Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo GIẢI QUYẾT mối QUAN hệ GIỮA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI đoạn 1986 1996

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.31 KB, 90 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản của xã hội, tuy
mỗi ngành có vai trị, vị trí khác nhau, nhưng giữa chúng có quan hệ chặt chẽ,
tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển. Theo quan điểm của Mác, mối quan hệ
giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp là một “tất yếu thép” bảo đảm
cho tái sản xuất xã hội.
Mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và cơng nghiệp liên quan trực
tiếp tới q trình tái sản xuất xã hội, cho nên việc Đảng ta lãnh đạo giải quyết
mối quan hệ giữa hai ngành đó có một ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động
kinh tế – xã hội ở nước ta. Nếu giải quyết đúng mối quan hệ đó sẽ bảo đảm
cho q trình tái sản xuất xã hội được thực hiện, nền kinh tế phát triển, ngược
lại nếu lãnh đạo giải quyết không đúng sẽ kìm hãm, thậm chí “phá hoại” q
trình tái sản xuất xã hội và nền kinh tế không phát triển được.
Thực tế quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế nói chung,
lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành nông nghiệp và
công nghiệp ở nước ta nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt trong 10 năm
đầu của thời kỳ đổi mới (1986 –1996) đã giành được nhiều thành tựu to lớn,
rất quan trọng. Bên cạnh đó cịn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém, có nhiều
vấn đề cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng
cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào đề cập và nghiên cứu một cách
đầy đủ, hệ thống vấn đề đó, nhất là dưới góc độ bộ mơn Lịch sử ĐCSVN.
Với ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo
giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công
nghiệp từ 1986 đến 1996” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt nam. Đề tài có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Từ khi cả nước bước vào TKQĐ lên CNXH, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta từng bước thu được những thành


tựu to lớn trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Những thành tựu
đạt được trên lĩnh vực kinh tế biểu hiện chủ yếu thông qua các chỉ số tăng
trưởng hàng năm của hai ngành sản xuất cơ bản là nơng nghiệp và cơng
nghiệp đã nói lên nhiều điều, song vấn đề cơ bản, then chốt đằng sau các chỉ
số tăng trưởng đó là mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát
triển ngành công nghiệp ở nước ta đã và đang được giải quyết một cách đúng
đắn, phù hợp. Chủ thể giải quyết mối quan hệ đó trước hết thuộc về Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Mặc dù cho đến nay Đảng ta chưa có Nghị quyết chuyên đề, chuyên
bàn về Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và
phát triển công nghiệp trong TKQĐ nói chung, trong cơng cuộc đổi mới nói
riêng, nhưng trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế ở từng thời kỳ, giai
đoạn cách mạng về xây dựng phát triển hai ngành nông nghiệp, công nghiệp
Đảng ta cũng đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa hai ngành đó trong một
nền kinh tế Việt Nam thống nhất. Về mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp
và công nghiệp đã có một số cơng trình nghiên cứu, trao đổi của một số nhà
khoa học đề cập đến, nhưng chủ yếu dưới góc độ kinh tế, triết học của nó,
một số cơng trình khác đề cập tới vấn đề này, nhưng chỉ là những giải pháp
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Tiêu biểu là luận án PTS Kinh tế
của tác giả Bùi Tất Thắng (1993) thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia về “
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
của các nền kinh tế mới cơng nghiệp hố ở Đơng Á và Việt nam”, tác giả đi
sâu nghiên cứu dưới góc độ kinh tế một vấn đề cơ bản nhất trong mối quan hệ
giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp, đó là cơ cấu ngành của nền kinh
tế và sự chuyển dịch của nó trong q trình tiến hành CNH, HĐH. Luận án
PTS Triết học của tác giả Bùi Đình Bơn, Học viện Nguyễn ái Quốc (1991)
nghiên cứu về hệ quả tác động của mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp


và cơng nghiệp ở nước ta đối với vai trị và sự biến động về cơ cấu của giai

cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cơng trình khoa
học “Có một Việt Nam như thế, đổi mới và phát triển” do GS. TS Trần Nhâm
chủ biên, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, nghiên cứu sự phát triển nhanh
chóng của cách mạng nước ta, đặc biệt là sự phát triển hai ngành nông nghiệp
và công nghiệp sau 10 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cơng trình
khoa học mang tính chất tổng kết của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 1996 nghiên cứu tổng kết sự phát triển của “Nông thôn Việt Nam
sau 10 năm đổi mới”. Ngồi ra cịn một số cơng trình khoa học, bài viết khác
đề cập tới một số vấn đề có liên quan tới đề tài nghiên cứu mà tác giả tham
khảo, kế thừa như: “Đổi mới để tiến lên” gồm 2 tập của cố Tổng Bí thư
BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Nxb Sự thật, H.1988
và 1999, “Về cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” của ngun Tổng Bí
thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Nxb CTQG năm 1995. “Về
cơ cấu cơng – nơng nghiệp hợp lý” của Hồng Lê, Nxb Thông tin Lý luận,
xuất bản năm 1986, “Suy nghĩ về cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Ngơ Đình Giao, Nxb CTQG,
xuất bản năm 1996 “Cơng cuộc đổi mới với sự phát triển nhận thức về con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986 –
1994)” luận án PTS của Đoàn Ngọc Hải, Học viện Chính trị Quốc gia năm
1995, “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam trong thời kỳ đổi mới
đất nước” của PTS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb CTQG, xuất bản năm 1998;
“Q trình phát triển cơng nghiệp ở Việt Nam, triển vọng cơng nghiệp hố,
hiện đại hoá đất nước” của Nxb KHXH, xuất bản năm 1994. Những cơng
trình khoa học trên đã làm rõ u cầu khách quan phải tiến hành đổi mới, nội
dung cơ bản mà đường lối đổi mới trong đó đi sâu về đổi mới kinh tế, nhưng
chưa tập trung làm rõ mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và công
nghiệp ở nước ta. Nhưng đó là các tài liệu, tư liệu quý tác giả vận dụng kế
thừa vào trong quá trình xây dựng luận văn của mình.



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Nghiên cứu hệ thống các vấn đề về ĐCSVN lãnh đạo giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và phát triển ngành
công nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996 ở nước ta. Qua đó khẳng
định vai trị quyết định, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần độc lập tự chủ,
sáng tạo của Đảng; rút ra những kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo, giải quyết tốt
hơn nữa mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp ở
nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ tính tất yếu khách quan ĐCSVN lãnh đạo giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ
đổi mới ở nước ta.
+ Trình bày hệ thống quá trình ĐCSVN lãnh đạo giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ đổi
mới từ 1986 đến 1996, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
+ Trình bày một số kinh nghiệm bước đầu Đảng lãnh đạo giải quyết
mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời
kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong
giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành kinh tế cơ bản nông nghiệp
và công nghiệp ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành nông nghiệp và
phát triển ngành công nghiệp ở nước ta trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi
mới từ 1986 đến 1996.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


- Cơ sở lý luận: luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN,
về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, lý luận về xây dựng và phát
triển kinh tế trong TKQĐ lên CNXH, lý luận về CNH, HĐH.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó. Ngồi ra cịn sử dụng một
số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh và thống kê...
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần vào việc tổng kết quá trình
Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát
triển công nghiệp trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 1996. Khẳng định tính
đúng đắn sáng tạo của Đảng. Góp phần xây dựng, củng cố lòng tin cho cán
bộ, chiến sĩ trong quân đội và quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh trên
mặt trận tư tưởng, lý luận chống lại các luận điệu phản động sai trái của các
thế lực thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, phủ
nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Luận văn là tài liệu nghiên cứu tham khảo, phục vụ giảng dạy môn
Lịch sử ĐCSVN trong các Học viện, Nhà trường quân đội.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỪ
1986 ĐẾN 1996


1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp trong thời kỳ

đổi mới ở nước ta
1.1.1 Cơ sở lý luận
- Lý luận Chủ nghĩa Mác Lê nin về mối quan hệ giữa hai ngành
kinh tế cơ bản nông nghiệp và công nghiệp.
Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản của mỗi quốc
gia, dân tộc. Tuy mỗi ngành có vai trị vị trí khác nhau nhưng giữa chúng có
mối quan hệ khăng khít với nhau. Như Mác nói: “Sự phân cơng xã hội phát
sinh ra từ sự trao đổi giữa các phạm vi sản xuất khác nhau và độc lập với
nhau, và từ khi nền sản xuất xã hội chia tách thành hai ngành cơng nghiệp và
nơng nghiệp thì mối quan hệ giữa chúng là “một tất yếu thép” bảo đảm cho
tái sản xuất xã hội”. [31, 59]
Q trình phân cơng xã hội và việc tách rời công nghiệp khỏi nông
nghiệp diễn ra từ chỗ công nghiệp và nông nghiệp kết hợp với nhau, tới lúc
hoàn toàn tách rời nhau để tạo nên một mối quan hệ mới cao hơn. Công
nghiệp từ những hình thức sơ khai trong nơng nghiệp với trình độ thủ cơng
dần dần tách ra khỏi nơng nghiệp để trở thành một nền đại cơng nghiệp cơ khí
lớn. Cịn nơng nghiệp cũng từ một ngành sản xuất nhỏ của một nền kinh tế tự
nhiên chuyển lên thành một nền nơng nghiệp sản xuất lớn, sản xuất hàng hố.
Q trình đó diễn ra rất phức tạp, song yếu tố gì đã thúc đẩy sự phân hố đó ?
Theo Mác: “Chỉ có đại cơng nghiệp cơ khí mới có thể làm cho cơng nghiệp
và nơng nghiệp hồn tồn tách rời nhau” [31, 269]. Như vậy q trình cơng
nghiệp tách khỏi nơng nghiệp cũng là q trình chuyển một nền sản xuất nhỏ
tự cung tự cấp thành một nền sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá.
Dưới CNTB trải qua hàng trăm năm phát triển, việc chuyển từ một
nền nông nghiệp nhỏ bé, phân tán lên một nền nông nghiệp sản xuất lớn, sản
xuất hàng hoá, cũng như việc phát huy vai trị của các hình thức cơng nghiệp


nằm trong nông nghiệp đối với việc thúc đẩy sự ra đời của một nền cơng
nghiệp lớn, địi hỏi phải có những tiền đề nhất định. Trong đó ngồi sự cố

gắng nỗ lực của bản thân mỗi ngành, phải có sự tác động hỗ trợ của ngành
kia. Đặc biệt sự tác động của công nghiệp trong việc tổ chức sản xuất tại chỗ
để đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp. Một khi nền cơng nghiệp lớn đã hồn
thành việc tách cơng nghiệp ra khỏi nơng nghiệp, thì nó lại tạo ra những điều
kiện vật chất cho sự tổng hợp mới cao hơn, nghĩa là một sự kết hợp công
nghiệp – nông nghiệp trên cơ sở những thành tựu phát triển của mỗi ngành đã
đạt được. Tuy nhiên mối quan hệ giữa hai ngành công nghiệp và nông nghiệp
lại diễn ra trong phương thức sản xuất TBCN cho nên nó đã tác động làm rung
chuyển toàn bộ các quan hệ xã hội: Giai cấp phân hố, nơng thơn phục tùng
thành thị...
Dưới CNXH, mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối
quan hệ kiểu mới giữa hai ngành sản xuất lớn dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại.
Mối quan hệ đó được hình thành dựa trên cơ sở xố bỏ chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất và mọi đối kháng giai cấp, nó thể hiện ra trong mối quan hệ giữa
thành thị và nông thôn qua việc trao đổi sản phẩm của hai ngành công nghiệp
và nông nghiệp. Mặt khác theo Lênin: Việc giải quyết mối quan hệ này còn là
một nhiệm vụ kiến lập một liên minh kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai
cấp nông dân.
Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, sự tương tác quan hệ chặt chẽ
giữa hai ngành kinh tế cơ bản công nghiệp và nông nghiệp là điều kiện quan
trọng bảo đảm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ thống nhất
giữa hai ngành đảm bảo cho mục tiêu chung của CNXH được thực thi một
cách nhanh chóng và hiệu quả nhất: là điều kiện để xây dựng một nền công
nghiệp, một nền nông nghiệp lớn hiện đại, góp phần tích cực củng cố khối
liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân; góp phần thực hiện
sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, giữa nông thôn và thành thị,


miền núi và miền đồng bằng... Đó là những kết quả thành tựu mang tính đặc
trưng chỉ có dưới chế độ XHCN một khi thực hiện tốt mối quan hệ giữa hai

ngành công nghiệp và nông nghiệp. Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định:
“Trong chính sách nói chung của Đảng và đặc biệt trong chính sách kinh tế,
khơng thể tách cơng nghiệp khỏi nông nghiệp. Sự phát triển của hai ngành
kinh tế chủ yếu đó phải đi theo hướng kết hợp hai ngành đó theo hướng thống
nhất hai ngành đó trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” [41, 130].
Mặt khác, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định thực chất của mối quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên CNXH là quan hệ
kinh tế – là sự trao đổi sản phẩm của hai ngành cho nhau: nông nghiệp trao
đổi lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên liệu... cho công nghiệp, ngược lại
công nghiệp trao đổi hàng tiêu dùng, sinh hoạt và cả tư liệu sản xuất.. cho
nông nghiệp. Khẳng định vấn đề này ngoài ý nghĩa về kinh tế, cịn thể hiện rõ
nét tính ưu việt của chế độ XHCN trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong
tồn xã hội, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố... mặc dù giai
cấp cơng nhân người đại diện chính trong sản xuất cơng nghiệp là người lãnh
đạo xã hội.
Khi xét về vai trò của từng ngành trong mối quan hệ cơng – nơng
nghiệp nói riêng, trong tồn bộ nền kinh tế nói chung, chủ nghĩa Mác- Lênin
xác định: “Công nghiệp nước ta là nhân tố lãnh đạo trong tồn bộ hệ thống
kinh tế quốc dân, nó đang dẫn dắt, đang lãnh đạo nền kinh tế quốc dân
nước ra bao gồm cả nông nghiệp tiến lên...” [41,130]. Tuy nhiên “cơng
nghiệp chỉ có thể làm trịn một cách quang vinh cái sứ mệnh lãnh đạo và cải
tạo đó nếu nó khơng thốt ly nơng nghiệp khơng rời bỏ tốc độ tích luỹ của
nước ta, khơng tách khỏi tình hình dự trữ và vốn liếng của chúng ta” [41,
131]. Còn nơng nghiệp có vai trị là cơ sở để phát triển công nghiệp, bảo
đảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân công nghiệp, cung cấp
nguyên liệu và đảm nhiệm chức năng dự trữ cho cơng nghiệp và tồn xã hội.


Về các biện pháp bảo đảm cho mối quan hệ đúng đắn giữa công
nghiệp và nông nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin xác định: Giai cấp vô sản phải

tiến hành trao đổi (chứ không phải trưng thu hay thuế) những sản phẩm công
nghiệp cần thiết cho nông dân để lấy những sản phẩm của họ. Tuy nhiên, thời
kỳ đầu do công nghiệp phát triển chưa đủ sản phẩm để đổi lấy đủ lượng lương
thực, thực phẩm mà Nhà nước vô sản cần, nên phải dùng chính sách thuế. Mặt
khác do chưa thể xây dựng ngay một nền đại công nghiệp được, cho nên
“trong một chừng mực nào đó phải giúp đỡ việc phục vụ hồi tiểu cơng
nghiệp, là cơng nghiệp khơng địi hỏi phải có máy móc, phải có dự trữ lớn
của Nhà nước về nguyên liệu thực phẩm mà lại có thể giúp đỡ ngay một phần
nào cho nền kinh tế nông dân và nâng cao lực lượng sản xuất của nền kinh tế
ấy” [27, 445]. Song cái cốt lõi ở thời kỳ đầu của TKQĐ ở các nước chậm phát
triển lên CNXH là “phải đem hết sức lực, hết sức chú ý để tạo ra, phát huy
tính chủ động ở cơ sở... nhằm phục hồi lập tức kinh tế nông dân, thậm chí
bằng những phương tiện nhỏ trong phạm vi nhỏ hẹp, nhằm mục đích phát
triển cơng nghiệp địa phương để giúp đỡ kinh tế nông dân ” [27, 458]. Khi
nông nghiệp đã phát triển tới một chừng mực nào đó, địi hỏi cơng nghiệp
khơng chỉ cung cấp thoả mãn những nhu cầu cá nhân (quần áo, giày dép...)
mà cần phải dốc hết sức ra để mà cung cấp những máy móc nơng nghiệp,
phân bón... tất cả những thứ có liên quan trực tiếp tới việc cải tạo sản xuất
nông nghiệp trên một cơ sở kỹ thuật mới.
Theo lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ sở vật chất của CNXH
chỉ có thể là nền đại cơng nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nơng nghiệp.
Để xây dựng được cơ sở vật chất đó, con đường duy nhất, đúng đắn nhất là
phải tiến hành cơng nghiệp hố đất nước (nhất là ở các nước chậm phát triển
đi lên CNXH). “Nhiệm vụ cơng nghiệp hố khơng những chỉ là phải tăng
thêm tỷ trọng của cơng nghiệp trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân , mà còn
cần phải trong sự phát triển đó, bảo đảm được sự độc lập về mặt kinh tế” [41,


129]. Muốn vậy “Trung tâm của sự nghiệp công nghiệp hố, cơ sở của cơng
nghiệp hố phải là phát triển cơng nghiệp nặng (nhiên liệu, kim khí...) nói

cho cùng thì là phát triển ngành chế tạo máy móc...”[41, 128] và chỉ có như
vậy thì một nước vơ sản chân chính đang ở trong vòng vây của CNTB mới
giữ được sự độc lập về mặt kinh tế, cũng như giữ vững được sự độc lập về
chính trị...
Các quan điểm về mối quan hệ giữa hai ngành kinh tế chủ yếu công
nghiệp và nông nghiệp của chủ nghĩa Mác-Lênin ở trên đã đề cập một cách
đầy đủ nhất, rõ ràng nhất về tính tất yếu khách quan, cũng như vị trí vai trò
của từng ngành trong mối quan hệ, đặc biệt các giải pháp cơ bản đảm bảo
thực hiện đúng mối quan hệ đó đã là cơ sở lý luận hết sức quý giá cho Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta trên
bước đường tiến lên CNXH.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công
nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên cơ sở nhất quán với những quan điểm, tư tưởng của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, ngay từ những năm đầu cùng Đảng ta lãnh đạo cách mạng
XHCN ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cơng nghiệp và
nông nghiệp như hai chân của con người. Hai chân có mạnh thì đi mới vững
chắc. Nơng nghiệp khơng phát triển thì cơng nghiệp cũng khơng phát triển
được. Ngược lại, khơng có cơng nghiệp thì nơng nghiệp cũng khó khăn, công
nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít” [34, 619]. Người
nói: “Nước ta vốn là nước nơng nghiệp lạc hậu, đó là chỗ bắt đầu đi của
chúng ta. Đời sống của nhân dân chỉ có thể được dồi dào khi chúng ta dùng
máy móc để sản xuất rộng rãi: dùng máy móc cả trong cơng nghiệp và trong
nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho con người, làm cho sức người tăng
lên gấp trăm, gấp nghìn lần và giúp con người làm những việc phi thường.
Muốn có nhiều máy thì phải mở mang các ngành cơng nhiệp làm ra máy, ra
gang, ra thép... đó là con đường đi của chúng ta, con dường cơng nghiệp hố


nước nhà. Hiện nay chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, vì muốn

mở mang cơng nghiệp thì phải có đủ lương thực, ngun liệu. Nhưng cơng
nghiệp hố xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường
no ấm thực sự của nhân dân ta ” [34, 40-41].
Về vai trị của từng ngành nơng nghiệp và công nghiệp trong mối quan
hệ giữa chúng, Người chỉ rõ: “Nước ta trước hết phải phát triển nông nghiệp
để bảo đảm đủ lương thực giải quyết vấn đề ăn, sau đó là mặc và các vấn đề
khác. Theo Bác: nơng dân giàu thì nước ta giàu, nơng dân mạnh thì nước ta
mạnh. Nơng dân và nơng nghiệp là khởi điểm con đường đi tới chủ nghĩa xã
hội ở nước ta” [34, 544]. Cịn “Cơng nghiệp phải phát triển mạnh để cung
cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân,
cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu, để đẩy mạnh nông
nghiệp và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông
nghiệp. Công nghiệp phát triển thì nơng nghiệp mới phát triển được ” [34,
545].
Như vậy là các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đều khẳng định mối quan hệ giữa hai ngành kinh tế cơ bản:
nông nghiệp và công nghiệp trong TKQĐ lên CNXH là một tất yếu khách
quan; khẳng định thực chất của mối quan hệ đó cũng như xác định rõ vị trí vai
trị của từng ngành trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế ở từng
nước khác nhau; đồng thời còn chỉ ra các giải pháp cơ bản nhất để giải quyết
tốt nhất mối quan hệ đó trong TKQĐ. Các quan điểm lý luận đó đã đang và sẽ
là kim chỉ nam cho các Đảng Cộng sản nói chung, Đảng ta nói riêng trong
cơng tác lãnh đạo cách mạng đi lên CNXH.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn một số nước trên thế giới trong giải quyết mối quan hệ
giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp.
- Thực tiễn ở Liên Xô.


Sau khi cách mạng XHCN tháng Mười thắng lợi, Lênin và Đảng

Bơnsêvích Nga đã vững vàng lãnh đạo nước Nga bước vào TKQĐ lên
CNXH. Bước vào TKQĐ nước Nga vẫn trong tình trạng là một nước nghèo,
nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu là chủ yếu, nền cơng nghiệp cịn nhỏ bé, chưa
phát triển. Trong lúc cả nước vừa thoát khỏi chiến tranh, trên mình cịn mang
nặng hậu quả tàn phá thì lại xảy ra nội chiến tàn khốc, mặt khác bên ngoài 14
nước đế quốc bao vây đe doạ... tình thế cách mạng hết sức hiểm nghèo. Bằng
một loạt các chủ trương giải pháp phù hợp, Lênin và Đảng Bơnsêvích Nga đã
từng bước lãnh đạo cách mạng XHCN ở nước Nga tiến lên. Chính sách “cộng
sản thời chiến” mà đặc trưng của nó là Nhà nước vơ sản trưng thu, trưng mua
các sản phẩm của các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp để phục vụ
cách mạng, đã được Lênin và Đảng Bơnsêvích Nga áp dụng và phát huy hiệu
quả tốt trong thời gian từ năm 1917 đến hết năm 1920. Sau khi cuộc nội chiến
kết thúc, nước Nga thoát khỏi sự bao vây của 14 nước đế quốc (năm 1921)
Lênin và Đảng Bơnsêvích Nga lại áp dụng một chính sách “kinh tế mới”. Đặc
trưng của chính sách kinh tế mới là Nhà nước vô sản động viên khuyến khích
các thành phần, các ngành kinh tế phát triển tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Nhà nước không áp dụng chính sách trưng thu, trưng mua như trước mà dùng
chính sách thuế. Ngồi phần nộp thuế cho Nhà nước, các thành phần kinh tế
có thể tự do trao đổi sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thời kỳ này Lênin và
Đảng Bơnsêvích Nga mới chỉ chủ trương đẩy mạnh việc nâng cao phát triển
sản xuất trong nông nghiệp là chủ yếu, ngồi ra khuyến khích phát triển cơng
nghiệp địa phương và tiểu cơng nghiệp, khuyến khích sản xuất hàng tiêu
dùng... Sau khi thống nhất toàn Liên Bang (Năm 1922). Chính sách kinh tế
mới đã tỏ rõ tính hiệu quả và đúng đắn của nó, chỉ trong thời gian ngắn nền
nơng nghiệp của nước Nga đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng đủ nhu cầu xã
hội, tạo nền móng vững chắc cho sự nghiệp CNH đất nước. Với khẩu hiệu
“Chủ nghĩa cộng sản bằng chính quyền Xơ Viết cộng với điện khí hố tồn
quốc” Lênin và Đảng Bơnsêvích Nga từng bước lãnh đạo nền kinh tế nước



Nga phát triển nhanh chóng biến nước Nga trở thành một nước Liên Xô vĩ
đại, một cường quốc trên thế giới, thành trì của hệ thống XHCN cho đến
những năm 80 của thế kỷ XX.
- Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và
phát triển công nghiệp trong thời kỳ cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm
1978 đến nay.
Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá VI (tháng 12 năm 1978) của Đảng
cộng sản Trung Quốc đánh dấu sự bắt đầu công cuộc cải cách. Trên lĩnh vực
kinh tế, công cuộc cải cách bắt đầu bằng các chủ trương khuyến khích đẩy
mạnh phát triển nơng nghiệp, nơng thơn và kinh tế ngồi quốc doanh. Đến
năm 1984 trọng tâm cải cách chuyển từ nông thôn, nông nghiệp vào thành
phố và được triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công
nghiệp, dịch vụ... Chính nhờ chủ trương giải quyết đúng đắn phù hợp mối
quan hệ giữa hai ngành kinh tế chủ yếu nông nghiệp và công nghiệp, cho nên
nền kinh tế của Trung Quốc ln phát triển với tốc độ cao. Trong vịng 15
năm (từ 1978 đến 1993) tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế Trung
Quốc luôn đạt xấp xỉ 9%. Ngày nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế
giới về tốc độ tăng trưởng khả năng một nước Trung Quốc – cường quốc thế
giới đã và đang trở thành hiện thực.
Những thành cơng trong chính sách kinh tế mà Đảng cộng sản Liên
Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc áp dụng trong thời gian qua đã để lại những
ấn tượng hết sức tốt đẹp, những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong quá khứ, hiện tại và tương
lai. Kinh nghiệm đó càng giá trị hơn đối với nước ta đi lên CNXH từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Thực tiễn quá trình Đảng ta lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải
quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ
1954 đến 1985.



Sau khi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng
bắt tay ngay vào lãnh đạo cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng:
Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam.
Về lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc: Miền Bắc bắt tay vào khôi
phục kinh tế trong điều kiện một nền kinh tế nông nghiệp vốn lạc hậu lại bị
chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Hàng trăm ngàn hécta ruộng đất bị bỏ
hoang. Thiên tai xảy ra liên tiếp. Hàng trăm ngàn gia đình khơng có nhà ở.
Hàng chục vạn người khơng có việc làm. Tháng 10/1954 miền Bắc có gần
nửa triệu người bị đói. Phần lớn các xí nghiệp cơng nghiệp bị ngừng hoạt
động, hàng hố khan hiếm. Trước tình hình đó, ngay từ Hội nghị lần thứ sáu
BCHTƯ khoá II tháng 7/1954, Đảng ta đã chỉ rõ: tiếp tục thực hiện người cày
có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều kiện kiến thiết nước nhà.
Ngày 5/9/1954 Bộ Chính trị BCHTƯ tiếp tục ra nghị quyết chỉ rõ: việc trước
mắt trong thời kỳ tiếp quản không phải là tiến hành những việc cải tạo xã hội
mà là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị trường làm cho mọi hoạt
động của thành phố và nơng thơn trở lại bình thường, sau đó sẽ tiến hành
những cải cách cần thiết, từng bước một, thận trọng, vững chắc. Nhiệm vụ
chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi
kinh tế quốc dân, then chốt là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp,
đồng thời phục hồi giao thông vận tải.
Thực hiện chủ trương trên, từ cuối năm 1954 đầu năm 1955 phong trào
thi đua sản xuất được phát động rộng rãi nhằm đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp. Các hệ thống nông giang, sông Cầu (Hà Bắc), sơng Chu (Thanh Hố)
và nhiều cơ sở thuỷ nơng khác bắt đầu được sửa chữa. Cơng trình thủy lợi
Bắc Hưng Hải được xây dựng...
Việc Đảng ta xác định một cách đúng đắn mục tiêu trước mắt của cách
mạng miền Bắc sau chiến tranh là ổn định xã hội, ổn định vật giá, ổn định thị
trường; nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc là hàn gắn vết thương



chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, khâu then chốt là phục hồi và phát
triển sản xuất nông nghiệp, đã là cơ sở quan trọng nhất bảo đảm cho công
cuộc khôi phục kinh tế và bước đầu củng cố miền Bắc (1954-1957) đạt được
kết quả khả quan. Đến năm 1957 các mục tiêu, nhiệm vụ trên cơ bản đã hoàn
thành, đặc biệt sản lượng lương thực năm 1956 đã đạt 4,73 triệu tấn, vượt xa
năm 1939 năm có sản lượng cao nhất ở thời Pháp thuộc là 2,6 triệu tấn.
Đánh giá về thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trải qua thời
gian 3 năm, nhân dân ta ở miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động
sản xuất, thu được những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế bước đầu phát triển văn hố giảm bớt
khó khăn và dần dần cải thiện đời sống nhân dân ở cả miền đồng bằng và
miền núi...nông nghiệp đã vượt hẳn mức trước chiến tranh. Công nghiệp đã
khôi phục các xí nghiệp cũ, xây dựng một số nhà máy mới...” [34, 483].
Phát huy những kết quả đã đạt được trong 3 năm đầu khôi phục kinh tế
và bước đầu củng cố miền Bắc, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế văn
hoá, tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ mười bốn BCHTƯ khoá II đã đề ra chủ
trương cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh; tháng
4/1959 Hội nghị lần thứ mười sáu BCHTƯ khoá II đã đề ra chủ trương hợp
tác hố nơng nghiệp và chủ trương cải tạo cơng thương nghiệp tư bản tư
doanh. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định trong chủ trương cải tạo
XHCN đối với các thành phần kinh tế phi XHCN, nhưng các chủ trương trên
của Đảng đã cho phép phát triển một cách mạnh mẽ các tổ đổi công và các
hợp tác xã sản xuất trong nơng nghiệp. Chủ trương hợp tác hố nơng nghiệp
đã đẩy mạnh phong trào thủy lợi hố và thúc đẩy mạnh mẽ việc cải tiến kỹ
thuật trong nông nghiệp. Mặc dù năm 1960 có thiên tai lớn nhưng sản xuất
nơng nghiệp trong 3 năm 1958-1960, vẫn tăng bình quân mỗi năm 5,6%. Thu
nhập quốc dân tính theo đầu người năm 1960 gấp đôi năm 1955.


Thắng lợi của kế hoạch 3 năm 1958-1960 đã tạo lên những chuyển biến

mang tính cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc được
củng cố, trở thành hậu phương ổn định, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng miền Nam.
Trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc 1960-1965,
Đảng ta vẫn tiếp tục đề ra các chủ trương và giải pháp nhằm phát triển mạnh
mẽ hơn nữa ngành nông nghiệp, coi việc giải quyết vấn đề lương thực là
chính, đồng thời bàn việc tiếp tục xây dựng và phát triển công nghiệp. Cụ thể
là tại Hội nghị lần thứ ba BCHTƯ khoá III (1/1961), Đảng ta xác định nhiệm
vụ chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1961, tập trung vào việc củng cố và
phát triển hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp. Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ
khố III (7/1961) Đảng ta đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp
tồn diện, giải quyết vấn đề lương thực là chính, coi trọng phát triển trồng cây
cơng nghiệp đẩy mạnh chăn ni, nghề phụ. Hội nghị lần thứ bảy BCHTƯ
khố III (6/1962) bàn việc xây dựng và phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5
năm lần thứ nhất. Tháng 12 năm 1964 Hội nghị lần thứ chín BCHTƯ họp bàn
về thương nghiệp và giá cả, hai lĩnh vực rất quan trọng góp phần trực tiếp trong
vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công
nghiệp.
Các chủ trương trên của Đảng tiếp tục phản ánh đúng đắn tình hình
thực tiễn cách mạng XHCN ở miền Bắc, được nhân dân đồng tình ủng hộ, do
đó nền kinh tế miền Bắc tiếp tục phát triển khá. Năm 1961 sản lượng lương
thực trên toàn miền Bắc đạt 5,8 triệu tấn, tăng 8,8 % so với năm 1960. Nông
nghiệp miền Bắc từ một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh, năng suất thấp và
tự cấp tự túc đã phát triển tương đối toàn diện, giải quyết được một phần nhu
cầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp và một phần sản
phẩm cho xuất khẩu, bảo đảm cho miền Bắc ổn định về kinh tế – xã hội, phát
huy vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.


Từ năm 1961 đến năm 1965 miền Bắc đã thực hiện được một bước

đáng kể kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Các ngành công nghiệp
chủ yếu như điện, cơ khí, luyện kim, hố chất, vật liệu xây dựng, hình thành
và phát triển nhanh.
Trên cơ sở những thành tựu kinh tế, trong thời kỳ 1961 – 1965 Đảng ta
cịn lãnh đạo cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc thu được nhiều thành
tựu quan trọng trên các lĩnh vực văn hố- xã hội, quốc phịng an ninh và hoạt
động đối ngoại ... miền Bắc thực sự trở thành hậu phương vững chắc cho cách
mạng cả nước.
Thời kỳ (1965-1973) đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh đánh
phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, mặc dù trong điều kiện có chiến
tranh, nhưng Đảng ta vẫn lãnh đạo xây dựng nền kinh tế miền Bắc không
những đứng vững mà còn tiếp tục phát triển. Đầu năm 1970 Trung ương Đảng
phát động ba cuộc vận động lớn trong đó có cuộc vận động “Đẩy mạnh lao động
sản xuất, phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ ở nơng thơn”. Đầu
năm 1971 BCHTƯ khố III họp Hội nghị lần thứ mười chín tiếp tục khẳng định
nhiệm vụ trung tâm của phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp.
Dưới bom đạn ác liệt, sản xuất nông nghiệp giải quyết vấn đề lương
thực vẫn được ưu tiên phát triển. Sản lượng lương thực hàng năm trong những
năm 1965-1968 vẫn đạt xấp xỉ bằng năm 1961, năm 1970 đạt gần 5,3 triệu
tấn, tăng 50 vạn tấn so với năm 1969. Hàng nghìn hợp tác xã đạt năng suất 5
tấn/ha, sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp được duy trì, các nhà máy
được sơ tán, bảo vệ để tiếp tục sản xuất. Giá trị sản lượng công nghiệp năm
1970 xấp xỉ bằng năm 1965, năm 1971 tăng 14% so với năm 1970. Việc xây
dựng và phát triển công nghiệp địa phương được Đảng ta đặc biệt chú trọng.
Hệ thống giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục, bảo đảm vận
chuyển thông suốt trên các tuyến.
Các chủ trương đúng đắn trên của Đảng, tiếp tục được phát huy trong
những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1973-1975). Sự



sáng suốt tài tình của Đảng, sự cố gắng vượt bậc của quân và dân miền Bắc
đã củng cố hậu phương vững mạnh và phát huy vai trò to lớn của hậu phương
đối với tiền tuyến, góp phần quyết định vào chiến thắng của quân và dân ta.
Như vậy, mặc dù cùng một lúc phải lãnh đạo cả nước tiến hành đồng
thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng
DTDCND ở miền Nam, lần đầu tiên lãnh đạo xây dựng CNXH trên thực tế ở
miền Bắc, trong điều kiện quốc tế và trong nước hết sức khó khăn... nhưng
với tinh thần cách mạng và ý chí quyết tâm cao, Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cơng cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc nói
chung, lãnh đạo từng bước xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc nói riêng
mà vấn đề then chốt nhất là lãnh đạo giải quyết hài hoà phù hợp mối quan hệ
giữa phát triển ngành nông nghiệp với phát triển ngành công nghiệp, từng
bước đưa hai ngành kinh tế cơ bản đó đạt được những thành tựu to lớn. Sự
phát triển hai ngành nông nghiệp và cơng nghiệp đã góp phần làm cho miền
Bắc XHCN hồn thành xuất sắc vai trị, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với
tiền tuyến lớn miền Nam, cũng như cho cách mạng cả nước, thực sự là nhân
tố quyết định nhất đến sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những thành công trong lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế nói chung, trong
giải quyết mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp nói riêng
thời kỳ này của Đảng là những bài học kinh nghiệm quý báu để Đảng ta có
thể tiếp tục vận dụng, phát huy trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của
cách mạng nước ta.
Thời kỳ Đảng lãnh đạo cả nước tiến lên CNXH từ năm 1976 đến năm 1985.
Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước độc lập thống
nhất, Đảng ta lãnh đạo cả nước cùng bước vào TKQĐ lên CNXH. Lúc này do
nước ta vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc, điều kiện kinh tế, xã hội
cịn gặp mn vàn khó khăn... trong điều kiện đó đáng lẽ Đảng ta phải biết
vận dụng những kinh nghiệm thành công trong lãnh đạo xây dựng và phát
triển kinh tế, trong giải quyết mối quan hệ giữa hai ngành nông nghiệp và
công nghiệp của một số nước XHCN đi trước, những kinh nghiệm trong lãnh



đạo khôi phục và phát triển kinh tế thời kỳ từ 1954 đến 1975 ở nước ta, để
lãnh đạo phát triển kinh tế sau chiến tranh nhằm ổn định đời sống nhân dân và
từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH... Nhưng do q nơn
nóng chủ quan, muốn có ngay, có nhiều CNXH trên đất nước ta, do chưa
nhận thức đầy đủ và đúng đắn các quy luật phát triển trong TKQĐ... cho nên
trong những năm đầu từ 1976 đến 1980 lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng ta
đã chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đầu tư xây dựng
hàng loạt các cơng trình lớn mà khơng tính đến các điều kiện đảm bảo và hiệu
qủa của nó, coi nhẹ việc đầu tư phát triển nơng nghiệp và cơng nghiệp nhẹ...
nói cách khác là thời kỳ này Đảng ta đã giải quyết không phù hợp mối quan hệ
giữa phát triển hai ngành nông nghiệp và công nghiệp. Hậu quả là trong những
năm từ 1976 đến 1980 nền kinh tế nước ta hầu nhự giậm chân tại chỗ, nông
nghiệp chỉ tăng được 1,9%/năm, cịn cơng nghiệp cũng chỉ tăng được 0,6%
/năm... hai ngành kinh tế cơ bản không phát triển được, nhưng tỷ lệ tăng dân
số thời kỳ này lại cao (hơn 2%/năm), đây là một trong những nguyên nhân cơ
bản khiến nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng
kéo dài...
Do sớm nhận thức được hậu qủa của các chủ trương chính sách phát
triển kinh tế khơng phù hợp với thực tiễn. Để đáp ứng lịng mong mỏi chính
đáng của nhân dân nhất là người nơng dân. Trên cơ sở các Nghị quyết Trung
ương sáu khoá IV (8/1979), chỉ thị 100/CT-TƯ của Ban Bí Thư (1-1981) và
Quyết định 25/CP của Thủ tướng Chính phủ (1/1981), Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã có bước phát triển lớn trong việc đề ra
các chủ trương chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt đã xác định đúng thứ tự
ưu tiên trong phát triển kinh tế ở nước ta là phải ưu tiên phát triển nông
nghiệp, phải coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đồng thời ra sức đẩy mạnh
sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp quan
trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công



nghiệp nặng trong một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hợp lý... Mặc dù
chủ trương trên cơ bản đã phù hợp với lý luận và thực tiễn, điều kiện hoàn
cảnh nước ta khi bước vào TKQĐ lên CNXH, nhưng trên thực tế quá trình chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội V, Đảng ta vẫn chưa đưa ra được những chính
sách và giải pháp cụ thể và đồng bộ để giải phóng các lực lượng sản xuất trong
nơng nghiệp, vẫn chưa kiên quyết khắc phục triệt để tư tưởng nóng vội và bảo thủ
trong các chủ trương phát triển kinh tế. Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội V xét
trên góc độ kinh tế, tuy Đảng ta đã lãnh đạo khắc phục được đà giảm sút của những
năm 1976 – 1980, nền kinh tế có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhưng: “ Nông nghiệp vẫn
chưa thực sự là mặt trận hàng đầu, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vẫn bị coi
nhẹ về tổ chức và đầu tư, về chính sách; cơng nghiệp nặng khơng phục vụ được kịp
thời cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ... ” [7,21].
Chính việc chậm khắc phục những hạn chế trong lãnh đạo phát triển
kinh tế nói chung, lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa phát triển nông
nghiệp và phát triển cơng nghiệp nói riêng của Đảng ta trong nhiệm kỳ Đại
hội V (từ 1981 đến 1985) là một trong những nguyên nhân trực tiếp đẩy nước
ta tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội, cao điểm nhất là
thời điểm năm 1986 tốc độ lạm phát của nền kinh tế nước ta đã lên tới mức kỷ
lục 774,7%...
Có thể nói sau khi lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi oanh liệt trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bước vào thời kỳ mới, mặc
dù có rất nhiều cố gắng và với tinh thần cách mạng sục sôi, nhưng sau 10
năm đầu lãnh đạo cách mạng cả nước qúa độ lên CNXH từ 1976 đến 1985
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lãnh đạo của Đảng ta nói
chung, lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển nơng nghiệp và phát triển cơng nghiệp nói riêng còn bộc lộ nhiều
sai lầm khuyết điểm: sai lầm trong xác định cơ cấu kinh tế, hướng đầu tư; sai
lầm trong cải tạo XHCN và trong quản lý nền kinh tế, trầm trọng nhất là sai



lầm trong xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư giữa hai ngành nông
nghiệp và công nghiệp, Đảng ta “thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn
đi nhanh, khơng tính đến điều kiện và khả năng thực tế, không kết hợp ngay
từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý” [7,20] là
những tác nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát triển, đời sống
nhân dân gặp khó khăn... đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã
hội. Thực trạng đó đã trực tiếp tác động làm giảm lịng tin của quần chúng
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của các cơ quan Nhà nước
và cũng là vấn đề hết sức hệ trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của
nước ta. Song dường như là quy luật , chính trong những lúc khó khăn, gian
khổ nhất, trong lúc nguy nan nhất, bản lĩnh cách mạng, ý chí quật cường và
tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại
được khơi dậy một cách vô cùng mạnh mẽ. Việc Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đã phản ánh tinh
thần trên và bắt đầu mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước.
1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp từ 1986 đến 1996.
1.2.1 Thời kỳ từ 1986 đến 1991.
Trước thực trạng nền kinh tế xã hội nước ta đã và đang lâm vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng nhất, những tác động của công cuộc cải tổ ở
Liên Xô và các nước XHCN Đơng Âu. Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI
(tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới tồn diện đất nước, trong đó lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Trong đường lối đổi mới kinh tế, Đại hội VI
xác định phải đổi mới toàn diện cả cơ cấu kinh tế, và đổi mới cơ chế quản lý
nền kinh tế, đổi mới trong xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN,
trong sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Trong chủ trương
đổi mới cơ cấu nền kinh tế, Đại hội VI xác định, phải sắp xếp lại nền kinh tế
quốc dân theo một cơ cấu hợp lý, các loại hình sản xuất có quy mơ và trình độ



kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối liên kết với nhau, phù hợp với
điều kiện thực tế để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Căn cứ vào
tình hình thực trạng đất nước, trên cơ sở rút kinh nghiệm các khoá trước, Đại
hội VI chỉ rõ: Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt
là kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, toàn Đảng toàn dân ta phải tập trung sức
người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu kinh tế
lớn đó là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Phải thật
sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải thật sự ưu tiên đáp ứng những
nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, về vật tư về lao động, về
kỹ thuật cho nông nghiệp, phải đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng
sản xuất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu chủ yếu về lương thực thực phẩm cho
nhân dân. Đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
nhằm đáp ứng cho được nhu cầu của nhân dân về những loại hàng hố thơng
thường, bảo đảm u cầu chế biến nơng – lâm – thuỷ sản. Việc phát triển
công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng phải phục vụ các mục tiêu kinh
tế – xã hội và quốc phòng trong chặng đường đầu tiên và theo khả năng thực
tế, chỉ ưu tiên phát triển công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu khí...). Chú
trọng phát triển giao thơng vận tải và thông tin liên lạc, động viên các tổ chức,
tập thể và cá nhân góp sức, góp vốn mở mang đường giao thông nông thôn,
miền núi, phát triển các phương tiện vận tải nhằm khắc phục tình trạng ách
tắc trong vận tải hàng hoá, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ, giảm
nhẹ tình trạng lạc hậu về thơng tin liên lạc, hiện đại hố những khâu có điều
kiện. Theo phương hướng bố trí lại cơ cấu kinh tế, phải điều chỉnh lớn cơ cấu
đầu tư trong xây dựng cơ bản, giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệp
cũng như điều chỉnh đầu tư trong từng ngành. Hướng đầu tư tập trung cho việc
thực hiện ba chương trình mục tiêu kinh tế và phải bảo đảm phát huy hiệu quả.
Tính hiệu quả của việc đầu tư phải đáp ứng yêu cầu ít vốn, tạo được nhiều việc
làm, đưa cơng trình vào sử dụng nhanh. Trên cơ sở rà sốt chính xác, kiên quyết



giãn tiến độ hoặc đình hẳn việc xây dựng những cơng trình chưa thật sự cấp bách
hoặc ít có tính khả thi. Ưu tiên đồng bộ vào đầu tư chiều sâu cho các cơ sở cơng
nghiệp hiện có.
Muốn phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với việc bố trí lại
cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng, Đại hội VI xác định
phải xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần. Kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó; các thành
phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân,
kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đại hội VI khẳng
định đây là giải pháp chiến lược lâu dài và hết sức quan trọng, nhằm giải
phóng sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và con người Việt
Nam, là sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin và điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của nước ta. Đảng ta xác định: cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan
hệ sản xuất mới là nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt TKQĐ, cải tạo
XHCN và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải bao gồm cả ba mặt: xây dựng
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ quản lý và chế độ phân
phối XHCN, khắc phục sai lầm trước đây chỉ nhấn mạnh xây dựng chế độ sở
hữu.
Về chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI xác định
phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xoá bỏ tập trung quan liêu
bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ
phát triển của nền kinh tế. Đặc trưng của cơ chế quản lý mới là: tính kế hoạch,
sử dụng đúng đắn mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ, nền kinh tế được quản lý
bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu. Thực chất cơ chế quản lý kinh tế mới
là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ.



Như vậy Đại hội VI đã đề ra chủ trương đổi mới kinh tế một cách toàn
diện, đồng bộ. Từ đổi mới cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư đến đổi mới quan
điểm chính sách sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế cũng như đổi mới
cơ chế quản lý nền kinh tế. Trong các yếu tố trên, đổi mới cơ cấu sắp xếp lại
nền kinh tế có vị trí quan trọng nhất, bởi vì, chủ trương đổi mới sắp xếp lại
nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lý giữa các ngành chủ yếu là giữa
hai ngành nông nghiệp và công nghiệp, giữa các vùng và giữa các thành phần
kinh tế, sắp xếp cân đối giữa các xí nghiệp, cơ sở sản xuất có quy mơ và trình
độ kỹ thuật khác nhau... đã tạo khả năng tốt nhất cho phép giải quyết mối
quan hệ giữa các ngành kinh tế nói chung và hai ngành kinh tế cơ bản nơng
nghiệp và cơng nghiệp nói riêng một cách đúng đắn và có hiệu qủa nhất.
Trong từng vùng, từng địa phương, trong mỗi thành phần kinh tế và trong
phạm vi cả nước căn cứ vào điều kiện và khả năng thực tế (điều kiện tự nhiên,
khả năng về vốn, trình độ quản lý, tay nghề, kinh nghiệm truyền thống...) để
quyết định đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hay phát triển cơng nghiệp cho
phù hợp. Chỉ có trên cơ sở xác định đúng hướng sản xuất, bố trí sắp xếp cân
đối, hợp lý nền sản xuất thì đầu tư mới đúng hướng và có hiệu quả. Chủ
trương của Đại hội VI chỉ ưu tiên đầu tư xây dựng các cơng trình, các cơ sở
kinh tế khơng cần nhiều vốn, tạo được nhiều việc làm và đặc biệt là phải
nhanh chóng đưa vào sử dụng được ngay mở ra hướng phát triển mạnh nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tạo
nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn, đảm bảo đời sống cho số đông người
lao động, mở ra khả năng to lớn cho sự trao đổi sản phẩm giữa hai ngành
nông nghiệp và công nghiệp.
Chủ trương đổi mới trong xây dựng củng cố quan hệ sản xuất XHCN,
trong sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Đại hội VI xác định
rõ: trong xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất phải toàn diện trên cả ba mặt:
sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm; trong sử dụng và cải



tạo các thành phần kinh tế nhất quán chính sách nền kinh tế nhiều thành phần,
coi đây là giải pháp chiến lược, lâu dài. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng
trước pháp luật, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo
chi phối được các thành phần kinh tế khác, đã tạo ra khả năng to lớn trong
việc khai thác phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, con người Việt
Nam vào lĩnh vực sản xuất, trong các ngành nghề kinh tế, tạo ra nhiều sản
phẩm cho xã hội.
Chủ trương của Đại hội VI trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm
để tháo gỡ khó khăn, tạo ra động lực mới với nội dung chủ yếu là, xoá bỏ cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách địn bẩy kinh tế, hình
thành cơ chế kế hoạch hố theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN,
đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý
kinh tế, xã hội. Khâu quyết định là bố trí đúng cán bộ, kiện tồn bộ máy quản
lý, đổi mới phong cách, lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ cấu
kinh tế và cơ chế quản lý.
Trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ
thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và quá trình quốc tế hoá
các lực lượng sản xuất để đổi mới phát triển kinh tế, Đại hội VI chủ trương,
phát huy mạnh mẽ động lực khoa học – kỹ thuật, mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối ngoại. Đảng ta xác định nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế
trong chặng đường đầu tiên cũng như trong sự nghiệp phát triển khoa học –
kỹ thuật và cơng nghiệp hố XHCN của nước ta tiến hành nhanh hay chậm,
điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối ngoại.
Trên cơ sở những chủ trương cơ bản trên, Đại hội VI xác định các chủ
trương phương hướng, mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội nói chung, trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển hai ngành nơng
nghiệp và cơng nghiệp nói riêng như sau:



×