Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sưu Tầm Hoặc Xây Dựng Một Vụ Án Về Tranh Chấp Dân Sự Trong Đó Vụ Án Bị Đình Chỉ Giải Quyết Theo Quy Định Pháp Luật Và Viện Kiểm Sát Kháng Nghị Quyết Định Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Lên Toà Án Cấp Phúc Thẩm.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.33 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................4
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
I. Những vấn đề lý luận chung....................................................................2
1. Khái quát đình chỉ giải quyết vụ án dân sự..........................................2
2. Khái quát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.....................................3
II. Đặt tình huống và giải quyết..................................................................4
1. Tình huống.............................................................................................4
2. Yêu cầu cần giải quyết..........................................................................6
3. Giải quyết yêu cầu.................................................................................6
III. Liên hệ mở rộng và đề xuất................................................................10
1. Điểm tồn tại của kháng nghị và đình chỉ............................................10
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật...........................................11
C. KẾT LUẬN...............................................................................................13
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................14


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS:
TAND:
VKSND:

Bộ luật tố tụng dân sự
Toà Án nhân dân
Viện Kiểm Sát nhân dân


A. MỞ ĐẦU
Vấn đề về phúc thẩm dân sự luôn là đề tài nóng hổi trong suốt những năm


vừa qua, để hạn chế việc áp dụng không đồng đều giữa các cơ quan có thẩm
quyền gây ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của người dân đã đề ra những
quy định cụ thể về vấn đề kháng cáo, kháng nghị của đương sự và Viện Kiểm
sát. Việc phúc thẩm bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực dân sự có ý
nghĩa trong việc khắc phục sau lầm có thể có trong những bản án quyết định
đó nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức cũng như lợi ích
cơng cộng và nhà nước. Bên cạnh đó, có thể kiểm tra hoạt động xét xử của tồ
cấp dưới qua đó rút kinh nghiệm trong cơng tác và bảo đảm áp dụng đúng
pháp luật mà cụ thể như các quyết định kháng cáo, kháng nghị. Để có thể đạt
được mục đích này, khơng chỉ địi hỏi các quy định về kháng cáo kháng nghị
đầy đủ và đúng đắn, mà còn đòi hỏi việc áp dụng các quy định này cũng phải
tuân theo những nguyên tắc nhất định. Viện Kiểm sát được quyền kháng nghị
nhiều bản án quyết định khác nhau nhưng nổi bật muốn nhắc đến đó là quyết
định đình chỉ vụ án dân sự. Những năm vừa qua, việc áp dụng kháng nghị với
các quyết định đã dần đi vào thực tiễn và luôn được kịp thời sửa đổi, bổ sung
để phù hợp, đổi mới tư duy và hướng đến lợi ích của cộng đồng nói chung.
Vậy, liệu những thực tiễn đình chỉ hay kháng nghị đó có thực sự phù hợp và
phát huy tối đa hiệu quả trong thời gian tới hay khơng?. Nhóm đã đi sâu vào
nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp
luật về vấn đề đình chỉ và kháng nghị của Viện Kiểm Sát cùng việc trình bài
với mục đích trả lời câu hỏi nêu trên từ đó đưa ra những điểm tích cực, điểm
tồn tại và đề ra phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng trên
thực tế. Chính vì lẽ đó nhóm đã lựa chọn đề tài số 5 để làm để tài nghiên cứu
phục vụ cho bài nhóm quan trọng lần này.

1


B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận chung

1. Khái quát đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1.1. Khái niệm
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định chấm dứt việc
giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ theo pháp luật quy định.
1.2. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Căn cứ điều 217 BLTTDS năm 2015
 Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
 Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá
nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
 Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử
vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
 Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp,
hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên
quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
 Ngun đơn khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố
tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
 Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có u cầu độc lập khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và
chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tịa án đình chỉ việc
giải quyết u cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan;
 Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra
bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết
 Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án
đã thụ lý;
 Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2



1.3. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
 Quyết đinh đình chỉ bị kháng cáo kháng nghị phúc thẩm
 Đương sự khơng có quyền khởi kiện lại nếu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự sau khơng có gì khác so với vụ án dân sự trước về quan hệ
pháp luật tranh chấp và các bên nguyên đơn, bị đơn sẽ khơng được Tịa án
chấp nhận. Trừ trường hợp quy định điểm c khoản 1 điều 217, khoản 3 điều
192 BLTTDS năm 2015
2. Khái quát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
2.1. Khái niệm
Kháng nghị là một quyền tố tụng quan trọng của VKSND theo quy định của
pháp luật nhằm phản đối bản án quyết định của TAND cấp sơ thẩm u cầu
tồ án có thẩm quyền giải quyết lại vụ án
2.2. Chủ thể
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 57 và Điều 278 BLTTDS năm 2015,
chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án,
quyết định giải quyết vụ việc dân sự của TAND chỉ thuộc về Viện trưởng
VKSND cùng cấp hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp của Tòa án đã
giải quyết vụ việc dân sự đó theo thủ tục sơ thẩm.
2.3. Đối tượng, phạm vi
Theo quy định của BLTTDS thì một trong số những hoạt động của tịa án là
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bán án, quyết định của tồ án sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật (quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ).
Như vậy kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là “hoạt động tố tụng của VKS
theo quy định cảu pháp luật trong việc phản đối bản án, quyết định của toà
án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đề nghị toà án cấp trên trực tiếp
xét xử lại vụ án”
2.4. Thời hạn và hình thức
2.4.1. Về thời hạn kháng nghị


3


Thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của VKSND được quy định tại
điều 280 BLTTDS 2015
“1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện
kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01
tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên khơng tham gia phiên
tịa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được
bản án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm
đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07
ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm
sát cùng cấp nhận được quyết định.
3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết
định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này thì Tịa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và
nêu rõ lý do”.
2.4.2. Về hình thức kháng nghị
Kháng nghị của VKS dưới hình thức văn bản gọi là quyết định kháng nghị.
Quyết định kháng nghị của VKS được gửi cho Toá án cấp sơ thẩm đã ra bản
án, quyết định bị kháng nghị. Nội dung của quyết định kháng nghị được quy
định tại khoản 1 Điều 279 BLTTDS năm 2015
II. Đặt tình huống và giải quyết
1. Tình huống
Nguyên đơn: Ngân Hàng T Địa chỉ: Quận G, Thành Phố H
Bị đơn: Anh Nguyễn Văn A (1985) Địa chỉ: Huyện X, tỉnh Y
Năm 2018, Anh Nguyễn Văn A (1985) có địa chỉ tại Huyện X, tỉnh Y là một
hộ kinh doanh về ni trồng các loại cây ăn quả, vì thiếu một số vốn để chuẩn
bị cho mùa vụ sau nên anh có đến vay tiền tại Ngân Hàng T. Anh A đã vay

ngân hàng một tỷ đồng, thời hạn vay là 12 tháng kể từ ngày 2/1/2018 đến
4


ngày 2/1/2019 với lãi suất 1,7%/năm. Hai bên đã thực hiện kí kết hợp đồng
vay tài sản giữa anh A và Ngân hàng T.
Vào ngày 1/3/2019 khi đã quá hạn trả số tiền vay nhưng vẫn không thấy Anh
A đem tiền tới trả mặc dù đã liên lạc rất nhiều nhưng vẫn khơng thấy anh A
phản hồi. Vì vậy Ngân hàng T đã gửi đơn khởi kiện anh A lên tòa án nhân
dân huyện X và trong đơn khởi kiện của ngân hàng đã ghi đầy đủ và đúng địa
chỉ của anh A theo địa chỉ được ghi trong hợp đồng vay giữa anh A và ngân
hàng T. Vụ án được Tòa án nhân dân huyện X thụ lý ngày 15/03/2019 về giải
quyết vụ án “Tranh chấp về hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Ngân
hàng T và bị đơn Anh Nguyễn Văn A. Ngân hàng T đã nộp đầy đủ và đúng
thời hạn tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Ngân hàng
T đã giao nộp tài liệu, chứng cứ là các loại giấy tờ, văn bản pho to (có cơng
chứng) có liên quan đến việc anh A vay tiền đến Tòa án.
Trong q trình giải quyết vụ án, tịa án nhân dân huyện X đã phát hiện anh
A khơng cịn ở địa chỉ được ghi trong hợp đồng vay tài sản giữa ngân hàng T
và anh A, cũng như trong đơn khởi kiện của ngân hàng T khởi kiện anh A và
ngân hàng T cũng không được A cho biết về việc thay đổi địa chỉ này. Vì vậy,
TAND huyện X xác định ngân hàng T không cung cấp được địa chỉ mới của
bị đơn anh Nguyễn Văn A nên ngày 5/4/2019 căn cứ theo điểm h khoản 1
điều 217 BLTTDS năm 2015,điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 04/2017
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự sơ thẩm số
02/2019/QĐST-DS.
Nhận thấy, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án nhân dân huyện
X có vi phạm trong việc áp dụng pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, ngày 10/4/2019 VKS huyện X đã kháng nghị phúc

thẩm số 110/QĐKNPT-VKS-DS đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự sơ thẩm số 02/2019/QĐST –DS chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án
huyện X.
5


2. Yêu cầu cần giải quyết
1. Xác định căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án và nêu hậu quả pháp lý của
việc đình chỉ giải quyết trong vụ án nêu trên?
2. Trong trường hợp nào thì đương sự được quyền khởi kiện lại vụ án trên?
3. Bình luận hoặc đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với vụ án nêu trên?
3. Giải quyết yêu cầu
3.1. Xác định căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án và nêu hậu quả pháp lý
của việc đình chỉ giải quyết trong vụ án nêu trên.
- Căn cứ: Vụ án trên được TAND huyện X xác định Ngân hàng T không
cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn anh A nên căn cứ theo điểm h khoản 1
điều 217 BLTTDS năm 2015, điểm c khoản 2 Điều 61 Nghị quyết 04/2017
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán
Tịa án nhân dân tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án.
- Căn cứ điều 218 BLTTDS 2015 về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải
quyết vụ án trên:
+ Căn cứ khoản 1 điều này, điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS, điểm c
khoản 3 Điều 72 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội
đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thì đương sự có quyền khởi kiện lại
trong vụ án trên.
+ Về tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp: Khoản 3 Điều 218 có quy
định “Trường hợp Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do
người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường
“Trường hợp không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này mà Tòa án đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp địa
chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng ngun đơn khơng cung cấp được thì

có quyền u cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ mới của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tịa án khơng xác định được địa chỉ mới của bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h
khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”
1

“Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết này”. (khoản 4 Điều 6: Trường hợp vụ án bị đình
chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp
được đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan.)
2

6


hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này
thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.” Theo quy
định này thì đương sự trong vụ án trên không được trả lại tiền tạm ứng án phí
mà mình đã nộp.
3.2. Trong trường hợp nào thì đương sự được quyền khởi kiện lại vụ án
nêu trên?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 7 và khoản 4 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/
NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
có quy định về trường hợp đương sự có quyền khởi kiện lại như sau: “Trường
hợp vụ án bị đình chỉ giải quyết theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều này
thì theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015, người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án đó khi cung cấp được đầy
đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

Như vậy ngân hàng có quyền khởi kiện lại vụ án khi cung cấp được đầy
đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của bị đơn là anh A.
3.3. Bình luận hoặc đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với vụ án nêu
trên?
Trong quá trình nghiên cứu tình huống thì nhóm đã nhận thấy Tịa án
huyện X đã có những vi phạm về thủ tục tố tụng như sau:
Toà án nhân dân huyện X xác định Ngân hàng T không cung cấp được địa
chỉ mới của bị đơn anh Nguyễn Văn A nên căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều
217 BLTTDS năm 2015 đã ra quyết định đình chỉ vụ án là không đúng quy
định của pháp luật, bởi lẽ Toà án nhân dân huyện X sau khi nhận đơn khởi
kiện đã xác định có hợp đồng vay tài sản giữa Ngân hàng T với ông Nguyễn
Văn A, xác định bị đơn ơng Nguyễn Văn A có địa chỉ tại khu M, xã N đúng
như địa chỉ được ghi trong hợp đồng vay tài sản giữa Ngân hàng T và anh A,
cũng như trong đơn khởi kiện của Ngân hàng T khởi kiện anh A. Anh A đã
7


thay đổi nơi cư trú, hiện khơng có mặt tại địa phương và không thông báo
việc thay đổi nơi cư trú cho Ngân hàng T biết, trường hợp này được coi là cố
tình giấu địa chỉ.
Quá trình nộp đơn khởi kiện, Ngân hàng T đã ghi đúng và đầy đủ địa chỉ
của bị đơn như địa chỉ ghi trong hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng, sau khi vay
nợ, bị đơn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, trốn tránh khơng thơng
báo cho Ngân hàng biết. Q trình giải quyết vụ án, Tịa án khơng tiến hành
mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa
giải, khơng hướng dẫn Ngân hàng u cầu Tòa án thu thập, xác minh địa chỉ
mới của bị đơn, mà trong quyết định đình chỉ của Tịa án ghi là Ngân hàng
không cung cấp được địa chỉ mới là không đúng thực tế, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền lợi của Ngân hàng.
Theo đó thì việc Tịa án huyện X đã quyết định đình chỉ vụ án sơ thẩm là

khơng có căn cứ pháp luật và vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 điều 192
BLTTDS 2015 quy định “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện
đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên
thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà khơng thơng báo địa chỉ mới cho cơ quan,
người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người
khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa
vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán khơng trả lại đơn khởi kiện mà xác
định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa
chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung” và điểm a khoản 2 điều
6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3
điều 192 BLTTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn
khởi kiện lại vụ án quy định: “2. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, Tịa án
khơng tống đạt được thơng báo về việc thụ lý vụ án do bị đơn, người có

8


quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng cịn cư trú, làm việc hoặc khơng có trụ sở
tại địa chỉ mà ngun đơn cung cấp thì Tịa án giải quyết như sau:
a) Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng
địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ được ghi trong giao dịch, hợp đồng
bằng văn bản thì được coi là “đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm
việc hoặc nơi có trụ sở”. Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan thay đổi nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở gắn với việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ trong giao dịch, hợp đồng mà không thông báo cho
người khởi kiện biết về nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở mới theo quy
định tại khoản 3 Điều 40, điểm b khoản 2 Điều 277 Bộ luật dân sự năm

2015 thì được coi là cố tình giấu địa chỉ và Tịa án tiếp tục giải quyết theo thủ
tục chung mà khơng đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do khơng tổng đạt
được cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;”. Đối chiếu với các
quy định đã được viện dẫn trên thì trường hợp anh Nguyễn Văn A thay đổi
địa chỉ nhưng không thông báo cho Ngân hàng T nơi cư trú mới được xem là
đã cố tình dấu địa chỉ và Tòa án huyện X phải tiếp tục giải quyết theo thủ tục
chung mà khơng được đình chỉ vụ án.
Từ những phân tích ở trên cho thấy Tịa án nhân dân huyện X đã có vi
phạm nghiêm trong trong thủ tục tố tụng dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa
đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Do đó việc Viện kiểm sát huyện X kháng nghị phúc thẩm đối với
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm số 02/2019/QĐST-DS
chưa có hiệu lực của Tịa án huyện X là hoàn toàn hợp lý và đúng pháp luật.
Tịa án cấp phúc thẩm chấp nhận tồn bộ nội dung kháng nghị của Viện kiểm
sát huyện X. Tòa án cấp phúc thẩm Y ra quyết định hủy bỏ đình chỉ vụ án sơ
thẩm của tòa án nhân dân huyện X và chuyển lại toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa
án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết.

9


III. Liên hệ mở rộng và đề xuât giải pháp
1. Một số bất cập trong quy định pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự và quyền kháng nghị của Viện Kiểm Sát
Qua các số liệu thống kê thể hiện tỷ lệ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
của VKS được toà án phúc thẩm chấp nhận khá cao. Trong năm 2014, toàn
ngành kiểm sát đã ban hành 1.467 kháng nghị phúc thẩm về án dân sự. Toà
xét xử 1.252 vụ và chấp nhận 1.130 kháng nghị, đạt tỷ lệ 90,3%. Trong năm
2015, toàn ngành đã ban hành 1.463 kháng nghị phúc thẩm, toà xét xử 1.179
vụ, chấp nhận 1.060 kháng nghị đạt tỷ lệ 89,9%. Có thể thấy, VKS đã thực

hiện tốt vai trị của mình trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà
án trong quá trình xét xử, kịp thời phát hiện những sai sót của Tồ án sơ thẩm
để có thể kịp thời phúc thẩm lại những sai sót. Tuy nhiên, số lượng phúc thẩm
mà toà án giải quyết khá lớn nhưng số lượng kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ. Một số vụ án phúc thẩm huỷ, sửa án sơ thẩm nhưng
khơng có kháng nghị của VKS, thể hiện chất lượng của VKS trong việc thực
hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà án còn chưa cao.
Theo quy định tại điều 278 BLTTDS năm 2015 thì VKS có quyền kháng nghị
phúc thẩm với mọi bản án quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án chưa có
hiệu lực. Tuy nhiên thực tế những vi phạm có thể bị VKS kháng nghị là
những vi phạm tố tụng hoặc vi phạm nội dung. Việc VKS kháng nghị mọi
trường hợp toà án vi phạm về nội dung là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu
cặn kẽ bởi những trường hợp mặc dù phán quyết về nội dung toà án chưa
đúng nhưng cac đương sự đồng ý thì việc VKS kháng nghị có thể ảnh hưởng
quyền tự định đoạt và làm kéo dài thời gian giải quyết.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), sau khi
thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết nếu vụ án thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 thì Tịa án sẽ ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trong các trường hợp tịa án đình chỉ giải
quyết vụ án, có trường hợp căn cứ vào “các trường hợp khác theo quy định
10


của pháp luật” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể trường hợp đình chỉ tại
điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015 đối với “các trường hợp khác theo
quy định của pháp luật”, do đó khi Tịa án áp dụng trường hợp trên để đình
chỉ giải quyết vụ án cịn tùy nghi, chưa thống nhất, chủ yếu dựa vào lập luận
chủ quan, nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Bởi
lẽ, theo quy định tại Điều 218 BLTTDS 2015, hậu quả của việc đình chỉ giải

quyết vụ án dân sự lại khơng nói rõ nếu Tồ án căn cứ vào điểm h khoản 1
Điều 217 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền khởi kiện lại vụ án hay khơng
và tiền tạm ứng án phí được xử lý như thế nào. Vì chưa có hướng dẫn cụ thể
đối với việc áp dụng điểm h khoản 1 Điều 217 khi đình chỉ giải quyết vụ án
nên trên thực tế việc kiểm sát các quyết định này cũng gặp nhiều khó khăn.
2. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự và quyền kháng nghị của Viện Kiểm Sát
 Hoàn thiện các quy định các quy định về kháng nghị phúc thẩm, pháp luật
TTDS chưa quy định về kiến nghị của VKS đối với các trường hợp trả lại
quyết định kháng nghị không đúng quy định về hình thức hoặc do người
khơng có thẩm quyền kí dẫn đến tồ án khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết
quyết định kháng nghị không phù hợp pháp luật. Đồng thời một số quy định
chưa đảm bảo được quyền tự định đoạt của đương sự trong khi đây là một
trong các nguyên tắc cơ bản của PLTTDS như quy định VKS có quyền kháng
nghị với mọi bản án quyết định sơ thẩm kể cả việc điều này chỉ có vi phạm về
nội dung nhưng các đương sự đều đồng ý với phán quyết nội dung đấy của
toà án sơ thẩm, không kháng cáo và phán quyết này khơng xâm phạm đến lợi
ích nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích của tổ chức cá nhân khác
 Thể chế hoá quan điểm chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, đảm
bảo quyền tiếp cận công lý của công dân và quyền tranh tụng của các đương
sự, đồng thời giải quyết hài hoà mối quan hệ trong bảo đảm giữa các quyền

11


 Khắc phục những hạn chế bất cập trong các quy định pháp luật để đảm
bảo tính đồng bộ trong thực hành về kháng nghị của VKS và phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của PLTTDS cũng như bảo đảm quyền tự định đoạt đương
sự bảo đảm tranh tụng trong xét xử
 Sửa đổi quy định về VKS chỉ nên kháng nghị sai lầm của toà nếu xâm

phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba khơng tham gia tố tụng
ở tồ
 Cần quy định về việc kiểm tra quyết định kháng nghị và khiếu nại, kiến
nghị và giải quyết khiếu nại kiến nghị vê việc trả lại đơn kháng cáo. Kiểm tra
tính hợp lệ của quyết định kháng nghị và thủ tục giải quyết với kháng nghị
không đúng theo quy định tại điều 219 hoặc người kháng nghị khơng có thẩm
quyền quy định tịa điều 218
 Cơ quan liên ngành cấp trên cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể
đối với trường hợp này nhằm tạo sự thuận lợi, thống nhất trong việc áp dụng
thi hành pháp luật.

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua việc nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận và tình huống áp
dụng các quy định của pháp luật về kháng nghị của Viện Kiểm Sát với quyết
định đình chỉ vụ án. Ngoài ra, việc nghiên cứu đã phát hiện tính cấp thiết của
đề tài và ra những điểm khó khăn, hạn chế trong thực tiễn áp dụng, đồng thời
còn mạnh dạn đưa ra đề xuất và kiến nghị để hướng dẫn và sửa đổi bổ sung,
Từ đó giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có những điều chỉnh phù hợp,
góp phần tiếp tục hồn thiện các văn bản pháp luật về luật dân sự cho phù hợp
với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập hiện nay là
việc làm mang ý nghĩa to lớn.
12


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội - Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Nghị quyết 04/2017/NQHĐTP của Hội đồng thẩm phán , Tòa án nhân dân
tối cao ngày 5 tháng 5 năm 2017 quy định về hướng dẫn một số quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả
đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

3. Thành Dương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc
thẩm hình sự
4. Nguyễn Thị Thu Hà, Về kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của
Viện Kiểm Sát, Tạp chí luật học số 11/2009

13


5. Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt
Nam, NXB chính trị quốc gia sự thật.
6. Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (2015), Thống kê kết quả thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân
năm 2015, Tr. 6-7
7. Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao (2015), Báo cáo số 224/BC-VKSTC
ngày 18/12/2015 về việc tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm
2015, Tr. 11
8.

Nguyễn Thị Thủy, Khó khăn, vướng mắc trong việc đình chỉ giải quyết vụ

án theo quy định tại điểm h Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tại
ngày 20/10/2021

14



×