Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh tm forwarding

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.73 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN T&M FORWARDING

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. CHU TIẾN MINH

TRỊNH QUỲNH NGA
Lớp:  K54E1
Mã sinh viên :18D130036

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đã nêu trong khóa luận tốt nghiệp đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn thiện khóa luận đều đã được cảm ơn. Các thơng tin trích dẫn
trong khóa luận đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2022
Tác giả khóa luận

Trịnh Quỳnh Nga



i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại
cơng ty TNHH T&M Forwarding” là nội dung em đã lựa chọn nghiên cứu và làm
khóa luận tốt nghiệp. Để hồn thành được khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, em xin được bày tỏ sự biết ơn
chân thành.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy, Thạc sĩ Chu Tiến Minh đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp. Cùng với đó, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo cho em
trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại.
Lời cảm ơn tiếp theo em xin được gửi tới các anh (chị) thuộc các phịng ban
cùng ban lãnh đạo Cơng ty TNHH T&M Forwarding đã nhiệt tình giúp đỡ và cung
cấp cho em những số liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận.
Em chúc thầy cơ dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều thành cơng trong sự
nghiệp. Kính chúc ban lãnh đạo và các anh chị hiện đang công tác tại Cơng ty
TNHH T&M Forwarding có nhiều sức khỏe và thành công trong công việc, cuộc
sống.
Do kiến thức chuyên mơn vẫn cịn nhiều hạn chế cũng như chưa có nhiều kinh
nghiệm nên bài khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi có những thiếu sót.
Em xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 2 năm 2022
Tác giả khóa luận

Trịnh Quỳnh Nga


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..........................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.................................................................1
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................3
1.4. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.7. Kết cấu khóa luận...............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN................................................5
2.1. Một số khái niệm cơ bản về giao nhận hàng hoá xuất khẩu................................5
2.1.1. Khái niệm về giao hàng xuất khẩu và các bên tham gia hoạt động giao hàng
xuất khẩu.....................................................................................................................5
2.1.2. Phân loại và đặc điểm các loại hình giao nhận hàng hóa xuất khẩu...............6
2.2. Một số lí thuyết liên quan đến quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
bằng đường biển..........................................................................................................8
2.2.1. Khái niệm, phân loại, vai trò và trách nhiệm của người giao nhận trong hoạt
động quản trị quy trình giao nhận hàng hố xuất khẩu.............................................8
2.2.2. Nội dung quản trị quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển..
........................................................................................................................11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu

bằng đường biển........................................................................................................15
2.3.1. Nhân tố khách quan........................................................................................15
2.3.2. Nhân tố chủ quan............................................................................................16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH T&M
FOWARDING..........................................................................................................18
3.1. Giới thiệu chung về cơng ty TNHH T&M Forwarding....................................18
iii


3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................18
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.......................................................................................18
3.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................19
3.1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật.....................................................................................22
3.2. Thực trạng về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
của Cơng ty TNHH T&M Forwarding.....................................................................23
3.2.1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2018-2020
........................................................................................................................23
3.2.2. Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển tại công ty TNHH T&M Forwarding.....................................................25
3.3. Đánh giá về hiệu quả quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển của Cơng ty TNHH T&M Forwarding..................................................32
3.3.1. Thành công......................................................................................................32
3.3.2. Tồn tại.............................................................................................................33
3.3.3. Nguyên nhân...................................................................................................34
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CƠNG TY TNHH T&M
FORWARDING.......................................................................................................35
4.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH T&M Forwarding........................35

4.1.1. Định hướng hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển của Việt Nam trong thời gian tới.....................................................................35
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của
Công ty TNHH T&M Forwarding...........................................................................36
4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị giao nhận hàng hóa bằng đường
biển của Cơng ty TNHH T&M Forwarding............................................................36
4.3. Kiến nghị...........................................................................................................38
4.3.1. Đối với Nhà nước............................................................................................38
4.3.2. Đối với Cơ quan ban ngành............................................................................39
KẾT LUẬN..............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................42

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng biểu, sơ đồ

Tên bảng biểu, sơ đồ

Sơ đồ 1

Cơ cấu tổ chức của công ty T&M Forwarding

Sơ đồ 2

Cơ cấu tổ chức chi nhánh Cơng ty TNHHT&M Forwarding
tại Hà Nội.

Sơ đồ 3


Q trình lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu tạ công ty T&M
Forwarding

Sơ đồ 4

Quy trình làm hàng xuất FCL và LCL

Bảng 1

Bảng kết quả kinh doanh công ty TNHH T&M Forwarding
giai đoạn 2017-2020

Bảng 2

Bảng cơ cấu theo loại hình dịch vụ của Công ty TNHH T&M
Forwarding Hà Nội giai đoạn 2018-2020

Bảng 3

Bảng cơ cấu lao động tại Công ty TNHH T&M Forwarding

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh


Nghĩa tiếng Việt

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VND

Việt Nam Đồng

Cont

Container

HBL

House bill of lading

Vận đơn từ Forwarder

MBL

Master bill of lading

Vận đơn từ Lines hãng tàu

SI

Shipping instruction


Hướng dẫn giao hàng

VGM

Verified Gross Mass.

Phiếu xác nhận khối lượng tồn bộ

Cus

Customer service

Nhân viên chăm sóc khách hàng

DN

Debit note

Giấy nợ

FCL

Full container load

Hàng container

POD

Port of discharge


Cảng dỡ hàng

POL

Port of loading

Cảng xếp hàng

vi


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Hoạt động quản trị giao nhận có ý nghĩa lớn đối với các nhà quản trị công ty
kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao cả về thời gian,
chi phí và an tồn hàng hóa. Hoạt động này cũng có ý nghĩa đối với các nhà quan trị
giao nhận vận chuyển để có thể phục vụ tốt cho khách hàng là các cơng ty có hoạt
động xuất nhập khẩu.
Ngày nay, khi quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ngày càng được
chú trọng và phát triển hơn, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng ra khỏi biên giới
quốc gia cũng ngày càng phổ biến, và song song với nó là sự phát triển của ngành
dịch vụ vận tải, giao nhận nhằm phục vụ và đáp ứng kịp thời các yêu cầu logistics
cho hoạt động ngoại thương được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hoạt động xuất khẩu
sẽ trở thành hoạt động chủ lực để phát triển, nâng cao giá trị nền kinh tế, có vai trị
quyết định trong việc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Để hoạt động này
thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cần phải có những chiến lược phát triển hợp lý.
Trong lĩnh vực giao nhận, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường
biển là phương thức phổ biến nổi bật với nhiều ưu điểm như chuyên chở được khối
lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, chi phí tối ưu, … Tuy nhiên nghiệp vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là quy trình phức tạp, ảnh hưởng đến

nhiều khâu nên các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này thường mắc những
sai xót trong q trình thực hiện. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến
kết quả kinh doanh và hạn chế sự phát triển ngành.
Xuất phát từ những thực tế về tình hình giao thương bằng đường biển hiện nay
tại Việt Nam và trên thế giới, công ty TNHH T&M Forwarding cũng đang phải đối
mặt với tình trạng khó khăn chung của tồn ngành. Việc phân tích, đánh giá thực
trạng quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại cơng ty từ đó đưa ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả cả hoạt động giao nhận là một vấn đề thực tiễn mang
tính cấp thiết. Thơng qua cách tiếp cận từ góc độ quản trị sẽ giúp chúng ta nhìn
nhận một cách bao quát, đầy đủ về những thiếu xót đang tồn tại của công ty đồng

1


thời cũng giúp nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản trị, phan bổ nguồn lực
một cách hợp lý.
Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển mảng dịch
vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại đơn vị thực tập, em đã lựa chọn đề tài
“Quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại
Cơng ty TNHH T&M Forwarding” làm đề nghiên cứu của mình.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này, em đã tìm hiểu một số khóa luận của một
số sinh viên khóa trước nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh
nghiệp như:
- “Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại chi nhánh Công
ty Cổ phần vận tải Ngoại thương VinaFreight”- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên
Phạm Thị Oanh năm 2017 Đại học Thương Mại.
- “Hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng container tại công ty Cổ
phần dịch vụ Logistics Đại Cồ Việt tại Hà Nội” -Luận văn tốt nghiệp của sinh viên
Phạm Thị Mai năm 2017 Trường Đại học Tài chính- Mảketing.

- “Hồn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty
TNHH Nissin logistics Việt Nam”- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Đỗ Thị Hạnh
Ngân, năm 2016 Trường Đại Học Thương Mại.
- “Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
đường biển của cơng ty TNHH PTV Logistics”- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên
Bùi Thị Anh, năm 2020 trường Đại Học Thương Mại.
- “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Sumitomo Warehouse Việt Nam” – Luận văn tốt
nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thu năm 2019 Trường Đại học Thương Mại.
Các đề tài trên tập trung đi nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp. Ngồi ra, các các bài nghiên
cứu trên phần lớn đã tìm ra những giải pháp giúp phát triển dịch vụ liên quan tới
con người, nhưng lại chưa thấy đưa ra được các giải pháp mới như về công nghệ
thông tin, tạo nguồn vốn, thu hút đầu tư, hay các vấn đề về kho bãi, … Bên cạnh đó,
các bài nghiên cứu này mặc dù đã chỉ ra được những thành công, tồn tại, tuy nhiên

2


lại vẫn chưa thực sự cụ thể bằng những con số. So với các luận văn trước, các luận
văn chủ yếu đi nghiên cứu về hồn thiện quy trình giao nhận hàng hoá, các các giải
phát để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dich vụ cho các cơng ty.
Luận văn của em có tính cập nhật số liệu mới, đi sâu nghiên cứu về quản trị quy
trình giao nhận hàng hố xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH T&M
Forwarding.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
Đề

tài


nhằm

mục

đích

nghiên

cứu

các

vấn

đề

:

Hệ thống hoá lý thuyết/ cơ sở lý luận về quản trị quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
bằng

đường

biển

Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng
hố xuất khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH T&M Forwarding.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị quy trình giao nhận hố
hàng xuất khẩu bằng đường biển của công ty TNHH T&M Forwarding.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực trạng về quản
trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của công ty.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
1.5.1.

Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị
quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập bằng đường biển của Công ty T&M
Forwarding.
1.5.2.

Phạm vi về thời gian

Đề tài nghiên cứu về thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển của T&M theo giai đoạn 2017-2020 và đề ra những định hướng của
công ty trong thời gian tới dựa trên các bài báo cáo thường niên qua các năm 20172020.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
1.6.1.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

- Các dữ liệu luận văn chuyên đề, tài liệu tham khảo từ các đề tài nghiên cứu
tổng quan về giao nhận vận chuyển đường biển

3


- Các thông tin, báo cáo, kết quả kinh doanh được đăng tải trên website của
Công ty T&M Forwarding và nguồn tài liệu trên các bài báo, bài chia sẻ trên

internet.
Từ việc tìm kiếm, thu thập và phân tích các dữ liệu này ta có thể: xây dựng kết
cấu của đề tài, nắm được cơ sở lý thuyết, đánh giá chung được tình hình hoạt động
của cơng ty.
1.6.2.

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp

- Quan sát: quy trình giao nhận hàng hóa được quan sát và ghi lại trong q
trình thực tập tại cơng ty.
- Đề đạt những thắc mắc: trong quá trình thực tập đã được hỏi các anh chị
trong công ty về những thuận lợi, khó khăn trong các nghiệp vụ giao nhận để có thể
đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ của cơng ty.
1.7. Kết cấu khóa luận.
Đề tài được chia thành 4 chương nghiên cứu sau:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

-

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất

khẩu bằng đường biển.
-

Chương 3: Thực trạng quản trị giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường

biển của Công ty TNHH T&M Forwarding.
-


Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu

quả quản trị quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển Cơng ty
TNHH T&M Forwarding.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HĨA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Một số khái niệm cơ bản về giao nhận hàng hoá xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm về giao hàng xuất khẩu và các bên tham gia hoạt động
giao hàng xuất khẩu
Giao hàng xuất khẩu là một hoạt động thương mại theo đó người làm dịch vụ
giao nhận sẽ thay mặt người xuất khẩu đứng ra thực hiện các nghiệp vụ nhận hàng,
gom hàng lưu kho, tổ chức giao hàng cho đơn vị vận tải, làm các thủ tục giấy tờ và
các dịch vụ khác có liên quan nhằm đảm bảo hàng hóa được giao cho người vận tải
chuyển đến địa điểm quy định cụ thể theo thỏa thuận với chủ hàng gửi để hưởng thù
lao.
Các bên tham gia vào hoạt động xuất khẩu gồm:
- Người xuất khẩu: là người ký hợp đồng ủy thác với người giao nhận, chủ
hàng sẽ yêu cầu người giao nhận thay mặt mình thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để
giao hàng cho người nhận hoặc người chuyên chở đúng về số lượng, chất lượng
hàng hóa, thời gian, địa điểm và phải trả một khoản chi phí nhất định như trong hợp
đồng đã thỏa thuận giữa hai bên.
- Người giao nhận: là người sẽ thay mặt chủ hàng xuất khẩu thực hiện các dịch
vụ và nhận thù lao:
+ Nhận hàng, thiết lập và cung cấp các chứng từ cần thiết.
+ Lưu kho, đóng gói hàng hóa, lựa chọn phương thức vận tải, nghiên cứu bản

chất của hàng hóa và những quy chế áp dụng ở nhứng nước hàng hóa được vận
chuyển qua.
+ Vận tải hàng đến cảng, khai báo hải quan, giao hàng cho người chuyên chở.
+ Nhận vận đơn đã kí của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
+ Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường tới người nhận hàng.
- Ga, cảng: kí hợp đồng xếp dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa với người giao
nhận. giao hàng cho phương tiện vận tải nếu xuất khẩu bằng container, hay hàng
hóa được lưu tại kho của cảng.

5


- Người chuyên chở: trong một số trường hợp người giao nhận là người
chuyên chở, nhưng phận lớn người vận tải thường hoạt động độc lập, tham gia vào
hoạt động giao hàng xuất kbhẩu dưới hình thức cho thuê phương tiện chuyên chở.
- Chính phủ và cơ qua chức năng: cán bộ chủ quan, hải quan, tổ chức kiểm
nghiệm, giám định, …
Ở Việt Nam, hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu chịu sự điều chỉnh của các
văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hàng hải 2015,
Luật Hải quan 2014, …
Các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động giao hàng xuất khẩu
như các công ước quốc tế về vận đơn vận đơn và vận tải như:
- Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn
đường biển (Quy tắc Hague-Visby)
- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Quy
tắc Hamburg)
- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa một phần hoặc
tồn bộ hàng bằng đường biển (Quy tắc Rotterdam) …
Điều kiện cơ sở giao hàng Inconterm 2020, điều kiện kinh doanh chuẩn của
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA về dịch vụ giao nhận hàng hóa,

quy tắc chứng từ vận tải đa phương tiện do Ủy ban Liên Hợp Quốc về thương mại
và phát triển UNCTAD và phòng thương mại quốc tế ICC …
2.1.2. Phân loại và đặc điểm các loại hình giao nhận hàng hóa xuất khẩu.
- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là một trong những phương thức vận
tải được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hình thức này có những đặc điểm: Chịu được
trọng tải cực lớn, thậm chí gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với vận chuyển bằng
đường hàng không. Đồng thời với cách vận chuyển này, rất hiếm những trường hợp
bị giới hạn về khối lượng và kích thước mặt hàng. Được ưu đãi về mặt giá cả do
chuyên chở hàng hóa số lượng lớn. Tỷ lệ rủi ro về việc va chạm, tai nạn trong q
trình vận chuyển tương đối thấp, giúp đảm bảo tính an tồn cho hàng hóa khi
chun chở.

6


Mặc dù ra đời sau những phương thức khác, song đến thời điểm hiện tại vận
tải hàng khơng đóng vai trò cưc kỳ quan trọng trong nền kinh tế thương mại quốc tế
với những lợi thế cạnh tranh lớn như:
+ Thời gian vận chuyển nhanh nhất trong các phương thức giao nhận.
+Tính an tồn cao, ít rủi ro so với các hình thức vận tải khác, do đó hàng hóa
sẽ giảm thiểu nguy cơ bị hư hỏng hay mất mát.
+Không bị giới hạn về mặt khoảng cách như đường bộ hay đường thủy, vì vậy
có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới.
+Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì việc chọn lựa giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường hàng khơng cũng có một vài nhược điểm về mặt chi phí hay
thủ tục triển khai.
+Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn nhiều so với đường
thủy hoặc đường bộ. Chính vì vậy hình thức này chỉ phù hợp với những mặt hàng
khó vận chuyển, giá trị lớn hoặc yêu cầu thời gian chuyên chở nhanh.

+Do bị giới hạn về khối lượng hàng hóa nên hình thức này không phù hợp để
chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.
+ Để đảm bảo tính an toàn cho chuyến bay nên thủ tục vận chuyển bằng
đường hàng không khá phức tạp, nhiều sản phẩm sẽ không được chấp nhận chuyên
chở theo quy định của pháp luật.
-Phương thức giao nhận bằng đường bộ là phương thức vận tải phổ biến và
thông dụng nhất trong các loại hình vận tải. Tuy phương thức này bị hạn chế bởi
khối lượng và kích thước hàng hóa, khơng chở được những khối lượng hàng hóa
lớn như vận tải bằng đường thủy hay nhanh chóng bằng vận chuyển hàng khơng
nhưng lại được các doanh nghiệp ưa chuộng vì các ưu điểm sau:
+Chủ động về mặt thời gian và địa điểm khi giao nhận hàng hóa, đặc biệt là
vận chuyển đa dạng chủng loại sản phẩm.
+Mang lại hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
+Tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình
Tuy nhiên khi chọn lựa phương thức giao nhận bằng đường bộ sẽ phát sinh
các chi phí cầu đường, cũng như địi hỏi hàng hóa vận chuyển phải có hóa đơn

7


chứng từ đầy đủ vì sẽ bị kiểm tra giấy tờ và cân đo hàng hóa theo quy định. Do đó
doanh nghiệp cũng cần cân nhắc khoản chi phí này trước khi lựa chọn hình thức vận
chuyển phù hợp.
2.2. Một số lí thuyết liên quan đến quản trị quy trình giao nhận hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển.
2.2.1. Khái niệm, phân loại, vai trò và trách nhiệm của người giao nhận
trong hoạt động quản trị quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu.
a, Các khái niệm
Trong thương mại quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều
nước khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua. Trong trường hợp đó,

người giao nhận (Forwarder) là người tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các
thủ tục liên quan đến việc vận chuyển. Tất cả các công việc như đưa hàng ra cảng,
làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/ dỡ hàng hóa, gioa hàng cho người nhận ở nơi đến
… được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận- Forwarding.
Theo Luật Thương Mại Việt Nam, “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ gioa nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc
của người gioa nhận khác.” Nói tóm tại, giao nhận hàng hóa là tập hợp nghiệp vụ
có liên quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng đến nơi nhận hàng. Người giao nhận có thể làm trực tiếp hoặc thuê đại lý
và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Quản trị giao nhận hàng hóa quốc tế là việc lựa chọn và đưa ra các quyết
định vận chuyển, tổ chức, thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt
động vận chuyển của doanh nghiệp là tăng cường hiệu quả hoạt động vận chuyển,
giảm chi phí, đamt bảo sự an tồn cho hàng hóa trong q trình vận chuyển. (Trích
Bộ mơn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế ĐHTM- Slide Quản trị giao nhận
vận chuyển hàng hóa quốc tế).
Nói tóm lại, quản trị giao nhận hàng hóa quốc tế là việc lập kế hoạch, tổ
chức và giám sát điều hành quá trình giao nhận hàng hóa giữa hai địa điểm (một địa
điểm bốc hàng và một địa điểm dỡ hàng) tại hai quốc gia khác nhau, có thể xem xét

8


đến hiệu quả, an tồn, chi phí. (Trích Bộ mơn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc
tế ĐHTM- Slide Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế).
“Người giao nhận- Forwarder- Frieght Forwarder- Forwarding Agent” là
những người kinh doanh dịch vụ giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng,
chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì

một người nào khác. (Trích giáo trình Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm
trong ngoại thương- Phạm Mạnh Hiền)
“Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp
đồng ủy thác và hành động theo lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không
phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc
lliên quan đến hoạt động giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục
hải quan, kiểm hóa, …” theo Liên đồn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA.
b, Phân loại giao nhận
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức chuyên
chở quốc tế.
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hóa trong
phạm vi một nước.
* Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh
- Giao nhận thuần túy: là hoạt động chỉ gửi hàng đi và nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động
như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển, …
* Căn cứ vào phương thức vận tải:
- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển

.

- Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng khơng.
- Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt.
- Giao nhận hàng hóa bằng đường bộ.
- Giao nhận hàng hóa bằng đường ống.
c, Vai trò và chức năng của giao nhận
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu rất cần thiết trong việc thực
hiện hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, nó giúp cho hai


9


bên có thể thực hiện đúng thời gian gioa hàng theo đúng quy đinh của hợp đồng,
đồng thời cũng giúp cho việc thơng quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngày nay với sự mở cửa hội nhập thế giới và phát triển nhanh chóng của hoạt
động ngoại thương, việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ làm cho nền kinh tế
nước nhà phát triển hơn, nguồn ngoại tệ cũng sẽ trở nên dồi dào hơn để đóng góp
vào ngân sách nhà nước.
Để thực hiện thành công một hợp đồng mua bán thì khơng thể khơng nhắc đến
vai trị của các cơng ty gioa nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Các cơng ty giao nhận
ngày càng có vai trị quan trọng trong việc góp phần đẩy nhanh tiến độ lưu thơng
hàng hóa. Người làm giao nhận địi hỏi phải có những kĩ năng, kiến thức, nămng
động và nhanh nhẹn mới có thể đáp ứng được cơng việc phức tạp này.
d, Trách nhiệm của người giao nhận
*Khi là đại lý của chủ hàng
Người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
và chịu trách nhiệm khi:
- Giao nhận khơng đúng chỉ dẫn.
- Thiếu xót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa măch dù đã được hướng
dẫn.
- Gửi hàng đến sai nơi quy định.
- Giao hàng không phải là người nhận.
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế.
- Khi làm đại lý giao nhận cần phải tuân thủ điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn.
*Khi là người chuyên chở
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận chịu trách nhiệm các dịch vụ
mà khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, người nhận không chịu trách nhiệm về nhưngx
mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh trong những trường hợp sau đây:

- Do lỗi của khách hàng hoặc người mà khách hàng ủy thác.
- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã khơng phù hợp.
- Do bản chất hàng hóa.
- Do các trường hợp bất khả kháng. …

10


2.2.2. Nội dung quản trị quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng
đường biển.
a, Lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu
Việc lập ra một kế hoạch giao hàng tốt sẽ giúp cho việc định hướng các hoạt
động trong quá trình giao hàng; Xác định được rõ nội dung, yêu cầu công việc, thời
điểm bắt đầu và kết thúc công việc, cách thức tiến hành; Giúp các nhà quản trị triểm
khai các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh gia quá trình giao hàng xuất khẩu, chỉ ra những
kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm.
* Căn cứ khi lập kế hoạch giao hàng:
- Căn cứ vào các hợp đồng thương mại quốc tế: Điều kiện cơ sở giao hàng,
những quy định về đặc điểm phương tiện vận tải, quy định về mức bố dỡ, …
- Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa: Căn cứ vào khối
lượng hàng hóa và đặc điểm của hàng hóa để bố trí phương tiện vận tải phù hợp, tối
ưu hóa chi phí.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
* Các bước lập kế hoạch giao hàng xuất khẩu:
- Chuẩn bị kế hoạch:
+ Thu thập thông tin, phân tích các yếu tố
+ Thu thập thơng tin, phân tích các yếu tố của mơi trường vĩ mơ có ảnh hưởng
đến q trình gioa hàng như: chính sách về xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, bảo
hiểm cho hàng hóa, …

+ Phân tích các yếu tố nội tại nằm bên rong doanh nghiệp và các yếu tố thuộc
môi trường ngành.
-

Tiến hành lập kế hoạch:

+ Xác định các tiêu chí cần đạt được.
+ Xác định và lập kế hoạch cho từng nội dung cơng việc.
+ Tính tốn thời điểm tiến hành, kết thúc, phân bổ nguồn lực.
+ Xác định cách thức tiến hành các cơng việc.
-

Trình duyệt kế hoạch:

+ Trình bày và bảo vệ keé hoạt trước ban lãnh đạo doanh nghiệp.

11


+ Bổ sung, chỉnh sửa, phê duyệt kế hoạch.
*Nội dung lập kế hoạch giao hành xuất khẩu
- Xác định nhu cầu vận chuyển: khối lượng hàng hóa, đặc điểm của hàng hóa,
thời điểm và địa điểm giao hàng.
- Xác định phương thức giao hàng: gioa hàng qua đường bộ, đường sắt, đường
biển, đường hàng không hay vận tải đa phương thức.
- Xác định lịch trình giao hàng: bao gồm xác định tuyến đường vận chuyển,
thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, …
- Xác định nguồn lực, khả năm tài chính phục vụ kế hoạch giao hàng.
- Xác định các nguồn lực khác hỗ trợ cho qua trình giao hàng.
b, Tổ chức giao hàng

*Chuẩn bị cho quá trình giao hàng
- Tìm hiểu về u cầu thơng tin
- Thu thập và xử lý dữ liệu: xác định nhu cầu về thông tin, phân loại thơng tin,
nguồn tin, phân tích và lưu trữ thơng tin, lựa chọn người giao hàng.
- Kí hợp đồng giao hàng.
*Quy trình giao hàng
- Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng và chuẩn bị hàng.
Sau khi nhận yêu cầu giao hàng từ khách hàng, hàng hóa cần phải được chuẩn
bị để sẵn sàng giao ra cảng. Có 2 trường hợp:
+ Nếu là hàng lẻ: sẽ được chuyển đến kho CFS tại cảng để đóng hàng vào
container.
+ Nếu là hàng nguyên cont thì làm thủ tục mượn cont để đóng hàng vào cont
và chuyển về bãi container tại cảng đi.
- Bước 2: Hợp đồng lưu khoang (Booking note)
+ Căn cứ trên số lượng chủng loại hàng hóa, chủ hàng gửi yêu cầu vận chuyển
(Booking) đến cho người vận chuyển.
+ Nội dung người chủ hàng cần chuyển cho người vận chuyển bao gồm: mặt
hàng, số lượng hàng hóa, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, ngày đi dự kiến.
- Bước 3: Chuẩn bị chứng từ

12


+ Để người vận chuyển có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, người chủ
hàng cần cung cấp cho các chứng từ.
+ Những chứng từ cần thiết để tạo lập vận đơn bao gồm chứng từ do chủ hàng
cung cấp: Hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, các loại giấy
phép, chỉ dẫn gửi hàng (Shipping Instruction).
- Bước 4: Tổ chức nhận- vận chuyển hàng hóa đến cảng.
+ Hàng khơng đóng trong cont.

+ Hàng được đóng trong cont. Nếu là hàng nguyên cont (FCL).
 Nhận cont về cần kiểm tra tình hình, đặc điểm của cont: kiểm tra bên ngồi
cont, bên trong cont, cửa cont, tình trạng vệ sinh của cont, kiểm tra các thông số kĩ
thuật của cont như hệ số xếp hàng của cont (W/M).
 Khi đóng hàng vào trong cont cần lưu ý: Phân bổ đều hàng hóa trên mặt
hàng cont, chèn đệm và độn lót hàng hóa trong cont, gia cố hàng hóa trong cont hạn
chế vào giảm bớt áp lực hoặc chấn động, chống hiện tượng hàng hóa bị nóng hoặc
hấp hơi.
 Cách chất xếp, chèn lót hàng hóa vào trong cont cần xem xét tùy loại bac
khác nhau: hàng đóng trong hịm gỗ; trong hộp giấy bì cứng; trong bao vải, bao dệt;
trong thùng tròn; trong palet ...
- Bước 5: Thông quan hàng.
+ Lên tờ khai.
+ Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan: Để tiến hành khai báo hải quan nhân
viên khai nhận cần lập hồ sơ và sắp xếp hồ sơ theo thứ tự sau:


Giấy giới thiệu của cơng ty (1 bản chính)



Tờ khai hải quan điện tử (2 bản chính).



Hợp đồng ngoại thương (1 bản sao)



Hóa đơn thương mại (1 bản chính)




Kê chi tiết hàng hóa (1 bản chính)



Chứng nhận xuất xứ C/O (1 bản chính)



Chứng từ liên quan khác (nếu có): Giấy chứng nhận kiểm dịch động thực

vật , chứng từ phun trùng , giấy phép đối với hàng xuất khẩu phải có giấy phép của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ...
13



×