CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………………
1. Tên sáng kiến
Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết Sinh hoạt dưới cờ góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Đội
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Hiện nay học sinh được giáo dục trong những môi trường an toàn, lành
mạnh. Nhà trường là một trong những địa chỉ đáng tin cậy và có sức ảnh hưởng
nhiều nhất đối với học sinh. Học sinh được giáo dục dưới nhiều hình thức khác
nhau như học tập chính khóa, hoạt động ngoại khóa (hoạt động ngoài giờ lên
lớp…). Trong đó, sinh hoạt dưới cờ là hoạt động ngoài giờ lên lớp đã góp phần
không nhỏ trong việc phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ năng
sống học sinh;
- Tuy nhiên thực tế những năm qua, giờ Sinh hoạt dưới cờ chưa được đầu
tư cao, chưa có những nội dung có chất lượng để tạo sự đa dạng, phong phú về
hình thức tổ chức, nội dung giáo dục, tuyên truyền có chất lượng cao. Không ít
giáo viên và các em đều cảm thấy nhàm chán với những nội dung khô khan,
hình thức thiếu phong phú;
- Kiến thức lịch sử, xã hội cũng như kỹ năng sống của học sinh còn hạn
hẹp;
- Một số giáo viên trực ban hoặc Ban giám hiệu thường đem những hạn
chế thiếu sót của tập thể lớp hoặc cá nhân học sinh phê bình trong giờ Sinh hoạt
dưới cờ gây tâm lý sợ hãi, khiến các em giảm dần hứng thú khi tham dự hoạt
động ngoài giờ lên lớp này;
- Một số giáo viên và học sinh chưa hiểu ích lợi của giờ Sinh hoạt dưới cờ
nên không tham gia đầy đủ, cũng như không tập trung khi tham dự.
* Ưu điểm
Để thực hiện tốt đề tài này:
- Mỗi tuần Tổng phụ trách phải xây dựng kế hoạch trước, tham mưu với
Ban giám hiệu thống nhất về nội dung. Giao việc cho từng lớp chuẩn bị cho tuần
sau. Từ đó, tiết sinh hoạt sẽ chu đáo, suông sẽ hơn khi tiến hành;
- Tổng phụ trách Đội cần phải xây dựng kế hoạch “Rèn kĩ năng sống” cho
học sinh và kế hoạch “Thực hiện mô hình Hát dân ca, kể chuyện Bác Hồ và xử lí
tình huống rèn kĩ năng sống” trong tiết sinh hoạt dưới cờ ngay từ đầu năm học;
- Học sinh ham thích giờ sinh hoạt dưới cờ, các em chờ đợi đến ngày thứ
hai đầu tuần để được thể hiện những gì mình chuẩn bị như Hát dân ca, diễn kịch,
kể chuyện Bác Hồ, được tham gia xử lí tình huống (có thưởng);
- Liên đội có được đội ngũ hát và kể chuyện để tham gia các hội thi như
Tiếng hát Hoa phượng đỏ; kể chuyện sách hè;
- Liên đội có nguồn học sinh để biểu diễn văn nghệ gây quỹ.
* Khuyết điểm của giải pháp
2
- Học sinh của trường không nhiều nên số lượng học sinh năng khiếu hạn
chế về số lượng;
- Giáo viên chủ nhiệm chỉ lo đầu tư về chuyên môn nên thời gian hỗ trợ
cho các em rất hạn chế.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a. Mục đích của sáng kiến
Là giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi luôn mong muốn mình góp phần cùng nhà
trường nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” thông qua việc nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt dưới cờ.
b. Điểm mới của sáng kiến
Mỗi giải pháp có những ưu điểm riêng, tuy nhiên những giải pháp tôi đã
thực hiện có điểm mới như sau:
- Nâng cao hứng thú của tất cả giáo viên và học sinh khi tham gia sinh
hoạt dưới cờ;
- Lồng ghép giáo dục được nhiều nội dung cho học sinh;
- Góp phần phát triển kỹ năng sống cho tất cả các em. Giúp các em ngày
càng mạnh dạn hơn khi sinh hoạt trước tập thể đông người;
- Phối hợp được các bộ ban trong nhà trường;
- Tạo được tình đoàn kết, thân thiện giữa các em học sinh với nhau;
- Phát huy vai trò của ban chỉ huy chi đội, liên đội. Tổng phụ trách chỉ là
người cố vấn, tham mưu. Hiệu quả công việc cao nhưng không đòi hỏi sự tham
gia nhiều của giáo viên nói chung và Tổng phụ trách nói riêng.
c. Giải pháp thực hiện
3
- Để thực hiện được vấn đề này, bản thân người Tổng phụ trách phải có
định hướng, phải có ý tưởng. Ngay từ đầu năm học, tham mưu với Chi bộ, Ban
giám hiệu lên kế hoạch cụ thể nội dung cả năm học, theo chủ đề từng tháng, mỗi
tuần thực hiện những gì, triển khai đến giáo viên và học sinh;
- Có lịch phân công chi tiết cho từng chi đội, từng lớp chịu trách nhiệm
nội dung, thể loại… phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm học sinh của lớp, chủ đề
từng tháng, từng thời điểm. Ví dụ như khối lớp Một, Hai… không thể diễn tiểu
phẩm thì phân công các em hát, múa. Các chi đội (Lớp Bốn, lớp Năm) thì diễn
tiểu phẩm. Đọc thơ dành cho học sinh khối lớp Ba;
- Sau khi tổ chức cho học sinh nghe hoặc xem các nội dung cần giáo dục,
giáo viên Tổng phụ trách yêu cầu các em rút ra bài học ý nghĩa;
- Giờ sinh hoạt dưới cờ mỗi tuần đều tổ chức cho học sinh trình diễn.
Thay đổi xen kẻ thể loại, hình thức khác nhau giữa những giờ sinh hoạt để tránh
nhàm chán.
- Mỗi tuần Tổng phụ trách biên soạn tình huống rèn kĩ năng sống trong
ngân hàng câu hỏi của giáo viên chủ nhiệm đặt ra để các em tham gia xử lí tình
huống. Từ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường và kĩ năng sống học sinh đã
được nâng cao thể hiện qua những mặt như sau:
* Đầu tiên, giờ sinh hoạt dưới cờ sẽ nâng cao hứng thú của tất cả giáo
viên và học sinh
- Từ những giờ sinh hoạt dưới cờ có nội dung khô khan, cứng nhắc, giáo
viên và học sinh không tham dự đầy đủ hoặc thường nói chuyện riêng… liên đội
đã nâng cao, thay đổi nội dung, hình thức trong từng giờ sinh hoạt dưới cờ.
4
Ngoài những nội dung nghi lễ, tóm tắt hoạt động của nhà trường, tuyên dương
tập thể, cá nhân trong tuần qua… liên đội đã bổ sung một số nội dung mới.
Không những luân phiên diễn tiểu phẩm giữa các chi đội mà còn tổ chức cho tất
cả các lớp trong nhà trường tham gia các trò chơi, đọc thơ, kể chuyện, hát múa,
diễn kịch và tham gia xử lí tình huống rèn kĩ năng sống…;
- Song song đó với nội dung giáo dục truyền thống, liên đội đã tổ chức nói
chuyện truyền thống, hóa trang tái hiện nhân vật lịch sử, sưu tầm tranh ảnh minh
họa…;
- Những hình thức và nội dung phong phú như trên đã thay đổi được cách
nhìn của giáo viên, mang lại tiếng cười vô tư, và làm rơi không ít những giọt
nước mắt ngây thơ của học sinh. Từ đó, khơi dậy lòng hứng thú, niềm say mê
của các em. 100 % học sinh rất nghiêm túc khi tham dự giờ Sinh hoạt dưới cờ.
Các em rất tập trung lắng nghe, xem diễn và hăng hái tham gia phát biểu rút ra
bài học cho bản thân, vận dụng vào thực tiễn đảm bảo đạt hiệu quả cao.
* Lồng ghép giáo dục nhiều nội dung cho học sinh là mục tiêu tiếp
theo mà giờ Sinh hoạt dưới cờ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
- Một tiết dạy chính khóa chỉ có thể dạy nội dung kiến thức, giáo dục
thêm một số nội dung lồng ghép có liên quan kiến thức đang học. Riêng giờ
Sinh hoạt dưới cờ thì nội dung giáo dục rất phong phú và đa dạng;
- Học sinh sẽ biết thêm về những nhân vật, các di tích lịch sử, ghi nhớ
ngày và sự kiện lịch sử… gọi chung là kiến thức về truyền thống;
- Kiến thức về xã hội cũng được triển khai, tuyên truyền chẳng hạn: Các
hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; mừng ngày thành lập Đoàn, thành lập Đội;
5
cách phòng chống các tệ nạn xã hội, các tin tức thời sự nóng bỏng như chủ
quyền biển Đông, Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Các kì Đại hội Đảng, Đoàn, việc
thông cầu Cổ Chiên giữa Bến Tre và Trà Vinh… các em đều nắm biết;
- Lòng tự hào dân tộc, kính yêu Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, yêu
nghệ thuật được giáo dục thông qua những tác phẩm thơ ca, những tiểu phẩm
đầy ý nghĩa nhân văn;
- Giáo dục các em yêu khoa học, yêu lao động, sáng tạo trong học tập…
thông qua việc triển khai, hướng dẫn cho các em lao động, trồng cây xanh, tham
gia các cuộc thi trên máy tính…;
- Lòng nhân ái là một trong những nội dung thường được liên đội quan
tâm như: Tổ chức phát động các em mua tăm ủng hộ người mù, quyên góp tiền
xây dựng ngôi nhà khăn quàng đỏ, quyên góp ủng hộ học sinh nghèo tại liên đội
qua “Hành trình giúp bạn”;
- Các trò chơi tập thể trong giờ sinh hoạt dưới cờ đã góp phần giáo dục
các em tính nhanh nhẹn, hòa đồng, đoàn kết, biết vì mọi người, đặt lợi ích tập
thể lên trên hết;
- Học làm người có ích, kể chuyện Bác Hồ là một trong những nội dung
không thể thiếu trong giờ Sinh hoạt dưới cờ.
* Song song đó, giờ Sinh hoạt dưới cờ đã góp phần phát triển kỹ năng
sống cho tất cả các em học sinh
- Những hoạt động như kể chuyện, đọc thơ, diễn tiểu phẩm phân vai… đã
rèn cho học sinh thể hiện sự tự tin, ngày càng mạnh dạn hơn khi đứng trước đám
6
đông. Học sinh xem trình diễn thì phát triển trí nhớ linh hoạt, ý thức tập trung,
khả năng phán đoán và năng lực nhận xét;
- Những tiểu phẩm, những nhân vật hóa trang đã mang lại cho bản thân
học sinh được hóa thân niềm tự hào dân tộc, tính đoàn kết, rèn kỹ năng viết tiểu
phẩm và diễn xuất. Nội dung tiểu phẩm ngoài giáo dục về mặt tình cảm còn giáo
dục học sinh toàn trường nhiều kỹ năng sống như: Kỹ năng phòng một số bệnh
trong mùa nắng, phòng đuối nước, phòng tệ nạn xã hội, phát triển kỹ năng giao
tiếp, ứng xử…;
- Những tình huống các em tham gia xử lí trong giờ sinh hoạt dưới cờ đã
giúp các em có cơ hội giao lưu học hỏi nhiều cách ứng xử phù hợp hơn, linh
hoạt hơn trong những tình huống thực tế luôn xảy ra với các em hàng ngày hàng
giờ.
* Phối hợp được các bộ ban trong nhà trường cũng là giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường
- Giờ sinh hoạt dưới cờ được thay đổi nội dung lẫn hình thức là cơ hội
giúp các bộ ban trong nhà trường hoạt động một cách đồng bộ. Để kể được câu
chuyện, đọc được bài thơ, hát một bài hát hay diễn tiểu phẩm phải cần sự hỗ trợ
của bộ phận âm thanh, giáo viên dạy nhạc, giáo viên thể dục… Đặc biệt là sự
giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm. Chính vì thế mà tất cả tập thể giáo
viên phải có mặt trong giờ Sinh hoạt dưới cờ và phải tập trung để biết nội dung
mình đảm nhiệm thực hiện trong thời điểm nào. Sự giao lưu, trao đổi thông tin
thường xuyên giữa các bộ ban trong nhà trường để chuẩn bị cho giờ Sinh hoạt
7
dưới cờ sắp đến, đó là sợi dây kết nối thân tình giữa giáo viên với giáo viên,
giữa giáo viên và học sinh. Đây là một tấm gương để học sinh noi theo.
* Giờ Sinh hoạt dưới cờ là cầu nối tạo được tình đoàn kết, thân thiện
giữa các em học sinh với nhau
- Giờ sinh hoạt dưới cờ tổ chức triển khai được nhiều nội dung, hình thức
linh hoạt như trên đã giúp các em học sinh có tinh thần đoàn kết, thân thiện hơn.
Khi các bạn của lớp mình thể hiện, các em còn lại dành hết niềm tin yêu, đặt tất
cả hy vọng vào bạn mình và nhiệt tình động viên, khích lệ. Các em cỗ vũ một
cách sôi nổi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để bạn mình diễn thành công;
- Đối với học sinh các lớp khác thì có ý thức giữ trật tự xem bạn diễn, tôn
trọng thành quả của lớp bạn. Cảm nhận và biết tỏ thái độ yêu mến, căm ghét, vui
buồn, ủng hộ, đồng tình… cho các nhân vật bạn diễn. Tất cả cùng hướng cái tâm
vào nội dung đang được giáo dục, các em không còn ý nghĩ phân biệt đó chẳng
phải là bạn của lớp mình. Nói chung, tất cả các em đều hòa mình vào nhân vật,
hòa mình vào bối cảnh… Từ đó, giúp các em thân thiện hơn, đoàn kết hơn.
* Phát huy vai trò của ban chỉ huy chi đội, liên đội
- Tổng phụ trách chỉ là người cố vấn tham mưu. Hiệu quả công việc cao
nhưng không đòi hỏi sự tham gia nhiều của giáo viên nói chung và Tổng phụ
trách nói riêng. Đây là một nội dung không thể thiếu góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục cho học sinh;
- Tổng phụ trách chỉ lên kế hoạch triển khai, phân công thể loại và thời
gian thể hiện. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh;
8
+ Đối với tập thể học sinh thiếu năng động, giáo viên chủ nhiệm, ban chỉ
huy viết nội dung, sưu tầm bài thơ, bài hát… hướng dẫn học sinh thể hiện;
+ Đối với các lớp năng động ban chỉ huy tự soạn nội dung kịch bản, tự
chọn bài thơ, bài hát, điệu múa rồi tập luyện, giáo viên chỉ là người tư vấn, kiểm
duyệt.
- Học sinh rất hứng thú, đặc biệt là ban chỉ huy. Các em rất vui khi mình
được tự sưu tầm, soạn thảo, tự đưa ra những ý tưởng biểu diễn… nhưng lại hoàn
thành tốt nhiệm vụ thầy, cô giao cho. Các em xin được diễn nhiều lần, nhiều chủ
đề hơn so với quy định. Đội diễn viên không chuyên này thể hiện rất nhập vai,
rất thành công trên mọi thể loại xuất phát từ lòng tự tin, lòng yêu bạn bè, yêu cái
thiện;
- Chúng ta thấy rằng, thông qua các hoạt động của giờ Sinh hoạt dưới cờ,
vai trò của Ban chỉ huy nói riêng, của bản thân học sinh nói chung được phát
huy một cách tích cực. Các em đã chủ động sáng tạo, làm chủ mọi hoạt động của
mình. Đây là điều mà các cấp, các ngành đang đòi hỏi ở các em học sinh và
chúng ta đã phối hợp thực hiện được điều đó.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp đã được triển khai vận dụng tại đơn vị mang lại hiệu quả cao;
Giải pháp này dễ áp dụng, dễ nhân rộng với các trường tiểu học và các trường
Trung học cơ sở trong Huyện hay Tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Chất lượng các mặt giáo dục ngày càng cao.
9
* Năm học 2014-2015:
Kết quả học sinh (vận dụng Thông tư số 30/2014 BGD&ĐT trong năm
học đầu tiên)
- Kiến thức kỹ năng hoàn thành: 224/224; tỉ lệ: 100%;
- Năng lực đạt: 224/224; tỉ lệ: 100%; Phẩm chất đạt: 224/224; tỉ lệ: 100%
- Học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 224/224; tỉ lệ: 100%
- Học sinh được đề nghị khen thưởng: 75 em đạt tỉ lệ: 33,5 %;
- Học sinh được đề nghị khen: 69 em đạt tỉ lệ: 30,8 %;
Học sinh năng khiếu các cấp: đạt tất cả 06 giải cấp huyện
- Giải ba: 02 (01 giải toán qua mạng bằng tiếng Anh, 01 giải Tin học );
- Giải nhì: 01 (giải toán qua mạng);
- Giải khuyến khích 03 giải (01 giải toán qua mạng, 02 giải Tin học).
- Có 28 tình huống các em tham gia xử lí;
- Có 30 bài hát dân ca và có 9 lời mới các em tham gia biểu diễn;
- Có 2 tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông và 4 kịch bản phòng
các bệnh.
* Kết quả học kỳ I năm học 2015-2016:
Tổng số học sinh: 248 - Nữ 126 - Có 4 học sinh khuyết tật.
Kết quả
học tập
T.Việt
Toán
Kiến thức kỹ năng các môn học
KH
10
Đạo đức;
TNXH, MT,
LS&
Tiếng
Tin học
các
ĐL
ÂN, TC,
Anh
KT,TD
môn
Hoàn
243/247
245/247
104/104
101/104
144/144
144/144
247/247 tỉ
thành
98.4%
99.2%
100%
97.1%
100%
100%
lệ 100%
04
02
0
03
0
0
0
1.6%
0.8%
0%
2.9%
0%
0%
0%
Chưa
Hoàn
thành
Năm học 2015-2016 có 11 học sinh dự thi Olympic Tiếng Anh và giải
toán trên mạng tham gia cấp huyện được dự thi cấp Tỉnh; 01 em được công nhận
cấp Tỉnh và 01 em được chọn dự thi cấp toàn quốc;
- Các em học sinh đã có hiểu biết nhiều hơn về kiến thức văn hóa lịch sử cũng như
kiến thức xã hội.
- Có 22 tình huống các em tham gia xử lí;
- Có 24 bài hát dân ca và có 6 lời mới các em tham gia biểu diễn;
- Có 2 tiểu phẩm tuyên truyền về An toàn giao thông và 3 kịch bản phòng
các bệnh.
- Kỹ năng sống của các em ngày càng được nâng lên. Học sinh mạnh dạn, chủ
động, tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp. Tình cảm được mở rộng như lòng nhân
ái, yêu lao động, yêu quê hương đất nước… Có ý thức kỷ luật, tự chăm sóc, bảo vệ mình và
mọi người xung quanh. Bạo lực, xô xát không xảy ra;
- Tinh thần tự nguyện, tự giác giúp đỡ bạn được thể hiện nhanh, rộng. Biết
tự chăm sóc bảo vệ mình, không có tình trạng bị xâm hại, bạo lực học đường;
11
- Tập thể giáo viên và học sinh toàn trường đã tham dự giờ Sinh hoạt dưới
cờ đầy đủ. Ý thức được nâng cao, tinh thần rất phấn khởi và hứng thú. Mọi
người luôn mong đến thứ hai đầu tụần để được dự giờ Sinh hoạt dưới cờ, được
diễn cũng như được xem các em, các bạn trình diễn;
Nhìn chung, qua thời gian vận dụng những giải pháp nêu trên, chất lượng
hai mặt giáo dục của nhà trường và kĩ năng sống của học sinh đã được nâng lên
cả về chất lẫn về lượng. Đây chính là mục tiêu hàng đầu mà các ngành các cấp
đang hướng tới.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Tập thể giáo viên và học sinh của trường./.
…………………., ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người viết
…………………………
12