Phòng chống nguy cơ
loãng xương ở người cao
tuổi
Bệnh loãng xương và các biến chứng là một gánh nặng
đối với người bệnh và cộng đồng vì chi phí điều trị rất
lớn, vượt quá khả năng của bệnh nhân.
Loãng xương là bệnh lý của toàn hệ thống xương làm suy
yếu sức mạnh của toàn khung xương, ảnh hưởng lớn tới chất
lượng cuộc sống của số đông người có tuổi, đặc biệt là phụ
nữ. Ước tính khoảng 20% phụ nữ, 3% nam giới 50 - 70 tuổi
và 59% phụ nữ, 20% nam giới trên 70 tuổi bị loãng xương.
Bệnh gặp nhiều ở người dân châu Á do khẩu phần ăn hàng
ngày còn rất thiếu canxi và việc điều trị tích cực bệnh này
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là
lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng
xương. Người bệnh thấy đau mỏi mơ hồ ở cột sống, dọc các
xương dài như xương cẳng chân, đau mỏi cơ bắp, hay bị
chuột rút (vọp bẻ) các cơ
Đau cột sống, lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu,
khi thay đổi tư thế; đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở;
gù lưng, giảm chiều cao. Nếu không được điều trị kịp thời,
bệnh có thể gây biến chứng đau kéo dài do chèn ép thần kinh;
gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực ; gãy xương cổ tay,
gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi; giảm khả năng vận động,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh,
trong đó gãy cổ xương đùi là nghiêm trọng hơn cả, thường
gặp ở những người cao tuổi, sức khỏe kém.
Gãy cổ xương đùi là biến chứng nghiêm trọng của loãng
xương
Điều trị loãng xương như thế nào?
Với những phụ nữ mật độ xương thấp, lại có rối loạn của thời
kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể chỉ định dùng nội tiết hỗ trợ từng
thời kỳ để bảo vệ hệ xương, nhưng chống chỉ định đối với
những người đã, đang điều trị ung thư vú.
Việc điều trị thường kết hợp các thuốc chống hủy xương và
các thuốc tăng tạo xương như calcitonin + hormon thay thế +
canxi & vitamin D. Tùy thuộc vào mức độ loãng xương, tình
trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt và khả năng kinh tế của
từng bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho các chỉ định phù
hợp.
Cần làm gì để phát hiện và phòng ngừa loãng xương?
Bệnh loãng xương và các biến chứng nặng như gãy cổ xương
đùi, gãy xương cổ tay, gãy xẹp đốt sống là một gánh nặng
đối với người bệnh và cộng đồng vì chi phí điều trị rất lớn,
vượt quá khả năng của phần lớn bệnh nhân.
Vì vậy, phòng bệnh là giải pháp tốt nhất cho mọi quốc gia,
đặc biệt là những nước nghèo như nước ta. Kiểm soát tốt các
bệnh lý ảnh hưởng và các yếu tố nguy cơ gây bệnh như còi
xương, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mạn tính ở dạ dày,
ruột; uống nhiều bia rượu, thuốc lá; thiểu năng tuyến sinh
dục; mắc các bệnh nội tiết như cường giáp, đái tháo đường;
suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo; mắc bệnh xương
khớp mạn tính
Đi khám bệnh sớm, ngay khi có các dấu hiệu đau mỏi mơ hồ
ở cột sống, ở hệ thống xương khớp, dọc các xương dài (đặc
biệt xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, chuột rút Phụ nữ
tuổi trung niên nên định kỳ đi đo mật độ xương ở các cơ sở y
tế có chuyên khoa xương.
Tăng cường tập thể dục và vận động ngoài trời phù hợp với
sức khỏe; tránh thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, cà
phê, thuốc lá; luôn luôn bảo đảm một chế độ ăn uống đầy đủ
protein và khoáng chất, đặc biệt là canxi (sữa và các chế
phẩm từ sữa như bơ, pho-mát, sữa chua ) là thức ăn lý tưởng
cho một khung xương khỏe mạnh.