Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát tình trạng miễn dịch tế bào ở người nhiễm HIV sống tại cộng đồng Hà Nội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.29 KB, 6 trang )

TCNCYH 21 (1) - 2003
Khảo sát tình trạng miễn dịch tế bào ở ngời
nhiễm HIV sống tại cộng đồng Hà Nội

Đỗ Duy Cờng
1
, Lê Đăng Hà
1
,
Nguyễn Đức Hiền
2
, Cao Thanh Thuỷ
2
,
Mary L. Kamb
3
, Gary West
3
, Trịnh Thanh Thủy
3
,
Nguyễn Tiến Lâm
2
, Nguyễn Văn Dũng
2
,
Lê Đăng Hải
2
, Trần Quốc Tuấn
4


1
Bộ môn Truyền nhiễm - Đại học Y Hà Nội
2
Viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới
3
Global AIDS Program - CDC- Hà Nội
4
Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang 245 ngời nhiễm HIV đang sống tại cộng đồng ở tất
cả 12 quận huyện Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 8/2001 đến tháng 4/2002, bằng phơng pháp
đếm dòng tế bào trên máy FACS-CALIBUR để tính số lợng tế bào lympho TCD4, TCD8. So sánh
với nhóm chứng gồm 23 ngời khoẻ mạnh không bị nhiễm HIV, kết quả cho thấy:
Tuổi của nhóm bệnh nhân từ 16-50 tuổi, lứa tuổi từ 21-30 chiếm 65.3%.
Hầu hết nhóm bệnh nhân là nam giới chiếm 90.6%.
Số lợng tuyệt đối tế bào lympho ở nhóm bệnh nhân thấp hơn so với nhóm chứng (tuy nhiên
không có sự khác biệt với p>0.05).
Số lợng tế bào và tỷ lệ phần trăm lympho TCD4 ở nhóm bệnh nhân thấp hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (p<0.001).
Bệnh nhân có số lợng lympho TCD4 < 200/mm
3
chiếm 21.6%.
Số lợng tế bào và tỷ lệ phần trăm lympho TCD8 ở nhóm bệnh nhân cao hơn có ý nghĩa so với
nhóm chứng (p<0.001).
Tỷ lệ lympho TCD4/TCD8 ở nhóm bệnh nhân thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng
(p<0.001).
Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội chiếm 7.8%. Trong đó chủ yếu là lao chiếm
59.7%, tiếp đến là Zona (15.8%) và hội chứng suy kiệt (10.5%).

I. Đặt vấn đề

Nhiễm HIV đang tăng nhanh trên thế giới
cũng nh ở Việt Nam. Hà Nội là địa phơng
đứng thứ 4 trong toàn quốc vế số lợng ngời
nhiễm HIV. Theo báo cáo của Uỷ ban Quốc
gia phòng chống AIDS, tính đến tháng 8/2001,
số ngời nhiễm HIV ở Hà Nội là 2.645, số
bệnh nhân chuyển sang AIDS là 200 và số tử
vong là 121 trờng hợp. Đối tợng nhiễm HIV
chủ yếu là ngời nghiện chích ma tuý. Hầu hết
những ngời nhiễm HIV/AIDS đều đợc quản
lý và chăm sóc tại cộng đồng, nếu không có
các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội thì họ vẫn có
thể sinh hoạt và làm việc bình thờng.
Xét nghiệm số lợng tế bào lympho TCD4
là một chỉ số quan trọng để theo dõi tình trạng
đáp ứng miễn dịch tế bào của bệnh nhân nhiễm
HIV cũng nh khả năng mắc các biểu hiện
nhiễm trùng cơ hội và để tiên lợng chuyển
sang giai đoạn AIDS. Tuy nhiên, có một số

22
TCNCYH 21 (1) - 2003
bệnh nhân mặc dù cha phát hiện đợc các
biểu hiện nhiễm trùng cơ hội nhng có số
lợng tế bào TCD4 rất thấp (< 200/mm3).
Những bệnh nhân này cần đợc theo dõi chặt
chẽ để phát hiện nhiễm trùng cơ hội và dùng
các thuốc dự phòng. Trong điều kiện kinh tế
nớc ta còn khó khăn, việc dùng thuốc kháng
retrovirus để điều trị dự phòng cho các bệnh

nhân HIV/AIDS là rất hạn chế. Bởi vậy vấn đề
tiên lợng, phòng và điều trị các biểu hiện
nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc toàn diện để
ngời nhiễm HIV hoà nhập với cộng đồng là
việc làm rất quan trọng.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Khảo sát tình trạng đáp ứng miễn dịch tế
bào của nhóm bệnh nhân nhiễm HIV ở cộng
đồng sống tại Hà Nội.
Đánh giá tình trạng miễn dịch tế bào với sự
xuất hiện của nhiễm trùng cơ hội.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu:
Đối tợng chia làm 2 nhóm:
Nhóm chứng: Bao gồm 39 ngời khoẻ mạnh
tuổi từ 22 - 26 (26 nam và 13 nữ), có xét
nghiệm HIV âm tính.
Nhóm bệnh:
Gồm 245 ngời nhiễm HIV đang sống tại
cộng đồng ở cả 12 quận huyện Hà Nội.
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Có xét nghiệm HIV
dơng tính đợc khẳng định bằng 3 phơng
pháp khác nhau (ELISA) theo qui định của Bộ
Y tế.
2. Phơng pháp nghiên cứu:
Là phơng pháp nghiên cứu cắt ngang, tiến
hành từ tháng 08/2001 đến tháng 04/2002.
Các bệnh nhân (nhóm bệnh và nhóm chứng)
đợc lấy máu ngoại biên, đếm tế bào miễn dịch

để tính tỷ lệ phần trăm và số lợng tế bào
TCD4, TCD8, tỷ lệ TCD4/TCD8. Ngoài ra còn
đếm số lợng bạch cầu để tính số lợng tế bào
lympho.
Kỹ thuật làm xét nghiệm tế bào TCD4,
TCD8: đợc làm bằng máy FACS-CALIBUR
theo kỹ thuật đếm dòng tế bào (flow-
cytometry) tại Viện Y học lâm sàng các bệnh
Nhiệt đới.
Nhóm bệnh nhân đợc thăm khám lâm sàng
và làm các xét nghiệm bổ trợ (nh chụp X-
quang tim phổi, siêu âm, xét nghiệm đờm, cấy
máu, ) để phát hiện các biểu hiện nhiễm trùng
cơ hội.
So sánh các chỉ số về miễn dịch tế bào giữa
2 nhóm chứng và nhóm bệnh nhân, tìm ra sự
khác biệt.
3- Xử lý số liệu: Theo các thuật toán thống
kê, chơng trình EPI-INFO.
III. Kết quả
1. Một số đặc điểm về nhân số học của
nhóm bệnh nhân:
1.1- Tuổi: (Bảng 1)
Tuổi trung bình: 27.1

6.3 tuổi.
Tuổi n %
16 - 20 t 14 5.7
21 - 30 t 160 65.3
31 - 40 t 55 22.4

41 - 50 t 16 6.6
Tổng 245 100%
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV
sống tại cộng đồng đều trẻ tuổi, trung bình
27.1 6.3 tuổi, trẻ nhất là 16, lớn tuổi nhất là
50. Tập trung nhiều nhất là lứa tuổi từ 21-30
(chiếm 65.3%).
1.2. Giới (Bảng 2):
Giới n %
Nam 222 90.6
Nữ 23 9.4
Tổng 245 100%
Nhận xét: Nam giới chiếm đa số 90.6%, nữ
giới chỉ chiếm 9.4%.
Các xét nghiệm miễn dịch tế bào:

23
TCNCYH 21 (1) - 2003

2.1. So sánh giữa 2 nhóm về các chỉ số miễn dịch (Bảng 3):
Nhóm chứng
(n=39)
Nhóm bệnh nhân
(n=245)

Các chỉ số miễn dịch
(X SD) (X SD)

P
Số lợng TCD4 / mm3

606.8 186.8
(từ 424 ặ 1406)
342.0 198.0
(từ 4 ặ 1106)
< 0.001
Số lợng TCD8/ mm3
566.3 169.7
(từ 321 ặ 1004)
984.2 317.2
(từ 79 ặ 1555)
< 0.001
Tỷ lệ TCD4/TCD8
1.12 0.31
(từ 0.59 ặ 1.72)
0.26 0.24
(từ 0.004 ặ 3.05)
< 0.001
Số lợng tế bào lympho
2296.6 499.2
(từ 1704 ặ 3956)
2214.3 564.0
(từ 1040 ặ 5166)
> 0.05
Nhận xét: Có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm bệnh nhân và nhóm chứng:
Số lợng tế bào TCD4 ở nhóm bệnh nhân thấp hơn nhóm chứng (p < 0.001).
Số lợng tế bào TCD8 ở nhóm bệnh nhân tăng cao hơn nhóm chứng (p < 0.001).
Tỷ lệ TCD4/TCD8 nhóm bệnh nhân thấp hơn nhóm chứng (p <0.001).
Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa số lợng tế bào lympho giữa 2 nhóm (p >0.05).
2.2. Phân loại số lợng tế bào TCD4 nhóm bệnh nhân: (Bảng 4):
Số lợng tế bào TCD4 n %

< 50 / mm3 11 4.5%
50 - < 100 / mm3 13 5.3%
100 - < 200 / mm3 29 11.8%

21.6%
200 - < 500 / mm3 144 58.8%
> 500 / mm3 48 19.6%

78.4%
Tổng 245 100%
Nhận xét: Số lợng tế bào TCD4 ở bệnh nhân nhiễm HIV ở cộng đồng rất thấp, TCD4
<500/mm
3
có 197 bệnh nhân (chiếm 80.4%), trong đó TCD4 < 200/mm
3
có 53 bệnh nhân (chiếm
21.6%), chứng tỏ số bệnh nhân này đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Tỷ lệ bệnh nhân có số lợng
TCD4 > 500/mm
3
chỉ chiếm 19.6%.
2.3- So sánh về tỷ lệ % TCD4 và %CD8: (Bảng 5)
Nhóm chứng (n=39) Nhóm bệnh nhân (n=245)
Tỷ lệ phần trăm
(X SD) (X SD)
P
Tỷ lệ % TCD4
26.51% 6.32%
(từ 18.14%ặ38.76%)
15.6% 8.2%
(từ 2.1% ặ 47.4%)

< 0.001
Tỷ lệ % TCD8
24.7% 6.72%
(từ 15.32% ặ 50.77%)
44.7% 13.2%
(từ 5.1% ặ 73.8%)
< 0.001

24
TCNCYH 21 (1) - 2003
Nhận xét: Tỷ lệ phần trăm của TCD4 nhóm bệnh nhân cũng thấp hơn một cách có ý nghĩa so với
nhóm chứng và tỷ lệ phần trăm TCD8 nhóm bệnh nhân tăng hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm
chứng (p < 0.001).
2.4. Tơng quan giữa số lợng tế bào TCD4 và nhiễm trùng cơ hội: (Bảng 6):
NT cơ hội < 50 50-100 101- 200 201- 500 > 500 Tổng
Lao 1 5 2 2 0 10
Lao + Zona 1 0 0 0 0 1
Nấm Candida 1 1 0 0 0 2
P. marneffei 1 0 0 0 0 1
Suy kiệt 0 0 2 0 0 2
Zona 0 0 1 1 1 3
Tổng 4 6 5 3 1 19
Nhận xét: Nhiễm trùng cơ hội (chiếm
7.8%), trong đó lao gặp nhiều nhất 10 bệnh
nhân (chiếm 57.9%), Zona gặp 3 trờng hợp
(chiếm 15.8%), hội chứng suy kiệt có 2 bệnh
nhân (chiếm 10.5%), 1 bệnh nhân vừa bị lao
vừa bị Zona. Có 15/19 bệnh nhân (chiếm
78.9%) có số lợng TCD4 < 200/mm
3

. Tỷ lệ tế
bào TCD4 càng giảm thì số lợng bệnh nhân có
biểu hiện nhiễm trùng cơ hội càng tăng.
IV. Bàn luận
Về tuổi và giới: (Bảng 1 và 2): Hầu hết bệnh
nhân nhiễm HIV sống ở cộng đồng Hà nội đều
ở lứa tuổi thanh niên, tuổi < 30 chiếm 71.0%.
Hầu hết bệnh nhân là nam giới (chiếm 90.6%)
do nam tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhiều
hơn nữ giới. Đây là lực lợng lao động chính
đang cống hiến trí tuệ và sức lực dồi dào nhất,
nhng khi đã nhiễm HIV thì họ trở thành một
gánh nặng rất lớn cho gia đình cũng nh cho xã
hội.
2. Các xét nghiệm về miễn dịch tế bào:
2.1. Sự thay đổi số lợng tế bào lympho:
(Bảng 3)
Số lợng tế bào lympho tuyệt đối của nhóm
bệnh nhân giảm hơn so với nhóm chứng, tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p>0.05). Khi nhiễm HIV thì tổng số tế bào
lympho cũng giảm theo. Do vậy, Tổ chức Y tế
thế giới đã khuyến cáo việc đếm số lợng tế
bào lympho tuyệt đối ở những nơi không có
điều kiện làm xét nghiệm đếm số lợng tế bào
TCD4 (nh ở nớc ta hiện nay). Theo tác giả
John G. Bartlett [3], thì khi số lợng tuyệt đối
của lympho < 1000 tế bào/mm
3
thì có thể

khẳng định số lợng tế bào TCD4 sẽ < 200 tế
bào/mm3. Nh vậy trên lâm sàng nếu chỉ nhìn
vào số lợng tuyệt đối của tế bào lympho thì
cũng có thể biết đợc bệnh ở giai đoạn nào và
nếu làm nhiều lần thì có thể theo dõi đợc diễn
biến của bệnh.
2.2. Sự thay đổi số lợng tế bào TCD4 và
tỷ lệ phần trăm TCD4: (Bảng 3 và 4):
Số lợng TCD4 < 500/mm
3
có 197 bệnh
nhân (chiếm 80.4%), trong đó số lợng TCD4
< 200/mm
3
có 53 bệnh nhân (chiếm 21.6%).
Số lợng tế bào TCD4 và tỷ lệ phần trăm
TCD4 ở nhóm bệnh nhân thấp hơn nhóm chứng
một cách có ý nghĩa (p < 0.001). Một số tác giả
cho rằng trong khi số lợng tuyệt đối có thể
thay đổi phụ thuộc vào số lợng của tế bào
lympho thì tỷ lệ phần trăm của TCD4 trong
quần thể tế bào lympho thờng hằng định và có
giá trị tiên lợng hơn là số lợng tuyệt đối. Tác
giả John G. Bartlett [3] nhận thấy rằng khi tỷ lệ
lympho TCD4 chiếm > 29% thì tơng ứng số
lợng tuyệt đối TCD4 là > 500/mm
3
, còn khi tỷ
lệ TCD4 < 14% thì tơng ứng với số lợng
tuyệt đối TCD4 là < 200/mm

3
.

25
TCNCYH 21 (1) - 2003
Tế bào TCD4 có chức năng là T hỗ trợ (T
helper), giúp điều hoà quá trình miễn dịch
thông qua việc bài tiết ra các cytokines (IL-2,
IL-4, IL5, IL-6, ) để kích thích các tế bào
lympho B tạo ra các kháng thể. Theo phân loại
của CDC (Hoa Kỳ-1993), nếu một bệnh nhân
có lợng TCD4 < 200 tế bào/mm3 hoặc tỷ lệ
phần trăm TCD4 < 14% thì vẫn coi nh đã
chuyển sang giai đoạn AIDS cho dù có xác
định đợc tình trạng bệnh lý AIDS hay không
[3, 4]. Do vậy, theo nh kết quả nghiên cứu, có
21,6% bệnh nhân nhiễm HIV sống ở cộng
đồng đã chuyển sang giai đoạn AIDS, đây là
con số tơng đối cao cần phải theo dõi sát để
phát hiện các biều hiện nhiễm trùng cơ hội
cũng nh cần phải cho bệnh nhân dùng các
thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
2.3. Sự thay đổi số lợng tế bào TCD8 và
tỷ lệ phần trăm TCD8:
Số lợng tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm tế bào
TCD8 ở nhóm bệnh nhân đều tăng cao hơn
nhóm chứng (p <0.001).
Tế bào TCD8 (Tsuppressor) có chức năng
gây độc tế bào, chịu trách nhiệm ly giải các các
tế bào có kháng nguyên lạ trên bề mặt của

chúng, đặc biệt các kháng nguyên là vi rút. ở
bệnh nhân nhiễm HIV, giai đoạn đầu khi đáp
ứng miễn dịch còn tơng đối tốt, số lợng tế
bào TCD8 tăng lên để đảm nhiệm chức năng
gây độc và ức chế virút. Đến giai đoạn sau khi
tình trạng miễn dịch đã suy giảm nhiều thì cả
số lợng TCD4 và TCD8 đều giảm.
2.4. Sự thay đổi tỷ lệ TCD4/TCD8:
Tỷ lệ TCD4/TCD8 nhóm bệnh nhân thấp
hơn nhóm chứng (1.12 0.31) (p <0.001). Tỷ
lệ này chứng tỏ trong giai đoạn đầu của nhiễm
HIV, khi mà số lợng TCD4 bắt đầu giảm thì
số lợng TCD8 bắt đầu tăng.
Mối liên quan giữa tỷ lệ TCD4 và nhiễm
trùng cơ hội: (Bảng 6)
Có 19 bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội
(chiếm 7.8%), trong đó lao gặp nhiều nhất 10
bệnh nhân (chiếm 57.9% tổng số nhiễm trùng
cơ hội), tiếp đến là Zona gặp 3 trờng hợp
(chiếm 15.8%), hội chứng suy kiệt có 2 bệnh
nhân (chiếm 10.5%). Có 1 bệnh nhân vừa bị lao
vừa bị Zona (chiếm 5,3%).
Nhiễm lao gặp trong tất cả các giai đoạn của
tiến trình nhiễm HIV từ khi TCD4 còn trên 500
tế bào/mm
3
đến khi TCD4 < 50 tế bào/mm3.
Nhiễm lao gặp ở nhiều cơ quan, có thể bị
nhiễm từ một cơ quan đơn độc đến nhiều cơ
quan cùng một lúc. Do vậy, phải thờng xuyên

kiểm tra X-quang phổi ở những bệnh nhân
nhiễm HIV để phát hiện và điều trị kịp thời
bệnh lao.
Khi ở giai đoạn TCD4 < 200 tế bào/mm
3
thì
tỉ lệ nhiễm trùng cơ hội tăng hẳn lên 78,9%,
trong khi ở giai đoạn TCD4 500 tế bào/mm
3

và giai đoạn 200 tế bào/mm
3
TCD4 < 500 tế
bào/mm
3
tỷ lệ này tơng ứng là 5.3% và
15.8%.
V. Kết luận
Qua khảo sát 245 trờng hợp nhiễm
HIV/AIDS ngời lớn hiện đang sống tại cộng
đồng của 6 quận huyện Hà Nội chúng tôi rút ra
các kết luận sau:
1. Tuổi và giới:
Nhiễm HIV xảy ra ở chủ yếu ở tuổi trởng
thành từ 16 - 50 tuổi, tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi từ
21 - 30, chiếm 65.3%.
Bệnh nhân hầu hết là nam giới, chiếm
90.6%.
2. Sự thay đổi số lợng tế bào miễn dịch:
Số lợng tế bào lympho giảm.

Số lợng và tỷ lệ phần trăm TCD4 giảm.
Tỷ lệ bệnh nhân có số lợng TCD4 <
200/mm3 chiếm 21.6%.
Số lợng và tỷ lệ phần trăm TCD8 tăng.
Tỷ lệ TCD4/TCD8 giảm.
3. Mối liên quan giữa số lợng TCD4 và
nhiễm trùng cơ hội:
- Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội
7.8%

26
TCNCYH 21 (1) - 2003
- Lao gặp nhiều nhất 57.9%, tiếp đến là
Zona 15.8%, hội chứng suy kiệt 10.5%.
Tài liệu tham khảo
1- Phan Thị Thu Anh, Trần Thị Chính
(1995), Những biến đổi miễn dịch ở cơ thể
nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và các phơng
pháp phát hiện. Nhiễm HIV/AIDS: y học cơ sở,
lâm sàng và phòng chống. Nhà xuất bản Y học.
37 - 53.
2- Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà, Nguyễn
Đức Hiền (1997), Hớng dẫn điều trị
HIV/AIDS. Xuất bản lần thứ năm. Hà Nội. Tài
liệu dịch từ cuốn guide to HIV/AIDS therapy.
Jay P.Sanford, M D, Merle A.Sande, M D,
David N. Gilbert, M D. 5th ed. USA.1997. 7 -
16, 19 - 25.
3- Bartlett J.G: (2000-2001), Medical Care
of patients with HIV infection - The Johns

Hopkins Hospital Guide - Ninth edition.
4- Cohen P.T, Sande M.A, Volberding P
(1999), Infections associated with HIV
desease. The AIDS knowledge base. Second
edition. USA, 16 - 6.61.
5- Fauci H A.S, Lane C. (1994), Human
immuno defyciency virus (HIV) disease: AIDS
and related disorders. Harrisons principles of
internal medicine. USA. 1566-1617.
6- Gable C.B et al (1996), Costs of
HIV+/AIDS at TCD4+ count disease stages
based on treatment protocols. XI international
Conference on AIDS/Vancouver/96.
7- Wood J. et al (1993) Clinical flow
cytometry instrumentation - Clinical flow
cytometry. USA. 71-92.
Abstract
survey of cellular immune status among HIV Infected
people living in community in Hanoi
Through Aug. 2001 to Apr. 2002, a cross-sectional survey of 245 HIV infected cases living in
community in all 12 districs of Hanoi, by method of flow cytometry by FACS-CALIBUR machine
to count TCD4 and TCD8 lymphocytes. Comparing to control group of 23 HIV negative healthy
people, the results showed that:
The age ranged from 16-50 years old, mostly from 21 - 30 (65.3%). Most of cases were male
(90.6%).
The number of lymphocytes in HIV infected group was lower than that of control group.
The number of TCD4 and its percentage in HIV infected group was significantly lower than that
of control group (p<0.001).
The percentage of cases with TCD4 cell under 200/mm3 was 21.6%.
The number of TCD8 and its percentage in HIV infected group were significantly higher than

that of control group (p<0.001).
The rate of TCD4/TCD8 in HIV infected group was significantly lower than that of control
group (p<0.001).
- The percentage of cases who have oppotunistic infections was 7.8%, mostly was tuberculosis
(57.9%), and then Zona (15.8%), wasting syndrome (10.5%).

27

×