Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ôn đọc hiểu ngữ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.72 KB, 4 trang )

ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Giá trị bản thân khi biết cách cho đi
Ngôi sao Hồng Kơng Lí Liên Kiệt, trong một lần trả lời phỏng vấn, đã kể câu
chuyện của bản thân anh ấy.
Người dẫn chương trình hỏi: “Anh đóng phim, vừa có tiền bạc, lại có danh
tiếng, đã quá bận rộn mà sao vẫn không ngừng vất vả bỏ công sức, tiền bạc làm từ
thiện? Qua những việc ấy, anh có được niềm vui như thế nào?”
Lí Liên Kiệt nói: “Thứ cho đi mới là của bạn!”
Người dẫn chương trình nghi ngờ hỏi: “Chẳng phải thông thường chúng ta
cho rằng, thứ mang về mới là của mình sao?”
Lí Liên Kiệt nói: “Có một câu chuyện như thế này. Tơi có một chiếc đồng hồ,
là bạn tôi tặng sinh nhật, vô cùng quý giá. Thường thì những món q chúng ta đã
tặng đi rồi sẽ khơng cịn nhớ tới nữa. Chiếc đồng hồ này tôi đã đeo mười năm rồi,
mồi lần đeo chiếc đồng hồ này tôi lại nhớ đến người bạn ấy. Đồng hồ đeo trên
người tôi, nhưng kết quả vẫn là của anh ấy”.
Lí Liên Kiệt nói tiếp: “Cho đi mới là của bạn! Thứ giữ trên người bạn, chỉ là
tạm thời bảo quản, cuối cùng khi bạn nằm xuống, cho dù bạn có muốn hay khơng
thì đều phải bỏ lại chúng.”
Đúng như Lí Liên Kiệt đã nói, [...] nếu khơng biết tài sản kiếm được là để có
thể cho đi nhiều hơn, thì cho dù chúng ta đeo vàng đầy người thì cũng như khơng
có gì. Bởi vì, chúng ta khơng làm chính mình, chỉ là đang làm nơ lệ cho cơng thức
gen. Cái tơi thật sự là cái tơi có thể cho đi. Cho dù thứ cho người khác là tiền bạc,
hay nụ cười và sự quan tâm, cho dù chúng ta cho đi bao nhiêu, chỉ cần chúng ta có
thể cho đi, đó chính là đang làm cái tơi thật sự.
Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta, niềm vui của chúng ta cũng
vậy. Bản thân bạn chính là bạn lúc này, hãy thử nghĩ xem hiện tại, có thể đem cho
người khác điều gì, bạn sẽ hiểu mình đang làm cái tơi thật sự hay là nơ lệ của gen.
Tìm lại cái tơi đã mất, cịn phải phát hiện: Cái tơi có nghĩa là có thể cho đi.”
(Tìm lại cái tơi đã mất - Trình Chí Lương, dẫn theo
)


Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Nghị luận
Câu 2. “Nơ lệ của cơng thức gen ” có thể hiểu như thế nào? Theo tác giả, khi nào
ta là “nô lệ cho công thức gen ”?
Nô lệ của công nghệ gen được hiểu là sự lặp lại của bộ gen trong cơ thể, sống
không khác biệt, sống một đời sống vô nghĩa, lặp đi lặp lại.
Theo tác giả, ta là “nô lệ cho cơng thức gen” khi ta khơng làm chính mình,
khơng cho người khác điều gì.
Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “thứ cho đi mới là của bạn ”?
Đồng tình. Vì cho đi sẽ đem giá trị nhân rộng, trao truyền tới với tất cả
mọi người. Như vậy thứ cho đi của ta mới có giá trị thật sự và ta cũng sẽ cho
mình niềm vui, hạnh phúc. Cịn nếu chỉ giữ cho riêng mình thì mọi thứ chỉ
mang tính cá nhân và khơng lan tỏa tới mọi người xung quanh.
Câu 4. Theo anh/chị, thứ quý giá nhất mà ta có thể cho đi trong cuộc đời này là gì?
Thứ q giá nhất ta có thể cho đi trong cuộc đời này chính là tình u
thương. Vì tình u thương xuất phát từ trái tim, ln chân thành và nồng
ấm. Chỉ có tình u thương mới tạo nên được những điều đẹp đẽ, thiêng liêng
và con người có thể gần nhau hơn. Sự q giá của tình yêu thương làm con
người thêm gần gũi, thêm yêu thương và trân trọng nhau hơn.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)


Bàn luận về ý kiến: “Giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng ta”.
ĐỀ 2
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
[...] Tôi thấy không biết bao nhiêu người trẻ quanh mình chưa nhận thức đúng
tầm quan trọng của sách, cũng như không biết đọc sách thế nào cho đúng cách.
Có hai loại phản ứng tiêu cực tiêu biểu từ người ít đọc khi được khuyên đọc
sách nhiều hơn: “Đọc sách đâu bảo đảm thành công.” - Một câu ngụy biện kinh

điển của những người lười đọc.
“Sách chỉ khiến người ta mơ mộng hão huyền phi thực tế.” - Phát biểu từ một
người thiếu hiếu biết về sách. Đối với họ chắc sách chỉ có mỗi thể loại tiểu thuyết
diễm tình huyễn hoặc. Tơi khơng biết lần cuối cùng họ cầm một quyển sách tử tế
trong tay là khi nào.
Rõ ràng là không phải ai đọc sách cũng thành cơng. Nhưng lại có một sự thực
rõ ràng khác là những người thành công đọc rất nhiều sách. Một nghiên cứu được
tiến hành trên 1.200 người giàu có nhất thế giới cho thấy: Điểm chung giữa những
người này là họ tự giáo dục bản thân thông qua việc đọc sách. Bill Gates, Steve
Jobs, Warren Buffet đều là những người đọc sách rất chuyên cần. Đọc sách không
chắc sẽ giúp ta thành đạt trên đường đời, nhưng khơng có nó hầu như ta khơng thể
thành người.
Warren Buffet từng trả lời trong một bài phỏng vấn rằng ông dành 80% thời
gian trong ngày để đọc sách và tiếp thu kiến thức mới. Không chỉ riêng ông,
nghiên cứu tiểu sử của những con người xuất chúng khác, ta sẽ thấy điểm chung là
họ vui vẻ và say mê đọc sách, ngay cả sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì đối
với họ, đọc sách là một cách tự học. Và sự học là sự nghiệp cả đời.”
(Trích “Tơi đã học như thế nào”, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,
dẫn theo sachvui.com)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào?
Bác bỏ
Câu 2. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào để bàn về quan điểm: “Đọc sách đâu bảo
đảm thành công”?
Người thành cơng thường là những người có thói quen đọc sách
Đọc sách như 1 cách tự học, tự giáo dục cả đời
Câu 3. Anh/Chị có đồng ý rằng: “Đọc sách là một cách tự học ”?
Vì chúng at đọc sách 1 cách tự giác, có thể chủ động tiến trình, thời gian, nội
dung, cách thức, ta trau dồi tri thức, bồi đắp tâm hồn như 1 quá trình học tập
Câu 4. Theo anh/chị, đọc sách khi đang tìm kiếm thành cơng và đọc sách khi đã
thành cơng khác nhau khơng? Vì sao?

Giống nhau:dù là chưa tìm thấy sự thành cơng hay đã đạt được sự thành
cơng thì suy cho cùng đọc sách vẫn là để mở mang kiến thức, khám phá nhân
loại, nâng tầm tri thức
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
“Tôi luôn mường tượng rằng Thiên đường cũng từa tựa như một thư viện vậy.”
(Jorge Luis Borges). Bạn có nghĩ thế khơng? Hãy trình bày trong đoạn văn 200
chữ.
ĐỀ 3
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Thân ái gửi các cháu thanh niên!
Từ ngày kháng chiến, thanh niên ta tiến bộ khá nhất trong thời kỳ gần đây.
- Trong quân đội nhiều thanh niên đã lập công vẻ vang.
- Thanh niên công nhân đã nhiều cháu làm gương mẫu trong phong trào thi đua
tăng năng suất (dịp Tết vừa rồi Bác đã khen ngợi).
- Thanh niên nông dân chưa thấy ai nổi tiếng trong phong trào tăng gia sản xuất.
Có lẽ đó là vì các đồn thể thiếu sự điều tra và báo cáo. Song những đội thanh niên


xung phong giúp việc các chiến dịch và hiện đang giúp việc khác, thì rất khá. Mà
trong những đồn ấy, thì số nhiều đội viên là thanh niên nơng dân.
- Thanh niên học sinh hoạt động cũng khá. Thí dụ: học sinh (và thầy giáo) xung
phong sửa đường. Học sinh nhịn ăn, hái củi, quét chợ, bán bánh để lấy tiền mua
cơng trái.
Nói tóm lại:
Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong.
Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh
hùng”.
Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch
những khuyết điểm ấy.

Huy hiệu của thanh niên ta là “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.
Ý nghĩa của nó là: Thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác,
trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một
lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng
thời phải vui vẻ và hoạt bát.
Bác mong rằng mỗi một cháu và toàn thể các cháu nam nữ thanh niên cố gắng
làm tròn nhiệm vụ, để cho xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy.
Hôn các cháu!
Tháng 4 năm 1951
HỒ CHÍ MINH
(Thư gửi thanh niên - Hồ Chí Minh)
Câu 1: Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những việc mà thanh niên đã làm được là gì?
Câu 2: Việc tách các câu văn thành các đoạn văn ngắn có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Trong các khuyết điểm của thanh niên mà Bác nêu ra, theo anh/chị hiện
nay vẫn còn đang tồn tại những khuyết điểm nào? Đề xuất ít nhất hai giải pháp để
khắc phục
Câu 4: Với tư cách là một thanh niên, giá trị lớn lao nhất mà anh/chị rút ra cho
bản thân từ lá thư của Bác là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo anh/chị, vì sao yêu cầu “Thanh niên phải xung
phong...trong học hỏi” đang được đặt ra một cách bức thiết trong thời đại Cách
mạng công nghệ 4.0 hiện nay?
ĐỀ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng
Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi

Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng
Phan Đình Giót như một hòn núi lớn
Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xơng tới
Lí Tự Trọng đầu khơng hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du
Chị Sáu ơi! Bơng hoa chị cài đầu
Cịn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo
(Theo Vương Trùng Dương />Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Biểu cảm


Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó.
- Liệt kê ( tên các anh hùng )
- Tác dụng:
+ Diễn tả cụ thể toàn diện vẻ đẹp kiên cường bất khuất của những anh
hùng
+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ hào hùng cho đoạn thơ
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của hai câu thơ:
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay
Đã chặt đứt cánh tay mình xơng tới.
Cả hai câu thơ đề cập đến hình ảnh người anh hùng La Văn Cầu đã
dũng cảm hi sinh cánh tay của mình để tiếp tục chiến đấu mở đường tiến cho
bộ đội cơng đồn. Qua đó thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu ngoan
cường. Hình ảnh “chặt đứt cánh tay mình” vì rất “quý những bàn tay” của
bao đồng đội, đồng chí và nhân dân mãi mãi là biểu tượng bất tử cho tinh
thần Việt Nam.
Câu 4: Từ những tấm gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Lí Tự Trọng, Võ

Thị Sáu... Anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 dịng) nói lên lịng biết
ơn của mình với các thế hệ cha anh.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý
kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Lòng yêu nước”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×