Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.4 KB, 24 trang )



- 1 -
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Mục tiêu phát triển đất
nước đến năm 2020 là về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Để thực hiện thành công mục tiêu này Nhà nước phải cùng một
lúc tập trung cao độ để xây dựng nhiều nguồn lực khác nhau như: vốn tài chính,

sở vật chất kỹ thuật, thiết bị máy móc, khai thác các nguồn tài nguyên Tuy
nhiên, ngoài các nguồn lực nói trên, điều có ý nghĩa hết sức quan trọng là cần có
con người thực hiện, nói cách khác, phải đào tạo nhân lực (ĐTNL) có kỹ năng,
có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mới có thể thực hiện thành công nhiệm
vụ nặng nề này. Vì vậy, việc ĐTNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã h
ội
(KT- XH) của đất nước là nhiệm vụ mang tính thời sự và cấp bách đối với
chúng ta hiện nay. Mặc khác, mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
10 năm 2001- 2010 có xác định: "Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế (CCKT)
và cơ cấu lao động (CCLĐ), giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xu
ống còn khoảng
50%". Như vậy chuyển dịch CCKT gắn liền chuyển dịch CCLĐ và trên cơ sở
đó cần giải quyết vấn đề ĐTNL như thế nào để phù hợp chuyển dịch CCKT và
CCLĐ.
Riêng đối với Bình Thuận, một tỉnh nằm ven biển miền Trung với nguồn
lao động dồi dào, có nhiều nguồn tài nguyên nông, lâm, thuỷ sản, dầu khí , có
điều kiện thuận l
ợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ đặc biệt dịch vụ du lịch.
Tuy nhiên, các tiềm năng đó chưa được khai thác có hiệu quả, chưa phát huy
được các lợi thế so sánh. CCKT chuyển dịch chậm, cơ cấu ngành nghề chưa phù


hợp với yêu cầu chuyển dịch CCKT, quản lý ĐTNL cho chuyển dịch CCKT còn
nhiều bất cập, các chính sách đãi ngộ thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chấ
t lượng cao chưa đủ mạnh, chưa thực sự hấp dẫn, sự phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh đã có bước tiến bộ song nhìn chung thiếu tính bền vững…
Việc gắn kết giữa vấn đề đào tạo và quản lý ĐTNL với chuyển dịch
CCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ vận dụng cho một vùng lãnh thổ đặc
trưng như tỉnh Bình Thuận cho
đến hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào
đề cập một cách toàn diện, đầy đủ, luận giải một cách sâu sắc. Nghiên cứu
ĐTNL để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT tỉnh Bình Thuận là nghiên cứu
đầu tiên.
Do đó để đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao về chuyên môn,
nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch CCKT tại Bình Thuận
đến năm 2020 là một vấn đề hết sức cấp thiết nhằm
phát triển kinh tế của Bình Thuận. Làm thế nào có thể đào tạo nguồn nhân lực ở
một tỉnh còn nhiều khó khăn như Bình Thuận để góp phần làm cho kinh tế tăng
trưởng bền vững, sớm bắt kịp sự phát triển chung của các Tỉnh, Thành trong cả

- 2 -
nước? Đó là câu hỏi thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý đào
tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận
đến năm 2020”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất được các giải pháp
quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT tại tỉnh Bình
Thuậ
n đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu
chuyển dịch CCKT tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
3.2. Khách thể nghiên cứu: ĐTNL trong quá trình chuyển dịch CCKT của
tỉnh Bình Thuận.
4. Giả thuyết khoa học
Quá trình chuyển dịch từ CCKT “Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ”
sang CCKT của một xã hội công nghiệp hi
ện đại: “Dịch vụ- Công nghiệp- Nông
nghiệp” tất yếu đòi hỏi thay đổi cơ cấu ĐTNL để có một đội ngũ lao động kỹ
thuật có cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp với CCKT mới. Trong khi đó,
lực lượng lao động kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận hiện nay còn nhỏ bé lại mất
cân đối nghiêm trọng và sẽ là một thách thức to lớn cho quá trình công nghiệp
hóa và hi
ện đại hóa (CNH HĐH) đất nước. Vì vậy, nếu nghiên cứu đề xuất được
những giải pháp quản lý ĐTNL thích ứng thị trường lao động (TTLĐ), những
biến động nhanh chóng của nhu cầu lao động địa phương sẽ tạo ra được đội ngũ
nhân lực với số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch CCKT của tỉ
nh đến năm 2020.
5. Các luận điểm bảo vệ
- Chuyển dịch CCKT với cơ cấu đào tạo và quản lý đào tạo phục vụ
chuyển dịch CCKT có mối quan hệ biện chứng với nhau.
- Đào tạo nhân lực tại Bình Thuận chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch
CCKT trong những năm qua.
- Để đào tạo nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu nhân l
ực cho chuyển dịch
CCKT đến năm 2020 đòi hỏi phải có các giải pháp quản lý cấp nhà nước và cơ
sở đào tạo, đặc biệt là công tác quy hoạch , thông tin về thị trường, thay đổi mục
tiêu, nội dung, chương trình đào tạo…
6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch CCKT.
6.2. Đánh giá thực trạng đào t
ạo và quản lý ĐTNL trên cơ sở so sánh với
nhu cầu chuyển dịch CCKT của tỉnh Bình Thuận.
6.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch
CCKT tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
6.4. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất. Thử


- 3 -
nghiệm giải pháp: “Tăng cường mối liên kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sử
dụng nhân lực”.
6. Phạm vi, địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý ĐTNL từ năm 2003 đến nay và đề xuất giải
pháp cho tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, khi Việt Nam về cơ bản trở thành
nước công nghiệp.
Tập trung làm rõ một số giải pháp quản lý
để nâng cao năng lực ĐTNL tại
tỉnh Bình Thuận đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp,
dịch vụ. Trong ĐTNL, đề tài sẽ đề cập đến các cấp trình độ đào tạo từ dạy nghề
(DN), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), cao đẳng và đại học (CĐ, ĐH). Trong
CCKT, đề tài đặt trọng tâm vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; CCKT theo
vùng và theo thành phần kinh tế được xem xét dưới góc
độ liên quan. Trong
công nghiệp và xây dựng, đề tài xem xét một số ngành kinh tế có ý nghĩa đối
với phát triển kinh tế của tỉnh. Trong dịch vụ, đề tài xem xét các ngành mà Bình
Thuận có tiềm năng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận: Vận dụng phép duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp cận thị trường để làm
cơ sở cho nhận th
ức khoa học của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu:
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu kinh
điển, đặc biệt các tài liệu của Đảng và Nhà nước liên quan đến đào tạo nhân
lực. Phân tích, tổng hợp một số tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở
lý luận của đề tài.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng phiế
u hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm
8. Những đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận:
- Bằng việc vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp tiếp
cận thị trường, đề tài góp phần
bổ sung và phát triển lý luận về mối quan hệ biện
chứng giữa chuyển dịch CCKT địa phương - dịch chuyển nhu cầu nhân lực - và
điều chỉnh nhu cầu ĐTNL ở cấp tỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường.

- Xác định được các nhân tố tác động đến nhu cầu nhân lực cho chuyển dịch
CCKT địa phương. Bước đầu hình thành được khung lý thuyết về quản lý
ĐTNL trên địa bàn tỉnh.
8.2. Về mặt thực tiễn:

- 4 -
Đề tài đã đánh giá được những mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân

của thực trạng đào tạo và quản lý ĐTNL của tỉnh Bình thuận thời gian qua; trên
cơ sở đó đề xuất 6 giải pháp, với việc sử dụng 02 công cụ cơ bản là “kế hoạch”
và “thị trường” của chính quyền cấp tỉnh tác động vào hệ thống đào tạo nhằm
đáp ứng nhu c
ầu nhân lực được đào tạo trong quá trình chuyển dịch CCKT. Các
giải pháp nếu được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sẽ góp phần đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho chuyển dịch CCKT của tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường thời gian tới.
Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lụ
c, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT.
Chương 2: Thực trạng quản lý ĐTNL tỉnh Bình Thuận trong quá trình chuyển
dịch CCKT.
Chương 3: Các giải pháp quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT
tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
Luận án gồm 250 trang, 45 bảng, 7 hình vẽ và 4 biểu đồ, trong đó nội dung
củ
a luận án được trình bày trong 200 trang và 50 trang là các công trình của tác
giả, tài liệu tham khảo, phụ lục.

Nội dung
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐÁP
ỨNG NHU CẦU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu
ĐTNL đã trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế, ở một số quốc gia như: Thái Lan, In đ
ô nê xia, Nhật Bản, Cộng
hoà Liên bang Đức có những nét nổi bật trong quản lý ĐTNL đáp ứng yêu cầu
chuyển dịch CCKT là: luôn coi việc đào tạo nhân lực như một trong các vấn đề

ưu tiên hàng đầu; có nhiều chương trình hỗ trợ cho đào tạo nhân lực phục vụ
chuyển dịch CCKT bằng những phương thức linh hoạt (đào tạo tại doanh
nghiệp, chương trình chú trọng đào tạo k
ỹ năng ); duy trì được sức mạnh của
cộng đồng nông thôn, cần hỗ trợ và xúc tiến công nghiệp nông thôn nhằm tạo
việc làm cho cư dân nông thôn, giảm di cư từ nông thôn ra thành thị; có hệ
thống trường lớp đa dạng cho việc bồi dưỡng, bổ túc tay nghề; rất chú trọng loại
hình đào tạo kỹ sư thực hành.
Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nhiều t
ổ chức, nhà
quản lý, nhà khoa học quan tâm , tiêu biểu là: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Minh
Đường, Phan Văn Kha, Vũ Ngọc Hải, Nguyễn Đức Trí, Đặng Bá Lãm, Đỗ
Minh Cương, Phạm Thành Nghị.v.v
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã tập trung đề cập
đến nhiều khía cạnh trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển KT-XH ở Việt Nam: những vấn đề tổng quát về lý luận và thực tiễn về
yêu


- 5 -
cầu chuyển dịch CCLĐ và những đặc thù của đào tạo trong bối cảnh CNH,
HĐH, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và hội nhập quốc tế; hiệu quả quản lý
và sử dụng nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực, các
chính sách trong đào tạo và sử dung nhân lực .v.v Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu nêu trên chưa đi sâu đề cập quản lý
ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch CCKT trên một địa bản tỉnh có những đặc thù như tỉnh Bình Thuận.
Vấn đề nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực
cũng được các tổ chức quốc tế (APEC, UNDP, ASEAN ) và nhiều nhà khoa
học nước ngoài quan tâm nghiên cứu, như: Jie Tae Hong; Richard Noonan;

Kevin DAMIENS; Yann LEQUERRE; Frédéric MAVIEL. Các nghiên cứu này
cũng chỉ đề cập đến các lý luận chung về xây dựng, quản lý, phát triển nguồn
nhân lực, những yếu tố riêng lẻ tác động đến nguồn nhân lực trong suốt quá
trình hình thành và phát triển theo sự phát triển của KT-XH. Chưa có các nghiên
cứu đồng bộ về các vấn đề nhu cầu nhân lực đáp ứng cho sự phát triển KT-XH
trên một vùng lãnh thổ hay quốc gia.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhân lực, nguồn lao động và lực lượng lao động
- Nhân lực: là lực lượng lao động được nhà quả
n lý huy động và sử dụng
có mục đích, có kế hoạch cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở cấp độ quốc gia, địa
phương hoặc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Nguồn nhân lực: là một nguồn lực cho sự phát triển KT- XH, là khả năng
lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư đủ 15
tuổi trở lên có việc làm (gồm c
ả những người trên tuổi lao động, có khả năng
lao động) và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
chưa làm việc do đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình,
không có nhu cầu làm việc. Nguồn nhân lực đựợc đặc trưng bởi các yếu tố: số
lượng, chất lượng và cơ cấu.
- Nguồn lao động: là bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và
những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân.
- Lực lượng lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động đang có
việc làm và những người thất nghiệp (ILO). Là bộ phận dân số đủ 15 tuổi tr

lên có việc làm và những người thất nghiệp (Việt Nam).
Hình 1.2.: Mối liên hệ giữa nhân lực, nguồn nhân lực, nguồn lao động và lực

lượng lao động




1
2 3

- 6 -
1.Dân số có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động: đang đi học, nội trợ,
không có nhu cầu làm việc, nghỉ hưu sớm, tình trạng khác
2.Dân số có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động: có việc làm, thất nghiệp
3.Dân số có khả năng lao động, ngoài độ tuổi lao động, có việc làm
Nguồn nhân lực = Nguồn lao động = 1+2+3
Nhân lực = 1+2
Lực lượng lao động = 2+3
- Nhu cầu nhân lực: là sự cần thiết khách quan về số lượng những người lao
động, với cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề nghiệp được đào tạo khác nhau,
có năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp,
có tinh thần hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống .v.v theo yêu
cầu của chủ cơ sở sử dụ
ng lao động.
1.2.2. Đào tạo nhân lực
- Đào tạo: Là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống
nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự
phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hộ
i,
duy trì và phát triển nền văn minh loài người.
- ĐTNL: Là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ,

hình thành thái độ, niềm tin, hành vi đạo đức cho người lao động để họ có khả
năng đảm đương một số công việc nhất định.
1.2.3 Quản lý và quản lý ĐTNL
- Quản lý: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc mộ
t hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn
lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định.
- Quản lý giáo dục (GD): gồm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về
GD (Quản lý Nhà nước về GD) và quản lý của các cơ sở giáo dục.
+ Quản lý nhà nước về GD: là sự quản lý của bộ máy quản lý GD từ trung
ương đến
địa phương đối với hệ thống GD quốc dân và các hoạt động GD của
xã hội nhằm nâng cao dân trí, ĐTNL, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn
thiện nhân cách cho công dân.
+ Quản lý của các cơ sở giáo dục: là hoạt động quản lý tác nghiệp trong
phạm vi nội bộ cơ sở đào tạo và các hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo với
các đối tác bên ngoài nhà trường.
- Quản lý ĐTNL: thực chất bao gồm cả hai hoạt động: Quản lý nhà nước về
ĐTNL và quản lý của các cơ sở đào tạo.
1.2.4. CCKT và sự chuyển dịch CCKT
- CCKT: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu
cơ tương đối ổn định hợp thành. CCKT bao gồm CCKT ngành, CCKT vùng
lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấ
u ngành là then chốt. Giữa
các bộ phận của CCKT có mối quan hệ tương tác trong quá trình vận động của


- 7 -
nền kinh tế và trong quá trình chuyển dịch mỗi loại cơ cấu cũng phát triển tương
ứng

- Chuyển dịch CCKT: là quá trình thay đổi CCKT từ trạng thái này sang
trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện
phát triển, mà trạng thái ấy được quyết định bởi các bộ phận hợp thành và các
kiểu kết cấu. Mỗi trạng thái được thể hiện trước hết qua tỷ trọ
ng của mỗi bộ
phận cấu thành hệ thống, thể hiện qua tính vững chắc của hệ thống và chất
lượng phát triển của hệ thống kinh tế.
Những xu hướng có tính quy luật trong quá trình chuyển dịch CCKT:
+ Chuyển dịch CCKT ngành theo hướng công nghiệp và dịch vụ, theo
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, các hình thức
tổ chức kinh t
ế.
+ Phát huy thế mạnh của từng vùng kinh tế, từng địa phương
+ Chuyển dịch mạnh CCKT nông nghiệp và nông thôn cho phù hợp với
thế mạnh của từng vùng.
- Chuyển dịch CCKT địa phương:
Tùy từng điều kiện cụ thể về tự nhiên, dân số, tiềm năng kinh tế, tình hình
phát triển xã hội, văn hóa đặc thù cùa từng vùng mà tiến trình chuyển dịch
CCKT có sự khác biệt nhất định v
ề tốc độ, qui mô, cấu trúc thành phần của nền
kinh tế. Ở các địa phương, việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế nông
nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, vì nó tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ quá
trình CNH, HĐH nền kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, giải phóng
sức lao động dồi dào của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ. Chú ý những
đặc thù địa phương như
cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục hành chính phức tạp, chi
phí cao, nguồn nhân lực thiếu… để có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý.
Chuyển dịch CCKT ở địa phương phải góp phần ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân.

1.3. Nhu cầu nhân lực đáp ứng chuyển dịch CCKT địa phương
1.3.1. Vai trò của ĐTNL đối với phát triển kinh tế
a. Vai trò của nhân lực trong phát triển kinh t
ế
Quá trình phát triển nói chung và quá trình sản xuất nói riêng trong mọi
thời đại đều do ba yếu tố quyết định là tài nguyên, vốn, con người. Ngày nay
người ta cho rằng chỉ có nguồn lực con người mới thực sự tạo ra động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển, những nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý… dù có bao nhiêu vẫn là hữu hạn, chúng không có sức mạnh
tự thân và sẽ cạn kiệt dần trong quá trình khai thác, sử
dụng của con người,
muốn phát huy tác dụng và hiệu quả phải thông qua nguồn lực con người, chỉ
có nguồn lực với những con người có thể lực, trí lực, nhân cách… mới là tài
nguyên vô tận, không bao giờ cạn kiệt, có khả năng phục hồi và tự tái sinh nếu

- 8 -
chúng ta có chính sách đãi ngộ, tạo động lực thúc đẩy nó phát triển.
b. Vai trò của ĐTNL đối với sự phát triển kinh tế địa phương
Nguồn nhân lực được đào tạo tốt làm tăng khả năng khai thác ngày càng
có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên. ĐTNL là động lực thúc đẩy xã hội phát
triển và phát triển toàn diện con người cả về đức trí thể mỹ, có khả năng lao
động sáng tạo, có tính tích c
ực chính trị- xã hội, có đạo đức, tình cảm trong
sáng Đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế địa phương.
1.3.2. Nhu cầu nhân lực đáp ứng chuyển dịch CCKT địa phương
a. Chuyển dịch CCKT với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nhân lực
Chuyển dịch CCKT yêu cầu phải có CCLĐ, sự phân công lao động xã hội
phù hợp trong từng thời kỳ phát triển, sự phân công lại lao động xã h
ội này làm
chuyển dịch cơ cấu nhân lực (CCNL) trên từng vùng lãnh thổ. Đẩy nhanh quá

trình phân công lao động xã hội để CCNL thay đổi phù hợp với sự thay đổi của
CCKT sẽ tạo điều kiện và tiền đề để đẩy nhanh hơn nữa chuyển dịch CCKT.
Quá trình đó diễn ra liên tục làm cho CCKT và CCNL ngày càng phù hợp, sẽ là
yếu tố tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
b. Các xu hướng đ
iều chỉnh nhu cầu nhân lực được đào tạo trong quá
trình chuyển dịch CCKT
- Tăng cường về số lượng, chất lượng và điều chỉnh cơ cấu trình độ được
đào tạo của đội ngũ nhân lực.
- Xu hướng phân bố nhân lực theo ngành kinh tế
- Xu hướng thị trường toàn cầu
- Xu hướng điều chỉnh phân bố nhân lực theo vùng lãnh thổ.
1.3.3. Các nhân tố tác động đến nhu c
ầu nhân lực cho chuyển dịch
CCKT địa phương
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Hội nhập kinh tế thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
- TTLĐ và việc làm trong quá trình chuyển dịch CCKT và hội nhập quốc
tế.
1.4. Quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu Chuyển dịch CCKT địa phương
1.4.1. Hệ thống ĐTNL đáp ứng nhu cầ
u CDCCKT địa phương
- Mạng lưới cơ sở đào tạo.
- Cơ cấu ĐTNL: gồm cơ cấu trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề,
cao đẳng nghề, TCCN, CĐ, ĐH, sau ĐH) và cơ cấu ngành nghề đào tạo.
- Các hình thức, phương thức tổ chức ĐTNL phù hợp với chuyển dịch
CCKT địa phương: chính qui, không chính quy, có chứng chỉ
văn bằng, không
chứng chỉ văn bằng, đào tạo tại trường, tại nơi làm việc, đào tạo tập trung, đào

tạo tại chức, đào tạo từ xa Ngoài ra cần xác định rõ những các loại hình nhân
lực cần được đào tạo theo hợp đồng với các cơ sở đào tạo ngoài địa phương, có
loại hình nhân lực chỉ cần có chính sách thu hút không cần phải đ
ào tạo và


- 9 -
những loại lao động chỉ tuyển dụng từ TTLĐ.
- Điều kiện đảm bảo ĐTNL: gồm chương trình - nội dung đào tạo, đội ngũ
giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL), cơ sở vật chất, đầu tư tài chính
1.4.2. Quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT địa phương
a. Quy hoạch ĐTNL cho chuyển dịch CCKT
Là quá trình liên tục và có hệ thống liên quan đến việc s
ử dụng các
phương pháp và kỹ thuật để xác định nhu cầu ĐTNL trong quá trình CDCCKT
trong một giai đoạn xác định, trên cơ sở đó quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo,
quy mô và cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp từng vùng.
b. Quản lý đầu tư phát triển ĐTNL
- Đầu tư phát triển quy mô và cơ cấu ĐTNL.
- Đầu tư tài chính: đa dạng hóa các nguồn tài chính, quả
n lý phân bổ tài
chính cho ĐTNL.
- Hợp tác quốc tế
c. Quản lý các điều kiện đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo:
Là quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, cơ
sở vật chất, phương tiện dạy học của các cơ sở đào tạo, đội ngũ GV và cán bộ
quản lý GD, chất lượng và hiệu quả KT-XH của ĐTNL.
d. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực: Là quan hệ trực tiếp
giữa CSĐT với CSSDNL, hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự gắn bó chặt chẽ, mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa hệ thống đào tạo và hệ thống sử dụng

nhân lực.
Hệ thống sử dụng nhân lực: Hệ thống đào tạo:
- Các bộ
, ngành, địa phương, các - Tổ chức của hệ thống
doanh nghiệp đã, đang, sẽ tuyển - Các hoạt động của hệ thống
và sử dụng nhân lực - Các chính sách, cơ chế vận hành
- Hoạt động tuyển và sử dụng NL - Sản phẩm của hệ thống
- Các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn
và quy trình tuyển dụng
e. Các chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực
- Các chính sách ĐTNL: các chính sách đối với c
ơ sở đào tạo, chính sách
đối với GV, chính sách đối với người học
- Các chính sách sử dụng nhân lực
- Các chính sách khuyến khích sự kết hợp giữa đào tạo và sử dụng
(ĐT&SD )nhân lực

Hình 1.3: Quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT địa phương.





- 10 -


















Trong đó: - QL ĐT PT: Quản lý đầu tư phát triển ĐTNL
- QL ĐK DB: Quản lý các điều kiện đảm bảo quy mô, chất lượng ĐT.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng
nhu cầu chuyển dịch CCKT địa phương
- Điều kiện kinh tế địa phương
- Đặc điểm văn hóa xã hội
- Cơ cấu dân tộc, tôn giáo
- Ảnh hưởng sự cạnh tranh của các địa phương liền kề
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠ
O NHÂN LỰC TỈNH
BÌNH THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH CDCCKT
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội Bình Thuận
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Diện tích: 7.828 km
2
Tỉnh Bình Thuận thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nằm trong địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km, bờ biển
Bình Thuận dài 192 km, nhiều nơi cảnh quan đẹp, gió nhiều và độ bốc hơi
cao; vùng lãnh hải rộng với nhiều đặc hải sản quý hiếm, có giá trị cao. Tỉnh

Bình Thuận có một số tài nguyên, khoáng sản có trữ lượng khá lớn, có nhiều
mỏ dầu khí, nguồn tài nguyên nước tạ
o điều kiện thuận lợi để phát triển thủy
điện.
2.1.2. Đặc điểm KT- XH Bình Thuận
Dân số Bình Thuận phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm giai đoạn 2003- 2007 là 1,32%,
dân số phân bố không đều, phần lớn dân
cư tập trung ở đồng bằng ven biển và lưu vực các sông, toàn tỉnh có 37 dân tộc,
người Kinh chiếm 93,04%.
QL ĐK
ĐB
QL
ĐTPT
C. sách
ĐT&SD
Đào tạo
Quy
ho
ạch

CCKT CCLĐ
CCĐT


- 11 -
Bình Thuận có tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ với tốc độ GDP bình quân
giai đoạn 1996- 2006 là 10,44%. Tổng sản phẩm nền kinh tế năm 2006 đạt 9.643
tỷ đồng.


Tuy nhiên, về cơ bản nền kinh tế Bình Thuận vẫn là nông nghiệp với trình
độ phát triển tương đối thấp và năng suất lao động xã hội chỉ bằng khoảng 69,2%
mức trung bình của cả nước.

2.2. Chuyển dịch CCKT Bình Thuận
Từ năm 1992 đến năm 1996, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (CN-XD)
trong tổng GDP tăng gấp đôi từ 11,39% lên 22,95%, dịch vụ (DV) tăng từ
24,01% lên 34,65%, nông nghiệp giảm nhanh từ 64,60% xuống 42,40%. Từ
năm 1996- 2007 tỷ trọng CN-XD trong tổng GDP tăng từ 22,95% lên 33,68%
khu vực dịch vụ tăng từ 34,65% lên 40,71%, nông nghiệp giảm nhanh từ
42,40% xuống còn 25,61%. Tuy nhiên, về cơ bản nền kinh tế Bình Thuận vẫn là
nông nghiệp với trình độ phát triển tương đối thấp, tỷ trọng CN-XD-DV mới đạt
70,94% (cả nước là 79.1%). Năng suất lao động xã hội chỉ bằng 69,2% mức
trung bình cả nước. Cơ cấu các thành phần kinh tế thể hiện sự nhất quán trong
thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và huy động tất cả
các nguồn lực trong xã hội để phát triển KT- XH tỉnh.


Hình 2.3: CCKT tỉnh Bình Thuận qua các năm (%)





Nguồn : Niên giám thống kê Bình Thuận 2007

Nguồn : Niên giám thống kê Bình Thuận 2007
Những khó khăn và thách thức :
- Qui mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển thấp, khả năng cạnh tranh yếu
cùng với chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống pháp luật và chính sách

chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ
- Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư khá nhưng so với yêu cầu phát triển
vẫn còn thiếu nhiều, lạc hậu, chưa đồng bộ
- Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, nhất là đồng bào các xã miền núi
và nhóm các đồng bào dân tộc, chênh lệch về mức sống còn khá lớn. Sức mua
của gần 80% dân cư nông thôn còn quá thấp, chưa trở thành thị trường kích cầu
để phát triển.
- Nằm giữa, liền kề với các trung tâm kinh tế năng động và phát triển là
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP Hồ Chí Minh và Nha Trang là một thách
thức lớn đối vớ
i Bình Thuận về cạnh tranh kêu gọi đầu tư, tìm kiếm thị trường

2007
25.61
40.71
33.68%
2007

- 12 -
nội địa cũng như quốc tế
- Sự cách biệt ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành
phố ngoài tác động của nhân tố khách quan như lợi thế về vị trí địa lý, địa chính
trị, tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực thì yếu tố không
kém quan trọng quyết định sự cách biệt đó là chất lượng, trình độ cán bộ và cơ
chế quản lý.
2.3. Th
ực trạng nhân lực Bình Thuận
2.3.1. Quy mô và cơ cấu nhân lực
a. Quy mô và cơ cấu giới, độ tuổi
280,000

290,000
300,000
310,000
320,000
330,000
340,000
350,000
360,000
370,000
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Nam
Nữ

Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu giới của lao động từ 2003- 2007
0 200,000 400,000 600,000 800,000
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
15-29 tuổi

30-39 tuổi
40-49 tuổi
50-60 tuổi

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu độ tuổi lao động từ 2003- 2007
b. CCLĐ phân theo ngành kinh tế, vùng
Bảng 2.8: Lao động đang làm việc (trong độ tuổi lao động) trong các ngành kinh
tế










Nguồn : Cục thống kê Bình Thuận, 2007
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng số 499.336 518.310 538.524 556.992 575.130
1. Nông lâm ngư nghiệp 330.061 342.084 355.161 361.156 365.782
Tỷ lệ so tổng số 66,10 66,00 65,95 64,84 63,6
2. Công nghiệp- X/ dựng 53.332 55.483 57.810 63.529 66.231
Tỷ lệ so tổng số 10,68 10,70 10,73 11,41 11,51
3. Các ngành Dịch vụ 115.493 120.743 125.553 132.307 143.117
Tỷ lệ so tổng số 23,22 23,30 23,32 23,75 24,89


- 13 -

2.3.2. Chất lượng nhân lực
- Trình độ học vấn của đội ngũ lao động: trình độ thấp còn chiếm tỷ lệ khá
cao.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo của đội ngũ lao động: chiếm
tỷ lệ thấp, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, đặc biệt đội ngũ CNKT và nhân viên
nghiệp vụ quá ít.
- Chất lượng nhân lực qua kết quả kh
ảo sát: kiến thức, kỹ năng đáp ứng
họat động tại các CSSD lao động khá thấp. Các CSSD sau khi tuyển dụng phải
tổ chức đào tạo lại hoặc kèm cặp bổ sung trong quá trình làm việc
2.4. Thực trạng ĐTNL với nhu cầu chuyển dịch CCKT tại tỉnh Bình
Thuận
Quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo khá lớn, nhưng cơ sở vật chất, trang
thi
ết bị chưa được đầu tư đúng mức, các ngành nghề trùng lấp, chồng chéo nhau
trên địa bàn, cơ cấu đào tạo mất cân đối nghiêm trọng
1ĐH,CĐ/0,92TCCN/1,37CMKT, việc phân bổ sử dụng lao động còn nhiều bất
cập, lao động khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao đến 65,08%, lao động toàn tỉnh
chất lượng thấp, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao 95,19%.
2.5. Quản lý
ĐTNL gắn với nhu cầu chuyển dịch CCKT của tỉnh Bình
Thuận
2.5.1. Quy hoạch ĐTNL
Tỉnh đã xây dựng và ban hành đề án “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2004-2010” nhằm mục đích huy động tối đa mọi
nguồn lực xã hội để nhanh chóng nâng cao quy mô và hiệu quả đào tạo, quy
hoạch hệ thống đào tạo nghề, đào tạo bước đầ
u gắn với định hướng CDCCKT,
trong đó có chú ý các ngành nghề mũi nhọn, phát triển nhanh, đào tạo từng bước
theo tín hiệu thị trường.

2.5.2. Thực trạng mối quan hệ giữa ĐT và sử dụng nhân lực
Kết quả khảo sát của đề tài về tỉ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc
làm, về mức độ phù hợp ngành nghề đào tạo của HSSV và những yêu cầu củ
a
doanh nghiệp đối với nhân lực cho thấy bước đầu đã hình thành mối
quan hệ
giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trên địa bàn nhưng nội dung mối quan hệ
này còn đơn giản và hiệu quả thấp.
Nguyên nhân của hạn chế về mối quan hệ
giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trên địa bàn nêu trên là do kinh tế địa phương
quy mô nhỏ, chậm phát triển, sức cạ
nh tranh yếu, thiếu tính bền vững, trong quá
trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị
trường, nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển GD và đào tạo,
còn tồn tại cơ chế phân bổ chỉ tiêu cũng như kinh phí đào tạo.
Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các cơ sở đào tạo trên th
ực tế
còn hạn chế, dẫn đến sự trì trệ, ỷ lại của các cơ sở đào tạo…Chất lượng và hiệu
quả đào tạo thực chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, do vậy chưa thực

- 14 -
sự hấp dẫn các doanh nghiệp, chưa đặt ra nhu cầu bắt buộc các doanh
nghiệp phải hợp tác với các cơ sở đào tạo địa phương, tỉnh chưa có một cơ quan
có đủ quyền lực, năng lực pháp lý và chuyên môn điều phối được mối quan hệ
giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Đồng thời cũng chưa có cơ chế quy định cụ
th
ể và đồng bộ trách nhiệm cũng như quyền lợi các bên có liên quan trong mối
quan hệ hợp tác.
2.5.3. Quản lý các điều kiện đảm bảo quy mô và chất lượng ĐTNL
- Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu:

nhìn chung chương trình, giáo trình, tài liệu còn nhiều hạn chế về cấu trúc và
nội dung đào tạo, một số chương trình, giáo trình, tài liệu còn lạc hậu so với
thực tế sản xu
ất. Các chương trình do các giảng viên thỉnh giảng thực hiện chưa
quản lý được chất lượng đào tạo. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mục
tiêu, nội dung đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cho thấy
những cán bộ quản lý ở cơ sở ĐTNL và người lao động đánh giá về cơ bản mục
tiêu, nộ
i dung đào tạo tương đối phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ. Về mức độ phù hợp giữa lý thuyết, thực hành qua khảo sát cho thấy cần
phải giảm nội dung và thời lượng cho phần lý thuyết, tăng nội dung và thời
lượng cho phần thực hành trong chương trình đào tạo của tất cả các trình độ đào
tạo.
- Quản lý cơ sở vậ
t chất, phương tiện dạy học của các cơ sở đào
tạo.Ngoài trường Cao đẳng sư phạm mới được xây dựng năm 2001, có cơ sở vật
chất khá khang trang, thiết bị dạy học tương đối đủ và hiện đại, các trung tâm
còn lại có cơ sở vật chất chật hẹp, phòng học thiếu và xuống cấp, trang thiết bị
đào tạo nghèo nàn.
- Quản lý đầ
u tư phát triển ĐTNL: cơ cấu ngành nghề đào tạo bước đầu đã
chịu sự tác động của TTLĐ ở địa phương nhưng TTLĐ này còn ở mức sơ khai,
chưa hoàn chỉnh, mới chỉ có sự tham gia của cơ sở đào tạo và người đi học,
thiếu sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động nên bị tác động tiêu cực
nhiều hơn tích cực. Sự không phù hợp giữa nhu cầu sử dụng và ĐTNL gây ra
lãng phí lớn cho xã hội và người dân. Mặc khác tỉnh chưa có hệ thống chính
sách đồng bộ để đầu tư phát triển quy mô và cơ cấu ĐTNL, một số chính sách
chỉ là giải pháp tạm thời nên tác dụng còn hạn chế, còn thiếu sự phối hợp giữa
các cơ quan chức năng trong công tác quản lý ĐTNL.
- Quản lý độ

i ngũ GV và cán bộ quản lý GD:
Bảng 2.28: Số lượng GV dạy nghề phân theo sơ sở đào tạo
Trình độ
Cơ sở đào tạo
Tổ
ng
số
T
S
Th
S
Đ
H
C
Đ
TH
nghề
TT Dịch vụ việc làm - Sở LĐ-TBXH 18 16 01 01
TT Dịch vụ việc làm Liên đoàn LĐ 12 08 02 02


- 15 -
TT dạy nghề huyện Tuy Phong 15 09 04 02
TT GD TX và HN Hàm Tân 16 12 03 01
TT GD TX và HN Đức Linh 12 07 04 01
TT GD TX và HN Bắc Bình 14 04 04 04
Trường TH KT- KT Tôn Đức Thắng 37 28 02 07
Trường CĐSP Bình Thuận 74 01 20 50 03
Trường Trung học Y tế Bình Thuận 32 17 15
Nguồn: Sở GD và Đào tạo tỉnh Bình Thuận- tháng 6/2007


- Quản lý tài chính trong ĐTNL trên địa bàn Bình Thuận: chỉ có Trường
CĐSP Bình Thuận tương đối đảm bảo, các trường học và trung tâm còn lại chỉ
được đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, khi đã tiến hành hoạt động chủ yếu đều theo
cơ chế lấy thu bù chi.

2.5.4. Chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực
Địa phương có nhiều chính sách đột phá trong đào tạo và sử dụng nhân l
ực
trên địa bàn, trong đó đáng chú ý nhất là chính sách đào tạo, sử dụng người dân
tộc thiểu số, cán bộ nữ, GV, nhân viên y tế. Tuy nhiên, chưa có chính sách điều
chỉnh quy mô đào tạo, chưa tập trung nhân lực những ngành kinh tế mà địa
phương có lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, do kinh tế của tỉnh phát triển thiếu
bền vững, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, n
ăng lực cạnh
tranh, khai thác thị trường yếu, sản xuất nông nghiệp bấp bênh nên TTLĐ phát
triển chậm, chưa thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc tại địa phương.
2.5.5. ĐTNL với nhu cầu chuyển dịch CCKT tại Bình Thuận
Các kết quả điều tra, phỏng vấn các nhà đào tạo và doanh nghiệp cho thấy
thực tế về ĐTNL đáp ứng CDCCKT theo hướng công nghiệp và dịch v
ụ của
Bình Thuận:
- Số lượng nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, chưa mang tính thiết thực. Việc
đào tạo ồ ạt một số ngành không theo quy hoạch những năm qua dẫn đến hậu
quả cung luôn vượt cầu, không thể sắp xếp việc làm cho số lao động được đào
tạo. ĐTNL chưa tuân theo những tín hiệu của TTLĐ.
- Chất lượng lao động
được đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của
sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp. Hầu hết các cơ sở chưa chú trọng đào
tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho người học sau khi tốt nghiệp. Phần lớn

các doanh nghiệp tuyển lao động có trình độ ĐH-CĐ vào doanh nghiệp làm việc
ở trình độ thấp hơn, lý do người lao động chưa có kinh nghiêm làm việc sau khi
ra trường. Qua khảo sát, các doanh nghiệp có chung nhận định: Cơ cấu đào tạo
về ngành nghề còn nhiều bất cập, chưa thực sự bám sát nhu cầu chuyển dịch
CCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Một số ngành nghề xã hội có nhu
cầu cao nhưng hệ thống đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu, Chính sách phát
triển kinh tế của Bình Thuận coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút
14,88% lao động như
ng số lao động được đào tạo về ngành này chiếm chưa đến

- 16 -
1%. Trong khi đó, ngành luật chỉ thu hút 3,29% lao động qua đào tạo
nhưng lại đào tạo hàng loạt lớp cử nhân luật với số lượng lên đến 1.000 người.
- Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực hiện nay còn nhiều bất hợp lý, đặc biệt là
đội ngũ công nhân kỹ thuật còn quá ít. Đáng quan tâm là trong cơ cấu đội ngũ
lao động ở các cơ sở sản xuất của tỉnh thì đội ngũ
công nhân và lao động giản
đơn chiếm 82% đội ngũ lao động, đội ngũ các công nhân đã qua đào tạo 18%.
Nguyên nhân của tình trạng này là do thời gian qua chúng ta đã buông lỏng
quản lý cơ cấu trình độ đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu của người
dân, còn nặng tâm lý khoa cử, nhẹ tâm lý thực nghiệp, chưa gắn đào tạo với sử
dụng và chưa chú ý đúng mức công tác đào tạo nghề. Việc
ĐTNL chưa bám sát
cơ cấu lao động, vẫn còn nhận thức chưa đúng trong một bộ phận xã hội coi đào
tạo ĐH- CĐ là nâng cao dân trí.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Nêu định hướ
ng phát triển các vùng kinh tế tỉnh Bình Thuận và định
hướng chuyển dịch CCKT của Bình Thuận đến năm 2020 về các lĩnh vực cơ
bản: phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông lâm ngư nghiệp và nông
thôn, phát triển văn hóa xã hội làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khả thi có thể
đáp ứng được quá trình chuyển dịch CCKT Bình Thuận.
3.2. Nhu cầu nhân lực của tỉnh Bình Thuân đến năm 2020
Dự
a vào các phương án làm căn cứ xác định nhu cầu nhân lực của tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020 nêu được nhu cầu nhân lực của tỉnh Bình Thuận đến
năm 2020 gồm: nhu cầu về quy mô và cơ cấu ngành nghề của đội ngũ nhân lực
và nhu cầu về cơ cấu trình độ của đội ngũ nhân lực.
Bảng 3.4: Dự báo lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
2010 2015 2020
Tổng số 637,890 735,770 872,568
1. Nông lâm ngư nghiệp 365,325 360,343 355,428
Tỷ lệ so tổng số 57.27 48.97 40.73
2. Công nghiệp - Xây dựng 77,437 105,336 143,287
Tỷ lệ so tổng số 12.14 14.32 16.42
3. Các ngành Dịch vụ 195,128 270,091 373,853
Tỷ lệ so tổng số 30.59 36.71 42.85
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận, năm 2007
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn
2010 2015 2020
Tổng lực lượng lao động
592,767 100% 695,169 100% 872,568 100%


- 17 -
LĐ trình độ CĐ, ĐH trở lên 27,774 4.69 47,288 6.80 84,351 9.67

LĐ trình độ THCN 26,888 4.54 36,812 5.30 52,147 5.98
LĐ trình độ CNKT có
bằng/CC 13,802 2.33 15,898 2.29 19,346 2.22
LĐ đã qua đao tạo nhưng
không có bằng/CC 112,507 18.98 171,580 24.68 261,670 29.99
Không có CMKT 411,796 69.47 423,591 60.93 455,054 52.15
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận, năm 2007
3.3. Quan điểm, định hướng và mục tiêu ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển
dịch CCKT
- ĐTNL phải gắn với sự phát triển TTLĐ
- ĐTNL phải gắn với tạo việc làm, sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực
theo lãnh thổ
- ĐTNL gắn với quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp và
dịch vụ
Trên cơ sở đó đề ra định hướng chung về đ
ào tạo và sử dụng nhân lực và
xác định mục tiêu ĐTNL cho chuyển dịch CCKT tại tỉnh Bình Thuận đến năm
2020.
3.4. Các giải pháp quản lý ĐTNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch CCKT tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020
Các giải pháp đề xuất dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp giữa Nhà nước và xã hội
- Nguyên tắc
đảm bảo sự quản lý theo ngành và lãnh thổ
- Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử- cụ thể
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.4.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
chuyển dịch CCKT
- Tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo củ

a các cơ sở ĐTNL
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Dựa trên kết quả khảo sát, kết hợp với phân tích nhu cầu nhân lực của
từng ngành, nghề, từng vùng, yêu cầu trình độ của đội ngũ nhân lực và xu thế
phát triển nhu cầu này trong tương lai, từ đó quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào
tạo cho phù hợp
3.4.2. Xây dựng hệ thống thông tin về TTLĐ, việc làm và đào t
ạo
- Xây dựng hệ thống thông tin về đào tạo
- Xây dựng hệ thống thông tin về TTLĐ và việc làm
3.4.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn phát triển KT- XH
- Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở sử dụng lao động do cơ sở
đào tạo của mình cung cấp

- 18 -
- Từ yêu cầu của các nhà tuyển dụng, xác định mục tiêu ĐTNL trong
từng giai đoạn.
- Tập huấn, nâng cao năng lực giảng viên giảng dạy các nội dung, chương
trình mới
- Trên cơ sở đó định hướng, giao nhiệm vụ cho đội ngũ nghiên cứu thiết
kế nội dung, chương trình đào tạo theo mục tiêu đã đề ra
3.4.4. Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào t
ạo và cơ sở sử dụng nhân lực
- Thí điểm áp dụng mô hình song hành, trong đó học viên vừa học nghề
vừa làm việc tại cơ sở sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở đào tạo mở xưởng thực hành, thực nghiệm và
sản xuất. Các sản phẩm do các cơ sở này sản xuất được miễn hoặc giảm thuế.
- Tăng cường hoạt độ
ng đào tạo theo các đơn đặt hàng. Xác lập hình thức

đào tạo theo hợp đồng giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Tăng tỉ lệ học
sinh đào tạo theo mức độ kết hợp toàn diện giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sở dụng
lao động
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến việc làm. Tổ chức hội nghị
khách hàng thường xuyên
- Mời giảng viên thỉnh giảng từ các cơ sở sử dụng lao động để tăng tính
thực tiễn của quá trình dạy học.
3.4.5. Tăng cường quản lý các nguồn lực cho hoạt động ĐTNL
- Tăng cường quản lý phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý.
- Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển ĐTNL (xã hội hoá
ĐTNL).
- Tăng cường quản lý cơ sở
vật chất và phương tiện dạy học.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về ĐTNL.
3.4.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách của địa phương để đào tạo, quản lý và sử
dụng có hiệu quả nhân lực qua đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển dịch CCKT
- Củng cố giá trị và điều chỉnh các chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực
hiện hành.
- Nghiên c
ứu xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách mới
trong đào tạo và sử dụng nhân lực.
Trong đó, mỗi nhóm giải pháp đều được nêu cụ thể mục tiêu, nội dung và
cách triển khai từng giải pháp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
3.5. Thăm dò và thử nghiệm
3.5.1. Thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất
Để thăm dò tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất, đề tài
đã sử
dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi các đối tượng là cán bộ quản lý các
cơ sở đào tạo, Quản lý doanh nghiệp và học sinh- sinh viên đã tốt nghiệp, đang
làm việc, đồng thời phỏng vấn một số cán bộ quản lý GD, nhà nghiên cứu GD

trên lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Các nhóm giải pháp đều được các nhà Quản lý cơ sở đào tạo, qu
ản lý doanh


- 19 -
nghiệp và HSSV đồng thuận với tỉ lệ rất cao về tính khả thi và tính cấp thiết.
3.5.2. Thử nghiệm
Đề tài tiến hành thử nghiệm giải pháp 3.4.4.“Xây dựng mối quan hệ giữa
cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng nhân lực”.
Mục đích thử nghiệm:
- Tìm hiểu sự thay đổi về kết quả đào tạo và tỉ lệ học viên có việ
c làm dưới
sự tác động của các giải pháp lựa chọn thử nghiệm.
- Qua đó đánh giá tính hiệu quả của mô hình song hành (vừa học nghề,
vừa làm việc tại cơ sở sản xuất) và hình thức đào tạo theo địa chỉ phục vụ cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận.
Nội dung thử nghiệm:
- Nội dung 1 (ND1): Áp dụng mô hình đào tạo song hành - học viên v
ừa
học nghề tại trường vừa thực tập tại cơ sở sản xuất.
- Nội dung 2 (ND2): Xác lập hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa cơ sở
đào tạo và các doanh nghiệp.
Thử nghiệm ND1 được triển khai trên 52 học viên lớp Kĩ thuật May của
Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tôn Đức Thắng nhằm thăm dò khả năng
tác động củ
a hai giải pháp thử nghiệm về quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử
dụng nhân lực.
Nội dung chương trình học tập song hành là các học phần thực hành năm
thứ hai của hệ 2 năm đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đặc thù của chương trình

may công nghiệp gồm các học phần sau: Thiết kế mẫu, Giác sơ đồ, Thiết kế
chuyền may, Qui trình công nghệ may.
Sau khi
được trang bị lý thuyết tại trường, nhóm thử nghiệm được thực
hành tại Công ty May Bình Thuận cả 4 học phần trên, không thực hành tại
Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tôn Đức Thắng như các lớp trước đây của
trường.
Nội dung 2 được thực hiện khi tiến trình thử nghiệm bắt đầu. Hợp đồng
đào tạo được xác lập giữa Công ty May Bình Thuận và Trường Trung học Kinh
t
ế - Kỹ Thuật Tôn Đức Thắng cho 52 học viên của nhóm thử nghiệm.
Kết quả thử nghiệm được xác định cho từng nội dung như sau:
- Nội dung 1: Đánh giá kết quả học tập các học phần thử nghiệm qua 2
giai đoạn:
o Giai đoạn 1: sau khi kết thúc các học phần, tổ chức kiểm tra đánh
giá tại trường, so sánh với tỉ lệ xếp loại c
ủa các lớp khóa trước.
o Giai đoạn 2: sau khi làm việc tại Công ty May Bình Thuận 6
tháng, tổ chức đánh giá tay nghề của công nhân.
- Nội dung 2: so sánh tỉ lệ có việc làm sau đào tạo của nhóm thử nghiệm
với tỉ lệ có việc làm chung của trường hiện nay .
Kết quả thử nghiệm:

- 20 -
- Nội dung 1:
+ Đánh giá kết quả thử nghiệm giai đoạn 1:
Bảng 3-10: Kết quả kiểm tra đánh giá tại trường cho các học phần
Phân loại kết quả
Giỏi Khá Trung bình Yếu


Môn học
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
TK mẫu 28 53,85 24 46,15
Giác sơ đồ 25 48,07 27 51,93
TK chuyền may 16 30,76 36 69,24
QT CN may 26 50 26 50
Thông qua kết quả kiểm tra tại trường có thể thấy sự chênh lệch giữa nhóm
thử nghiệm và các lớp đã học trong các khoá trước đặc biệt trong nhóm thử
nghiệm không thấy có học viên bị điểm trung bình và yếu.
+ Đánh giá kết quả giai đoạn 2: Tổ chức đánh giá tay nghề công nhân
Sau khi làm việc tại Công ty May Bình Thuận, Trường Trung học Kinh tế Kỹ
Thuật Tôn Đức Thắng phối hợp vớ
i Công ty May Bình Thuận tổ chức đánh giá
tay nghề công nhân. Kết quả như sau:
Bảng 3-11: Kết quả đánh giá tay nghề của nhóm thử nghiệm
Thơ bậc Nhóm thực nghiệm Ghi chú
2
3 - 5/52 hv
4 - 42/52 hv
5 - 5/52hv
Kết quả đánh giá cho thấy tỉ lệ nâng bậc tay nghề khá cao so với các công
nhân cùng thời gian tuyển dụng.
- Nội dung 2: Sau khi tốt nghiệp, hàng năm, các học viên tự tìm việc làm tại
các công ty, xí nghiệp may, tỉ lệ học viên có việc làm chiếm từ 50- 60 %, với
nội dung này kết quả học viên có việc làm của nhóm thử nghiệm: 52/52, chiếm
tỉ lệ 100%
* Nhận xét chung thử nghiệm:
Mô hình học tập song hành và đào tạ
o theo hợp đồng giữa nhà trường và
doanh nghiệp thuộc nhóm giải pháp “Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo

và cơ sở sử dụng nhân lực” đã thử nghiệm cho thấy kết quả của sự phối hợp
giữa CSĐT và CSSDNL. Trong quá trình CDCCKT của tỉnh, với mối quan hệ
giữa CSĐT và CSSDNL được xác lập hiệu quả, đội ngũ nhân lực được đ
ào tạo
tại các CSĐT đều được các CSSDNL tiếp nhận và lực lượng lao động được đào
tạo này hoàn toàn khẳng định được vị trí, vai trò của mình tại các CSSDNL thì
hoạt động ĐTNL đã thực sự đáp ứng được nhu cầu CDCCKT của tỉnh nhà.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:


- 21 -
CDCCKT là quá trình tất yếu, để đáp ứng với quá trình này, tỉnh Bình
Thuận cần có đội ngũ nhân lực phù hợp với quá trình CDCCKT mới có thể thúc
đẩy KTXH tỉnh nhà phát triển. Vì thế, hoạt động QLĐTNL cũng phải có sự thay
đổi nhất định mới có thể cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực có thể đáp
ứng được quá trình CDCCKT của tỉnh nhà.
Luận án đã xác định cơ sở lý luận v
ề QLĐTNL đáp ứng nhu cầu
CDCCKT theo hướng CN- DV; hệ thống hoá lý luận về CDCCKT ở địa
phương, nhu cầu nhân lực cho CDCCKT địa phương và từ đó xây dựng khung
lý thuyết về quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu CDCCKT ở địa phương.
Khung lý thuyết đã xác định mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế, cơ cấu nhân lực
và cơ cấu đào tạo, trên n
ền tảng của công tác dự báo: chuyển dịchCCKT, lao
động, đào tạo. Từ đó xác định nội dung cốt lõi của QLĐTNL bao gồm cả quản
lý nhà nước và quản lý của các CSĐT trên các nội dung cụ thể là: quản lý qui
hoạch, quản lý đầu tư phát triển, quản lý các điều kiện đảm bảo quy mô và chất
lượng đào tạo và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.

Đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐTNL trên cơ sở so sánh với nhu cầu
chuyển dịch CCKT địa phương Bình Thuận cho thấy qui mô đào tạo của các cơ
sở đào tạo khá lớn nhưng trang thiết bị, cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên chưa
được đầu tư đúng mức. Đặc biệt là các ngành nghề trùng lắp, chồng chéo nhau
trên địa bàn, cơ cấu đào tạo m
ất cân đối nghiêm trọng, thiếu thông tin về thị
trường lao động, việc làm và đào tạo, nội dung chương trình chưa được cập nhật
thường xuyên theo kịp yêu cầu người sử dụng lao động, theo yêu cầu chuyển
dịch CCKT mối quan hệ giữa CSĐT và CSSDLĐ chưa có động lực phối hợp,
gắn kết nhau. Vì vậy ĐTNL Bình Thuận thời gian qua chưa đáp ứng yêu cầu
chuyển d
ịch CCKT của tỉnh.
Để khắc phục những bất cập nêu trên, luận án đã đề ra các nhóm giải
pháp. Các giải pháp này cần triển khai đồng bộ, đồng thời muốn tạo nên sự biến
đổi toàn diện trong công tác QLĐTNL đáp úng nhu cầu chuyển dịch CCKT đến
năm 2020 tại Bình Thuận các giải pháp này thể hiện việc phối hợp sử dụng hai
công cụ “kế hoạch” và “thị trường” tác động vào h
ệ thống đào tạo nhằm đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho chuyển dịch CCKT.
Để xem xét hiệu quả của các giải pháp, tác giả đã tiến hành thăm dò tính
khả thi của các giải pháp và thử nghiệm 1 giải pháp “tăng cường mối quan hệ
giữa CSĐT với CSSDNL” bằng cách sử dụng thử nghiệm mô hình đào tạo song
hành (vừa học nghề, vừa làm việc tại các cơ sở sản xu
ất) cho thấy kết quả rất
khả quan.
Thực nghiệm chỉ là bước đầu kiểm chứng kết quả vận dụng các giải pháp
trong một điều kiện cụ thể. Trong quá trình triển khai các giải pháp đã lựa chọn,
đề tài chắc chắn sẽ có những tiến triển có khả năng vận dụng và mang lại hiệu
quả cao trong ĐTNL đáp ứng cho quá trình chuyển dịch CCKT tạ
i tỉnh Bình


- 22 -
Thuận từ đây đến năm 2020.
CÁC KHUYẾN NGHỊ
Đối với chính phủ:
- Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng mới các chính sách đối với các loại hình
CSĐT, với người dạy và người học phù hợp với điều kiện mới để tạo hành lang
pháp lý thúc đẩy sự phát triển ĐTNL trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội
nhập quốc tế.
- Có chính sách bả
o đảm được công bằng xã hội trong giáo dục, đặc biệt là
đối với người nghèo, với con em đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng kinh tế
khó khăn cũng như đối với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ít hấp dẫn
người học.
Cần có các chính sách đầu tư thích hợp, quan tâm đến sự phát triển kinh tế
vùng trong sự phát triển chung của cả nước, sao cho có sự phối hợp đồng b

nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau đối với các vùng lân cận
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Hỗ trợ cho các tỉnh, thành xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực : từ
các trường trọng điểm trong khu vực đến các cơ sở đào tạo đặc thù cho từng
vùng miền, cho phép mở các mã ngành phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội
củ
a địa phương.
+ Quy họach lại mạng lưới các cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào
tạo nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, chuyển
dịch CCKT theo hướng CN và DV.
+ Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục
+ Xây dựng danh mục ngành nghề đào tạo liên thông các trình độ và các
lọai hình ĐT bằng cách đổi mới nội dung, ch

ương trình, phương pháp đào tạo
để tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội “ học tập suốt đời “, rút ngắn thời
gian đào tạo lại và thời gian chờ đợi, tìm kiếm việc làm…
+ Phát triển đội ngũ và nâng cao trình độ giáo viên, giảng viên
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao và cập nhật kiến thức cho đội ngũ GV,
chuẩn hóa về trình độ và chất lượng đội ngũ GV ở
tất cả các cấp ĐTNL. Cải
tiến chế độ tiền lương cho GV trên cơ sở tăng cường quyền chủ động, tự chịu
trách nhiệm của các CSĐT. Quan tâm đến thu nhập và điều kiện làm việc cho
GV ở nông thôn và vùng nghèo.
- Xây dựng hệ thống chuẩn đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trong
quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Để tiến tới quản lý theo chất lượng, trước hết cần xây dựng hệ thống chuẩn
các chương trình đào tạo, chuẩn giáo viên, chuẩn cơ sở vật chất của các trình
độ và các ngành nghề khác nhau để làm cơ sở cho việc kiểm định và đánh giá
chất lượng đào tạo.
Hệ chuẩn này cần được phân hoá thành nhiều mức độ khác nhau. Một số
lĩnh vực mũi nhọ
n cần đạt chuẩn quốc tế để cạnh tranh và hội nhập quốc tế về


- 23 -
kinh tế cũng như xuất khẩu lao động. Một số lĩnh vực cần đạt chuẩn quốc gia,
nhưng cũng có những lĩnh vực trong một số năm trước mắt chỉ cần đạt chuẩn
của từng địa phương.
- Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo mới, cải tiến nội
dung, chương trình và phương pháp dạy học.
Với sự thay đổ
i nhanh chóng của khoa học và công nghệ, danh mục ngành,
nghề đào tạo cũng phải thay đổi theo để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch CCKT .

Danh mục ngành, nghề đào tạo là cơ sở quan trọng hàng đầu để xây dựng các
chương trình đào tạo cũng như để đánh giá chất lượng và quản lý đào tạo.
Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận:
+ Thành lập Ban chỉ đạ
o đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh do đồng
chí Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, các thành viên là là các sở, ban ngành,
đoàn thể, tổ chức kt-xh. Ban có trách nhiệm đề ra các chính sách, giải pháp,
duyệt các kế họach về đào tạo và sử dụng nhân lực có hiệu quả cao nhất phục vụ
sự chuyển dịch CCKT của tỉnh theo hướng CN-DV.
+ Chỉ đạo các ban, ngành trong tỉnh đặc biệt là Sở Kế hoạch -
Đầu tư,
Giáo dục- Đào tạo, Lao động-Thương binh xã hội lập dự báo nhu cầu đào tạo và
căn cứ dự báo nhu cầu ngành nghề, trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch CCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ lập kế họach, giao chỉ tiêu cho
các cơ sở đào tạo đảm bảo số lượng và có chất lượng.
+ Chỉ đạo các cơ sở
đào tạo có kế họach phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức, đơn vị kinh tế trong tỉnh để nắm bắt nhu cầu sử dụng nhân lực để có biện
pháp đào tạo đúng, đủ số lượng lao động cần thiết cho từng ngành, nghề.
+ Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và đưa ra các chính sách mới giúp
mang lại hiệu quả trong hoạt động đào tạo, sử dụng nhân lực cũng như trong sự
kết hợp giữa đào tạo và sử dụng đặc biệt là các chính sách về TTLĐ.
Các chính sách này nhằm kích thích, điều tiết phát triển thị trường lao
động giữa các ngành nghề, giữa các khu vực, lãnh thổ, các thành phần kinh tế.
Sự hình thành và phát triển ngày càng rộng rãi thị trường lao động cùng với việc
hội tụ khá đầy đủ những yếu tố th
ị trường sẽ tác động nhiều mặt và mạnh mẽ
hơn đến quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
- Đầu tư ngân sách tương ứng để thực hiện các dự án của các chương trình
về đào tạo, sử dụng nhân lực. Đặc biệt là chế độ ưu đãi cho các ngành nghề

phục vụ chuyển dịch CCKT của tỉnh.
Đối với Sở GD&
ĐT, Sở Lao động, TBXH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nội vụ, Sở Tài chính và các sở có liên quan của tỉnh Bình Thuận:
Theo chức năng của từng sở, ngành tham mưu giúp tỉnh ủy, UBND ủinh
trên các lĩnh vực sau:
- Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh
tế phát triển thu hút nhiều lao động phục vụ theo hướng chuyển dịch CCKT

- 24 -
công nghiệp dịch vụ
- Xây dựng đề án dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, tăng chỗ làm
việc mới hàng năm thông qua các chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh
doanh, hộ gia đình.
- Mở rộng và phát triển TTLĐ nước ngoài, tăng số lượng và nâng cao chất
lượng lao động xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng cơ sở dữ
liệ
u về TTLĐ
- Tăng đầu tư phát triển dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao
động, bảo đảm đồng bộ giữa các yếu tố lao động - vốn - công nghệ phục vụ cho
chuyển dịch CCKT.
- Hoàn thiện thể chế TTLĐ tạo hành lang pháp lý phù hợp, bảo đảm đối
xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, người lao động và người sử dụng lao
động.
- Tạ
o mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nhân lực trong tỉnh
phát huy khả năng ĐTNL của mình bằng nhiều phương thức : tự đào tạo, liên
kết, liên thông, từ xa để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho tỉnh nhà
- Phân công, phân cấp tăng quyền chủ động, chịu trách nhiệm của các cơ

sở đào tạo về nhân sự, tài chính, kế hoạch tuy
ển sinh, ngành nghề đào tạo.
Đối với các cơ sở đào tạo:
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với yêu
cầu xã hội, tạo cơ hội cho người lao động có điều kiện thuận lợi để tiếp cận
ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển dịch CCKT.
- Phối hợp với các tổ chức, đơn v
ị kinh tế để nắm bắt nhu cầu đào tạo và
sử dụng để cung ứng số lượng, chất lượng theo yêu cầu người sử dụng phục vụ
việc chuyển dịch CCKT.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ số lượng, chuẩn hóa
trình độ, tâm huyết nghề nghiệp, gắn bó doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống thông tin về đào tạo, TTLĐ và vi
ệc làm
Đối với các doanh nghiệp:
- Phối hợp với các cơ sở ĐTNL trong việc thực hiện các liên kết như :
cung cấp GV hướng dẫn thực dẫn thực tập, tư vấn cho trường về kế hoạch chiến
lược phát triển, tạo nơi thực tập cho người học, nơi làm việc sau khi tốt nghiệp,
các doanh nghiệp tham gia vào hội đồng ĐT của nhà trườ
ng, xây dựng chương
trình ĐT, hỗ trợ trang thiết bị ĐT, cập nhật công nghệ mới cho giáo viên
- Cung cấp nhu cầu các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ với cơ sở
đào tạo.
- Tham gia xây dựng và phản biện các chương trình đào tạo của trường
phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp
- Tham gia quản lý, đánh giá kết quả đào tạo cùng với các CSĐT.

×