yếu của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu bước chuyển
mạnh mẽ trong đổi mới tư duy, cách thức tiếp cận để xem xét các vấn đề thời
đại, tình hình thế giới, giải quyết tổng thể các vấn đề trong nước nằm trong bối
cảnh quốc tế và thời đại để xử lý những diễn biến mau lẹ những biến đổi bên
ngoài, phục vụ mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước.
Tháng 8-1988, Bộ Chính trị BCH Trung ương khóa VI đã thông qua
Nghị quyết số 13-NQ/TW về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình
mới. Đây là mốc quan trọng thể hiện sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực đối ngoại.
Với chủ đề “giữ vững hịa bình, phát triển kinh tế”, nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại
21

z


giao phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đầu, đồng thời
bảo vệ Tổ quốc, nhấn mạnh quan điểm kết hợp sức mạnh của thời đại, trong
điều kiện của tình hình thế giới thay đổi.
Cuối những năm 80, đầu những năm 90, tình hình thế giới có nhiều
chuyển biến mau lẹ, phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN, đứng
đầu là Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam bởi Liên Xô vẫn luôn
được coi là "anh cả" trong phong trào cách mạng thế giới và trong những năm

chiến tranh chống đế quốc, thực dân xâm lược cũng như những năm đầu xây
dựng đất nước, Liên Xô và các nước Đông Âu luôn là chỗ dựa vững chắc cả về
tinh thần lẫn vật chất cho Việt Nam. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các
nước Đông Âu là những ví dụ điển hình để Việt Nam rút ra được bài học kinh
nghiệm, điều chỉnh đường lối đổi mới của đất nước, trong đó có đường lối đối
ngoại, phù hợp với lý luận và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Chính sách đối ngoại của Đảng thực sự có bước ngoặt kể từ Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ VII (1991), trên cơ sở phân tích những biến động của tình hình
thế giới, Đảng ta khẳng định, mặc dù chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu sụp đổ khiến CNXH tạm thời lâm vào thối trào, nhưng điều đó
khơng làm thay đổi tính chất thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ
từ CNTB lên CNXH. Đồng thời, Đảng cũng làm rõ thêm một số đặc điểm chủ
yếu của giai đoạn hiện nay, như: vai trò của cuộc cách mạng khoa học và cơng
nghệ hiện đại, của tồn cầu hóa kinh tế như là một xu thế khách quan, lôi cuốn
ngày càng nhiều nước tham gia; vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực; vừa
có hợp tác, vừa có đấu tranh; ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc
sống các dân tộc. Điều đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa
đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước lạc hậu về kinh tế.
Xuất phát từ tình hình thế giới và tình hình cụ thể của đất nước, Đảng đã đề ra
và phát triển đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ quốc tế, với phương châm chủ đạo là "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là
22

z


đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc
lập và phát triển".
Tiếp đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII (1996) tiếp tục khẳng định
chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là: Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh

thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh
của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Việt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh nên lợi ích lớn nhất lúc này
là duy trì hịa bình, ổn định khu vực, tạo lập môi trường quốc tế và khu vực
thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Về kinh tế, thách thức lớn đối với Việt Nam
để hội nhập được vào xu thế chung của thế giới là ưu tiên phát triển kinh tế. Là
một nước nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế
giới, Việt Nam cần phải có nhiều cố gắng để tránh tụt hậu. Xuất phát từ thực tế
đó, Việt Nam đã tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác với bên
ngoài, trước hết là các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
Trong xu thế hịa bình, đối thoại ngày càng được mở rộng và với những
nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết "vấn đề Campuchia", quan hệ đối
ngoại của Việt Nam với các nước Đông Nam Á ngày càng được cải thiện.
Trong 2 năm 1991-1992, Việt Nam đã ký kết với các nước thành viên
ASEAN gần 40 hiệp định các loại, làm cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp
tác đang ngày càng mở rộng. Năm 1993, Việt Nam được mời tham gia diễn đàn
khu vực ASEAN (ARF) để bàn về các vấn đề chính trị và an ninh của khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương và được coi là một trong những nước sáng lập diễn
đàn này. Từ năm 1994, Việt Nam đã tham gia vào 6 ủy ban và 5 dự án chuyên
ngành của ASEAN, các nước ASEAN cũng cử nhiều đoàn đại biểu đến Việt
Nam để tìm hiểu và thăm dị khả năng hợp tác. Quan hệ Việt Nam - ASEAN
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong xu thế hội nhập và hợp tác để cùng phát triển ngày càng tiến triển
mạnh mẽ. Việt Nam và ASEAN đều có quyết tâm cao trong việc xây dựng và
23

z


phát triển quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực vì lợi ích chung của cả khu vực.

Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giáo ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc (Thái Lan)
vào tháng 7/1994, các nước ASEAN đã nhất trí tun bố sẵn sàng cơng nhận
Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Ngày 28/7/1995, tại Brunây,
Lễ kết nạp chính thức Việt Nam làm thành viên thứ 7 của ASEAN đã được tổ
chức trọng thể.
Cùng với quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc,
Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ này cũng có nhiều bước chuyển biến mới.
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ đầu những năm 80, giữa Trung
Quốc và Việt Nam đã diễn ra các cuộc tiếp xúc cấp Thứ trưởng. Cả hai nước
đều mong muốn giải quyết những bất đồng, duy trì ổn định ở biên giới, đảm
bảo yêu cầu hịa bình để thực hiện cơng cuộc cải cách và đổi mới ở mỗi nước.
"Vấn đề Campuchia" - trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai nước cũng đã được
giải quyết. Năm 1990, phái đoàn cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn
Văn Linh dẫn đầu đã đến thăm Trung Quốc. Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc
hội đàm quan trọng. Đến tháng 11/1990, tại hội đàm ở Bắc Kinh, hai bên đã
chính thức ra Thơng cáo chung đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ hai nước
sau một thập niên căng thẳng. Mối quan hệ được xác định trên cơ sở 5 nguyên
tắc cùng tồn tại hòa bình và hai bên cùng có lợi.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đầu những năm 90, mối quan hệ giữa hai
nước ngày càng được cải thiện bằng những nỗ lực từ cả hai phía. Bắt đầu từ
năm 1991, Chính quyền của Tổng thống George Bush (Bush cha) đã đề xuất
với Chính phủ Việt Nam “lộ trình” từng bước bình thường hóa quan hệ. Giữa
hai nước đã có các cuộc trao đổi, bước đầu phối hợp giải quyết các vấn đề về
quân nhân bị mất tích trong chiến tranh, các hoạt động nhân đạo của Mỹ tại
Việt Nam... Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton đã mở đường cho việc
nối lại các khoản vay quốc tế, bao gồm vốn vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và
Ngân hàng thế giới cho Việt Nam. Ngày 3/3/1994 - Tổng thống Clinton đã dỡ
24

z



bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam; đến ngày 11/7/1995 - đã cơng
bố “bình thường hóa quan hệ” với Việt Nam. Ngày 6/8/1995 - Ngoại trưởng Mỹ
Warren Christopher thăm Hà Nội và chính thức mở Đại sứ quán Mỹ tại Việt
Nam. Việt Nam cũng mở Đại sứ quán tại Thủ đô Washington D.C.
Như vậy, trong xu thế chung của toàn nhân loại kể từ sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là từ sự đổi mới về tư duy, lý luận của Đảng
về cách mạng XHCN và thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Từ Đại
hội VI (1986), tư tưởng xuyên suốt và cách tiếp cận về vấn đề nội dung,
tính chất thời đại trong tư duy, quan điểm đối ngoại ở nước ta có nhiều
mặt rõ nét hơn, thấy đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh co, phức tạp của
“thời đại quá độ”; đánh giá đúng hơn tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư
bản cũng như các nội dung phong phú, đa diện, nhiều chiều của thời đại.
Trên cơ sở đó, Đảng đã xác định rõ quan điểm cụ thể trong lĩnh vực đối
ngoại với các nước trên thế giới, cũng như trong khu vực. Với đường lối
đúng đắn, quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng được mở rộng, thời
kỳ này, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 168 nước, quan hệ buôn
bán với hơn 100 nước, đã có cơng ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã
đầu tư trực tiếp vào nước ta…
Những thành tựu của Việt Nam trong 10 năm đầu đổi mới, trong đó có
những thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại chính là điều kiện thuận lợi để Đảng
có cơ sở tăng cường hơn nữa chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ với các
nước trên thế giới, trong khu vực, trong đó có quan hệ truyền thống đặc biệt
Việt Nam - Lào.
1.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới quan hệ Việt
Nam với Lào giai đoạn 1986 - 1996
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, quan hệ hợp tác kinh tế Việt
Nam - Lào bắt đầu có sự thay đổi, giảm dần viện trợ và cho vay, đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; chuyển từ hợp tác từng mùa

25

z


×