Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.13 KB, 14 trang )


bộ giáo dục v đo tạo bộ ti chính
học viện ti chính


nguyễn vũ việt




Tổ chức kế toán
quản trị doanh thu v kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp vừa v nhỏ


Chuyên ngnh : Kế toán, ti vụ v phân tích hoạt động kinh tế
Mã số : 5.02.11



tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế



h nội - 2007
Công trình đợc hon thnh
tại Học viện Ti chính



Ngời hớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Đình Đỗ


2. PGS.TS Đặng Thái Hùng



Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Đông

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Đình Hựu

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đăng Quang


Luận án đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nh nớc,
họp tại Học viện Ti chính.
Vo hồi 15 giờ 00, ngy 27 tháng 10 năm 2007



Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia
v Th viện Học viện Ti chính




những công trình đã công bố của tác giả
có liên quan đến luận án

1. Nguyễn Vũ Việt (2002), "Sự biểu hiện của kế toán quản trị trong chế
độ kế toán doanh nghiệp", Kế toán, (35) tr. 52-54.
2. Nguyễn Vũ Việt (2003), "Cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa v nhỏ", Kế
toán, (43), tr. 14-15; 34.

3. Nguyễn Vũ Việt (2004), "Kế toán chi phí sản xuất v tính giá thnh
theo công việc", Nghiên cứu ti chính kế toán, 2(7), tr. 34-35.
4. Nguyễn Vũ Việt (2006), "Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hng với
việc tổ chức kế toán doanh thu cho từng phơng thức bán
hng", Nghiên cứu ti chính kế toán, 2(31), tr. 26-28.
5. Nguyễn Vũ Việt (2006), "Kế toán quản trị với hệ thống kiểm soát
quản lý", Nghiên cứu ti chính kế toán, 6(35), tr. 51-52; 56.


!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, nó ra đời
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, kế toán quản trị (KTQT) được
coi là loại kế toán dành riêng cho những người làm công tác quản lý
kinh doanh, phục vụ cho các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh.
KTQT rất phát triển ở các nước có n
ền kinh tế thị trường phát triển,
ở Việt Nam KTQT cũng đã được đề cập trong Luật Kế toán. Đặc biệt,
trong chiến lược phát triển hệ thống kế toán Việt Nam 2000 - 2010 đã
xây dựng cụ thể chương trình phát triển KTQT ở các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự quan tâm đến KTQT ở góc độ vĩ mô mới chỉ là định
hướng chiến lược, các nhà nghiên cứu, các trường đại học chuyên ngành
cũng chưa có s
ự quan tâm nhiều về lý luận và tính ứng dụng của KTQT
đối với các doanh nghiệp. Mặt khác, thực tế tại các doanh nghiệp (DN),
nhất là các DN vừa và nhỏ hiện nay còn rất bỡ ngỡ và chưa thực sự

quan tâm đến KTQT, thậm chí các doanh nghiệp còn chưa nhận thức
được vị trí vai trò, chức năng và cách thức tổ chức KTQT trong DN.
Đề tài "Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
" được chọn nghiên cứu với mong
muốn đóng góp thêm vào tiến trình đổi mới về kế toán ở Việt Nam. Đề tài
nghiên cứu một lĩnh vực không còn mới mẻ, nhưng có giá trị lý luận và
thực tiễn sâu sắc, đó là KTQT trong DN vừa và nhỏ, mà KTQT doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh (KQKD) là trọng tâm.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc tổ chức KTQT doanh
thu, KQKD trong DN nói chung và DN vừ
a và nhỏ nói riêng, nghiên
cứu đề tài này nhằm những mục tiêu cụ thể sau:
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa bản chất, nội
dung và phương pháp của KTQT doanh thu và KQKD trong các DN nói
chung và DN vừa và nhỏ nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Thông qua nghiên cứu thực tế, đánh giá thực
trạng KTQT doanh thu, KQKD trong các DN vừa và nhỏ ở nước ta để đưa
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức KTQT doanh thu, KQKD trong
DN vừa và nhỏ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu đi sâu vào những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán
doanh thu, chi phí và KQKD trong DN vừa và nhỏ với những nội dung
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong
mối quan hệ với doanh thu để xác định KQKD trong các DN vừa và nhỏ.
- Nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu và KQKD trong các DN
vừa và nhỏ.
Trên cơ sở kế

t quả nghiên cứu thực trạng, luận án phân tích đánh giá
thực trạng về tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD từ đó đưa ra
phương hướng hoàn thiện tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD
trong các DN vừa và nhỏ về các khía cạnh:
- Xác định mô hình KTQT ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Hoàn thiện quá trình tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông
tin doanh thu, chi phí và KQKD.
- Hoàn thiện quá trình tổ chức sử dụng thông tin doanh thu, chi phí
và KQKD cho mục đích ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.
-
Hoàn thiện quá trình tổ chức, sử dụng thông tin cho mục đích lập
dự toán sản xuất kinh doanh (SXKD).
- Hoàn thiện quá trình tổ chức, sử dụng thông tin cho mục đích kiểm
soát quản lý ở DN.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
KTQT là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin
định lượng về hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản
lý trong quá trình ra các quyết
định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các
hoạt động của đơn vị.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

Với vai trò ngày càng quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp
(QTDN), KTQT luôn là vấn đề được giới chuyên môn và các nhà quản
lý quan tâm. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác
giả nghiên cứu và cũng đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này.
Song ở Việt Nam với đặc thù của nền kinh tế thị trường đang phát

triển có sự quản lý của Nhà nước, giữ
a các nhà nghiên cứu chuyên môn,
các trường đào tạo chuyên ngành kinh tế, kế toán vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau về lý luận và tính ứng dụng của KTQT trong các DN.
Thực tế tại các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, các nhà quản lý
DN chưa nhận thức được vị trí, vai trò, chức năng và tác dụng của KTQT
dẫn đến thiếu thông tin phù hợp trong việc đưa ra các quyết định đúng
đắn liên quan đến việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm
soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
Trong bối cảnh đó, đề tài "Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và
kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ" vừa có ý nghĩa lý
luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cũng như tính thời sự sâu sắc.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần m
ở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 3 chương, 9 tiết.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị
1.1.1 Khái niệm, bản chất kế toán quản trị
Trong phần này, luận án đã trình bày và phân tích các quan điểm khác
nhau về KTQT. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm chung nhất về KTQT, đó là:
KTQT là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định
lượng v
ề hoạt động của đơn vị một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong
quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,

kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị.
1.1.2. Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Luận án đã trình bày và phân tích rõ mối quan hệ giữa kế toán tài
chính (KTTC) và KTQT trên các khía cạnh:
- Thứ nhất
: KTTC, KTQT đều là công cụ quản lý trong hệ công cụ
quản lý DN, cùng phục vụ cho mục đích quản lý quá trình SXKD của
DN, nhưng theo từng góc độ nhất định.
- Thứ hai: KTTC, KTQT đều gắn liền với việc thực hiện yêu cầu,
chức năng và mục đích của hoạt động QTDN.
- Thứ ba: KTTC, KTQT đều dựa trên các thông tin về nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã thực sự phát sinh và hoàn thành (được phản ánh
trên chứng từ kế toán) để thu nhận, xử lý thông tin
- Thứ tư: Về phương pháp và phạm vi thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin
- Thứ năm: Về qui trình xử lý và cung cấp thông tin
- Thứ sáu: Về mối quan hệ sử dụng thông tin lẫn nhau
- Thứ bảy: Về đối tượng cung cấp và sử dụng thông tin kế toán
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa KTTC và KTQT, luận án
đưa ra kết luậ
n: KTTC, KTQT tuy là những bộ phận khác nhau nhưng
chúng cũng có mối liên quan mật thiết và bổ sung lẫn nhau, đều là công
cụ quản lý quan trọng đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, KTQT là công cụ
quản lý quan trọng không thể thiếu đối với QTDN. Trong điều kiện SXKD
theo cơ chế thị trường. KTQT giúp nhà QTDN luôn chủ động đưa ra
những biện pháp ứng phó kịp thời nâng cao hiệu quả SXKD, đứng vững
và không ngừng phát triển trong môi tr
ường cạnh tranh gay gắt.
KTQT và KTTC đều là những công cụ cần thiết song không thể thay
thế cho nhau. Nếu thiếu một trong hai công cụ quản lý này, nhà QTDN

có thể sẽ đưa ra quyết định sai lầm trong quản lý và điều hành SXKD.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

1.1.3. Kế toán quản trị với chức năng quản trị doanh nghiệp
Trong phần này luận án phân tích và khái quát vai trò, chức năng của
kế toán quản trị với chức năng quản trị doanh nghiệp trên các khía cạnh:
- Với chức năng lập kế hoạch; Chức năng tổ chức và điều hành.
- Với chức năng kiểm tra, đánh giá; Chức năng ra quyết định.
1.1.4. Nội dung và phạm vi của kế toán quản trị
KTQT có nội dung và phạm vi khác với nội dung và phạm vi của
KTTC. Xác định nội dung và phạm vi của KTQT cần xuất phát từ mục
tiêu và nhiệm vụ của KTQT ở từng DN phù hợp với yêu cầu của các nhà
QTDN. Điều này khẳng định nội dung cụ thể và phạm vi của KTQT ở
các DN không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy, có thể căn cứ vào yêu
cầu kiểm soát, quản lý ho
ạt động SXKD và chức năng của KTQT với
quá trình và chức năng của hoạt động quản lý chúng ta có thể xác định
được những nội dung khái quát của KTQT trong các DN.
Một, căn cứ vào yêu cầu kiểm soát, quản lý chi phí trong các quá
trình hoạt động SXKD, nội dung KTQT bao gồm:
- KTQT quá trình cung ứng, sử dụng các yếu tố SXKD.
+ Quá trình mua sắm, dự trữ, sử dụng đối tượng lao động.
+ Quá trình mua sắm, trang bị và sử dụng tư liệu lao
động.
+ Quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động.
- KTQT quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công
việc, lao vụ, dịch vụ.
- KTQT doanh thu bán hàng và kết quả kinh doanh.

- KTQT quá trình và kết quả đầu tư tài chính.
Nội dung cụ thể của KTQT đối với từng quá trình hoạt động KSKD
được các DN xác định thành các chỉ tiêu căn cứ vào yêu cầu quản trị
của mỗi DN. Từ đó mà KTQT thực hiện vi
ệc thu nhận, xử lý và cung
cấp thông tin chi tiết, cụ thể theo từng chỉ tiêu phù hợp với mục đích sử
dụng thông tin của các nhà QTDN.
Hai, căn cứ vào mối quan hệ giữa vai trò và chức năng của KTQT với
quá trình và chức năng của hoạt động quản lý, nội dung của KTQT bao gồm:
- Phân loại, nhận diện chi phí và giá thành sản phẩm.
- Thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết
định kinh doanh.
- Thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho mục đích kiểm
soát quản lý ở DN.
- Phân tích thông tin, nêu ý kiến đề xuất, tư vấn cho các nhà quản trị.
- Tham gia lập dự toán SXKD.
1.2. Tổ chức kế toán quản trị doanh thu, kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị doanh
thu, kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Phần này luận án trình bày và phân tích những nhóm nhân tố chủ
yếu ả
nh hưởng đến tổ chức KTQT doanh thu, KQKD trong DN, bao gồm:
- Loại hình kế toán áp dụng;
- Tính chất loại hình kinh doanh, quy mô, phạm vi hoạt động của
từng doanh nghiệp;
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm;
- Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh;
- Tính chất loại hình sản xuất sản phẩm;
- Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý.

1.2.2. Nội dung tổ chức kế toán qu
ản trị doanh thu, kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp
Trên cơ sở nội dung và phạm vi của KTQT, phân tích các nhóm
nhân tố ảnh hưởng, yêu cầu sử dụng thông tin về doanh thu, chi phí và
KQKD của các nhà QTDN, luận án trình bày nội dung cơ bản tổ chức
kế toán quản trị doanh thu và KQKD trong DN:
- Tổ chức phân loại và nhận diện chi phí SXKD trong DN. Trong
phần này luận án đi sâu trình bày và hệ thống hóa mô hình quan hệ giữa
chi phí SXKD, các loại giá thành với doanh thu, KQKD.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

- Tổ chức thu thập thông tin thực hiện liên quan đến chi phí, doanh
thu và KQKD. Để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện trong
KTQT, luận án đã trình bày cụ thể các nội dung:
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu.
+ Tổ chức hệ thống tài khoản phục vụ KTQT.
+ Tổ chức hệ thống sổ KTQT.
+ Tổ chức hệ thống báo cáo KTQT.
- Tổ chứ
c thu thập thông tin liên quan đến tương lai.
- Tổ chức sử dụng thông tin cho mục đích ra quyết định kinh doanh.
Trong phần này, luận án đi sâu phân tích và giải quyết những nội
dung cơ bản sau:
+ Quyết định kinh doanh và các loại quyết định kinh doanh cơ bản
trong QTDN.
+ Thông tin kế toán quản trị doanh thu và KQKD phục vụ cho việc
ra các quyết định kinh doanh.

+ Mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị doanh thu, KQKD với
các quyết định kinh doanh.
+ Tổ ch
ức sử dụng thông tin cho mục đích lập dự toán SXKD
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động và tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Quá trình phát triển và vai trò của doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam
Định nghĩa và giới hạn qui mô củ
a các DN vừa và nhỏ khác nhau theo
từng quốc gia, từng thời kỳ, nó phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển
công nghiệp của mỗi nước. Thông thường ở các nước thường sử dụng
các chỉ tiêu như: vốn cố định, vốn sản xuất kinh doanh, số lượng lao
động, doanh thu, lợi nhuận để phân loại qui mô các DN vừa và nhỏ.
Mặt khác, ở mỗi nước việc sử dụng tổ hợp các ch
ỉ tiêu trên cũng có sự
khác nhau. Do vậy, khái niệm DN vừa và nhỏ là một khái niệm hoàn
toàn có tính chất tương đối về mặt định lượng.
Ở Việt Nam, vấn đề này đã được giải quyết tạm thời bằng Công văn
số 681/CP-KTN ban hành ngày 20/6/1998, theo đó DN vừa và nhỏ là DN
có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng
(tương đương 387.000 USD - theo tỷ giá tại thời điểm ban hành Công

n 681). Tiếp theo đó, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001,
Việt Nam đã đưa định nghĩa, tiêu chuẩn chính thức về DN vừa và nhỏ:
"Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã

đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá
10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người".
Luận án trình bày và phân tích những đặc điểm cơ bản của DN vừa
và nh
ỏ ảnh hưởng quan trọng tới tổ chức quản lý DN vừa và nhỏ:
- Quy mô SXKD phân tán, nhỏ bé, manh mún, trình độ khoa học
kỹ thuật, công nghệ thấp, lạc hậu, năng suất lao động thấp, tay nghề của
người lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn hạn chế,
khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp.
- Vốn đầu tư ban đầu ít nhưng hiệu quả cao, thu hồi v
ốn nhanh.
Khả năng tích tụ và huy động vốn đầu tư phát triển tuy tăng nhanh
nhưng còn thấp so với nhu cầu vốn trong khi khả năng tài chính thấp,
tài sản dùng để đảm bảo vốn vay chiếm tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu.
- Trình độ tổ chức quản lý của các chủ DN và các nhà quản trị còn
yếu, chưa xứng tầm với sự thay đổi và phát triển của kinh tế - xã hộ
i,
hoạt động thiếu định hướng, thiếu chiến lược phát triển ổn định, lâu dài
- Nhận thức về kinh tế thị trường và vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô
của Chính phủ chưa đầy đủ và đồng bộ. Hiểu biết về luật pháp quốc tế
còn nhiều hạn chế.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

- Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định
quản lý được thực hiện nhanh, công tác điều hành, kiểm tra và kiểm
soát trực tiếp, tiết kiệm được chi phí quản lý.
- Các DN vừa và nhỏ năng động, linh hoạt trước những thay đổi
của thị trường, đặc biệt là những nhu cầu nhỏ lẻ, có tính địa phương.

Bằng các bảng số liệu và phân tích tình hình số lượng DN vừa và
nhỏ ở Việt Nam, tổng sản phẩm, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo
từng loại hình DN, phân theo từng thành phần kinh tế từ năm 2001 - 2005,
luận án đã phân tích và đánh giá rõ vai trò và xu hướng phát triển của
DN vừa và nhỏ của Việt nam
2.1.2. Thực trạng tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện
nay ở Việt Nam

Thực hiện nghị quyết của Đảng, khuyến khích, hỗ trợ DN vừa và
nhỏ phát triển, trong những năm qua Nhà nước và Chính phủ đã nhanh
chóng ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật để hoàn chỉnh
hành lang pháp lý đối với DN vừa và nhỏ:
- Luật Khuyến khích đầu tư trong nước
- Luật Doanh nghiệp
- Nghị định số 90/2001/NĐ-CP
Ngày 23/11/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP
về
trợ giúp phát triển DN vừa và nhỏ. Đây là bước ngoặt về thể chế hóa
quy định về DN vừa và nhỏ, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà
nước về vị trí và tầm quan trọng của DN vừa và nhỏ. Đồng thời, để khắc
phục nhược điểm của hệ thống chính sách hiện hành. Việc ban hành
Nghị định này không chỉ nhằm tháo gỡ, cởi trói, tạo s
ự bình đẳng cho
các DN vừa và nhỏ mà còn thực thi các biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho sự
phát triển của loại hình DN này. Cụ thể gồm những chính sách sau:
+ Chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư.
+ Trợ giúp mặt bằng sản xuất.
+ Trợ giúp mặt thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.
+ Trợ giúp về xúc tiến xuất khẩu.
+ Trợ giúp về thông tin, tư vấn và đào tạo ngu

ồn nhân lực.
+ Tổ chức xúc tiến phát triển DN vừa và nhỏ.
Hệ thống pháp luật, chính sách cũng như các đòn bẩy kinh tế vĩ mô
của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý, môi trường tâm lý xã hội và
môi trường kinh tế cần thiết cho cơ chế quản lý DN nói chung và DN
vừa và nhỏ nói riêng có những thay đổi cơ bản sâu sắc và đồng bộ. Cơ
chế quản lý DN vừa và nhỏ có thể khái quát trên các mặt chính sau:
Thứ nh
ất: Cơ chế bảo đảm quyền tự chủ SXKD của các DN.
Thứ hai: Cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động
của DN.
Thứ ba: Cơ chế hỗ trợ khuyến khích DN vừa và nhỏ.
- Hệ thống kế toán áp dụng cho DN vừa và nhỏ:
Các DN có quy mô vừa và nhỏ là những DN chiếm vị trí quan
trọng và là một bộ phận quan trọng cấu thành ch
ủ yếu của nền kinh
tế Việt Nam. Thực hiện chủ trương và chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện cho các DN vừa và nhỏ phát triển, phù hợp với đặc điểm,
yêu cầu và năng lực quản lý của các DN vừa và nhỏ, Bộ Tài chính đã
quyết định tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống chế độ
kế toán áp dụng cho các DN vừa và nhỏ bằng các quyết đị
nh:
+ Quyết định 1177 ngày 23/12/1996.
+ Quyết định số 144/ 2001/ QĐ-BTC ngày 21/12/2001 quy định sửa
đổi, bổ sung chế độ KTDN vừa và nhỏ theo Quyết định 1177TC/ QĐ/CĐKT
ngày 23/12/1996.
+ Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, Bộ Tài chính ban hành Chế
độ kế toán DN nhỏ và vừa thay thế Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ ban
hành theo Quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết
định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính.

Hệ thống k
ế toán DN vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 là quá trình kế thừa của hệ thống kế
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

toán DN, tôn trọng và vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực
và thông lệ của kế toán quốc tế, đảm bảo phù hợp với đặc thù của các
DN nhỏ và vừa của Việt Nam. Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ ban hành
theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 được áp dụng
cho tất cả các DN có quy mô vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành
phần kinh tế
trong cả nước (trừ doanh nghiệp nhà nước).
2.2. Thực trạng kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị ở
Việt Nam
Trong phần này luận án đã trình bày, phân tích và đưa ra những
quan điểm cụ thể về sự hình thành và phát triển của KTQT trong hệ
thống kế toán Việt Nam qua các thời kỳ. Thực tế tại Việ
t Nam KTQT là
một vấn đề còn mới mẻ, có nhiều cách nghĩ, cách hiểu và vận dụng và
từng doanh nghiệp khác nhau. Tuy vậy, các quan điểm về KTQT có thể
khái quát gồm những loại sau:
- Loại quan điểm thứ nhất cho rằng: KTQT là một khoa học thu
nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động của DN một cách cụ thể,
phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch tổ chức th
ực hiện,
kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt

động của DN.
- Loại quan điểm thứ hai cho rằng: KTQT là việc ghi chép kế toán
nhằm thu nhập, xử lý, truyền đạt các thông tin chi tiết cụ thể về hoạt
động kinh tế, tài chính của DN để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành
hoạt động ở DN.
Qua nghiên cứu và phân tích hệ thống chế độ kế toán Vi
ệt Nam qua
các thời kỳ, tác giả luận án đồng tình với loại quan điểm thứ nhất và
cho rằng: KTQT thực sự là một khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin về hoạt động của DN một cách cụ thể, linh hoạt phục vụ đắc
lực cho các nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh trong quá trình
thực hiện các chức năng cơ bản của quá trình QTDN.
Song, dù đứng trên quan điểm nào để xem xét, nghiên cứ
u KTQT
thì vẫn có thể khẳng định: Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế
toán hỗn hợp giữa KTTC và KTQT, trong đó chủ yếu là KTTC. Tuy
vậy, KTQT cũng đã có sự biểu hiện rõ ràng trong chế độ kế toán quy định
và hướng dẫn quá trình tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng:
- Trong hệ thống chế độ KTDN, Nhà nước ban hành áp dụng cho
các loạ
i hình DN, gồm các nội dung cơ bản: Hệ thống tài khoản kế
toán, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo kế
toán đều có chế độ hướng dẫn. Nhà nước chỉ hướng dẫn mang tính
định hướng chung theo nguyên tắc kế toán, các DN căn cứ vào đó để
vận dụng sao cho thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp và điều
kiện SXKD, nhằm ph
ục vụ cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý
riêng ở từng doanh nghiệp cụ thể. Đó chính là những vấn đề định hướng
cho KTQT.

- Trong kế toán chi tiết của hệ thống chế độ kế toán hiện hành
biểu hiện mối liên hệ giữa KTTC và KTQT: Căn cứ vào các tài khoản
kế toán chi tiết, sổ kế toán chi tiết, báo cáo kế toán chi tiết; KTQT
thiết kế lại theo nhu cầu quản trị và tổng hợ
p thành các báo cáo đặc
thù, sử dụng cho từng mục tiêu quản trị khác nhau (kế toán chi tiết tài
sản cố định, vật tư hàng hóa, doanh thu, kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh…).
- Kế toán chi phí SXKD, tính giá thành sản phẩm là nội dung cơ
bản của KTQT. KTQT đặt trọng tâm chủ yếu vào việc quản lý và kiểm
soát chi phí. Tùy thuộc mục tiêu của các nhà quản trị, tuỳ thuộc yêu cầu
của các đối tượng sử
dụng thông tin, mà chi phí được thiết kế, tổng hợp
thành nhiều loại khác nhau; tương tự như vậy chỉ tiêu giá thành sản
phẩm cũng được KTQT xử lý một cách linh hoạt.
- Các phương pháp tính trị giá vốn của hàng tồn kho, phương pháp
phân bổ chi phí trong hệ thống kế toán hiện hành cũng là những vấn đề
rất linh hoạt, có thể thực hiện lựa chọn nhiều tiêu chuẩn phân bổ chi phí
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

và phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho khác nhau, từ đó mà cung cấp
những thông tin cần thiết cho các quyết định trong điều hành SXKD.
Đó cũng chính là sự biểu hiện của KTQT.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa quá trình kế toán với chức năng quản
lý cũng cho phép chúng ta khẳng định một góc độ khác về sự biểu hiện
của KTQT trong chế độ kế toán hiện hành.
Qua nghiên cứu và phân tích hệ thố
ng chế độ kế toán Việt Nam qua

các thời kỳ, đặc biệt hệ thống kế toán DN mới ban hành, thực hiện từ
năm 1996 đến nay, cho phép chúng ta kết luận:
Thứ nhất: KTQT đã tồn tại và có sự biểu hiện rõ ràng trong hệ thống
chế độ kế toán Việt Nam bằng các quy định và hướng dẫn quá trình tổ chức
thu nhận, xử lý, hệ thống hoá, cung cấp thông tin cho các đối tượng sử d
ụng.
Thứ hai: Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế toán hỗn hợp
giữa KTTC và KTQT, trong đó chủ yếu là KTTC.
Thứ ba: KTQT là loại kế toán giành cho các nhà quản trị doanh
nghiệp. Thông tin do KTQT thu thập, xử lý và cung cấp được phục vụ
chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp và thỏa mãn yêu cầu thông tin cho
từng đối tượng quản trị. Các DN nói chung và DN vừa và nhỏ nói riêng
có quy mô, đặc điểm, điều ki
ện hoạt động và trình độ quản lý khác nhau,
do đó nhu cầu thông tin cung cấp cho quản trị cũng sẽ khác nhau. Vì vậy
không thể có những quy định, những chuẩn mực về KTQT áp dụng chung
cho tất cả các DN.
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức thu thập, xử lý, hệ thống hóa thông
tin kế toán phục vụ cho quản trị doanh nghiệp
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát công tác kế toán ở trên 30
DN vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành ph
ố Hà Nội, Hải Phòng và
thành phố Huế, luận án khái quát những nét đặc trưng về sự biểu hiện
của KTQT doanh thu, chi phí và KQKD trong quá trình tổ chức thu
thập, xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán phục vụ cho QTDN với hai
nội dung:
1
Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp
2
Tổ chức hệ thống hoá thông tin phục vụ cho việc ra quyết định,

dự toán sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh…
Tác giả luận án cho rằng, hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống kế
toán hỗn hợp bao gồm cả KTTC lẫn KTQT, mà thành phần chủ yếu là
KTTC, cho nên việc tổ chức bộ máy kế toán ở các DN đều đặt trọng
tâm vào việc thu thập thông tin cho KTTC, còn việc đặt vấn đề để
thu
thập, hệ thống hóa thông tin cho KTQT là hầu như không có.
Tuy nhiên, hầu hết các DN vừa và nhỏ đều đã nhận thức được sự cần
thiết, không thể thiếu của KTQT đối với DN và đều cho rằng thông tin
của KTQT là những thông tin hữu ích, cùng với các hệ thống thông tin
chức năng khác tạo nên một hệ thống thông tin thống nhất đồng bộ,
hoàn chỉnh phục vụ cho yêu cầu QTDN.
Thực tế qua kế
t quả khảo sát cho thấy: Các DN vừa và nhỏ bước đầu
đã căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, yêu cầu sử dụng thông tin của
các nhà QTDN để tổ chức vận dụng phù hợp với điều kiện của từng DN.
Sự biểu hiện của KTQT doanh thu, kết quả kinh doanh trong hệ thống
chế độ kế toán và trong quá trình tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin ở các DN vừa và nh
ỏ đã được chúng tôi khái quát những đặc
trưng cơ bản. Qua sự khái quát về thực trạng của KTQT ở các DN vừa
và nhỏ cho phép kết luận:
Thứ nhất: Một số nội dung của KTQT nói chung và KTQT doanh
thu, chi phí và KQKD đã được thực hiện ở các DN vừa và nhỏ.
Thứ hai: Việc thực hiện các nội dung của KTQT mới chỉ bước đầu,
mang tính cá biệt và được thực hiện
ở nhiều hệ thống thông tin chức
năng trong DN, chưa xác định được thuộc chức năng của hệ thống thông
tin chức năng nào, gây ra sự trùng chéo, nhiễu loạn thông tin trong nội
bộ DN. Những nội dung này cũng mới chỉ được thực hiện theo từng vụ

việc, theo từng quyết định và trong từng thời điểm cụ thể.
Thứ ba: Mô hình tổ chức công tác KTQT, đặc biệt mô hình tổ
chức
bộ máy kế toán và tổ chức hệ thống thông tin nội bộ không xác định được
nên tổ chức theo mô hình nào.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

2.2.3. Thực trạng tổ chức sử dụng thông tin kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ cho quản trị doanh nghiệp
Hầu hết các DN vừa và nhỏ hiện nay đều cho rằng những thông tin
do KTQT doanh thu, chi phí và KQKD cung cấp là những thông tin hữu
ích và cần thiết cho công tác QTDN. Tuy nhiên, với đặc điểm nổi bật
của các DN vừa và nhỏ của Việt nam: Đại bộ phận các DN vừa và nhỏ
mới
được thành lập và đi vào hoạt động trong những năm gần đây, quy
mô nhỏ và trình độ quản lý thấp. Vì vậy nhận thức về vai trò chức năng
KTQT của các nhà QTDN còn nhiều hạn chế, việc sử dụng thông tin của
kế toán cung cấp chủ yếu mới chỉ là thông tin của KTTC, các nhà quản trị
chưa biết đặt ra yêu cầu về việc cung cấp thông tin cho kế toán của DN.
KTQT mới chỉ thực s
ự thu hút được sự quan tâm của các nhà QTDN
trong một vài năm gần đây, trong khi đó bản thân kế toán của hầu hết
các DN vừa và nhỏ cũng chưa biết tổ chức KTQT của DN theo mô hình
nào, nội dung cụ thể ra sao, sử dụng những phương pháp kỹ thuật nghiệp
vụ nào để thu nhập, xử lý, hệ thống hóa thông tin để đáp ứng yêu cầu
của các nhà QTDN. Do vậy KTQT, thông tin của KTQT doanh thu, chi
phí và kết quả kinh doanh chư
a được các nhà QTDN trong các DN vừa

và nhỏ quan tâm và sử dụng cũng là một thực trạng tất yếu.
2.2.4. Đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán quản trị doanh thu,
và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Từ kết quả nghiên cứu hệ thống kế toán DN, khảo sát thực tế tổ
chức công tác KTQT ở một số DN vừa và nhỏ của Việt Nam, luận án
đưa ra đánh giá:
- KTQT c
ũng như kế toán quản trị doanh thu và KQKD đã tồn tại
và có sự biểu hiện rõ ràng trong hệ thống chế độ kế toán Việt Nam nói
chung và chế độ kế toán DN vừa và nhỏ nói riêng bằng các quy định,
hướng dẫn và thực hiện quá trình tổ chức thu thập, xử lý, hệ thống hóa,
cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.
- Một số nội dung của KTQT nói chung và kế toán quản trị doanh
thu, chi phí và KQKD đã đượ
c thực hiện ở các DN vừa và nhỏ.
- Việc thực hiện các nội dung của KTQT mới chỉ bước đầu, mang
tính cá biệt và được thực hiện ở nhiều hệ thống thông tin chức năng trong
DN, chưa xác định được thuộc chức năng của hệ thống thông tin chức
năng nào, gây ra sự trùng chéo, nhiễu loạn thông tin trong nội bộ DN.
Những nội dung này cũng mới chỉ được thực hiệ
n theo từng vụ việc,
theo từng quyết định và trong từng thời điểm cụ thể.
- Mô hình tổ chức công tác KTQT, đặc biệt mô hình tổ chức bộ máy
kế toán và tổ chức hệ thống thông tin nội bộ không xác định được nên
tổ chức theo mô hình nào cho phù hợp với đặc điểm về quy mô và trình
độ quản lý của DN vừa và nhỏ.
- KTQT nói chung và KTQT doanh thu, chi phí và KQKD chưa khẳng
định được vị trí xứng đ
áng trong công tác QTDN, KTQT chưa được vận
dụng và thực hiện trong các DN vừa và nhỏ với tư cách là công cụ quản lý

kinh tế sắc bén và hữu hiệu của các nhà QTDN. Tuy nhận thức của các
nhà quản lý DN về vai trò và sự cần thiết của KTQT đã có sự thay đổi,
đại bộ phận các nhà quản lý đã thừa nhận vai trò và thấy được sự cần
thiết của KTQT doanh thu và KQKD. Song với trình độ quản lý thấp,
đại bộ ph
ận các nhà QTDN vừa và nhỏ chưa biết đặt ra yêu cầu cung
cấp thông tin về doanh thu, chi phí và KQKD cho KTQT doanh nghiệp.
Mặt khác, nếu được cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và KQKD
một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu quản trị, thì nhiều DN vừa và nhỏ
của Việt Nam (với quy mô nhỏ và quá nhỏ) cũng chưa có nhu cầu và điều
kiện sử dụng thông tin đó một cách bài bản và hiệu quả để phân tích
đưa ra các quyết định kinh doanh.
- Nhậ
n thức của các nhà quản lý về vai trò và sự cần thiết của KTQT
đã có sự thay đổi, đại bộ phận các nhà quản lý đã thừa nhận vai trò và
thấy được sự cần thiết của KTQT. Với phương diện quản lý vĩ mô nền
kinh tế, việc ban hành Luật Kế toán, các nguyên tắc, chuẩn mực và hệ
thống chế độ kế toán là hoàn toàn phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế

hiện hành, đưa công tác kế toán lên một vị thế cao hơn trong công tác
quản lý kinh tế. Đặc biệt là KTQT mà trọng tâm là KTQT doanh thu,
KQKD đã có chỗ đứng trong công tác QTDN.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

2.3. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh của một số nước trên thế giới
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy:
Nhìn chung tất cả các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới,

các DN đều đã tiến hành tổ chức KTQT cung cấp thông tin kinh tế tài
chính phục vụ cho yêu cầu quản trị của mỗ
i DN với những nội dung và
mô hình khác nhau: Mô hình tách rời hoặc mô hình kết hợp.
Những bài học kinh nghiệm đối với việc tổ chức KTQT ở Việt Nam:
- Thứ nhất: KTQT và tổ chức KTQT ở DN là một vấn đề tất yếu và
cần thiết trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu QTDN.
- Thứ hai: Mô hình và bộ máy KTQT cần được tổ chức theo mô hình
kết hợp, kế thừa và sử d
ụng triệt để thông tin của kế toán tài chính.
- Thứ ba: Dù không thể có những quy định, những chuẩn mực về
KTQT áp dụng chung cho tất cả các DN, song Nhà nước cần phải có những
văn bản hướng dẫn cơ bản, nhằm hỗ trợ giúp các DN bước đầu thực
hiện tổ chức công tác KTQT tại từng DN.
- Thứ tư: Hệ thống kế toán DN Việt Nam cần được xây dựng và
hoàn thi
ện theo hướng mở và linh hoạt, trên cơ sở đó các DN tùy thuộc
vào nhu cầu sử dụng thông tin mà tổ chức KTQT cho phù hợp với quy
mô, trình độ quản lý và hạch toán của từng DN.

Chương 3
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ DOANH THU, KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện
Thứ nhất: Nghiên cứu để phát triển v
ề mặt lý luận tổ chức KTQT
doanh thu, chi phí và KQKD trong DN vừa và nhỏ với những nội dung
cụ thể từ việc tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đến việc tổ
chức sử dụng thông tin về doanh thu, chi phí và KQKD phục vụ cho

việc thực hiện các chức năng quản lý, kiểm soát DN.
Thứ hai: Hoàn thiện mô hình tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và
KQKD trong DN vừa và nhỏ với mô hình phù hợp.
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện
3.2.1. Yêu c
ầu cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản
trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam hiện nay
Một là, tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD ở DN phải căn
cứ vào những đặc điểm và yêu cầu của nền kinh tế thị trường đối với DN,
yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin để xác định những nội dung
của KTQT doanh thu, chi phí và KQKD c
ủa DN.
Hai là, tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD phải đảm bảo
phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức SXKD, tổ chức quản lý SXKD,
quy trình và loại hình SXKD của DN.
Ba là, tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD ở DN phải đảm
bảo sự phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của DN. Đồng thời, phải
tính đến xu hướng phát triển của công tác quản lý và trình độ quản lý ở
các DN.
Bốn là, phải đảm b
ảo cung cấp thông tin một cách nhanh chóng kịp
thời với yêu cầu ra quyết định kinh doanh kịp thời, cũng như điều chỉnh
kịp thời những biện pháp quản lý, kiểm soát kinh doanh.
3.2.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản
trị doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở Việt Nam hiện nay
- Nguyên tắc khoa học, hợp lý:
- Nguyên tắc phù hợp; nguyên tắc kế th
ừa.

- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả; nguyên tắc khả thi.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

3.3. Nội dung hoàn thiện
3.3.1. Xác định mô hình tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích, luận án đề xuất: Với quy mô và
đặc điểm của DN nói chung và DN vừa và nhỏ nói riêng của Việt Nam hiện
nay, theo những nguyên tắc hoàn thiện KTQT đã được xác định thì mô
hình tổ chức KTQT trong các DN Việt Nam theo mô hình kết hợp giữa
KTQT và KTTC trong cùng m
ột hệ thống kế toán là phù hợp. Trong mô
hình tổ chức đó, DN vừa và nhỏ cần căn cứ cụ thể vào quy mô của DN,
tình hình tổ chức và biên chế của bộ phận kế toán để tổ chức từng phần
hành kế toán cho phù hợp tương ứng với một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với những DN có quy mô nhỏ, bộ phận kế toán
chỉ được biên chế
từ 1 đến 3 nhân viên. Những DN này với quy mô nhỏ,
khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không lớn, biên chế không cho
phép thì mô hình tổ chức các phần hành kế toán được xác định là hình
thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa KTTC với KTQT theo từng phần
hành kế toán; kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán
hàng… Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả
KTTC và KTQT phần hành đó.
Trường hợp 2: Đối v
ới những DN vừa và nhỏ với quy mô mà bộ
phận kế toán được biên chế từ 4 đến 5 nhân viên trở lên, ngoài hình
thức kết hợp nêu trên, khi tổ chức mô hình KTQT, doanh nghiệp có thể

thực hiện theo hình thức hỗn hợp: Khi đó phần hành KTQT chi phí giá
thành, giá vốn được tổ chức riêng thành một phần hành, do một nhân viên
kế toán trực tiếp đảm nhận, còn các nội dung kế toán khác thì tổ chức
theo hình thức kết hợp giữa KTTC vớ
i KTQT.
Theo mô hình kết hợp KTTC và KTQT thì nội dung KTQT cần phải
thực hiện theo:
- Theo chức năng của KTQT (thu thập thông tin, tổ chức sử dụng
thông tin phục vụ cho mục đích ra quyết định, mục đích lập dự toán và
mục đích kiểm soát kinh doanh và tư vấn cho nhà quản trị).
- Theo khâu công việc của kế toán: (lập chứng từ; tổ chức hạch
toán trên tài khoản; sổ kế toán; báo cáo kế toán quả
n trị).
3.3.2. Hoàn thiện quá trình tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Thứ nhất, hoàn thiện việc tổ chức nhận diện chi phí SXKD và nội
dung KTQT doanh thu, KQKD
Thứ hai, hoàn thiện việc tổ chức thu thập thông tin thực hiện liên quan
đến chi phí, doanh thu và KQKD
- Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu
- Tổ chức tài khoản kế toán để tập hợp chi phí, phản ánh doanh thu
và kết quả trong KTQT chi phí, doanh thu, kết quả.
- Hoàn thiệ
n hệ thống sổ kế toán để thu thập thông tin thực hiện về
chi phí, doanh thu, kết quả phục vụ yêu cầu QTDN.
- Hoàn thiện hệ thống báo cáo thực hiện.
3.3.3. Hoàn thiện quá trình tổ chức sử dụng thông tin về doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho mục đích ra quyết định
Thứ nhất: Tổ chức thông tin để ra quyết định điều chỉnh chi phí, giá
cả, khối lượng nhằm tố

i đa hóa lợi nhuận
Thứ hai: Quyết định về điều chỉnh mặt hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Thứ ba: Các quyết định thúc đẩy trong điều kiện kinh doanh bị giới
hạn và một số quyết định ngắn hạn khác liên quan đến giá bán
3.3.4. Hoàn thiện quá trình tổ chức, sử dụng thông tin cho mục
đích lập dự toán sản xuất kinh doanh.
3.3.5. Hoàn thiện quá trình tổ ch
ức, sử dụng thông tin về doanh
thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho mục đích kiểm soát quản lý ở
doanh nghiệp
3.3.5.1. Chính sách và thủ tục kiểm soát doanh thu bán hàng
3.3.5.2. Chính sách và thủ tục kiểm soát giá vốn hàng bán
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting

3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp và kiến nghị
3.4.1. Về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng và các tổ chức
nghề nghiệp
Thứ nhất: Nhanh chóng hoàn thành một cách đồng bộ việc cải cách
hệ thống pháp lý có liên quan đến kế toán, đó là xây dưng và ban hành
một cách đày đủ, hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật, chuẩn mực, chế độ
và các quy đị
nh pháp lý khác chi phối đến công việc, ngành nghề kế
toán. Nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý để thực thi các công tác kế toán
phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý hiện nay ở Việt Nam,
nâng cao địa vị pháp lý và luật hóa công tác kế toán, đáp ứng được yêu
cầu khi nền kinh tế đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại của Việt nam, B
ộ Tài chính với tư

cách là cơ quan quản lý nhà nước những hoạt động kế toán cần nhanh
chóng và tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kế toán, các quy định pháp
luật liên quan đến kế toán nói chung, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chế độ
kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trên cơ sơ thông tư số: 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 hướng
dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp, Bộ
Tài chính và các cơ quan
chức năng cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp đặc thù; mặt khác cũng
cần phải nghiên cứu để ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy
định về mặt cơ chế quản lý cho phù hợp, đồng bộ với việc tổ chức
KTQT tại các doanh nghiệp.
Thứ
ba: Đẩy nhanh quá trình phát triển và đổi mới các tổ chức
công tác chuyên môn nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để nâng cao vai
trò, chức năng của tổ chức hội nghề nghiệp:
- Duy trì và phát triển hội kế toán và kiểm toán Việt nam cả về tổ
chức, năng lực và nhiệm vụ để Hội thực sự trở thành một tổ chức nghề
nghiệp của những Người làm kế toán, kiểm toán chuyên nghiệ
p. Đảm
bảo cho Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam có đủ điều kiện và khả
năng đảm nhận, tham gia quản lý hoạt động chuyên môn, quảnlý đạo
đức hành nghề của các kế toán viên và kiểm toán viên;
- Hoàn thiện các quy chế quản lý hoạt động nghề nghiệp các tổ
chức kế toá, kiểm toán; tiến tới chuyển dần công tác quản lý trực tiếp về
lĩnh vực kế toán, kiểm toán từ
Bộ Tài chính sang Hội đồng quốc gia về
kế toán và Hội kế toán, kiểm toán Việt nam.
Thứ tư: Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu cần phải tăng cường việc
nghiên cứu để hoàn chỉnh về mặt lý luận một cách thuyết phục về bản

chất, đối tượng, nội dung, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của KTQT
nói chung và KTQT doanh thu, chi phí và KQKD nói riêng.
Thứ năm: Đi đôi với quá trình nghiên c
ứu, các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu cần phải tăng cường việc giảng dạy bồi dưỡng kiến thức về
sự cần thiết và hiệu quả của công việc tổ chức tốt công tác KTQT trong
các DN. Trong quá trình giảng dạy cần phải nhấn mạnh, tăng cường và
khẳng định chức năng tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục
vụ yêu cầu qu
ản lý, kiểm soát DN của hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Thứ sáu: Nghiên cứu và phát hành tài liệu, sách tham khảo, tài liệu
hướng dẫn thực hành các tình huống cụ thể về KTQT doanh thu, chi phí
và KQKD nhằm giúp các DN vừa và nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng hơn
với các kiến thức mới.
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Trước hết, các DN vừa và nhỏ cần phải phải nâng cao nhận thức
về sự
cần thiết, tầm quan trọng cũng như hiệu quả của việc thực hiện tổ
chức tốt công tác KTQT. Đặc biệt là KTQT doanh thu, chi phí và KQKD,
phải xác định đây là nhu cầu tất yếu của quá trình quản lý DN trong nền
kinh tế thị trường.
- Tổ chức đào tạo, tự đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao nhận thức
và hiểu biết cho đội ngũ cán bộ quả
n lý những kiến thức về kinh tế thị
trường, các văn bản pháp quy về quản lý nói chung và về doanh thu, chi
phí và KQKD nói riêng.
!Invalid Character Setting

!Invalid Character Setting


- Xác định mục tiêu và xây dựng mô hình KTQT mà trong đó KTQT
doanh thu, chi phí và kết quả là trọng tâm, phù hợp với đặc thù của DN
vừa và nhỏ. Tổ chức sắp xếp, điều chỉnh và thiết kế hệ thống kiểm soát
doanh thu, chi phí và KQKD một cách đồng bộ phù hợp và hiệu quả.
- Tạo điều kiện về trang thiết bị, các điều kiện vật chất để giúp kế
toán nâng cao khả năng thu nhận, xử lý kiểm soát và cung cấp thông tin.

KẾT LUẬN
Công tác KTQT doanh thu và KQKD là một vấn đề luôn được các
DN quan tâm. Đó cũng là một nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ
việc tổ chức công tác KTQT nói chung tại các DN. Quản lý tốt doanh
thu, chi phí và KQKD có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp
tới hiệu quả SXKD, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN,
nhất là trong đi
ều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước hiện nay, khi mà các DN phải tự khẳng định mình và đứng vững
trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Việc đưa ra những qưyết
định quản lý tốt nhằm nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí để có hiệu
quả kinh doanh cao nhất luôn là mục tiêu của các nhà quản lý DN. Với
mục đích nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức công tác KTQT doanh thu,
KQKD trong các DN vừa và nh
ỏ luận án đã đạt được một số kết quả
cụ thể sau:
1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về KTQT,
KTQT doanh thu và KQKD trong các DN nói chung và DN vừa và nhỏ
nói riêng. Trên cơ sở đó nắm chắc được những vấn đề thuộc về bản chất,
nội dung, phạm vi, mối quan hệ giữa KTQT với KTTC, với chức năng
kiểm soát, quản lý DN.
2. Luận án đ
ã trình bày cụ thể thực trạng tổ chức công tác KTQT

doanh thu, KQKD tại các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian
qua. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đánh giá rút ra được những ưu
điểm và những tồn tại cơ bản mà các DN cần khắc phục và hoàn thiện
nhằm nâng cao hơn nữa quá trình thu thập, xử lý và cung cấp những
thông tin về doanh thu, chi và KQKD đáp ứng yêu cầu QTDN.
3. Nhằm định hướng cho quá trình hoàn thiện của mình, tác giả
đã đưa
ra những quan điểm định hướng, yêu cầu, nguyên tắc và mục tiêu hoàn
thiện tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD trong các DN vừa và
nhỏ, đây là những tiền đề cơ bản và vô cùng quan trọng nhằm đạt được
mục tiêu trong quá trình nghiên cứu.
4. Luận án đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện cụ thể theo từng
nội dung tổ chức công tác KTQT doanh thu, chi phí và KQKD trong các
DN vừa và nhỏ. Những đề xuất này được đưa ra trên cơ
sở các phân tích cụ
thể, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.
5. Luận án cũng đưa ra được các điều kiện cơ bản về phía Nhà nước,
các cơ quan chức năng và các DN vừa và nhỏ nhằm tạo những tiền đề,
cơ sở giúp cho những giải pháp hoàn thiện có thể áp dụng vào thực tế,
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của việ
c tổ chức thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin hữu ích về doanh thu, chi phí và KQKD giúp cho các
nhà QTDN thực hiện được chức năng quản lý và kiểm soát quá trình
bán hàng, KQKD một cách tốt nhất.
Với những vấn đề nêu trên, luận án đã đáp ứng được về cơ bản những
yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Nội dung cử luận án vừa mang tính chất khái
quát, vừa mang tính tác nghiệp cụ thể, nhưng sẽ góp phần không nhỏ để
các DN nói chung, DN vừa và nhỏ nói riêng có thể hoàn thiện công tác
KTQT doanh thu, chi phí và KQKD tại từng DN. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế nên luận án không thể tránh

khỏi những thiếu sót, tồn tại nhất định. Rất mong nhận được sự đóng
góp bổ sung của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận án được hoàn
thiện và có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.

×