Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(Ky nang dieu tra) nhu cầu của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền về việc tìm hiểu hệ thống chính trị của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 13 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ NĂNG ĐIỀU TRA

Đề tài:
NHU CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
VỀ VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC CỘNG HỊA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Trong thực tế hiện nay, các nhà nước trên thế giới đều có hệ thống
chính trị và hành chính đặc thù riêng. Vì thế, tổ chức bộ máy nhà nước cũng
như các tổ chức trong hệ thống chính trị và hành chính của mỗi nước đều có
sự khác biệt tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm và môi trường sống của mỗi
nước, không thể bắt chước được.
Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng
NDCM Lào trực tiếp lãnh đạo, qua thực tiễn lãnh đạo và chỉ đạo phong trào
cách mạng đã xác định: xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, do nhân dân
lao động các bộ tộc làm chủ, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Sau khi
nắm được chính quyền đến nay, CHDCND Lào đã thiết lập hệ thống chính trị
phù hợp với thực tế của đất nước. “Trong hệ thống chính trị của đất nước Lào
có Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận Lào
Xây dựng đất nước (trong đó có: Đồn thanh niên nhân dân cách mạng Lào,
Hội liên hiệp phụ nữ, Cơng đồn và các tổ chức xã hội khác”. Các tổ chức
trong hệ thống chính trị dân chủ nhân dân đều hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ được quy định.
Hệ thống chính trị Lào có cơ chế vận hành chung trong tổ chức và quản


lý xã hội, trong quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân,
từng bước tiến lên CNXH, các tổ chức trong hệ thống chính trị là động lực
chung để phát huy quyền làm chủ của nhân dân và huy động sức mạnh của
toàn Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân, hoạt động ăn khớp, phối hợp chặt
chẽ nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới về kinh tế và xã hội. Các cơ quan trong
hệ thống chính trị phải thực hiện đúng chức năng của mình; đồng thời, tồn
hệ thống có sự thống nhất về tư tưởng và hành động dưới sự lãnh đạo của
Đảng NDCM Lào và tuân thủ theo pháp luật.
1


Kể từ Đại hội IV của Đảng đến nay, Đảng NDCM Lào đã tiến hành cải
cách bộ máy lãnh đạo quản lý và từng bước cải cách tổ chức đoàn thể, phát
huy dân chủ trong nội bộ Đảng và toàn xã hội; xác định rõ chức năng lãnh
đạo của Đảng, chức năng quản lý nhà nước; sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo
hướng gọn nhẹ và hiệu quả.
Nước CHDCND Lào và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ đặc biệt
cũng như có sự gần gũi về hệ thống tổ chức và vận hành của hệ thống chính
trị. Do vậy, với những sinh viên Chính trị học, Xây dựng Đảng và Quan hệ
Quốc tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay việc nghiên cứu về
hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào là một trong những vấn đề cần
được chú trọng hơn trong thời gian tới để có thể giúp các sinh viên hiểu rõ
hơn cũng như tiếp tục đóng góp vào mối quan hệ của hai nước.
Qua thực tiễn quá trình học tập tại Việt Nam cùng với những mong
muốn của bản thân do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nhu cầu của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc tìm hiểu hệ thống chính trị của
nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay” từ đó giúp bản thân em có
thể nhìn nhận, xem xét về sự quan tâm, kiến thức chính trị của sinh viên Việt
Nam đối với nước CHDCND Lào.
2.


Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.

Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu nhu cầu của sinh viên sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền về việc tìm hiểu hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào đề
tài phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền trong việc tìm hiểu hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào
hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu việc tìm
hiểu hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào trong sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền những năm học sắp tới.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
2


Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể đó là:
-

Tìm hiểu nhu cầu của sinh viên sinh viên Học viện Báo chí và

Tun truyền về việc tìm hiểu hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào;
-

Phân tích yếu tố tác động đến nhu cầu của sinh viên Học viện


Báo chí và Tuyên truyền trong việc tìm hiểu hệ thống chính trị của nước
CHDCND Lào hiện nay;
-

Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu việc tìm hiểu hệ

thống chính trị của nước CHDCND Lào trong sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền những năm học sắp tới.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc tìm
hiểu hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hệ thống chính trị của nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi khơng gian: nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào.

-

Phạm vi thời gian: trong giai đoạn hiện nay.

-

Phạm vi mẫu nghiên cứu: đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu đối với

sinh viên tại 3 khoa tại Học viện Báo chí và Tun truyền đó là: Khoa Chính
trị học, Xây Dựng Đảng và Quan hệ quốc tế.

4. Phương pháp thu thập thông tin
-

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket.

-

Số lượng bảng hỏi phát ra trong qua trình điều tra là 100 bảng

-

Những thuận lợi trong q trình thu thập thơng tin: Qúa trình thu

hỏi.
thập thông tin của bản thân em đã diễn ra khá thuận lợi xuất phát từ sự giúp
đỡ nhiệt tình của các bạn trong lớp cũng như từ các ban cán sự các lớp mà đề
3


tài tiến hành khảo sát. Chính vì vậy, đó là những động lực rất lớn giúp bản
thân em có thể thực hiện được đề tài của mình để qua đó có thể tìm hiểu về
những nội dung mà bản thân em quan tâm.
-

Những khó khăn trong q trình thu thập thông tin: Xuất phát từ

phạm vi đối tượng nghiên cứu của đề tài khá rộng do vậy trong quá trình sắp
xếp để thực hiện khảo sát ở các lớp và các chuyên ngành khác nhau đã gây ra
cho bản thân em một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn đó
chỉ là những vấn đề nhỏ mà em gặp phải.

5. Thao tác hóa các khái niệm liên quan trong đề tài
5.1.

Khái niệm nhu cầu

Nhà Tâm lý học Liên Xô - B.Ph. Lomov cho rằng nhu cầu như là một
thuộc tính của nhân cách, trong đó “Nhu cầu là địi hỏi nào đó của cá nhân về
những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển. Nhu
cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những q trình xảy ra có tính khách quan
trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình. Dĩ nhiên, nhu cầu là
trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngồi cá nhân”
[2, tr. 479].
Trong đời sống của cá nhân, nhu cầu vật chất khơng phải là tất cả. Con
người có thể tồn tại và phát triển chỉ như một thành viên của xã hội. Còn việc
“tiêu dùng” những giá trị tinh thần do xã hội tạo ra mới có vai trị quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách.  Ơng cho rằng, các nhu cầu đều
có cấp độ của nó. Chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì đi từ sự tị mị, tới sự
tìm kiếm chân lý một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần phải thư
giãn, ngủ cho đến cách ly tạm thời với các hình thức quen thuộc của đời sống
xã hộ, nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo.
5.2.

Khái niệm sinh viên

Sinh viên trong nghiên cứu này được hiểu là các cá nhân đang theo học
tại các chuyên ngành Chính trị học, Xây dựng Đảng, Quan hệ Quốc tế tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
4



5.3.

Khái niệm tìm hiểu

Tìm hiểu trong đề tài được hiểu là việc các sinh viên chủ động nghiên
cứu, đọc, hỏi và trao đổi về các vấn đề mà sinh viên quan tâm trong quá trình
học tập của mình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5.4.

Khái niệm chính trị

Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các
mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của
tồn xã hội. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã
hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối
chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực
chính trị.
Trong các cơng việc chung của xã hội thì cơng việc của nhà nước
chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu
thế ln ln muốn giành lấy vai trị thực hiện các cơng việc chung để xác lập
và duy trì địa vị thống trị của giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa
Mác - Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là
những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và sử dụng quyền
lực nhà nước.
Tất nhiên, chính trị khơng chỉ bao gồm các cơng việc của nhà nước. Xã
hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải
quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các
phương án giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp
nắm quyền. Vì vậy, bên cạnh nhà nước trong xã hội cịn tồn tại các tổ chức
chính trị khác [3, tr.18].

5.5.

Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị bao gồm tồn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra
để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.
Trong chế độ dân chủ, các thành viên của xã hội cũng như các tổ chức
xã hội đều được tham gia ở mức độ nhất định hoạt động chính trị. Nhưng
5


khơng phải vì thế mà các tổ chức xã hội đó đều được gọi là các tổ chức chính
trị. Chỉ những tổ chức được lập ra chủ yếu để thực hiện quyền lực chính trị thì
mới gọi là tổ chức chính trị. Tổ chức chính trị có thể thực hiện các hoạt động
khác nhưng đó khơng phải nhiệm vụ cơ bản của nó.
Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong
xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá
trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù
hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà
nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ
thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong các nước phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể
của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt
động của hệ thống chính trị [1].
Hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào được hiểu là: là một chỉnh
thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng NDCM

Lào, nhà nước CHDCND Lào và Mặt trận Lào xây dựng đất nước.
6. Bảng hỏi Anket
(trang sau)

6


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

NHU CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN
TRUYỀN VỀ VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA
NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
Chào bạn!
Tìm hiểu về nhu cầu của sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền về việc tìm hiểu
hệ thống chính trị của nước Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá về nhau cầu của sinh viên khoa Chính trị học,
Xây dựng Đảng và Quan hệ Quốc tế về việc tìm hiểu hệ thống chính trị nước CHDCND
Lào. Qua đó, đề tài sẽ phân tích những yếu tố tác động cũng như đề ra những giải pháp
giúp thúc đẩy nhu cầu của sinh viên khoa Chính trị học, Xây dựng Đảng và Quan hệ Quốc
tế về việc tìm hiểu hệ thống chính trị nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
Chúng tôi rất mong có được sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn trong nghiên cứu này.
Bạn hãy khoanh tròn vào số thứ tự của các phương án mà bạn lựa chọn. Những ý kiến này
sẽ được sử dụng với mục đích nghiên cứu trên nguyên tắc khuyết danh.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của bạn!

7



A. PHẦN THƠNG TIN CHUNG
A1. Giới tính

1.

Nam

2. Nữ

A2. Khoa
1. Chính trị học
2. Xây dựng Đảng
3. Quan hệ quốc tế
A3. Năm học
1. Năm thứ nhất
2. Năm thứ hai
3. Năm thứ ba
4. Năm thứ tư

A4. Bạn đã từng đi du lịch đến nước CHDCND Lào hay chưa?
1. Chưa
2. Có
B. THỰC TRẠNG NHU CẦU CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO
CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC TÌM HIỂU HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CỦA NƯỚC CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO HIỆN NAY
B1. Bạn có đọc các kiến thức về hệ thống chính trị của nước
CHDCND Lào hay khơng?
1. Có đọc

2. Chưa bao giờ đọc
3. Đã đọc nhưng khơng nhớ
4. Cũng muốn đọc
B2. Trong q trình học trên giảng đường, bạn có được các thầy cơ
cung cấp thơng tin về hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào hay
không?
8


1. Có được học và trao đổi
2. Có được thầy cơ nói qua
3. Có nội dung tuy nhiên là nội dung không quan trọng
4. Ý kiến khác (ghi rõ):……………………………………
B3. Theo bạn hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào hiện bao
gồm các yếu tố nào?
1. Đảng NDCM Lào
2. Nhà nước CHDCND Lào
3. Mặt trận Lào xây dựng đất nước
4. Tất cả các ý kiến trên.
B4. Theo hiểu biết của bạn thì yếu tố nào là nhân tố đóng vai trị quan
trọng nhất của Hệ thống chính trị của nước CHDCND Là hiện nay?
1. Đảng NDCM Lào
2. Đoàn thành niên cách mạng Lào
3. Nhà nước CHDCND Lào
4. Mặt trận Lào xây dựng đất nước
B5. Bạn hãy cho biết yếu tố nào đóng vai trị trung tâm của Hệ thống
chính trị của nước CHDCND Là hiện nay?
1. Mặt trận Lào xây dựng đất nước
2. Đảng NDCM Lào
3. Hội phụ nữ Lào

4. Nhà nước CHDCND Lào
B6. Theo bạn hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào có bao hàm
các yếu tố giống với hệ thống chính trị của Việt Nam hay khơng?
1. Giống
2. Khác
9


3. Tương đối giống
4. Ý kiến khác (ghi rõ):………………………………………
B7. Theo bạn hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào được bắt
đầu định hướng đổi mới hoạt động vào năm bao nhiêu?
1. Năm 2000
2. Năm 2006
3. Năm 1986
4. Năm 1997
B8. Phương hướng quan trọng nhất trong đổi mới hoạt động của hệ
thống chính trị của nước CHDCND Lào là?
1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào với hệ thống
chính trị
2. Đổi mới sự phối hợp của các cơ quan trong hệ thống chính trị
3. Đổi mới hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng đất nước
4. Ý kiến khác (ghi rõ):…………………………………………….
B9. Bạn hãy cho biết yếu tố nào có tác động đến nhu cầu tìm hiểu về
hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào của bản thân bạn?
1. Đó là kiến thức trong q trình học
2. Vì nước CHDCND Lào là nước có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam
3. Vì mong muốn của bản thân
4. Ý kiến khác (ghi rõ):…………………………………………….
B10. Theo bạn yếu tố nào sẽ thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu của bản thân

về hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào?
1. Nếu bản thân định hướng làm việc liên quan đến nước CHDCND Lào
2. Khi bản thân thực hiện các nghiên cứu về nước CHDCND Lào
3. Khi được làm bài tập về vấn đề này
10


4. Khi quen với các bạn nước CHDCND Lào
B11. Bạn có mong muốn gì trong việc tìm hiểu về hệ thống chính trị
của nước CHDCND Lào?
1. Bản thân sẽ hiểu được tiếng Lào
2. Qúa trình học sẽ được cung cấp nhiều kiến thức hơn
3. Các thầy cơ có thể mời các chuyên gia về Lào đến trao đổi
4. Ý kiến khác (ghi rõ):…………………………………………….
B12. Theo bạn việc xây dựng các câu lạc bộ về nước CHDCND Lào có
giúp thúc đẩy sinh viên tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước
CHDCND Lào hay khơng?
1. Có
2. Khơng
3. Khơng hiệu quả
4. Ý kiến khác (ghi rõ):…………………………………………….
KẾT THÚC ĐIỀU TRA
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BẠN ĐÃ HỢP TÁC

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Chuyên đề 3: Hệ thống
chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở

nước ta hiện nay, truy cập ngày 17/12/2018.
2. Nguyễn Ngọc Bích (2015), Tâm lý học nhân cách, Nxb. ĐHQG Hà Nội,
tr. 479.
3. Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2009), Tập bài
giảng Chính trị học đại cương, tr.18.

12



×