Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận lịch sử đảng, quá trình đảng lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội từ năm 1986 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.99 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………

03

NỘI DUNG …………………………………………

05

Chương I: Khái quát sự phát triển đường lối giải quyết

05

các vấn đề xã hội từ 1986 – 2016.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử ……………………………

05

1.2 Khái quát sự phát triển đường lối giải quyết

05

các vấn đề xã hội của Đảng ta từ 1986 – 2016.
Chương II: Nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo giải …

10

quyết các vấn đề xã hội (1986 – 2016).
2.1. Kết quả hoạch định và thực hiện đường lối giải ……

09



quyết các vấn đề xã hội của Đảng (1986 – 2016).
2.1.1. Thành tựu …………………………………………

09

2.1.2. Hạn chế…………………………………………...

14

2.2. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng………………….

15

KẾT LUẬN ………………………………………….....

21

1


MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài tiểu luận
1.1. Mục đích
Tìm hiểu q trình Đảng lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội từ năm
1986 đến năm 2016 qua các văn kiện Đại hội và các văn kiện của các Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương bàn về vấn đề xã hội. Từ đó rút ra các
nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội giai đoạn
1986 - 2016.


1.2. Ý nghĩa
Qua nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài tiểu luận “Nhận xét về quá trình
Đảng lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội từ năm 1986 đến năm 2016” sẽ
thấy rõ được hoàn cảnh, quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp
của Đảng về vấn đề xã hội từ năm 1986 đến năm 2016.
Đề tài tiểu luận có thể phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập, tích luỹ thơng
tin, kiến thức hay tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề xã hội giai đoạn 1986 2016 được đề cập tại Văn kiện Đại hội và các Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương.

2. Tài liệu tham khảo
2


Đề tài tiểu luận có sử dụng các tài liệu tham khảo sau:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc giasự thật, Hà Nội.
- Văn kiện Hội nghị lần thứ mười Ban chấp hành Trung ương khố IX,
NXB Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội.
- Văn kiện Đảng toàn - tập 60- 2001, NXB Chính trị quốc gia- sự thật, Hà
Nội.
- Các tư liệu tại websites:

3. Kết cấu
Kết cấu của đề tài tiểu luận bao gồm:
Chương I: Khái quát sự phát triển đường lối giải quyết các vấn đề xã
hội từ 1986 – 2016.
Chương II: Nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết các vấn
đề xã hội (1986 – 2016).

3



NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TỪ 1986 – 2016.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử.
Những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến xã hội của
mọi quốc gia.
Ở Việt Nam, những năm 1987-1988, khủng hoảng kinh tế xã hội
của Việt Nam diễn ra nghiêm trọng. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là
Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tục bao vây, cô lập, tiến hành chiến
tranh phá hoại nhiều mặt, “diễn biến hồ bình” chống Việt Nam. Đổi
mới đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội
là xu thế thời đại và nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam.

1.2 Khái quát sự phát triển đường lối giải quyết các vấn đề xã
hội của Đảng ta từ 1986 – 2016.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã sớm đề ra các chính
sách xã hội, coi đó là một bộ phận của đường lối cách mạng của

4


Đảng. Các đường lối giải quyết các vấn đề xã hội thời kì đổi mới
được bắt đầu từ Đại hội đại biểu lần thứ VI.
Đại hội đại biểu lần thứ VI (12/1986), lần đầu tiên Đảng ta
nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội. Đảng thấy rõ tầm
quan trọng của đường lối giải quyết các vấn đề xã hội đối với các

chính sách khác và khẳng định trình độ phát triển kinh tế là điều
kiện vật chất để thực hiện đường lối, chính sách xã hội và thực hiện
tốt những mục tiêu xã hội chính là mục đích của các hoạt động kinh
tế.
Đại hội đại biểu lần thứ VII (06/1991) đã có nhận thức mới
về thống nhất mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội với mục tiêu
phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người
và vì con người. Trong cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần
kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội,
giữa tang trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát triển kinh tế là cơ sở và
tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt đường lối
giải quyết các vấn đề xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đại hội đại biểi lần thứ VIII (06/1996) khẳng định, hệ
thống chính sách xã hội phải được hoạch định theo những quan điểm
mới là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã

5


hội ngay trong các bước và trong suốt quá trình phát triển. Công
bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất
cung như ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện
cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của
mình. Thực hiện nhiều hình thức phân phối. Khuyến khích làm giàu
hợp pháp đi đơi với tích cực xố đói, giảm nghèo. Các vấn đề xã hội
đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá.
Đại hội đại biểu lần thứ IX (04/2001) chỉ rõ, các chính sách
xã hội phải hướng đến và làm lành mạnh hố xã hội, thực hiện cơng
bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất,

tang năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan
hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.
Đại hội đại biểu lần thứ X (04/2006) chủ trương phải kết
hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
nước, ở trong lĩnh vực, địa phương. Trong điều kiện Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hội nhập sâu rộng hơn
và hệ thống kinh tế quốc tế, Hội nghị Trung ương 4 khoá X
(01/2007) đã nhấn mạnhL phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy
sinh trong quá trình thực thi các cam kết quốc tế. Xây dựng cơ chế
đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO

6


đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng đắn,
kịp thời.
Điểm mới của Đại hội đại biểu lần thứ XI (01/2011) là đưa
chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn hố, xã
hội hài hồ với phát triển kinh tế. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và
cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng
chính sách phát triển. Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động,
việc làm và thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khoẻ nhân dân và cơng tác dân số, kế hoạch hố gia
đình, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; đấu tranh phịng,
chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
Đại hội đại biểu lần thứ XII (01/2016) xác định vấn đề quản lý
phát triẻn xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Kế hoạch phát
triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có
liên quan trực tiếp; phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính
sách kinh tế và chính sách xã hội. Sự kết hợp giữa hai mục tiêu này

phải được quán triệt ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, ở
trong đơn vị kinh tế cơ sở. Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, cơng bằng xã hội trong từng bước và
trong chính sách phát triển. Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội

7


được thực hiện dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó giữa quyền
lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
Qua 30 năm đổi mới (1986 – 2016), Bộ Chính trị chỉ đạo
tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn. Báo cáo của Ban chấp
hành Trung ương đã đánh giá đầy đủ, chính xã, khoa học cả về lý
luận và thực tiễn quá trình đổi mới đất nước để rút ra những bài học
kinh nghiệm, tiếp tục hồn thiện chính sách xã hội.

8


CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH
ĐẠO GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (1986 – 2016).

2.1. Kết quả hoạch định và thực hiện đường lối giải quyết các
vấn đề xã hội của Đảng (1986 – 2016).
2.1.1. Thành tựu
Trong 30 năm đổi mới, Đảng ta đã đưa ra nhận thức ngày
càng cụ thể, đầy đủ và sâu sắc hơn về tầm quan trọng, mục tiêu và
nội dung; coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là bộ phận hữu cơ, là
một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng.
Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội đối với người có

cơng: Năm 2005, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có
cơng, sử đổi năm 2012. Cả nước hiện có khoảng 8,8 triệu người có
cơng, chiếm khoảng 10% dân số nước ta, trong đó có khoảng 1,4
triệu người có cơng và thân nhân được hưởng trợ cấp thường
xum. Cơng tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được Đảng, Nhà
nước và nhân dân chú trọng hơn.
Về chính sách dân số, Nghị quyết Trung ương 4, khố VVV
(01/1993) về Chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình; Chỉ thị 52
của Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về dân số - kế
hoạch hố gia đình; Pháp lệnh dân số năm 2003 và sửa đổi năm

9


2008; các Chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình/ sức khoẻ sinh
sản giai đoạn 1993 – 2000, giai đoạn 2001 – 2010, giai đoạn từ năm
2011 – 2020,…
Về giải quyết các tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm, bạo lực
gia đình, cờ bạc, lơ đề, tảo hơn,…) có: Nghị quyết Trung ương 9,
khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chỉ thị số 49CT/TW của Ban Bí thư khố IX về xây dựng gia đình thời kì cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Luật phịng, chống bạo lực gia
đình (2007); Luật phòng, chống ma tuý sửa đổi (2008); Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm (2003); Quyết định số 679/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình hành động phịng chống mại dâm giai đoạn
2011-2015, Luật Hơn nhan và Gia đình sửa đổi (2014);
Chính sách lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập: Bộ
luật lao động được sửa đổi nhiều lần qua các năm 2002, 2006, 2007,
2012 đã tạo hành lang pháp lý cho việc hoàn thiện các tiêu chuẩn lao
động, quan hệ lao động giữa các chủ thể, điều chỉnh các quan hệ xã

hội có liên quan đến quan hệ lao động như hợp đồng lao động, thoả
ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời gian làm
việc, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp lao

10


động, đình cơng. Đã xây dựng và triển khai Luật Việc làm. Mỗi
năm, bình quân tạo ra 1,5 – 1,6 triệu việc làm mới.
Các chính sách đáp ứng dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, nhà ở,
nước sạch, thông tin: đã được đề cập cụ thể trong Nghị quyết số 15NQ/TW ngày 01/06/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khố XI
về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, Luật giáo
dục 2005 và sửa đổi năm 2009; Chiến lược phát triển giáo dục 2011
– 2020; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
Việt Nam, Luật Nhà ở; các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa
thơng tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được thực
hiện tốt hơn và hồn thiện hơn,…
Chính sách xáo đói giảm nghèo đi đơi với khuyến khích làm giàu
hợp pháp được triển khai rộng khắp từ những năm 1990; trở thành
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 1998 – 2000 và 2001 –
2005. Từ năm 2006 – 2016, chương trình Mục tiêu quốc gia chuyển
sang hướng xố đói giảm nghèo; tập trung tồn diện, có trọng điểm
và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Đảng ta cũng đã đang triển khai áp
dụng đồng bộ các biện pháp để giảm nghèo bền vững, đa chiều,
giảm nghèo cả về kinh tế, văn hoá, học vấn, giảm nghèo đi đơi với
khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng bằng lao động, tài
năng, nguồn lực sẵn có, trí tuệ của mình.

11



Chính sách xã hội đối với những người có hồn cảnh khó khăn:
Đảng đã kịp thời ban hành các nghị quyết, nghị định về ban hành
Quỹ chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, về
chính sách cứu trợ xã hội; Quy chế thnafh lập và hoạt động của cơ
sở bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
cũng đang quan tâm và hoàn thiện hơn.
Luật Lao động và Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi và tiếp tục
phát triển. Cả hai bộ luật này đều hướng tới phục vụ những lợi ích
và quyền lợi của cơng dân. Luật lao động tiếp tục phát triển thị
trường lao động, tang cường các điều kiện hoạt động của các đối tác
tham gia thị trường lao động. Luật Bảo hiểm y tế chuyển sang bảo
hiểm y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư, mở rộng sự tham gia của
người dân vào bảo hiểm y tế; mở rộng đối tượng được Nhà nước bảo
hộ một phần và toàn phần để tham gia bảo hiểm y tế. Đảng đã luôn
quan tâm, sát sao đến mọi vấn đề về lao động và bảo hiểm y tế của
người dân trong cả nước.
Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Cuối năm 2014, tỷ lệ
nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dưới 6%; đời sống người dân, người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải

12


thiện và nâng cao. Đa số người dân có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp
dưới 2%; bảo hiểm y tế đạt trên 71,6%,…

2.1.2. Hạn chế.
Các đường lối, quan điểm về giải quyết csc vấn đề xã hội của

Đảng giai đoạ 1986 – 2016 đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý và khắc phục
để công tác giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai được ổn
định và hoàn thiện hơn:
Đầu tiên, việc đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về giải quyết
các vấn đề xã hội, về quản lý xã hội chuyển biến còn chậm, có lúc,
có nơi cịn bị coi nhẹ. Nhiều lúc chưa nhận thức được đầy đủ vai trò,
tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề xã hội, quản lý phát
triển xã hội trong chiến lược phát triển, chưa nghiên cứu, làm rõ nội
dung và định hướng phát triển xã hội trong bối cảnh phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong việc phân tích và dự báo về sự biến đổi cơ cấu xã hội,
phân tầng xã hội, tư duy của Đảng ta còn đơn giản; chậm nhận thức
về sự hình thành và vai trị của các nhóm xã hội như doanh nghiệp,
tiểu thương, tiểu chủ, lao động tự do; xu hướng trung lưu hoá xã hội
cũng chưa được Đảng nhận thức đầy đủ. Một số ngành, địa phương

13


còn chạy theo phát triển kinh tế mà coi nhẹ việc giải quyết các vấn
đề xã hội, chưa quan tâm đúng mực đến việc phát triển các nhu cầu
cơ bản về văn hoá, giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
Một số đối tượng vẫn còn tư tưởng ỷ lại, bị động, lợi dụng và
trông chờ vào trợ cấp của nhà nước và tập thể, vẫn còn các biểu hiện
tiêu cực trong việc lợi dụng những chính sách xã hội tốt đẹp của
Đảng, Nhà nước và sự giúp đỡ nhân đạo của quốc tế để vụ lợi cá
nhân,…
Hiện nay, hệ thống chính sách an sinh xã hội cịn nhiều phân tán,
manh mún, chưa có sự gắn kết, chưa khuyến khích được người dân

tích cực tham gia… Các chương trình dạy nghề cho lao động nông
thôn chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động và sản xuất; chất
lượng lao động chưa cao, chưa có bằng cấp vẫn cịn cao, chênh lệch
gìau- nghèo về thu nhập và cả tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các
vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tang, nhất là giữa khu vực miền
núi phía Bắc và Tây Ngun với các vùng cịn lại; giữa người dân
tộc thiểu số với người Kinh, người Hoa,…

2.2. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng.
Nhìn chung, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
giải quyết các vấn đề xã hội là đúng đắn, kịp thời, hợp long dân và

14


phù hợp với thời thế của Việt Nam lúc bấy giờ. Nhân dân ta với
nhiều phẩm chất tốt đẹp đã nêu cao truyền thống nhân ái, động viên,
khai thác các nguồn lực cùng với Nhà nước và sự hỗ trợ của nhiều tổ
chức quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng, Nhà nước, Mặt
trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã kịp thời quan tâm, chú
trọng giải quyết các vấn đề xã hội.
Qua 30 năm đổi mới với từng bước điều chỉnh quan điểm và
chiến lược về giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng ta đã nhận thức rõ
hơn chính sách xã hội vì hạnh phúc con người là động lực to lớn
phát huy mọi tiềm năm sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ bản chất, tính ưu việt của chế độ
xã hội chủ nghĩa. “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với
chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù
hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời
kỳ”.

Đảng ta đã khẳng định dược mục tiêu chính sách xã hội là nhằm
xây dựng và phát triển con người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho
con người, góp phần lành mạnh hoá xã hội và phát triển bền vững
đất nước.
Đảng đã coi trọng giải quyết các vân đề xã hội là coi trọng nhân
tố con người, vì sự phát triển của con người. Con người chính là

15


trung tâm của chính sách phát triển. Đảng ta đã nhận thức được việc
muốn xã hội phát triển nhanh, bền vững phải chăm lo cho cuộc sống
của con người, thực hiện lợi ích và phân phối lợi ích cơng bằng, hợp
lý cho con người là phát huy động lực căn bản, sâu xa nhất để phát
triển đất nước.
Trong các chính sách trợ cấp, Đảng ta đã điều tiết hợp lý thu
nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành, các vùng. Thực hiện chính
sách xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội là trách nhiệm của toàn xã
hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình theo phương châm xã hội hố,
trong đó Nhà nước giữ vai trị chủ đạo.
Đảng ta đã khuyến khích được ngườu dân, doanh nghiêpk, tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề xã
hội.
Các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được nhất quán về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Chính sách xã
hội khơng thốt ly điều kiện thực tế của kinh tế nhưng cung không
thụ động đi sau khinh tế mà Đảng chỉ rõ, nó phải đóng vai trị thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tang trưởng kinh tế vì
mục tiêu phát triển xã hội.


16


Một trong những đìểm quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã
hội mà Đảng đã hồn thiện được đó là về tiến bộ xã hội và công
bằng xã hội. Tiến bộ xã hội là sự phát triển tiến lên của xã hội từ
thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh, hiện đại, được thể hiện tập
trung ở tiến bộ của con người. Tiến bộ xã hội phải hiệu quả, phục vụ
cuộc sống của người dân, đem lại sự thụ hưởng các lợi ích của người
dân một cách cơng bằng, hợp lý. CÔng bằng xã hội cả về cơ hội
phát triển cho tất cả mọi người, nhất là các đối tượng xã hội, trước
hết là những người có cơng với đất nước, những nhóm yếu thế, dễ bị
tổn thương, thua thiệt trong phát triển, những cộng đồng dân cư ở
những vùng đặc biệt khó khăn, …
Đảng ta đã nhận thức được công bằng xã hội không phải là cào
bằng, là bình qn. Cơng bằng xã hội phải được thực hiện trên mọi
mặt, kể cả ở trong các khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra
những điều kiện bình đẳng cho mọi người phát huy năng lực của
mình và thực hiện phân phối quan hệ thống chính sách xã hội.
Những quan điểm, chủ trương và cả quá trình lãnh đạo giải quyết
các vấn đề về xã hội trong giai đoạn 1986 – 2016 của Đảng ta đã
được vận dụng sang tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp thu kinh nghiệm tốt của thế
giới vào thực tiễn cách mạng và thực tiễn xã hội Việt Nam.

17


Từ những nhận xét đó, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về

hoạch định và thực hiện đường lối giải quyết các vấn đề xã hội của
Đảng:
- Một là, đường lối giải quyết csac vấn đề xã hội có vai trị đặc biệt
quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững
trong mọi giai đoạn phát triển. Đường lối giải quyết các vấn đề xã
hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện
đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả
năng nguồn lực trong từng thời kỳ.
- Hai là, đường lối giải quyết các vấn đề xã hội phải được thực hiện
đồng bộ, có trọng tâm, ưu tiên thực hiện tốt chính sách đối với người
có cơng; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có
hồn cảnh khó khăn.
- Ba là, tang cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò chủ đạo trong xây
dựng, tổ chức thực hiện của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, truyền thống nhân ái của dân tộc; huy động sự tham
gia mạnh mẽ của toàn xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực
hiện chính sách xã hội.
- Bốn làm xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển phù hợp, có
chương trình hành động cụ thể, khả thi và tổ chức thực hiện quyết

18


liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao
trong xã hội.
Những bài học kinh nghiệm trên sẽ là ngọn cờ dẫn đường cho
Đảng ta trong quá trình hồn thiện quan điể, chủ trương, phương
hướng về giải quyết các vấn đề xã hội giai đoạn sau.

19



KẾT LUẬN
“Đường lối giải quyết các vấn đề xã hội đúng đắn, cơng bằng vì
con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sang tạo của
nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm
cơng bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp
chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách” –
Đây là câu nói được trích dẫn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng ta. Trong 30 năm qua (1986 – 2016),
Đảng ta đã luôn trung thành và nhất quán để thực hiện quan điểm
trên. Từ đó, nâng cao nhận thức của cả cán bộ và tồn dân về vai trị
của các vấn đề xã hội.
Quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết các vấn đề xã hội giai đoạn
1986 – 2016 là một đề tài liểu luận hay. Bài tiểu luận của em chắc
chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót trong qúa trình tìm hiểu và tổng hợp
thơng tin, rất mong được thầy cô thông cảm.

20



×