Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

VÍ DỤ MINH HỌA VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.91 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA

LỚP HỌC PHẦN: 2201ITOM0511
NHĨM THỰC HIỆN: Nhóm 1
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Vi Lê

Hà Nội, tháng 5/2022

0


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................4
PHẦN 1......................................................................................................................................................5
PHÂN TÍCH VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ..................................5
2.1. Khái niệm thanh tốn tín dụng chứng từ...........................................................................................5
2.2. Thư tín dụng Letter of Credit (L/C)..................................................................................................5
2.3. Các bước thanh tốn tín dụng chứng từ............................................................................................6
2.4. Những chủ thể tham gia trong quan hệ thanh tốn bằng tín dụng chứng từ.....................................7
2.5 Các trường hợp áp dụng thanh toán bằng tín dụng chứng từ............................................................7
2.6. Căn cứ pháp lý của phương thức tín dụng chứng từ.........................................................................7
2.7. Vấn đề cần lưu ý với Thư tín dụng Điều khoản đỏ............................................................................8


2.8. Ý nghĩa của thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ...........................................................9
2.9. Ưu, nhược điểm của của phương thức thanh toán bằng L/C so với các phương thức thanh tốn
khác.........................................................................................................................................................9
PHẦN 2: VÍ DỤ MINH HỌA VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG VIETCOMBANK...........................................................................................................11
I. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank.....................................................................................11
II. Ví dụ về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank.............................12
2.1. Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ hàng xuất tại Vietcombank..........................................12
2.1.1 Chuẩn bị của bên xuất khẩu......................................................................................................12
2.1.2. Xin mở L/C...............................................................................................................................13
2.1.3. Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi................................................................................15
2.1.4. Thông báo qua ngân hàng thông báo khác..............................................................................15
2.1.5. Thông báo kèm xác nhận.........................................................................................................16
2.1.6. Tiến hành giao hàng................................................................................................................16
2.1.7. Thu phí thơng báo, phí xác nhận, hạch toán............................................................................16
2.1.8. Lập bộ chứng từ.......................................................................................................................17
2.1.9. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ...................................................................................................17
2.1.10. Gửi chứng từ và địi tiền........................................................................................................19
2.1.11. Thanh tốn, hạch toán...........................................................................................................20
III. Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng TDCT tại Vietcombank......................................................22
3.1. Ưu điểm......................................................................................................................................22
3.2. Hạn chế - Nguyên nhân..............................................................................................................23

1


3.2.1 Hạn chế.....................................................................................................................................23
3.2.2 Nguyên nhân:............................................................................................................................23
IV. Khuyến nghị.....................................................................................................................................24
4.1 Khuyến nghị chung......................................................................................................................24

4.2. Đối với người người bán.............................................................................................................24
4.3. Đối với người người mua............................................................................................................25
4.4. Đối với ngân hàng thương mại:..................................................................................................25
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................27

2


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: Phân tích phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ. Lấy ví dụ minh họa
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên
Cù Thị Phương Anh
Đào Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Phương Anh
(NT)
Trần Thị Lan Anh
Trần Thị Ngọc Anh

Nguyễn Thị Minh Ánh
Trương Ngọc Ánh
Trịnh Thị Lan Chinh
Nguyễn Thị Thanh Chúc
Trần Hải Đăng
Lê Thị Hà

Nhiệm vụ
6 phần đầu Phần I
5 phần sau phần I
Tổng hợp Word
Mở đầu + Kết luận
Phần 2 (I + II – 2.1, 2.2.1)
Phần 2 (2.2.2 + 2.2.3 +2.2.4)
Phần 2 (2.2.5 + 2.2.6 +
2.2.7)
Phần 2 (2.2.8 + 2.2.9 + 2.3)
Làm powerpoint
Phần 2 (III)
Thuyết trình
Phần 2 (IV)

3

Deadline
23h59 ngày 1/5
23h59 ngày 1/5
23h59 ngày 3/5

Điểm


23h59 ngày 1/5
23h59 ngày 1/5
23h59 ngày 1/5

B
B
B

23h59 ngày 1/5
23h59 ngày 4/5
23h59 ngày 1/5

B+
B+
B
A
B

23h59 ngày 1/5

B+
B
A


LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập
với nền kinh tế thế giới, nhu cầu thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu trong và ngoài nước qua các ngân hàng là rất lớn. Phương thức thanh toán

chủ yếu được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chọn lựa là phương thức
thanh tốn tín dụng chứng tử. Nhìn chung, phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là
phương thức thanh tốn an tồn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập
khẩu và cả ngân hàng. Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một trong các
phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế, một hoạt động vừa mang lại
thu nhập cho ngân hàng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội. Việc thực hiện
phương thức này trong thực tế như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các bên
tham gia là vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu đang còn phải nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài
“Phân tích phương pháp tín dụng chứng từ và lấy ví dụ minh họa phương thức thanh tốn
tín dụng chúng từ dùng trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam - Vietcomabank" làm để tài nghiên cứu cho mình.

4


PHẦN 1
PHÂN TÍCH VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.1. Khái niệm thanh tốn tín dụng chứng từ
Thanh tốn tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng theo yêu
cầu của người xin mở thư tín dụng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ
ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người
thứ ba xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
trong thư tín dụng.
2.2. Thư tín dụng Letter of Credit (L/C)
 Khái niệm: Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một bức thư do ngân hàng viết
ra theo yêu cầu của bên mua cam kết trả cho bên bán hoặc bất kỳ người nào theo
lệnh của bên bán một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định khi bên bán
xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong bức

thư đó.
 Đặc điểm:
 L/C hoạt động độc lập với hợp đồng ngoại thương mặc dù L/C được hình thành
dựa trên cơ sở hợp động mua bán giữa 2 bên.
 Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ, khơng quan tâm hàng hóa.
 Người mua mở L/C và người thụ hưởng đòi tiền ngân hàng phát hành L/C.
 Bản chất:
 Là một phương thức thanh tốn liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.
Người bán sẽ được bảo đảm thanh tốn nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ
phù hợp với quy định đề ra
 Chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.

5


 Do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh tốn này chỉ có thể được
thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.
 Phân loại
Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm
+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang.
+ Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang.
Xét theo phương diện thanh tốn
+ Thư tín dụng trả tiền ngay.
+ Thư tín dụng trả chậm.
Một số loại thư tín dụng khác:
+ Thư tín dụng khơng huỷ ngang miễn truy địi.
+ Thư tín dụng chuyển nhượng.
+ Thư tín dụng tuần hồn
2.3. Các bước thanh tốn tín dụng chứng từ


6


Bước 1: Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu mở L/C
cho người bán hưởng.
Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thơng qua
ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C
đến người bán.
Bước 3: Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thơng báo sẽ thơng báo cho người bán
tồn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển
ngay cho người bán
Bước 4: Người bán nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu khơng thì đề nghị
người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến
khi chấp nhận mới giao hàng
Bước 5: Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình
cho ngân hàng mở L/C thơng qua ngân hàng thơng báo để địi tiền
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho
người bán. Nếu khơng phù hợp thì từ chối thanh tốn và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho
người bán
Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho
người mua
Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hồn trả tiền lại cho
ngân hàng mở L/C, nếu thấy khơng phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
2.4. Những chủ thể tham gia trong quan hệ thanh tốn bằng tín dụng chứng từ
- Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng
hóa.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.

7



- Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu
có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Ngân hàng thơng báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư
tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank),
ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc khơng tùy
thuộc vào u cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng
mở L/C.
2.5 Các trường hợp áp dụng thanh tốn bằng tín dụng chứng từ
Thanh tốn bằng L/C có thể được áp dụng trong các mối quan hệ mua bán hàng hóa
quốc tế. Hình thức thanh tốn bằng L/C không quy định rõ dành riêng cho những trường
hợp nào. Tuy nhiên cần tuân thủ những điều kiện như sau:
- Các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về phương thức thanh tốn lập L/C (Điều 8
Thơng tư 07/2016/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng “Các bên tham gia bảo
lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp
dụng tập quán thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng.”)
- Đủ nguồn vốn đảm bảo thanh toán bằng L/C (việc này sẽ do bên ngân hàng phát hành
kiểm tra điều kiện vốn của bên nhập khẩu)
(vì bản chất đây là giao dịch dựa trên quan hệ bảo lãnh nên cần tuân theo điều kiện nhận
bảo lãnh của Ngân hàng tại Điều 10 Thơng tư 07/2016/TT-NHNN:
 Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của
pháp luật.
 Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp
 Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có
khả năng hồn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.)
2.6. Căn cứ pháp lý của phương thức tín dụng chứng từ
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ.
Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, viết tắt là UCP 600 do

Phòng Thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành: UCP là một tập hợp các nguyên
tắc và tập quán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành
công bố lần đầu tiên vào năm 1933. Từ đó đến nay UCP đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung và
8


có hiệu lực áp dụng từ 01/01/1994. UCP 600 quy định quyền hạn, trách nhiệm của các
bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu
tn thủ UCP. Khi thanh tốn bằng phương thức TDCT, các bên XNK phải thoả thuận
với nhau về việc sử dụng UCP. UCP đã được hơn 175 nước áp dụng trong đó có Việt
Nam.
- Luật Thương mại 2005
- Thơng tư 07/2016/TT-NHNN
- Ngồi ra, cịn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực
hiện UCP như: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C
- viết tắt là ISBP; Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử - viết tắt là eUCP;
Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C – viết tắt là URR.
2.7. Vấn đề cần lưu ý với Thư tín dụng Điều khoản đỏ
Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều khoản
đặc biệt, trong đó người u cầu phát hành thư tín dụng thơng qua ngân hàng phát hành
đồng ý cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định
trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Tiền ứng
trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà khơng phải
là tín dụng của NHXK hay NHNK.
Đây là loại chứng từ cho phép người bán ứng trước tất cả hoặc một phần tiền hàng
trước khi giao hàng nhưng phải có biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình
chứng từ trước khi L/C hết hiệu lực.
Thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công ty mẹ
và công ty con, hoặc hàng hóa được tài trợ, là phương thức thanh tốn đặc biệt được sử
dụng với mục đích hỗ trợ vốn cho người bán hàng (người hưởng lợi).

NHXK chỉ thực hiện theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách
nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền được NHNK ủy quyền cho NHXK thực hiện. Sau đó
(hoặc trước đó) NHNK sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc trả) cho
NHXK.
Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi L/C được mở.
Với “Điều khoản đỏ”, NHNK cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được
các chứng từ, thông thường là:
 Hối phiếu của số tiền ứng trước.
 Hóa đơn.
 Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.

9


2.8. Ý nghĩa của thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ
Sự tham gia của ngân hàng vào phương thức tín dụng chứng từ đã đảm bảo cho lợi
ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu, phổ
biến nhất hiện nay, đặc biệt trong ngoại thương: Trong hợp đồng mua bán ngoại thương,
do khoảng cách về không gian nên việc giải quyết mối quan hệ người mua - người bán
(người mua luôn muốn nhận được hàng rồi mới trả tiền, người bán ln muốn giao hàng
xong là được thanh tốn tiền hàng ngay) gặp khơng ít khó khăn. Vậy để khắc phục được
những khó khăn nói trên, buộc người mua và người bán phải lựa chọn cho mình một
phương thức thanh tốn phù hợp sao cho có thể đảm bảo đơi bên cùng có lợi. Với những
hạn chế phương thức nhờ thu và TT, ta phải đi tới biện pháp thỏa hiệp, đó là trả tiền khi
giao chứng từ chứng nhận quyền sở hữu hay quyền kiểm sốt hàng hóa và có một bên thứ
ba đứng ra làm trung gian được cả người xuất khẩu và nhập khẩu tín nhiệm thay họ đứng
ra chịu trách nhiệm trả tiền và giao chứng từ. Các ngân hàng với khả năng tài chính dồi
dào, uy tín cao được ủy thác với vai trị trung gian nói trên, cam kết có điều kiện với
người xuất khẩu là sẽ trả tiền nếu người xuất khẩu xuất trình chứng từ và tuân thủ đúng
theo mọi quy định mà người nhập khẩu đề ra.

2.9. Ưu, nhược điểm của của phương thức thanh toán bằng L/C so với các phương thức
thanh toán khác
 Ưu điểm của phương thức thanh tốn bằng tín dụng chứng từ:
Lợi ích với người xuất khẩu:
 Là phương thức thanh tốn an tồn nhất bởi thanh toán được đảm bảo qua việc
ngân hàng đứng ra bảo lãnh.Việc này sẽ giúp hạn chế rủi ro cho người xuất khẩu
hơn tránh tình trạng giao hàng nhưng bị từ chối thanh tốn hay người mua khơng
có khả năng thanh toán => người xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, khơng bị
ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.
 Được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ.
 Phương thức L/C cũng giải quyết những vấn đề phát sinh về thanh toán do phương
thức nhờ thu hay TT gây ra.
Lợi ích đối với người nhập khẩu:
 L/C là công cụ giúp người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nghiêm
chỉnh hợp đồng ký kết các điều kiện về hàng hóa, thời hạn giao hàng, chứng từ,
đảm bảo về mặt tài chính,...
 L/C giúp người nhập khẩu có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hố mà khơng
phải tốn thời gian, cơng sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy vì hầu hết các
giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn
toàn về sai sót này.
 Ngồi ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.
10


Lợi ích với ngân hàng:
 Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngồi ra, Ngân hàng cịn thu hút được
một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ).
 Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ
khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ… từ đó ngân
hàng cũng thu được nhiều.

 Thơng qua nghiệp vụ này uy tín và vai trị của Ngân hàng trên thị trường tài chính
quốc tế được củng cố và mở rộng.
 Nhược điểm khi thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ:
- L/C khơng phải là hình thức thanh tốn an tồn tuyệt đối vì việc thanh tốn dựa trên
chứng từ, khơng phải dựa trên chất lượng hàng hóa. Do đó, có thể người mua sẽ gặp bất
lợi khi nhận hàng khơng đúng với chất lượng.
- Quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, phức tạp hơn phương thức thanh tốn TT hay nhờ thu.
Nếu nhân viên kế tốn khơng có kinh nghiệm có thể dẫn đến phải chỉnh sửa L/C với chi
phí cao
- Mất nhiều thời gian ở khâu lập và kiểm tra chứng từ. Đặc biệt đối với những tuyến ngắn
chẳng hạn 2 bên mua và bán ở gần nhau khi thanh tốn theo L/C thì chứng từ về sau khi
hàng đến nơi.
- Chi phí L/C cao hơn so với phương thức TT cụ thể chi phí giao dịch với ngân hàng lớn.
- Nếu chứng từ sai sót và bên mua khơng nhận được hàng thì phát sinh nhiều chi phí lưu
kho, bảo quản hàng hóa.

11


PHẦN 2: VÍ DỤ MINH HỌA VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TỐN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
I. Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (tên ngân hàng Vietcombank
dịch tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam), còn được
gọi là “Vietcombank”, là công ty lớn nhất trên thị trường chứng khốn Việt Nam tính
theo vốn hóa.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính
thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực
hiện thí điểm cổ phần hố trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính

thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, cổ
phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP HCM.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp
quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một
ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng
thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietcombank hiện có hơn 600 chi
nhánh/phịng giao dịch/văn phịng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước gồm:
Trụ sở chính tại Hà Nội; 121 Chi nhánh; 476 phịng giao dịch; 04 Cơng ty con ở trong
nước (Cơng ty cho th tài chính, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty kiều hối, Công ty cao
ốc Vietcombank 198); 03 Công ty con ở nước ngồi (Cơng ty Vinafico Hongkong, Cơng
ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 01 Văn phòng đại diện tại
TP.HCM; 01 Văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ ; 03 Đơn
vị sự nghiệp: Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 01 Trung tâm xử lý tiền mặt
tại Hà Nội và 01 Trung tâm xử lý tiền mặt tại Tp. Hồ Chí Minh; 03 Cơng ty liên doanh,
liên kết. Về nhân sự, Vietcombank hiện có gần 22.000 cán bộ nhân viên.
Bên cạnh đó, Vietcombank cịn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.500 máy
ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận thanh tốn thẻ trên tồn quốc. Hoạt động ngân
hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.173 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới…
Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top
500 Ngân hàng hàng đầu thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker cơng bố;
12


ngân hàng duy nhất của Việt Nam vào Top 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương theo đánh giá của The Asian Banker; là đại diện duy nhất của Việt
Nam có mặt trong Top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu (xếp thứ 937) do
Tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2020, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt

Nam” (do Công ty Anphabe - đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà
tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam cùng Intage – Công ty nghiên
cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản công bố), Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1 tồn
ngành ngân hàng, xếp thứ 2 tồn thị trường Việt Nam, duy trì vị thế dẫn đầu 5 năm liên
tiếp là ngân hàng có mơi trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Năm 2021, Vietcombank
vinh dự được tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng được quản trị tốt
nhất trong đại dịch COVID-19”, ghi nhận đóng góp nổi bật của doanh nghiệp tại thị
trường nội địa về hiệu quả kinh doanh, khả năng lãnh đạo và các chính sách ứng phó với
đại dịch COVID-19.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực
để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2025 giữ
vững vị trí là ngân hàng số 1 Việt Nam; trở thành một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu
vực Châu Á; một trong 300 tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong
1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển của
Việt Nam.
II. Ví dụ về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ tại ngân hàng Vietcombank
2.1. Quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ hàng xuất tại Vietcombank
Liên hệ doanh nghiệp xuất khẩu A muốn thanh toán hàng xuất khẩu sử dụng phương
thức thanh tốn tín dụng chứng từ của Vietcombank.
Trong quy trình thanh tốn xuất khẩu, VCB Thanh Xn là ngân hàng thơng báo, giữ
vai trị là người thay mặt người xuất khẩu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Tồn bộ các
nghiệp vụ này do phịng thanh tốn quốc tế đảm nhận.
2.1.1 Chuẩn bị của bên xuất khẩu
Tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình
bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng
bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể
được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất
khẩu.
Để thanh tốn bằng thư tín dụng xuất khẩu hồ sơ khách hàng xuất trình bao gồm:
 Bản chính L/C xuất và các tu chỉnh (nếu có)

 Bộ chứng từ xuất theo quy định trên L/C, tu chỉnh L/C
 02 bản chính Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất (theo mẫu của Ngân hàng )
13


 02 bản chính Hợp đồng chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng ) nếu khách hàng có
đề nghị chiết khấu.
2.1.2. Xin mở L/C
Doanh nghiệp làm đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng Vietcombank và gửi
cho ngân hàng mở L/C.

Thư yêu cầu thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu

14


Yêu cầu phát hành thư tín dụng tại Vietcombank

15


Nhờ có mạng lưới Ngân hàng Đại lý rộng khắp, Vietcombank giúp nhanh chóng
kiểm tra tính chân thực của L/C.
Với kinh nghiệm sâu rộng về Thanh toán Quốc tế, Vietcombank lưu ý khách hàng
những điều khoản L/C khơng có lợi cho người xuất khẩu.
Doanh nghiệp có thể liên hệ với Vietcombank trước khi ký kết hợp đồng để được tư
vấn miễn phí về các điều khoản thanh tốn và nội dung L/C, lựa chọn ngân hàng phát
hành nhằm đảm bảo an tồn thanh tốn và tiết kiệm chi phí.
Vietcombank có quan hệ đại lý với các ngân hàng trên khắp thế giới. Do vậy lựa
chọn Vietcombank làm ngân hàng thông báo thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho đối tác

nhập khẩu, giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt.
2.1.3. Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi
Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C cho doanh nghiệp và
thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán thông báo về việc mở L/C và
chuyển L/C đến người bán.
 Vietcombank là ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính chân thực bề ngồi của L/C
hoặc sửa đổi L/C và thông báo trực tiếp đến doanh nghiệp (người hưởng lợi). Sau
khi kiểm tra LC và thông báo LC cho nhà xuất khẩu (gửi cho nhà xuất khẩu một
thông báo LC và yêu cầu nhà xuất khẩu lên nhận LC về và đóng phí thơng báo).
Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, và có
nhiệm vụ chuyển Bộ chứng từ hợp lệ này qua ngân hàng mở LC và yêu cầu thanh
tốn tiền hàng.
 Ngân hàng thơng báo Vietcombank sau khi đã kiểm tra chứng từ thì chuyển bộ
chứng từ cho nhà nhập khẩu chuyển sang để ngân hàng mở LC xem xét trả tiền.
Bộ chứng từ thông thường được gửi qua đường chuyển phát nhanh từ ngân hàng
bên Xuất khẩu đến ngân hàng bên Nhập khẩu.
 Doanh nghiệp có thể liên hệ với Vietcombank trước khi kí kết hợp đồng để được
tư vấn miễn phí về các điều khoản thanh toán, nội dung L/C và ngân hàng phát
hành nhằm đảm bảo an tồn thanh tốn và tiết kiệm chi phí.
2.1.4. Thơng báo qua ngân hàng thơng báo khác
Trong bước thứ ba này là nghiệp vụ chỉ liên quan đến ngân hàng Vietcombank.
Lúc này có 2 trường hợp: Một, bên doanh nghiệp đồng ý, tin tưởng với thông tin từ LC
bên Vietcombank của Việt Nam. Hai, ngân hàng nhận L/C bên doanh nghiệp cảm thấy
LC từ Vietcombank không đáng tin tưởng thì họ sẽ yêu cầu bên xuất khẩu thuê 1 bên
ngân hàng thứ 3 làm giám định vì sợ ngân hàng Việt Nam khơng uy tín sẽ khơng cam kết
thanh toán được. Trường hợp này sẽ xuất hiện phát sinh thêm phí giám định của ngân
hàng giám định thường là bên Xuất Trả.
16



2.1.5. Thông báo kèm xác nhận
Sau khi Vietcombank thông báo thông tin LC về doanh nghiệp xuất khẩu cho ngân
hàng nhận LC được chấp nhận.
Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận LC từ ngân hàng thông báo Vietcombank và kiểm
tra nội dung LC – nếu ổn và đáp ứng được thì chấp nhận LC và tiến hành giao hàng theo
đúng yêu cầu được ghi trong LC (trong trường hợp điều khoản LC không phù hợp hoặc
người xuất khẩu không thể đáp ứng được điều kiện quy định trong LC thì có thể yêu cầu
báo nhà nhập khẩu để tu chỉnh lại LC). Và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận được tiền
hàng hoặc sự chấp nhận thanh toán tiền hàng từ ngân hàng.
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu khơng n tâm thì tiến hành đề nghị cần có một ngân
hàng đứng ra bảo lãnh cho thư tín dụng trên, và giới thiệu Vietinbank là ngân hàng bảo
lãnh chẳng hạn. Lúc này, sau khi LC phát hành xong phải gửi Vietinbank xác nhận xong
rồi mới gửi cho ngân hàng Vietcombank và thông báo tới doanh nghiệp xuất khẩu. Ngân
hàng xác nhận là ngân hàng đứng ra xác nhận lên LC nhằm bảo lãnh cho LC nếu như
ngân hàng mở LC khơng hoặc khơng có khả năng thanh tốn tiền hàng nếu người xuất
khẩu trình một bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong LC. Thì ngân hàng xác nhận
này sẽ đứng ra thanh tốn số tiền này. Phí xác nhận này thường do bên xuất khẩu trả (bên
xuất khẩu có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận này – thường là ngân hàng thông báo
LC Vietcombank).
2.1.6. Tiến hành giao hàng
Doanh nghiệp xuất khẩu được chấp nhận LC và tiến hành giao hàng theo đúng u
cầu được ghi trong LC.
2.1.7. Thu phí thơng báo, phí xác nhận, hạch tốn
STT
1

2

Dịch vụ 
Thơng báo thư tín dụng


Thơng báo sửa đổi thư
tín dụng

Mức phí (USD)

Thơng báo qua 1 ngân hàng
khác

Theo quy định biểu phí
NHĐL

Thơng báo trực tiếp đến
khách hàng

20 USD

Thông báo qua 1 ngân hàng
khác

Theo quy định biểu phí
NHĐL

Thơng báo trực tiếp đến
khách hàng

15 USD 

17



Bảng 1: Mức phí thơng báo L/C

STT

Dịch vụ 

Mức phí

1

Xác nhận thư tín dụng: thời gian tính phí kể từ ngày xác nhận Theo quy định
đến ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng
Biểu phí
NHĐL

2

Thu bổ sung phí xác nhận trong trường hợp bộ chứng từ trả
chậm đòi tiền theo L/C do VCB xác nhận có ngày đáo hạn sau
ngày hết hiệu lực của L/C: thời gian tính phí kể từ ngày hết hạn
hiệu lực của L/C đến ngày đáo hạn của bộ chứng từ địi tiền.

3

Phí xác nhận cho các sửa đổi của thư tín dụng

4

Cho các sửa đổi tăng trị giá và/hoặc gia hạn thời hạn hiệu lực 


Thu như mức
phí xác nhận
thư tín dụng

5

Cho các sửa đổi khác

Theo quy định
Biểu phí
NHĐL

Thu như phí
xác nhận thư
tín dụng 

Bảng 2: Mức phí xác nhận 

2.1.8. Lập bộ chứng từ
Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho
ngân hàng mở L/C thơng qua ngân hàng thông báo.
2.1.9. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ
Đây là bước Vietcombank tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ so với
điều kiện của L/C và thông lệ quốc tế. Vietcombank sẽ kiểm tra số lượng chứng từ, loại
chứng từ và ghi rõ ngày, giờ và ký nhận. Việc kiểm tra chứng từ được thực hiện ngay sau
khi nhận được đầy đủ chứng từ của khách hàng theo quy định của L/C. Trong trường hợp
Vietcombank nhận thấy bộ chứng từ có những điểm khơng hợp lệ, Vietcombank sẽ
hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện chứng từ nhằm đảm bảo khả năng địi tiền từ ngân
hàng nước ngồi.

 Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp xuất khẩu
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ:
Vietcombank sẽ kiểm tra bộ chứng từ, lưu ý khách hàng về các sai sót và gợi ý sửa đổi
(nếu có), do đó giảm thiểu rủi ro tranh chấp về tình trạng chứng từ và giảm khả năng
18


khơng được thanh tốn. Việc thanh tốn sẽ được thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng nước
ngoài với Vietcombank hoặc qua ngân hàng trung gian với số lượng ít nhất, nhờ đó giúp
khách hàng thu hồi tiền hàng trong thời gian ngắn nhất với mức phí hợp lý. Vietcombank
hỗ trợ khách hàng trong việc tra soát, đàm phán với ngân hàng nước ngồi khi thanh tốn
gặp trục trặc (bộ chứng từ thất lạc, bị tuyên bố có sai sót,…)
 Biểu phí dịch vụ: phí kiểm tra bộ chứng từ sẽ thu theo biểu phí hiện hành của
Vietcombank
- Kiểm tra miễn phí bộ chứng từ xuất trình tại Vietcombank
- Với bộ chứng từ Vietcombank đã thực hiện kiểm tra xong nhưng khách hàng lại xuất
trình tại ngân hàng khác thì phí là 20USD/bộ chứng từ gồm tối đa 10 chứng từ và từ
chứng từ thứ 11 trở lên, thu thêm 3 USD/1 chứng từ.

2.1.10. Gửi chứng từ và đòi tiền
Sau khi kiểm tra chứng từ, các sai sót đã được sửa chữa, Vietcombank tiến hành gửi bộ
chứng từ kèm theo thư/ điện địi tiền đến ngân hàng nước ngồi theo quy định của L/C.
Đối với trường hợp đòi tiền bằng thư:
- Vietcombank gửi chứng từ và hối phiếu đến ngân hàng trả tiền.
19



×