Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.88 KB, 18 trang )

Lời nói đầu
Công tác giải quyết khiếu nại hành chính luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm vì nó vừa phản ánh tính chất dân chủ của Nhà nước ta vừa góp phần
trực tiếp vào việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Khiếu nại, tố cáo vừa là vấn đề chính trị, vừa là vấn đề pháp lý. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức không chỉ liên quan đến các quyền,
tự do, lợi ích của công dân, mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đến
ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa đó, từ khi lãnh đạo nhân dân xây dựng chính
quyền cách mạng, Đảng ta, mà đi đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng
đến vấn đề khiếu nại, tố cáo của nhân dân. 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã
lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với những định hướng cụ
thể phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn phát
triển của đất nước.
Trong những năm đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng hội
nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan
trọng: kinh tế, xã hội phát triển; an ninh, quốc phòng được bảo đảm; đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Tuy nhiên, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng làm nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp. Tệ nạn tham nhũng, quan
liêu, tiêu cực ngày càng nghiêm trọng là một nguyên nhân dẫn đến nhiều tố cáo
của cán bộ, đảng viên. Gần 20 năm qua, dân chủ được mở rộng và ngày càng thể
hiện sâu sắc trong đời sống xã hội là một thành quả to lớn của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta. Không chỉ ý thức cao về dân chủ, về trách nhiệm công dân, mà
còn nhiều cơ chế pháp lý tương đối thuận lợi đã giúp cho nhân dân chủ động bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần xây dựng đảng, chính quyền
trong sạch, vững mạnh.
Trong thời gian tới, khi Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN thì sẽ nảy sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là những khiếu


nại liên quan đến đất đai, nhà ở; những tố cáo cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham
nhũng...
Các khiếu nại, tố cáo này nếu không được giải quyết đúng đắn, kịp thời,
sẽ ảnh hưởng đến xây dựng các khu công nghiệp, mở rộng đô thị, thu hút các dự
án đầu tư nước ngoài, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến lòng tin
của nhân dân đối với chế độ ta.
Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài về “ Một số biện pháp nhằm tăng
cường công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong tình hình hiện nay” để làm tiểu
luận.
Nội dung tiểu lụân được chia làm các phần như sau:
Lời nói đầu
Phần I : Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong những năm
gần đây.
Phần II : Một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Phần III: Kiến nghị
Kết luận
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường cán bộ Thanh tra, các
đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Hà nội 10-2006
Tác giả
2
Phần I : Thực trạng khiếu nại và một số hạn chế
trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1- Tình hình khiếu nại, tố cáo trong những năm gần đây:
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị
quyết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó Nghị quyết Trung ương
3 khoá IX nhấn mạnh: “ xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà
nước trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân; xử lý nghiêm minh các hành
vi trì hoãn, làm chậm trễ, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh
trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo”.

Điều 74 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi
nhận: “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.Việc
khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời
hạn pháp luật qui định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi
dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Mọi hành
vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và
công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”.
Để cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo được qui định tại Hiến pháp, tháng
12 năm 1998, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật khiếu nại, tố
cáo. Tiếp theo đó, ngày 07/8/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
67/1999/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.
Ngày 14/6/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2002/NĐ-CP sửa đổi, bổ
xung một số điều của Nghị định 67/1999/NĐ-CP.
Luật khiếu nại, tố cáo ra đời tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức và cá nhân. Các cấp các ngành nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của
mình trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình thực hiện Luật khiếu
nại, tố cáo cho thấy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển
3
biến tích cực ở các cấp, các ngành, góp phần ổn định tình hình xã hội. Đảng và
Nhà nước thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và
Chính phủ thường xuyên tập trung lãnh đạo công tác này.
Sau khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TW về một số
vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kế
hoạch số 01,02/KH-TW về kiểm tra sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/CT-TTg chỉ đạo tập trung xử lý
dứt điểm khiếu kiện của công dân trước, trong và sau Đại hội IX của Đảng; Chỉ
thị số 26/ 2001/CT-TTg về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải
quyết khiếu kiện của công dân là nông dân. Tiếp theo đó, năm 2003, Thủ tướng
Chính phủ đã có Chỉ thị về tổng kết công tác tiếp dân trong các cơ quan hành
chính Nhà nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổng
kết, đánh giá kết quả rút ra những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân trong
phạm vi địa phương mình.
Với sự tập trung chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự kiểm tra
giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, với sự cố gắng của các cấp,
các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các
thành viên của Mặt trận, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có
chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã tập trung sức lãnh đạo, chỉ đạo việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều nơi coi nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị mình. Do được
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc khiếu kiện
đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Nhiều vụ
việc khiếu nại liên quan đến nhiều địa phương, nhiều ngành lĩnh vực quản lý nhà
nước được xem xét, xác minh, kết luận rõ đúng sai, giải quyết kịp thời; khôi
4
phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, các hành vi vi
phạm pháp luật được xử lý nghiêm minh, qua đó góp phần ổn định tình hình tại
địa phương, cơ sở.
Để đạt được kết quả trên trước hết là có sự quan tâm chỉ đạo tập trung, cụ
thể và đúng hướng của Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ nực cố gắng của các cấp Uỷ, chính
quyền các địa phương và Bộ, ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
thanh tra nhà nươc, kiểm tra của Đảng và thanh tra nhân dân, trong đó các cơ
quan thanh tra nhà nước đóng vai trò tích cực và có hiệu quả thông qua việc xác

minh, kết luận, kiến nghị thủ trưởng cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố
cáo ở các cấp, các ngành; tham gia chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện
phức tạp, bức xúc, có nguy cơ trở thành điểm nóng ở các địa phương.
Từ khi Luật khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, các cơ quan nhà nước đã tiếp
nhận 878.053 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Các cơ quan hành chính nhà
nước đã tiếp nhận xử lý 765.073 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết. Đến hết
năm 2005 đã giải quyết được hơn 639.432 vụ việc (đạt tỷ lệ hơn 83%), trong đó
có 553.245 vụ việc khiếu nại và 55.307 vụ việc tố cáo. Qua công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo đã khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức
và công dân với số tiền hơn 108 tỷ 265 triệu đồng, 4.121 ha đất, 32.063 tấn
lương thực; thu hồi cho nhà nước 123tỷ 365 triệu đồng, 6.235 ha đất, 5.235 tấn
lương thực; kỷ luật hành chính 6.279 người, chuyển cơ quan điều tra 91 vụ với
171 người.
2- Những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo:
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, với sự cố gắng, nỗ
lực của các cơ quan nhà nước và các cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo, tình hình khiếu nại, tố cáo đến nay đã có chiều hướng giảm,
song chưa vững chắc. Không ít vụ việc khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một số
5
vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài đã qua nhiều cấp, nhiều ngành nhưng người dân vẫn
không đồng ý với quyết định giải quyết, tiếp tục khiếu kiện vượt cấp lên Thủ
tướng Chính phủ, Quốc hội và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện cũng như việc tồn tại các hạn chế vướng
mắc này là do:
- Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề thuộc
về lịch sử để lại, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai, nhà cửa v.v….qua
các thời kỳ cải tạo trước đây. Nhiều vụ việc đến nay vẫn chưa có chủ trương,
chính sách cụ thể làm căn cứ giải quyết. Một số sự việc liên quan đến các thời

kỳ lịch sử trước đây Quốc hội đã có Nghị quyết không xem xét lại, nhưng người
khiếu nại vẫn “đeo đẳng” đề nghị được giải quyết, làm cho vụ việc dây dưa kéo
dài. Mặt khác, trong quá trình đô thị hoá do nhu cầu phát triển kinh tế, việc giải
phóng mặt bằng thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội diễn ra ở
khắp nơi, cả thành thị và nông thôn ảnh hưởng không ít đến đời sống việc làm
của người dân. Ở một số nơi do bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằng xây dựng
công trình giao thông, khu công nghiệp và chỉnh trang đô thị làm cho quĩ đất
canh tác bị thu hẹp ảnh hưởng đến công ăn việc làm của một bộ phận người dân
vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Nhiều nơi, trong quá trình triển
khai công tác giải phóng mặt bằng đã phát sinh khiếu kiện do việc đền bù không
đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu công khai dân chủ; giá đền bù
thấp, không nhất quán, không công bằng, thậm chí có trường hợp còn bớt xén
tiền, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân.
Điều đáng chú ý là khi nhận được khiếu nại của công dân có không ít cán
bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng trình tự,
thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo; nể nang hoặc cố tình bao che cho cấp
dưới; không ra quyết định giải quyết đúng qui định pháp luật; chưa quan tâm
đầy đủ đến việc tiếp dân, gặp gỡ đối thoại và lắng nghe ý kiến của nhân dân,
nhất là những người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu không xem xét
lại một cách nghiêm túc đối với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
của mình bị khiếu nại; còn tình trạng né tránh đùn đẩy trách nhiệm trong việc
6
tiếp công dân cũng như giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những tồn tại, yếu kém đó
làm cho tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục diễn biến phức tạp; chất lượng, hiệu
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao, lòng tin của nhân dân đối với một số
cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bị giảm sút.
- Một số nơi tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể ở cơ sở yếu kém, nội bộ
chưa đoàn kết, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, quan liêu,
mất dân chủ, làm sai chính sách pháp luật, biết sai phạm nhưng không xem xét,
kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh; một số cán bộ có biểu hiện lợi dụng việc

khiếu nại, tố cáo phục vụ mục đích cá nhân, bôi nhọ cán bộ, gây mâu thuẫn nội
bộ, làm phát sinh khiếu kiện bức xúc.
- Một số người khiếu kiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
nguyên nhân là không hiểu chính sách, pháp luật nên khiếu nại thiếu căn cứ,
vượt ra ngoài qui định của pháp luật hoặc cố tình đeo bám dai dẳng, cố chấp
được thua, không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố
cáo có lý có tình. Một số trường hợp có hành vi quá khích, gây rối, kích động,
lôi kéo người khác khiếu kiện, đây cũng là nguyên nhân làm phức tạp thêm tình
hình khiếu nại, tố cáo.
- Hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là các qui định pháp luật về khiếu
nại, tố cáo chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều qui định không còn
phù hợp với thực tế cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu
nại, tố cáo chưa được thực hiện thường xuyên cho nên người dân không nắm
được các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình khiếu nại, tố cáo dẫn đến
nhiều vụ việc mặc dù đơn giản nhưng người dân khiếu nại đến quá nhiều cơ
quan, tổ chức, làm mất nhiều thời gian trong quá trình xem xét, giải quyết.
Qua hơn 5 năm thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo cho thấy có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đạt hiệu quả. Một trong
những nguyên nhân cơ bản là do một số qui định của Luật khiếu nại , tố cáo đã
bộc lộ những điểm bất cập, không phù hợp với yêu cầu thực tế công tác giải
7

×