Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.87 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Sinh viên: NINH VIẾT HẢI
Lớp: KINH TẾ QUỐC TẾ 59A
Mã sinh viên: 11171399
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS ĐỖ ĐỨC BÌNH

HÀ NỘI, 2020




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG.......................................................................................................................... 3
1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 2015-2020
........................................................................................................................................ 3
1.1. Đặc điểm chung mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.............................3
1.1.1

Cơ cấu mặt hàng......................................................................................3

1.1.2


Cơ cấu chủng loại....................................................................................3

1.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 20152020............................................................................................................................ 4
1.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu................................................................4
1.2.2. Cơ cấu và chủng loại mặt hàng xuất khẩu...................................................5
1.2.3. Hình thức xuất khẩu.....................................................................................7
1.3. Những chính sách và giải pháp Việt Nam đã áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu
cà phê sang thị trường Mỹ........................................................................................7
1.3.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu..........................................................7
1.3.2. Chính sách tín dụng cho đầu tư....................................................................8
1.3.3. Chính sách thuế............................................................................................8
1.3.4. Chính sách tỷ giá hối đối............................................................................8
1.3.5. Các chính sách khác.....................................................................................9
1.3.6. Đánh giá.......................................................................................................9
1.3.6.1. Những mặt tích cực...............................................................................9
1.3.6.2. Những tồn tại........................................................................................9
1.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ
giai đoạn 2015-2020................................................................................................10
1.4.1. Ưu điểm và kết quả chủ yếu.......................................................................10
1.4.2. Những hạn chế, bất cập..............................................................................11
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập..................................................13


1.4.3.1 Những nguyên nhân thuộc về Chính Phủ, các Bộ ban nghành và Hiệp
hội cà phê Việt Nam.........................................................................................13
1.4.3.2 Những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp........................................14
1.4.3.3. Những nguyên nhân thuộc về người trồng cà phê...............................15
2. Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cà phề Việt Nam vào thị
trường Mỹ...................................................................................................................16
2.1. Khái quát bối cảnh quan hệ Việt-Mỹ và quan hệ quốc tế-khu vực.................16

2.1.1. Quan hệ Việt-Mỹ........................................................................................16
2.1.2. Quan hệ quốc tế-khu vực............................................................................17
2.2. Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ.
................................................................................................................................. 17
2.2.1. Những khuyến nghị đối với Chính Phủ, các Bộ ban nghành và Hiệp hội cà
phê Việt Nam........................................................................................................17
2.2.2. Những khuyến nghị đối với cộng đồng các doanh nghiệp..........................19
2.2.3. Những khuyến nghị đối với người nông dân trồng cà phê..........................21
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................24


MỞ ĐẦU
Được phát hiện từ những năm 1671 bởi những người chăn dê ở vùng Kaffa xa xôi,
thuộc lãnh thổ của đất nước Ethiopia ngày nay. Với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến
rũ lạ thường Cà Phê đã chinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới, trở thành một sản
phẩm quốc dân, được ưa chuộng trên toàn cầu bởi mọi tầng lớp, thế hệ xã hội. Trải qua gần
500 năm phát triển gắn liền với 3 nền văn minh cà phê rực rỡ: văn minh cà phê Ottoman, văn
minh cà phê Roman và văn minh cà phê Thiền, ngày nay Cà Phê không chỉ là một thức uống
thông thường, mà đã trở thành một thức uống cho năng lượng, cho trí tuệ và sự minh triếtmột loại thần dược cho não bộ con người giúp con người tìm về bản ngã của chính mình.
Chẳng phải ngẫu nhiễn, mà những bậc vĩ nhân như Đại văn hào người Pháp “Honoré de
Balzac” khi thưởng thức cà phê đã phải thốt lên rằng “ Khi tôi uống cà phê, các ý tưởng dần
xuất hiện như đi diễu hành trong quân đội” , hay câu nói nổi tiếng của Hoàng đế Napoléon
Bonaparte “ Mỗi buổi sáng thức giấc, nếu khơng có tách cà phê tơi cảm thấy cuộc đời mình
thật vơ vị”
Năm 2019, Quy mơ thị trường cà phê thế giới đạt giá trị lên tới 120 tỷ USD- thuộc
nhóm dẫn đầu trong tất cả các loại mặt hàng nông sản và đồ uống. Cùng với Brazil và
Colombia, trong suốt những năm qua Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu cà phê
lớn nhất thế giới, năm 2019, kim nghạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 3.2 tỷ
USD-chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu nơng sản của cả nước. Xuất khẩu cà phê đóng

góp hơn 3% vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam ra trường quốc tế. Ngày nay, bên cạnh ly cà phê Espresso nức tiếng của
nước Ý, ly cà phê sữa đá của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng, mến mộ trong con
mắt bạn bè, du khách quốc tế và dần trở thành một biểu tưởng mới trong bề dày lịch sử hình
thành và phát triển gần 500 năm của nghành cà phê. Chúng ta có thể thấy rằng, nhờ vào hạt
cà phê, đời sống người nông dân ở vùng Tây nguyên đại ngàn- vốn cằn cỗi, khốn khó- ngày
nay, đã được cải thiện đáng kể, nhiều hộ gia đình đã có thể tự làm giàu ngay trên mảnh đất
q hương, thậm chí trong số đó đã tạo lập nên những doanh nghiệp lớn đưa cà phê của Việt

1


Nam vươn ra toàn cầu, chinh phục thị trường quốc tế, góp phần xây dựng nên thương hiệu
cà phê Việt- như sản phẩm G7 của tập đoàn Trung Nguyên.
Tuy nhiên, những năm vừa qua xuất khẩu cà phê của Việt Nam ln chịu sự tác động
của của tình hình kinh tế thế giới, thiếu sự bền vững và ổn định trong giá cả, sản lượng và
kim ngạch xuất khẩu cà phê sang một số thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ giảm liên
tục, năm 2019 sản lượng xuất khẩu cà phê chỉ còn hơn một nửa so với năm 2016. Ngoài ra
chúng ta phải thừa nhận rằng, mặc dù Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế
giới, nắm trong tay nguồn cung sản phẩm, nổi tiếng với hạt cà phê Robusta chứ danh ngon
nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm. Nhưng đến
nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp trên thị trường Mỹ, chủ yếu xuất thô
và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành. Hầu hết phần giá trị gia tăng đều chảy
vào túi những ông lớn- vốn chỉ nhập sản phẩm cà phê của Việt Nam rồi sau đó chế biến và
bán ra thị trường thông qua hệ thống cửa hàng và thương hiệu của mình như Starbucks.
Từ những thực tế nêu trên, bài viết này sẽ tập trung phân tích thực trạng xuất khẩu cà
phê của Việt Nam vào thị trường Mỹ, những thuận lợi cũng như khó khăn mà chúng ta đang
và sẽ phải đối mặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Từ đó, tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao giá trị hoạt động
xuất khẩu Cà phê của Việt Nam trong tương lai, đưa ngành cà phê Việt Nam đến vị thế vốn

có của nó khơng những trên thị trường Hoa Kỳ mà con trên thị trường cà phê tồn cầu. Bởi
vì, cá nhân tôi tin rằng khi cà phê Việt Nam chinh phục được thị trường Hoa Kỳ chúng ta
cũng sẽ có đủ niềm tin và sự tự tin để chinh phục phần cịn lại của thị trường cà phê tồn
cầu.

2


NỘI DUNG
1. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 2015-2020
1.1. Đặc điểm chung mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Hiệp hội cà phê thế giới ( ICO), trong giai đoạn 2015-2020, Việt Nam là quốc
gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil, tổng sản lượng xuất khẩu của cà phê của
Việt Nam ln chiếm trung bình 13,5-15% nguồn cung thị trường cà phê toàn cầu.
1.1.1 Cơ cấu mặt hàng.
Ngành cà phê Việt Nam vẫn tập trung xuất khẩu cà phê dưới dạng thô, chưa qua chế
biến chiếm tới 94% tổng lượng xuất khẩu. Trong đó, cà phê chưa rang; chưa khử caffein và
khử caffein (không bao gồm rang) chiếm lần lượt 52,8% và 39,5%, chỉ khoảng 5% sản
lượng được xuất khẩu dưới dạng đóng gói hồn chỉnh và bán giá thị trường với giá trị cao
dưới một số thương hiệu như G7, Vinacafe, Nestle…
1.1.2 Cơ cấu chủng loại.
Việt Nam xuất khẩu 2 chủng loại cà phê chính.
Robusta: Việt Nam ln được xem là nước có sản lượng cà phê Robusta lớn nhất thế
giới, hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê cả nước. Robusta mùi thơm nồng, khơng
chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước
ngoài.
Arabica: hai loại đang trồng tại Việt Nam là Moka và Catimor - Moka: mùi thơm
quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước khơng cao vì khơng
xuất khẩu được, và do khơng đủ chi phí nên người nơng dân ít trồng loại cà phê này.
Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta, nhưng

khơng thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Ngun vì trái chín trong mùa mưa và khơng tập
trung – nên chi phí hái rất cao - hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại
cây này và có triển vọng rất tốt.
Nhìn chung, ngành cà phê Việt Nam vẫn chỉ đơn thuần tập trung xuất khẩu cà phê
Robutta dạng thô, chưa qua chế biến với giá mức giá trung bình 1290USD/tấn chiếm tới

3


94% tổng sản lượng xuất khẩu. Trong khi đó, giống cà phê Arabica với mức giá bán thơ
trung bình cao hơn từ 1,5-2 lần so với giống Robusta, lại không phù hợp với điều kiện khí
hậu, thời tiết tại Việt Nam. Vì vậy nên sản lượng gieo trồng rất ít và chỉ chiếm khoảng 5%
trong tỷ trọng mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Việc xuất khẩu gần 95% cà phê
dưới dạng thô ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam, thực tế
cho thấy trong khi cà phê Việt Nam chiếm hơn 14,2% nguồn cung cà phê thế giới, tổng giá
trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đạt hơn 3,3 tỷ USD- so với quy mô thị trường tiêu
dùng cà phê thế giới hơn 500 tỷ USD. Ngoài ra, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường
nông sản, hiện tại cà phê Việt Nam đang bị đánh giá là kém chất lượng rất nhiều so với các
đối thủ cạnh tranh khác, phần lớn cà phê Việt Nam khi thu hoạch khơng đáp ứng được độ
chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc
nền xi măng,... dẫn đến chất lượng thấp.
1.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ trong giai đoạn 2015-2020.
1.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2015-2020, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang Mỹ nhìn chung là giảm.
Năm 2015, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ là 157.117
tấn, tương ứng với giá trị xuất khẩu đạt 313.531 triệu USD. Năm 2016 xuất khẩu cà phê tăng
hơn 50,8% về lượng và 43,6% về giá trị so với năm 2015, sản lượng xuất khẩu đạt 236.964
triệu tấn tương ứng với kim ngạch 450.231 triệu USD. Đây được xem là một năm thắng lớn
của nghành cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới, khi nhiều sản phẩm cà phê chế

biến của Việt Nam được bạn hàng và thị trường thế giới ưa chuộng như G7 của Trung
Nguyên đã đáp ứng được yêu cầu của nhà bán lẻ Walmart và đang được bán trong hệ thống
Walmart tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Vinacafe xuất khẩu trên 2.000 tấn cà phê
hòa tan/năm đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tuy nhiên sau một năm
thắng lớn, thị trường cà phê thế giới bắt đầu lao dốc kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng trong
hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Năm 2017, mặc dù giá cà phê

4


xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng, nhưng sản lượng xuất khẩu lại giảm hơn 22,9%, gây
nên sự sụp giảm trong kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Các
năm tiếp theo, thị trường cà phê thế giới nhìn chung vẫn hết sức ảm đạm do hai nước sản
xuất cà phê lớn trên thế giới là Brazil và Indonesia sắp vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, tình
trạng khó khăn của ngành hàng cà phê vẫn tiếp tục tiếp diễn do việc nguồn cung đang cao
hơn cầu, dẫn đến sự sụp giảm mạnh trong mức giá xuất khẩu cà phê. Tính đến cuối năm
2019, sản lượng cà phê xuất khâu của Việt Nam sang MỸ đã giảm hơn 24,6% so với năm
2017, kim ngạch xuất khẩu chỉ còn 246.851 triệu USD so với thời kỳ hoàng kim năm 2016
là 45.0231 triệu USD.
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Năm

Khối lượng
(tấn )

% tăng về khối Giá trị

% tăng về giá trị

lượng so với năm (triệu USD)


so với năm trước

trước
2015

157.117

-

313.531

_

2016

236.964

50,82

450.231

43,6%

2017

182.700

-22,9


406.500

-9,7%

2018

182.576

-0,06

340.222

-16,3%

2019

146.254

-19,89

246.851

-27,4%

1.2.2. Cơ cấu và chủng loại mặt hàng xuất khẩu.
-

Cơ cấu chủng loại.

Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hạt cà phê Robusta, chiếm khoảng 94% sản

lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, hạt cà phê Arabica chiếm chưa đến 5%
cà phê chế biến thì gần 1%. Năm 2019 xuất khẩu vào Mỹ mặt hàng cà phê nhân chưa rang,
chưa tách caffein là 138.51 tấn trên tổng số 146.25 tấn, chiếm tỷ trọng tới 94,7%. Chủng loại
xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam như vậy là chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường
Mỹ, vì thị trường này ưa thích loại cà phê Arabica có hương vị dịu, hàm lượng caffein thấp

5


chỉ một nửa so với Robusta. Loại cà phê này chiếm tỉ lệ 65,8% lượng cà phê nhập khẩu vào
Mỹ, Robusta là 34%, các loại khác chỉ có 0,2%.
Bảng 1.2: Chủng loại sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Đơn vị: 1000 tấn
Năm
Cơ cấu


2015

phê 147,68

2016

2017

2018

2019

223,22


170,82

170,15

138,51

94,2%

93,5%

93,2%

94,7%

13,74

11,88

12,41

7,7

Robusta
Tỷ lệ %


93,96%
phê 9,43


Arabica
Tỷ lệ %

6,04%

5,8%

6,5%

6,8%

5,3%

Tổng

157,11

236,96

182,7

182,57

146,254

Nguồn: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
-

Cơ cấu mặt hàng.


Nhìn chung, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân, chưa qua chế
biến qua thị trường Mỹ. Sản phẩm cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và hòa tan, Việt
Nam xuất khẩu sang chỉ chiếm một tỷ trong nhỏ , nhưng đang có chiều hướng tăng dần.
Năm 2015, chỉ có 83.7 tấn cà phê rang xay và 258.4 tấn cà phê hòa tan xuất khẩu sang Mỹ,
một khối lượng rất nhỏ so với tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị
trường Mỹ. Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang
đã tách caffein chỉ có 0.2 tấn, cịn lại 83.5 tấn là cà phê rang chưa tách caffein. Đối với
những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kĩ thuật cao, hiện địa, Việt Nam sản xuất được rất ít.
Tuy nhiên, nhờ những doanh nghiệp lớn như Trung Nguyên Legend, Vinacafe, Nestle… sản
lượng cà phê xuất khẩu dưới dạng đã qua chế biến, rang xay và đóng gói thành sản phẩm
hồn chỉnh để bán ra thị trường đang ngày càng tăng lên.

6


Bảng 1.3: Cơ cấu sản phẩm cà phê của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Đơn vị: tấn
Năm 2015

2016

2017

2018

2019

Cà phê chế 338,1

573,2


759,3

1354,6

1545,5

Loại

biến
Cà phê thơ

156771,9

236391,8

181951,7

181217,4

144708,5

Tổng số

157.110

236.965

182.711


182.572

146.254

1.2.3. Hình thức xuất khẩu.
Hiện nay, Cà phê Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị
trường Mỹ nói riêng dưới hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, trong đó
hình thức xuất khẩu gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn và chỉ 1 sản lượng nhỏ cà phê được xuất
khẩu dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp.
Theo báo cáo của Hiệp Hội Cà Phê-Ca cao Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2020, hơn
93% sản lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường Mỹ dưới hình thức gián tiếp, tỷ trọng cà
phê xuất khẩu bằng hình thức trực tiếp chỉ chiếm dưới 7%.
1.3. Những chính sách và giải pháp Việt Nam đã áp dụng để thúc đẩy xuất khẩu cà phê
sang thị trường Mỹ.
1.3.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nó được Nhà
nước có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này chỉ chung cho
tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói chung chứ khơng cụ thể vào một thị
trường nào.

7


Năm 2016, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1067/2016/QĐ- miễn giảm 50% thuế
đối với người trồng cà phê, với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê Chính phủ hỗ
trợ lãi suất vay Ngân hàng với số tiền là 380 tỷ đồng để tạm trữ 150.000 tấn cà phê trong 6
tháng
1.3.2. Chính sách tín dụng cho đầu tư.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã soạn thảo chương trình phát triển cà phê
Arabica (loại cà phê có giá thành cao) và giao cho Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tổ chức

thực hiện với mục tiêu có 400.000 ha trong thời kỳ 2015 -2020, ở các tỉnh thuộc vùng Tây
Nguyên. Để hỗ trợ cho dự án này Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 172/QĐ –TTg
ngày 24/3/15 cho phép ngành cà phê Việt Nam vay quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu USD
và trực tiếp hỗ trợ số vốn đầu tư là 150 tỷ đồng.
1.3.3. Chính sách thuế.
Về thuế giá trị gia tăng: Áp dụng thống nhất mức thuế giá trị gia tăng hợp lý là 5% đối
với tất cả các mặt hàng cà phê nhân, thay vì phân chia 10% và 5% tuỳ theo các loại mặt hàng
đã qua chế biến hay chưa như trong các giai đoạn trước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp vừa tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu vừa bảo đảm thương hiệu cà phê
Việt Nam trên thị trường thế giới.
Về thuế xuất khẩu: không áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê.
Về chính sách tiền thuê đất: Bộ Tài chính cho biết, đối với đất sử dụng vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp (trong đó có đất trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Quy định về nộp tiền thuê đất,
chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15
năm, hoặc cả thời gian thuê đất) tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
1.3.4. Chính sách tỷ giá hối đối.
Với việc áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý- Ngân hàng Nhà nước cam
kết đảm bảo Việt Nam Đồng không mất giá quá 2 - 3% so với năm trước, giữ tỷ giá
VND/USD xung quanh mức 23.500 VND đổi 1 USD- đã tạo nên sự ổn định trong hoạt động

8


xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê có thể an tâm chú tâm vào việc mở rộng hoạt đồng kinh doanh, sản xuất, không
lo lắng về những vấn đề liên quan đến việc biến động tỷ giá.
1.3.5. Các chính sách khác.
Ngồi những chính sách nêu trên, Chính Phủ Việt Nam cũng tăng cường mở các cuộc
hội họp đàm phán, xúc tiến hoạt đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các

doanh nghiệp nước ngoài, xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước lớn để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp trong nước làm ăn trên thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Mặc dù, Việt
Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa có hiệp đinh FTA chính thức, tuy nhiên nhờ mối quan hệ ngoại
giao tốt đẹp giữa hai nước các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp kinh
doanh cà phê nói riêng được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để kinh doanh trên thị trường
này.
1.3.6. Đánh giá.
1.3.6.1. Những mặt tích cực.
Các chính sách trên đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong thời gian qua. Đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn
2015-2020 lên hơn 2 tỷ USD/ năm, đặc biệt năm 2016 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ
USD. Trong thời kỳ ngành cà phê khủng hoảng chính sự hỗ trợ kịp thời của những chính
sách tài chính đã giúp cho nghành cà phê Việt Nam vượt qua được khủng hoảng và vẫn giữ
vững vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc áp dụng chế độ tỷ giá phù hợp, mở rộng quan hệ ngoại giao về kinh tếthương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng “ Thương hiệu Việt” trên trường
quốc tế cũng đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn trên thị
trường quốc tế thuận lợi hơn.
1.3.6.2. Những tồn tại.
Tuy những chính sách tài chính đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành cà phê Việt Nam vào thị
trường Hoa kỳ, nhưng bên cạnh đó chúng cịn một số yếu kém.

9


-Việc đầu tư dàn chải và không đến nơi cũng như không nghiên cứu kỹ trước khi quyết
định đầu tư dự án cà phê Arabica, đã làm cho hàng ngàn hécta cà phê chè bị chết hoặc khơng
có quả. Gây tốn kém và tổn thất lớn cho người trồng cà phê cũng như cho ngành cà phê Việt
Nam.
-Mức hỗ trợ còn chưa cao chỉ khoảng dưới 2000 tỷ đồng, trong khi đó Braxin riêng hỗ
trợ cho phí lưu kho và thu mua trong niên vụ 2015/26 đã khoảng hơn 2.800 tỷ VND, chưa kể

là còn ưu đãi về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
-Thời gian dành cho các ưu đãi của chúng ta thường ngắn chỉ khoảng dưới 12 tháng và
mức hỗ trợ khơng cao nên nó khơng phát huy được hết hiệu quả. Như việc hỗ trợ cho việc
thu mua cà phê dự trữ chỉ có thời gian là 6 tháng đến 1 năm và mức hỗ trợ chỉ đủ mua được
khối lượng chỉ bằng 20% sản lượng cần mua.
-Việc hỗ trợ vốn cho người nông dân trồng cà phê còn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng
vốn đầu tư của người sản xuất cho 1 ha cà phê chè nên gây nhiều khó khăn cho người trồng
cà phê, đặc biệt là với loại cây khó tính như cây cà phê chè.
1.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Mỹ giai
đoạn 2015-2020.
1.4.1. Ưu điểm và kết quả chủ yếu.
Trong những năm vừa qua, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường Hoa kỳ biến động mạnh và giảm liên tục qua các năm, do tình hình ảm
đạm chung của thị trường cà phê thế giới. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đã thu
được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
Thứ nhất: Cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã có những
thay đổi tích cực, tỷ trọng cà phê Arabica có giá trị cao đã tăng trong tổng sản lượng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2018 loại cà phê Arabica này đã
chiếm 6,8% trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, so với mức 2-3% của các
giai đoạn trước đây. Bên cạnh đó cà phê thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã tăng lên trong thời gian qua.

10


Thứ hai: Chất lượng cà phê xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
cũng đã được cải thiện và ngày một nâng cao. Các thương hiệu cà phê Việt Nam như G7,
Vinacafe…đã được bày bán trong các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Mỹ, và được người tiêu
dùng Mỹ rất yêu thích.
Thứ ba: Do những nỗ lực trong việc cải tiến phương thức sản xuất, cắt giảm chi phí dư

thừa nên giá cà phê xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Hoa kỳ đã giảm đáng kể, làm
tăng sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
1.4.2. Những hạn chế, bất cập.
Tuy đã đạt được một vài kết quả đáng khích lệ như đã nêu ở trên, nhưng nhìn chung
giai đoan 2015-2020 là một nốt trầm của nghành cà phê Việt Nam. Giai đoạn này, không
những chưa thể khắc phục được những điểm yếu, hạn chế trong giai đoạn trước, mà vị thế
của nghành cà phê Việt Nam đang ngày càng suy yếu. Điều này được thể hiện bởi một số
điểm yếu nổi bật như sau.
Thứ nhất: Tính bền vững của ngành cà phê Việt Nam chưa cao
Giai đoạn 2016-2020 chứng kiến sự sụt giảm liên tục của kim ngạch xuất khẩu cà phê
của Việt Nam sang thị trường Mỹ: từ 450.231 triệu USD năm 2016 xuống chỉ còn 246.851
triêu USD năm 2019.
Thị trường thu mua cà phê Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế. Khi thị
trường cà phê quốc tế sôi động làm cho hoạt động thu mua sôi nổi, việc tiêu thụ cà phê ở các
hộ sản xuất thuận lợi. Khi thị trường quốc tế thu hẹp, thị trường thu mua nội địa sẽ chao đảo,
ách tắc, việc tiêu thụ của các hộ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Gây nên hiện thiếu ổn định
trong hoạt động xuất khẩu vì chúng ta hồn toàn bị động và phụ thuộc vào các Doanh nghiệp
thu mua cà phê và hiện tượng cung cao hơn cầu, giá và sản lượng xuất khẩu giảm, kéo kim
ngạch xuất khẩu giảm theo.
Thứ hai: Giá trị xuất khẩu thấp
Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên chủ yếu ở dạng thô nên
cà phê Việt khơng có thương hiệu mà phần lớn trở thành ngun liệu của nhiều nước dùng
để chế biến, tái xuất lại dưới dạng cà phê bột, hòa tan, pha sẵn để tiêu thụ. Vì vậy, giá trị

11


xuất khẩu của cà phê chưa cao, chưa có được vị trí tương xứng với tiềm năng phát triển của
ngành trên thị trường thế giới.
Thứ ba: Sức cạnh tranh kém và chất lượng thấp

Mặt hàng cà phê của Việt Nam có sức cạnh tranh yếu so với các đối thủ cạnh tranh,
một phần là do Việt Nam chủ yêu xuất khẩu giống cà phê Robusta- không phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên còn một lý do lớn khác là bởi vì Quy trình sản xuất,
chế biến thủ công nhỏ lẻ, lạc hậu gây ra nhiều lỗi trong quá trình sơ chế sản phẩm khiến các
nhà nhập khẩu đánh gía thấp chất lượng cà phê Việt Nam.
Thứ tư: Thiếu vốn đầu tư
Xét cho cùng, nguyên nhân sâu xa của sự yếu kém về chất lượng, sự bất cập trong sản
xuất và chế biến cũng là do nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư. Người trồng cà phê ở Việt
Nam đa phần là các hộ nông dân nghèo và vốn họ đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng, phải
trả lãi suất. Do đó việc đầu tư cho sản xuất có phần hạn chế, ảnh hưởng đến sản lượng và
chất lượng cà phê. Cho dù có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào kinh doanh cà phê thì
khả năng tài chính vẫn chưa đủ mạnh để có thể trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ
cho sản xuất.
Thứ năm: Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý
Cơ cấu cây trồng khơng hợp lí, tập trung quá nhiều vào cà phê Robusta. Trong khi đó
chưa quan tâm đến việc mở rộng diện tích cà phê Arabica, loại cà phê có khả năng cạnh
tranh mạnh hơn, được thị trường ưa chuộng hơn, giá lại cao và có tiềm năng phát triển lớn.
Những năm gần đây tuy có một số doanh nghiệp có quan tâm chuyển đổi cơ cấu sản xuất
theo hướng tăng diện tích cà phê Arabica, nhưng giải pháp chưa đồng bộ nên kết quả thấp.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “ Việt Nam chúng ta xuất khẩu rất nhiều cà
phê, nhưng giá trị xuất khẩu lại khơng cao”
Thứ sáu: Thiếu tính đồng bộ giữa các khâu
Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa khâu sản xuất với khâu
chế biến, thu mua và xuất khẩu. Thực trạng hiện tại là người sản xuất chỉ biết sản xuất còn
các khâu sơ chế, chế biến, thu gom, xuất khẩu hoàn toàn do các doanh nghiệp tự lo liệu.

12


Tình hình trên đã dẫn đến hậu quả là thường xuyên xảy ra tình trạng dư cung và dư cầu đối

với sản phẩm hạt cà phê thô trên thị trường. Người trồng cà phê luôn trong cảnh thiếu thông
tin, không kiểm sốt được việc bán sản phẩm. Vì vậy, thường xuyên bị ép giá bởi các doanh
nghiệp thu mua nước ngoài.
1.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
1.4.3.1 Những nguyên nhân thuộc về Chính Phủ, các Bộ ban nghành và Hiệp hội cà phê
Việt Nam.
Thứ nhất: Chưa có chiến lược cụ thể về việc quy hoạch các vùng sản xuất cà phê.
Hiện nay, phần lớn các vùng sản xuất cà phê đang canh tác và trồng cà phê theo hướng
tự phát, khơng có kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn. Hạt cà phê Arabcia có giá trị
xuất khẩu cao nhưng ít được trồng ở Việt Nam, trong khi đó hạt cà phê Robusta có giá trị
thấp lại được trồng phổ biến.
Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “ Cơ cấu cây trồng thiếu hợp lý trong
nghành cà phê Việt Nam hiện nay”, làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả
nước.
Thứ hai: Chưa thực hiện tốt vai trò trung gian, cầu nối trong việc liên kết các doanh
nghiệp với các hộ nông dân trồng cà phê.
“ Được mùa mất giá” hay sự thiếu ổn định về sản lượng thu gom nông sản là tình trạng
thường xun xảy ra trong ngành nơng nghiệp nói chung và nghành cà phê nói riêng.
Ngun nhân chính của tình trạng này nằm ở sự liên kết lỏng lẻo giữa nông dân (người
trồng cà phê) và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê trong nước.
Để xảy ra tình trạng này, Chính Phủ, các Bộ, ban nghành và Hiệp hội cà phê phải thừa
nhận chưa thực hiện tốt vai trị của mình trong cơng tác đưa người nông dân trồng cà phê và
các Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đến gần nhau hơn.
Thứ ba: Công tác dự báo, đưa ra các khuyến nghị đối với các hộ nông dân và các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu cà phê về các biến động của thị trường chưa thực sự
tốt và kịp thời.

13



Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong những năm gần đây
nghành cà phê Việt Nam chứng kiến rất nhiều biến động, cung vượt quá cầu gây nên tình
trạng hạt cà phê thu hoạch khơng thể bán được, tạo nên nhiều thiệt hại đối với các hộ nông
dân và các doanh nghiệp.
Thứ tư: Hiệu quả của nguồn vốn đầu tư chính phủ cho các dự án phát triển nghành cà
phê cịn kém, chưa có những gói hỗ trợ tài chính hợp lý cho các hộ nơng dân trồng cà phê.
Mặc dù, Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn đã triển khai chương trình phát triển
cà phê Arabica bằng việc tổ chức thực hiện trồng thử ở các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, dự án này không đạt được kết quả như mong đợi nhiều cây trồng bị tàn phá bởi
sâu bệnh và chất lượng hạt cà phê rất kém, nhiều hạt bị lỗi.
Ngoài ra, việc hỗ trợ vốn của Chính Phủ cho người nơng dân trồng cà phê rất khiêm
tốn , chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn đầu tư của người sản xuất cho 1 ha cà phê Arabica
nên gây nhiều khó khăn cho người trồng cà phê, đặc biệt là với loại cây khó tính như cây cà
phê Arabica.
Thứ năm: Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cịn yếu kém và
lạc hậu.
Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất lượng,
xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa được chú
trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu.
1.4.3.2 Những nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp.
Thứ nhất: Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu dưới dạng
nhỏ và vừa, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
Phần lớn các doanh nghiệp cà phê trong nước chỉ kinh doanh đơn thuần dưới dạng thu
gom hạt cà phê từ các hộ nơng dân sau đó tiến hành phơi sấy, phân loại sau đó bán cho các
doanh nghiệp rang xay nước ngoài để thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá, các doanh
nghiệp này hồn tồn khơng chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam.
Chỉ một số ít doanh nghiệp cà phê lớn như Trung Nguyên Legend, Vinacafe…kinh
doanh dưới dạng chế biến, đóng gói, xuất khẩu cà phê chú trọng đến việc xây dựng thương

14



hiệu, tuy nhiên nhìn chung rất ít người biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam. Đây là nguyên
nhân dẫn tới hạn chế sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam rất yếu trên thị trường quốc tế.
Thứ hai: Thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực cà phê nói riêngchỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế quốc tế trong khoảng
hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu những kỹ năng cơ bản khai
thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự phát triển rầm rộ của các doanh
nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao
nên những kỹ năng này chưa được chú trọng đúng mức.
Thứ ba: Quy trình sản xuất, chế biến thủ cơng nhỏ lẻ, lạc hậu gây ra nhiều lỗi trong quá
trình sơ chế sản phẩm
Do tiềm lực tài chính có hạn, hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến lạc hậu nên các
sản phẩm cà phê của Việt Nam thường xuất hiện rất nhiều lỗi, chưa đáp ứng được những tiêu
chuẩn khắt khe của thị trường Hoa Kỳ. Điều này khiến các nhà nhập khẩu đánh gía thấp chất
lượng cà phê Việt Nam.
1.4.3.3. Những nguyên nhân thuộc về người trồng cà phê.
Thứ nhất: Chạy theo lợi nhuận nhỏ trước mắt, chưa có tầm nhìn dài hạn.
Một tình trạng phổ biến hiện nay khơng những đối với những người nông dân trồng cà
phê mà đối với những người nơng dân nói chung đó là dễ bị mua chuộc bởi các thương lái
nước ngoài. Nhiều nông dân sẵn sàng từ bỏ các hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp
trong nước để bán sản phẩm của mình cho các thương lái vì được trả mức giá cao hơn.
Đây là một phần nguyên nhân gây ra sự thiếu liên kết giữa khâu sản xuất với khâu chế
biến, thu mua và xuất khẩu
Thứ hai: Chủ yếu trồng trọt dựa vào kinh nghiệm thủ công, chưa đầu tư thời gian
nghiên cứu, học hỏi để nâng cao năng suất cũng như chất lượng cây trồng.
Phần lớn các hộ nông dân trồng cà phê hiện nay đều dựa trên kinh nghiệm mà họ tích
lũy trong q trình lao động. Tuy nhiên, trồng trọt theo cách này chứa đựng rất nhiều rủi do


15



×