Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phân tích thực trạng quản trị hàng tồn kho tại tổng công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI THẢO LUẬN
BỘ MƠN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10

Nhóm thực hiện
: 01
Lớp học phần
: 2158FMGM0231
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Minh Nhật Linh

Hà Nội, tháng 11, năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................3
1.1. Tổng quan về hàng tồn kho ....................................................................................3
1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho ......................................................................................3
1.1.2. Vai trò hàng tồn kho............................................................................................3
1.1.3. Phân loại hàng tồn kho .......................................................................................4
1.2. Quản trị hàng tồn kho .............................................................................................5
1.2.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho ........................................................................5
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ ........................................................5


1.2.3. Chi phí tồn kho ....................................................................................................6
1.2.4. Mơ hình đặt hàng hiệu quả EOQ ........................................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI ............................9
TỔNG CÔNG TY MAY 10...............................................................................................9
2.1. Tổng quan về Tổng công ty May 10 .......................................................................9
2.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty May 10 .....................................................................9
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 trong giai đoạn
2018 – 2020 .................................................................................................................10
2.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Tổng công ty May 10 .............................17
2.2.1. Đặc điểm và phân loại hàng tồn kho Tổng công ty May 10 .............................17
2.2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho ........................................................................18
2.2.3. Phân tích tình hình và tốc độ chu chuyển hàng tồn kho ...................................21
2.3. Đánh giá ưu, nhược điểm trong công tác quản trị của công ty .........................27
2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................................27
2.3.2. Nhược điểm .......................................................................................................27
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 ....................................................................................28
3.1. Biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản trị hàng tồn kho tại Tổng công ty
May 10 ............................................................................................................................28
3.2. Áp dụng mơ hình đặt hàng tối ưu EOQ cho ngun liệu vải của Tổng công ty May
10 trong 3 năm 2018 – 2020. ..........................................................................................31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................34

2


MỞ ĐẦU

Quản trị hàng tồn kho có thực sự quan trọng?

Trong nền kinh tế thị trường khi mà Việt Nam đang ngày càng gia nhập sâu rộng vào
Tổ chức Thương Mại quốc Tế (WTO) thì sự cạnh tranh cũng diễn ra ngày càng khốc liệt.
Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp buộc phải thay đổi phương
thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm thiểu chi phí sản xuất
để đảm bảo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp thương mại, công tác quản
trị hàng tồn kho nguyên vật liệu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt.
Đây cũng là công việc khá phức tạp đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải biết vận dụng
sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
mình. Quản trị tốt hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ
nguyên vật liệu, tránh việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm thiểu được chi phí
thuê mặt bằng, thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ
nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến việc đình trệ dây
chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung ứng ra thị trường dẫn đến giảm thiểu lợi nhuận
hay mất khách hàng,… Chính vì sự quan trọng và cần thiết này, dưới yêu cầu của giảng
viên Nguyễn Minh Nhật Linh, nhóm chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích thực
trạng quản trị hàng tồn kho tại Tổng công ty May 10”.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về hàng tồn kho
1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc để tiêu thụ.
Trong các doanh nghiệp, tồn kho thường bao gồm nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất,
sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ.
1.1.2. Vai trò hàng tồn kho
Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch
dự kiến, do đặc điểm của sản xuất nên tiến độ và thời gian sản xuất sản phẩm không ăn
khớp và đồng nhất với thời gian tiêu dùng sản phẩm vì thế cần phải có q trình dự trữ hay
tồn kho hàng hóa.
3



Đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục khi có biến cố ngẫu nhiên ngồi dự
kiến: do sự vận động khách quan của tự nhiên và của sản xuất mà có nhiều vấn đề doanh
nghiệp khơng thể dự báo từ trước như thiên tai, dịch họa, rủi ro, …Chính vì thế mà trong
mỗi trường hợp để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục phải có dự trữ an
tồn, hạn chế gián đoạn sản xuất kinh doanh.
Góp phần giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và ổn định thị trường hàng hóa.
Việc quy định đúng đắn mức tồn kho có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Nó cho phép giảm
lượng hàng hóa hao hụt, mất mát, bảo quản hàng hóa, đảm bảo cho các doanh nghiệp có
đủ vật tư, hàng hóa cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ đề
ra. Dự trữ vừa đủ để cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục, vừa hợp lý để nâng cao
hiệu quả khâu dự trữ và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoặc cung
cấp các dịch vụ.
1.1.3. Phân loại hàng tồn kho
a. Phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho
gồm:
- Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục vụ
trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công
cụ dụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang.
- Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục
vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá, thành phẩm, ...
b. Phân loại kho theo yêu cầu sử dụng gồm:
- Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được
dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.
- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn
mức dự trữ hợp lý.
- Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm
chất khơng được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.
c. Phân loại kho theo chuẩn mực gồm:

- Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi
đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến...
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
4


- Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưa
hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chế biến đã
mua đang đi trên đường.
Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh
hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vây, việc phân loại hàng tồn kho
là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.
1.2. Quản trị hàng tồn kho
1.2.1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho
Theo cách tiếp cận chức năng, quản trị hàng tồn kho được hiểu là quá trình bao gồm
các hoạt động bao gồm các hoạt động hoạch định, tổ chức và kiểm soát hàng hóa dự trữ
trong kho, đang đi đường của doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích xác định.
Tuy nhiên, quản trị tồn kho là một hoạt động tác nghiệp đặc thù và nên được tiếp cận
ở các nội dung tác nghiệp. Theo cách tiếp cận này, quản trị dự trữ là quá trình thiết lập kế
hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hoá đi vào,
đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị tồn kho phải trả lời được các câu hỏi:
-

Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?

-

Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?


1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
Việc quản trị tồn kho trong các doanh nghiệp là rất quan trọng, khơng phải chỉ vì
trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản của doanh
nghiệp. Điều quan trọng hơn là nhờ có dự trữ đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp
không bị gián đoạn trong kinh doanh, không bị thiếu sản phẩm hàng hóa để bán, đồng thời
giúp doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm, giảm chi phí tồn kho…
Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số yếu
tố có bản sau:
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp thường bao
gồm: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.
5


- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
1.2.3. Chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy các quyết
định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự trữ cho
phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập.
Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho (gọi là chi phí tồn kho) bao gồm:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn
đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán. Chi phí đặt hàng cho mỗi
lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua.
Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ. Khi

khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi phí đặt hàng
do vậy cũng tăng lên và ngược lại.
- Chi phí lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải
lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí
thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hố, lãi
vay... Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào. Nếu khối lượng
hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại.
- Các chi phí khác:
• Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội do
doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp có thể
xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại hàng
đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí
vận chuyển (nếu có). Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng.
• Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội và
được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương
lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
• Chi phí gián đoạn sản xuất…

6


Cần lưu ý rằng một số yếu tố chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng tồn kho
và quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế tốn hiện hành. Chẳng hạn chi phí cơ
hội là một yếu tố chi phí quan trọng nhưng khơng được ghi chép trong hệ thống kế tốn.
1.2.4. Mơ hình đặt hàng hiệu quả EOQ
Mơ hình EOQ là một mơ hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng
nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng các loại
hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu - thường là một năm. Những doanh nghiệp có
nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự báo phù hợp với đặc điểm

kinh doanh của mình.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có thể
xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Mục
đích của những tính tốn này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở mức tối
thiểu.
Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương quan
tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình qn thấp, dẫn
tới chi phí tồn kho thấp song chi phí đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm đi
thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chi phí tồn
trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm.
Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định cần
đặt mua bao nhiêu đối với một loại hàng nhất định. Mơ hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) xác
định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mơ hình này giả thiết
rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng
(Purchase order lead time) - thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng
là xác định.
- Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt. Giả
thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ khơng ảnh hưởng đến mơ hình EOQ bởi vì chi phí
mua hàng của tất cả các hàng hố mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàng với số
lượng hàng đặt là bao nhiêu.

7


- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là ở chỗ chi
phí cho một lần hết hàng là quá đắt. Chúng ta phải ln duy trì một lượng tồn kho thích
hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.
Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như như chi phí

giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản xuất...
Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hố chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản
= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C
Như vậy theo lý thuyết về mơ hình lượng hàng đặt có hiệu quả thì:
𝐸𝑂𝑄 = √

2. 𝐷. 𝑃
𝐶

Trong đó: EOQ: Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian
P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ nghịch với
chi phí bảo quản.
 Xác định thời điểm đặt hàng lại
Quyết định quan trọng thứ hai liên quan đến quản trị tồn kho là vấn đề khi nào thì đặt
hàng. Điểm tái đặt hàng (Reorder Point) là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu còn lại
trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính tốn đơn
giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.
Điểm tái đặt hàng = Số lượng hàng bán trong một đơn vị thời gian * Thời gian mua hàng
 Lượng dự trữ an toàn
Lượng dự trữ an toàn là mức tồn kho dự trữ ở mọi thời điểm ngay cả khi lượng tồn
kho đã được xác định theo mơ hình EOQ. Nó được sử dụng như là một lớp đệm chống lại
sự tăng bất thường của nhu cầu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng khơng sẵn sàng
cung cấp của các nhà cung cấp.

8



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI
TỔNG CƠNG TY MAY 10
2.1. Tổng quan về Tổng cơng ty May 10
2.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty May 10
a. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển
Tổng Cơng ty May 10 có tên giao dịch quốc tế Garment 10 Joint Stock Company, tên
viết tắt là Garco 10 JSC, trụ sở đường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng, Long Biên,
Hà Nội. May10 là công ty chuyên ngành may mặc thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
(Vinatex). Cái tên May 10 đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam.
Công ty cổ phần May 10 chuyển đổi (CPH) từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số
105/2004/QĐ-BCN ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Cơng Nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty May 10: Tiền thân của Tổng công
ty May 10-CTCP là các xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc thành lập năm 1946.
Đến năm 1952, Xưởng may 10 được thành lập trên cơ sở hợp nhất các xưởng may quân
trang tại chiến khu Việt Bắc. Tháng 2/1961: được chuyển giao từ Tổng cục Hậu cần sang
Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp May 10 - trở thành một Xí nghiệp
quốc doanh. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến năm 2010, công ty trở thành Tổng công ty May
10-CTCP (Garco 10).
Cơng ty có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng ưa chuộng như áo
sơ mi nam, Veston, Jacket, váy, … với phương châm là “Mang lại sự thanh lịch và sang
trọng cho khách hàng”. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc, công ty
cổ phần May 10 đã trải qua một quá trình hình thành lâu dài để có thể phát triển bền vững
như ngày hôm nay, để những sản phẩm của công ty khơng chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong
nước mà cịn hướng ra thị trường nước ngoài đem lại nhiều lợi nhuận cho cơng ty.
Tầm nhìn của Tổng cơng ty May 10: Đưa May 10 trở thành tập đoàn đa quốc gia với
mơ hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc lĩnh vực
hoạt động cốt lõi, đưa sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu May 10 từng bước chiếm lĩnh
thị trường khu vực giới thời trang. Xây dựng tổng công ty trở thành điển hình văn hóa
doanh nghiệp, đóng góp ngày nhiều cho cộng đồng xã hội.

Sứ mệnh của Tổng công ty May 10:
-

Cung cấp sản phẩm thời trang chất lượng cao với phong cách thiết kế riêng biệt,
sang trọng, hiện đại.

-

Đưa thương hiệu May 10 trở thành thương hiệu toàn cầu; thỏa mãn nhu cầu, mong
đợi thành viên, cổ đông, khách hàng của May 10.
9


-

Lan tỏa giá trị văn hóa đến cộng đồng.

b. Ngành nghề kinh doanh
-

Sản xuất kinh doanh loại quần áo thời trang nguyện phụ liệu ngành may (gồm sản
phẩm dành cho nam giới, nữ giới và trẻ em).

-

Kinh doanh loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp
tiêu dùng khác

-


Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn nhà cho công nhân

-

Đào tạo nghề

-

Xuất nhập trực tiếp

c. Các thành tựu đạt được
Trong quá trình xây dựng và phát triển tổng công ty đã nhận được nhiều thành tựu,
danh hiệu cao quý gồm 56 huân chương các loại, 292 bằng khen, cờ các loại trong đó có:
-

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2005

-

Anh hùng lao động năm 1998

-

Huân chương độc lập hạng nhất năm 2001, 2015

-

Giải thưởng thương hiệu quốc gia

-


Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á – Thái Bình Dương

-

Giải vàng chất lượng việt nam

-

Danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

-

Giải thưởng hàng việt nam chất lượng cao

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty May 10 trong giai đoạn 2018
– 2020
a. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tổng công ty May 10
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu

1. Doanh
thu bán
hàng và

Năm 2018

2.980.317.712.375


Năm 2019

Năm 2020

3.351.258.398.956

10

3.453.924.862.564

Chênh lệch 2018

Chênh lệch 2019

- 2019

- 2020

370.940.686.581

102.666.463.608


cung cấp
dịch vụ
2. Các
khoản
giảm trừ
doanh thu


293.930.947

422.152.742

6.621.424.984

128.221.795

6.199.272.242

2.980.023.781.428

3.350.836.246.214

3.447.303.437.580

370.812.464.786

96.467.191.366

2.513.676.608.682

2.838.517.462.897

2.978.495.432.005

324.840.854.215

139.977.969.108


466.347.172.746

512.318.783.317

468.808.005.575

45.971.610.571

-43.510.777.742

18.180.152.372

17.151.754.731

32.711.001.974

-1.028.397.641

15.559.247.243

37.514.386.789

33.896.410.013

30.515.676.849

-3.617.976.776

-3.380.733.164


18.449.202.088

24.111.707.010

17.100.395.849

5.662.504.922

-7.011.311.161

172.275.201.381

197.967.444.027

178.759.366.276

25.692.242.646

-19.208.077.751

213.202.018.186

218.763.618.580

215.304.330.465

5.561.600.394

-3.459.288.115


10. Thu
nhập khác

7.571.657.864

4.372.116.513

5.578.462.077

-3.199.541.351

1.206.345.564

11. Chi phí
khác

2.748.913.119

1.123.495.856

1.145.620.357

-1.625.417.263

22.124.501

4.822.744.745

3.248.620.657


4.432.841.720

-1.574.124.088

1.184.221.063

3. Doanh
thu thuần
về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
4. Giá vốn
hàng bán
5. Lợi
nhuận gộp
về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ
6. Doanh
thu hoạt
động tài
chính
7. Chi phí
tài chính
- Trong
đó: Chi phí
lãi vay
8. Chi phí

bán hàng
9. Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

12. Lợi
nhuận
khác

11


13. Tổng
lợi nhuận
kế tốn
trước thuế
14. Chi phí
thuế TNDN
hiện hành
15. Lợi
nhuận sau
thuế thu
nhập
doanh
nghiệp
15.1 Lợi
ích của cổ
đơng thiểu
số

15.2 Lợi
nhuận sau
thuế của
cơng ty mẹ
16. Lãi cơ
bản trên cổ
phiếu

66.358.463.507

82.091.686.085

81.372.475.679

15.733.222.578

-719.210.406

10.632.550.352

13.665.083.136

15.209.859.240

3.032.532.784

1.544.776.104

55.725.913.155


68.426.602.949

66.162.616.439

12.700.689.794

-2.263.986.510

398.538.561

477.748.551

253.416.122

79.209.990

-224.332.429

55.327.374.594

67.948.854.398

65.909.200.317

12.621.479.804

-2.039.654.081

1.830


1.744

1.748

-86

4

Nguồn: BCTC Tổng công ty May 10 các niên 2018 - 2020

Qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 – 2020, ta thấy:
Về doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng dần qua các
năm từ 2018 – 2020. Cụ thể, năm 2019 đạt 3.351.258.398.956 đồng tăng 12,45% so với
2018, năm 2020 đạt 3.453.924.862.564 đồng tăng 3,06% so với năm 2019. Các khoản giảm
trừ doanh thu có xu hướng tăng, điều này cho thấy trong quá trình lưu kho hàng hóa của
cơng ty chưa tốt, có thể xảy ra việc hàng hóa bị trả lại hay phải giảm giá hàng bán do sai
sót trong quá trình lưu kho.
Về chi phí: Trong giai đoạn 2018 – 2020, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh
nghiệp của cơng ty tăng đều nhưng chi phí tài chính lại giảm. Nguyên nhân chi phí tài
chính giảm do từ cuối năm 2019, khi tình hình dịch bệnh diễn ra bất ngờ và phức tạp, các
nước thực hiện phong tỏa nên hầu như các đơn xuất khẩu phải dừng sản xuất. Nguồn cung
ứng chủ yếu là Trung Quốc bị dừng, thị trường xuất khẩu hàng may mặc khó khăn. Công
ty đã có những chính sách sáng suốt khi chuyển đổi hàng sang mặt hàng phịng chính dịch:

12


khẩu trang y tế, khẩu trang vải, bộ phòng dịch. Việc bổ sung mặt hàng đúng lúc đã giúp
giảm chi phí tài chính, ổn định nhân lực và tăng doanh thu.
Về lợi nhuận: nhìn chung trong giai đoạn 2018 – 2020, lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty tăng trong năm 2019 nhưng
lại giảm ở năm 2020. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 68.426.602.949 đồng, tăng
tương ứng 22,79%, năm 2020 lợi nhuận sau thuế đạt 66.162.616.439 đồng, giảm 3,3% so
với năm 2019.
b. Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2018 – 2020
Bảng 2.2: Bảng cân bằng kế tốn Tổng cơng ty May 10
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chênh lệch
2018 - 2019

Chênh lệch
2019 - 2020

I - TÀI SẢN
NGẮN HẠN

1.101.996.062.031

1.160.803.427.772

1.199.628.009.293


58.807.365.741

38.824.581.521

64.102.403.357

72.169.339.248

61.862.502.840

8.066.935.891

-10.306.836.408

0

0

95.000.000.000

0

95.000.000.000

419.806.200.135

374.552.481.114

301.086.525.929


-45.253.719.021

-73.465.955.185

588.845.140.397

697.116.779.208

727.046.722.677

108.271.638.811

29.929.943.469

29.242.318.142

16.964.828.202

14.632.257.847

-12.277.489.940

-2.332.570.355

467.496.305.696

427.217.349.527

389.138.236.981


-40.278.956.169

-38.079.112.546

44.928.848.451

24.218.378.029

25.582.618.676

-20.710.470.422

1.364.240.647

2. Tài sản cố
định

364.697.313.285

332.843.549.591

288.610.833.058

-31.853.763.694

-44.232.716.533

3. Tài sản dở
dang dài hạn


29.095.295.903

40.046.921.393

46.340.328.333

10.951.625.490

6.293.406.940

1. Tiền và
các khoản
tương đương
tiền
2. Các khoản
đầu tư tài
chính ngắn
hạn
3. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
4. Hàng tồn
kho
5. Tài sản
ngắn hạn khác
II - TÀI
SẢN DÀI
HẠN
1. Các khoản
phải thu dài

hạn

13


4. Tài sản dài
hạn khác

28.774.848.057

30.108.500.514

28.604.456.914

1.333.652.457

-1.504.043.600

Tổng cộng
tài sản

1.569.492.367.727

1.588.020.777.299

1.588.766.246.274

18.528.409.572

745.468.975


I - NỢ
PHẢI TRẢ

1.194.869.493.652

1.196.951.982.977

1.193.576.928.675

2.082.489.325

-3.375.054.302

1. Nợ ngắn
hạn

956.106.542.742

1.031.331.925.136

1.059.961.486.401

75.225.382.394

28.629.561.265

2. Nợ dài hạn

238.762.950.910


165.620.057.841

133.615.442.274

-73.142.893.069

-32.004.615.567

II - VỐN
CHỦ SỞ
HỮU

374.622.874.075

391.068.794.322

395.189.317.599

16.445.920.247

4.120.523.277

374.622.874.075

391.068.794.322

395.189.317.599

16.445.920.247


4.120.523.277

0

0

0

0

0

1.569.492.367.727

1.588.020.777.299

1.588.766.246.274

18.528.409.572

745.468.975

I. Vốn chủ sở
hữu
2. Nguồn
kinh phí và
các quỹ khác
Tổng cộng
nguồn vốn


Nguồn: BCTC Tổng công ty May 10 các niên 2018 - 2020

Qua bảng cân đối kế tốn có thể thấy:
Về tổng tài sản: nhìn chung tổng tài sản của cơng ty tăng nhẹ qua các năm từ 2018 2020. Cụ thể, năm 2019 tổng tài sản của công ty tăng 18.528.409.572 đồng, tương ứng
tăng 1,18% so với năm 2018. Năm 2020, tổng tài sản của công ty tăng 745.468.975 đồng,
tương ứng tăng 0,05% so với năm 2019. Sự tăng lên của tổng tài sản giai đoạn 2018 – 2020
chủ yếu do sự mở rộng quy mô tài sản ngắn hạn.
Về tổng nguồn vốn: tổng nguồn vốn của công ty tăng nhẹ qua các năm 2018 – 2020.
Sự tăng lên đáng kể của tổng nguồn vốn năm 2019, 2020 chủ yếu do sự tăng lên của vốn
chủ sở hữu.
c. Phân tích một số tỷ số tài chính
 Tỷ số về hiệu quả hoạt động
Bảng 2.3: Khả năng hoạt động của Tổng công ty May 10 giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu

Công thức

14

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020


Chênh lệch
2018 -2019

Chênh lệch
2019 - 2020

(1)

(2)

(3)

(4)=(2)-(1)

(5)=(3)-(2)


Vịng quay tổng tài sản

Doanh thu thuần
Tổng tài sản

1,90

2,11

2,16

0,21


0,05

Nguồn: Tính tốn theo số liệu BCTC

Vịng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản): cho biết 1 đồng tài sản tham
gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ
số này có sự tăng nhẹ qua các năm, năm 2018 là 1,90 lần, đến năm 2019 tăng lên 0,21 so
với năm 2018, năm 2020 tăng 0,05 lần so với 2019. Nhìn chung, trong giai đoạn 2018 –
2020, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đều lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản đang được
sử dụng khá hiệu quả.
 Tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Khả năng thanh tốn của Tổng cơng ty May 10 giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: lần
Chỉ tiêu

Công thức

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

Chênh lệch
2018 -2019

Chênh lệch

2019 - 2020

(1)

(2)

(3)

(4)=(2)-(1)

(5)=(3)-(2)

Khả năng
thanh toán
hiện thời

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

1,15

1,13

1,12

-0,02

-0,01

Khả năng


Tài sản ngắn hạn − Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

0,54

0,45

0,95

-0,09

0,50

0,07

0,06

0

-0,01

thanh toán
nhanh
Khả năng
thanh toán
tức thời

Tiền & tương đương tiền
Nợ ngắn hạn


0,07

Nguồn: Tính tốn theo số liệu BCTC

Từ bảng tính toán về khả năng thanh toán, ta thấy:
Khả năng thanh toán hiện thời: tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ
ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Năm 2018, khả năng thanh tốn hiện
thời của cơng ty là 1,15 lần, tức là 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 1,15 đồng tài sản ngắn
hạn. Đến năm 2019 tỷ số này giảm còn 1,13 lần và năm 2020 giảm còn 1,12 lần. Tuy tỷ số
này giảm trong giai đoạn 2018 – 2020 nhưng luôn lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh tốn
hiện thời của cơng ty tương đối tốt.
Khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số này cho biết khả năng thanh tốn các khoản nợ
ngắn hạn của cơng ty tài sản hiện có khơng kể đến hàng tồn kho. Tỷ số này giảm từ 0,54
lần (năm 2018) xuống còn 0,45 lần (năm 2019) và lại tăng lên 0,95 lần (năm 2020). Tuy
năm 2020, tỷ số này có tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh tốn nhanh
của cơng ty vẫn ở mức thấp, rủi ro thanh toán cao, khó thanh tốn các khoản nợ.
15


Khả năng thanh toán tức thời: tỷ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn
bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như là tức thời. Tỷ số này đạt 0,07 lần
(năm 2018) và giữ ổn định trong năm 2019, đến năm 2020 thì giảm xuống cịn 0,06 lần.
Có thể thấy, trong giai đoạn 2018 – 2020, tỷ số này đạt giá trị rất thấp, trong trường hợp
rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ của công ty rất thấp gần như không có
khả năng trả nợ tức thời.
 Tỷ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.5: Khả năng sinh lời của Tổng công ty May 10 giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: %
Chỉ tiêu


Công thức

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

Chênh lệch
2018 -2019

Chênh lệch
2019 - 2020

(1)

(2)

(3)

(4)=(2)-(1)

(5)=(3)-(2)

Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu

(ROS)

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

1,87

2,04

2,23

0,17

0,19

Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

14,88

17,87 16,77

2,99

-1,10


Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
(ROA)

Lợi nhuấn sau thuế
Tổng tài sản bình quân

3,55

4,31

0,76

-0,15

4,16

Nguồn: Tính tốn theo số liệu BCTC

Từ bảng tính tốn về khả năng sinh lời, ta thấy:
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): cho biết 1 đồng doanh thu đạt được trong kỳ
thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này tăng trong giai đoạn 2018 –
2020, năm 2019 tăng 0,17% so với 2018 và năm 2020 tăng 0,19% so với năm 2019. Sự
tăng lên về giá trị của ROS cho thấy tín hiệu lạc quan về khả năng phát triển công ty trong
giai đoạn 2018 – 2020.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): là thước đo đánh giá lượng vốn chủ sở
hữu bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong giai đoạn 2018 – 2020,
ROE tăng thêm 2,99% năm 2019 và năm 2020 giảm 1,1% so với năm 2019. Nhìn chung,
tỷ số ROE tương đối cao, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu tương đối hiệu quả để tạo
thành lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): cho biết mỗi đồng tài sản sử dụng trong kỳ
sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này tăng thêm 0,76% năm 2019
nhưng lại giảm nhẹ 0,15% trong năm 2020.
16


Tổng qt tình hình tài chính Tổng cơng ty May 10 giai đoạn 2018 – 2019
Giai đoạn 2018 – 2019, tình hình thị trường của ngành dệt may gặp nhiều khó khăn,
nhưng bằng sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, với những
bước đột phá trong sản xuất kinh doanh đã giúp Tổng công ty tiếp tục khẳng định vị thế và
uy tín thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Các chi tiêu tổng doanh
thu tăng, lợi nhuận năm 2018 là 66,36 tỷ đồng tăng 3,695 so với kế hoạch, năm 2019 đạt
82,09 tỷ đồng tăng 23,71% so với năm 2018. Tình hình tài chính ln được kiểm sốt, duy
trì ổn định và ở mức an tồn.
Tuy nhiên, năm 2020 tình hình thị trường ngành dệt may do ảnh hưởng của đại dịch
Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến việc nguồn cung nguyên phụ liệu bị dứt, nhiều đơn hàng
xuất khẩu bị dừng sản xuất, hủy/ dừng giao hàng, thời hạn thanh toán bị kéo dài đến 120
ngày kể từ khi giao hàng, … Với khả năng thích ứng nhanh khi chuyển đổi nhanh cơ cấu
mặt hàng truyền thống sang mặt hàng phòng dịch như khẩu trang y tế, khẩu trang vải, bộ
phòng dịch. Việc này vừa giúp giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao
động, vừa mang lại dòng tiền nhanh, giảm chi phí tài chính. Doanh thu đạt 3.485,5 đồng
tăng 3,36% và lợi nhuận đạt 81,4 tỷ đồng so với năm 2019.
Qua phân tích tình hình kinh doanh của Tổng cơng ty May 10 giai đoạn 2018 – 2020,
có thể thấy năng lực kinh doanh và doanh thu, lợi nhuận của Tổng cơng ty may 10 đều tăng
trưởng, tình hình tài chính được duy trì ổn định. Các chỉ số cơ bản về hiệu quả sử dụng tài
sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời đều ở mức an toàn, kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả.
2.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Tổng công ty May 10
2.2.1. Đặc điểm và phân loại hàng tồn kho Tổng công ty May 10
Hàng tồn kho chủ yếu của công ty May 10 là các loại vải, hàng may mặc, dệt kim,

chỉ khâu, các loại máy may, …Việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình
sản xuất đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Trong quá trình phân loại hàng
tồn kho, bộ phận kho tiến hành phân loại cụ thể như sau:
Hàng đang đi trên đường: Điều này thường được xác định theo điều khoản cam kết
hợp đồng giữa hai bên mua và bán cụ thể là Tổng công ty May 10 và các đối tác, bạn hàng
và nhà cung ứng như Vinatex, …:
Nếu hàng được vận chuyển theo FOB thì quyền kiểm sốt chuyển giao cho cơng ty
May 10, cịn khi người bán chuyển cho người vận tải là người đại diện cho công ty May
10. Như vậy, hàng vận chuyển theo FOB đi sẽ thuộc hàng tồn kho của công ty May 10 sau
khi được bên bán chuyển cho người vận tải, hàng tồn kho này là hàng đang đi đường khi
17


kết thúc kỳ kế tốn của cơng ty May 10. Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ dẫn đến sai lệch
trong hàng tồn kho, trong khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp
vụ mua hàng giá trị hàng tồn cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Nếu hàng vận chuyển theo FOB đến thì quyền kiểm sốt chưa chuyển giao đến tận
khi cơng ty May 10 nhận được hàng hóa từ người vận chuyển chung, nghĩa là hàng vận
chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc hàng tồn kho của bên bán
cho đến khi công ty May 10 nhận được hàng.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu ở dạng: vải các loại, bông, chỉ may, cúc áo, khóa
các loại, …
Cơng cụ- dụng cụ: Chủ yếu là máy móc thiết bị ngành may như các loại máy may,
kim, kéo bấm chỉ, máy cắt, máy kiểm vải, …
Thành phẩm: Chủ yếu là sơ mi, jacket, áo lông, quần kaki, …
Sản phẩm dở dang và phế phẩm: Sản phẩm dở dang tương đối ít. Phế liệu là đầu
tấm vải, vải vụn, vải thừa, …
Hàng gửi đi bán: Là những sản phẩm đã hoàn thiện của công ty được chuyển gửi
phân phối đến các đại lý, các nhà phân phối, trung tâm giới thiệu sản phẩm của công ty và
cả xuất khẩu.

2.2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho
Quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty May 10 bao gồm 2 quy trình là xuất kho
và nhập kho hàng.
a. Nhập kho
Quy trình nhập kho ngun liệu cơng ty May 10 được thể hiện qua hình 1:

Lên kế hoạch
nhập kho

Kiểm tra
hàng và đối
chiếu

Lập phiếu
nhập kho

Hồn thành
nhập kho

Hình 1: Quy trình nhập kho nguyên liệu Tổng công ty May 10
Bước 1: Lên kế hoạch nhập nguyên liệu
Khi có yêu cầu nhập kho nguyên vật liệu, Bộ phận kinh doanh của May 10 sẽ thông
báo kế hoạch nhập kho cho Bộ phận kế hoạch vật tư, Bộ phận quản lý chất lượng và các

18


bên có liên quan để bố trí nhân sự và cập nhật thông tin. Phải lên kế hoạch nhập kho trước
ngày nhập kho ít nhất 1 tháng.
Bước 2: Kiểm tra hàng và đối chiếu

Thủ kho có nhiệm vụ kiểm tra hàng và đối chiếu sản phẩm. Thủ kho căn cứ vào đơn
đặt hàng hoặc phiếu đề nghị mua hàng ban đầu, tiến hành đối chiếu với số lượng nguyên
vật liệu nhập vào để tránh tình trạng thiếu sót, đồng thời kiểm tra chất lượng của nguyên
vật liệu, nếu có hỏng hoặc kém chất lượng cần báo ngay cho nhà cung cấp để kịp thời khắc
phục. Sau đó nhận từ nhà cung cấp hóa đơn (phiếu giao nhận) của mặt hàng.
Bước 3: Lập phiếu nhập kho
Khi việc kiểm tra hàng hóa được hồn tất thì tồn bộ giấy tờ và phiếu yêu cầu nhập
hàng sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán đối chiếu lại một lần nữa trước khi tiến hành
giao dịch và in phiếu nhập kho.
Bước 4: Hoàn thành nhập kho
Thủ kho thực hiện hoạt động nhập kho nguyên liệu, sắp xếp vào khu vực phù hợp sau
đó cập nhật thông tin vào thẻ kho. Các thông tin này sẽ được cập nhật vào hệ thống quản
lý kho hàng của cơng ty.
Quy trình kiểm sốt q trình mua hàng, nhập kho của công ty May 10 đã phần nào
hạn chế được các gian lận và sai sót. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định như
hàng mua đang đi đường không được theo dõi, cũng như May 10 không quy định về thời
gian luân chuyển chứng từ từ kho lên phịng kế tốn dẫn đến việc theo dõi cập nhật thơng
tin thiếu sự chính xác, khơng theo dõi việc mua hàng từ các bên liên quan, những điều này
làm cho hàng tồn kho không phản ánh không kịp thời, sai sót dễ phát sinh, gian lận từ việc
mua hàng khơng đúng nhu cầu, chất lượng... có thể sẽ xảy ra.
b. Xuất kho
Quy trình xuất kho hàng hóa cơng ty May 10 được thể hiện qua hình 2:

Gửi yêu
cầu xuất
hàng

Kiểm tra
hàng tồn
kho


Lập phiếu
xuất kho

Xuất kho

Hình 2: Quy trình xuất kho hàng hóa Tổng cơng ty May 10
19

Cập nhật
thơng tin


Bước 1: Gửi yêu cầu xuất hàng
Khi có nhu cầu xuất kho thì bộ phận kinh doanh cơng ty May 10 gửi yêu cầu xuất
hàng tới các phòng ban như phịng kế tốn, kho, phịng kế hoạch vật tư… để các phòng
ban chuẩn bị cho việc xuất kho theo yêu cầu.
Bước 2: Kiểm tra hàng tồn kho
Thủ kho cho kiểm tra về quy cách, mẫu mã, chất lượng, …của hàng tồn kho. Nếu
hàng thiếu hoặc hỏng hóc hay có bất cứ vấn đề nào sẽ thông báo với đơn vị đề xuất. Nếu
hàng đầy đủ và đảm bảo sẽ bắt đầu tiến hành xuất kho.
Bước 3: Lập phiếu xuất kho
Sau khi kiểm tra thấy hàng tồn kho đã đầy đủ về số lượng và chất lượng, thủ kho tiến
hàng lập phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng. Phiếu xuất kho cần có chữ kí của thủ kho và
bên mua hàng. Phiếu xuất kho này sẽ được lưu thành nhiều liên, liên lưu lại tại sổ, các liên
còn lại sẽ được giao cho thủ kho.
Bước 4: Xuất kho
Thủ kho nhận phiếu xuất kho và xuất kho cho nhân viên theo yêu cầu. Nhân viên
nhận vật tư, hàng hóa và ký vào phiếu xuất kho và nhận 1 liên.
Bước 5: Cập nhật thông tin

Thủ kho nhận lại 1 liên yêu cầu xuất kho, ghi lại thẻ kho và trả lại phiếu xuất cho kế
toán. Kế toán ghi sổ kho và hạch tốn hàng xuất trong kho hàng.
Q trình xuất kho tại công ty May 10 cơ bản đảm bảo được nghiệp vụ xuất kho
khơng bị bỏ sót, số liệu về hàng tồn kho được ghi chép chính xác, ghi nhận đúng tài khoản,
phê duyệt đúng đắn, hàng xuất được kiểm tra chất lượng đầy đủ. Tuy nhiên, hạn chế của
May 10 ở đây là chưa theo dõi hàng gửi đi bán dẫn đến việc ghi nhận nghiệp vụ xuất kho
thành phẩm là có thể sai thời điểm, khơng quy định thời hạn luân chuyển chứng từ dẫn đến
việc ghi sổ chậm trễ, việc ghi nhận nghiệp vụ xuất kho không có căn cứ để đối chiếu. Ngồi
ra, số lượng hàng hóa nhập vào nhiều so với lượng thực tế tiêu thụ, làm gia tăng lượng
hàng tồn kho hàng hóa vật tư, gây ứ đọng vốn, tăng chi phí và giảm lợi nhuận công ty.
c. Về quản lý hàng tồn kho:
Việc tổ chức quản lý hàng tồn kho tại công ty May 10 được thực hiện nghiêm túc.
Khi xuất kho hay nhập kho, thủ kho đều căn cứ đúng theo chứng từ. Tại mỗi kho đều có
đội quản lý và bảo vệ để tránh tình trạng kho hỏng do tính chất lý hóa tác động cũng như
bảo vệ hiện vật cho công ty khơng bị thất thốt.
20


Ở bộ phận kho, thủ kho nhận hàng và bảo quản hàng riêng chia thành từng khu vực
theo mã tên của công ty đặt hàng, xuất hàng theo thứ tự nhập. Các kho được sắp xếp bố trí
gọn gàng, ngăn nắp phục vụ cho việc xuất - nhập kho thuận tiện, đảm bảo cung ứng kịp
thời cho sản xuất.
Cuối kỳ, cơng ty tiến hành kiểm kê vật liệu, hàng hóa nhằm kiểm tra, phát hiện các
trường hợp thừa thiếu, hỏng hóc để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp, tránh bị thất
thốt tài sản và ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Hình thức kiểm kê: cân, đong, đo, đếm… tùy
vào đặc điểm của từng loại vật liệu, hàng hóa. Thành phần tham gia kiểm kê gồm kế toán,
thủ kho, cán bộ thống kê. Sau khi kiểm kê sẽ lập biên bản kiểm kê và các bên cùng ký tên.
Sau đó, kế toán tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên kế toán và số liệu kiểm kê thực
tế. Trường hợp phát hiện thấy có sai lệch thì kế tốn lập biên bản kịp thời, các phịng ban
chức năng có biện pháp xử lý sai lệch một cách hợp lý.

2.2.3. Phân tích tình hình và tốc độ chu chuyển hàng tồn kho
a. Phân tích tình hình hàng tồn kho trong giai đoạn 2018 - 2020
Tình hình hàng tồn kho trong ba năm từ năm 2018 đến hết năm 2020 của tổng công
ty May 10 được cập nhật đầy đủ và chi tiết như sau:
Bảng 2.6: Tình hình hàng tồn kho của công ty may 10 trong ba năm 2018 - 2020
Đơn vị: VNĐ
Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Hàng mua đang đi
đường

45,924,403,137

42,085,254,311

52,663,238,975

Ngun liệu, vật liệu

311,034,301,527

389,952,804,720

362,998,232,229

Cơng cụ, dụng cụ


1,660,446,725

1,119,807,861

252,226,607

Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang

26,164,723,772

62,735,138,587

35,742,971,122

Thành phẩm

138,827,092,706

84,350,408,369

163,838,517,364

Hàng hóa

32,473,823,086

33,744,002,605


26,613,063,652

Hàng gửi bán

32,760,349,444

83,129,362,755

85,021,093,648

Dự phịng giảm giá

(3.226.449.616)

(3.551.166.869)

(22.160.970.076)

Chỉ tiêu

21


Tổng hàng tồn kho

588.845.140.397

697.116.779.208

727.046.722.677


Tỷ lệ hàng tồn kho/
Tổng tài sản

37,52

43,89

45,76

Nguồn: Theo BCTC Tổng cơng ty May 10

Qua bảng tình hình hàng tồn kho, có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2020:
Tổng số hàng tồn kho qua các năm có xu hướng tăng. Tại thời điểm cuối kỳ năm
2019, lượng hàng tồn kho tăng 108.271.638.811 đồng (18,39%) so với thời điểm cuối kỳ
năm 2018, chủ yếu vẫn là do nguyên liệu, vật liệu tăng, đồng thời có thêm hàng gửi bán và
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng mạnh. Lượng hàng tồn kho tại thời điểm cuối kỳ
năm 2020 tăng 29.929.943.469 đồng (4,29%) so với thời điểm cuối kỳ năm 2019. Hầu hết,
các chỉ số đều giảm, chỉ có thành phẩm tăng mạnh và sau đó là hàng gửi bán, hàng mua đi
đường tăng nhẹ.
Tỷ lệ hàng tồn kho/ Tổng tài sản qua các năm tăng dần. Với mức tồn kho năm 2019
là 43,89% tăng 6,37% so với năm 2018, nguyên nhân do công ty nhập nhiều nguyên vật
liệu nhưng không may dịch bệnh kéo đến cuối năm 2019 khiến việc sản xuất và xuất bán
hàng hóa bị chậm lại. Năm 2020, tỷ lệ này tăng nhẹ 1,87% so với năm 2019 do công ty kịp
thời chuyển đổi đơn hàng sang các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang, bộ phòng
dịch. Việc bổ sung mặt hàng đúng thời điểm giúp công ty vẫn sản xuất kinh doanh ổn định.
Hàng tồn kho của mỗi ngành nghề đều có một đặc trưng riêng khác nhau. Đặc trưng
riêng đó được thể hiện thông qua kết cấu, tỷ trọng từng chỉ tiêu của hàng tồn kho. Kết cấu
hàng tồn kho của tổng công ty May 10 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Biến động kết cấu hàng tồn kho của công ty May 10 tại thời điểm cuối kỳ

trong giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: VNĐ
31/12/2018
Chỉ tiêu
Số tiền

Hàng mua
đang đi đường
Nguyên liệu,
vật liệu

31/12/2019
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

31/12/2020
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

45.924.403.137


7,8

42.085.254.311

6,04

52.663.238.975

7,24

311.034.301.527

52,82

389.952.804.720

55,94

362.998.232.229

49,93

22


Cơng cụ,
dụng cụ
Chi phí sản
xuất kinh

doanh dở
dang
Thành phẩm

1.660.446.725

0,28

1.119.807.861

0,16

252.226.607

0,03

26.164.723.772

4,44

62.735.138.587

9,0

35.742.971.122

4,92

12,1


163.838.517.364

22,53

138.827.092.706

23,58

84.350.408.369

Hàng hóa

32.473.823.086

5,52

33.744.002.605

4,84

26.530.442.732

3,65

Hàng gửi bán

32.760.349.444

5,56


83.129.362.755

11,92

85.021.093.648

11,7

Tổng cộng

588.845.140.397

100

697.116.779.208

100

727.046.722.677

100

Nguồn: Tính tốn theo số liệu BCTC

Qua bảng kết cấu hàng tồn kho của Tổng công ty May 10, có thể thấy:
Ngun liệu, vật liệu ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu hàng tồn kho của
tổng công ty May 10 với tỷ trọng lần lượt là 52,82% (cuối năm 2018), 55,94% (cuối năm
2019) và 49,93% (cuối năm 2020). Nguyên liệu, vật liệu của May 10 gồm có vải, chỉ, khuy,
bơng, cúc, khóa,... Những ngun liệu, vật liệu này luôn phải được đảm bảo đầy đủ số
lượng cho quy trình sản xuất và bảo quản tốt để khơng ảnh hưởng đến chất lượng, kiểu

dáng sản phẩm sản xuất ra. Lượng nguyên vật liệu trong kết cấu hàng tồn kho một phần là
để đảm bảo quy trình sản xuất khơng bị gián đoạn, một phần là do tình hình dịch COVID
- 19 diễn ra khá phức tạp nên việc sản xuất của cơng ty bị trì trệ dẫn đến nguyên vật liệu bị
tồn lại trong kho khá nhiều.
Thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong kết cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp
với các tỷ trọng lần lượt là 23,58% (cuối năm 2018), 12,1% (cuối năm 2019) và 24,53%
(cuối năm 2020). Thành phẩm của doanh nghiệp là những sản phẩm đã được hồn thiện
sau quy trình sản xuất bao gồm áo sơ mi, quần âu, quần kaki, jacket, áo lông,… Những
thành phẩm này vẫn chưa được công ty đem ra mua bán tại thị trường. Nguyên nhân dẫn
đến việc thành phẩm trong kết cấu hàng tồn kho nhiều vừa là do nền kinh tế thế giới đang
ở tình trạng bị suy giảm (ảnh hưởng của đại dịch), sản phẩm ở mọi ngành nghề đều khó
khăn trong việc tiêu thụ, vừa là vì cơng ty sản xuất trước loạt sản phẩm để chuẩn bị bán
cho giai đoạn tiếp theo.
Hàng gửi bán của công ty là những sản phẩm thời trang hoàn thiện được các cửa
hàng, đại lý, khách hàng và thị trường quốc tế đặt mua. Sau đó, công ty sẽ tiến hành gửi
những đơn hàng đó cho những người đã đặt hàng theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Cuối
23


năm 2019, số hàng gửi đi bán đạt 83.129.362.755 đồng, tăng 153,75% so với cuối năm
2018. Mặc dù, việc tiêu thụ từ thời điểm cuối năm 2019 đến cuối năm 2020 khá khó khăn
do dịch bệnh bùng phát trong nước nhưng May 10 có thị trường lớn cả trong nước, nước
ngồi và ln khơng ngừng tìm cách mở rộng thị trường nên số lượng hàng gửi bán vẫn
tăng từ 83.129.362.755 đồng (cuối năm 2019) lên 85.021.093.648 đồng (cuối năm 2020),
tăng 2,28%.
Hàng mua đang đi đường là những nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mà công ty
đặt mua từ các nhà cung ứng nhưng vẫn chưa nhận được và nhập vào kho. Hàng mua đang
đi đường vào cuối năm 2019 đạt khoảng 42.085.254.311 đồng giảm 8,36% so với cuối năm
2018. Đến năm 2020, đạt 52.663.238.975 đồng, tăng 25,13% so với cuối năm 2019. Sự gia
tăng này cho thấy, vào cuối năm 2020, công ty đã có dấu hiệu bắt đầu ổn định, bình thường

hóa lại q trình sản xuất ngay sau khi dịch bệnh được khống chế.
Hàng hóa trong hàng tồn kho là những thành phẩm được công ty dã đem ra mua bán
tại thị trường nhưng không tiêu thụ hết. Hàng hóa cuối năm 2019 đạt 33.744.002.605 đồng,
tăng 3,91% so với cuối năm 2018. Đến năm 2020, đạt 26.530.442.732 đồng, giảm 21,38%
so với cuối năm 2020. Vào thời điểm cuối năm 2020, có thể thấy thành phẩm tăng, hàng
hóa lại giảm phản ánh việc tích trữ hàng hóa của công ty. Công ty lựa chọn sản xuất sản
phẩm cho giai đoạn tiếp theo nhiều hơn là sản xuất sản phẩm bán ngay trong giai đoạn khó
khăn vì dịch bệnh bùng phát của năm 2020 đó.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bao gồm những chi phí như: chi phí ngun
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung. u cầu trong cơng
tác quản lý hàng tồn kho là chi phí thấp nhất. Chi phí này đang thấp thứ hai, chỉ cao hơn
cơng cụ, dụng cụ trong kết cấu hàng tồn kho của công ty vào cuối năm 2018. Nhưng đến
cuối năm 2019, chi phí này đạt 62.735.138.587 đồng, tăng mạnh hơn gần 139,77% so với
cuối năm 2018, cao hơn hàng hóa và công cụ, dụng cụ. Việc đột nhiên tăng mạnh này rất
có thể là do trong năm 2019, cơng ty đã phát sinh ra nhiều chi phí khơng cần thiết hoặc
cơng tác quản lý không được chặt chẽ. Cuối năm 2020, chi phí này giảm xuống cịn
35.742.971.122 đồng, giảm 43,03% so với cuối năm 2019.
Công cụ, dụng cụ luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong kết cầu hàng tồn kho của công
ty May 10 với 0,28% cuối năm 2018, 0,16% cuối năm 2019 và 0,03% cuối năm 2020. Chủ
yếu là các loại máy móc, thiết bị ngành may như máy may, máy cắt vải, kim, kéo, khuôn
mẫu,… Lượng công cụ dụng cụ trong kết cấu hàng tồn kho có xu hướng giảm từ
1.660.446.725 đồng cuối năm 2018 xuống còn 252.226.607 đồng cuối năm 2020. Điều này
cho thấy, công ty đang dần sử dụng những công cụ, dụng cụ này một cách hợp lý, tiết kiệm
hơn. Chúng được đưa vào sản xuất hoặc thanh lý, nhượng lại làm giảm đi các chi phí về
24


bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ mà cơng ty phải chi trả và có thể thu về được một
khoản để bù đắp các chi phí trên. Khơng những thế, cịn giúp cơng ty có giải phóng nhiều
khơng gian trong kho, thêm chi phí để nhập những máy móc tiên tiến hơn để đưa vào sản

xuất làm tăng năng suất sản xuất.
Tuy lượng tồn kho của ba năm 2018 - 2020 có xu hướng tăng nhưng chênh lệch giữa
các năm lại giảm đi từ tăng 18,34% năm 2019 đến cuối năm 2020 chỉ tăng 6,93%. Đây có
lẽ cũng là điều dễ hiểu, vì vào thời điểm đầu năm 2020, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng
nghiêm trọng do đại dịch COVID – 19, mọi ngành nghề đều có mức tăng trưởng âm, nhiều
doanh nghiệp còn tuyên bố phá sản do khơng đủ nguồn tài chính để duy trì. Hàng hóa khó
tiêu thụ nên hầu hết các doanh nghiệp đều giảm sản lượng sản xuất, giảm số lượng hàng
tồn kho. Đặc biệt, những doanh nghiệp về thời trang như May 10 lại luôn phải sản xuất sản
phẩm dựa theo thị hiếu dễ dàng, thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng, hàng hóa lại
khó tiêu thụ. Vậy nên, việc giảm lượng hàng tồn kho của tổng công ty May 10 là một quyết
định hợp lý và kịp thời để có thể ứng biến nhanh với tình hình thế giới vào thời điểm đó.
Qua phần kết cấu hàng tồn kho, dễ dàng nhận thấy ở công ty May 10, hàng tồn kho
cũng mang đặc trưng như nhiều công ty chuyên về sản xuất khác là tỷ trọng nguyên liệu,
vật liệu và thành phẩm chiếm phần trăm lớn. Bởi vì đối với một công ty chuyên sản xuất,
nguyên liệu, vật liệu luôn là đối tượng lao động cốt lõi, bắt buộc phải có để cơng ty có thể
duy trì các quy trình sản xuất và tạo ra những thành phẩm để bán ra thị trường, cung cấp
cho người tiêu dùng. Từ đó, đem lại doanh thu và lợi nhuận về cho công ty. Đặc biệt, công
ty may mặc lớn như May 10 lại càng cần có lượng nguyên liệu, vật liệu tồn kho lớn để đảm
bảo q trình sản xuất khơng bị trì hỗn và khơng bị bất ngờ, khó xoay sở với những đơn
đặt hàng đột xuất, bất ngờ.
b. Phân tích tốc độ chu chuyển hàng tồn kho trong 3 năm 2018 – 2020
Bảng số liệu
Đơn vị: VNĐ
Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Giá vốn bán hàng

2.513.676.608.682

2.838.517.462.897

2.978.495.432.005

Tài sản lưu động
(TSNH)

1.101.996.062.031

1.160.803.427.772

1.199.628.009.293

Giá trị hàng tồn kho
đầu kì

452.738.682.158

588.845.140.397

697.116.779.208

25



×