Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tình huống tranh chấp dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 9 trang )

Đề 2: Hãy xây dựng một tình huống hoặc sưu tầm một vụ việc
thực tiễn về kiện đòi tài sản là bất động sản. Trên cơ sở phân tích
nội dung vụ việc, cần làm rõ:
1.
2.
3.

Điều kiện của phương thức kiện đòi tài sản là bất động sản?
Chủ thể có quyền kiện đòi tài sản, người bị kiện đòi tài sản?
Bình luận hoặc đưa ra hướng giải quyết của nhóm đối với tình
huống nêu trên. Nêu rõ các căn cứ pháp lý đối với cách giải quyết
của nhóm.

I.

Lời mở đầu
Trong đời sống kinh tế – xã hội, tài sản được coi là điều kiện vật chất để
duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và trong đời sống xã hội. Trải qua
các hình thái kinh tế xã hội, khái niệm tài sản đã hình thành từ hàng ngàn năm
nay và pháp luật về tài sản cũng được xây dựng dựa trên những tập quán, lối
suy nghĩ, hành động khác nhau. Từ đó, xuất hiện những khái niệm về tài sản
từ những khía cạnh nhất định.
Theo điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 ( BLDS 2005) quy định về tài sản:
“ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Tài sản là
một chế định quan trọng của Luật dân sự, trong đó việc phân loại tài sản có ý
nghĩa rất lớn, bởi tài sản là công cụ quan trọng trong đời sống xã hội, nó liên
quan đến hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, đảm bảo nghĩa vụ dân sự,
thừa kế,... cũng như thực tiễn thi hành. Mỗi loại tài sản lại có những đặc tính
khác nhau nên cần thiết phải có một cơ chế pháp lý điều chỉnh riêng. Cách
phân loại cơ bản và phổ biến trong pháp luật của hầu hết các nước là phân
chia tài sản thành động sản và bất động sản. Theo cách phân loại này, người ta


thường xác định rõ loại tài sản nào là bất động sản, rồi dùng phương pháp loại
trừ để quy định tất cả các tài sản còn lại là động sản.
Điều 11 Hiến pháp 1959 quy định: “ Ở nước Việt nam dân chủ cộng hòa
trong thời lỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay
là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của
hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở
1


hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”.
Có thể thấy ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng
hòa đã ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các chủ thể. Nếu quyền sở
hữu bị xâm phạm thì cho phép chủ sở hữu kiện đòi, yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế,... kéo theo
những thuận lợi và khó khăn. Xã hội ngày một pháp triển, đồng tiền, tài sản
đều có “ ma lực” rất lớn lôi kéo con người ta quên hết tất cả khiến nhiều
người có tư tưởng, suy nghĩ muốn chiếm đoạt, lừa đảo, sử dụng tài sản của
người khác để phục vụ lợi ích của mình. Những hành vi đó dẫn đến nhiều
tranh chấp về tài sản diễn ra khá phổ biến và phức tạp, đặc biệt là tài sản là
bất động sản – đây được coi là loại tài sản có giá trị cao.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên
quan đến bất động sản, nhóm 4 – lớp K2I chúng em xin thảo luận về kiện đòi
tài sản là bất động sản.
II.

Nội dung vụ việc
Người khởi kiện: Lương Văn Thư
Hộ khẩu: Số nhà 210 – Đường Mặc Đĩnh Chi – P. Ka Long – Tp. Móng

Cái – tỉnh Quảng Ninh.
Người bị kiện: Nguyễn Công Điện
Địa chỉ: Đội 5 – Ấp 6 – xã Bom Bo – huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước.
Người có nghĩa vụ liên quan đến khởi kiện là chị: Nguyễn Thị Liên
Địa chỉ: Tiểu khu 2 – thị trấn Nà Phặc – huyện Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kan
“ Năm 1984, anh Lương Văn Thư kết hôn với chị Nông Thị Nguyệt trú
tại Tiểu khu 2, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan. Sau khi kết
hôn, hai vợ chồng chưa có nhà ở nên có ở với mẹ vợ là bà Hoàng Thị Làn
( Hộ khẩu: tiểu khu 2, thị trấn Nà Phặc, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).
2


Thấy thương hoàn cảnh của 2 con nên bà chia cho vợ chồng anh Thư đất để
làm nhà ở và được sử dụng vĩnh viễn. Khi chia đất có giấy chia đất của bà
Làn và được Ủy ban nhân dân Thị trấn Nà Pặc xác nhận. Năm 1985, vợ chồng
anh Thư dựng một ngôi nhà gỗ hai gian lợp ngói để ở. Xây nhà và ở được một
năm thì vợ chồng anh Thư đi xuống chợ để tiện cho việc buôn bán.
Năm 1990, anh Nguyễn Công Điện ở xã Vĩ Hương – Bắc Thông đã đến
đặt vấn đề mua nhà của anh Lương Văn Thư. Hai bên thống nhất giá cả với
giá khoảng sáu triệu đồng ( tương đương với một xe máy Sim Sơn). Lúc này
vợ chồng anh Thư đang cần xe máy để tiện đi lại nên hai bên đã quyết định
đổi nhà lấy xe. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn nên anh Điện chưa thể có
xe máy nên sẽ mua xe máy cho anh Thư trong vòng 1 năm. Hai bên đã thống
nhất được giá trị và thời hạn thanh toán. Khoảng 1 tháng sau, cả gia đình anh
Điện chuyển lên ngôi nhà này ở và đã sửa chữa 4 lần.
Đến năm 1997, do làm ăn thua lỗ nên anh Thư có đặt vấn đề đòi tiền
nhưng không được do hoàn cảnh. Trước khi gia đình anh Thư chuyển đến
Móng Cái, Quảng Ninh thì có lên đòi lần nữa nhưng vẫn không được. Hai ben
xảy ra cãi cọ, sau đó gia đình anh Thư chuyển đi nên không có điều kiện
thường xuyên đòi.

Năm 2011, anh Thư biết vợ chồng anh Điện chuyển vào nam sinh sống
và đã giao lại ngôi nhà cho con gái là chị Nguyễn Thị Liên tiếp tục quản lý và
sử dụng. Giữa anh Thư và anh Điện chưa làm xong thủ tục mua bán chuyển
nhượng nhưng anh Điện đã giao ngôi nhà cho chị Liên.
Hiện nay, anh Thư có nhu cầu sử dụng nhà ở và đã yêu cầu chị Liên trả
lại nhà ở gắn liền với đất nhưng bà Liên quyết không trả. Sau một thời gian
UBND thị trấn Nà Phặc hòa giải không thành, anh Thư đã gửi đơn lên TAND
huyện Ngân Sơn buộc bà Liên trả lại nhà và đất cho vợ chồng anh Thư”.

Nội dung phân tích

III.
1.

Điều kiện của phương thức kiện đòi tài sản là bất động sản
3


Kiện đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền sở
hữu theo quy định của pháp luật. Theo điều 255 Bộ luật Dân sự 2005 ( BLDS
2005) quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu: “ Chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác nhau buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc
thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở
hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo
quy định của pháp luật”.
Theo điều 174 BLDS 2005 quy định về bất động sản và động sản: “ 1.
Bất động sản là các tài sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng

gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công tình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật quy
định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.
Theo điều 258 BLDS 2005 về quyền đòi lại động sản phải đăng ký
quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình: “ Chủ sở hữu
được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường
hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán
đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải
là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”.
Kiện đòi lại tài sản ( hay gọi là kiện vật quyền) là một biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu tồn tại từ rất lâu đời, được áp dụng khi chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp bị mất quyền chiếm hữu thực tế tài sản của mình. Kiện đòi tài
sản là cách thức giúp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đòi lại tài sản
thuộc sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của mình mà trên thực tế không
được chiếm hữu tài sản đó.
So với các phương thức kiện dân sự khác thì kiện đòi tài sản là một
-

phương thức có những đặc thù nhất định:
Kiện đòi tài sản là biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu của chủ sở hữu và
người chiếm hữu hợp pháp. Biện pháp kiện đòi lại tài sản được áp dụng trong
4


trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bị mất quyền chiếm hữu
tài sản của mình. Tức là, tài sản đang nằm trong tay người khác và chủ sở hữu
-

hợp pháp lại không được kiểm soát đối với tài sản của mình.

Người bị kiện phải là người đang thực tế chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản. Đây là yếu tố quan trọng vì chỉ có thể trả lại tài sản khi
người chiếm hữu tài sản đó đang kiểm soát tài sản mà mình không có thực
quyền. Trên thực tế, có nhiều trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp phát hiện ra người chiếm hữu tài sản của mình nhưng đã xuất hiện các
căn cứ pháp lý làm cho người chiếm hữu tài sản đó đã trở thành chủ sở hữu
của tài sản do được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, xác lập quyền sở hữu

-

theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối tượng kiện đòi lại tài sản phải là vật đang có thực, đang còn tồn tại trên
thực tế.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng áp dụng kiện đòi tài sản một cách
máy móc, dập khuân. Tóm lại, đối với kiện đòi tài sản là bất động sản thì cần
có những điều kiện nhất định:
Một là, đối với chủ thể yêu cầu ( hay còn gọi là bên nguyên đơn): theo
điều 256 BLDS 2005 thì người có quyền khởi kiện đòi lại tài sản bao gồm:
chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Để khẳng định tư cách khởi kiện,
khi tham gia tố tụng thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có nghĩa vụ
chứng minh tư cách chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình. Trong trường
hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể trực tiếp là chủ thể
khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng thì quyền lợi của các chủ thể
này sẽ được bảo vệ thông qua người đại diện hợp pháp.
Hai là, đối với người bị kiện ( hay còn gọi là bị đơn) trong vụ án kiện đòi
lại tài sản phải là người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài
sản. Về nguyên tắc, pháp luật chỉ bảo vệ quyền của chủ thể đối với tài sản khi
tài sản đó được chiếm hữu, sử dụng và được lợi dựa trên các căn cứ pháp lý
do pháp luật quy định. Như vậy, khi một người chiếm hữu, sử dụng và được
lợi về tài sản là không dựa trên căn cứ pháp lý do pháp luật quy định thì chủ

sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện yêu cầu đòi lại tài sản.
5


Ba là, đối tượng của phương thức kiện đòi tài sản là bất động sản phải là
bất động sản có thực, đang tồn tại trên thực tế. Vì phương thức kiện đòi tài sản
là bất động sản gắn với việc bảo vệ quyền chiếm hữu cho chủ sở hữu bất động
sản nên không thể kiện đòi bất động sản mà bất động sản đó lại không có
thực, tức là bất động sản phải thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định. Bất
động sản phải được đăng ký quyền sở hữu để xác định ai là chủ sở hữu hợp
pháp. Pháp luật công nhận người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu là chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu. Ví dụ, khi một chủ thể
đã thực hiện giao dịch dân sự đối với chính chủ sở hữu của bất động sản
nhưng lại không thực hiện các thủ tục về đăng ký quyền sở hữu, bất động sản
vẫn đứng tên chủ sở hữu ban đầu thì pháp luật vẫn công nhận và bảo vệ quyền
lợi của chủ sở hữu đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Bốn là, không phải là một trong các trường hợp mà pháp luật quy định
không phải trả lại tài sản được quy định tại điều 258 BLDS 2005. Theo điều
258 BLDS 2005 thì việc một người có tài sản thông qua việc mua bán đấu giá
hay giao dịch với người đã được Nhà nước có thẩm quyền công nhận là chủ
sở hữu của tài sản là trường hợp người ngay tình hoàn toàn không có lỗi thì
họ sẽ được pháp luật bảo vệ. Chính vì lý do này mà chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu hợp pháp không thể kiện đòi tài sản từ người chiếm hữu ngay tình
mà chỉ có thể sử dụng phương pháp kiện bồi thường thiệt hại.
Mỗi phương pháp, dù hay, dù nhanh hay đúng thế nào thì cũng còn tồn
tại những ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể, ưu điểm của phương pháp kiện đòi
tài sản là hiệu quả cao, nhanh chóng lấy lại được tài sản, tài sản được đảm bảo
bằng quyền lực Nhà nước. Còn nhược điểm: mất nhiều thời gian, chi phí, gây
ảnh hưởng xấu giữa mối quan hệ của nguyên đơn và bị đơn.
Đối với vụ việc trên, xét về điều kiện để thực hiện phương pháp kiện đòi

tài sản: đối tượng của phương thức kiện đòi tài sản là bất động sản là ngôi nhà
của vợ chồng anh Lương văn Thư tại tiểu khu 2, thị trấn Nà Phặc, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kan. Cả anh Thư và anh Điện đều là người có đủ năng
lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Hai người thực hiện mua bán
nhà chỉ là thỏa thuận bằng miệng. Vợ chồng anh Thư vẫn là người đứng tên
6


trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là chủ sở hữu ngôi nhà nên họ là
chủ sở hữu hợp pháp. Còn anh Điện là người mua mảnh đất nhưng lại không
có bất kì giấy tờ nào xác nhận về việc mua bán trên. Đồng thời, khi chưa hoàn
tất các giấy tờ và thủ tục nhưng anh Điện lại tự ý giao nhà cho con gái là chị
Liên để tiếp tục quản lí và sử dụng. Vì vậy, trong trường hợp này, pháp luật sẽ
2.

bảo vệ quyền và lợi ích của vợ chồng anh Lương Văn Thư.
Chủ thể có quyền kiện đòi tài sản, người bị kiện đòi tài sản
Trước hết, chúng ta bàn về chủ thể của quyền kiện đòi tài sản. Điều 256
BLDS 2005 có quy định : “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền
yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền
chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc
chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này”.
Theo đó, người có quyền khởi kiện bao gồm: chủ sở hữu và người chiếm
hữu hợp pháp.
Thứ nhất, về chủ sở hữu thì chủ sở hữu trong luật dân sự rất đa dạng, bao
gồm: Nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
chính trị nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các tập thể, các công dân và các tổ chức
kinh tế tư nhân,.... Những chủ thể này đều có đầy đủ ba quyền năng là quyền

chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Các cá nhân, pháp
nhân, chủ thể khác khi thành chủ sở hữu thì trong một số trường hợp pháp
luật dân sự quy định cần phải có những điều kiện nhất định. Đối với các cá
nhân, công dân cần phải có năng lực pháp luật, một số trường hợp còn cần có
cả năng lực hành vi. Trong trường hợp này, cần chú ý đến một số loại tài sản
được pháp luật quy định thuộc về quyền sở hữu của chủ thể đặc biệt, như: đất
đai, rừng tự nhiên, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, vùng
biển, vùng trời, thềm lục địa,... đều thuộc sở hữu của nhà nước.
Thứ hai, về người chiếm hữu hợp pháp: theo điều 182 BLDS 2005 quy
định: “ Quyền chiếm hữu tài sản là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”. Trên thực
tế, người chiếm hữu có thể là bất kỳ ai; tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ quyền
lợi của chủ thể chiếm hữu nếu việc chiếm hữu đó dựa trên cơ sở pháp lý do
7


pháp luật quy định. Chúng ta có thể hiểu người chiếm hữu hợp pháp là người
chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật. Thông thường đó là chủ sở hữu tài sản;
ngoài ra, người chiếm hữu hợp pháp còn có thể là người được chủ sở hữu
chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự như hợp đồng thuê,
mượn, gửi giữ, cầm đồ,.... Người sở hữu hợp pháp có thể là ngừơi đang trực
tiếp quản lý các tài sản chung như di sản thừa kế chưa chia, di sản chung
trong việc thờ cúng,....
Để khẳng định tư cách của người khởi kiện, khi tham gia tố tụng thì chủ
sở hữu hoặc người chiếm giữ hợp pháp có nghĩa vụ chứng minh tư cách chủ
sở hữu hoặc chiếm hữu hợp pháp của mình. Không phải lúc nào người có
quyền lợi bị xâm phạm cũng đồng nhất với khái niệm “ người khởi kiện”.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, để trở thành người khởi kiện (chủ
thể khởi kiện) thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải có năng lực
hành vi tố tụng dân sự. Người khởi kiện phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có
đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18

tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc tham gia giao dịch
dân sự bằng tài sản riêng của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp không thể trực tiếp là chủ thể khởi kiện theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự thì quyền lợi của các chủ thể này sẽ được bảo vệ
thông qua người đại diện hợp pháp.
Tiếp theo, về người bị kiện đòi tài sản, người bị kiện đòi tài sản là người
đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Dựa vào căn cứ
pháp lý trong Điều 256 BLDS 2005, người bị kiện đòi tài sản có thể là: người
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, người sử dụng tài sản không có căn cứ
pháp luật, người được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật.
Về mặt nguyên tắc, pháp luật chỉ bảo vệ quyền của chủ thể đối với tài
sản khi tài sản đó được chiếm hữu, sử dụng và được lợi dựa trên các căn cứ
pháp lý do pháp luật quy định. Khi một người chiếm hữu, người sử dụng và
người được lợi về tài sản không theo ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp và không theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ hoàn trả tài sản

8


của những người này là một nghĩa vụ ngoài hợp đồng và chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện yêu cầu đòi lại tài sản.
3. Cách giải quyết:
Đầu tiên, muốn giải quyết được vụ việc phải xét nguồn gốc khu đất là
của bà Hoàng Thị Lan để lại cho vợ chồng ông Thư sử dụng và xây nhà
ở vĩnh viễn, và có sự công nhận của Ủy ban nhân dân thị trấn Nà Pặc. Vì
vậy việc sử dụng và làm nhà trên mảnh đất này là hợp pháp.
Thứ hai, giao dịch dân sự đã được xác lập, các bên đã thỏa thuận với
nhau về điều kiện và nghĩa vụ giữa các bên, theo đó ông Thư giao nhà
cho ông Điện, còn ông điện phải trả cho ông Thư 6.000.000đ (tương
đương một chiếc xe Simson). Đến thời điểm ông Thư kiện ông Điện, thì

ông Điện chưa chứng minh được đã trả tiền nhà và đất cho ông Thư.
Theo Điểm B khoản 2 điều 5 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH 10
ngày 24/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
1/7/1991 có nội dung như sau: “Nếu hình thức của hợp đồng không phù
hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng thì giải
quyết như sau: nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì
hợp đồng ấy bị hủy bỏ...”. Theo khoản 3 Điều 425 Bộ luật dân sự 2005:
“ Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm
giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Theo đó, ông
Nguyễn Công Điện và con gái Nguyễn Thị Liên có quyền lợi và nghĩa
vụ trả lại ngôi nhà làm trên đất của ông Lương Văn Thư cho ông. Ông
Thư có nghĩa vụ thanh toán số tiền mà ông Điện dùng để sửa chữa và cải
tạo ngôi nhà.

9



×