Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi a3 trường mầm non tân liễu làm quen tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN DŨNG
TRƯỜNG MẦM NON TÂN LIỄU

BÁO CÁO BIỆN PHÁP
THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH
CHU KỲ 2020-2024

Tên biện pháp: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen tác phẩm văn học

Họ và tên: Nguyễn Thị Huê
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Đối tượng giảng dạy: Mẫu giáo
Chức vụ: Giáo viên

Tân Liễu, ngày 25 tháng 02 năm 2022


2

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn học là phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách
cho trẻ một cách toàn diện. Ngay từ thủa ấu thơ trẻ đã được làm quen với câu
truyện cổ tích, các bài thơ, ca dao, đồng dao đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách
hồn nhiên, sâu sắc nhất. Trẻ yêu mến thế giới xung quanh biết tỏ lòng yêu cái
thiện, ghét cái ác. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước
từ đó khơi dậy ở trẻ tình u và lịng tự hào dân tộc. Văn học cịn giúp trẻ phát
ngơn ngữ như nói rõ ràng mạch lạc, phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, truyện...
Từ đó vốn từ của trẻ ngày càng phong phú.
Và như chúng ta đã biết với trẻ mầm non thì thơ ca, chuyện kể là món ăn
tinh thần khơng thể thiếu và là một trong những cách thức nhận biết thế giới một


cách hấp dẫn với trẻ. Vì thế từ lâu văn học đã được sử dụng như một trong những
phương tiện giáo dục hữu ích nhằm mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh,
phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức và bồi đắp xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ. Vậy
phải làm thế nào và có những biện pháp thiết thực gì để có thể nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen văn học một cách có hiệu quả nhất trong khi đặc điểm
của trẻ mầm non là “ Học bằng chơi, chơi mà học và dễ nhớ mau quên”.
Nhận thức được rằng mình cần phải tìm tịi, đưa ra những biện pháp đổi mới
nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, góp phần phát triển tính
chủ động, tích cực của trẻ. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đưa ra:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3
Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học”.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng vấn đề
1.1. Ưu điểm:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cơ sở vật chất của nhà trường
ngày một khang trang sạch đẹp, phòng học đảm bảo diện tích ánh sáng, đầy đủ
trang thiết bị đồ dung, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức dự giờ bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên


3

- Bản thân tơi có trình độ chun mơn nghiệp vụ. Trong q trình giảng dạy
tơi đã cố gắng tích luỹ kinh nghiệm qua học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tìm
hiểu qua sách báo, tài liệu giáo dục mầm non, mạng Internet…
- 100% trẻ lớp tôi đã được học qua lớp 4 – 5 tuổi nên khả năng tiếp thu của
trẻ cũng khá nhanh nhạy.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Giáo viên

- Công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh chưa thực sự có hiệu quả.
- Giáo viên cịn chưa thật mạnh dạn bứt phá trong cơng tác giảng dạy, nội
dung, kỹ năng, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cịn gị bó, máy móc,
chưa có tính mới lạ.
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc tạo môi trường làm quen văn học và
việc đầu tư cho tiết dạy còn hạn chế.
1.2.2. Trẻ em
- Khả năng nhận thức, nghe, nói, đọc của trẻ chưa đồng đều, chưa mạnh dạn
tự tin khi thể hiện khả năng diễn cảm trước cô và các bạn.
- Trẻ trong lớp hầu như trẻ còn nhút nhát khi giao tiếp trong và ngồi tiết
học, ngồi ra trẻ cịn bị ảnh hưởng nhiều từ tiếng địa phương, trẻ nói ngọng, nói
lặp, nói khơng đủ câu. Vì thế dẫn đến các tiết học trầm, chưa sôi nổi, rời rạc, trẻ
chưa hoạt bát, tư duy sáng tạo của trẻ cũng yếu…
1.2.3. Phụ huynh (cha mẹ/người chăm sóc trẻ)
- Phụ huynh cưng chiều nên khi giao tiếp với con có lúc cịn nói bắt chước
trẻ dẫn đến trẻ khơng sửa được lỗi nói ngọng mà trẻ tưởng rằng nó đã nói đúng.
Thời gian ở nhà phụ huynh cho con xem xim hoạt hình nhiều, ít giao tiếp với con
làm hạn chế ngơn ngữ nói của trẻ và ảnh hưởng đến việc rèn trẻ nói mạch lạc
- Phần lớn trẻ là con em các gia đình làm nơng nghiệp và cơng nhân nên đời
sống của nhân dân cũng gặp khó khăn, một số gia đình cịn chưa thực sự dành
thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái. Vì thế việc phối hợp giữa giáo
viên và phụ huynh có phần hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.


4

1.2.4. Cơ sở GDMN
- Môi trường cho trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học còn chưa phong
phú.
- Mặc dù nhà trường đã đầu tư mua đồ dùng như tranh truyện, thơ để phụ vụ

cho hoạt động làm quen văn học, nhưng đa số tranh là tranh tĩnh nên không tạo được
sự hấp dẫn đối với trẻ.
=> Từ thực trạng vấn đề trên, đồng thời để nắm bắt được đặc điểm tâm lí
của từng trẻ trong lớp nên ngay sau khi nhận trẻ vào lớp tôi đã trao đổi trực tiếp
với phụ huynh về tính cách, ngơn ngữ, sở thích của trẻ. Trên lớp tơi gần gũi tạo
cơ hội để trò truyện với trẻ, kể cho trẻ nghe những câu chuyện, đọc cho trẻ những
bài thơ ca dao, đồng dao để biết được khả năng nghe hiểu sự tập trung chú ý của
trẻ vào bài. Qua trị truyện tơi cho trẻ đọc một số bài thơ đã thuộc để khảo sát khả
năng làm quen văn học của trẻ, tôi nhận thấy:
Trước khi áp dụng các biện
Nội dung khảo sát

pháp
Số lượng

Tỉ lệ %

( Trẻ)
Trẻ nhớ tên bài thơ, truyện, tên tác giả,
nhớ tên nhân vật và hiểu nội dung.
Trẻ hiểu và thể hiện được nội dung bài
học
Trẻ thuộc và đọc diễn cảm
Trẻ hứng thú vào bài học
Trẻ hiểu và nói mạch lạc

25/33

75%


24/33

72%

22/33
21/33
20/33

66%
63%
60%

=> Qua việc tìm hiểu đặc điểm của trẻ và kết quả khảo sát đã giúp tôi đưa ra
một số biện pháp cụ thể sau.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường
mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học
2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
2.1.1. Nội dung biện pháp


5

- Việc xây dựng môi trường là rất quan trọng, với những nội dung phong
phú, hình ảnh, màu sắc, nhân vật nghộ nghĩnh, mang tính thẩm mĩ thu hút sự
hứng thú của trẻ vào hoạt động.
- Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì
việc tạo khơng gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết.
2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
- Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng “ góc sách truyện”. Tơi đã sưu
tầm các quyển truyện tranh, tạp trí, họa báo... để cho trẻ xem. Sưu tầm nguyên

vật liệu sẵn có ở địa phương: Bìa cát tơng, rơm, hột, lá dừa...để làm nên những
mơ hình ngơi nhà, sân khấu rối... Đồng thời tơi trang trí các hình ảnh, nhân vật
mang nội dung câu chuyện, bài thơ, đồng dao, ca dao... linh hoạt theo từng chủ
đề.

Hình ảnh: Góc sách truyện với chủ đề gia đình
- Ngồi ra, khi kết thúc mỗi chủ đề tơi thường cùng trẻ trang trí lại “ góc
sách truyện” theo nội dung của chủ đề mới.


6

Ví dụ: Ở chủ đề: Động vật” cho trẻ làm tự các nhân vật rối: như con thỏ, con lợn,
con cua, con cá... nhằm kích thích sự hứng thú và sáng tạo của trẻ.
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
- Qua biện pháp này trẻ lớp tơi thích hoạt động ở góc sách truyện nhiều hơn
cụ thể như trước khi áp dụng chỉ có 3 – 4 bạn nhưng sau khi áp dụng biện pháp
này có 9 – 10 bạn thích hoạt động ở góc sách truyện mỗi khi tham gia hoạt động
góc.
- Đồng thời việc trẻ tham gia cùng cơ trang trí góc sách truyện trẻ thích thú
hơn với các nhân vật mình tự làm, giúp trẻ tư duy sáng tạo hơn khi kể chuyện,
đồng thời giúp trẻ nhớ hình dung được phần nào về đặc điểm, tính cách của nhân
vật đó từ đó khi được làm quen với tác phẩm văn học trẻ dễ tiếp cận hơn, ghi nhớ
nhân vật, tên bài thơ, truyện và hiểu nội dung của tác phẩm sâu sắc hơn.
2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy
2.2.1. Nội dung biện pháp
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan rất quan trọng nhằm thu hút sự hứng của
trẻ vì thế tơi phải sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học và triệt để, đồ
dùng của cô đưa ra phải đúng lúc, đúng chỗ. Cách biểu đạt của cơ giáo phải phù

hợp với tính cách nhân vật, nội dung của tác phẩm.
- Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học cho trẻ làm quen với văn học
sẽ giúp cho giáo viên giải quyết được những khó khăn về giáo cụ trực quan, phát
triển được nhiều hình thức luyện tập, tích hợp các hoạt động thuận lợi hơn. Trẻ
có nhiều trị chơi linh hoạt, giờ học, giờ chơi sinh động phong phú và dễ tiếp thu
hơn.
2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
* Đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan:
- Tôi thường sử dụng đồ dùng trực quan ở phần gây hứng thú để dẫn dắt vào
bài nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ như sử dụng vật thật, hay đóng vai nhân vật có
trong nội dung bài học…


7

Hình ảnh: Video cho trẻ đóng nhân vật có trong nội dung bài học để gây
hứng thú dẫn dắt vào bài
- Tơi cịn sử dụng sa bàn, trên sa bàn sẽ diễn tả cảnh trong câu chuyện, nội
dung bài thơ hoặc sử dụng tranh minh họa ở lần kể, đọc lần 2 của câu chuyện, bài
thơ.

Hình ảnh: Cơ đọc thơ lần 2 qua tranh minh họa


8

- Ngồi ra tơi cịn sử dụng rối tay trong giờ học: Rối tay tơi làm từ vải dạ,
bìa cát tơng… từ những ngun vật liệu đó tơi tạo thành hình dáng đặc trưng của
các nhân vật trong truyện. Sau đó tơi sử dụng rối tay để kể lại câu chuyện và đã
thu hút sự chú ý, tò mò của trẻ vào hoạt động.


Hình ảnh: cơ làm đồ dùng trực quan rối

Hình ảnh: video cơ sử dụng đồ dùng trực

tay, rối dẹt

quan vào tiết học

* Đối với ứng dụng công nghệ thông tin:
- Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học cho trẻ làm quen với văn học
sẽ giúp cho giáo viên giải quyết được những khó khăn về giáo cụ trực quan, phát
triển được nhiều hình thức luyện tập, tích hợp các hoạt động thuận lợi hơn. Trẻ
có nhiều trị chơi linh hoạt, giờ học, giờ chơi sinh động phong phú và dễ tiếp thu
hơn.
- Để hoạt động cho trẻ làm quen với văn học đạt hiệu quả cao tôi đã ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, ở lần kể chuyện hay đọc
thơ lần 2 tôi kết hợp đọc kể theo video với những hình ảnh động. Tùy vào từng
đề tài mà tơi lựa chọn những hình ảnh, video có nội dung phù hợp giúp trẻ hứng
hứng và hiểu nội dung hơn.


9

Hình ảnh: Trẻ nghe kể chuyện lần 2 qua video
- Khi đàm đoại về nội dung câu truyện hay bài thơ tôi thường thiết kế câu
hỏi trên powerpoit để tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ hiểu nội dung hơn.

Hình ảnh: Cơ và trẻ cùng đàm thoại về nội dung trên powerpoit



10

2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
- Trẻ có kĩ năng đóng vai các nhân vật khi cơ tổ chức cho trẻ đóng kịch.
- Với đặc điểm trẻ em hiện nay thường thích xem tivi, máy tính nên khi trẻ
được làm quen văn học qua những video với hình ảnh sinh động tái hiện lại chân
thực nội dung của bài thơ, câu truyện trẻ hứng thú, ghi nhớ nhân vật, nội dung
một cách sâu sắc hơn. Trước khi áp dụng số trẻ hứng thú vào bài học là 21 trẻ
chiếm 75%, sau khi áp dụng số trẻ hứng thú tăng lên đáng kể 33 trẻ đạt 100%
tăng 25%.
- Khi cô và trẻ cùng đàm thoại nội dung bài thơ, câu truyện qua powerpoit,
đồng thời trẻ được tương tác với các thiết bị như máy tính để trả lời trẻ hăng hái
phát biểu, tiết học sôi nổi hơn.
2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học trong HĐ học
và lồng ghép cho trẻ làm quen với văn học qua các hoạt động khác
2.3.1. Nội dung biện pháp
- Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học trên tiết học. Đây là hoạt động quan
trọng nhất. Bởi trong hoạt động học trẻ được tiếp cận tác phẩm một cách cụ thể,
sâu sắc nhất từ đó giúp trẻ cảm nhận văn học và phát triển một cách toàn diện
nhất như: phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, giúp trẻ mạnh dạn tự tin,....
- Ngoài việc dạy trẻ thơ, truyện, ca dao, đồng dao trong hoạt động học tơi
cịn dạy trẻ thơ, truyện, ca dao, đồng dao ở mọi lúc mọi nơi.
2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
* Đối với việc tổ chức cho trẻ LQVH trên tiết học:
- Trước khi tiến hành một hoạt động học, cho trẻ làm quen với văn học, tôi
nghiên cứu bài dạy, lựa chọn phương pháp, tiến hành soạn giáo án, chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Trong q trình dạy trẻ tơi sử
dụng đồ dùng một cách khoa học đạt hiệu quả cao.
- Như trong giờ kể câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” tôi chuẩn bị đầy đủ đồ

dùng sân khấu rối, rối tay, video nội dung câu chuyện, đồ dùng trực quan để gây
hứng thú, máy tính, loa... khi tiến hành tiết dạy tôi sử dụng tối đa đồ dùng một


11

cách linh hoạt phù hợp với từng hoạt động trong bài: phần gây hứng thú tôi dùng
vật thật, kể cho trẻ nghe lần 2 tôi cho trẻ xem video và nghe cô kể lần 3 tôi cho
trẻ xem và nghe kể qua màn kịch rối tay.

Hình ảnh: SD vật thật để gây hứng thú

Hình ảnh: Trẻ nghe kể chuyện qua video

Hình ảnh: Truyện “ bơng hoa cúc trắng” được thể hiện qua màn kịch rối
Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học trong hoạt động học truyện
“ Bông hoa cúc trắng”

* Đối với việc tổ chức cho trẻ LQVH qua các hoạt động khác


12

- Trong giờ đón trẻ tơi cho trẻ ngồi gần trò chuyện và kể cho trẻ một câu
chuyện mới, đọc cho trẻ nghe một bài thơ mới hoặc các bài ca dao, đồng dao
trong chủ đề đang học.
- Để góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học tôi đã lồng
ghép trong các môn học khác như làm quen chữ cái, khám phá, hoạt động ngồi
trời....
Ví dụ: Ở phần gây hứng thú hay phần kết thúc tôi cho trẻ đọc những bài thơ,

đồng dao về chủ đề có liên quan để dẫn dắt vào bài hoặc chuyển hoạt động.
- Vào các buổi chiều tôi đọc truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ đóng kịch hoặc kể
chuyện sáng tạo, đọc ca dao, đồng dao.
- Trước khi ngủ tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện nhẹ nhàng có ngơn ngữ
hay và có tính nhạc “chuyện giọng hót chim sơn ca”...

Hình ảnh: Cơ kể chuyện cho trẻ trước khi trẻ ngủ trưa
- Trong hoạt động góc tơi chuẩn bị thật nhiều truyện tranh có màu sắc tươi
sáng mang nội dung chủ đề cho trẻ tìm hiểu như: Truyện “Tấm cám”, “Thánh


13

gióng”, “ Câu chuyện về chiếc xe ủi”, “lời cảm ơn xin lỗi”... hay cho trẻ làm sách
về những câu truyện đã học, chuẩn bị những câu truyện kết hợp hình ảnh để cho
trẻ tự kể chuyện theo hình ảnh minh họa đó.
Hình ảnh: Trẻ làm quen với văn học trong hoạt động góc
2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
- Đối với việc cho trẻ làm quen văn học trong hoạt động học:
+ 98% trẻ đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
+ Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với văn học, nắm
được kiến thức và kỹ năng đọc diễn cảm, kỹ năng trả lời rõ ràng mạch lạc như trẻ
thuộc và đọc diễn cảm trước thực hiện đạt 22 trẻ chiếm 66%, sau khi áp dụng
biện pháp này đạt 32 trẻ chiếm 97% tăng 31%, trẻ có kĩ năng đóng vai khi cơ tổ
chức cho trẻ đóng kịch.
+ Trẻ đã mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, có rung động, có
thái độ đúng đắn với cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, có hành vi đẹp, phát triển
ngơn ngữ, thẩm mĩ, nhận thức…hình thành nhân cách nhằm chuẩn bị cho trẻ
bước vào lớp một được tốt hơn, trẻ cảm nhận được khả năng kiến thức, nội dung
về văn học, trẻ được hoạt động thoải mái, trẻ tham gia vào các hoạt động làm

quen với văn học một cách tự tin.
- Đối với việc cho trẻ LQVH thông qua các hoạt động khác trẻ ghi nhớ, khắc
sâu hơn về nội dung của tác phẩm, đồng thời là cầu nối, bước chuyển tiếp giúp
trẻ hứng thú hơn vào hoạt động tiếp
- Qua đó trẻ u thích các tác phẩm văn học hơn
2.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng
cho trẻ làm quen với văn học
2.4.1. Nội dung biện pháp:
- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em là chóng nhớ mau quên nên cần thường
xun ơn luyện tuy vấn đề đó hết sức đơn giản nhưng lại rất cần thiết, ngoài việc
cho trẻ làm quen với văn học ở trường thì mơi trường gia đình cũng rất quan


14

trọng vì vậy việc phối hợp với phụ huynh với cô giáo trong hoạt động cho trẻ
làm quen với văn học là thiết thực.
2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
- Đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh trao đổi về tình hình chung của
lớp đầu năm học mới trong đó tơi có trao đổi với phụ huynh về tình hình, khả
năng tham gia vào hoạt động cho trẻ làm quen với văn học ở trường.

Hình ảnh: Họp phụ huynh lớp 5 tuổi A3 đầu năm học
- Phụ huynh đã hưởng ứng tích cực trong việc sưu tầm, ủng hộ nguyên vật
liệu, sách truyện để xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học.


15

Hình ảnh: Phụ huynh sưu tầm đồ dùng, truyện tranh tặng lớp

- Tơi đã xây dựng góc tun truyền có nội dung văn học trong một tuần của
bé để phụ huynh cập nhật thơng tin mới về chương trình dạy trẻ của lớp qua từng
hoạt động, tên đề tài để khi tình hình dịch bệnh ổn định việc đón trả trẻ thực hiện
ở trên lớp thì phụ huynh có đọc cập nhật nội dung học của các con.


16

Hình ảnh: Góc tun truyền
- Vì hiện nay do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp nên cơng tác đón trả
trẻ thực hiện ở ngồi cổng trường nên việc tuyên truyền cho phụ huynh về nội
dung bài học của trẻ tôi đã soạn thư gửi phụ huynh đăng lên nhóm zalo của lớp
để phụ huynh cập nhật kịp thời.

Hình ảnh: Nhóm zalo phụ huynh lớp 5 tuổi A3


17

2.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
- Phụ huynh tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đặc
biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, phụ huynh đã phối kết hợp với
giáo viên trong xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học, sưu tầm các
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ môn học sưu tầm sách báo, tranh
truyện cho trẻ, phụ huynh ôn luyện cùng con những nội dung cô giáo gửi cuối
mỗi chủ đề...
- Phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng trong việc phối hợp cùng cơ
giáo, dành thời gian chăm sóc giáo dục trẻ.
PHẦN C: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Qua quá trình hoạt động làm quen với văn học theo hình thức đổi mới tại

lớp. Tơi thực hiện nghiêm túc chương trình theo hướng đổi mới, với việc vận
dụng một số biện pháp, một số kinh nghiệm trên. Đến nay, các cháu rất thích thú
tham gia vào hoạt động làm quen với văn học. Khả năng về tiếp thu văn học của
trẻ cao hơn, trẻ hoạt động rất tự tin, thoải mái. Kết quả đạt được như sau:
Trước khi áp
Tổng số trẻ: 33

dụng các giải
pháp
Số trẻ
%

Sau khi áp dụng

So

các giải pháp

sánh

Số trẻ

%

%

1. Trẻ nhớ tên bài thơ,
truyện, tên tác giả, nhớ tên
nhân vật và hiểu nội dung.


25

75%

33

100%

Tăng
25%

2. Trẻ hiểu và thể hiện được
nội dung bài học

24

72%

31

93%

Tăng
21%

3. Trẻ thuộc và đọc diễn cảm

22

66%


32

97%

4. Trẻ hứng thú vào bài học

21

63%

33

100%

5. Trẻ hiểu và nói mạch lạc

20

60%

31

93%

PHẦN D: CAM KẾT

Tăng
31%
Tăng

37%
Tăng
33%


18

Bản thân xin cam kết đây là biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi
A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với văn học mà tôi đã thực hiện tại lớp
5 - 6 tuổi A3 của tôi giảng dạy là đúng sự thật không sao chép của ai nếu khơng
đúng tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm. Sau thời gian thực hiện tôi thấy đạt hiệu
quả đáng khích lệ và muốn đưa ra những kinh nghiệm cho bản thân và đồng
nghiệp. Song vốn kiến thức của tơi cịn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm cịn khiêm
tốn, nên không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết. Vậy rất mong hội đồng
xét duyệt góp ý, bổ sung để “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6
tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học” của tôi đạt
được kết quả ngày càng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Dũng, ngày

tháng

GIÁO VIÊN
( Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Huê

năm 2022



19

Đánh giá, nhận xét của tổ chuyên môn:………………………………………..
………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………..…
….…………………………………………………………………………………..
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
( Ký và ghi rõ họ tên)

Đánh giá, nhận xét của đơn vị:…………………………………………………
………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………….....
HIỆU TRƯỞNG
( Ký và ghi rõ họ tên)



×