Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

"Năng lực cốt lõi" nghĩa là gì? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.51 KB, 6 trang )

"Năng lực cốt lõi" nghĩa là gì?
Thuật ngữ “năng lực cốt lõi” là một trong số những thuật ngữ phổ biến trong
kinh doanh hiện nay trên toàn thế giới. Vậy nó là cái gì?

Thuật ngữ “năng lực cốt lõi” là một trong số những thuật ngữ phổ biến trong
kinh doanh hiện nay trên toàn thế giới. Đây là một thuật ngữ chủ yếu dùng
khi những nhà kinh doanh tập trung toàn bộ năng lực của mình vào những
việc họ đã làm tốt, và lấn sân sang những nơi khác họ có thể phát triển được.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải nghĩa thuật ngữ này và chỉ dẫn cách áp
dụng chúng trong kinh doanh và cuộc sống cá nhân. Bằng cách đó, chúng tôi
sẽ hướng dẫn cách bạn có thể chiến thắng tất cả các đối thủ cạnh tranh và giữ
vững vị trí tiên phong của mình.
Với việc áp dụng thuật ngữ này, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra cho bạn:

 Bạn sẽ tập trung toàn bộ năng lực để phát triển thế mạnh độc tôn của
mình trong ngành có ảnh hưởng quan trọng tới khách hàng. Làm như
vậy, bạn sẽ tính toán chính xác được lợi nhuận từ chuyên ngành chính
của mình.
 Bạn sẽ học cách phát triển các kỹ năng chính của mình theo hướng hỗ
trợ cho năng lực cốt lõi của Công ty. Bằng cách xây dựng những kỹ
năng và khả năng cần cho công việc, bạn sẽ được thừa nhận và chiếm
được lợi thế trong công việc như bạn mong muốn.

Giải thích “năng lực cốt lõi”: Giá trị của sự riêng biệt độc nhất
Việc đầu tiên cần tìm hiểu về năng lực cốt lõi là phải hiểu rõ việc kinh doanh
cần mang lại giá trị lớn nhất cho khách hàng khi họ mong đợi lợi nhuận từ
kinh doanh.
Trong kinh doanh, khi dùng câu “chúng tôi cũng vậy”, đồng nghĩa với việc
giảm sức cạnh tranh về giá: Việc duy nhất họ có thể làm để trở thành sự chọn
lựa đầu tiên của khách hàng là giảm giá hàng. Và kéo theo đó, lợi nhuận cận
biên mang lại sẽ ngày càng ít hơn.


Đây cũng là lý do giải thích cho tầm quan trọng của việc xây dựng và áp
dụng USPs (Tạo nên những điểm đặc biệt riêng của bạn khác với các đối thủ
cạnh tranh) trong việc kinh doanh.
Nếu bạn chào hàng với những sản phẩm độc nhất và tốt nhất, khách hàng sẽ
lựa chọn sản phầm của bản và sẵn lòng trả mức giá cao cho những sản phẩm
đó.
Câu hỏi đặt ra ở đây là lợi thế độc nhất đó đến từ đâu và làm cách nào để duy
trì lợi điểm đó?
Trong bài viết “ Năng lực cốt lõi của các tổ chức”, C.K.Prahalad và Gary
Hamel đã đưa ra thảo luận vấn đề “năng lực cốt lõi” là một trong những ngọn
nguồn quan trọng của sự độc nhất. Đó là những điểm đặc biệt giúp công ty
kinh doanh tốt nhất mà không một công ty nào dễ dàng “trộm” một cách
nhanh chóng để cạnh tranh lại với các đối thủ của mình.
Prahalad và Hamel cũng đưa ra những ví dụ từ sự phát triển chậm và đã bị
lãng quên của một số tập đoàn lớn, những tập đoàn đã từng thất bại trong việc
nhận biết và tư bản hóa những lợi thế của họ. Họ so sánh những tập đoàn này
với những tập đoàn lớn của những năm 1980 như NEC, Canon và Honda,
những tập đoàn đã chứng minh được lợi thế rõ ràng của mình và dựa vào đó
phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng.
Khi các công ty tập trung vào năng lực cốt lõi của mình, từ đó không ngừng
tạo lập, củng cố và làm gia tăng những lợi điểm này, lợi thế của sản phẩm mà
họ cung cấp cũng tăng hơn so với các đối thủ cạnh tranh, và khách hàng luôn
sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm đó. Do đó khi họ chuyển hướng
sang những khu vực không chuyên của mình, duy trì hướng chú trọng vào
những điểm mạnh vốn có, sản phẩm của họ sẽ ngày càng được ưa chuộng
trên thị trường.
Giờ đây, bạn có thể tìm ra rất nhiều kết luận thú vị từ lý thuyết “năng lực cốt
lõi” này đối với một công ty. Tuy nhiên, Hamel và Prahalad đưa ra 3 điểm
chính để nhận biết năng lực cốt lõi thực sự như sau:
Sự thích hợp: Trước tiên, bạn phải chỉ ra cho khách hàng của mình cái gì sẽ

ảnh hưởng tới họ khi họ lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nếu nó
không chỉ ra được sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh của bạn, đó không
được coi là năng lực cốt lõi.
Khó bắt chước: Thứ hai, năng lực cốt lõi phải là những điểm rất khó bắt
chước. Nó cho phép bạn tạo ra những sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ
cạnh tranh, và vì bạn không ngừng phát triển những kỹ năng đó, bạn sẽ giữ
vững được vị thế cạnh tranh của mình.
Tính ứng dụng rộng rãi: Thứ ba, nó phải là những lợi thế có thể giúp bạn
mở rộng thị trường tiềm năng của mình. Nếu bạn chỉ có thể phát triển ra một
vài thị trường nhỏ và vừa từ lợi thế đó, sự thành công của bạn trên những thị
trường này sẽ không đủ để duy trì sự phát triển được đánh giá là đáng để ghi
nhận.
Ví dụ như: Bạn có thể so sánh những kiến thức và kinh nghiệm đáng quý
trong ngành của mình như những năng lực cốt lõi. Tuy nhiên, nếu những đối
thủ khác cũng có kinh nghiệm tương đương, đó sẽ không được coi như năng
lực cốt lõi nữa. Tất cả những gì nó có thể giúp bạn là tạo nhiều khó khăn hơn
cho những đối thủ cạnh tranh mới thâm nhập thị trường. Nhưng nó sẽ không
giúp nhiều cho bạn khi chuyển hướng kinh doanh sang các thị trường mới,
nơi đã có những chuyên gia trong ngành.
Áp dụng lý thuyết trên vào công việc kinh doanh và nghề nghiệp của bạn:
Để chứng thực năng lực cốt lõi của mình, bạn hãy thực hiện theo các bước
sau:
1. Suy nghĩ về những yếu tố quan trọng với khách hàng của mình
Nếu bạn đang thay mặt công ty thực hiện một nhiệm vụ nào đó, hãy chắc
chắn những yếu tố có thể ảnh hướng tới quyết định mua hàng của khách hàng
khi họ đang chọn lựa các sản phẩm và dịch vụ, trong đó có sản phẩm của bạn
(chắc chắn những tính năng của sản phẩm và dịch vụ của bạn không thua
kém, và bạn có tất cả các yếu tố để có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định)
Về cá nhân, hãy suy nghĩ về những yếu tố mọi người có thể đánh giá về bạn:
tổng hợp định kỳ về sự thể hiện của bạn, cân nhắc thăng tiến hay cho một vị

trí mới mà bạn mong muốn.
Sau đó nhấn mạnh và chứng minh năng lực ẩn chứa trong đó. Lấy ví dụ như
đối với một công ty, với khách hàng sử dụng các sản phẩm nhỏ như điện
thoại thì giá trị mà họ chú ý là “sự tích hợp và sự nhỏ gọn” của sản phẩm.
2. Suy nghĩ về năng lực vốn có và những việc bạn có thể làm tốt
3. Trong danh mục năng lực của mình, bạn hãy so chúng vào bài test
trên về Sự thích hợp, khó bắt chước và tính ứng dụng rộng rãi, và đánh
giá xem liệu có bất cứ năng lực nào mà bạn đã liệt kê được coi như năng
lực cốt lõi hay không.
4. Trong những yếu tố quan trọng với khách hàng, hãy kiểm tra lại xem
liệu bạn có thể phát triển chúng thành những năng lực cốt lõi hay không.
5. Kiểm tra lại lần nữa hai danh mục đã được đánh giá lại và hãy nhớ
rằng:

 Nếu bạn tìm được năng lực cốt lõi của mình, chúc mừng bạn, hãy áp
dụng nó trong công việc và luôn chắc chắn rằng bạn sẽ phát huy hơn
nữa năng lực đó của mình.
 Nếu bạn không tìm được năng lực cốt lõi, hãy tập trung vào những
năng lực bạn có thể phát triển và làm việc để tạo dựng lên những năng
lực cốt lõi của mình.
 Nếu bạn không tìm được năng lực cốt lõi và dường như bạn khó có thể
xây dựng được bất cứ lợi điểm nào có giá trị với khách hàng của mình,
thì việc bạn cần làm không gì khác là tạo nên những điểm độc nhất của
mình trên thị trường (dựa trên phân tích USP), hay tìm kiếm một môi
trường mới phù hợp với năng lực của mình.

6. Hãy suy nghĩ về sự phân bổ thời gian của mình và những việc bạn đã
làm cho cả bản thân mình và công ty
Nếu bất cứ việc gì bạn từng làm đều không thể giúp tạo nên năng lực cốt lõi,
hãy tự hỏi bản thân liệu có nên làm gì khác hiệu quả hơn và đỡ tốn thời gian

hơn để có thể tập trung vào năng lực cốt của mình

×