Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh vết thương bàn tay tại khoa ngoại trung tâm y tế thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 41 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TÔ THỊ THƠ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÔ THỊ THƠ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT
CHO NGƯỜI BỆNH VẾT THƯƠNG BÀN TAY
TẠI KHOA NGOẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỂ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022
NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TÔ THỊ THƠ

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH
VẾT THƯƠNG BÀN TAY TẠI KHOA NGOẠI TRUNG TÂM Y TẾ
THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng ngoại người lớn
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỂ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. VŨ NGỌC ANH



NAM ĐỊNH - 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề tốt nghiệp này là kết quả quá trình học tập tại Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định của tơi trong hai năm theo học chương trình Điều dưỡng Chuyên
khoa cấp I, chuyên ngành Ngoại người lớn.
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm, cùng tồn thể các thầy cơ giáo Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ
cũng như giúp đỡ tơi hồn thành tốt trong q trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi chân thành gửi đến ThS. Vũ Ngọc Anh, người
thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học, truyền dạy cho tơi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu của các thầy cơ giúp tơi có thể hồn thành chun đề này.
Tơi xin trân trọng biết ơn các thầy cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thiện chun đề được tốt nhất.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm Y tế
thị xã Quảng Yên đã tạo điều kiện cho tôi thực tế tại cơ sở. Tôi cũng xin cảm ơn
toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng và các đồng nghiệp đã tham gia giúp đỡ đóng góp
nhiều ý kiến q báu cho tơi trong q trình thực tập và viết chuyên đề báo cáo.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp chuyên
khoa I – K9 đã động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Học viên

Tô Thị Thơ



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là học viên lớp Chuyên khoa I, chuyên ngành Ngoại người lớn K9 –
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, xin cam đoan:
Chun đề do chính tơi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS Vũ
Ngọc Anh. Các số liệu và thông tin trong chuyên đề hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan. Những số liệu này chưa được công bố ở bất kỳ chun đề nào khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Học viên

Tô Thị Thơ


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận. ................................................................................................... 3
1.1.1. Giải phẫu ứng dụng bàn tay ........................................................................... 3

1.1.1.1.Các xương bàn tay. ...................................................................................... 3
1.1.1.2. Vùng gan bàn tay ........................................................................................ 3
1.1.1.3. Vùng mu bàn tay ......................................................................................... 5

1.1.1.4.Vùng ngón tay .............................................................................................. 6
1.1.1.5. Mạch máu bàn tay....................................................................................... 7
1.1.1.6. Thần kinh bàn tay ....................................................................................... 8
1.1.2. Các loại vết thương và quá trình lành vết thương ........................................... 9
1.1.2.1 Các loại vết thương ...................................................................................... 9
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương [4]. ......................... 10
1.1.3. Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết thương [4]. ...................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 12
1.2.1 Trên thế giới ................................................................................................. 12
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 12
CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 14
2.1 Giới thiệu về Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên. ............................................. 14
2.2. Đặc điểm của khoa Khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên................. 15
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật người bệnh vết thương
bàn tay tại khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm
2022. ..................................................................................................................... 16
2.5.1 Thông tin chung về đối tượng khảo sát. ........................................................ 16
2.5.1.1. Phân bố theo giới tính, tuổi, nơi cư trú ..................................................... 16
2.5.1.2. Phân bố theo nghề nghiệp của người bệnh. ............................................... 17


iv
2.5.1.3. Lý do vào viện và thời gian nhập viện ....................................................... 17
2.5.2 Thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật người bệnh vết thương bàn tay : ........... 18
CHƯƠNG III: BÀN LUẬN .................................................................................. 21
3.1. Thực trạng của vấn đề khảo sát ....................................................................... 21
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ................................................................. 21
3.1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật. ........................................ 21
3.2. Đề xuất một số giải phảp nâng cao chăm sóc người bệnh vết thương bàn tay tại
khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. ........................... 23

3.2.1.. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế ..................................................... 23
3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao cơng tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật vết
thương bàn tay. ..................................................................................................... 25
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU KHẢO SÁT


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VTBT

Vết thương bàn tay

VT

Vết thương

BN

Bệnh nhân

NVYT

Nhân viên y tế

CTĐT

Chương trình đào tạo


BVHNVĐ

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

CK

Chuyên khoa

ĐH

Đại học

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

ĐDV

Điều dưỡng viên

CSNB

Chăm sóc người bệnh

CSVT

Chăm sóc vết thương

TTYTTX QY


Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1 Xương bàn tay ........................................................................................... 3
Hình1.2 Phẫu tích vùng mặt gan tay ........................................................................ 4
Hình 1.3 Các ơ gan tay [13] ..................................................................................... 5
Hình 1.4 Phẫu tích vùng mặt mu tay ........................................................................ 6
Hình 1.5 Cấu trúc giải phẫu của ngón tay ................................................................ 7
Hình 1.6 Gân gấp ngón tay với dây chằng, bao hoạt dịch vùng ngón tay ................. 7
Hình 1.7 ĐM và TK bàn tay .................................................................................... 9


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh......................... 17
Bảng 2.2.Đặc điểm về nghề nghiệp của người bệnh............................................... 17
Bảng 2.3: Lý do vào viện và thời gian nhập viện ................................................... 17
Bảng 2.4: Đánh giá nhu cầu của người bệnh sau phẫu thuật................................... 18
Bảng 2.5: Số lần thay băng sau phẫu thuật ............................................................. 19
Bảng 2.6: Tình trạng vết thương sau phẫu thuật ..................................................... 19
Bảng 2.7: Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật ..................................................... 20
Bảng 2.8: Tình trạng vận động sau phẫu thuật ....................................................... 20
Bảng 2.9: Đánh giá sự hài lòng người bệnh ........................................................... 20



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay chứa đựng nhiều cấu trúc tinh vi, phức tạp như gân, cơ, xương, khớp,
dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các cấu trúc này được che phủ bởi
da và lớp mô dưới da máng. Bàn tay có chức năng rất quan trọng với hoạt động
sống của con người qua các động tác: gấp, duỗi, sấp, ngửa, đối chiếu, cầm nắm,
ngồi ra bàn tay cịn có chức năng sờ mó, nhận biết.
Vết thương bàn tay là một tổn thương thường gặp. Nguyên nhân do bàn tay là
bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong mọi hoạt động lao động và sinh hoạt hàng
ngày. Hàng năm tại Mỹ cứ trên một triệu ca cấp cứu vết thương bàn tay do tai nạn
lao động. Ở Pháp có năm trăm nghìn ca cấp cứu vết thương bàn tay. Tại Khoa
Ngoại Trung tâm Y tế Thị xã Quảng Yên, vết thương bàn tay là tổn thương thường
gặp, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số vết thương các loại.
Hình thái vết thương bàn tay rất đa dạng. Những vết thương bàn tay do tai nạn
sinh hoạt thường sắc gọn, đơn giản dễ xử trí. Ngược lại vết thương bàn tay do tai
nạn lao động thường nặng nề, phức tạp. Có thể gặp tổn thương dập nát bàn tay, cụt
một đến nhiều ngón tay, mất tồn bộ da bàn tay vv... dẫn đến các di chứng hết sức
nặng nề về chức năng và thẩm mỹ. Bệnh nhân có thể bị giảm hay mất khả năng lao
động trở nên tàn phế. Vì bàn tay có chức năng rất quan trọng như ông cha ta thường
nói “giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” mà việc điều trị vết thương bàn tay rất cần
được chú ý và quan tâm đầy đủ.
Về nguyên tắc chung của việc chăm sóc vết thương bàn tay là giải quyết ba
vấn đề: chữa lành vết thương; phục hồi chức năng.
Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh của điều
dưỡng, việc chăm sóc vết thương tốt giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh
chóng, kiểm sốt vấn đề vơ trùng, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị,
tăng cường niềm tin của người bệnh vào nhân viên y tế . Trong q trình chăm sóc
người bệnh, chăm sóc vết thương là một trong các kỹ thuật điều dưỡng phải thực
hiện hàng ngày. Từ năm 2004, BYT đã ban hành tài liệu Hướng dẫn chăm sóc
người bệnh.[2]. Để làm tốt cơng việc này, địi hỏi người điều dưỡng phải có đủ kỹ

năng, kiến thức để sớm phát hiện được các biến chứng, đồng thời chăm sóc tốt
người bệnh sau phẫu thuật. Vì những lý do nêu trên, nhằm mơ tả thực trạng chăm
sóc vết thương và đề ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc


2
người bệnh tôi tiến hành thực hiện Chuyên đề: " Thực trạng chăm sóc sau phẫu
thuật cho người bệnh vết thương bàn tay tại khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã
Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2022" với mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh vết thương bàn tay tại
khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sau phẫu thuật
người bệnh vết thương bàn tay tại khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh
Quảng Ninh năm 2022.


3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Giải phẫu ứng dụng bàn tay
Bàn tay chứa đựng nhiều một số cấu trúc tinh vi, phức tạp như gân, cơ, xương,
khớp, dây chằng, mạch máu, thần kinh, bao hoạt dịch. Các bộ phận quan trọng này
chỉ được che phủ bởi da và mô dưới da mỏng.

1.1.1.1.Các xương bàn tay.
Với 27 xương và hệ thống dây chằng bao khớp đảm bảo cho mọi hoạt động
tinh vi phức tạp của bàn tay và được chia thành 3 nhóm [9,10]:
- 8 xương cổ tay.
- 5 xương bàn tay.
- 14 xương ngón tay hay đốt ngón tay.


Hình1.1 Xương bàn tay [11]
1.1.1.2. Vùng gan bàn tay
* Da tổ chức dưới da.
Da ở gan tay dày, chắc, khơng có lơng, gần như dính liền với mạc gan tay trừ
ở vùng mơ cái. Tổ chức dưới da có lớp mỡ đệm dày hơn so với mặt mu để chịu
được lực va chạm.
Da gan tay ít đàn hồi, bám chặt vào những cấu trúc ở bên dưới để trong q
trình cầm nắm, các ngón tay sẽ không bị trượt hoặc di động quá mức.


4
Tổ chức dưới da vùng gan bàn tay chứa nhiều thụ thể thần kinh nên vùng gan
bàn tay nhận được cảm giác rất tinh tế nhất là mặt gan các búp ngón tay [9,10].
Trong phẫu thuật che phủ tổn thương khuyết hổng phần mềm tại vùng này cần phải
chú ý đến phục hồi lại chức năng cảm giác.
* Mạc gan tay
Mạc gan tay liên tiếp với gân cơ gan tay dài vùng cẳng tay trước ở trên đi
xuống gan tay tận cùng ở tổ chức dưới da ngang mức khớp bàn ngón, hai bên tạo
nên mạc phủ mụ cái ở ngồi và mạc phủ một ít ở trong. Ở giữa mạc gan tay dày lên
gọi là cân gan tay có tác dụng bảo vệ các thành phần gân, mạch máu, thần kinh bên
dưới [9].

Hình1.2 Phẫu tích vùng mặt gan tay [11]
* Gân, cơ vùng gan tay
Bao gồm hai hệ thống là hệ thống gân cơ dài ngoại vùng (từ cẳng tay) và hệ
thống cơ ngắn nội vùng (tại bàn tay) bao gồm hàng chục cơ khác nhau. Đây là động
lực cho mọi hoạt động của bàn tay, ngón tay.
Các gân gấp dài có chức năng gấp cổ tay, bàn - ngón tay. Các gân này cùng đi
qua ống cổ tay với các mạch máu và thần kinh nên dễ bị tổn thương nhiều gân phối



5
hợp với thương tổn mạch máu và thần kinh khi có vết thương tại vùng cổ bàn tay.
Ở vùng gan tay, các gân gấp ngón dài nằm trong ơ giữa, ở sau lớp mạch - thần kinh
(cung động mạch gan tay nơng và các nhánh ngón tay của dây thần kinh giữa và dây
trụ) [9].

Hình 1.3 Các ơ gan tay [11]
1.1.1.3. Vùng mu bàn tay
* Da tổ chức dưới da
Da mặt mu bàn ngón tay mỏng, mềm, di động, đàn hồi tốt, có lơng, cấu lên thành
lớp dễ dàng. Chính nhờ sự chun giãn tốt của da đó giúp các khớp gập lại dễ dàng. Tổ
chức dưới da nghèo nàn ít mỡ hơn so với phía gan bàn tay.
Tính chất chun giãn của vùng mu bàn tay cho phép tạo ra các vạt có cuống che
phủ tổn khuyết mặt gan ngón tay.
Trong tổ chức dưới da mu bàn tay là hệ thống tĩnh mạch đan xen dày đặc [10].
Dưới tổ chức dưới da là các gân duỗi ngón tay với đặc điểm khác biệt là bao
gân duỗi rất mỏng nhưng có nhiều mạch máu bao quanh, nhờ đó ta có thể ghép da
trực tiếp lên trên, rất ít khả năng gây dính gân [7].


6

Hình 1.4 Phẫu tích vùng mặt mu tay [11]
* Gân duỗi
Gân duỗi dưới mạc chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm ngồi chạy vào ngón cái
+ Nhóm trong chạy vào ngún út
+ Nhóm giữa chạy vào các ngón khác

Ứng dụng: rạch ở giữa các nhóm gân để vào mở bao khớp hay cắt đoạn xương
[4].
1.1.1.4.Vùng ngón tay
* Da tổ chức dưới da
Da mặt gan ngón tay dày, tổ chức mỡ dưới da đặc biệt ở đầu búp ngón tay là các
cụm mỡ chắc được phân lập thành từng ô nhỏ do các vách xơ sợi đi từ lớp da của đầu
búp ngón đến tận màng xương, do đó khi viêm nhiễm thường biến chứng gây viêm gân
xương. Trong vách xơ có mạng lưới dày đặc các mạch máu và thần kinh giúp cho búp
ngón có khả năng xúc giác tế nhị [9].
Do đặc điểm trên nền các tổn khuyết phần mềm ở ngón tay địi hái phải được
phẫu thuật che phủ bằng da dày có lớp đệm mỡ mỏng nhằm phục hồi tối đa chức
năng của ngón tay [6,7].


7
Mặt mu tay có da máng đàn hồi, lớp mỡ dưới da mỏng.

Hình 1.5 Cấu trúc giải phẫu của ngón tay [11]
* Gân vùng ngón tay
Hai gân gấp ngón nơng và sâu nằm trong bao hoạt dịch chui qua ống gân trật hẹp
tạo bởi các dây chằng tạo nên dễ dính gân sau khâu nối [6,12,13,14].
Gân duỗi ngón là gân dẹt khơng có bao hoạt dịch [10].

Hình 1.6 Gân gấp ngón tay với dây chằng, bao hoạt dịch vùng ngón tay [11]
1.1.1.5. Mạch máu bàn tay
* Động mạch
Bàn tay được cung cấp máu rất dồi dào từ động mạch (ĐM) quay và động mạch trụ
qua hai cung động mạch chính là cung động mạch gan tay nông và cung động mạch gan
tay sâu. Ngồi ra vùng mu tay cũng có cung động mạch mu cổ tay, tương đối mảnh hơn
hai cung mạch trên, do các nhánh bên của động mạch quay và trụ tạo nên.

Hai động mạch gan tay nông và sâu tiếp nối với nhau rất chặt chẽ nên khi có
tổn thương một cung động mạch thì bàn tay vẫn được cấp máu đủ [8,9,10].
Mỗi ngón tay được cung cấp máu chính qua 2 ĐM gan ngón tay nối với nhau


8
bằng các vòng nối quanh các khớp gian đốt và khớp bàn ngón, do đó chỉ cần 1 ĐM
hoạt động tốt là đủ ni sống ngón tay [8,9,10].
* Tĩnh mạch
Phần lớn các tĩnh mạch (TM) được dẫn lưu theo đường mu tay. Tĩnh mạch bàn
tay được chia thành 2 nhóm: tĩnh mạch sâu đi kèm cung ĐM cùng tên và tĩnh mạch
nơng dưới da (hệ thống tĩnh mạch chính của bàn tay).
TM nông tạo nên mạng tĩnh mạch mu tay rồi đổ vào TM đầu ở phía ngồi và
TM nền ở phía trong [9,10].
1.1.1.6. Thần kinh bàn tay
Vận động và cảm giác ở bàn ngón tay là do ba dây thần kinh giữa, quay, trụ
chi phối [9,10].
* Thần kinh quay
Nhánh nông TK quay là nhánh cảm giác đơn thuần đi từ cẳng tay xuống mu
bàn tay cảm giác cho nửa ngồi mu bàn tay và mu ba ngón rưỡi ở nửa ngoài.
* Thần kinh giữa.
- Là dây hỗn hợp vận động và cảm giác
- Vận động các cơ mô cái trừ bó sâu cơ gấp ngắn và cơ khép ngón cái, cơ giun
I và II.
- Vận động các cơ mô cái trừ bó sâu cơ gấp ngắn và cơ khép ngón cái, cơ giun
I và II.
- Cảm giác cho hơn nửa gan tay từ phía ngồi (trừ 1 phần nhỏ da phía ngồi do
dây quay chi phối), mặt gan 3 ngón rưỡi ở phía ngồi kể từ ngón cái và cả mặt mu
các đốt II, III của các ngón 2,3.
* Thần kinh trụ


-Vận động sâu cơ gấp ngắn ngón cái, cơ ghép ngón cái, cơ gan tay ngắn, các
cơ gian cốt, cơ giun 1,2.
- Cảm giác cho nửa trong măt gan và mu tay, mặt gan và mu 1 ngón rưỡi ở
phía trong kể từ ngón út


9

Hình 1.7 ĐM và TK bàn tay [11]
1.1.2. Các loại vết thương và quá trình lành vết thương
1.1.2.1 Các loại vết thương
* Khái niệm
Vết thương là một vết cắt hoặc phá vỡ sự liên tục của một cơ quan hoặc mơ
gây ra bởi một tác nhân bên ngồi chẳng hạn như chấn thương hoặc phẫu thuật [4].
* Nguyên nhân
Vết thương hình thành do nhiều nguyên nhân như: Chấn thương (cơ học, hóa
học, vật lý), thiếu máu (vết thương loét do tắc mạch) hay chèn ép. Dù là chấn
thương hay vết thương có chủ đích thì đều trải qua sự vỡ mạch máu, chảy máu và
hình thành các cục máu đơng. Đối với những vết thương có nguyên nhân do tắc
mạch và do chèn ép, nguồn cung cấp máu bị gián đoạn bởi sự tắc nghẽn vi tuần
hoàn tại chỗ [3].
*. Phân loại vết thương
Dựa trên các yếu tố bên ngoài tạo nên vết thương vết thương được chia thành
4 loại đó là: đụng dập (bầm tím), mài mịn (trầy xước da), rách (xé rách) và rạch
(cắt) [3].
về mức độ nhiễm khuẩn, vết thương gồm: vết thương sạch, vết thương sạch có
nhiễm khuẩn, vết thương nhiễm khuẩn và vết thương bẩn [3].
•Vết thương sạch là vết thương ngoại khoa được thực hiện dưới các điều kiện


vô khuẩn, không bị nhiễm khuẩn, không nằm trong vùng của hô hấp, bài tiết, sinh
dục, tiết niệu và khơng có ống dẫn lưu.
•Vết thương sạch có nguy cơ nhiễm khuẩn là vết thương khơng có dấu hiệu


10
nhiễm khuẩn nhưng nằm trong vùng hô hấp, bài tiết, sinh dục, vết thương hở, vết
thương có ống dẫn lưu.
•Vết thương nhiễm khuẩn là vết thương nhiễm khuẩn, vết thương do tai nạn

dập nát, vết thương trên vùng có nhiễm khuẩn trước mổ.
•Vết thương bẩn là vết thương có mủ, hoại tử và có nguồn gốc bẩn từ trước.

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương [4].
Nhiều yếu tố có thể làm tăng hay trì hỗn quá trình lành vết thương.
- Tuổi: trẻ em, người lớn, phụ nữ có thai, người già.
-Tình trạng oxy trong máu: nồng độ oxy trong máu giảm, thiếu máu, giảm thể

tích tuần hoàn...
-Dinh dưỡng: thể trạng người bệnh mập, gầy, chế độ ăn thiếu protein, thiếu

vitamin, thiếu các loại khoáng chất như: kẽm, sắt...
-Có ổ nhiễm trùng: viêm họng, nhiễm trùng tiết niệu...
-Có sự đè ép quá mức: áp lực tại chỗ tổn thương dập rách, sự cọ sát, va chạm...
-Có tổn thương tâm lý: stress, đau...
-Có các bệnh lý kèm theo: giảm tuần hoàn ngoại biên, tiểu đường, urê máu

cao, suy giảm hệ thống miễn dịch.
-Dùng các loại thuốc kèm theo: hóa trị, xạ trị, corticoid, kháng viêm non


steroid, gây tê tại chỗ.
Các yếu tố thuộc cơ thể nói chung bao gồm sự dinh dưỡng, tuần hồn, sự oxy
hố, và chức năng miễn dịch của tế bào.
Các yếu tố cá nhân bao gồm: tiền sử hút thuốc, và thuốc đang điều trị. Các yếu
tố bộ phận bao gồm bản chất của chỗ bị thương, sự hiện diện của tình trạng nhiễm
trùng, loại băng đã dùng.
* Yếu tố thuận lợi giúp sự lành vết thương
-Vết thương phải sạch, khô: thay băng khi vết thương thấm ướt dịch.
-Bờ mép vết thương gần nhau, sát nhau.
-Bảo vệ vết thương ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Dinh dưỡng đầy đủ, đều đặn, cung cấp đủ protein, vitamin và khống chất.
- Kích thích mơ hạt mọc (mật ong, dầu mù u, nhau,...).
- Phải thay băng nhẹ nhàng, hạn chế thay băng, chỉ thay khi thấm ướt dịch.


11
- Dung dịch dùng rửa phải thích hợp với vết thương.
- Tăng tuần hoàn tại chỗ như massage vùng da xung quanh, rọi đèn, phơi nắng

tránh đè ép lên vết thương nhất là vết thương do loét tỳ.
1.1.3. Các lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết thương [4].
-Các chức năng sinh lí của da là bảo vệ, điều hồ thân nhiệt, cảm giác, chuyển

hố, và truyền đạt thơng tin.
- Sự khỏe mạnh của da phụ thuộc vào lưu lượng máu đầy đủ,dinhdưỡng đầy

đủ, sự nguyên vẹn của lớp biểu bì, và sự vệ sinh đúng cách.
- Trẻ em và người già dễ bị tổn thương da nhất.
- Tình trạng nguyên vẹn của da bị thay đổi có thể được biểu hiện bởi ngứa,


phát ban, các thương tổn, đau và q trình lành vết thương khơng đầy đủ.
-Việc hiểu các giai đoạn của quá trình lành vết thương là rất quan trọng trong

việc đánh giá và quản lí vết thương một cách đúng đắn.
- Độ sâu của vết thương ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức điều trị

thích hợp.
-Tình trạng xuất huyết, nhiễm trùng, nứt hay rò là các biến chứng có thể xảy ra

trên các vết thương.
- Các nhân tố tác động lên quá trình lành vết thương bao gồm sự oxy hoá và

sự cung cấp các chất dinh dưỡng, chức năng miễn dịch của tế bào, tuổi tác, sự béo
phì, hút thuốc lá, các thuốc sử dụng, các bệnh lý toàn thân, stress, nhiễm trùng vết
thương, và môi trường.
-Trong phần nhận định của điều dưỡng, các dữ liệu được thu thập bao gồm

tình trạng bình thường của da, nguy cơ suy yếu của da, và sự nhận diện các thay đổi
của da.
-Các can thiệp điều dưỡng đã được lập kế hoạch thì rất quan trọng đối với việc

ngăn ngừa sự phát triển của loét tì và tổn thương da.
-Các vết khâu, ghim, kẹp, các miếng băng và dây treo có thể cung cấp sự nâng

đỡ cho vết thương.
-Việc chườm nóng hay chườm lạnh tại chỗ có thể làm giảm viêm, cải thiện

quá trình lành vết thương và giảm đau.
- Việc giáo dục người bệnh rất quan trọng đối với sự khuyến khích và duy trì
tình trạng ngun vẹn của da về lâu về dài.



12
1.2. Cơ sở thực tiễn
Bàn tay có vai trị rất quan trọng trong đời sống, là cơ quan lao động nên rất dế
bị tổn thương. Theo Bohler VTBT chiếm khoảng 40 -50% trong tổng số các loại vết
thương do lao động. Theo thống kê tại bệnh viện hữu nghị Việt – Đức, vết thương
bàn tay chiếm 58% trong tổng các loại vết thương do tai nạn lao động.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chuyên biệt về chăm sóc người bệnh sau phẫu
thuật vết thương bàn tay. Hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến chăm sóc vết
thương nói chung trong đó bao gồm cả chăm sóc vết thương bàn tay như:
1.2.1 Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy chăm sóc vết thương nói chung và
chăm sóc vết thương bàn tay nói riêng của điều dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng
điều trị nếu dựa trên qui trình chuẩn và năng lực được tăng cường qua đào tạo. Kiến
thức và năng lực của điều dưỡng về chăm sóc vết thương và quản lý vết thương
quyết định đến việc thực hành của điều dưỡng. Nghiên cứu của Geraldine năm 2012
trên 150 đối tượng là điều dưỡng [17], cho biết 38,6% điều dưỡng cập nhật kiến
thức về chăm sóc vết thương trong vòng hai năm trước thời điểm nghiên cứu, 40%
đánh giá năng lực ở mứcthấp (<4 trong thang 110). Nhiều nước trên thế giới như
Australia, Anh ... đã xây dựng và sử dụng có hiệu quả qui trình chuẩn chăm sóc
người bệnh (CSNB) trong đó có CSVT [18].
1.2.2. Tại Việt Nam
Chăm sóc vết thương (CSVT) nói chung và chăm sóc vết thương bàn tay nói
riêng là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc người bệnh (CSNB) của ĐD, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng điều trị. CSVT không tốt có thể dẫn đến biến chứng như:
nhiễm khuẩn, chậm liền vết thương hậu quả là làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời
gian nằm viện, tăng gánh nặng xã hội, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe người
bệnh(NB). Do vậy chăm sóc vết thương của ĐD cần được quan tâm [15], [16].
Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra ở 5%-10% trong số khoảng 2 triệu

người bệnh được phẫu thuật hàng năm.Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn
thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.
Khoảng trên 90% nhiễm khuẩn thuộc loại nông và sâu [4].
Trong những năm qua, tai Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của
các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực chăm sóc vết thương. Với mục tiêu giảm


13
gánh nặng điều trị cũng như chi phí liên quan đến điều trị.
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Huyền, Phan Văn Tường '' Đánh giá thực hành
chăm sóc vết thương và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Việt Đức
năm 2012'' [5], cho thấy kết quả là: có 64,8% đối tượng thực hành đúng tồn bộ quá
trình chuẩn bị trong quy trình thay băng.
Tại nghiên cứu này chúng tôi chú trong vào các vấn đề chăm sóc người sau
phẫu thuật vết thương bàn tay cụ thể:
- Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật thay băng hạn chế tối đã nhiễm khuẩn
vết thương.
- Chăm sóc về dinh dưỡng đảm bảo cho người bệnh đủ dinh dưỡng để phục
hồi tốt vết thương ( Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức hạt...)
- Chăm sóc về vận động: Tập vận động cho người bệnh sau phẫu thuật vết
thương bàn tay rất quan trọng, để hạn chế các biến chứng liền lệch, cứng dính khớp
hạn chế vận động hoặc thậm chí mất chức năng bàn tay nhất là cần tập vận động
sớm các ngón tay. cẳng tay, cổ tay có thể bó bột bất động trong 2-3 tháng, sau này
tập vận động sẽ phục hồi dần, nhưng không nên bất động ngón tay q ba tuần lễ.
Thơng thường sau khi mổ vài ba ngày hoặc sau một tuần lễ là phải tập gấp duỗi nhẹ
nhàng ngón tay (nhiêu khi là tập lên gân, cử động nhẹ trên nẹp.


14

CHƯƠNG II: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1 Giới thiệu về Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên.
Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên là Trung tâm Y tế tuyến huyện. Vị trí nằm
gần trục đường chính Quảng Yên - Hạ Long, địa chỉ tại thôn Cửa Tràng, xã Tiền
An, thị xã Quảng Yên, là Trung tâm kết nối các khu dân cư đông đúc của Quảng
Yên và các khu vực lân cận.
* Đặc điểm Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên:
- Được thành lập theo Quyết định số 1328/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của
UBND tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên và
Bệnh viện Đa khoa thị xã Quảng Yên;
- Là Trung tâm Y tế hạng III; Lĩnh vực hoạt động chuyên môn: Đa khoa.
- Được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cấp phép hoạt động và được phê duyệt danh
mục kỹ thuật.
- Đã được Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận
chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được cấp phép xả thải
- Đã thực hiện bảo hiểm nghề nghiệp.


15
* Cơ sở vật chất:
Trung tâm được xây mới một cách đồng bộ, dây chuyền công năng hợp lý,
cảnh quan mơi trường sạch đẹp và thân thiện; Việc hồn thành và đưa vào sử dụng
cơng trình Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên mang ý nghĩa lớn trong công tác an
sinh xã hội; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; đáp ứng
nguyện vọng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân thị xã Quảng
Yên và các địa phương lân cận.
Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên được đầu tư xây dựng mới từ năm 2014 với tiêu
chí Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp, khang trang, hiện đại hoàn thiện đầu năm 2017 với
tổng mức đầu tư là: 432.353 triệu đồng, gồm:
- Khối khám bệnh, nghiệp vụ, điều hành và nhà công vụ cao 3 tầng, diện tích

xây dựng là 2.841 m2;
- Khối nhà điều trị cao 5 tầng, diện tích 1.928 m2;
- Khối nhà truyền nhiễm cao 2 tầng diện tích 450 m2;
- Khối nhà dinh dưỡng cao 1 tầng diện tích xây dựng 825 m2;
- Khối nhà khoa chống nhiễm khuẩn cao 1 tầng diện tích xây dựng 445 m2;
- Khối nhà khoa giải phẫu bệnh lý kiêm nhà tưởng niệm cao 1 tầng diện tích
xây dựng 517 m2 và các hạng mục phụ trợ như nhà xe, nhà cầu nhà trực, bảo vệ,
kho…
* Nhân lực:
Nguồn nhân lực của Trung tâm Y tế thị xã có tổng số 359 CBVC, LĐ, trong
đó: 112 bác sỹ (BS CKII: 05, BS CKI: 14, Thạc sỹ: 01, bác sỹ: 92), 141 điều dưỡng,
19 kỹ thuật viên, 15 dược sỹ, 11nữ hộ sinh và 62 cán bộ khác làm việc tại 5 phòng
chức năng, 10 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng và 01 phòng khám khu vực khu
vực Hà Nam.
Hàng ngày Trung tâm tiếp đón trung bình từ 650 lượt người bệnh đến khám
bệnh, người bệnh nội trú trung bình 450 người bệnh . Số lượng người bệnh đến
khám chữa bệnh ngày càng cao.
2.2. Đặc điểm của khoa Khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
Khoa Ngoại tổng hợp là một trong những khoa có lịch sử lâu năm nhất của
Trung tâm. Sau những năm hình thành và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên
chức đã xây dựng khoa không ngừng lớn mạnh, trở thành địa chỉ tin cậy trong điều


16
trị các bệnh lý ngoại khoa trong thị xã . Khoa hiện có 22 cán bộ , trong đó có: 2 Bác
sỹ CKI, 8 Bác sỹ đa khoa: và 12 Điều dưỡng ( 3 Đại học, 8 Cao đẳng và 1 trung
cấp)
Nhiệm vụ của khoa Ngoại là điều trị và phẫu thuật các bệnh lý về tiêu hóa,
gan, mật, tụy; chấn thương chỉnh hình, bỏng, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng
dụng các kỹ thuật cao, các phương pháp điều trị mới vào phẫu thuật và điều trị cho

người bệnh; chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến xã với nhiều hình thức.
Ngồi ra khoa cịn đảm nhiệm cơng tác đào tạo tuyến xã và học sinh, sinh viên các
trường cao đẳng y trong và ngoài tỉnh.
Với đội ngũ cán bộ trình độ cao và trang thiết bị hiện đại, khoa đã thực hiện
thành công nhiều kỹ thuật tiên tiến, trong đó phải kể đến các kỹ thuật:
- Khâu lỗ thủng dạ dày nội soi.
- Cắt trĩ longo
- Cắt túi mật nội soi, phẫu thuật nội soi
- Tán sỏi niệu quản bằng tia lase.
- Đặt lưới trong mổ thoát vị bẹn.
- Phẫu thuật KHX
- Khâu và xử trí vết thương bàn tay

2.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tất cả người bệnh được điều trị nội trú được chẩn
đoán vết thương bàn tay được phẫu thuật tại Khoa Ngoại - Trung tâm Y tế Thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ 06/2022 - 07/2022.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Mô tả cắt ngang.
- Cơ mẫu: 42 bệnh nhân sau phẫu thuật vết thương bàn tay trong thời gian từ
tháng 6 năm 2022 đến tháng 7 năm 2022.
- Bộ công cụ: Phiếu khảo sát
2.5. Kết quả khảo sát thực trạng chăm sóc sau phẫu thuật người bệnh vết
thương bàn tay tại khoa Ngoại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng
Ninh năm 2022.
2.5.1 Thông tin chung về đối tượng khảo sát.
2.5.1.1. Phân bố theo giới tính, tuổi, nơi cư trú



×