Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông ở bắc ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HÀ

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở BẮC NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2016

z


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HÀ

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ở BẮC NINH HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 03 01

Giảng viên hướng dẫ : TS. Nguyễn Thị Thu Hƣờng


HÀ NỘI - 2016

z


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thu Hường
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị H à

z


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 6
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC
SINH THPT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .............. 8
1.1. Đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và những nội dung

cơ bản của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam ..................................... 8
1.1.1. Khái niệm đạo đức truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống................ 8
1.1.2. Nội dung của giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam ................ 15
1.2. Tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 28
1.2.1. Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay – một số đặc điểm ...................................... 28
1.2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh
THPT ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................ 31
1.2.3. Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở
Việt Nam hiện nay .............................................................................................................. 34
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................................. 41
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC GIÁO
DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT Ở BẮC
NINH HIỆN NAY ............................................................................................................ 42
2.1. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc
Ninh hiện nay và nguyên nhân của thực trạng trên ................................................... 42
2.1.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Bắc Ninh và đặc điểm của học
sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay ........................................................................................ 42

z


2.1.2. Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh
hiện nay ............................................................................................................................... 47
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh
THPT ở Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra ....................................................................... 76
2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay ............................................. 83
2.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và phát huy
tính tự giác rèn luyện đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay. 83

2.2.2. Đổi mới nội dung và các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc
cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay .......................................................................... 85
2.2.3. Củng cố và nâng cao vai trị mơn GDCD trong giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay. .............................................................. 91
2.2.4. Củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc
Ninh hiện nay. ..................................................................................................................... 94
2.2.5. Kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay ............................................................ 96
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 103

z


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

NXB

: Nhà xuất bản


TNCS

: Thanh niên cộng sản

GDCD

: Giáo dục công dân

GS

: Giáo sư

TS

: Tiến sĩ

NGND

: Nhà giáo nhân dân

ĐHQG

: Đại học quốc gia

KT- XH

: Kinh tế - Xã hội

z



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người đã nhấn mạnh đến vai trò của
giáo dục đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đảng ta khẳng định: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản thực hiện các
mục tiêu KT-XH, xây dựng và bảo vệ đât nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục
là một hướng chính của đầu tư phát triển. [11]
Hiện nay đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển vô cùng quan
trọng; giai đoạn đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước, giai đoạn của hội nhập quốc
tế. Cùng với những mặt tích cực của hội nhập quốc tế, của cơ chế thị trường
đã xuất hiện những tiêu cực về nhiều mặt trong đời sống xã hội, trong đó nổi
lên là lối sống trái với thuần phong mỹ tục, trái với các chuẩn mực xã hội.
Các tệ nạn xã hội có khuynh hướng gia tăng, một bộ phận trong lớp trẻ hiện
nay có tâm lý sống thực dụng, bng thả, quay lưng lại với đạo đức, với
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục các giá trị đạo đức
truyền thống là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc và cần có sự quan tâm
đặc biệt cả trên góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.
Ngày 5-3-2009, Trung Ương Đảng họp ra thông báo về việc tiếp tục thực
hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục
đào tạo đến năm 2020. Với mục tiêu 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên
tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế cần thực hiện các giải pháp; một
trong những giải pháp, nhiệm vụ được đặt lên hàng là nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học
sinh, sinh viên. Coi trọng cả ba mặt: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề, đặc

1


z


biệt chú trọng giáo dục lý tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền
thống văn hóa dân tộc...
Ở đây việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh rất cần
thiết để đào tạo xây dựng thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước,
đủ đức đủ tài đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay cũng khơng ngồi mục tiêu
chung đó.
Từ những căn cứ trên, tơi chọn vấn đề “Giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho học sinh trung học phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay ” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
* Những nghiên cứu về đạo đức và đạo đức truyền thống
Nghiên cứu về đạo đức truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam là một đề tài rộng lớn có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Tiêu biểu là một số cơng trình:
“Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của GS Trần Văn Giàu,
NXB khoa học xã hội 1980. Cuốn sách đã nêu lên nội dung, biểu hiện
những giá trị tinh thần truyền thống (chủ yếu là giá trị đạo đức) của dân
tộc Việt Nam.
“Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa và đạo đức” của GS Trần Văn Bính,
NXB thơng tin và truyền thơng 2010. GS.TS.NGND. Trần Văn Bính là người
đã có nhiều năm tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt trên
lĩnh vực văn hóa và con người. Các bài viết của GS, dù ra đời tại các thời
điểm khác nhau, đều hướng tới việc nghiên cứu và khẳng định những đóng
góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam. Cuốn sách “Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo

đức” gồm hai nội dung chính: Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa và Di sản Hồ
Chí Minh về đạo đức. Qua các bài viết nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau,
2

z


tác giả mong muốn giới thiệu những tư tưởng cơ bản nhất, sát thực nhất đối
với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người; gắn việc nghiên
cứu, học tập các tư tưởng của Người với việc ở giải quyết những vấn đề cơ
bản, cấp thiết về văn hóa, con người ở nước ta hiện nay.
Cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị” của tác
giả Huỳnh Khái Vinh do NXB Chính trị quốc gia xuất bản 2001. Trong cuốn
sách các vấn đề về vai trò của đạo đức, lối sống và chuẩn giá trị xã hội đối với
việc phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam được nêu ra rõ ràng.
Cuốn sách cũng xem xét tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị tới đạo đức
con người Việt Nam.
Cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”, của
viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự, NXB Quân đội nhân dân xuất bản
năm 2006 đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức truyền thống và những chuẩn
mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay. Các tác giả cho rằng chuẩn
mực đạo đức hiện nay là sự kế thừa những giá trị chuẩn mực đạo đức truyền
thống, phát triển chúng lên cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, phù
hợp với thời kì CNH-HĐH, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của đất
nước.
Trong cuốn sách “ Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay: Vấn đề và giải
pháp” của Viện khoa học Xã hội Việt Nam do Nguyễn Duy Quý chủ biên
(2006), Các tác giả đã khẳng định: những tác động của kinh tế thị trường và
sự mở rộng giao lưu quốc tế, đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay đã có biến
đổi thuận như: Sự bình đẳng trong xã hội, tự do dân chủ của con người được

tăng lên. Bên cạnh đó cuốn sách nêu lên những hạn chế, những điều đáng lo
ngại là đạo đức gia đình và xã hội, đạo đức trong các ngành, các lĩnh vực
đang rất sa sút như lối sống chạy theo đồng tiền, sự tha hóa đạo đức của một
bộ phận cán bộ cơng chức nhà nước, tình trạng tội phạm gia tăng... Điều đó
đang gây ra những bức xúc cho xã hội, những lo lắng cho người dân. Trên cơ
3

z


sở phân tích sâu sắc thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả
đã nêu lên giải pháp như tăng cường nghiên cứu giảng dạy đạo đức trong xã
hội, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam, để khắc
phục những hạn chế thiếu sót trên
Xung quanh vấn đề nghiên đạo đức truyền thống cịn có các cơng trình
như: “Biện chứng của truyền thống” của Hà Văn Tấn, Tạp chí cộng sản, số 31981;
“Về truyền thống dân tộc” của Trần Quốc Vượng, Tạp chí cộng sản, số 31981;
“Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người
mới ở nước ta” của Đỗ Huy, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 5- 1986;
“Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của
xã hội hiện đại” của Lương Thành Khuê, Tạp chí Triết học, số 4- 1992;
“Về giá trị tinh thần truyền thống” (1993) NXB Thông tin Lý luận Hà
Nội;
* Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế h ệ trẻ
Các công trình trên đề cao giáo dục đạo đức truyền thống nói chung và
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói riêng.
“Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
Triết học của Nguyễn Văn Lý (2000);

Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ: “Đoàn thanh niên với việc xây dựng lối
sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”; Đồn Văn Khiêm (2001), Bộ
Khoa học Cơng nghệ.
“Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều
kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; Phạm Đình Nghiệp
(2001)
4

z


“Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay”
(Luận văn thạc sĩ); Đỗ Ngọc Hà (2002), Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí
Minh.
“Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân
cách con người Việt Nam hiện nay” của Cao Thu Hằng, Tạp chí Triết học, số
7- 2004
“Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” Nguyễn Duy
Quý (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Thực trạng và xu hướng
biến đổi lối sống của thanh niên”; Lê Thị Tuyết Ba (2010), Bộ Khoa học
Công nghệ.
“Giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam” của Minh Thu
trong chuyên mục nghiên cứu và trao đổi đăng ngày 30-7-2012. Bài viết nối
về tác động của kinh tế thị trường và yêu cầu khi tiến hành công tác giáo dục
đạo đức.
Một cách tổng qt, khảo cứu tất cả các cơng trình nghiên cứu hoặc liên
quan trực tiếp, hoặc liên quan gián tiếp đến vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay, có thể rút ra một số
kết luận:

Một là, ở những mức độ khác nhau, những thành quả nghiên cứu của các
tác giả đi trước đã soi rọi, giúp tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề đã
lựa chọn; đồng thời là những kiến thức quý báu mà tác giả luận văn có thể kế
thừa và phát triển.
Hai là, trong những cơng trình nghiên cứu kể trên, chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách tồn diện, hệ thống về vấn đề giáo dục giá trị đạo
đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay dưới góc độ Triết
học.
Ba là, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học
5

z


phổ thông ở Bắc Ninh hiện nay là một vấn đề mới. Bởi vì, trong điều kiện
KTTT hiện nay, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có những biến đổi phức
tạp, có những giá trị mới được định hình. Vì thế cần tiếp tục đào sâu nghiên
cứu làm sáng tỏ những biến đổi nội dung các giá trị đạo đức truyền thống của
dân Việt Nam hiện nay là cơ sở cho công tác giáo dục cho học sinh THPT
được kết quả cao. Đó cũng là điều mà tác giả luận văn hướng tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng và thực trạng giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc Ninh hiện nay, luận văn đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống cho đối tượng này ở Bắc Ninh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ giá trị đạo đức truyền thống, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu
của giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT hiện nay.
- Phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh

trong nhà trường THPT hiện nay ở Bắc Ninh và nguyên nhân của nó, từ đó
luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức truyền thống cho đối tượng này ở Bắc Ninh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Bắc ninh hiện
nay
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
học sinh THPT ở Bắc ninh hiện nay (tính từ năm 2011 đến nay).
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
6

z


Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo
đức, giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
niên, học sinh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp lịch sử - logíc; phương pháp trừu tượng - cụ thể; phương pháp
phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh và hệ thống hố cũng được sử
dụng trong q trình nghiên cứu. Ngoài ra các phương pháp khác cũng được
vận dụng phù hợp với từng nội dung của luận văn như: Phương pháp thống kê,
phân tích các tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan. Phương pháp
phỏng vấn sâu, tọa đàm, điều tra xã hội học để tìm hiểu thực trạng việc giáo

dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trong nhà trường THPT hiện
nay ở Bắc Ninh.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Lý giải tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu của giáo dục đạo đức
truyền thống cho học sinh THPT hiện nay.
- Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học
sinh trong nhà trường THPT hiện nay ở Bắc Ninh.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT hiện nay ở Bắc
Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 4 tiết.

7

z


CHƢƠNG 1
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH
THPT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống và những
nội dung cơ bản của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
1.1.1. Khái niệm đạo đức truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống
* Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt
nguồn từ bản thân cuộc sống của con người. Trong cuộc đời con người, trong

xã hội, địi hỏi mỗi người phải có ý thức đạo đức và mỗi con người phải nhận
thức được ý nghĩa, mục đích trong hoạt động của mình để ứng xử như thế nào
cho đúng đạo làm người. Hoạt động của con người bao giờ cũng liên quan
đến các mối quan hệ giữa người và người, giữa các cá nhân và xã hội.
Trong tiếng Việt, nghĩa của từ “đạo đức” và “luân lý” gần giống nhau.
Theo “Hán – Việt Từ điển” của Đào Duy Anh, đạo đức bao gồm “Nguyên lý
tự nhiên là đạo, được vào trong lòng người là đức – Cái lý pháp người ta
nên noi theo”. [1; 30]
Và trong từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 1997, đạo đức là: những tiêu
chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ
của con người; phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu
chuẩn đạo đức mà có.
Trên cơ sở đó, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: "đạo đức làs một hình
thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, ra
đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách
ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được
thực hiện một cách tự nguyện tự giác, xuất phát từ nhận thức, niềm tin cá nhân,
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội" [44; 30]
8

z


Ở định nghĩa này cần nhấn mạnh mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội do tồn tại quy định.
Thứ hai, đạo đức được xem xét với tư cách là phương thức điều chỉnh
hành vi của con người trong xã hội.
Thứ ba, đạo đức được xem xét với tư cách là một hệ thống các giá trị
thiện ác.
* Khái niệm giá trị đạo đức truyền thống

Theo “Từ điển triết học giản yếu”(dịch) “Giá trị là khái niệm triết học và
xã hội học chỉ ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như tinh thần có khả
năng thỏa mãn nhu cầu, phục vị lợi ích của con người” [78;175]. Trong từ
điển tiếng Việt: “Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý
đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng. Giá trị cũng là
những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật và điều thiện của một xã
hội”. Sau này, khi khoa học có sự phân ngành thì giá trị học tách thành một
môn khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng trong nhiều môn khoa
học như: triết học, tâm lý học, văn hóa học, chính trị học, mỹ học… trong mỗi
khoa học cụ thể, khái niệm giá trị được hiểu dưới các góc độ khác nhau. Ở
kinh tế học: giá trị là một khái niệm trừu tượng, là ý nghĩa của sự vật trên
phương diện phù hợp với nhu cầu của con người. Dưới góc độ văn hóa học:
GS,TS Ngơ Đức Thịnh (viện nghiên cứu văn hóa) cho rằng : giá trị trước hết
là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã
hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp. Nói cách
khác đó là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ giúp khẳng định
và nâng cao bản chất người.
Theo GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn: nói đến giá trị tức là muốn khẳng
định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quy định coi giá trị
gắn liền với cái đúng, cái hay, cái tốt, cái đẹp, là nói đến khả năng thơi thúc
con ngườinỗ lực hành động và nỗ lực vươn tới.
9

z


Có thể thấy được những điểm chung trong xem xét quan niệm về giá trị
của một số ngành khoa học, của một số tác giả… trong luận văn này giá trị
được xem xét ở các khía cạnh như sau:
Một là, giá trị là tất cả những gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với cái đúng,

cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầu hoặc có vị trí
quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựu đóng góp vào sự phát
triển xã hội.
Hai là, giá trị khơng phải là cái gì nhất thành, bất biến mà nó ln ln
vận động biến đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp trong từng thời
điểm nhất định. Chính vì vậy, trên thực tế khơng phải những gì đã có giá trị
trong q khứ đều giữ nguyên giá trị trong hiện tại. Điều đó cho thấy giá trị
mang tính lịch sử khách quan, sự ra đời tồn tại hay mất đi của một giá trị nào
đó khơng phụ thuộc vào ý thức của con người mà do yêu cầu của thời đại nhất
định trong lịch sử.
Ba là, giá trị đóng góp một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống xã
hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, giá
trị giúp con người định hướng và xác định mục đích cho hành động của mình,
là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người.
Trên thực tế có rất nhiều cách phân chia giá trị. Dựa trên tiêu chí mục đích
phục vụ cho nhu cầu con người, người ta chia ra làm hai loại giá trị: giá trị vật
chất và giá trị tinh thần.
Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống kinh tế, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Giá trị tinh thần là những phẩm chất đặc
biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí, nó được thể hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo
đức, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán… Những phẩm chất đó ăn sâu,
bám rễ trong đời sống tinh thần và chúng trở thành các chuẩn mực để con
người đánh giá phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đời sống hàng
ngày, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội.
10

z


Vậy, Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời

sống xã hội, được con người lựa chọn nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi
ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Chúng được thực
hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Với tư cách là yếu tố cấu thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã
hội, giá trị đạo đức được xây dựng gắn với những nhu cầu điều chỉnh quan hệ
lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng tạo nên sự hài hòa giữa chúng. Giá trị đạo
đức là một hình thái của giá trị tinh thần, có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn
nhau với các giá trị khác nhau như: giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ
Xét theo thời gian các giá trị đạo đức có thể phân thành giá trị đạo đức
truyền thống và giá trị đạo đức hiện đại. Ở luận văn này, chúng ta chỉ xem xét
giá trị đạo đức truyền thống.
* Giá trị đạo đức truyền thống:
Theo GS Trần Văn Giàu thì “truyền thống là những đức tính hay những
thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kì lịch sử và hiện có nhiều tác dụng.
Tác dụng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực [21; 101]
Theo GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn thì “theo nghĩa tổng quát nhất, truyền
thống là những yếu tố của di tồn văn hóa thể hiện trong chuẩn mực, hành vi,
tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối sống, cách ứng xử của một cộng
đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền
từ đời này sang đời khác và được lưu trữ lâu dài” [10;19].
Có thể đưa ra một kết luận: truyền thống là phức hợp những tình cảm, tư
tưởng, tập qn, thói quen, lối sống, cách ứng xử… của một cộng đồng người,
của một dân tộc được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Xét về nguồn gốc thì giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là các giá trị đạo
đức tiêu biểu, phản ánh diện mạo,tâm hồn và bản lĩnh riêng của mỗi dân tộc,
tạo nên sự gắn kết bền chặt, trở thành sức mạnh tinh thần to lớn đảm bảo cho
dân tộc vượt qua khó khăn, thử thách.
11


z


Từ nhu cầu của cuộc sống, con người và cộng đồng một mặt phải khai
thác tài nguyên thiên nhiên, làm ra của cải vật chất ni sống mình, mặt khác
phải đấu tranh với tự nhiên để tồn tại và phát triển. Chính trong q trình đó,
con người sáng tạo ra các giá trị đạo đức tích lũy và xây dựng những truyền
thống mang đậm dấu ấn của mình, của cộng đồng. Các thế hệ kế tiếp nhau,
nối tiếp truyền thống mà các thế hệ đi trước để lại.
Vậy giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị
tinh thần dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc.
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân
tộc được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những
quy tắc ứng xử con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Đặc
điểm cơ bản của đạo đức truyền thống là sự kế thừa. Trải qua hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã rèn luyện và tạo nên những thế
hệ người Việt giàu lòng yêu nước, yêu thương con người, cần cù, thơng minh,
sáng tạo, chịu thương, chịu khó… Những đức tính đó đã trở thành những giá
trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà hàng ngàn đời nay chúng ta vẫn
nâng niu quý trọng.
Nói đến giá trị truyền thống của một dân tộc, chính là nói đến truyền
thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó. Nó chính là những giá trị bình ổn, tốt
đẹp, có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác, là những cái cần được giữ gìn
phát huy phát triển cho phù hợp với xã hội hiện tại.
* Khái niệm giáo dục giá trị đạo đức truyền trống
Theo nghĩa rộng: giáo dục là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách,
được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các hoạt động
và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và
chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người.
Theo nghĩa hẹp: giáo dục được coi là một bộ phận của quá trình giáo dục

tổng thể, là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái
12

z


độ, những nét tính cách, hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội
thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ. Chức
năng vượt trội của giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.
Như vậy, giáo dục là hoạt động có mục đích của chủ thể giáo dục nhằm
tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần và thể chất của đối tượng,
làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đặt ra.
Giáo dục là quá trình trang bị và nâng cao kiến thức, hiểu biết về thế giới
khách quan, về khoa học kĩ thuật, kĩ năng , kĩ xảo trong hoạt động nghề
nghiệp cũng như hình thành nhân cách con người. Giáo dục diễn ra thường
xuyên, liên tục ở nhiều môi trường hoạt động của con người (trong gia đình,
nơi làm việc, trong quan hệ xã hội, trong nhà trường) trong đó mơi trường
nhà trường có ý nghĩa quyết định.
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kĩ
năng, thói quen của một nhóm người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra
dưới sự hướng dẫn của người thầy nhưng cũng có thể thơng qua tự học. Bất
cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ,
cảm nhận hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục
thường được chia thành các giai đoạn như: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu
hoc, giáo dục trung học, giáo dục đại học…
Có thể kết luận rằng giáo dục là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân (đây cũng
là mục tiêu sâu xa của giáo dục). Các thế hệ đi trước (người giáo dục) có
nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì

có thể để làm cho thế hệ sau phát triển hơn, hoàn thiện hơn.
Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển
của xã hội. Một mặt giáo dục phục vụ cho sự phát triển của xã hội bởi lẽ xã
hội sẽ khơng phát triển thêm nếu như khơng có những yêu cầu ngày càng cao
13

z


và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển của xã hội mang lại.
Chính vì vậy trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát
triển của xã hội.
Nói đến khái niệm giáo dục cũng phải nói đến phương pháp giáo dục. Đây
là một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người,
một phương pháp đúng sẽ tạo ra một con người có ích cho xã hội. Phương
pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục đến người được giáo
dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý những hoạt động và giao lưu của
học sinh nhằm hình thành ý thức , bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kĩ xảo và
thói quen qua hành vi nhân cách của họ. Phương pháp giáo dục có quan hệ
với phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục.
Phát triển giáo dục sẽ nâng cao dân trí, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ
của xã hội, là mục tiêu để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mục
tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng của công tác
giáo dục, là một trong những phương thức hợp thành nội dung của giáo dục.
Thực chất giáo dục đạo đức truyền thống là nhằm hình thành, phát triển và

hồn thiện ý thức đạo đức, thực tiễn đạo đức của mỗi cá nhân. Qua đó, giúp
cho họ hình thành và củng cố nhu cầu, lý tưởng và niềm tin, tình cảm đạo
đức. Đó là động lực thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo đức và sáng tạo
các giá trị đạo đức mới.
Từ tất cả những khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm về giáo dục giá
trị đạo đức truyền thống: là quá trình, là cách thức trang bị, nâng cao những
kiến thức, hiểu biết về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho cá nhân
14

z


nhằm giúp cá nhân hình thành niềm tin, lý tưởng sống, tình cảm, thái độ, cách
giao tiếp, ứng xử; những hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo
đức; giúp cá nhân định hướng hình thành nhân cách, lối sống, kĩ năng, các
phẩm chất đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Nội dung của giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc
Việt Nam
Dân tộc ta có chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.
Có được sức sống trường tồn này chính là nhờ sức mạnh truyền thống của dân
tộc và nền văn hiến rực rỡ hun đúc bao đời mà nên. Một trong những vấn đề
cốt lõi của truyền thống dân tộc và nền văn hiến ấy là đạo lý sống làm người –
cụ thể hơn chính là đạo đức con người. Bởi vậy, từ ngàn xưa ông cha ta đã
dầy công vun đắp, giáo dục đạo đức làm người cho các thế hệ con cháu,
những giá trị đạo đức truyền thống ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa dân tộc;
đó là những giá tri cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách,
tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng
người gắn bó, đồn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc được thể hiện nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, được bao
thế hệ người Việt vun đắp. Sức sống mãnh liệt các giá trị đạo đức truyền

thống đã giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử
thách để tồn tại, không ngừng lớn mạnh và phát triển. Vậy, giá trị đạo đức
truyền thống gồm những nội dung nào?
Thứ nhất, về lịng u nước
Sự hình thành và phát triển của lòng yêu nước của người Việt Nam gắn
với lịch sử của đất nước. Hiếm có một dân tộc nào như Việt Nam, lịch sử
dựng nước lại đồng hành với lịch sử giữ nước. Từ buổi đầu dựng nước cho tới
ngày nay, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau phải thường xuyên cầm vũ
khí chống trả các thế lực xâm lược, bảo vệ non sông đất nước, nịi giống và
bản sắc của mình.
15

z


Việt Nam có vị trí địa – chính trị, địa – quân sự, địa – kinh tế quan trọng
trong khu vực nên từ khi dựng nước, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, luôn là
trọng điểm xâm lược của các thế lực bành trướng, thực dân. Tất cả các triều
đại phong kiến Trung Quốc: Tần, Hán, Tùy, Đường,Tống, Nguyên, Minh,
Thanh – các đế chế mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ đều lần lượt xâm lược
nước ta. Đến thời cận, hiện đại sau này, dân tộc ta lại phải đương đầu với
những đế quốc mạnh nhất: Pháp, Nhật, Mỹ.
Công cuộc dựng nước cũng là những trang sử đầy cam go. Tổ tiên ta
thường xuyên phải vật lộn với thiên tai, bão lụt, chung lung đấu cật, đắp đê,
khơi ngòi, khai hoang lấn biển để duy trì cuộc sống, phát triển sản xuất và mở
mang những vùng đất mới. Hoàn cảnh dựng nước và giữ nước đó đã khiến
cho nhân dân Việt Nam sớm có lịng u nước nồng nàn với nội dung đặc sắc.
Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh đã viết như sau:
“dân ta có một lịng nồng nàn u nước, đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinhthần ấy lại sơi nổi, nó

kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lịch sử ta
đã có những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân
dân ta. [61; 38]
Có thể nói, lịng u nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn sơ, bình dị
nhất. Yêu nước là yêu quê hương, làng xóm, yêu nơi “chơn nhau cắt rốn” của
mình, là tình cảm gắn bó, cố kết với cộng đồng, là ý thức giữ gìn, bảo vệ bản
sắc văn hóa, bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ, quốc gia, là ý thức độc lập và tự tơn
dân tộc. Vì vậy, khơng có tình u với gia đình, với q hương thì khơng có
được tình u với đất nước, với nhân dân.
“Nền tảng biểu hiện cao nhất của lịng u nước là tinh thần tự tơn, tự lập,
tự cường…Người Việt tơn thờ tổ tiên của mình là Lạc Long Quân và Âu Cơ
(Rồng và Tiên) – một hình ảnh vừa mạnh mẽ vừa đẹp. Tên dân tộc – tên nước
16

z


- “Việt”- vượt lên cũng thể hiện niềm tự hàovà quyết tâm vượt lên trong
bước tiến chung ở khu vực và trên thế giới”. [28; 15]. Trong hoàn cảnh một
nước nhỏ bên cạnh nước lớn ln tìm cách xâm lược, đơ hộ, đồng hóa các
nước xung quanh, dân tộc ta sớm có ý chí tự lập, tự cường. Nó cịn biểu hiện
ở ý thức chống đồng hóa dân tộc, giữ gìn phong tục, tập qn. Ý chí đó được
hình thành trong q trình sinh tồn và nó cũng là nguồn gốc sâu xa để dân
tộc ta thoát khỏi ngàn năm nô lệ thời Bắc thuộc, chống lại được công cuộc
đồng hóa của chúng. Từ chiến thắng vang dội trên sơng Bạch Đằng (938)
đến các cuộc chiến đấu và chiến thắng xâm lược sau này đều khẳng định ý
chí đó của dân tộc.
Lịng u nước cịn thể hiện ở ý chí kiên cường, bất khuất chống ngoại
xâm, ở lòng trung thành với Tổ quốc, quyết tâm đấu tranh giành và giữ độc

lập dân tộc. Mở đầu cho trang sử oanh liệt đó là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế…, tiếp theo là 8 thế kỉ của phong kiến Việt
Nam với 8 lần chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm. Rồi đến thời cận đại,
hiện đại, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cường ấy
lại được thổi bùng lên thành ngọn lửa, tạo nên sức mạnh to lớn để chúng ta
chiến thắng hai kẻ thù xâm lược mạnh nhất lúc bấy giờ là thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ. GS, TS Tinpho – học viện nghiên cứu không quân Mỹ, trong
một bài viết về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trước đây đã khẳng định: máy
bay cực kì hiện đại của chúng ta (Mỹ) đã vấp phải một cơn gió ngang cực
mạnh, bị cơn gió ngang đó quật đổ xuống. Cơn gió ngang đó là những giá tri
văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở cội nguồn và những nội dung đó, đặt trong hồn cảnh lịch sử
mới hiện nay, lòng yêu nước đã phát triển theo những nội dung mới để phù
hợp hơn và đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra. Nếu trong chiến
tranh, yêu nước là xung phong ra tuyến đầu đánh giặc, là “quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh” thì hơm nay yêu nước là dũng cảm đối đầu với những thách
17

z


thức lớn, tận dụng những cơ hội lớn để tiến công vào mặt trận khoa học kĩ
thuật và công nghệ, vượt qua khó khăn để năng cao chun mơn nghiệp vụ,
đem tri thức của mình để phục vụ đất nước, khắc phục nghèo nàn, lạc hậu.
Yêu nước ngày nay, trước hết là xây dựng cho mình một lý tưởng sống tốt
đẹp, vững vàng. Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới,
vừa là động lực thôi thúc con người hành động. Lý tưởng sống ở đây là lý
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là lý tưởng mọi người vì
mình, mình vì mọi người, là lý tưởng mà hạnh phúc của mỗi cá nhân được
gắn kết chặt chẽ trong hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Yêu nước ngày nay là cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, lựa chọn ngành
nghề phù hợp với bản thân để gắn bó và cống hiến. Yêu nước là lao động tích
cực, làm giàu chính đáng và thậm chí yêu nước ngày nay là phải giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt
Yêu nước ngày nay cịn là u chuộng hịa bình, u nhân dân, Tổ
quốc, dân tộc.
u nước ngày nay là giữ gìn mơi trường xanh – sạch – đẹp. biết phê
phán, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu, ủng hộ cái mới, cái tiến bộ và
phù hợp.
u nước ngày nay ln địi hỏi phải hồn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Tự học tập, rèn luyên, trau dồi phẩm chất đạo đức. Yêu nước bằng những việc
làm thiết thực như: thực hiện đúng pháp luật, không để bị dụ dỗ lôi kéo tham
gia bạo động gây mất trật tự an toàn xã hội, gây tổn hại đến lợi ích cá nhân và
đất nước.
Yêu nước là ln giữ hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam
trong mắt của bạn bè quốc tế.
Thứ hai, tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng sâu sắc
Đây là một giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta. Dân tộc
Việt Nam ln xem đồn kết và ý thức cộng đồng là sức mạnh làm nên mọi
18

z


thắng lợi của dân tộc. Tinh thần đó là sản phẩm đặc thù của dân tộc ta trong
quá trình khai thác tự nhiên, mở mang bờ cõi và đấu tranh giữ nước. Tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng thể hiện trong kết cấu bền chặt cá nhân – gia
đình – làng – nước của xã hội Việt Nam.
Trong lao động sản xuất, muốn chiến thắng thiên tai, người nông dân phải
đoàn kết chặt chẽ với nhau, phải lấy cái lợi chung ra xem xét và đặt lên hàng

đầu. Trong cuộc sống, họ phải đồn kết giúp đỡ nhau “bn có bạn, bán có
phường”, “cùng hội, cùng phường”…Trong gia đình người Việt Nam, mỗi
thành viên luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa cha mẹ với con
cái, anh chị em với nhau. Đồn kết trong dịng họ cũng vậy. Khi một gia đình
gặp khó khăn thì sự giúp đỡ trước hết thuộc về anh em, họ hàng.
Đoàn kết cũng là một truyền thống của làng xã Việt Nam. Mỗi làng có
một ngơi đình thờ thành hồng, thờ những người có cơng với dân với nước.
Đây cũng là nơi biểu trưng cho tình đồn kết của mỗi làng, xã.
Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam là đoàn kết trên dưới, cùng
nhau đánh giặc:
“Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lịng phụ tử hịa nước sơng chén rượu ngọt ngào”
Chính yếu tố ấy đã tạo nên sức mạnh giúp các triều đại phong kiến Việt
Nam chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Thời hiện đại, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Đảng cộng sản
Việt Nam ln đồn kết thống nhất từ đó xây dựng được mặt trận dân tộc
thống nhất, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc – khối đại đồn kết chưa
từng có trong lịch sử Việt Nam để đánh bại những tên xâm lược mạnh nhất,
hung bạo nhất. Trong bản di chúc lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “nhờ
đồn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân , phục
vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức
lãnh đạo nhân dân ta hang hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi
19

z


×